Tuesday, July 31, 2012

HS-TS-VN


KẾT ÁN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
6 TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Trước Tòa Án Quốc Dân và Tòa Án Lịch Sử, các Luật Gia Việt Nam công bố Cáo Trạng kết án Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) về 6 tội phản bội Tổ Quốc theo trình tự như sau:

I. NĂM 2009, ĐCSVN TỪ BỎ 60% KHU VỰC THỀM LỤC ĐỊA MỞ RỘNG TẠI VÙNG BIỂN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.

Về mặt pháp lý, Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tại Biển Đông Nam Á hay Biển Đông, các quốc gia duyên hải được hưởng quy chế thềm lục địa pháp lý 200 hải lý chạy từ biển lãnh thổ ra khơi. Như vậy tối thiểu thềm lục địa của quốc gia duyên hải kéo dài từ đường cơ sở ven bờ (baselines) tới vùng hải phận 212 hải lý (trong đó có biển lãnh thổ 12 hải lý territorial sea).

Chiếu Điều 77 Luật Biển, Thềm Lục Địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải. Mọi sự xâm chiếm của ngoại bang, dầu có võ trang hay không, đều vô giá trị và vô hiệu lực. Do đó dầu Trung Hoa đã chiếm đóng 13 đảo Hoàng Sa, và một số các đảo, cồn , đá, bãi tại Trường Sa, nhưng Việt Nam vẫn không mất chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo này.

Ngoài thềm lục địa pháp lý 200 hải lý các quốc gia duyên hải còn được hưởng quy chế thềm lục địa mở rộng (từ 200 đến 350 hải lý) nếu về mặt địa chất và địa hình, đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đất liền ra ngoài biển. Đó là trường hợp của Việt Nam tại Biển Đông. Bản Phúc Trình của Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt năm 1925 và bản Phúc Trình năm 1995 của các Luật Sư Covington và Burling cùng xác nhận điều đó.

Theo Họa Đồ Mercator lập hồi tháng 12-1995 thềm lục địa mở rộng của Việt Nam từ Bắc chí Nam trải dài trên 11 vĩ tuyến từ Quảng Trị (vĩ tuyến 17) xuống Nam Cà Mau (vĩ tuyến 7), hai điểm cực nam có tọa độ 6.48 Bắc và 5.18 Bắc.

Ngày 7-5-2009 Nhà Cầm Quyền Hà Nội đệ nạp Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc bản Phúc Trình kèm theo họa đồ và tọa độ ấn định giới tuyến Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở Rộng (TLĐMR) của Việt Nam (Extended Continental Shelf). Trong Phúc Trình này, bỗng dưng vô cớ, ĐCSVN tự ý thu hẹp thềm lục địa mở rộng chỉ còn 4 vĩ tuyến (từ Quảng Ngãi tại Vĩ Tuyến 15 xuống Bình Thuận tại Vĩ Tuyến 11). Và như vậy ĐCSVN đã từ bỏ 7 vĩ tuyến thềm lục địa mở rộng cả về phía Bắc và phía Nam:

1. Về phía bắc, ĐCSVN đã từ bỏ 3 vĩ tuyến TLĐMR (tại các vĩ tuyến từ 17, 16, 15, từ Quảng Trị xuống Quảng Ngãi). Đây là vùng biển tọa lạc 13 đảo Hoàng Sa: Đảo Trí Tôn tại vĩ độ 15.50, Đảo Hoàng Sa tại vĩ độ16.30, Đảo Phú Lâm tại vĩ độ 16.50, các Đảo Bắc và Đảo Cây tại vĩ độ 16.60. Kết quả là toàn thể quần đảo Hoàng Sa không còn nằm trên TLĐMR của Việt Nam về phía Bắc Quảng Ngãi. (Điểm 1 Họa Đồ có tọa độ 15.02 Bắc và 115 Đông).

Sự kiện này đi trái với Bản Phúc Trình năm 1925 của Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương.

Theo Phúc Trình Krempt quần đảo Hoàng Sa nằm trên Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở Rộng của Việt Nam. Vì quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển Việt Nam. Về mặt địa chất, với đất đai, sinh thực vật, khí hậu v…v. .., các đảo Hoàng Sa thuộc cùng một loại địa chất như lục địa Việt Nam. Sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc, vẽ các bản đồ về hải đảo và đáy biển, Tiến Sĩ Krempt lập phúc trình xác nhận rằng: "Về mặt địa chất, những đảo Hoàng Sa thuộc thành phần lãnh thổ của Việt Nam". (Geologiquement les Paracels font partie du Vietnam).

Hơn nữa, về mặt địa hình, đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền kéo dài ra ngoài biển. Nếu nước biển rút xuống khoảng 900m thì Quần Đảo Hoàng Sa sẽ biến thành môt hành lang chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn qua Cù Lao Ré đến các đảo Trí Tôn, Hoàng Sa, Phú Lâm, Đảo Bắc và Đảo Cây..

2. Về phía Nam Chính Phủ Việt Nam cũng chỉ vẽ Thềm Lục Địa Mở Rộng từ Quảng Ngãi xuống Bình Thuận (Điểm 45 Họa Đồ có tọa độ 10.79 Bắc và 112 Đông). Và như vậy Việt Nam đã mất 4 vĩ tuyến Thềm Lục Địa Mở Rộng từ vĩ tuyến 11 xuống vĩ tuyến 7 (từ Bình Thuận xuống Nam Cà Mau).

Hậu quả là tất cả các đảo lớn, các cồn và Bãi Tứ Chính tại vùng Biển Trường Sa, vì tọa lạc về phía nam vĩ tuyến 11, nên không còn nằm trên TLĐMR của Việt Nam: Như các đảo Trường Sa, Sinh Tồn, Nam Yết, Bình Nguyên (Flat Island), Thái Bình (Itu Aba), Loại Tá, Vĩnh Viễn (Nansha), Bến Lộc (West York), Thị Tứ, (cùng với Bãi Tứ Chính, và các cồn An Bang, Sơn Ca, và Song Tử Tây do Việt Nam chiếm cứ).

Như vậy theo Phúc Trình của Nhà Cầm Quyền Hà Nội, toàn thể các đảo, cồn, đá, bãi tại quần đảo Trường Sa đều tọa lạc ngoài khu vực Thềm Lục Địa Mở Rộng của Việt Nam, từ Điểm 1 tại Quảng Ngãi đến Điểm 45 tại Bình Thuận.

Sự kiện này đi trái với Bản Phúc Trình năm 1995 của các Luật Sư Covington và Burling theo đó Việt Nam có quyền được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng (từ 200 đến 350 hải lý) tại vùng biển Trường Sa. Vì đáy biển Trường Sa là sự "tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền kéo rất xa ra ngoài biển khơi". (Vietnam is entitled to claim (more than 200 nautical miles) because the natural prolongation of the Vietnamese mainland extends considerably farther seaward than 200 nautical miles).

Trong mọi trường hợp, với Phúc Trình năm 2009, ĐCSVN đã phản bội Tổ Quốc bằng cách vô cớ và vô lý từ bỏ 7 vĩ tuyến (3 vĩ tuyến về phía Bắc và 4 vĩ tuyến về phía Nam). Đây là những vùng hải phận và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

II. TỘI CHUYỂN NHƯỢNG CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA TRƯỜNG SA CHO TRUNG CỘNG

Hơn 50 năm trước, năm 1958, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh là Chủ Tịch Đảng và Chủ Tịch Nước, Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Chu Ân Lai để dâng cho Trung Cộng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dầu các quần đảo này thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa chiếu Điều 4 Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954:

1) Ngày 15-6-1956, Ung Văn Khiêm (ngoại trưởng) minh thị tuyên bố: "Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa".

2) Ngày 14-9-1958 qua lời Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, đã hiến dâng cho Trung Cộng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3) Để biện minh cho lập trường bán nước Biển Đông của Hồ Chí Minh, sau khi Trung Cộng xâm chiếm Trường Sa hồi tháng 3-1988, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản trong số ra ngày 26-4-1988 đã viết: "Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng 2 quần đảo nói trên".

4) Và hồi tháng 5-1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa bằng võ lực hồi tháng giêng 1974, đã viết: "Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi".

Từ 1956, mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam là "giải phóng Miền Nam" bằng võ lực. Để chống lại Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Đồng Minh, Hà Nội hoàn toàn trông cậy vào sự cưu mang nhiệt tình của người thầy phương Bắc. Vì sau cái chết của Stalin năm 1953, Liên Xô chủ trương chung sống hòa bình với Tây Phương, trong khi Mao Trạch Đông vẫn mạnh miệng tuyên bố "sẽ giải phóng một ngàn triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản".

Mà muốn được cưu mang phải cam kết đền ơn trả nghĩa. Ngày 14-9-1958, qua Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước cam kết chuyển nhượng cho Trung Quốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Có 3 lý do được viện dẫn:
a) Vì Hoàng Sa, Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị- Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Hòa. Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu! (không phải tài sản của mình).
b) Sau này do những tình cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam thì mấy quần đảo tại Biển Đông đâu có ăn nhằm gì so với toàn thể lãnh thổ Việt Nam?
c) Giả sử cuộc "giải phóng Miền Nam" không thành, thì việc Trung
Cộng chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa sẽ có tác dụng làm suy yếu phe Quốc Gia về kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng.

