Saturday, January 30, 2010

Orchid Lâm Quỳnh


Mẹ ơi! thằng Thái trên TV!

Video : ThaiNguyen1... ThaiNguyen4

Dù đã hai tháng trôi qua, trong tôi còn vẫn rất rõ cảm giác của mình trong buổi sáng hôm ấy, Tim tôi đập thật mạnh, mắt mở to, cay xè, lao khỏi phòng miệng hét toáng lên: “Mẹ ơi, thằng Thái trên T.V.!” Tôi không thể tin vào mắt mình! Niềm vui, pha lẫn sự xúc động, khiến tôi mất bình tĩnh. Tôi thật sự mất bình tĩnh khi nhận thấy, Thái, xuất hiện trong một đoạn quảng cáo về một chương trình mới của Bravo channel. Chương trình mà cách nay mấy năm đã là nơi khám phá ra hai nhân tài Việt Nam, đó là Chloe Ðào, nhà tạo mẫu đoạt giải nhất của chương trình Project Runway, và người thứ 2 là Hung Huynh, mang danh hiệu Top Chef(Thái Nguyễn và Merle Ginsberg trên tạp chí People.)

Tôi hồi hộp mở computer, trang của show “Launch My Line,” và một lần nữa lại hét toáng lên, “Ðúng rồi, đúng là thằng Thái rồi!” Vậy là bạn tôi, Thái Nguyễn, đã... Finally made it!!!

Thái Nguyễn là một tên khá quen thuộc trong cộng đồng Việt Nam. Tên Thái Nguyễn gắn liền với những kiểu design mới lạ, trong các chương trình của trung tâm băng nhạc lớn tại hải ngoại như Thúy Nga, Asia, và Vân Sơn...

Mẹ khóc vì con muốn làm thời trang

Thái Nguyễn qua Mỹ năm 12 tuổi, cùng gia đình định cư tại Olympia, tiểu bang Washington. Ngay từ những ngày còn ở Việt Nam, dù còn rất nhỏ, Thái đã có khuynh hướng thích thiết kế thời trang - có lẽ một phần vì gia đình làm chủ tiệm may tại Việt Nam. Tuy nhiên, Thái lại không được sự ủng hộ của ba mẹ khi Thái quyết định sang Cali để được vào trường Fashion Institute of Design and Merchandising (FIDM), một trong những trường nổi tiếng của Mỹ trong lãnh vực fashion design.

Cũng như những bậc cha mẹ Việt Nam khác, ba mẹ Thái tin rằng, thế giới fashion design, sẽ không có được sự bình an. Vì vậy, phản ứng đầu tiên khi nghe Thái nói muốn học design, mẹ Thái đã òa khóc. Trong lòng người mẹ Việt Nam, bà chỉ muốn con mình học một nghề thật vững chắc, kiếm thật nhiều tiền, để được an nhàn trong cuộc sống. Hơn nữa, bà không hề muốn con phải xa nhà. Nhất là sau khi bà nghe những “huyền thoại” không đẹp lắm về Cali. Ai sẽ hướng dẫn cho con? Ai sẽ săn sóc cho con, và điều quan trọng nhất (trong suy nghĩ của một bà mẹ Việt Nam) rồi ai sẽ nấu cho con những món nó thích? Quá nhiều sự bất an trong cuộc sống trước mặt!

Ðêm Prom năm cuối trung học, trong show biểu diễn talent dành cho học sinh. Thái đã thiết kế 20 mẫu áo riêng cho Prom. Và đó là màn biểu diễn fashion show đầu tiên trong đời. Thế đó, cùng với những tràng pháo tay tán tưởng từ đêm diễn, Thái quyết định giã từ Olympia, dù cho mẹ Thái tiễn con, nước mắt giọt ngắn giọt dài.

Ba mẹ Thái đành lái xe theo con, dọc từ Olympia đến tận Cali. Trước khi chia tay con, mẹ Thái vẫn cố gắng thuyết phục một lần cuối cùng, “Con ơi, bây giờ con muốn về lại, vẫn còn kịp con à!” Nhưng Thái đã quyết, đã tin một cách tuyệt đối: Ði là con đường duy nhất!

Ðể theo đuổi ước mơ, và cũng để chứng tỏ với ba mẹ, mình sẽ sống vững và đang sống đúng. Thái cố gắng không để ba mẹ bận tâm với con về tài chánh. Một ngày 3 jobs. Buổi sáng Thái đi dọn dẹp trong chợ, buổi trưa đi cắt vải cho tiệm Joann, và buổi tối đi làm tại một tiệm food to go. Với dáng người nhỏ bé, chưa đầy 100 pounds, Thái vừa học vừa làm, có hôm về đến nhà Thái tưởng như mình không dậy nổi hôm sau. Anh nghĩ đến mẹ, nghĩ đến ước mơ ngày được nhìn thấy các cô người mẫu mặc chiếc áo do chính mình may. Có đêm Thái mơ thấy mình hướng dẫn các cô người mẫu, cao vòi vọi trên runway cùng với nụ cười rạng rỡ của người mẹ thân yêu.

Sau hai năm học, ngày ra trường, ngơ ngáo trước ngưỡng cửa tương lai, Thái đã không dám báo với ba mẹ. Thái, 19 tuổi, một mình với lễ ra trường, hoang mang, âu lo lẫn chút sợ hãi. Nhưng chỉ vài hôm sau ngày ra trường, Thái nhận được cú phone báo cho biết: Anh là một trong mười người được chọn học tiếp năm thứ ba, trong số mấy trăm sinh viên ra trường.

Lần ra trường kỳ này, biết chắc những hào quang mình sẽ được đón nhận, Thái quyết định chia sẻ với gia đình. Người mẫu của Thái không còn là những cô bạn học, mà là những cô người mẫu chuyên nghiệp. Khán giả của Thái không chỉ là những học sinh cùng trang lứa, mà là những người có tên tuổi trong lãnh vực thời trang, và họ đã phải trả $250 cho mỗi vé, để được vào tham dự. Thái cũng kể lại một chuyện vui bên lề. Hôm đến để chuẩn bị cho các cô người mẫu trình diễn, đang ngơ ngáo thì một security chận lại hỏi: “Ê! mày tìm mẹ mày hả?” Thái khi ấy 20 tuổi, 98 pounds!

Ðường dẫn vào BCBG

Và có lẽ, không một ai, kể cả Thái, nghĩ rằng những hào quang kia chỉ là bước bắt đầu. Vừa bước vào tuổi 20, vừa dự lễ ra trường tại LA, một thành phố của cơ hội, Thái được nhận ngay vào làm việc cho BCBG, một clothing line nổi tiếng toàn thế giới. Kể lại chuyện được nhận vào BCBG. Thái vẫn còn xúc động. “Rất tình cờ!” Anh nói, trong 1 buổi tiệc tại LA, anh đã mặc chiếc quần jean do chính mình thiết kế, không ngờ trong số khách tham dự có một sếp lớn của BCBG. Ông ấy đến hỏi Thái, anh mua quần ở đâu? Khi nghe Thái nói chính anh là người vẽ và tự may lấy. Ông “Mỹ” há hốc mồm. Không đầy một tuần, Thái trở thành nhân viên cho denim division của BCBG.

Trung Tâm Asia

Dù làm cho BCBG, một clothing line nổi tiếng của dòng chính, nhưng Thái luôn mơ ước có ngày được biết đến trong cộng đồng người Việt. Khi có người giới thiệu với Trung Tâm Asia, anh bỏ ngay BCBG, không tiếc thương mà lòng còn hân hoan hớn hở.

Nhờ thế, tôi đã gặp Thái tại Trung Tâm Asia, như một định mệnh, 2 đứa trở thành bạn thân, đơn giản 2 đứa mang cùng hoài bão, mong muốn được làm trong ngành giải trí, mong muốn mang lại cho mọi người niềm vui (nhất là những người thân). Hai đứa rạng rỡ, hân hoan, tươi rói của tuổi trẻ vừa bước vào đời. Và như một định mệnh, cả hai đều vấp ngã sau những bước đầu tiên! (Hình phải:Orchid Lâm Quỳnh)

Thế đó. Khi hình ảnh của bạn tôi trên T.V, người đã chia sẻ những chua xót trong những năm đầu của tuổi 20, tôi như vỡ òa trong niềm tự hào và hạnh phúc. Chúng tôi đã cùng chia sẻ nỗi xót xa trong quá khứ. Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tiên, tôi được mặc trên người bộ áo dài thiết kế riêng cho mình (chiếc áo Thái làm cho tôi cách đây gần 10 năm, mà tôi vẫn cất giữ). Thái và tôi nắm tay nhau để cùng bước ra sân khấu. Sự xúc động, tràn trên 2 khuôn mặt trẻ. Và tôi cũng nhớ rất rõ, sau đó không lâu, hình ảnh Thái và tôi, mỗi đứa một góc, ngồi nhìn nhau không biết nói gì ngoài câu, “Thái buồn quá!” “Ừ Orchid cũng buồn quá!” Lúc đó, tôi chỉ mới 18, Thái được 20. Hai đứa bước vào thế giới mới, lòng mở hội như cánh chim ra ràng. Quá hạnh phúc, chúng tôi chia sẻ những tràng pháo tay, những ánh hào quang với tất cả mọi người. Cả hai đứa, quá trẻ, quá ngô nghê để có thể nhận ra mặt trái của tấm huân chương, mặt trái của đời sống. Và cả hai, đã ngã quỵ!

Launch the Line

Launch the Line là một chương trình mới của Bravo. Cuộc thi dành cho những người có chuyên môn về những lãnh vực riêng. Thí dụ như nấu ăn, kiến trúc sư, nhà văn, C.E.O của một công ty lớn, D.J, v.v... Và, đài truyền hình sẽ chiếu cho đông đảo quần chúng xem khi trong vòng 2 tháng.

Thái tham dự cuộc thi dành cho những người thiết kế áo quần. Hàng ngàn người gởi đơn dự thi, những thí sinh phải trải qua nhiều đợt tranh tài để cuối cùng còn 10 cặp vào chung kết. Cuộc thi được chiếu hàng tuần trên truyền hình và mỗi tuần sẽ là một cặp thí sinh bị loại! Hai tháng trôi qua, mỗi tuần tôi như cùng với Thái nôn nả theo cuộc thi. Tôi ngồi đông cứng trước truyền hình, nín thở theo dõi mỗi bước đi của cô người mẫu. Mẹ tôi lăng xăng chụp hình Thái trong tivi, nhưng lần nào khi bấm máy, thì hình Thái đã qua. Mẹ tôi như sợ nếu không bấm được hình Thái “trên” tivi thì không có “bằng chứng” là Thái đã được “lên” tivi Mỹ. Cuối cùng thì bà chụp hàng mấy chục tấm nhưng không có tấm nào có Thái.

Ngày hôm nay, khi ngồi trước máy để viết về Thái, Thái vẫn còn xuất hiện, nghĩa là sau 7 tuần Thái vẫn “còn.” Ôi, “Nó” có biết tôi đã thắt cứng ruột gan mỗi khi ban giám khảo tuyên bố ai đó bị loại. Tôi muốn ôm họ thương mến mỗi khi bạn tôi không bị gọi tên cho ra về.

Vào được Top 3

Cuối cùng, nếu Thái không là “Hoa Hậu” cũng là “Á Hậu,” anh đã trải qua giai đoạn bị loại. Nếu anh được chọn hàng đầu, bà Merle Ginsberg sẽ có được cho riêng mình một clothing line bán trên toàn thế giới và Thái sẽ được 50 ngàn tiền thưởng. Nói về cuộc thi, giọng Thái như có thêm nốt nhạc.

“Vui lắm Orchid ơi... Nghề của mình là phục vụ mọi người. Thường thì Thái phải lo lắng, sửa soạn cho ca sĩ từng ly từng tí. Vậy mà trong suốt khoảng thời gian quay show, Thái được họ chiều như ông hoàng. Trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày, có limousine đến đón tận cửa, có người lo cho áo quần, tóc tai. Thích lắm!”

