Wednesday, September 4, 2024

 Một vài cảm nghĩ về đất nước tôi.


Khi bước vào tuổi 70 và hồi tưởng lại quá khứ, tôi cảm thấy con đường của mình vừa đi qua dường như đã được vạch sẳn. Thật vậy, khi bước chân vào Trường Phan thanh Giản tôi đã có ý định sau nầy sẽ theo đuổi nghề gỏ đầu trẻ , nên sau khi đổ Tú  tài toàn phần ban Toán tôi đã nộp đơn thi vào Trường Đại học sư phạm Ban Toán(Đệ nhị cấp). Kết quả không đậu, nên tôi mới xoay qua nộp đơn thi và đậu vào Trường Quốc gia Hành chánh định an phận vởi nghề làm công chức theo kiểu sáng vác ô đi chiểu vác ô về. Tuy đậu ra trường hạng cao và đáng lẽ có thể có quyền chọn nhiệm sở, nhưng vì nhu cẩu công vụ lúc bấy giờ, một danh sách trích ngang từ trên xuống dưới gồm hai mươi người được bổ nhiệm về một cơ quan an ninh trực thuộc Phủ Tổng thống, và sau đó cơ duyên lại đưa đẩy tôi lần lượt thuyên chuyển đến phục vụ cũng trong các cơ quan đầu não khác của chính phủ.


 Bước khởi đầu có tính cách tiền định nẩy đã gắn chặt tôi vào với hàng ngũ những người quốc gia chống Cộng sàn và từ đó đã trực tiếp gắn bó với tiến trình sinh hoạt thăng trầm của nền đệ nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng hỏa. Khi nền đệ nhị Cộng hòa sụp đổ, tôi bị đi tù cộng sản, được thả ra, sau đó được đi định cư ở Mỹ, và tại đây, ngoài lo sinh kế vẫn còn có chút đóng góp hạn chế nào đó cùng với những người Việt quốc gia đang mưu cấu một đất nước Việt Nam không Cộng sản.


Những môn sinh với tôi ở trường Trung học Phan thanh Giản, các chiến hữu đã từng phục vụ dưới thời đệ nhất vả đệ nhị Cộng hòa, mỗi người thử suy nghiệm lại xem phải chăng phần lớn đều nhận thấy nghề nghiệp sau cùng của mình không phải là mục tiêu chọn lựa lúc ban đầu. Phải chăng mỗi người chúng ta đã được an bài một nhiệm vụ nào đó, dù có tầm thường đến mức nào đi nữa, nhưng cũng được xem như là một mắt xích câú thành guồng máy của quốc gia, đã bị gắn bó với sự sinh tồn của nó và đã dự phần làm nên một trang sử đã qua của đất nước.


Khái niệm về nhiệm vụ an bài nầy dường như đã được củng cố thêm qua sự xuất hiện của cụ Phan đình Phùng, dưới hình thức giáng cơ, tại trại tù Nam Hà vào các năm 1980 trở đi. Vào thời gian tinh thần người tù bị xuống thấp nhất, cụ Phan đình Phùng đã giáng cơ để cho họ đọc các bài thơ Đường luật loại thất ngôn tứ cú hay bát cú do cụ sang tác lấy bút hiệu là Tùng La. Các bài thơ nầy thật tuyệt tác về niêm luật, có nội dung trấn an, khích lệ các tù nhân rằng rồi ra họ sẽ được thả, có cơ duyên sẽ được đi ra nước ngoài, có cơ duyên sẽ trở về nước. Về tình hình chung của đất nước, cụ có bài thơ tứ tuyệt sau:


Trì trì bộ bộ bộ trì trì,

Cử bộ thời lai hữu hỉ kỳ

Thiên phụ cao bồi tư hóa dục,

Thanh phân thiên tải tụng hòa vi.


Theo sự diễn giảng của anh em tù nhân ở trại Nam Hà lúc bấy giờ thì đại ý cụ cho rằng:


Sự việc tiến triển một cách từ từ và chậm chạp,

Nhưng đến khi có chuyển động sẽ đem lại kết quả vui vẻ,

Cứ coi như đây là giai đoạn để nhận chịu sư bồi dưỡng và huấn nhục,

Sử xanh rồi đây vẫn được lưu truyền tưoi sáng. 