III. TỘI NHƯỢNG ĐẤT BIÊN GIỚI CHO TRUNG CỘNG

Năm 1949, sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là nhuộm đỏ hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.Qua năm sau, 1950, với sự yểm trợ của các chiến xa Liên Xô và đại pháo Trung Cộng, Bắc Hàn kéo quân xâm lăng Nam Hàn. Tuy nhiên âm mưu thôn tính không thành do sự phản kích của quân lực Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.Từ 1951 cuộc chiến bất phân thắng bại đưa đến hòa đàm (vừa đánh vừa đàm). Hai năm sau Chiến Tranh Triều Tiên kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm tháng 7, 1953.

Thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Cộng tập trung hỏa lực và kéo các đại pháo từ mặt trận Bắc Hàn xuống mặt trận Bắc Việt.

Để tiếp tế võ khí, quân trang, quân dụng, cung cấp cố vấn và cán bộ huấn luyện cho Bắc Việt, các xe vận tải và xe lửa Trung Cộng đã chạy sâu vào nội địa Việt Nam để lập các căn cứ chỉ huy, trung tâm huấn luyện, tiếp viện và chôn giấu võ khí. Thừa dịp này một số dân công và sắc dân thiểu số Trung Cộng kéo sang Việt Nam định cư lập bản bất hợp pháp để lấn chiếm đất đai.

Trong Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai khởi sự từ 1956, với các chiến dịch Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân (1968) và Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Bắc Việt huy động toàn bộ các sư đoàn chính quy vào chiến trường Miền Nam. Thời gian này để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Bắc Việt nhờ 300 ngàn binh sĩ Trung Cộng mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Trong dịp này các binh sĩ, dân công và sắc dân thiểu số Trung Hoa đã di chuyển những cột ranh mốc về phía nam dọc theo lằn biên giới để lấn chiếm đất đai.

Trong Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba khởi sự từ 1979, để giành giật ngôi vị bá quyền, Trung Cộng đem quân tàn phá 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Và khi rút lui đã gài mìn tại nhiều khu vực rộng tới vài chục cây số vuông để lấn chiếm đất đai.

Ngày nay, do đề nghị của Bắc Kinh, Hà Nội xin hợp thức hóa tình trạng đã rồi, nói là thể theo lời yêu cầu của các sắc dân thiểu số Trung Hoa đã định cư lập bản tại Việt Nam.

Năm 1999 họ ký Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung để nhượng cho Trung Cộng hơn 800 km2 đất biên giới, trong đó có các quặng mỏ và các địa danh như Ải Nam Quan, Suối Phi Khanh tại Lạng Sơn và Thác Bản Giốc tại Cao Bằng...

IV. TỘI BÁN NƯỚC BIỂN ĐÔNG CHO TRUNG CỘNG

Kinh nghiệm cho biết các quốc gia láng giềng chỉ ký hiệp ước phân định lãnh thổ hay lãnh hải sau khi có chiến tranh võ trang, xung đột biên giới hay tranh chấp hải phận.

Trong cuốn "Biên Thùy Việt Nam"(Les Frontières du Vietnam), sử gia Pierre Bernard Lafont có viết bài "Biên Thùy Lãnh Hải của Việt Nam" (La Frontière Maritime du Vietnam). Theo tác giả, năm 1887, Việt Nam và Trung Hoa đã ký Hiệp Ước Bắc Kinh để phân ranh hải phận Vịnh Bắc Việt theo đường kinh tuyến 108 Greenwich Đông (105 Paris), chạy từ Trà Cổ Móng Cáy xuống vùng Cửa Vịnh (Quảng Bình, Quảng Trị). Đó là đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa tại Vịnh Bắc Việt. Vì đã có sự phân ranh Vịnh Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh 1887, nên "từ đó hai bên không cần ký kết một hiệp ước nào khác." Do những yếu tố địa lý đặc thù về mật độ dân số, số hải đảo, và chiều dài bờ biển, Việt Nam được 63% và Trung Hoa được 37% hải phận.

Năm 2000, mặc dầu không có chiến tranh võ trang, không có xung đột hải phận, bỗng dưng vô cớ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lén lút ký Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh 1887.

Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ là một hiệp ước bất công, vi phạm pháp lý và vi phạm đạo lý.

Bất công và vi phạm pháp lý vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn của Tòa Án Quốc Tế, theo đó sự phân ranh hải phận phải căn cứ vào các yếu tố địa lý, như số các hải đảo, mật độ dân số và chiều dài bờ biển. Ngày nay dân số Bắc Việt đông gấp 6 lần dân số đảo Hải Nam, và bờ biển Bắc Việt dài gấp 3 lần bờ đảo Hải Nam phía đối diện Việt Nam.

Ngoài ra Việt Nam có hàng ngàn hòn đảo trong khi Hải Nam chỉ có 5 hay 6 hòn. Tại miền bờ biển hễ có đất thì có nước; có nhiều đất hơn thì được nhiều nước hơn; có nhiều dân hơn thì cần nhiều nước hơn. Vì vậy hải phận Việt Nam phải lớn hơn hải phận Trung Hoa (63% và 37% theo Hiệp Ước Bắc Kinh). Và cũng vì vậy vùng biển này có tên là Vịnh Bắc Việt (Không phải Vịnh Quảng Đông).

Ngày nay phe Cộng Sản viện dẫn đường trung tuyến để phân ranh hải phận với tỷ lệ lý thuyết 53% cho Việt Nam. Như vậy Việt Nam đã mất ít nhất 10% hải phận, khoảng 12.000 km2. Tuy nhiên trên thực tế phe Cộng Sản đã không áp dụng nghiêm chỉnh đường trung tuyến. Họ đưa ra 21 điểm tiêu chuẩn phân ranh Vịnh Bắc Việt theo đó Việt Nam chỉ còn 45% hải phận so với 55% của Trung Quốc. Và Việt Nam đã mất 21.000 km2 Biển Đông.

Bất công hơn nữa vì nó không căn cứ vào những điều kiện đặc thù để phân ranh Vịnh Bắc Việt. Tại vĩ tuyến 20 (Ninh Bình, Thanh Hóa), biển rộng 170 hải lý, theo đường trung tuyến Việt Nam được 85 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí (thay vì 200 hải lý theo Công Ước về Luật Biển). Trong khi đó, ngoài 85 hải lý về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý về phía đông thông sang Thái Bình Dương tổng cộng là 285 hải lý.

Theo án lệ của Tòa Án Quốc Tế, hải đảo không thể đồng hóa hay được coi trọng như lục địa. Vậy mà với số dân chừng 7 triệu người, đảo Hải Nam, một tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc, đã được hưởng 285 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí, trong khi 45 triệu dân Bắc Việt chỉ được 85 hải lý. Đây rõ rệt là bất công quá đáng. Bị án ngữ bởi một hải đảo (Hải Nam) người dân Bắc Việt bỗng dưng mất đi 115 hải lý vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá và thềm lục địa để khai thác dầu khí (chỉ còn 85 hải lý thay vì tối thiểu 200 hải lý).

Hơn nữa, Hiệp Ước này còn vi phạm đạo lý vì nó đi trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền như Công Lý, Bình Đẳng, Hữu Nghị, không cưỡng ép, không thôn tính và không lấn chiếm.

V. TỘI DÂNG CÁC TÀI NGUYÊN VÀ NGUỒN LỢI THIÊN NHIÊN CHO TRUNG CỘNG

Cùng ngày với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam còn ký Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá và thiết lập Vùng Đánh Cá Chung với Trung Cộng.

Năm 2004, Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt. Tuy nhiên, trái với Điều 84 Hiến Pháp, Hiệp Ước Đánh Cá không được Quồc Hội phê chuẩn, chỉ được Chính Phủ "phê duyệt".

Theo Hiệp Ước sau này, hai bên sẽ thiết lập một vùng đánh cá chung rộng 60 hải lý, mỗi bên 30 hải lý, từ đường trung tuyến biển sâu nhiều cá, khởi sự từ vĩ tuyến 20 (Ninh Bình, Thanh Hóa) đến vùng Cửa Vịnh tại vĩ tuyến 17 (Quảng Bình, Quảng Trị).

Tại Quảng Bình biển rộng 120 hải lý, theo đường trung tuyến Việt Nam được 60 hải lý. Trừ 30 hải lý cho vùng đánh cá chung, ngư dân chỉ còn 30 hải lý gần bờ ít cá. Trong khi đó Hải Nam được 290 hải lý để toàn quyền đánh cá.

Tại Ninh Bình, Thanh Hóa, biển rộng 170 hải lý, theo đường trung tuyến, Việt Nam được 85 hải lý. Trừ 30 hải lý cho vùng đánh cá chung, ngư dân Việt Nam chỉ còn 55 hải lý gần bờ. Trong khi đó Hải Nam được 315 hải lý.