Thái còn nói thêm, dù thắng hay thua, dù được $50,000 hay không, Thái cảm thấy rất hạnh phúc vì đã trải qua 1 tháng trời đón nhận ánh hào quang từ một công việc mình yêu thích.

Thái muôn đời chỉ là “thằng Thái”

Ngồi nói chuyện cả buổi, tôi nhận ra một điều, dù có trải qua bao nhiêu giai đoạn của cuộc sống, dù có đi ra từ một trường nổi tiếng của Hoa Kỳ, dù có được làm việc trong dòng chính, dù có nhận những hào quang từ kinh đô ánh sáng. Cuối cùng bạn tôi vẫn là một thanh niên rất Việt Nam. Bạn tôi vẫn giữ cho mình những đức tính thật Việt, dù chính đức tính này đã mang lại những khó khăn trên bước đường sự nghiệp.

Thái tâm sự, “Người Việt Nam luôn dạy mình phải sống khiêm nhường. Tuy đây là đức tính cao quý, nhưng đôi khi những người xấu sẽ lợi dụng sự khiêm nhường để hại mình. Trong thị trường Mỹ, họ không hề chuộng sự khiêm nhường, có tài thì phải khoe, có gõ, thì cửa mới mở. Và những cánh cửa luôn mở rộng, nhất là cho tuổi trẻ.”

Vậy mà Thái đã từng đóng cánh cửa ở dòng chính, để trở về với cộng đồng Việt Nam. Hiện nay, Thái có riêng cho mình một tiệm áo quần mang tên Thái Nguyễn trong khu Catinat Plaza tại quận Cam. Tại đây cùng với partner là Helen Nguyễn, Thái có khá nhiều khách hàng, đa số là ca sĩ, và cô dâu. Có lẽ vì vậy, trong tháng tới, Thái sẽ cho ra đời 2 nhãn hiệu mới Casual Label và Thái Nguyễn Couture, dành riêng cho cô dâu với những bộ áo có 1 không 2. Tôi mê mải với những sắc màu rực rỡ trong tiệm, mê mải với những rộn ràng trong những thành quả Thái vừa đón nhận. Tuy vậy, tôi không thể nào không thấy sự ngậm ngùi khi mỗi lần câu chuyện quay về quá khứ.

Tôi hiểu sự ngậm ngùi của Thái. Tôi hiểu được câu nói, “Bây giờ mình có là gì đi chăng nữa, thì bao giờ, trong mắt họ, Thái muôn đời chỉ là ‘thằng Thái’ và Orchid bao giờ cũng là ‘con Orchid’!”

Lòng tôi nhói đau, cuối cùng, tôi hiểu ra, dù bạn tôi có nổi tiếng đến đâu, bạn tôi có nhận được hàng vạn tràng pháo tay, hàng chục tấm huân chương của thế giới. Ðó cũng chỉ là những món quà từ người dưng. Thái chỉ chờ đợi sự chấp nhận của cộng đồng Việt Nam. Vì dù gì đi nữa, đó cũng là người thân, là ruột thịt, là người Thái yêu và cần trong cuộc sống.

Sau buổi nói chuyện với Thái, tôi biết chắc một điều: Thái hiểu, tôi đã hãnh diện biết bao về Thái. Tôi đã từng đau chung niềm đau với Thái, thì bây giờ, khi Thái thành công, cho tôi được vui cùng niềm vui với Thái Nguyễn, người bạn tài hoa của “con Orchid.”

Orchid Lâm Quỳnh

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng


Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Chuyện một chiếc cầu đã gãy”


Nhìn lại toàn cảnh 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, người ta thấy rằng, nó không chỉ được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những tạp chí văn học khởi nguồn vào khoảng giữa thập niên 1950. Nó còn được ghi dấu bằng nhiều chính sách đãi ngộ văn nghệ sĩ của chính quyền thời đệ nhất Cộng Hòa nữa.(Hình phải: Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Du Tử Lê -1998).

Một trong những chính sách đãi ngộ văn nghệ sĩ đó, là quyết định của chính phủ cho phép một số văn nghệ sĩ gia nhập hàng ngũ quân đội, được đồng hóa một cấp bậc nào đó, tùy theo bằng cấp hoặc tên tuổi của họ.

Tới giờ, nhiều người vẫn còn nhớ, các nhà văn như Ðỗ Tốn (tác giả Hoa Vông Vang), Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Nam... Hay các nhạc sĩ như Ngọc Bích, Anh Bằng, Ðan Thọ, Nhật Bằng v.v... khi gia nhập quân đội, họ đã được đồng hóa nhiều cấp bậc khác nhau...

Tất cả những văn nghệ sĩ này đều phục vụ tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý, thuộc Bộ Quốc Phòng, tiền thân của Cục Tâm Lý Chiến sau này.

Khi Nha Chiến Tranh Tâm Lý trở thành Cục Tâm Lý Chiến, cơ quan này không còn trực thuộc Bộ Quốc Phòng, mà nằm trong hệ thống Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH.

Ở Nha Chiến Tranh Tâm Lý, các văn nghệ sĩ được điều động về một trong hai nơi, đài phát thanh Quân Ðội, hoặc Nguyệt San Chỉ Ðạo.

Nguyệt San Chỉ Ðạo ban đầu do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn trông nom.

Chính nguyệt san này, bằng vai trò chủ bút của mình, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã đăng truyện ngắn đầu tay của nhà văn Duyên Anh, truyện ngắn “Con sáo của em tôi,” trước khi tác giả này nổi tiếng.

Cũng từ nguyệt san Chỉ Ðạo (với thời gian được đổi tên nhiều lần như Phụng Sự, Tiền Phong...) đã là diễn đàn giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ như Phan Lạc Tuyên, Mạc Ly Châu, Tường Linh...

Riêng nhà văn Thanh Nam được đưa về đài phát thanh Quân Ðội, làm biên tập viên cho đài này.

Cùng với nhạc sĩ Ngọc Bích, nhà văn Thanh Nam là đồng tác giả ca khúc “Suy tôn Ngô Tổng Thống” (Thanh Nam phụ trách phần viết lời).

Hai ông được tổng thống khen ngợi và hỏi có muốn xin tổng thống điều gì chăng?

Nhạc sĩ Ngọc Bích, từ cấp bậc Trung sĩ, xin được thăng Thượng sĩ. Nhà văn Thanh Nam xin được chính thức giải ngũ, trở lại đời sống dân sự với nghề viết báo.

Chính sách ưu đãi văn nghệ sĩ bằng cách cho đồng hóa một cấp bậc nào đó, khi tham gia quân đội, chấm dứt vào khoảng cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960.

Lý do, khi ấy chương trình quân dịch, động viên, bắt lính ở miền Nam được thi hành chặt chẽ. Hầu hết các văn nghệ sĩ, lần lượt bị gọi nhập ngũ.

Tiếp tục truyền thống ưu đãi văn nghệ sĩ, những nhân vật đứng đầu Cục Tâm Lý Chiến sau này, như các đại tá Vũ Quang, Cao Tiêu cũng đã xin nhiều văn nghệ sĩ về phục vụ đơn vị của mình, ngay khi họ vừa tốt nghiệp ở các quân trường.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng nằm trong số những văn nghệ sĩ được tuyển dụng về phục vụ Cục Tâm Lý Chiến, năm 1966, phòng Văn Nghệ - Mặc dù ông không hề quen biết, hay chạy chọt vận động như một số trường hợp khác.

Tính khí hay bản chất của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng được ghi nhận là một trong những trường hợp ngoại lệ.

Tính theo đa số thì bản chất văn nghệ sĩ thường là những người có cái “tôi” lớn hơn bình thường. Vì vậy, họ ưa chống đối, bất phục tùng, nói nhiều (thường là nói về mình) và khi hứng lên, họ bất cần đời.

Không biết có phải vì có một thời gian dài là một giáo viên (ông tốt nghiệp trường Sư Phạm Cấp Tốc Saigòn năm 1958), hay bản chất tự trọng, không muốn ai nói năng, rầy rà mình hay không (?)- - Mà, suốt thời gian trong quân đội, tùng sự tại phòng Văn Nghệ cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, như các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Phạm Minh Cảnh, Anh Việt Thu, nhà thơ Phạm Lê Phan... Trầm Tử Thiêng luôn lặng lẽ làm tròn bổn phận của mình.

Thời gian này, ông cũng giới hạn sự giao du, đàn đúm với những nghệ sĩ cùng phòng.

Những khi ra khỏi cổng trại Cục Tâm Tâm Lý Chiến, người ta cũng ít thấy ông la cà tại một số địa điểm tập trung nhiều ca nhạc sĩ, như các nhà hàng Thanh Thế, Kim Sơn, hoặc Kim Hoa...

Thời gian phục vụ quân đội của Trầm Tử Thiêng tương đối ngắn, khoảng hơn 4 năm. Nhưng ông cũng đã để lại cho đồng đội, những người lính, và những người yếu quý nhạc ông, một số ca khúc đáng kể.

Tiêu biểu nhất cho giai đoạn này, của sự nghiệp âm nhạc Trầm Tử Thiêng, là ca khúc “Chuyện một cây cầu đã gẫy!”

Trước biến cố kinh hoàng, được biết dưới tên đơn giản là “Tết Mậu Thân Huế, 1968,” một thành phố tựa mối tình đầu của ông, đồng thời cũng là nơi tiếp giáp quê hương Quảng Nam của mình; Trầm Tử Thiêng đã sáng tác ca khúc “Chuyện một chiếc cầu đã gẫy!”

Một ca khúc ra đời từ hơn 40 chục năm trước, nay nghe lại người thưởng ngoạn vẫn còn cảm thấy bùi ngùi. Ngay cả khi người nghe không có một chút ấn tượng, hiểu biết gì về biến cố ghê rợn ấy.

Có dễ vì âm điệu của ca khúc được xây trên nền của các câu hò, hoặc dân ca Huế, như Nam Bình, Nam Ai... thích hợp với nội dung, khí hậu của bản nhạc (?)

Ðã thế, ông còn “vẽ” lại một cách lớp lang, thứ tự như một truyện ngắn cảm động bằng âm nhạc, nên dù ai nghe, cũng khó cầm lòng!

Ca khúc mở đầu bằng sự nhớ lại những ngày đầu tiên, khi chiếc cầu được xây dựng:

“Một ngày vào thuở xa xưa trên đất Thần Kinh - Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh - Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời - Khắp cố đô dân lành vui ca thành điệu Nam Bình - Niềm vui bao lâu ước mơ giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ - Thỏa lòng người dân hằng chờ có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ.”

Rồi trải qua hàng trăm năm với mưa, nắng, buồn, vui, những cuộc đời thơ mộng, trưởng thành, qua đi, để bao thế hệ tiếp nối lại được mùa hẹn hò, được sống như thi ca trước sự chứng kiến của chiếc cầu nối liền hai đầu tử, sinh đó.

Trong tác phẩm của Trầm Tử Thiêng, chiếc cầu không còn là một kiến trúc, một vật thể làm phương tiện nối liền đôi bờ một con sông mà, nó còn là chứng nhân tình cảm, trung tín nhất của những người ra đi, gầy dựng tương lai, nhưng vẫn không quên lời nguyện thầm, trở về:

“Từng đoàn người dệt tương lai đi nắng về trưa - Dập dìu trong tay chan chứa tình thương - Cầu êm bóng xa xa nắng tre rập đường - Áo trắng về trắng cầu quê hương - mỗi lần chiều tan trường - Cầu quen đưa bao chuyến xe - Nhiều khi vẫn nghe buồn vui tràn trề - Âm thầm người đi, người về, trót ghi lời thề ngoài miền sơn khê.”