Sư hiện hữu của cụ Phan đình Phùng, một vị anh hùng kháng Pháp đã hiển thánh,bên cạnh những người tù ở trại Nam Hà, phải chăng là sự khẳng định cái nhiệm vụ an bài vẫn chưa hết đối với cụ Phan đình Phùng, và vì thế hằng đêm cụ đã đến với các người tù bằng các bài thơ để truyền niềm tin và hy vọng về một ngày mai hãy còn sáng sủa của họ và một tương lai vẫn đầy hứa hẹn của đất nước.


Nếu như đã sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, hoặc vào thời gian đất nước bị chia cắt, thì việc tham gia phục vụ đất nước chống Cộng sàn, đến khi mất nước bị đi tù Cộng sản, rồi sống sót được thả ra và sau đó được ra định cư ở nước ngoài v.v.. trong thời gian qua, đối với đa số, có vẻ như là một vận số đã được an bài. Vậy còn  đối với đất nước thì sao? Theo thiển ý của riêng tôi, dường như đất nước cũng có cái vận mệnh của nó, đó là vận nước.


Thật vậy, sự nghiệt ngã đã làm cho đất nước Việt Nam không bao giờ hưởng được sự thái bình lâu dài đã bắt nguồn từ cái vị trí địa chính trị của nó trên bản đồ chính trị của thế giới.


 Chỉ ngay với việc nằm tiếp giáp biên giới về phía nam của nước láng giềng khổng lồ Trung quốc luôn ôm mộng bành trướng đã làm cho đất nước trải qua biết bao cuộc chiến tranh chống lại áp lực thống trị của người Tàu dưới thời phong kiến.


 Rồi tới thời cận đại,cũng vì địa thế thuận lợi, tiếp giáp với biển và nằm trên trục giao thông thương mãi của các nước trong vùng Đông nam châu Á, đất nước lại trở thành mục tiêu dòm ngó của các cường quốc thực dân phương Tây, và cuối cùng đành chịu sự cai trị của người Pháp.


 Khi nước Nhật vùng dậy với mộng Đại đông Á của họ, người Nhật đuổi người Pháp đi nhưng lại thay Pháp chiếm đóng đất nước cũng vì vị trí có tính cách chiến lược của Việt Nam, dưới con mắt của người Nhật, để họ bành trướng xuống các nước khác trong khu vực. 


Khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt với sự thất trận của phe Trục phát xít Nhật Đức Ý, trong khi thực dân Anh chịu trả độc lập cho các thuộc đia cũ của họ thì thực dân Pháp vẫn quay lại và muốn tiếp tục duy trì ảnh hưởng của họ ở Việt Nam. Thế là cuộc chiến tranh ở Đông dương lần thứ nhất đã diễn ra (1946-1954), và vận hạn không may khác lại khởi diễn cho đất nước cũng bắt đầu từ đây.


Hồ chí Minh, một đảng viên Cộng sản đệ tam quốc tế, liên hiệp với các đảng phái người quốc gia phát động cuộc kháng chiến chống Pháp. Sư kiện đảng Cộng sản Trung quốc kiểm soát được toàn thể lục địa Trung hơa vào năm 1949 đã gây một tai hoạ cho đất nước, bởi lẽ Cộng sản Trung quốc không muốn người Pháp có mặt ở Đông dương cản trở sự bành trướng của họ xuống phiá nam nên họ đã chi viện tối đa cho Hồ chí Minh, thậm chí trực tiếp chỉ đạo và trực tiếp tham chiến nữa. 


Cụ Trần trung Dung, cựu Bộ trưởng Phụ tá Quốc Phòng thời đệ nhất Cộng hòa, lúc còn ở trại tù Nam Hà, đã cho biết tài liệu trong văn khố Pháp xác nhận các chiến thắng lớn của Việt Minh ở Việt bắc, kể cả chiến thắng ở Điện biên Phủ đều là chiến thắng của người Trung quốc. Lời xác quyết của cụ Trần Trung Dung nói trên mới đây đã được minh chứng qua quyển sách:


Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung quốc viện trợ Việt nam(do nhà xuất bản Lịch sử Đảng Trung quốc ấn hành ở Bắc kinh năm 2002, được GS sử học Phạm cao Dương điểm sách gửi cho đài BBC hồi 2/2009 ) Dưới đề mục Tầm quan trọng của Trung quốc có một đoạn nói thẳng thừng rằng sau tháng 8/1950, với sự có mặt của hai phái đoàn Cố vấn quân sự Trung quốc bên cạnh bộ chỉ huy tiền phương của Võ nguyên Giáp ở Cao Bằng (một do Vi quốc Thanh và Đặng vật Phàm cầm đầu từ Quảng Tây và một do Trần Canh hướng dẫn từ Vân Nam ), thì “ Nó mở đầu cho một giai đoạn mới trong lịch sử chiến tranh Đông dương lần thứ nhất, trong đó viện trợ của Trung quốc đóng vai trò quyết định. Sau thời điểm nầy quân đội của tướng Giáp không còn chiến đấu trong vòng vây,không còn đánh du kích nữa mà đã chuyển sang vận động chiến rồi sau đó là công kiên chiến để đánh bại địch quân của họ,theo sách lược Mao trạch Đông và kinh nghiêm của quân đội nhân dân Trung quốc.”


Nếu như Việt Nam vốn đã được Cộng sản Trung quốc coi như cửa ngỏ để họ bành trướng xuống phiá Nam, thì vào thời gian sau cuộc chiến tranh ở Triều Tiên ngươi Mỹ đã có dụng ý sử dụng Việt Nam như là một tiền đồn để chống lại sự bành trướng của khối Cộng sản xuống vùng Đông Nam châu Á.


Thực tế cho thấy vào lúc Điện biên Phủ sắp thất thủ, người Pháp đã có yêu cầu người Mỹ chi viện các máy bay đánh bom B29, tương tự như B52 về sau nầy, để cứu nguy căn cứ nẩy, nhưng người Mỹ không đáp ứng. Hậu quả là Điện biên Phủ thất thủ đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève 1954 chia hai đất nước.


Như đã nói ở đoạn trên, việc Cộng sản Trung hoa thống trị toàn Hoa lục đã là một tai họa cho đất nước, bỡi lẽ  sự chi viện và sư tham gia trực tiếp của họ sau đó vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam giành được quyền lảnh đạo và dựng lên một chánh quyền cộng sản ở miền Bắc. Hậu quả là kế tiếp những năm sau đó đất nước lại lâm vào một cuộc chiến tranh ở Đông dương lần thứ hai giữa người quốc gia và người cộng sản kéo dài đến 30/4/1975, bỡi lẽ Cộng sản Bắc Việt lại phát động một cuộc chiến tranh lấn chiếm miền Nam và người quốc gia ở miền Nam phải mở cuộc chiến đấu để tự vệ.


Lúc bấy giờ, cộng sản Nga Tàu kết thành một khối, chưa bị rạn nứt lớn, chi viện rất ồ ạt cho cộng sản Bắc Việt để lấn chiếm miền Nam. Trong khi đó,nhất là sau cuộc chiến tranh ờ Triều Tiên, học thuyết đô mi nô của người Mỷ ở đông nam Á đã chọn Nam Việt Nam như là một tiền đồn ngăn chận làn song đỏ cộng sản tràn xuống các nước khác  trong vùng, nên họ cũng đã trở thành đồng minh cột trụ của nền đệ nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng hòa.


 Một bên là Khối cộng sản phát động chiến tranh bành trướng núp dưới chiêu bài “giải phóng dân tộc”, còn phiá thế giới tư do do nưóc Mỹ cầm đầu thì chủ trương chống lại dựa vào “quyền dân tộc tự quyết”. Cuộc chiến tranh VN lúc nầy có người cho là cuộc chiến tranh về ý thức hệ (giửa chủ nghiã cộng sản và chủ nghĩa quốc gia dân tộc), có người cho là cuộc Chiến tranh Ủy nhiệm như tựa cuốn sách của Giáo sư Lê xuân Khoa.( một bên nhân danh các nước trong khối thế giới tự do còn bên kia nhân danh các nước trong khối cộng sản.)


Dù mang danh nghiã gì đi nữa thì đây vẫn là cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn đâ gây bao tan thương và chết chóc cho người Việt ở hai miền đầt nước, mà theo thiển ý, cũng vì do vị trí điạ chính trị của đất nước Việt Nam có giá trị chiến lược đối với ngưòi Mỷ và khối cộng sản Nga-Tàu vào lúc đó, hay  nói nôm na như tựa quyển sách của cựu đại sứ Bùi Diễm là tại vì đất nước bị kẹt “Trong gọng kềm của lịch sử.”.