Hơn nữa, theo nguyên tắc hùn hiệp, căn cứ vào số vốn, số tầu, số chuyên viên kỹ thuật gia và ngư dân chuyên nghiệp, Trung Cộng sẽ là chủ nhân ông được toàn quyền đánh cá ở cả hai vùng, vùng đánh cá chung và vùng hải phận Trung Hoa.

Ngày nay trên mặt đại dương, trong số 10 tầu đánh cá xuyên dương trọng tải trên 100 tấn, ít nhất có 4 tầu mang hiệu kỳ Trung Quốc. Các tầu đánh cá lớn này có trang bị các lưới cá dài với tầm hoạt động 60 dặm hay 50 hải lý. Do đó đoàn ngư thuyền Trung Quốc không cần ra khỏi khu vực đánh cá chung cũng vẫn có thể chăng lưới về phía tây sát bờ biển Việt Nam để đánh bắt hết tôm cá, hải sản, từ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Bình, Quảng Trị. Chăng lưới đánh cá tại khu vực Việt Nam là vi phạm hiệp ước.

Tuy nhiên các đội tuần cảnh duyên hải Việt Nam sẽ ngoảnh mặt làm ngơ. Là cơ quan kinh tài của Đảng, họ sẽ triệt để thi hành chính sách thực dụng làm giàu với bất cứ giá nào như cấu kết chia phần với ngoại bang mặc dầu mọi vi phạm luật pháp và vi phạm hiệp ước.

Trong cuộc hùn hiệp hợp tác này không có bình đẳng và đồng đẳng. Việt Nam chỉ là kẻ đánh ké, môi giới mại bản, giúp Trung Cộng mặc sức vơ vét tôm cá hải sản Biển Đông, để xin hoa hồng (giỏi lắm là 5%, vì Trung Cộng có 100% tầu, 100% lưới và 95% công nhân viên).

Rồi đây Trung Cộng sẽ công nhiên vi phạm Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá cũng như họ đã thường xuyên vi phạm Công Ước về Luật Biển trong chính sách "tận thâu, vét sạch và cạn tầu ráo máng" và chính sách thực dụng mèo đen mèo trắng của Đặng Tiểu Bình, làm giàu là vinh quang, làm giàu với bất cứ giá nào. Ngày nay tại vùng duyên hải Trung Hoa, các tài nguyên, hải sản và nguồn lợi thiên nhiên như tôm cá, dầu khí đã cạn kiệt. Do nhu cầu kỹ nghệ và nạn nhân mãn (của 1 tỷ 380 triệu người) Trung Quốc đòi mở rộng khu vực đánh cá và khai thác dầu khí xuống Trung và Nam Việt trong vùng hải phận và Thềm Lục Địa riêng của Việt Nam. Đó là những tai họa xâm lăng nhỡn tiền.

VI. TỘI ĐỒNG LÕA CỐ SÁT CÓ DỰ MƯU

Do những hành vi và hiệp định nói trên ĐCSVN đã tạo thời cơ và giúp phương tiện cho bọn côn đồ Trung Cộng (giả danh hải tặc) để bắn giết các ngư dân Việt Nam bằng súng đạn. Đồng thời ủi các tàu hải quân đâm vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến cho tàu bị đắm và người mất tích trong lòng đại dương. Trong những vụ giết người này bọn côn đồ Trung Cộng là những kẻ chánh phạm sát hại ngư dân. Và ĐCSVN là những kẻ đồng lõa cố sát có dự mưu bằng cách giúp phương tiện và tạo cơ hội cho kẻ chánh phạm tàn sát các ngư dân và đánh chìm các tàu đánh cá Việt Nam.

Những hành động tàn ác và phản bội nói trên cấu thành 6 tội Phản Quốc bằng cách "cấu kết với nước ngoài xâm phạm chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Đồng thời xâm phạm quyền của người dân được hưởng dụng đầy đủ những tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước".

Theo chính sử Việt Nam, vào giữa thế kỷ 16, Mạc Đăng Dung dâng 5 động và 1 châu cho Nhà Minh. Do hành động nhượng đất này, từ hơn 4 thế kỷ nay, Mạc Đăng Dung bị Quốc Dân kết án về tội Phản Quốc, tên tuổi đề mạt của y bị di xú vạn niên.

Ngày nay phe lãnh đạo ĐCSVN, khởi sự từ Hồ Chí Minh, đã phạm 6 tội phản quốc với những hậu quả tai hại gấp trăm, gấp ngàn lần thời Mạc Đặng Dung.

Để hóa giải nạn nội xâm và thoát khỏi sự thống trị của Đế Quốc Bắc Phương, chúng ta chỉ còn một giải pháp duy nhất là kiên trì đấu tranh giải thể chế độ cộng sản để thiết lập chế độ dân chủ.

Cũng theo lịch sử Việt Nam, trong thế kỷ thứ 10, nhân dân ta đã kết hợp đấu tranh và đã 3 lần đánh thắng quân nhà Tống với các chiến công oanh liệt của Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản.

Và độc đáo hơn nữa, trong thế kỷ 13, dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, dân quân Đại Việt một lòng cũng đã 3 lần đánh thắng quân Nhà Nguyên. Đây là một trong những chiến công lừng lẫy nhất trong lich sử đấu tranh giải phóng dân tộc của loài người. Điều đáng lưu ý là thời đó dân tộc Việt Nam chỉ trông vào nội lực của chính mình mà không có sự yểm trợ của đồng minh.

Đó là hai bài học lịch sử của chúng ta hôm nay. Đó cũng là nguồn nuôi dưỡng Quyết Tâm và Niềm Tin của người Việt từ hơn một thiên niên kỷ.

Hôm nay Ủy Ban Luật Gia công bố Cáo Trạng kết án phe lãnh đạo ĐCSVN. Đồng thời để yểm trợ cuộc đấu tranh Giải Thể Cộng Sản và Xây Dựng Dân Chủ do các vị lãnh đạo tinh thần khởi xướng với sự kết hợp của các luật gia và mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.

 Cầu Xin Anh Linh Các Bậc Tổ Phụ Lập Quốc Yểm Trợ Cuộc Đấu Tranh Lịch Sử Này

Hải Ngoại ngày 1-02-2011
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Cố Vấn Sáng Lập Hội Luật Gia Việt Nam Tại California (1979)Chủ Tịch Sáng Lập Ủy Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền (1990)
Cố Vấn Sáng Lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (1997)

Monday, July 30, 2012

Buddhism


LUÂN HỔI TÁI SINH

GIẢI ÐÁP VẤN ÐỀ HÔN NHÂN


Trên thế giới nhiều người đã có sự nhận xét giống nhau về một vấn đề: đó là sự tương quan về nhân dáng diện mạo giữa chồng và vợ. Phần lớn một cặp vợ chồng thường có những nét giống nhau về gương mặt và đôi khi cả lánh tình. Có nhiều vợ chồng thoạt mới nhìn qua ai cũng tưởng đó là hai anh em. Nếu xét về mặt tánh tình thì có thể bảo rằng vì sống gần nhau họ sẽ chịu ảnh hưởng về cá tính của nhau. Nhưng trên thế giới, thật sự những người có tánh tình tương tự nhau mới hợp được nhau, mới khiến họ tìm đến nhau và dễ tiến tới hôn nhân (đồng thanh tương ứng, đồng chí tương cầu là vậy).

Nếu xét về diện mạo thì khó mà giải thích theo lập luận nào. Vì quả thật vợ chồng không đồng chung huyết thống, mỗi người thuộc một dòng dõi riêng. Vậy mà như đã trình bày ở trên, có lắm cặp vợ chồng có gương mặt tương tự nhau và ai trong chúng ta cũng có lần thấy rõ điều đó. Nguyên nhân nào đã khiến những người này liên hệ, kết hợp với nhau để thành vợ chồng? Theo các nhà tâm lý học thì một trong những nguyên nhân đáng kể là sự "gặp lại hình ảnh của chính mình". Những cặp vợ chồng ấy trước đây sống riêng lẽ, khi mới gặp nhau, quen biết nhau, họ đối mặt nhau và mỗi người tự cảm nhận một hình ảnh thân thuộc lạ lùng từ người kia mà họ chưa định rõ là gì. Cái hình ảnh thân thuộc ấy chính là những nét giống họ về gương mặt mà thường ngày họ bắt gặp trong lúc soi gương...