“Ngày nào cầu đã đưa anh qua phố tìm em - Cầu đã đưa ta sang chỗ hẹn nhau - Cầu tha thiết khuyên anh giữ trọn tình đầu - Nước dưới cầu trong veo - Như cuộc tình duyên nghèo...”

Thế rồi, bất ngờ, thảm họa xẩy ra:

“Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui - Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi - Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi - Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài...”

Nhân nhắc tới ca khúc “Chuyện một chiếc cầu đã gẫy” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tôi nghĩ có dễ ít người biết cách đây nhiều chục năm, khi được nhạc sĩ Anh Bằng đồng ý cho hát thử trong băng nhạc Dạ Lan (tiền thân của trung tâm băng nhạc Asia). Nhựt Thanh khi ấy còn rất trẻ, đã chọn ca khúc đó để quyết định vận mệnh đời ca hát của mình...

Kết quả, một sớm một chiều, tiếng hát Trường Thanh (tức Nhựt Thanh) được nhiều thính giả đón nhận.

Thời gian đó, Trường Thanh không chỉ là một tiếng hát ăn khách, mà anh còn tạo lấy cho mình một trung tâm băng nhạc riêng: Trung Tâm băng nhạc Trường Thanh nữa.

Du Tử Lê
Nguồn nguoi-viet.com
Đọc thêm Trầm Tử Thiêng

Thursday, January 28, 2010

Scott Brown


Scott Brown, ông là ai?


Chưa bao giờ không khí Tòa Bạch Ốc nặng nề đến thế. Trên nguyên tắc ngày Thứ Tư 20 tháng 1-2010 phải là một ngày vui vì đánh đấu đúng một năm Tổng Thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, trở thành nhà lãnh đạo da mầu đầu tiên của nước Mỹ. Chẳng ai thấy được không khí vui mừng mà ngược lại, chỉ thấy những âu lo thể hiện rõ nét trên khuôn mặt của các vị cố vấn thân cận của ông số 1.

Ở Quốc Hội cũng thế. Các vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ ai nấy đều lộ vẻ băn khoăn vì không biết tương lai chính trị của họ sẽ như thế nào và liệu đường lối hoạt động của đảng trong 10 tháng tới có kịp lấy lại niềm tin của cử tri toàn quốc hay không. Lo âu, căng thẳng đến mức Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Claire McCaskill bảo với báo chí: “Bất kỳ ai đang có mặt trong tòa nhà này lúc nào bảo với các ông là họ không lo, các ông cứ việc tát vào mặt họ cho tôi”.

Tất cả chỉ vì ông Scott Brown, ứng viên Cộng Hòa mới đắc cử chức thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Massachussetts, ghế đại biểu trong 40 năm trời thuộc về ông Edward Kennedy.

Scott Brown, ông là người mẫu .

Tân Nghị Sĩ Scott Brown là ai? Chỉ chừng 3 tuần lễ trước đây ngay cả dân chúng Massachussetts cũng chẳng mấy ai biết đến ông, dù ông đã nhiều năm giữ chức dân biểu và sau đó là nghị sĩ tiểu bang. Với những người biết ông, dường như họ chỉ biết chuyện lúc còn trẻ cậu thanh niên Scott Brown từng chụp hình “chuổng cời” cho một bài báo của tạp chí Cosmopolitan viết về những tiêu chuẩn cần có để được chọn là “người đàn ông sexy nhất nước Mỹ”. Sau này khi bắt đầu tham gia sinh hoạt chính trường ông mới tiết lộ điều này, bảo thêm lúc đó “còn trẻ, đang cần tiền đi học luật” và tiền tờ báo trả “phần nào đã giúp tôi trở thành luật sư”.

Là người năng hoạt động, ông tân nghị sĩ 50 tuổi ngày nào cũng thức dậy từ 5 giờ sáng để tập thể dục và làm việc đầu tắt mặt tối cho đến khi ông tắt đèn đi ngủ. Ông từng khoe với một đài truyền hình ở Boston: “Tôi lúc nào cũng làm việc, ngay cả lúc ngồi xem T.V. tôi cũng phải làm thêm một việc gì đó như viết thư chẳng hạn. Mỗi sáng khi tập thể dục, tôi vừa chạy trên máy tập vừa đọc báo”.

Trong hơn một thập niên hoạt động chính trị ông luôn luôn là ứng viên tạo sôi nổi đến độ báo chí địa phương phải chú ý tới, khởi đầu với cuộc tranh cử chức dân biểu tiểu bang hồi 1998 bằng lời cam kết “sẽ đi bộ, chạy bộ hay đạp xe đạp” đến gõ cửa từng nhà cử tri trong đơn vị ông đại diện. Phương tiện di chuyển chính của ông: chiếc xe truck GMC màu xanh cũ kỹ, đã chạy gần 200,000 miles.

Trên chính trường ông nằm trong danh sách những chính trị gia bảo thủ, làm việc khá vất vả với nhưng đồng viện Dân Chủ của tiểu bang nổi tiếng cấp tiến của nước Mỹ. Ông ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ, ông bỏ phiếu đồng ý với kế hoạch cải tổ bảo hiểm y tế của tiểu bang. Chương trình cải tổ của Massachussetts tương tự như chương trình được Thượng Viện Liên Bang thông qua trước ngày Lễ Giáng Sinh năm ngoái, nhưng cam kết với cử tri “nếu đắc cử vào Thượng Viện sẽ bỏ phiếu chống đối” vì dự luật của liên bang “vừa tốn kém quá nhiều công quỹ vừa không đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng”.

Ông cũng mạnh mẽ chống đối việc cho người đồng tính lập gia đình, đã từng lên tiếng bảo những cặp nhân tình cùng giới tính nắm tay nhau tình tứ đi ngoài đường “coi không được”. Ông giữ chức trung tá trong lực lượng trừ bị, nhiệt liệt tán thành quyết định đưa thêm quân sang Afghanistan mà Tổng Thống Obama loan báo cách đây vài tháng, nhưng chưa hề đặt chân sang cả hai chiến trường Afghanistan hay Iraq.

Dân chúng tiểu bang Massachussetts không biết nhiều về ông, nhưng có thể họ biết khá nhiều về già đình ông. Vợ ông - bà Gail Huff - là một tài tử và từng làm phóng viên cho một đài truyền hình địa phương, “rất thích đi chợ trời để có thể trả giá”; cô con gái lớn là cầu thủ bóng rổ của trường Boston College nhưng nổi tiếng vì từng vào đến bán kết giải tuyển lựa ca sĩ “America Idol”, cô con gái út Arianna đang học Ðại Học Syracuse University. Cả hai cô đều nổi tiếng xinh đẹp.

Ông tân thượng nghị sĩ cũng từng kể cho tờ Boston Globe biết chuyện thủa bé, bố mẹ ly dị sớm phải sống với bà nội và bà cô ruột. Vẫn theo ông, “cha mẹ tôi ly dị cả thảy 4 lần, nên tôi không có một tuổi thơ êm đềm như những đứa trẻ khác. Cũng chính ông kể lại năm 12 tuổi “từng bị cảnh sát bắt về tội ăn cắp băng nhạc ở siêu thị”, sau đó ông chánh án bắt viết bài luận văn với đề tài “gia đình em nghĩ gì nếu biết em bị tù về tội ăn cắp”.

Theo chiến lược gia Cộng Hòa Mark McKinnon, ông Brown thu hút được cảm tình của cử tri “bằng lòng nhiệt thành, lời hứa sẽ ủng hộ tất cả các dự luật giảm thuế cho dân chúng và sẽ thay đổi đường lối hoạt động của thủ đô Washington D.C.”. Quan sát cuộc bầu cử, ký giả Lois Romano của tờ the Washington Post nhận xét cử tri “xem ông như một người bạn chân tình giúp họ vượt qua những khó khăn” do cuộc suy thoái kinh tế gây nên; blogger Stephen Westinghouse thì viết dù không ở mức độ như ông Obama tạo được cách đây vài năm, nhưng “chiếc xe truck cũ kỹ ông lái đi vận động xin phiếu đã trở thành biểu tượng cho một khuôn mặt hoàn toàn mới, một hướng đi mới cho chính trường tiểu bang và của cả quốc gia”. Tờ Boston Globe cho hay ông cũng khéo lèo vận dụng Internet để quyên tiền vận động tranh cử: mới tuần trước “chỉ trong 1 ngày trời ông kiếm được 1 triệu dollars”.

Tất cả những điều vừa nêu không quan trọng cho bằng sự kiện chính trị đang làm điên đầu Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội: chiến thắng của ông giúp đảng Cộng Hòa có 41 ghế thượng nghị sĩ, vừa đủ để có thể ngăn chận tất cả những dự luật bên Dân Chủ muốn đưa ra. Chiến thắng đầy bất ngờ này cũng đẩy Tòa Bạch Ốc đến chỗ phải duyệt xét lại toàn bộ kế hoạch hành động cho những năm tới vì không còn giữ thế “một mình một chợ”, toàn quyền quyết định chính sách và đường hướng cho đất nước.

Scott Brown, ông lật ngược thế cờ .

Sáng Thứ Tư, cuộc họp báo thường lệ của Tòa Bạch Ốc trễ 15 phút. Các nhà báo vẫn ồn ào với câu hỏi không biết Tổng Thống Obama muốn gì trong ngày kỷ niệm 1 năm ông nắm quyền. Ký giả Paul Kane nhanh nhảu trả lời “cuộc bầu cử ở Massachussetts cho thấy cử tri trút hết tức giận vào đảng Dân Chủ”, nhà báo John Harris tiếp lời “món quà ông Obama đang cần là một chiến lược chính trị mới” để đảng Dân Chủ vững tâm ở cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 năm nay.

Nghe nói sáng hôm đó khi đưa cà phê vào phòng làm việc cho ông Obama, người nhân viên phục dịch có ngỏ lời chúc mừng tổng thống vừa làm chủ Tòa Bạch Ốc được đúng một năm. Ông Obama chỉ ngước mắt nhìn, nở nụ cười rất nhẹ đi kèm với lời cám ơn, thay cho những cử chỉ niềm nở thường ngày. Ai cũng biết ông đang gặp khó khăn, chưa chắc tối hôm trước ông ngủ yên giấc.

Tại Quốc Hội cũng thế. Trưa hôm đó các vị thượng nghị sĩ Dân Chủ ăn trưa chung với nhau, bữa ăn bắt đầu bằng phát biểu của Nghị Sĩ Dick Durbin, nhắc mọi người “kết quả ở Massachussetts là tiếng chuông cảnh báo”, bà Barbara Boxer của tiểu bang California bảo thêm “tất cả chúng ta đều phải làm việc cực nhọc hơn nữa”, ý muốn nói không thể đảm bảo 19 ghế nghị sĩ đảng Dân Chủ đang nắm sẽ tiếp tục của đảng Dân Chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ.

Cả hành pháp lẫn lập pháp chỉ có một người vẫn tự tin, đó là ông cố vấn David Axelrod. Ông nói với giọng chắc nịch: “Bằng mọi giá không thể để cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay phản ánh quan điểm bực bội của cử tri với Tổng Thống”. Nhưng làm thế nào để cử tri hài lòng với Tổng Thống thì chưa nghe ông nói tới.

Nguyễn Văn Khanh

Tuesday, January 26, 2010

Thơ Nguyễn Thị Thanh Dương


Những ngôi mộ phủ lá Cờ Vàng

Tôi đã thấy những ngôi mộ phủ lá cờ vàng,
Trong nghĩa trang còn tươi màu đất mới,
Quê hương Việt Nam một thời lửa khói,
Người lính quên mình vì lý tưởng tự do.


Các anh hiên ngang chết dưới màu cờ,
Bỏ lại vợ hiền, đàn con thơ dại,
Những vành khăn tang bàng hoàng chít vội,
Nước mắt nào cho đủ tiễn đưa anh?