Giá trị của vị trí của Việt Nam trong vùng đối với người Mỹ thay đổi theo thời gian. Vào đầu thập niên 70, ngưởi Mỹ đã nhận thức sức mạnh của phe Cộng sản nằm trong thế nhất thống thành một khối của họ. (sách vở và báo chí đã dùng cụm từ sino-soviet bloc để chỉ khối cộng sản Nga Tàu). Sách lược chống cộng mới của người Mỹ đã chuyển hướng vào việc làm phân hoá và phá vở thế nhất thống nầy.


Thế là ngưởi Mỹ bèn đi đêm với Tàu cộng vả đã đạt được Thông cáo chung ở Thượng Hải vào năm 1972. Liền sau đó người Mỹ lại tiếp tục đi đêm với Cộng sản Bắc Việt để rồi sau đó Hiệp định Paris được ký kết (27-1-73). Với Thông cáo chung ở Thượng Hải, người Mỹ đã gây sự phân hóa giữa Nga và Tàu. Với Hiệp đình Paris, người Mỹ đã đào sâu thêm sư phân hóa nầy khiến họ trở thành thù địch.Bằng chứng là sau khi “người đồng minh Mỹ tháo chạy” khỏi miền Nam, Cộng sản Bắc Việt liền xua quân đánh chiếm miền Nam và sau khi thống nhất được Việt Nam thì họ quay lưng lại với người Taù và  ngã hẳn theo Cộng sản Nga. (Thực tế cho thấy từ sau đại hội lần thứ ba của đảng ở Hà nội năm 1960,Cộng sàn Bắc việt bắt đầu đã ngã theo và nhận sự chi viện lớn của Cộng sản Nga rồi, vì lúc đó điều lệ đảng chủ trương đi theo tư tưởng Mác Lê thay vì tư tưởng Mác Lê và tư tưởng của Mao trạch Đông như trong kỳ đại hội lần thứ hai của họ hổi năm 1950. Nhưng phải đợi tới sau chiến thắng 30-4-75 thì họ mới ra mặt theo hẳn Cộng sản Nga)


Do đó,kể từ sau 1975 trở đi, Việt Nam trở thành mũi nhọn xung kích cho cộng sản Nga trong khu vực, điển hình là sau khi ký được Hiệp ước hỗ tương với Nga năm 1978, Cộng sản Việt Nam liền xua quân lật đổ chế độ của Pol Pốt đi theo Tàu cộng ở Campuchia và chiếm đớng đất nước nầy, mở đầu cho môt cuộc chiến tranh lần thứ ba ở Đông dương kéo dài đến năm 1990. Lập tức, năm 1979, Tàu cộng mở cuộc tấn công đánh vào sáu tỉnh ở miền Bắc mà họ nói là để dạy cho Việt nam một bài học. 


Rõ ràng có phải vì vị trí của đất nước nằm trong vùng tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn, khi thì làm tiền đồn, lúc làm lính xung kích, Việt Nam luôn ở trong tình trạng chiến tranh triền miên suốt ba cuộc chiến tranh Đông dương nói trên khiến dất nước bị tàn phá, người Việt Nam bị hy sinh quá nhiều, trong khi Thái Lan,vì có vị trí nước trái độn, chẳng những không có chiến tranh mà còn được hưởng lợi của chiến tranh ở Việt nam để phát triển đất nước của họ ?

 

Đến khi nước Nga đổi mới và từ bỏ sự độc quyền lảnh đạo của đảng Cộng sàn ở trong nước của họ, kéo theo sư sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ờ trong khối các quốc gia cộng sản ở Đông âu vào đầu thập niên 90, cấp lảnh đạo cộng sản Việt nam lúc đó đã đặt quyền lợi đảng Cộng sản trên quyền lợi của đất nước và dân tộc nên họ, thà mất nước chớ không đề mất đảng, vẫn bám vào bỉnh phong chủ nghĩa cộng sản để tiếp tục giữ độc quyền lảnh đạo và cai trị đất nước. Và cũng từ đó họ quay lại bắt tay với Tàu cộng và chịu sự chi phối của Tàu cộng một cách lộ liểu.(sau nầy,mỗi lần VN hop đại hội Đảng,Tàu cộng luôn gửi một phái đoàn hùng hậu sang VN,ngoài mặt nói là để quan sát nhưng thực chất là để dàn dựng và sắp xếp nhân sự)


Khi ành hưởng của Nga trong vùng biển Nam Hải không còn và khi Việt Nam nẳm trong quỹ đạo của Tàu cộng thì toàn vùng Đông nam châu Á bên dưới Việt nam lại có nguy cơ bị cộng sản Tàu khống chế hay chi phối. Đây cũng là lúc Việt nam có một giá trị địa chính trị trở lại dưới con mắt của người Mỹ,bởi lẽ Việt Nam là nước duy nhất trong vùng có khả năng và đã tửng có truyền thống đối đầu được với người Tàu. Sự quan tâm nầy của Mỹ đã mở một cánh cửa để cho Việt nam có cơ hội xích lại gần với Mỹ và thoát ra khỏi ành hưởng của Tàu cộng.