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không phải cặp vợ chồng nào cũng đều có gương mặt tương tợ nhau mà trái lại có những cặp vợ chồng lại khác nhau một trời một vực về diện mạo và cả tánh tình. Những nhà nghiên cứu về các hiện tượng siêu linh đã đưa vào một vài thuyết tôn giáo, trong đó có thuyết luân hồi để giải thích và làm sáng tỏ phần nào vấn đề này.
Hôn nhân có nguồn gốc từ tiền kiếp. Ở kiếp này khi hai người nam nữ cùng nhau đi đến hôn nhân vợ chồng, quyết định sống bên nhau trọn đời thì thật ra điều đó không có nghĩa là điều mới được quyết định. theo thuyết luân hồi, chính nhân duyên từ kiếp trước đã là quyết định thế nào họ cũng gặp nhau vì nhân duyên (nhân duyên được hiểu đơn giản là Nhân cái này mà sinh ra cái kia (quả) như nhân có hạt giống mà sinh ra quả. Nhân duyên có 12 thứ: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thủ, hữu, sinh, lão và tử - xem ý nghĩa 12 nhân duyên - Duyên giữa trai gái để trở thành vợ chồng) Nguyễn Du có câu thơ: Có nhân duyên, có vợ chồng).

Chính sợi dây duyên nghiệp sẽ nối kết trói buộc hai người lại với nhau. Khi hai người nam nữ gặp nhau, cảm tình với nhau, mong ước được cùng nhau sống hạnh phúc dưới một mái nhà, họ vẫn tưởng họ là hai người xa lạ không quen biết nhau và chỉ gặp nhau qua sự giới thiệu hoặc sự tình cờ nhưng thật sự họ ÐÃ QUEN BIẾT NHAU TỪ KIẾP TRƯỚC, hay nói khác đi là họ đã có duyên nghiệp với nhau từ kiếp trước.

Duyên nghiệp gồm có nghiệp và duyên theo nhau để tạo nên quả báo. Có thể trước đây người này đã gây đau khổ cho người kia (về khía cạnh nào đó) và trái lại. Hoặc trước đây hai người vẫn còn mối liên hệ ràng buộc nào đó chưa dứt cần phải có thêm thời gian nữa mới mong trả hết cho nhau.v.v... Vì thế mà họ phải gặp lại nhau ở kiếp kế tiếp. Có thể trước đó họ là anh em trong một nhà, hay cùng một giòng giõi, thân thuộc. Do đó không lạ gì khi có những cặp vợ chồng có gương mặt thường giống nhau như hai anh em. Ngoài ra tùy theo duyên nghiệp mà cặp vợ chồng sống với nhau thuận hòa hạnh phúc hay lại xung đột, cải vả, bất hòa khổ đau, chán chường để rồi đi đến ly hôn, ly dị, đôi khi còn coi nhau như kẻ thù. Có những cặp vợ chồng mới cưới nhau một thời gian ngắn đã vội lìa nhau. Thời gian chung sống với nhau ấy tùy thuộc vào nghiệp quả (Giống nghiệp báo chỉ sự báo ứng. của những gì mà trước đó người này đã tác động lên người kia nhiều hay ít, dữ hay lành...)

Nhiều người ở tiền kiếp đã có nhiều nghiệp duyên với người khác và nếu chưa trả hết thì đến kiếp này họ phải trả. Vì thế có nhiều người đã phải trải qua nhiều cuộc hôn nhân mà không được hưởng hạnh phúc của một vợ một chồng.

Theo những nhà nghiên cứu và thực hành phương pháp tìm về quá khứ hay tiền kiếp của con người như nhà vật lý học Pháp P.Drouot, Morris Nettherton, Cayce, N.Kchan... thì có nhiều người trong những thời gian của những tiền kiếp khác nhau đã là vợ chồng của nhau nên bị cái hấp lực mạnh của nhau tác động vào vì thế đến kiếp này họ vẫn còn liên hệ ràng buộc với nhau theo kiểu tự nguyện. Dĩ nhiên phần lớn những trường hợp này họ dễ hòa thuận với nhau hơn là xung khắc vì họ đã biết nhau nhiều hơn qua nhiều kiếp và chắc chắn họ sẽ dễ đạt thành công trên đường đời. Có nhiều trường hợp ở tiền kiếp người này vì có nghiệp duyên với người kia quá nặng nên đến kiếp này họ tự nhiên bị ám ảnh bởi một sự hối thúc tìm gặp người kia và đôi khi người kia chẳng biết.

Trích đoạn từ sách KHI CHẾT KHÔNG MANG THEO ĐƯỢC GÌ của tác giả Đoàn Văn Thông-Nhà xuất bản hải ngoại - 2004

Đoàn Văn Thông

Sunday, July 29, 2012

NVHN


Những suy nghĩ về cuộc chiến Việt Nam
của một người Việt tỵ nạn.

 Trích đoạn :

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng của tôi đến những người chủ nguyên thuỷ của vùng đất mà chúng ta đang hội tụ và cám ơn các vị đã khuất cũng như hiện tiền đã cho phép chúng ta được tổ chức buổi họp mặt này. Tôi xin được kính cẩn dâng bài nói chuyện này để bày tỏ lòng tri ân của tôi đến:
• 521 chiến binh Úc đã hy sinh tại VN và hơn 55 ngàn chiến binh Úc đã tham chiến tại chiến trường VN.
• Hơn ba triệu chiến sĩ , quân, dân, cán, chính của VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cho tự do và dân chủ của miền Nam VN và để bảo vệ cho thế giới tự do chống lại hiểm họa Cộng Sản.
• Hàng vạn quân, cán, chính của VNCH đã chết trong các trại tù lao động khổ sai vớ i mỹ từ “Tập Trung Cải Tạo” của CSVN sau ngày Sài Gòn thất thủ.
• Hàng ngàn thân nhân của các sĩ quan và công chức cao cấp và trung cấp của VNCH đã chết trong các vùng “Kinh Tế Mới” vì bệnh tật, đói khát và kiệt quệ.
• Hơn nửa triệu người Việt tỵ nạn, nam, phụ ,lảo, ấu đã bị giết, xử tữ, chết trong lao tù hay trên đường tìm tự do, và
• Hàng ngàn các nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền được biết đến hay vô danh đã chết trong các ngục tù CS hay đang bị giam cầm chỉ vì họ đã dám đứng lên tranh đấu cho quyền làm người và nhân vị của người dân VN sau ngày miền Nam VN rơi vào tay CS.
Ước gì sự hy sinh của những người đã hiến dâng sanh mạng của họ để cho chúng ta có thể hưởng được tự do và dân chủ hôm nay luôn được nhớ đến và trân kính bỡi những nỗ lực bền chí của chúng ta trong việc chống lại những thể chế hoặc chính quyền độc tài bất cứ nơi đâu. LEST WE FORGET – Muôn Đời Ghi Tạc.

Tôi xin chân thành cảm tạ Ban Chấp Hành CĐNVTD-Victoria đã dành cho tôi vinh dự cao cã được trình bày với quý vị trong buổi dạ tiệc vinh danh việc tham chiến của Úc Châu để trợ giúp bảo vệ sự tự do và dân chủ của người dân miền Nam VN cách dây 50 năm.

Được trao cho trách vụ nói về những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến VN, tôi cảm thấy vừa thiếu khả năng vừa không xứng đáng vì tuổi đời và thiếu kinh nghiệm tham dự với tư cách là một người lính của tôi trong cuộc chiến tranh này. Có rất nhiều vị trong cử toạ đêm hôm nay, những người mà tôi coi là người hùng, những người đã trực tiếp chiến đấu và cảm nghiệm về cuộc chiến trong cũng như sau khi nó chấm dứt rất nhiều hơn tôi, những người xứng đáng hơn tôi nhiều để chia xẽ những mẩu chuyện và suy nghĩ của họ về cuộc chiến này. Vì thế với tất cả lòng kính trọng và tri ân, tôi hy vọng rằng phần trình bày của tôi có thể diễn đạt xứng đáng được phần nào những hy sinh anh dũng mà quý vị đã cống hiến cho sự tự do và dân chủ của Úc Đại Lợi và Miền Nam VN.

Những suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi về cuộc chiến đến từ những gì tôi, là một người trẻ, đã chứng kiến, nghe thấy hay được thuật lại. Tôi sanh năm 1961 tại Sài Gòn, VN. Như nhiều gia đình khác tại miền Nam VN, cha tôi là một người lính và là một sĩ quan trong QLVNCH khi ông lập gia đình với mẹ tôi. Cha tôi lên đến cấp bực Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng và trở thành vị Tư Lệnh của Lữ Đoàn I Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn I, Quân Khu I đóng tại Huế, Trung phần VN. Mặc dù tôi hãy còn quá trẻ để có thể hiểu thấu đáo những phức tạp của cuộc chiến, gia đình tôi và tôi cũng đã bị chi phối bỡi cuộc chiến như mọi người dân miền Nam VN khác.