Có thể anh là người lính độc thân,
Chưa có người yêu, lên đường nhập ngũ,
Ngày mẹ già nhận tin anh báo tử,
Tuổi đời già thêm vì nỗi đớn đau.
Có thể anh vừa mới có người yêu,
Hẹn cưới nhau khi tàn mùa chinh chiến,
Tiền đồn xa chưa một lần về phép,
Anh đã ra đi mãi mãi không về.
Súng đạn vô tình làm lỡ hẹn thề,
Người yêu anh đã có tình yêu mới,
Khi trên mộ anh chưa tàn hương khói,
Trách làm gì! Thời con gái qua mau.

Hỡi người tử sĩ dưới nấm mồ sâu,
Tiếc thương anh lá cờ vàng ấp ủ,
Nghĩa trang quân đội những ngày nắng gió,
Vòng hoa tang héo úa chết theo người.

Những ngôi mộ phủ lá cờ vàng. Xa rồi,
Xác thân anh đã tan vào cát bụi,
Nhưng lịch sử vẫn còn ghi nhớ mãi,
Miền Nam Việt Nam cuộc chiến đấu hào hùng.

Nguyễn Thị Thanh Dương
( Jan.19-2010)

Saturday, January 23, 2010

Internet freedom


Ngoại trưởng Clinton kêu gọi các công ty
tin học Mỹ không ủng hộ kiểm duyệt internet

Hôm qua, 20/01/2010, trong bài diễn văn đọc tại Viện Bảo Tàng Báo Chí Newseum, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các công ty tin học Hoa Kỳ không nên ủng hộ chính sách kiểm duyệt internet

Ngọai trưởng Mỹ đồng thời đề nghị Trung Quốc mở một cuộc điều tra minh bạch hóa vụ tin học tấn công hệ thống máy chủ của Google.

Theo bà Hillary Clinton, các nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Tunisia, Uzbekistan là những quốc gia hạn chế « tự do thông tin » hoặc kiểm duyệt internet. Bà cũng nói là tại Việt Nam, việc tiếp cận vào các mạng xã hội « đã đột nhiên biến mất ».

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, 30 nhà đấu tranh cho dân chủ và bloggers bị giam cầm tại Ai Cập, còn Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Việt Nam là những quốc gia đã sử dụng internet như là công cụ bóp nghẹt lòng tin của người dân. Theo bà Clinton, internet là mạng thông tin toàn cầu duy nhất mà toàn nhân loại đều phải được bình đẳng trong việc tiếp cận để có được kiến thức.

Hoa Kỳ ủng hộ việc phát triển các công cụ mới cho phép các công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Theo hướng đó, ngoại trưởng Mỹ cho rằng việc từ chối ủng hộ chính sách kiểm duyệt internet phải trở thành một đặc trưng của các công ty công nghệ Mỹ và khu vực tư nhân cần chia sẻ trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ tự do ngôn luận.

Ngoại trưởng Mỹ đã phát biểu về tự do ngôn luận trên internet trong bối cảnh tập đoàn tin học Google cho biết đang xem xét có nên rút ra khỏi Trung Quốc hay không sau khi tố cáo những vụ tin tặc xuất phát từ Trung Quốc tấn công hệ thống máy chủ của tập đoàn này, với mục đích thâm nhập vào những tài khoản thưu điện tử của các nhà ly khai Trung Quốc.

Về hồ sơ này, ngoại trưởng Mỹ đề nghị chính quyền Bắc Kinh cho mở một cuộc điều tra kỹ lưỡng.

Hôm nay, Trung Quốc đã có phản ứng gắt gao về bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triệu Húc cảnh báo là Bắc Kinh kiên quyết chống lại những tuyên bố và hành động trái với các sự việc và có hại cho quan hệ Mỹ- Trung. Sau khi nhắc lại rằng Trung Quốc phát triển internet, hiến pháp nước này bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dân, đại diện bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Hoa Kỳ chấm dứt sử dụng « cái gọi là vấn đề tự do ngôn luận trên internet để đưa ra những chỉ trích vô cớ đối với Trung Quốc ».

Cũng trong ngày hôm nay, chủ tịch Google cho biết là tập đoàn đang tiến hành thương lượng với chính phủ Trung Quốc và trong thời gian sắp tới, sẽ đưa ra quyết định có nên tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc hay không .


Đức Tâm
Ngun rfi.fr - Đọc thêm state.gov

Thursday, January 21, 2010

Haiti


Hải đảo Haiti và tôi

Người Việt ở Montreal thường gặp cộng đồng da đen ở thành phố này. Nếu gặp người da đen ở Montreal, từ người lái taxi cho đến cô y tá hoặc cảnh sát viên, thì xác suất đúng đến 90% đó là người Haiti. Bà Toàn Quyền xứ Canada tên là Michaelle Jean cũng là người nhập cư từ Haiti đó! Montreal có hơn trăm ngàn người từ Haiti di cư đến trước cả cao trào người Việt tới đây giữa thập niên 70 trong khingười mình chỉ chiếm chừng 40 ngàn người.

Riêng người viết bài này cũng đã từng ở xứ đó đến 5 năm, từ 1976 đến cuối 1981, vì có làm chuyên viên nông nghiệp cho chính phủ Canada trong một dự án phát triển tại hải đảo Haiti và dự án có tên gọi là DRIPP, viết tắt Développement régional intégré Petit Goave-Petit Trou de Nippes . Hải đảo Haiti nằm trong quần đảo Caraibes.Quần đảo này gồm nhiều đảo rải rác, có đảo lớn như đảo Haiti, Cuba, Jamaica; có đảo nhỏ như Puerto Rico, Guadeloupe, Martinique. Có đảo độc lập từ lâu (Dominican Republic, Haiti, Cuba), có đảo độc lập mới gần đây, cách đây vài chục năm (Jamaica, Barbados). Có đảo thuộc Anh như Antigua; có đảo thuộc Pháp như Guadeloupe, Martinique; có đảo vừa thuộc Pháp, vừa Hoà Lan như St Marteens; có đảo thuộc Mỹ như Puerto-Rico.

Địa lý

Hải đảo Haiti không xa Cuba bao nhiêu. Đây là một hải đảo khá rộng, nhưng thuộc hai nước khác nhau: một nước có tên là Haiti với người da đen, nói tếng créole, nhưng ngôn ngữ chính thức là Pháp ngữ còn nước kia có tên là Dominican Republic, nói tiếng Spanish.Diện tích toàn đảo này là 77 253 km2 (Viet Nam là330 000km2) và riêng xứ Haiti có diện tích 27 750 km2 còn Dominican Republic bên cạnh lớn hơn(48 730 km2). Bài này chỉ đề cập đến Haiti là nơi tôi có dịp làm việc ở lại khá lâu tại đó.Haiti có thủ đô là Port au Prince và dân số toàn xứ Haiti hiện nay chừng 8 triệu dân. Các thành phố quan trọng có tên là Cap Haitien, Gonaives, Cayes. Tài nguyên chỉ có vài đồng bằng ven biển còn phần lớn là núi non. Các núi này trước kia rừng bạt ngàn, nhưng nay đồi trọc.

Lịch sử

Kha Luân Bố do nữ hoàng Tây Ban Nha gửi đi với mục đích tìm một đường khác qua Á Châu bằng cách đi về phía Tây trên Đại Tây Dương. 2 tháng sau đó, đoàn thám hiểm khám phá đảo này vào năm 1492, thấy đảo này đẹp qúa nên đặt tên là Hispaniola, nghĩa là Tiểu Tây Ban Nha. Lúc đó,cư dân đầu tiên là người thổ dân Arawak. Kha Luân Bố đi đi lại lại giữa Tây Ban Nha và vùng này nhiều lần. Ngay sau năm 1492, Kha Luân Bố trở lại đây năm 1493 với 17 chiến thuyền và 1500 người, đem theo nào bò, ngựa, nào hạt giống, gà vịt để khai phá trồng trọt .Nhưng chỉ không đầy 50 năm sau khi người Tây Ban Nha qua di dân tới đây thì đem theo bệnh màngười Arawak không chống cự được nên chết rất nhiều; mặt khác, họ bắt dân này đào tìm vàng, rất khó nhọc, nên thổ dân chết hết. Ngày nay, không còn dân Arawak nữa…Sau này khi nhân công thổ dân chết dần vì làm việc kham khổ, thì người nô lệ da đen mới đến. Pháp, Tây Ban Nha, Anh đến các bờ biển Tây Phi châu săn bắt dân đen, đem lên thuyền buồm (dạo đó, chưa có động cơ hơi nước, chứ làm gì có động cơ máy Diesel như ngày nay) và đưa đến vùng này trồng mía, trồng bông vải để cung cấp nguyên liệu cho các xứ thực dân. Trong các chuyến đi xuyên Đại Tây Dương đó, người Phi Châu chết rất nhiều vì đói khát trên tàu; số sống sót làm nông dân nô lệ cho các chủ đồn điền Pháp. Có một dạo, dân nô lệ da đen nổi dậy và đuổi được Pháp sau cuộc cách mạng tại Pháp năm 1789.Họ sợ Pháp thế nào cũng trở lại nên ra sức xây một cái pháo đài rất kiên cố trên đỉnh núi gần Cap Haitien. Những tảng đá đồ sộ do sức người tải lên chót vót núi để xây. Đây có thể nói là kỳ quan thứ 8 của thế giới; các du khách từ các du thuyền khi ghé Cap Haitien thường đi thăm kỳ công này trên núi.Vào thời lập quốc của Mỹ, người Mỹ phải sang Port-au- Prince để mua nô lệ da đen đem về trồng bông vải ở các tiểu bang miền Nam; nông nghiệp Mỹ chưa có máy móc như bây giờ .Tóm lại người Mỹ da đen ở Mỹ hiện nay là gốc gác như vậỵ Haiti vì là nưóc da đen độc lập rất lâu nên là một trong những nước ký vào hiến chương Liên Hiệp Quốc từ 1945.

Dân số

Hiện nay dân số Haiti trong nước hơn 8 triệu người, sống tập trung tại miền đồng bằng. Tỷ lệ biết đọc, biết viết chỉ chừng 50%. Họ nói tiếng Creole, một ngôn ngữ pha lẫn tiếng Pháp vì trước kia, người Pháp chiếm xứ này khá lâu trước khi có cuộc nổi dậy chống Pháp. Vì vậy, ngoài dân có da đen như người Phi châu cũng có dân lai da trắng mà họ gọi là mulatre. Kinh tế eo hẹp nên họ di cư,-cả hợp pháp và bất hợp pháp- đến Mỹ, Canada, các xứ quanh vùng Caraibes...Có nhiều dân Haiti di cư sống trên đất Mỹ và Canada . Ở Mỹ, có thể gặp họ ở Miami: có một khu phố đông người Haiti nên có tên gọi là Little Haiti (như Việt cũng có Little Saigon). Tại thành phố New York, Boston, New Jersey cũng có nhiều cộng đồng người Haiti. Ở Canada, người Haiti thường ở Quebec (vì Quebec nói tiếng Pháp) và họ tập trung khu Montreal Nord .

Du lịch

Cũng như các hải đảo vùng Caraibes, Haiti sống nhờ du lịch. Thực vậy, nhờ vị trí địa lý không xa Mỹ và Canada bao nhiêu nên vào mùa đông, có nhiều dân du lịch, phần đông là người Canada nói tiếng Pháp, người Mỹ, người Đức .Họ đến vì mùa đông biển ấm và luôn luôn có mặt trời, tóm lại nhờ 3S:Sand, Sea, Sun.Du lịch ấy cũng còn gọi là du lịch Seacanoe, do tóm tắt từ các chữ:

Smell fresh air: thở không khí tươi mát
Eat better than in yours: ăn ngon hơn thường nhật
Avoid crowds: tìm nơi thanh tịnh
Consider excitement: tìm lại năng lượng phấn chấn
Alter your view of life: thay đổi lối nhìn cuộc sống
No nonsense: lựa chọn khôn ngoan
Outlock stress: giảm thiểu căng thẳng
Earn a new experience: có thêm kinh nghiệm.