Thưc tế đã cho thấy từ sau năm 1990, từng bước người Mỹ mở lại các quan hệ và hợp tác tốt với cộng sản Việt nam (như gần đây vẫn rút tên Việt nam khỏi danh sách các nước bị quan tâm về nhân quyền và tôn giáo mặc dủ họ vẫn đàn áp tôn giáo và đối lập chính trị, như việc Mỹ sê huấn luyện cho quân đội Việt nam v v.). 


Chính đại sứ cộng sản VN tại Mỹ, Lê công Phụng, khi trả lởi cuộc phỏng vấn của đài BBC, ngày 19-1-2009, về quan hệ của VN với Mỹ và Trung quốc cũng đã công khai thừa nhận “VN nằm ở vị trí địa chính trị nhạy cảm, sát cạnh Trung quốc, lại nằm trong vùng Đông nam Á, cho nên cả hai đều có nhu cầu tranh thủ VN.”(nguyên văn câu hỏi số 4 của đài BBC là “Hai cưởng quốc kia, theo Đại sứ,có lôi kéo VN hay không?”)


Kinh nghiệm của tiển nhân xưa nay vẫn nhắc nhở là nên chọn lấy nước ở xa làm đồng minh hơn là kết thân với nước láng giềng gần, nhất là khi nước láng giềng gần vốn đã có lịch sử lâu đời xâm lược và thống trị đất nước. Điều nầy chưa hẳn có thế áp dụng vào Việt nam lúc nầy, bởi lẽ tập đoàn lãnh đạo ở VN trong quá khứ đã tửng cho thấy họ đặt quyền lợi giai cấp thống trị đảng của họ trên quyền lợi của đất nước ( lúc các nước Đông âu thoát ly khỏi Nga và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản), chưa kể là áp lực và sự chi phối của Tàu cộng vào VN chưa lúc nào mạnh mẽ và thô bạo như lúc nẩy. 


Tiến trình để Việt nam có thể lột xác vả xích lại gần với Mỹ tới mức có thể thoát ly được ảnh hưởng của Tàu cộng vẫn sẽ tuỳ thuộc vào sự chuyển động xoay chiều mạnh mẽ của VN và nổ lực của Mỹ. Riêng về phiá VN, khả năng nầy chỉ có thể xảy ra khi nào có sự thay đổi nhân sự trong giới lảnh đạo ở đây


Bình thường thì phải mất một thời gian tương đối dài đủ để cho tầng lớp trẻ, hấp thụ nền giáo dục Âu Mỹ, lên thay thế lớp cũ ở vai trò lảnh đạo. Cho tới lúc đó, khi  không bị vướng mắc bởi ân nghĩa cũ trong các cuộc chiến tranh vừa qua, không bị rảng buộc bởi quyển lợi phe nhóm và dây liên hệ chằn chịt về gia đình(giữa những người trong hàng ngũ lảnh đạo đương thời họ còn có sự liên hệ qua lại chặt chẽ về gia đình với nhau nữa), lớp lảnh đạo mới nầy có thể mới có đủ đãm lược làm cho đất nước xoay chiều và nương vào thế của Mỹ để từ từ thoát ra khỏi sự khống chế của nước Tàu.


Khi đã tin rằng dường như mỗi cá nhân đều có vận số, và đất nước cũng có vận nước của nó thì không thể không nghĩ tới những biến cố đột biến có thể xuất hiện bất ngờ, làm đão lộn hay rút ngắn các diễn tiến bình thường của sự việc, hoặc phá vở các thế thăng bằng đã có sẵn.


Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vả rộng lớn đang diễn ra ở Mỹ và các nước Tây âu hiện nay phải chăng cũng có thể coi là một biến cố đột biến ? Nó đã phát ra những chấn động dây chuyển tạo nên những cơn sống ngẩm cực mạnh ở bên Á châu, đặc biệt là ở Tàu cộng. 