Tôi xin được, trước hết, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của gia đình tôi đến nước Úc ân nhân đã đón nhận gia đình chúng tôi với tư cách là người tỵ nạn CS cách đây 33 năm. Tôi xin tri ân 521 chiến binh Úc đã hy sinh và hơn 55 ngàn cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN. Nhờ vào sự tham gia của quý vị mà người dân miền Nam chúng tôi đã hưỡng được thêm một thời gian tự do nữa và các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á đã có thêm thì giờ để củng cố nền dân chủ và khả năng quốc phòng của họ hầu chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa CS. Quý vị là những Anh Hùng, những Chiến sĩ Tự Do và những vị Ân Nhân của dân tộc chúng tôi. Xin ghi nhận và cảm thông những đau khổ, nỗi nhục nhằn, sự xua đuổi, những tan vỡ trong gia đình và những cuộc đời tan nát mà rất nhiều người trong số quý vị đã phải chịu đựng vì chúng tôi khi quý vị hồi hương từ chiến trường VN. Đúng thế, quý vị đã chiến đấu và hy sinh cho dân tộc và đất nườc của chúng tôi đơn giản chỉ vì nó đã là và vẫn còn là luân lý của nước Úc hôm nay, đó là Quân Đội Úc sẽ đáp lời yêu cầu của các quốc gia đồng minh và của LHQ để bảo vệ nền hoà bình, tự do và dân chủ của thế giới ở bất cứ nơi đâu. Chính nhờ vào hành động và sự hy sinh của quý vị mà gia đình tôi, tôi và toàn thể người dân Úc được hưởng tự do và đời sống đặc thù của nước Úc hôm nay.

Thứ đến, tôi xin được vinh danh và bày tỏ lòng tri ân của tôi đến các chiến sĩ của QLVNCH đã qua đời hay còn hiện diện với chúng ta. Vì, cũng giống như các đồng đội chiến binh Úc Đại Lợi của quý vị, người lính VNCH cũng đã lãnh chịu những cuộc tấn công láo khoét, cực kỳ bất công và không trung thực của giới truyền thông Tây Phương đối với QLVNCH. Một cuộc bút chiến mà quý vị không có khả năng hay thời gian để chống trả lại. Mặc cho vô số những chiến công hiển hách và to lớn mà QLVNCH đã đạt được, đặc biệt là sau khi quân đội Hoa Kỳ đã rút đi, vai trò vô cùng trọng đại của quý vị trong cuộc chiến đã thường xuyên bị làm ngơ hay coi thường. Người lính và quân đội VNCH đã bị coi thường, chê bai và bị gán cho đủ loại danh từ bỉ ổi như: tay sai của Mỹ, vô kỷ luật, hèn nhát, không tự đánh một mình được, không thắng được ai, không chánh danh và vô số những từ ngữ khác bỡi những cơ quan ngôn luận thân Cộng của Tây phương.

Đêm nay, tôi xin được ôn lại một trong những chiến công hiển hách và nổi tiếng tiêu biểu mà Quân đội VNCH đã thực hiện trong chiến tranh VN để chứng minh và vinh danh tinh thần chiến đấu gan dạ và những hy sinh thật sự của người chiến binh VNCH và người dân miền Nam VN Tự Do….


…Để kỷ niệm 50 năm, Cộng vĐồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã, đang và sẽ tổ chức nhiều buổi lễ và hình thức tri ân khác nhau đối với các cựu chiến binh tham chiến tại VN. Riêng về phần tôi, cách tốt nhất tôi nghĩ tôi có thể vinh danh mọi người và từng người trong quý vị, cựu chiến binh Úc và VNCH, là cống hiến cuộc đời của tôi để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc và tiếp tục sứ mệnh chưa hoàn tất mà quý vị đã khỡi sự cho đất nước và người dân mièn Nam VN cách đây 50 năm.

Thế hệ của quý vị đã giúp ghi vào tâm khảm tôi và những thế hệ nối tiếp người Úc sau này hiểu thế nào là hy sinh và quên mình để bảo vệ sự tự do và dân chủ của Đất Nước. Tôi biết và đoan chắc rằng quý vị cũng đã từng trãi nghiệm qua câu nói: “Sometimes the dragon wins” “Đôi khi con rồng nó thắng”

Nhưng, những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến VN rất đơn giản và rỏ ràng:

• Quân lực VNCH và Đồng Minh đã không thua trận. Họ đã bị phản bội bởi chính quyền Mỹ, nhũng phong trào phản chiến bị lừa phỉnh hành động theo cảm tính, và một số giới truyền thông phản chiến báo cáo và trình bày không trung thực về cuộc chiến chính nghĩa này.
• Cựu quân nhân QLVNCH và cựu quân nhân Úc tham chiến tại VN đã chiến đấu cho một cuộc chiến CHÁNH NGHĨA. Quý vị đã phụng sự quốc gia trong danh dự và làm tròn bổn phận của mình.
• Vai trò và vị thế của quý vị trong lịch sữ và trong tâm khãm chúng tôi đã được khắc ghi, vĩnh cửu, đáng tôn thờ.
• Tôi hãnh diện được có liên hệ và là hậu duệ của một thế hệ cha, ông đã chiến đấu trong cuộc chiến VN anh dũng và cao quý này.
• Quý vị xứng đáng ngẫng cao đầu và hãnh diện vì lịch sữ đã chứng minh quý vị đúng.
• Chế độ phi nhân, phi dân chủ, chà đạp nhân quyền Cộng sản tại VN ngày hôm nay đã chứng minh rằng quý vị đã đúng
• Cái chết của hơn 500 ngàn người Việt tỵ nạn trốn chạy chế độ CS đã chứng minh quý vị là đúng.
• Sự hiện diện của hơn 200 ngàn người Úc gốc Việt tìm tự do và những công dân tốt là con cháu họ đã sanh ra và trưởng thành ở Úc đã chứng minh quý vị đã đúng.
• Đối với chúng tôi, quý vị đã là “những Chiến sĩ cho Tự Do”, quý vị đang là “những Chiến sĩ cho Tự Do” và sẽ mãi mãi là “những Chiến sĩ cho Tự Do” của người chúng tôi.
• Từ ngữ không thể diễn đạt được hết lòng tri ân sâu xa của chúng tôi đối với những gì quý vị đã hy sinh.
• Mong rằng mỗi người trong chúng ta sống và hành động xứng đáng với những sự hy sinh cao cã của họ (người lính VNCH và Đồng Minh)

Xin vui lòng nhận nơi đây 3 lạy của riêng tôi như một biểu lộ của lòng biết ơn, sự kính phục muôn đời của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng tôi đến với quý vị: những người Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN và các cựu chiến binh QLVNCH khắp mọi nơi trên thế giới.


Đọc hết toàn bài : Những suy nghĩ về cuộc chiến Việt Namcủa một người Việt tỵ nạn.

 Nguyễn Thế Phong
- Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu
- Đại sứ Nhân Dân Úc Đại Lợi 2012.

Saturday, July 28, 2012

VH.VN

Nhất Chi Mai

"Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
Thiền sư Mãn Giác


Lúc còn dưới tiểu học, bài tập làm văn nào cũng bắt đầu bằng hai chữ nhân dịp, kể chuyện nầy tôi cũng xin "nhân dịp"(Hình phải:Nhà văn Phạm Thành Châu) .

Nhân dịp được thất nghiệp, máu giang hồ nổi lên, tôi bèn rủ một người bạn làm một chuyến du lịch vòng quanh nước Mỹ để thăm bạn bè. Bạn tôi có số nhờ vợ. Vợ chồng hắn có một tiệm chạp phô bán gạo, mắm, ớt, tỏi đủ thứ bà rằng. Vợ hắn cưng hắn rất mực, hễ hắn làm gì có vẻ lao động chân tay là bị cự ngay "Không ai mượn làm chuyện đó, tránh ra!" Đúng là hắn tốt nghiệp "ngạch cai trị"! Hắn muốn gì, vợ hắn đều răm rắp tuân lịnh một cách vui vẻ. Còn tôi thuộc loại tứ cố vô thân, chẳng có vợ con, nhà cửa gì nên rất thảnh thơi.
Chúng tôi ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, dự định đi xuống miền Nam, vòng qua Cali, rồi lên phía Tây Bắc.

Lúc đó vào cuối năm âm lịch, khoảng tháng hai dương lịch mà tuyết và gió lạnh vẫn chưa bớt, nhưng càng về phương Nam, trời ấm dần. Trạm đầu tiên cũng là trạm chính mà tôi cố ý ghé là nhà Hùng ở tiểu bang Georgia. Vợ chồng Hùng đã chờ sẵn ở phi trường đón chúng tôi về nhà. Hôm đó đúng vào ngày ba mươi Tết, trời đã về chiều, gió hơi lạnh lại lất phất mưa, giống hệt những ngày giáp Tết ở miền Trung Việt Nam.

Nhà Hùng không lớn lắm nhưng có vườn cây cảnh rất đẹp, đứng trên lầu nhìn ra giòng sông phía xa, bên kia là những đồi cây xanh, lờ mờ trong sương như một bức tranh Tàu. Hai đứa tôi được giành cho hai căn phòng nhỏ trên lầu. Tắm rửa xong thì đã sẵn một bàn đồ nhậu ở sân thượng mà Hùng gọi là tiệc đón Giao Thừa. Vợ Hùng làm đồ nhậu rất tuyệt. Nhớ lại sau ngày sập tiệm bảy lăm ở Sài Gòn, mấy tay hành chánh chạy được về cũng khá đông, thường được Hùng mời về nhà nhậu mấy bữa trước khi đun đầu vô rọ cải tạo. Hùng làm ở Bộ Kinh Tế nên thời gian đầu vẫn được "lưu dung", sau khi mấy cậu việt cộng quen việc rồi thì được đuổi về, dù sao cũng thoát được nạn đi tù.