Mùa hè thì ít du khách vì mưa và dễ có bão nhiệt đới gây hư hại rất nhiều. Bão nhiệt đới khi thì tàn pháCuba, khi thì Haiti, khi thì các hải đảo khác trước khi thổi vào lục dịa Mỹ.Máy bay thì ngày nào cũng có chuyến bay đi Miami và các hãng hàng không lớn như Pan Am, Air France, Air Canada đều có máy bay đáp xuống.

Nhà cửa

Tại thủ đô Port-au-Prince, nông dân tràn về đây ở chật chội tại một khu phố gọi là Carrefour với xe chuyên chở kêu là 'tap tap' bóp còi inh ỏi, tranh giành lối đi với bộ hành. Ngày nào cũng thấy xe cán chết chó. Vì dân tụ tập ở đây nên nhân công rẽ; do đó các hãng xưởng đủ mọi ngành: may mặc, xưởng làm baseball cũng ở đây, xưởng làm banh đánh golf cũng ở đây. Dân giàu có nhà trên núi như Pétionville, Kenscoff mà kiến trúc không thua gì các biệt thự trên đồi Hollywood. Để tận dụng nưóc mưa, mỗi nhà có hầm chứa nước mưa ngay dưới nhà: nuớc mưa từ trên mái nhà đưa xuống hầm và do đó, tiết kiệm được nhiều nước trong mùa nắng. Tôi thấy đây là một cách kiến trúc có thể ứng dụng cho Việt Nam (các vùng đất cao) vì vũ lượng ở nước mình nhiều mà nước mưa thì bỏ phí trôi đi hết.

Nông nghiệp

Phần lớn Haiti là núi non; đáp xuống phi trường Port-au-Prince tưởng chừng đáp xuống Nha Trang vì phi trường cũng sát biển, cũng nhiều mặt trời và cũng có giãy núi .Tôi đến đây từ 1976. Tại Haiti, lúc đó có rất nhiều dự án của nhiều nước giúp đỡ như Canada, Pháp,Mỹ, Liên Hiệp Quốc. Dự án bao gồm từ đường sá đến bảo tồn đất đai, dẫn nước, thủy điện, canh nông.. Ngay cả Đài Loan cũng có dự án nông nghiệp và hiện nay vẫn còn. Đài Loan rất o bế Haiti vì Haiti là một trong rất ít xứ trên thế giới còn công nhận Đài Loan. (Một nước khác còn công nhận Đài Loan hình như là Paraguay). Dự án tôi làm cũng là một dự án nông nghiệp bao gồm nhiều ngành: y tế, trường học, canh nông, làm đường, dẫn nước.Xứ này chỉ có chừng 1/3 diện tích là trồng trọt được; núi non rất nhiều, trước kia là rừng sầm uất; ngày nay, dân đốn làm than củi nên không có rừng mà toàn đá, xương rồng, lùm bụi. Tuy nhiên cũng có những thung lũng trên núi trồng các cây như cà phê, chuối plantain, cây bơ (avocado), cây xoài, cam,quít. Xoài Haiti xuất cảng sang Mỹ, sang Canada v.vXoài và bơ nhiều rơi rụng xuống đất, nên heo thả rong đi tìm ăn. Heo ở nhà quê là loại heo cỏ, đi rong kiếm ăn chỉ có vài trại heo kỹ nghệ gần các thành phố lón, nuôi gần các nhà máy làm đường nên có mật mía, trộn với cám, với hạt bắp.Còn miền đồng bằng thì nông nghiệp như các xứ nhiệt đới khác: lúa, bắp, đậu. Có nơi trồng mía vì có nhà máy đường. Ven biển, nhiều dừa; dừa nhiều như miệt Bồng Sơn, Tam Quan bên ta:

Công đâu công uổng công thừa
Công đâu múc nuớc tưới dừa Tam Quan.

Tôi ở lại đó đến 6 năm, từ 1976 đến cuối 1981. Đây là lúc tình hình rất phức tạp ở Viet Nam; hàng
hàng lớp lớp bỏ xứ đi ghe chui qua Thái Lan, qua Mã lai, qua Indonesia .Tôi nhận được nhiều thơ từ các trại tị nạn này với các tên lạ hoắc như Galang, Poulo Bidong, Songkla, Palawan từ các nhân viên cũ Bộ Canh Nông, nơi tôi làm việc trước 1974. Tên các địa danh đó nay đã đi vào lịch sử người tị nạn Việt Nam .Tôi còn nhớ nhiều anh em vượt biên lúc đó: anh Hồ Hán Dân, anh Châu Cự Xu vượt biên sớm nhất, sau đó thì nhiều hơn: Bác sĩ Trần Trọng Hiếu qua Indonesia, Phạm Hữu Anh qua Pulau Bidong, Mai Thị Mỹ Nhung vượt biên đến Hong Kong rồi mới qua Mỹ, Nguyễn thị Mỹ hiện ở Oklahoma cũng vượt biên, Diệu Hồng Florida cũng thế và dĩ nhiên còn vô số anh chị em khác .Lúc đó, Mỹ và Việt Nam không có liên lạc ngoại giao; thư từ Bưu điện Haiti gửi về Việt Nam phải chuyển qua Pháp rồi mới về Việt Nam chứ bình thường có thể qua Mỹ rồi về Viet Nam. Lúc dó, Air France là hãng máy bay duy nhất đi về Việt Nam và chở hàng hoá, đặc biệt là thuốc men do Việt Kiều gửi về.

Tín ngưỡng

Phần lớn dân chúng theo Công giáo.Nhiều nhà thờ, họ đạo và dân chúng rất ngoan đạo. Ngoài ra, có tín ngưỡng dân gian gọi là vaudou.Vaudou là tín ngưỡng thờ thần linh xuất phát từ bên Phi Châu, vẫn theo người dân nô lệ trên đường qua xứ này: lên đồng, nhảy múa như ma nhập.

Giáo dục

Phần lớn mù chữ vì không đủ trường học; trường học thíếu giáo viên, thiếu cơ sở. Thủ đô Port au
Prince có một Viện Đại học nhưng cũng thiếu phương tiện như thư viện, phòng thí nghiệm. Lề lối giáo dục cũng như bên Việt Nam, nghia là học tủ, học thuộc lòng nhiều hơn.Tonton Macoute và mật vụ Haiti theo dõi tôi Tonton Macoute là từ ngữ để chỉ đám mật vụ, công an chìm ở xứ Haiti này. Cần nói qua loa là nước Haiti, dưói trào cha là Tổng thống Francois Duvalier, xuất thân là Bác sĩ Nha Khoa khi chết đi, giao cho con Jean-Claude Duvalier tiếp tục làm Tổng Thống. Báo chí đặt tên cho cha là Papa Doc và con là Baby Doc là vì vậy .Chế độ này rất độc tài và tồn tại nhờ một hệ thống mật vụ chằng chịt nên mọi manh nha bạo động, đối kháng bị dập trong trứng nước. Ai chống đối bị giam hoặc bị trục xuất. Tổng Thống Jean-Claude Duvalier, khi đi tham dự một khai mạc hay hội nghị không bao giờ đến đúng giờ qui định trong chương trình. Sau đây, tôi xin kể hai câu chuyện có thật (Người thực, việc thực!) cho độc giả xem chơi:

Năm 1976, khi tôi đang ở phi trường Miami để đổi máy bay qua Port au Prince, tình cờ có một linh mục, thấy tôi là người Việt bèn gợi chuyện. Linh mục người Canada này trước kia có ở Viet Nam nên gặp lại người Việt rất thích nói chuyện. Trao đổi địa chỉ cho nhau, Linh mục đi Mexico còn tôi đi Haiti. Sau đó, tôi gửi thư thăm cha ở Mexico. Lâu sau đó, tôi được cha trả lời là thư đó bị kiểm duyệt rất kỹ. Hoá ra, Haiti sợ trong thư tôi có liên lạc gì vói nhóm chống đối chính quyền Haiti ở nước ngoài! Một lần khác nữa, tôi thường đi công tác miền núi Haiti. Có một nhân viên phù động họ giao cùng đi với tôi làm khuyến nông. Đi nhiều lần với anh ta, bỗng một hôm, anh ta đến Sở rồi bỏ đi. Tôi mới té ngửa ra là anh ta làm mật vụ theo dõi tôi xem khi đi tiếp xúc với dân tình, có nhân cơ hội đó, tuyên truyền chống chính phủ không. Cũng may là tôi chỉ nói với dân làng về chuyên môn khuyến nông mà thôi chứ nếu chuyện khác thế nào họ cũng trục xuất ngay khỏi xứ.

Chính quyền không muốn mở trường dạy học vì dạy học dân có kiến thức, dân trí cao sẽ dễ bị lật đổ.Mãi đến đầu năm 1986, kinh tế bế tắc, đời sống khó khăn, dân chúng nổi dậy mới lật đổ và Jean
Claude Duvalier trốn qua Pháp. Nhưng một thời gian 10 năm từ đó thì cũng là thời gian đảo chánh liên miên, như thời Viet Nam sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật. Mãi sau đó, một linh mục là Cha Aristide đưọc bầu lên làm Tổng Thống cũng bị quân nhân đảo chính. Tổng Thống Clinton nhờ Cựu Tổng Thống Carter và tướng Colin Powel qua khuyến cáo tướng đảo chánh qua Mexico tạm trú để nhường lại cho Aristide . Linh mục Aristide cầm quyền được vài năm thì cũng tái phát bạo động nên Hoa Kỳ cũng ép Aristide đi lưu đày bên Phi Châu và hiện nay có cả hàng ngàn binh sĩ Liên Hiệp Quốc trú đóng gia hạn từng năm một theo quyết định hàng năm của Hội Đồng Bảo An. Và Liên Hịệp Quốc cử lính qua để giữ trị an. Nói trắng trợn ra, sở dĩ nguời Mỹ để ý đến xứ Haiti này là vì nếu tình hình rối loạn ỏ Haiti, thì sẽ có vô vàn dân Haiti chèo ghe chạy qua lánh nạn bên Miami nên họ phải đón đầu truớc.

Ngôn ngữ

Dân chúng sử dụng tiếng Creole, một loại tiếng Pháp cổ vì xứ này trước kia do Pháp cai trị. Hiện nay,cũng có một số dân màu da hơi trắng vì có lai nhiều đời với người Pháp…Tiếng créole rất gần tiếng Pháp nên ai đã biết tiếng Pháp thì dễ nói tiếng créole lắm.. Các lính Canada qua Haiti dễ học tiếng Creole hơn lính Mỹ

Người Việt ở Haiti

Khi tôi mới đến Haiti năm 1976, tôi là người Việt thứ hai sau ông Phạm Hữu Vĩnh, lúc đó mới rời Haiti. Ông Vĩnh trưóc là Tổng Thư Ký Bộ Công Chánh qua Haiti làm cho Liên Hiệp Quốc bên đó.
Năm 1980, có anh Kỷ sư Tôn Thất Thiều trước làm ở Nha Thủy Nông Bộ Nông Nghiệp cũng sang Haiti làm trong một dự án ở gần Port au Prince.Mãi những năm sau này quãng 1985 có ông Nguyễn Văn Hão, một thời làm Phó Thủ Tướng nội các Trần Thiện Khiêm và một người con ông Nguyễn Cao Thăng, chuyên viên kinh tế cũng có mặt ở xứ này. Những năm tôi ở hải đảo Haiti, chỉ có mấy bà Việt Nam có chồng Mỹ làm cho USAID, có chồng Pháp làm cho hãng xi măng. Cũng có mấy nữ tu Công giáo ở Cap Haitien, trước 1975, qua Nhật học để sau đó về lại Việt Nam, nhưng thời cuộc đã đưa đẩy các nữ tu đó về Haiti, vì Haiti có nhà dòng(hình như dòng Mến Thánh Giá ?), cùng dòng với các nữ tu. Các nữ tu này khi về Canada thì ở Sainte Anne de Beaupré cách thành phố Quebec chừng vài chục km về hướng Bắc.