Vợ Hùng, người Bắc, rất khéo chế biến món ăn. Cô ta vẫn như trước kia, thỉnh thoảng dưới bếp chạy lên canh chừng, xem thiếu món gì thì tiếp tế. Cô có một đức tính rất quí là chẳng bao giờ bỏ vào tai những gì chúng tôi nói với nhau. Bây giờ lớn cả rồi, chuyện lăng nhăng không còn thú vị nữa. Chúng tôi thích nói chuyện mĩa mai, thâm thúy hơn. Sau hơn hai mươi năm chúng tôi mới gặp nhau, ôn lại bao kỷ niệm, từ những ngày sống trong ký túc xá ở đường Trần Quốc Toản cho đến khi ra trường mỗi đứa một nơi. Chúng tôi chỉ kể lại những chuyện vui, chuyện oái ăm thôi. Thực ra, ở tù rồi ra tù, đâu cũng vậy, chẳng có gì đáng buồn. Ngay cả việc tôi bị vợ bỏ cũng chẳng làm tôi quan tâm, tuy nhiên bạn bè thường rất ngại, không muốn nhắc đến chuyện đó, tưởng như thế là lấy cây mà chọt vào vết thương lòng của tôi khiến tôi đau đớn lắm. Ai cũng coi tôi như kẻ ngã ngựa, bỏ vợ thì được chứ vợ bỏ đúng là mất mặt nam nhi. Ngày tôi qua xứ Mỹ, có được số điện thoại, tôi gọi cho Hùng, vợ Hùng mừng lắm cứ giành điện thoại hỏi tôi đủ điều, nhưng khi nghe tôi bảo "Bị vợ bỏ rồi" là không hỏi nữa. Đàn bà rất tò mò chuyện nầy, vợ Hùng coi bộ ấm ức muốn biết vì sao tôi bị vợ bỏ" Bây giờ vợ tôi ở đâu, có chồng khác là ai"

Tôi biết tâm lý đó nên khi rượu đã ngà ngà, tôi bảo.
- Tôi biết bà Hùng muốn nghe chuyện tôi bị vợ bỏ ra sao. Bây giờ tôi kể, coi như món quà tôi tặng bà, để bà khỏi thắc mắc hoài tội nghiệp.
Cô ta làm bộ miễn cưỡng.
- Cái ông nầy! Ai lại đi nghe chuyện đời tư của người ta.
- Bộ bà không muốn nghe sao" Thì thôi, tôi kể nho nhỏ cho phe đàn ông nghe.
- Ông nầy... Cứ coi như chuyện đùa. Nhưng ông kể chứ không ai ép đâu nhé!
- Nhưng bà đã lo cho mấy đứa nhỏ ăn chưa, hay bắt chúng nhịn miệng đãi khách"
- Có cô chúng lo rồi. Đáng lẽ cho cô ấy và các cháu lên chào hai bác, nhưng vì hai bác còn mệt nên để ngày mai.
- Được rồi ngồi xuống đấy, tôi kể, nhưng hơi dài dòng một chút.

Tôi quen vợ tôi trong một tiệc cưới của một người bà con ở Đa Lạt. Lúc đó tôi học năm thứ hai Đốc Sự Hành Chánh. Tiệc cưới nào cũng giống nhau, nhưng mình là người ở Sài Gòn náo nhiệt, lên Đa Lạt tự nhiên thấy khác liền, cảnh đẹp mà buổi tối thật yên tĩnh. Tôi được xếp ngồi cạnh một cô gái coi cũng đẹp, nhưng điều làm tôi chú ý là vẻ điềm đạm, chín chắn của cô. Cô thường yên lặng như chìm đắm vào một ý nghĩ nào đó. Tôi gợi chuyện thì được biết cô đang học luật ở Sài Gòn. Chúng tôi trao đổi nhau địa chỉ trước khi ra về, nhưng ngay lúc đó trời đổ mưa. Tôi hỏi cô ta về bằng gì, cô bảo có người nhà đem xe đến đón. Từ nhà hàng ra cổng phải qua một vườn hoa, tôi hỏi cô xe hiệu gì, màu gì để tôi ra xem chừng, hễ xe đến tôi sẽ báo, cô khỏi phải ra vào ướt át. Cô bảo nhà có ba chiếc xe nhỏ nên không biết xe nào sẽ đến đón. Thời đó, ai sắm được một chiếc xe du lịch đã là sang trọng rồi, đằng nầy gia đình cô có đến ba chiếc ắt phải giàu và đông người lắm.

Hôm sau tôi đến thăm cô. Đó là một ngôi biệt thự rất xinh, trên đồi thông trông ra hồ Xuân Hương thật nên thơ. Cô sống một mình, phía sau là gia đình người quản gia và nhà để xe. Cô bảo còn gia đình người chị nữa nhưng đã đi Đức nghỉ hè rồi vì người chị có chồng dân Đức. Sau đó về Sài Gòn cô hay đến ký túc xá trường Hành Chánh thăm tôi. Chúng tôi thường đưa nhau đi ăn quà rong, xem ciné giống như những cặp tình nhân khác. Tính cô ít nói, ít khi biểu lộ tình cảm. Vậy mà chúng tôi cưới nhau không phải do tôi ngõ ý mà là cô ta.

Tôi nhớ năm đó, sau hôm thi tốt nghiệp xong tôi và cô đi xem phim ở rạp Rex. Phim dở quá, chúng tôi nói chuyện rì rầm với nhau. Đột nhiên cô hỏi "Ra trường rồi anh có định lấy vợ không"" "Về các tỉnh buồn lắm, có lẽ phải kiếm một cô vợ" "Anh có định cưới em không"" "Không! Bồ bịch nhau thì được" "Sao vậy"" "Vì gia đình em giàu quá, người ta bảo anh đào mỏ, vả lại em dư sức lấy kỹ sư, bác sĩ, chọn anh làm gì" "Em không hiểu ý anh muốn nói gì!" "Em sung sướng quen rồi, nếu theo anh về tỉnh lẻ, có khi về các quận thôn quê, em chịu sao thấu"

"Anh đừng lo chuyện đó. Hay là anh chê em, hay là anh đang yêu ai"" "Anh không chê em, anh cũng yêu em nữa, nhưng yêu ít hơn một người khác" Cô tò mò một cách bình tĩnh "Em có thể biết được người đó là ai không và chuyện hai người đi tới đâu rồi, có định cưới nhau không"" "Đúng ra là chuyện một người chứ không phải hai người. Anh yêu cô ta hơn hai năm rồi, trước khi gặp em nữa kia, nhưng cô ta không đáp lại vì cô đang có người yêu. Thực ra anh được gặp và nói chuyện có một lần thôi, còn những lần khác chỉ ngồi trong quán bên đường nhìn cô ta . Anh tưởng quen với em sẽ quên được cô ta vì em đẹp hơn, nhưng rồi chẳng có gì thay đổi trong tình yêu của anh" "Anh yêu thì cứ yêu nhưng đừng hy vọng gì, đừng phá đám người ta. Ngoài ra còn có người nào anh có cảm tình nhất"" "Sau đó là em" "Không chê em, cũng có yêu em nữa, anh lại thấy cần một người vợ, vậy anh chọn ai""

Tôi ngạc nhiên trước lối lý luận thẳng thắn và thực tế của cô. Lúc bấy giờ tôi không có một chút ý niệm gì về gia đình cả vì giấc mơ của tôi về một ngày được sống với người con gái tôi yêu đơn phương kia chỉ là không tưởng.
Thế là chúng tôi cưới nhau. Hôm ra trường, chọn nhiệm sở ở Bộ Nội Vụ, vợ tôi dặn, cố chọn cho được tỉnh Lâm Đồng. Chuyện đó quá dễ vì tôi đậu cao, nhiều ưu tiên hơn các bạn, nhưng tôi thắc mắc thì vợ tôi kể rằng. Chị cô có chồng dân Đức, họ đang thầu vận chuyển tất cả những gì của quân đội Đồng Minh từ các hải cảng miền Trung lên Cao Nguyên, làm chủ hàng mấy chục chiếc xe tải. Họ còn có cả một hệ thống đại lý phân bón và thuốc sát trùng cho toàn miền Trung. Nay thấy cô em lập gia đình, cô chị nhường cho em các đại lý từ Dầu Dây, Long Khánh lên đến Di Linh, Đức Trọng "Nhưng anh không quen hoạnh họe hay năn nỉ ai cả!" "Anh khỏi làm gì, chỉ cần các cán bộ xã, ấp biết anh là chồng em là đủ, còn mọi việc để em" Tôi nghe có lý nên làm theo như lời vợ tôi dặn.