Người Haiti ở Mỹ

Vào khoảng các năm trước 1930, Haiti đã từng bị Mỹ chiếm đóng nên có một số di cư qua Mỹ, phần lớn ở miệt New York (Bronx). Sau này, vì dân số càng ngày càng đông và thủ tục nhập cảnh Mỹ khó khăn nên họ đi ghe chui nhiều lắm. Vì gần Miami nên nhiều thuyền chở dân Haiti thường xuống bờ biển Florida; một số chết ngoài biển, một số bị Coast Guard chận lại ngay ngoài khơi. Nói thật ra, Mỹ không muốn da đen vào Mỹ, trong khi đó dân Cuba trốn thì vẫn được chấp nhận như thường. Và chính người Mỹ cũng sợ boat people tràn lan qua Mỹ nên ngoài khơi các đảo Dominican Republic, Cuba, Haiti luôn luôn có nhiều tàu tuần duyên tuần tiễu.

Nguời Haiti ở Canada

Vì dân Haiti học tiếng Pháp từ tiểu học nên họ không bở ngỡ khi ở Québec. Trước 1977, người xứ này qua Canada không cần visa nên đến rất đông, sau đó ở lại. Phần lớn chạy taxi hoặc làm nghề may mặc.Và cũng nhờ người Haiti ở Canada và Mỹ gửi tiền về và bảo trợ cho thân nhân di dân qua nên xứ Haiti mới tồn tại chứ hải đảo thì diện tích có hạn mà dân số cứ tăng. Có trên 2 triệu người Haiti rải rác trên nhiều xứ và hàng năm họ chuyển tiền về cho gia đình. Tổng số tiền gửi hàng năm rất nhiều, bằng 1/3 của toàn GDP xứ đó. Thế mà nhiều người vẫn còn tiếp tục di cư sang các đảo kế cận như qua hải đảo St Marteens gần Puerto Rico, sang Guyane thuộc Pháp. Nên mở dấu ngoặc ở đây là sau 1975, có nhiều người Mèo ở Cánh Đồng Chum bên Lào qua Pháp rồi sau đó qua Guyane lập nghiệp.

Kết luận

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, chúng tôi nay đều đã đến tuổi cổ lai hi; bạn học củ tôi, có kẻ đã bước rangoài thời gian; có kẻ an bần lạc đạo; người thì xa nửa vòng trái đất; kẻ tận chân trời heo hút gió:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nhìn cảnh Haiti như Nha Trang với những làng chài ven biển, các xóm vệ đường, nhìn những chiếc
thuyền buồm căng gió ở vịnh Port au Prince mà nhớ lại thuyền chài nhấp nhô quê mình, thời lãng ducủa dĩ vãng, nhìn những làn khói xanh lơ từ những xóm nhà heo hút ven núi, bèn nhớ bài hát của nhạcsĩ Trịnh Hưng:

Tôi yêu quê tôi, yêu lũy tre dài đẹp xinh
Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình
Yêu trăng buông lơi hôn má cô nàng dệt tơ
Và yêu cánh đồng vời xa, ngàn tay đang dựng mùa hoa
Tôi yêu quê tôi, yêu mãi bây giờ càng yêu
Yêu chim bay qua mang đến tin mừng thái hoà
Yêu anh yêu em, yêu xóm yêu làng gần xa...

Thái Công Tụng

Monday, January 18, 2010

Tràm Cà Mau


Hạt Tình Hồi Sinh

Cái tin mụ Ty sắp lấy chồng Việt Kiều, truyền miệng loan đi nhanh như gió, làm chấn động cả mấy làng trong huyện Triệu Phong. Không ai tin là chuyện thật, người ta công khai xôn xao bàn tán. Nhưng cái tin nầy đã làm nức lòng và lên tinh thần đám đàn bà goá, và các cô gái muộn chồng trong cả tỉnh. Mụ Ty đã già khú đế, trên sáu mươi tuổi rồi, xấu xí ốm o, khô đét vì đói ăn nhiều năm, chỉ còn da bọc xương, răng cái còn cái mất, lại mù loà, dơ dáy, nghèo rớt mùng tơi, có thời đi ăn xin. Thế mà có Việt Kiều ở Mỹ về xin cưới. Câu chuyện gần như hoang đường, người tỉnh táo khó lòng tin được. Người ta bàn tán:

“Chắc có âm mưu thâm độc chi đây, chứ cưới mụ Ty về mà làm gì? Đem bán cho nhà thổ, chúng cũng rượt đánh đến bể đầu. Mụ đó mù loà yếu đuối, cũng không đủ sức làm nô lệ hầu hạ cho ai được. Đừng nói chuyện tình dục, già đến thế, chắc cũng đã mốc meo, héo quắt đi rồi. Mụ chỉ còn xương với da, chỉ có đem mà nấu cao, giả “cao hổ cốt” may ra còn có lý.”

Đám đàn ông bàn thêm:

“Con gái trẻ đẹp hơ-hớ thiếu chi mà đi cưới mụ già. Cưới về đem đặt lên bàn thờ mà lạy chắc? Hay là thằng cha Việt Kiều đó đau bệnh điên, làm chuyện trái đời, chơi bạo lấy tiếng? Nghe không hợp lý chút nào.”

Ông thầy pháp thường hay gọi hồn người chết về nói chuyện thế gian cũng bóp đầu, bóp trán, hứa sẽ kêu hồn bố mẹ mụ Tý về hỏi cho ra lẽ. Ông nói thầm với bà con:

“Không chừng thằng cha Việt Kiều là phù thủy, cưới mụ Ty về để giết chết mà luyện “thiên linh cái”, vì mụ Ty dù sao cũng còn “đồng trinh”, chưa biết đến hơi trai.”

Mấy mụ đàn bà yếu bóng vía rùn vai, lè lưỡi sợ hãi, và họ tin ông thầy pháp nói có lý.

Chính quyền địa phương cũng họp chi bộ đảng cọng sản nhiều lần, để thảo luận và tìm hiểu lý do tại sao gã Việt Kiều kia cưới mụ Ty. Có âm mưu gián điệp của đế quốc Mỹ gài vào, dò xét tình hình “ta” không? Bí thư xã báo cáo lên quận. Bí thư quận nói:

“Không phải âm mưu gián điệp, vì cả Tổng Thống Mỹ Cờ-Lin-Tơn còn đi phất phơ ăn phở giữa chợ ở Việt Nam mình nữa kia mà. Nhưng cũng phải đề cao cảnh giác, để không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra cho xã, huyện nhà.”

Nghị quyết chung của chính quyền xã là gây khó khăn tối đa cho tên Việt Kiều kia chán nản, mà bỏ ý định bí mật lạ lùng kia đi. Họ tin rằng, nắm quyền trong tay, thì thừa sức ngăn cản được cuộc tình duyên tréo ngoe nầy.

Phần mụ Ty, nghe bàn vào, tán ra, người nầy nói một câu, kẻ khác bàn vài câu, cũng đâm ra hoang mang, và sợ. Nghi ngờ đến cái tấm lòng của ông Thu, người Việt Kiều muốn cưới mụ làm vợ. Những lời bàn tán kia, đều có lý, không phải dựng đứng lên.

Hơn năm mươi năm trước, khi ông Thu mới mười lăm tuổi, gặp bà Ty, thì bị “cú sét ái tình” đánh cho ngã gục. Cả gan về nhà xin cưới vợ, bị bố ông đánh cho một trận đòn quắn đít, nên tình yêu cũng tắt ngúm từ đó. Rồi mấy mươi năm thời cuộc nổi trôi, chiến tranh, tù đày, đi Mỹ, chạy theo cơm áo, ông Thu không có thì giờ, không còn kiên nhẫn, hứng thú, để theo đuổi bất cứ một bóng hồng nào.

Cho đến khi ông đã hưu trí, về thăm quê ngoại, biết bà Ty cũng phòng không chiếc bóng, mù lòa, đói khát. Hai người gặp lại nhau. Ông nhớ lời ước hẹn năm xưa: “kiếp sau đền bù sum họp”, nên muốn cưới bà Ty đem về Mỹ. Nhiều người bà con nội ngoại đều can gián ông. Họ bảo rằng, nếu lấy vợ, thì nên kiếm một người có trình độ, trẻ, đẹp, khỏe mạnh, để còn chăm sóc, nương tựa khi đau yếu trong trong tuổi già. Lấy mụ Ty về, không nhờ vả được gì, còn phải lo ngược lại cho mụ. Thêm khổ thân già. Vả lại, trình độ kiến thức quá cách biệt, rất khó sống chung, khó hoà hợp, khó thông cảm. Chỉ gây bực mình và làm khổ nhau. Họ khuyên ông cho mụ Ty một số tiền lớn để sinh sống, rồi thôi, không tội chi mà đèo bòng cái gánh nợ thổ tả đó.

Gia đình, bạn bè gián tiếp sắp đặt, làm như tình cờ, đưa đến cho ông gặp nhiều cô, nhiều bà. Có trẻ đẹp, có xồn xồn, cả chưa chồng và cả goá phụ. Các bà, các cô nầy, nhìn ông hau háu, tha thiết, với ánh mắt hy vọng, khẩn cầu. Ông thấy nhẫn tâm và tội nghiệp họ. Có người còn nhỏ, chỉ đáng hàng con, cháu ông thôi. Ông nói rằng, tất cả bọn họ đều đáng thương, chỉ vì cơm áo, mà phải tha thiết với một kẻ già nua như ông. Nhưng mụ Ty là kẻ đáng thương nhất, đáng được đền bù nhất. Quan trọng hơn hết là mối tình hơn nửa thế kỷ trước, có phôi pha phần nào thật, nhưng vẫn còn âm ỉ trong tim. Cậu Út của ông Thu nói:

“Yêu là cái khỉ gì? Bọn con nít ngu, mới bày đặt yêu đương. Mình già rồi, khôn quá, hết ngu rồi. Lấy vợ, lấy chồng là phải suy xét hơn thiệt, trắng đen, cân lường. Còn trẻ, bồng bột, ngu nên ủi đại, không nghĩ đến hậu quả về sau. Bởi vậy, cháu phải suy nghĩ thật kỹ trước khi lấy mụ Ty.”

Ông Thu nói với cậu út:

“Lạ thật, năm mười lăm tuổi, muốn lấy vợ bị ngăn cản đã đành. Bây giờ sáu mươi sáu tuổi, muốn lấy vợ, cũng bị ngăn cản dữ dội. Thế thì chờ đến khi xuống lỗ mới hết trắc trở sao?”

Xóm giềng và họ hàng của nhao nhao xúi dục mụ Ty thách cưới thật cho cao. Đòi cho được hai trăm phần quà. Mỗi phần có một hộp trà, một hộp bánh, sáu quả cau, một liễn trẩu. Đòi thêm hai cái kiềng vàng, cặp xuyến vàng, một đôi bông tai.

Phải đãi ăn năm chục người. Mụ Ty nghe mà lo lắng bảo:

“Mình thách cưới cao quá, lỡ người ta không lo nổi, rồi bỏ đi thì uổng. Mà mình thì đã tra (già) lắm rồi. Cả đời tui chưa đeo kiềng, đeo xuyến, chừ có đeo vô, cũng cấn chết, mà trẽn (xấu hổ) nữa.”

Một bà nạt lớn:

“Tra thì tra, chứ chẳng lẽ cho không, cóc đòi chi cả? Đừng tự làm mình mất giá. Hắn không cưới thì thôi.”