Tôi làm trưởng ty Hành Chánh tỉnh Lâm Đồng. Những dịp tỉnh họp quận, xã tôi vui vẻ chào hỏi mọi người, có khi mời họ uống cà phê, ăn điểm tâm nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện làm ăn của vợ tôi. Chúng tôi dọn lên Đa Lạt, mỗi tuần tôi về nhà một lần. Vợ tôi sinh được một thằng con rất kháu khỉnh. Công việc kinh doanh của vợ tôi cũng chẳng có gì vất vả, thỉnh thoảng cô đi một vòng các đại lý để thăm viếng, tìm hiểu còn mọi việc có nhân viên lo cả.

Chúng tôi sống với nhau được ba năm thì xảy ra vụ sập tiệm năm bảy lăm. Trước vụ di tản chiến thuật từ Cao Nguyên về, tôi được thư của vợ tôi từ Sài Gòn nhắn tôi về gấp, tòa đại sứ Đức sẽ đưa cả gia đình lên máy bay, tên tôi đã có trong danh sách chuyến bay rồi. Sau đó tôi lại được liên tiếp hai lá thư cầm tay nữa. Tôi viết trả lời vì bận việc, nếu không về kịp gia đình cứ đi trước, đừng lo cho tôi. Thực ra Đa Lạt, Lâm Đồng đâu có bị tấn công, công việc các ty, sở tòa Hành Chánh lúc đó cũng chẳng ai cần nữa, nhưng tôi không rời nhiệm sở. Sau nầy tôi mới biết, không phải chỉ riêng tôi, biết bao đơn vị hành chánh, cảnh sát, quân đội...cấp chỉ huy đã chạy đâu mất tiêu mà người chiến sĩ vẫn không rời vị trí chiến đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì. Họ cảm thấy đất nước lâm nguy, bi đát đến độ chỉ biết đem thân ra chống đỡ một cách tuyệt vọng, quên cả bản thân, cha mẹ, vợ con.

 Khi tôi về thì tất cả đã đi rồi. Tôi đi tù, và bây giờ ngồi đây. Chuyện chỉ có thế.
Vợ Hùng có vẻ bất mãn.
- Nhưng ông phải tìm cho ra vợ con chứ. Ông không thương vợ con ông à"
- Thương chứ, nhưng tìm vợ con để làm gì. Mỗi người đã có một số phận. Cứ để cho vợ tôi coi như tôi đã chết rồi. Hơn hai mươi năm không có tin tức chồng, dù thương yêu bao nhiêu, cô ta cũng không thể làm hòn vọng phu được. Còn thằng con, có thể mẹ nó bảo rằng tôi đã chết hoặc người cha sau nầy là cha ruột của nó. Ở bên Đức chắc chắn họ sung sướng, thế là tôi yên tâm. Làm xáo trộn sự yên tĩnh của họ chẳng có lợi cho ai cả.

Mọi người yên lặng như đang tưởng niệm đến bao mối tình, bao gia đình tan nát vì chiến tranh. Và trong không khí yên bình của một đêm cuối năm ở xứ người, bỗng xôn sao trong tâm tưởng hình ảnh đất nước thân yêu năm nào trong những ngày khói lửa tang thương...
Vợ Hùng chợt lên tiếng.
- Theo ông kể thì chẳng biết vợ ông có thương yêu ông không nữa"
- Lúc đầu tôi cũng phân vân như thế. Nhưng càng về sau, sống với nhau, tôi mới hiểu tấm lòng của vợ tôi. Người con gái dù có yêu ai bao nhiêu cũng không bao giờ tỏ tình trước, vậy mà cô ta dám gợi ý cho tôi cưới cô, nhưng khi biết được tim tôi đã gởi cho người khác, tuy tranh đấu được tôi trong vòng tay, nhưng cô không bao giờ biểu lộ tình cảm nữa. Cô đã dâng tôi cả trái tim, tâm hồn và cả cuộc đời nữa, nhưng chỉ nhận được ở tôi cái bản năng, cái lương tri của một người chồng có học, đứng đắn thế thôi. Tôi thấy mình ở tù là đáng đời, chẳng phải vì việt cộng trả thù mà chính Trời phạt tôi đã phụ một tấm chân tình. Tôi không xứng đáng với tình yêu của cô ta. Hạnh phúc trong tay không chịu hưởng lại chỉ tơ tưởng đến một bóng hình xa xôi, vô vọng. Tôi vừa đau đớn vừa cầu mong cô yêu được người chồng sau nầy.

- Nhưng theo ông kể, ông chỉ gặp cô gái kia chỉ một lần mà lại yêu say mê, dai dẳng như thế, chuyện cũng khó tin.
- Chính tôi cũng không hiểu mình nữa. Có lẽ Trương Chi giải thích được vì sao anh ta chỉ gặp Mỵ Nương có một lần mà thất tình đến độ quả tim hóa đá luôn.
- Ông thử kể cô ta hương trời sắc nước ra sao và gặp trong trường hợp nào"

- Chuyện chẳng có gì ly kỳ nhưng hơi rắc rối. Tôi nhớ lễ Giáng Sinh năm đó, tôi cùng vài người bạn đi nhà thờ Đức Bà xem người ta đi lễ. Tất cả các lối đến nhà thờ đều cấm xe cộ nên ngang chợ Bến Thành chúng tôi gửi xe đi bộ, chen lấn với mọi nguời tìm ngắm người đẹp. Một lúc sau tôi bị lạc mất bạn. Đang nhướng cổ tìm kiếm, bỗng tôi thấy một cô gái cũng đang ngơ ngác nhìn quanh, có lẽ cô cũng lạc bạn như tôi. Trong mắt tôi, cô nổi bật như đóa hoa rực rỡ giữa đám cỏ dại. Chẳng phải cô đẹp nhưng có những nét đặc biệt mà tôi tưởng như quen biết, thân yêu từ lâu lắm. Da cô ngăm ngăm, hai mắt đen nhánh dưới đôi lông mày rậm, khi tôi đến gần, cô nhìn tôi với tia nhìn sáng rực như quật mạnh vào nơi sâu kín nhất tâm hồn khiến tôi ngất ngây. Tôi rung động cả thần trí lẫn thể xác, như chết chìm trong một hạnh phúc tái ngộ đâu từ kiếp trước. Giây phút bất chợt đó, tôi biết tôi đã yêu. Trang phục cô màu đen, tóc ngang vai, cô cài trên tóc một đóa hoa vàng, không rõ hoa giấy hay hoa nhựa, hai tai cô cũng có hai đóa hoa vàng nhỏ. Hình ảnh đầu tiên đó đến bây giờ vẫn còn nguyên trong trí tôi. Khi tôi đến gần cô thì giòng người như đặc cứng. Cô bị xô đẩy và muốn thoát ra khỏi đám đông một cách tuyệt vọng. Tôi đến phía sau cô đẩy những cậu thanh niên vừa la cười vừa giả vờ ngã vào người cô. Chúng tưởng tôi là người thân của cô nên lảng ra. Hai tay tôi giăng ra như một cái khung và cô ở giữa được an toàn. Chúng tôi trôi theo giòng người. Cô biết tôi bảo vệ cho cô nhưng không nói gì. Thỉnh thoảng cô khựng lại, ngã vào ngực tôi. Đầu cô vừa tầm mũi tôi, tôi nhận được mùi thơm con gái ngọt ngào từ mái tóc, từ người cô toát ra. Giòng người càng chen lấn, cô càng như nằm trọn trong vòng tay tôi, nhưng tuyệt nhiên tôi không có một ý nghĩ vẫn đục nào. Cô thân yêu, qúi giá và cao sang đến độ tôi tưởng mình là tên nô lệ được hân hạnh bảo vệ cho một nữ hoàng. Buổi tối hỗn độn như thế mà tôi thấy thế gian vắng lặng chỉ còn mình tôi với cô ta mà thôi. Mùi thơm đó, làn da mềm mại của lưng cô, ngực cô, cánh tay cô cứ vương vấn mãi trong tôi thành một ước ao mãnh liệt đến bơ vơ vì tuyệt vọng.

Khi chúng tôi thoát ra khỏi đám đông, cô quay lại nhìn tôi mỉm cười. Đời tôi chưa bao giờ thấy một nụ cười đẹp và làm tôi sung sướng đến như thế, và đó là lần duy nhất tôi được ân sủng tuyệt vời cô ban cho. Rồi cô bước nhanh hơn như muốn rời tôi. Tôi vẫn đi theo, cô quay lại nói "Cám ơn" Tôi cố đi song song với cô và hỏi "Cô đi nhà thờ phải không"" Cô gật đầu, tôi nói "Cho tôi đi theo với" "Để làm gì"" "Để cầu nguyện với Chúa" "Cầu nguyện gì"" "Cầu nguyện cho chúng mình yêu nhau" Cô quay nhìn tôi, lắc đầu "Không được đâu! Tôi có người yêu rồi" Tôi kêu lên "Thôi chết! Tôi làm sao sống nổi đây!" Cô làm thinh đi nhanh hơn nữa. Biết là cô chán tôi vì câu tán tỉnh rẻ tiền đó nên tôi đi chậm lại, tần ngần nhìn theo cô đang khuất dần vào đám đông.