Nghe nói vậy, mụ Ty giật mình tái mặt, ngồi thừ người ra. Một bà khác tiếp lời:

“Nì, mụ đừng lo, Việt Kiều giàu lắm. Người nào cũng lái xe hơi, ở nhà lầu. Mình không đòi là dại. Mà cũng phải đủ lễ “tam sênh” mới được. Ba lễ, dạm mặt, đám hỏi, đám cưới đàng hoàng, chớ không phải đem xe về bắt cóc chạy đi. Làng nước không chịu cho mụ chịu thiệt thòi mô. Mụ mà không đòi, thì chúng tôi cũng đứng ra, đại diện nhà gái mà đòi”

Mụ Ty hốt hoảng nói nho nhỏ:

“Thôi thôi, mấy mự, mấy thím ơi. Mần rình rang chi thêm xấu mặt. Mấy chục năm ni, có đám cưới mô trong làng mà đủ ba lễ? Tui nghèo khổ, chớ có phải cành vàng lá ngọc chi mô.”

“Đám cưới trong làng mình, không đủ ba lễ là vì bên rễ nghèo. Phải “giản đơn” lại, chớ không thì trai, gái, không vợ, không chồng cả làng sao? Mình nhắm sức người ta có, mới đòi. Mụ lo chi?”

Thấy bà con áp lực quá, mụ Ty ôm mặt khóc. Người ta bồi thêm:

“Mụ mà dại, thì có cả làng khôn. Đòi là đòi cho mụ, chớ có đòi cho chúng tui mô. Sính lễ mà đòi được, thì mụ cũng cất đi, sau nầy làm của, phòng khi nầy khi kia, chớ chúng tui có lợi chi?”

Mụ Ty đem những lời thách cưới của bà con nói lại cho ông Thu nghe. Nhưng mụ không quên thêm một câu rằng, nếu ông không có, và không chịu thì thôi, mụ không đòi hỏi chi cả.

Ông Thu cười và nói, đó là “chuyện nhỏ”. Vòng, xuyến, hoa tai, nếu mụ muốn, thì ông sẽ mua cho mụ. Nhưng hai trăm phần cưới cau trầu, trà bánh, thì không, phí phạm vô ích. Mụ Ty nghe mà mừng, sung sướng và nói:

“Thôi, thôi, đừng vòng xuyến chi cả. Xưa nay không đeo, bi chừ đeo vô, ngứa ngáy không chịu được mô. Đeo vô, trẽn lắm. ”

Khi gặp lại mụ Ty trong hoàn cảnh mù loà, đói rách lạnh lẽo, ông Thu muốn đem mụ về Sài Gòn ở tạm. Thuê nhà, thuê người chăm nom mụ trong thời gian chờ đợi. Khi đầy đủ thủ tục, và được sở di trú Mỹ chấp thuận, ông sẽ đưa mụ về California. Nhưng vì bà con, làng nước xúi dục, mụ Ty nhất định không chịu ra khỏi làng, khi chưa có đám cưới, chưa có hôn thú, và chưa có giấy máy bay đi Mỹ. Mụ khóc và nói:

“Bà con dặn tui đừng có đi mô cả. Đi ra khỏi làng, vô tận Sài Gòn xa xôi, lỡ anh đổi ý, bỏ tui bơ vơ nơi xa lạ, mần răng mà tui có tiền, có phương tiện về lại làng. Mà về lại cũng không được mô. Thiên hạ cười cho thúi đầu. Tra chừng ni tuổi rồi mà còn bỏ làng đi theo trai, bị phụ tình, mang xác về. Xấu hổ lắm.”

Ông Thu ôm đầu thở dài. Biết mụ Ty đã bị xóm giềng bàn ra, tán vào, khuyên bảo nầy nọ. Không hẳn những lời khuyên đó hoàn toàn vô lý. Ông nhỏ nhẹ nói với mụ Ty:

“Việc gì phải sống thêm trong cái chòi tranh dột nát nầy nữa. Thiếu thốn phương tiện, ẩm thấp, mưa luồn nắng chiếu. Khổ đã nhiều rồi, không tội gì khổ thêm.”

Mụ Ty nói rất tự nhiên:

“Mấy chục năm sống nơi đây, cũng đã quen rồi, tui không thấy khổ nữa. Đói thì có, rách thì có. Nếu đủ cơm ăn hàng ngày là quá quý rồi. Tui không dám mơ ước chi hơn.”

“Nếu Ty nhất định không ra khỏi làng, thì kiếm nhà nào rộng rãi, khang trang, tui thuê cho mà ở”

“Nhà ai nấy ở. Không ai dư chỗ cho thuê mô. Ở nhà ni, có chết mô mà sợ. Nếu ở nhà ni mà chết, thì chết từ lâu rồi. Cứ cho tui ở nhà ni, đừng bắt tui đi nơi khác. Tội nghiệp.”

Ông Thu chịu thua, không muốn ép mụ Ty dọn đi nơi khác, phiền lòng mụ. Ông nhờ người bà con bên ngoại thuê thợ tu bổ lại căn chòi, lợp lại mái, che phên, làm cửa lưới ngăn muỗi, câu điện, bắt cho một chiếc quạt máy. Mụ Ty nói:

“Sửa phên, lợp nhà thì được. Câu điện chi cho phí. Tui mù loà, ngày như đêm, cần chi đèn đóm. Bắt quạt máy mần chi, lỡ nó rớt xuống, bể đầu. Khi mô nóng, ra ngồi bên hè, lấy mo cau mà quạt cũng đủ mát rồi.”

Ông Thu thuê một đứa cháu họ của mụ Ty, đến ở chung để chăm sóc, đi chợ, nấu nướng cho mụ. Mỗi ngày mụ được ăn cơm không độn khoai sắn, có cá kho, thịt luộc. Mụ Ty sung sướng hớn hở. Mụ nói với đứa cháu;

“Ăn sang phung phí như ri, ngày mô cũng thịt, cá, thì có núi của cũng sập. Thôi, đừng hoang phí nữa. Cứ cơm trắng với mắm nêm, mắm ruốc, rau luộc là đủ, sung sướng lắm rồi.”

Đưá cháu cười nói:

“Dượng Thu đã đưa tiền cho chú Hai, dặn phát tiền chợ cho cháu. O đừng lo. O mà ăn ngon, thì cháu cũng được ăn ngon theo. Cả đời, chưa khi mô cháu được ăn no, sung sướng, như bây chừ cả. Cháu hỏi thiệt, O đừng giấu cháu nghe. O bỏ thứ “bùa” chi, mà dượng Thu Việt kiều mê O dữ rứa? Dạy cho cháu với. Cháu thương thằng Bường, mà hắn cứ lờ tít đi, như không biết chi hết.”

“Mụ nội mi. Bùa chú chi mô. Người ta ở bên Mỹ, tau ở đây, mù loà, có bùa cũng không bỏ được. Miềng ăn ở ngay thật, hiền lành, trời thương nên đem dượng Thu mi về đây cho tau.”

Mụ Vàng người trong xóm, trước đây thường hay cho mụ Ty khoai sắn, ghé nhà ngồi nói chuyện, trước khi ra về nói:

“Mai mốt o qua Mỹ, làm ra tiền, đừng quên tui. Nhớ gởi về cho nhiều nhiều, để tui xây gạch, lợp ngói căn nhà nghe.”

Chú Trọng dặn dò tha thiết:

“Tui biết chị tốt lắm, qua Mỹ thế nào cũng gởi tiền về cho tui mua cặp trâu, đi cày thuê. Cả đời tui, mơ ước có được con trâu, chị không giúp, thì không khi mô có. Đừng vì giàu sang sung sướng mà quên bà con nghèo.”

Mụ Ty hoang mang lắm, nhưng cứ nói thật những ý nghĩ trong lòng mụ:

“Sợ không có, chứ có thì phải nghĩ đến bà con, phải chia xẻ cơm áo cho nhau chớ. Như bà con đã chia khoai sắn cho tui sống mấy chục năm ni. Cậu đừng có lo. Tui mà có của thì chia hết. Nghe bà con nói chuyện, tui nghĩ là Tây, Mỹ nó ngu lắm, để tiền, để của ngoài đường, cho mình qua đó mà hốt, như hốt cứt trâu ngoài ruộng”

Mụ Viện, nhà ở xóm trên, có đứa con gái ba mươi lăm tuổi bị ly dị. Cô nầy về ở với cha mẹ. Mụ Viện đến năn nỉ mụ Tý, đề nghị thẳng thừng:

“Chị tra (già) rồi, đi Tây, đi Mỹ làm chi , bên đó lạnh lắm, chịu không nổi mô. Mà đã tra dư ri (già như thế nầy), còn đi lấy dôn (chồng), thiên hạ, làng nước, con nít, chúng nó cười cho thúi trốt (thối đầu). Trẽn lắm (xấu hổ). Thôi thì chị nhường ông Việt Kiều đó cho con Thại nhà tui, hắn còn trẻ, chịu được lạnh, có thể giúp ông Việt Kiều nhiều chuyện, đẻ cho ông vài ba đứa con. Phần chị, thì ở đây đã quen, đi mô cho mệt.”

Mụ Ty nghe mà rưng rung nước mắt, vì xưa nay đã quen bị thiên hạ chèn ép mà không dám kêu ca. Mụ nói nho nhỏ, sợ mất lòng mụ Viện:

“Chuyện đó, thì tùy ông Việt Kiều, nếu tui chịu nhường, liệu ông nớ có chịu hay không?”

Mụ Viện giục :

“Răng mà không chịu. Con Thại còn trẻ, còn đẹp, khỏe mạnh, chứ có ốm o bệnh hoạn như, như ai đó mô. Thì chị cứ nói cho đến khi ông nớ chịu. Không nói thì mần răng người ta biết. “

“Tui không dám nói mô.”

“Tại răng mà không dám nói ? Có chết chóc chi mô?”

Mụ Tý khóc rấm rứt:

“Chết tui cũng không dám nói. Chị có gan thì nói thẳng với ông Thu đi. Nói được thì tui chịu nhường”

Nói đến đó, mụ Ty tủi thân quá, khóc oà lên. Tưởng như đã mất ông Thu rồi. Đứa cháu săn sóc mụ Ty, nghe mà giận quá, xen vô, nói lớn tiếng:

“Cái mụ Viện ni vô doang (vô duyên) chưa tề. Người ta ưng dau (yêu nhau) cả mấy chục năm ni, đêm ngày thương dớ (nhớ). Chị Thại con của mụ, mập thù lù, bị chồng chê, bị li dị, chớ có quý báu chi. Có tình nghĩa chi mà nhảy vô đòi dành ăn. Ở bên đó, đầm Tây, đầm Mỹ đẹp như tiên, như thánh, trắng như trứng gà bóc, ông còn chưa chịu nữa, huống chi con của mụ, thấm vô mô.”

Mụ Viện giận dữ nghiến răng gào lên:

“Nì, cái con quỷ cái, tau bả (vả) cho văng răng ra bi chừ. Việc chi mà mi xía vô chuyện người ta? Mi biết chi mà nói. Câm cái mồm lại.”

Đứa cháu trả treo:

“Nói ngang xương dư rứa (như vậy), quỷ sứ nghe cũng không lọt tai. Tức đến nghẹn họng.”

Có nhiều người nữa, đến bắt mụ Ty hứa hẹn đủ điều. Ông chủ tịch xã cũng nói với mụ Ty, yêu cầu ông Thu giúp đỡ, ủng hộ một món tiền, đủ để xây lại lại trụ sở uỷ ban hành chánh xã cho khang trang hơn. Mụ Ty đạo đạt những lời yêu cầu của bà con đến ông Thu. Ông cười hiền:

“Tội nghiệp bà con quá. Chắc qua Mỹ, tui với mụ phải tổ chức một băng cướp, đi ăn cướp ngân hàng, đem tiền về giúp bà con mình.”

Mụ Ty không hiểu lời nói đùa của ông Thu, hốt hoảng nói:

“Đi ăn cướp? Tui không làm được mô. Tui mù loà, mần răng mà chạy trốn cho kịp. E cũng ở tù rục xương. Rứa thì lâu ni, ở bên Mỹ, eng làm việc chi?”

“Đi cày”- Ý ông Thu muốn nói đi làm cực nhọc như đi cày vậy, nhưng mụ Ty không hiểu, hỏi:

“Ruộng có diều (nhiều) không? Được mấy sào? Qua bên đó, tui cũng giúp xay lúa, giã gạo được”

“Bây chừ thì về hưu rồi, nghỉ đi cày.”

“ Rứa thì lấy chi mà ăn ?”

“Tiền để đèng” (để dành) – Ông Thu nói tiếng Quảng Trị cho mụ Ty dễ hiểu.

Mụ Thu xuống giọng, nói nhỏ như sợ người khác nghe được:

“Để đèng diều (nhiều) không? Được năm lạng không?

“Được”

“Rứa thì giàu quá! Chôn cho kỹ. Coi chừng bị trộm hết, không có ăn, khổ lắm đó.”

Gian nan lắm, ông Thu mới hoàn tất được thủ tục, đưa mụ Ty về Mỹ. Phía chính quyền Việt Nam làm khó khăn, ông phải vất vả chạy mua giấy khai sinh, phải nhờ người đút lót tiền mua các loại giấy tờ chứng minh cần thiết. Bộ ngoại giao và di trú Mỹ nghi ngờ ông âm mưu đưa người nhập lậu qua khe hở của pháp luật. Ông cố gắng giải thích về sự thành thật của ông, mà không ai tin. Giá như ông cưới một cô gái trẻ, đẹp, thì được dễ dàng thông qua. Ông kể câu chuyện tình hơn nửa thế kỷ của ông cho viên chức ở toà đại sứ Mỹ nghe, họ càng không tin hơn, cho rằng ông bịa chuyện. Cuối cùng, ông phải thuê luật sư can thiệp, và nhờ thêm dân biểu, nghị sĩ vùng ông ở viết thư cho bộ ngoại giao và sở di trú. Thời gian thủ tục giấy tờ dài hơn gấp đôi bình thường.

Trên máy bay về Mỹ, ngồi bên cạnh mụ Ty, ông Thu thấy tình thương dạt dào rộn lên trong tim. Nhìn mụ Ty ngồi dựa ngửa đang lơ mơ ngủ, ông thấy mụ đẹp hơn cả “con Ty” mười bốn tuổi ngày xưa có cái răng khểnh. Ông hứng khởi, hát nho nhỏ bản nhạc Suối Mơ của Văn Cao: “… từng hẹn mùa xưa xây nhà bên suối, nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương ngát, đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi…”

Mụ Ty, quay mặt lại nói:

“Eng hát hay quá”

Ông Thu cười:

“Không hay bằng Ty nói vè O Nương mô.”

Ông Thu vuốt nhẹ bàn tay khô xương, sần sùi của mụ Ty, mà lòng vui rộn rã.

Tràm Cà Mau
Đọc thêm nuiansongtra.com

Sunday, January 17, 2010

Hoàng Sa 1974


Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa

Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.(Hình phải:Sử gia Trần Gia Phụng)

1.- VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân về nước trong danh dự mà thôi.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.

Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974.

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công). Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.


Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.

2.- VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là “quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ”, đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.

Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam. (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt

Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam. Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.

Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm. Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam. Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: “Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” (Kiều, câu 2665-2666).

Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.

Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam, gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam. Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam, do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

3.- CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa có nhiều ý nghĩa quan trọng:

Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam, tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974, Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.

Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam, tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam, CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ ngày nầy, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Như thế, không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.

Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam, Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.

Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973. Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.

Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.

4.- HOA KỲ

Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.

Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950. Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng. Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước”, tiến đánh miền Nam.

Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt. Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.

Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.

Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972, mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.

Sau đó, trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh ngày 22-6-1972, Henry Kissinger, cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống Nixon, đã nói với ngoại trưỏng Trung Quốc là Chu Ân Lai rằng Hoa Kỳ có thể sống với một chính quyền cộng sản tại Trung Quốc,thì Hoa Kỳ cũng chấp nhận điều đó ở Đông Dưong.

Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.

Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.

Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.

KẾT LUẬN

Ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.

Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam. Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam, cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam. Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.

Ngày 19-01-1974, CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.

Cuối cùng, sau khi “chống Mỹ cứu nước”, tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ “cứu nước”, đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.

Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Trần Gia Phụng
Toronto, 19-01-2009
Nguồn vietland.net

Hải Chiến Hoàng Sa 1974



Kỷ niệm Hải Chiến Hoàng Sa(19-01-1974)

LTS - 19 Tháng Giêng, 1974, trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng nổ ra tại quần đảo Hoàng Sa. Nhân kỷ niệm 36 năm trận hải chiến, và nhân dịp các cựu quân nhân Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tổ chức “Ngày Hoàng Sa” tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận đánh cách đây 36 năm, Người Việt xin ghi nhận một số ý kiến của những người từng tham gia trận đánh, ở nhiều góc độ, và trình bày trong loạt bài viết nhiều kỳ sau đây. Bài viết này được xây dựng cốt yếu dựa trên hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại” của cựu Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, với sự đồng ý của tác giả.


Kỳ 1- Ai sẽ khai hỏa trước?

Ngày 15 Tháng Giêng, 1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ 16), hạm trưởng là Trung Tá Lê Văn Thự, được lịnh của Bộ Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải đưa địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay thế toán đang ở ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Ðịa phương quân báo cáo thấy “một vài ghe đánh cá xuất hiện rất gần bờ tại đảo Pattle.” (Hình phải: Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ 10), Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng, hy sinh theo chiến hạm trong trận hải chiến Hoàng Sa. (Hình: Từ hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại” của cựu Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại.)

Sáng 16 Tháng Giêng, 1974: Có báo cáo, rằng một số tàu đánh cá chạy về hướng Bắc và đồng thời khi người nhái của Hải Quân Việt Nam đổ bộ thám sát các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Cộng.

Chiều 16 Tháng Giêng, 1974: Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại tiếp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và một số tướng lãnh và đơn vị trưởng khác.

Sáng 17 Tháng Giêng, 1974: Tuần dương hạm HQ 16 báo cáo, hai tàu đánh cá Trung Cộng không tuân lịnh của chiến hạm Việt Nam ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Xuất hiện hai tàu chở quân của Trung Cộng đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ Trung Cộng. Trung Tá Thự cho một toán đổ bộ nhổ hết cờ Trung Cộng và thay bằng cờ Việt Nam Cộng Hòa.

8 giờ sáng, 17 Tháng Giêng, 1974: Tổng Thống Thiệu ra chỉ thị: “Không để mất một tất đất nào cả.”

10 giờ sáng, ngày 18 Tháng Giêng, 1974: Thám sát đảo Cam Tuyền vì thấy có chiến hạm Trung Cộng thả trôi gần đó. Cắm cờ Việt Nam lên đảo. Có tối thiểu bốn chiến hạm Trung Cộng tại Hoàng Sa. Chiến hạm Việt Nam ra dấu hiệu đuổi chiến hạm Trung Cộng ra ngoài lãnh hải. Trên chiến hạm Trung Cộng, các thủy thủ cũng ra dấu yêu cầu chiến hạm Việt Nam phải ra xa các đảo. Buổi chiều: tình hình Hoàng Sa căng thẳng!

Sáng ngày 19, theo hồi ký của cựu Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, khoảng 10 giờ sáng, các c
hiến hạm Trung Cộng vẫn không thay đổi vị trí và bám sát chiến hạm Việt Nam. Ðề Ðốc Thoại nhắc Ðại Tá Hà Văn Ngạc rằng, đã có chỉ thị “nếu dùng tín hiệu mà chiến hạm Trung Cộng không thi hành thì nhớ bắn trước mũi tàu họ trước chớ dừng bắn trúng họ.”

Lúc đó, tàu của cả hai phía rất gần nhau, không thể bắn dọa. Theo Ðề Ðốc Thoại, thì Ðại Tá Ngạc cho biết hai bên ở thế “cài răng lược,” tức là ở vị trí xen kẽ với nhau, nếu tác xạ có thể trúng bạn.

Ðề Ðốc Thoại ghi lại, rằng ông “cảm thấy không còn giải pháp nào khác, hoặc tấn công trước hoặc rời khỏi lãnh hải của mình để tránh đụng chạm.” Nhưng, cũng vào giây phút ấy, ông nghĩ ngay thủ bút của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Sáng ngày 17 Tháng Giêng, 1974, Tổng Thống Thiệu và phái đoàn gồm Trung Tướng Lê Nguyên Khang, (Tổng Tham Mưu Phó), Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, (Tư Lịnh Quân Ðoàn 1), Chuẩn Tướng Trần Ðình Thọ, (Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu), đến Bộ Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải.” Tại đây, Ðề Ðốc Thoại “trình bài cặn kẽ địa hình địa thế của các đảo Hoàng Sa, lịch sử của các hải đảo này và những diễn tiến trong mấy ngày qua.”

Ông nói “...tình hình trong 24 giờ qua cho thấy Trung Cộng có ý định khiêu khích...”

Sau khi nghe Ðề Ðốc Thoại trình bày, “Tổng Thống Thiệu lấy bút giấy ra viết liên tục trong khoảng mười lăm phút. Sau khi viết xong, ông gọi tôi đến trước mặt ông và yêu cầu tôi đọc mấy trang giấy đó.”

Tổng Thống Thiệu nói: “Anh Thoại đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng cho tôi biết ngay từ bây giờ.” Trên đầu trang giấy có mấy chữ “Chỉ thị cho Tư Lịnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải.” Ðề Ðốc Thoại nhớ lại: “Những chữ này làm tôi hơi khó chịu vì ông Thiệu không ghi Tư Lịnh Quân Khu 1 hay Tư Lịnh Hải Quân mà lại đề thẳng chức vụ của tôi. Lúc đó tôi không nghĩ ra rằng với chức vụ Tổng Tư Lịnh của Quân Ðội, ông có toàn quyền chỉ thị trực tiếp mỗi đơn vị trưởng trong quân đội. Trong trang chót thì có đoạn ‘Chỉ thị cho Thủ Tướng Chánh Phủ.’”

Sau khi trao thủ bút cho Ðề Ðốc Thoại, Tổng Thống Thiệu nói tiếp: “Chúng ta không để mất một tất đất nào cả.”

Trở lại tình hình buổi sáng ngày 19 Tháng Giêng, 1974. Ðề Ðốc Thoại viết trong hồi ký, rằng ông và Ðại Tá Ngạc cùng đồng ý “là khi tình hình quá căng thẳng thì mình phải khai hỏa trước để giảm thiểu thiệt hại. Ðại Tá Ngạc đồng ý với tôi là chiến hạm Việt Nam phải khai hỏa trước.” (Hình phải: Phóng đồ Hải Chiến Hoàng Sa của Trần Ðỗ Cẩm và Vũ Hữu San. (Hình: Từ hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại” của cựu Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại.)

Ðề Ðốc Thoại nhắc thêm: “Anh nhớ hãy chỉ thị cho tất cả chiến hạm khai hỏa cùng một lúc khi anh bắt đầu khai hỏa!”

(Kỳ sau: Khai chiến Hoàng Sa trong một “tâm trạng không bao giờ quên,” theo lời cựu Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Tổn thất bao nhiêu? Và người Mỹ đã hành xử ra sao trong trận chiến ấy? Xin theo dõi kỳ sau: “Chuyện phải đến đã đến.”)

Đọc tiếp kỳ 2 : Chuyện phải đến đã đến
Kỳ 3: Hai chữ 'Tổ Quốc' không còn trừu tượng

Ðông Bàn - Ðinh Quang Anh Thái
Nguồn nguoi-viet.com