Thế là tôi thành kẻ thất tình. Chiều nào tôi cũng ra đường Lê Lợi, quãng từ chợ Bến Thành đến đường Tự Do, đi lang thang lên xuống để hy vọng mong manh gặp lại cô. Trước kia tôi cũng có thói quen lang thang như thế, ghé nhà sách Khai Trí tìm một quyển sách, vô quán cà phê ngồi nhìn thiên hạ qua lại, bây giờ tôi được thêm cái thú chờ mong. Đôi khi tôi đến cả nhà thờ Đức Bà, đứng dưới tượng Đức Mẹ lầm thầm cầu nguyện "Lạy Mẹ cho con gặp lại nàng, chỉ một lần nữa thôi, con nhớ nàng lắm!". Tôi không phải con chiên công giáo, nhưng hình như Đức Mẹ nghe thấy và thế là tôi được gặp cô ta lần thứ hai. Hôm đó tôi ra chợ Bến Thành coi thiên hạ sắm Tết. Từ xa, chỉ thấy dáng người tôi biết ngay là cô ta rồi. Cô đi với bạn trai, cô mặc áo màu xanh nhưng vẫn đeo đôi hoa vàng. Lần nầy tôi quyết theo cô đến nhà. Cũng may, chỗ gửi xe của tôi và cô gần nhau nên tôi theo cô về đến quận Tư. Hóa ra là nhà người bạn học mà tôi có đến vài lần nhưng tôi chỉ đứng ngoài chờ hắn vào lấy gì đó trước khi đi chơi với nhau. Lẽ ra với người khác đó là dịp bằng vàng để được làm quen với cô ta, nhưng vì biết cô đã có người yêu lại thêm mặc cảm cô chẳng thèm để mắt đến tôi nên tôi không dám đến nhà người bạn ấy nữa, sợ cô ta gặp tôi, nhớ ra, rồi kể lại chuyện tán tỉnh lăng nhăng của tôi, chỉ thêm xấu hổ chứ chẳng được gì.
Nhưng tôi không thể quên được cô nên mỗi chiều tôi vào một quán cà phê trước nhà cô chờ ngắm cô đi học về, khi thì với người yêu, khi thì một mình. Trong đời dù trai hay gái, ai cũng trải qua vài mối tình bất ngờ, đơn phương như thế nhưng rồi cũng sẽ quên đi vì đó chỉ là tiếng kêu vô vọng. Duy với mối tình nầy tôi không bao giờ quên. Sau nầy ra trường đi làm việc nơi xa nhưng có dịp về Sài Gòn tôi lại ghé quán cà phê ngồi nhìn qua nhà cô. Có lẽ cô đã theo chồng nhưng tôi vẫn tưởng tượng rằng cô vẫn còn ở trong đó, vẫn đi lại, nói năng, sinh hoạt bình thường. Đó là cách để tôi đỡ nhớ cô, để mơ tưởng được nhìn thấy cô. Ngay cả khi đi tù về, tôi hành nghề đạp xích lô, mỗi khi ngang trước nhà cô là tôi gác xe ngồi nhìn vơ vẩn, làm như đang chờ khách. Dù tôi biết nhà đã đổi chủ từ lâu nhưng khi đến nơi thân yêu mơ hồ ấy tôi cảm thấy cuộc đời lẻ loi của mình như có một chút an ủi, một chút vui.
Nếu nói rằng mỗi người một định mệnh thì đúng là tôi sinh ra chỉ yêu có mình cô ta thôi.

Mọi người vẫn yên lặng. Vợ Hùng phê bình một câu.
- Tưởng ông kể chuyện tình lâm ly, gay cấn lắm, không ngờ chẳng có gì cả. Thế ông có biết bây giờ cô ta ở đâu, ra sao không"
- Câu đó tôi định hỏi vợ chồng bà.
- Cái ông nầy! Vợ chồng tôi có dính dáng gì đến người ông yêu đâu"
- Sao không. Đó là cô Mai, em gái ông Hùng chứ ai.

Vợ Hùng trợn mắt lên vì ngạc nhiên. Hùng gật gù bảo.
- Tớ nhớ ra rồi, lúc ở trường Hành Chánh, tớ có nghe hình như có cậu nào yêu em tớ, tớ không để ý, hóa ra là cậu.
- Tôi vượt cả nghìn cây số xuống đây chỉ cốt hỏi một câu là bây giờ cô Mai ra sao" Chiến tranh, ly loạn... Tôi chỉ sợ cô gặp chuyện không may.
- Chồng cô là thiếu tá nhảy dù, tự tử chết trong trại Hoàng Hoa Thám ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm. Hai đứa con tốt nghiệp đại học, đã lập gia đình, hiện cô sống một mình.

Vợ Hùng bảo tôi "Chờ đấy!", rồi vội vả xuống lầu. Một lúc sau, cô đi lên và nói lớn.
- Cô ấy đang ở bên Việt Nam, ông có dám về tỏ tình một lần nữa không"
- Tôi ước được gặp cô ta một lần nữa, cho đỡ nhớ. Lúc đó có lẽ tôi sẽ liều mạng bảo với cô rằng "Tôi yêu cô" Thế là tôi mãn nguyện rồi. Còn chuyện cô đáp lại, coi bộ khó vì lúc trai trẻ còn bị làm ngơ, bây giờ thì hi vọng gì.
- Nhưng cô ta cũng lớn tuổi rồi, sợ ông không nhận ra nữa đấy.
- Làm sao tôi quên được đôi mắt và miệng cười. Chỉ cần thấy dáng người sau lưng, tôi tin mình sẽ nhận ra cô ngay.

Đã hai mươi năm chúng tôi mới có dịp nhậu nhẹt, cười nói thoải mái với nhau. Tôi không biết uống rượu, chỉ một lon bia là đã mơ màng rồi, nhưng tối đó tôi uống hơn chục lon, quả là một kỷ lục. Có điều sau đó tôi phải chạy vào phòng vệ sinh ói thốc tháo ra. Tôi chỉ kịp giật nước, rửa mặt qua loa là mắt tối sầm lại, đứng không vững, các bạn vội dìu tôi lên giường. Người tôi toát mồ hôi, nằm bẹp, nhưng một lát sau cũng cảm thấy một bàn tay dịu dàng dùng khăn nóng lau mặt tôi rồi đắp mền cho tôi.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, người vẫn còn ngầy ngật, đầu nhức nhối khó chịu. Tôi nghe tiếng vợ Hùng dặn dò ai đó ở dưới nhà.
- Khi ông ấy dậy nhớ chỉ viên thuốc trên bàn rồi pha cho ông ấy một ly cà phê, hỏi có ăn cháo không thì nấu. Tụi nầy đi chợ độ một giờ sau sẽ về. Tôi giao ông ấy cho cô trách nhiệm đấy nhé!
Có tiếng đối đáp nho nhỏ rồi tiếng cười rộ lên, tiếng chân xa dần ra phía sân nhà.

Tôi dậy đánh răng, rửa mặt xong lần xuống bếp. Nhà vắng hoe, trên bàn ăn có ly nước lạnh và viên thuốc. Tôi ngồi xuống uống thuốc rồi dùng tay xoa xoa mặt, miết mấy ngón tay lên lông mày cho bớt nhức đầu. Bỗng tôi nghe tiếng nói.
- Anh uống cà phê nhé!
Tôi ngẩn lên thấy một người đàn bà quay lưng về phía tôi đang vặn bếp ga, tiếng lửa cháy phì phì nho nhỏ.
- Dạ, chị cho xin một ly.
- Anh ăn cháo nhé!
- Dạ không, cám ơn chị.
- Gớm, lúc tối các ông nhậu nhẹt... Sao mà lắm thế"
Tôi lừ nhừ trả lời.
- Bạn bè lâu ngày mới gặp nhau.

Người đàn bà mặc đồ đen, nhìn sau lưng dáng thon thả, tóc hơi ngắn, đôi vai nhỏ. Tôi chợt rúng động tâm thần, người run lên.
- Cô Mai!
Cô quay nhìn tôi, môi mím lại như đang dọa nạt một em bé, nhưng đôi mắt cô sáng lên một nụ cười triều mến, long lanh niềm vui. Hai tai cô vẫn y nguyên hai đóa hoa vàng, giống như hoa mai, loại hoa chỉ nở vào dịp Tết ở quê nhà. Cô nói chậm rãi.
- Từ nay em cấm anh không được uống rượu nhiều nữa.
Sau nầy cô ta kể với tôi rằng cô đã khóc khi rình nghe tất cả.

Phạm Thành Châu
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam Cộng Hoà, hiện là cư dân Virginia. Nhà văn Phạm Thành Châu đã cộng tác với các báo Van, Thế Kỷ 21 và có ba tập truyện ngắn đã xuất bản. “Nhân vật trong truyện của anh thật tuyệt vời! Họ chung tình quá sức.” Nhà văn, nhà biên khảo Võ Phiến khi đọc truyện của Nguyễn Thành Châu đã nhận xét như trên. Sau đây là bài mới nhất của ông, một chuyện tình.