Các nước tây âu vốn đã quen đối phó với các cuộc khủng hoảng loại nầy, còn Tảu cộng  chỉ quen thuộc với việc sử dụng công cụ chuyên chính. Một  sự xáo trộn kinh tế và xã hội qui mô đang diển ra ở trong nước Tàu, qua hình ảnh nổi bật của hơn 20 triệu lao động di dân thất nghiệp từ thánh thị kéo về nông thôn, sẽ dẫn tới những hậu quả khó có thể lường trước. Một sự thay đổi lớn, nếu có, ở trong nước Tàu cộng chắc chắn sẽ tác động ngay lên nước VN.Trên mạng internet, đã có tác giả, sau khi đánh giá tình hình, đưa ra sự ước đoán lạc quan về chu kỳ hết “cùng” tất phải lên “thông” cho đất nước VN nhân sự đột biến nầy.


Dù sao, chủ nghĩa cộng sản đã bị khai tử từ lâu rồi, trào lưu tự do dân chủ đã là một xu thế tất yếu của thời đại không thể đão ngược.Sinh lộ cho đất nước VN trước sau gì cũng phải đi theo xu thế nầy. Thời gian xảy ra lâu hay mau vẫn còn là một ẩn số, và nếu như tin vào vận số thì nó có thể xảy đến ở bất cứ lúc nào vậy.


May,2009

Triệu huỳnh Võ.

Cựu học sinh Phan thanh Giản-Cần Thơ

1950-1955   


Sunday, September 1, 2024

 Farewell Mr. Nguyen Vinh Tru




Về luôn ở lại cùng quê cũ
Sông nước bờ tre ruộng lúa đồng
Ôm ấp tình thân đời một thuở
Vĩnh Lại muôn đời thỏa ước mong.

Come back hometown and lay everlasting
River with old bamboo groves and rice fields
Embracing the paternal love of a lifetime during
Vinh Lai will forever fulfill its wishing.

Hoàng Dung

Saturday, August 24, 2024

 NGẬM ĐẮNG NUỐT CAY

Related image

Khoảng giữa năm 1992, dù đã sang tỵ nạn ở Mỹ gần một năm rồi, nhưng tôi vẫn chưa có công ăn việc làm. Hồi đó,  những người Việt sang định cư ở Nam Cali theo diện tỵ nạn H.O khá đông, cho nên tìm được một việc làm không phải dễ . Một hôm tôi theo các bạn thuộc lớp tuổi “ngũ thập nhi tri thiên mệnh” đến Hollywood để ký hợp đồng đóng phim. Người đại diện hãng phim(?) giải thích là cần một số đông đóng vai “quần chúng” trong một phim chiến tranh. Họ không đòi hỏi những ứng viên biết bắn súng, có dáng  kiêu hùng như  một GI trong phim chiến tranh của Mỹ. Cũng không cần người có dáng đẹp trai hiên ngang như tài tử John Wayne. Và dĩ nhiên cũng không cần người biết tiếng Anh lưu loát để đối thoại ở phim trường, hay trên màn ảnh.

Theo lịch trình làm việc, ngày hôm sau chúng tôi trở lại phim trường để thợ may lấy ni tấc thân hình, chuẩn bị may áo quần, nón mũ …Đã từng là quân nhân VNCH, chúng tôi nêu thắc mắc vì sao đóng phim đánh trận không được cấp phát mũ sắt mà phải đội mũ vải? Họ giải thích rằng chúng tôi sẽ đóng vai những anh “bộ đội GPMN”,  một “lực lượng vũ trang anh hùng” xuất phát từ nhân dân Miền Nam, nên sẽ đội mũ tai bèo, với khăn rằn quấn cổ…! Nghe lời giải thích đó, chúng tôi tức giận bỏ về, không màng đến cái “hợp đồng đóng phim”- mới nghe qua tưởng béo bở - sắp ký với bọn làm phim thân cộng  này!       

                                               

Một thời gian sau, theo lời chỉ dẫn của bạn hữu, tôi ghé vào văn phòng bảo hiểm của anh bạn học cũ, nằm trên đường Brookhurst, chỉ cốt thăm viếng xã giao.  Anh bạn “nối khố” ngày xưa thời sinh viên Sài gòn, đã may mắn sang đây từ  năm 1975, vào những ngày cuối tháng Tư, trước ngày Miền Nam lọt vào tay cộng sản. Mười năm sau, anh trở thành chủ nhân của một văn phòng bảo hiểm, với hai cô thư ký trẻ tuổi xinh đẹp. Tôi ngỏ ý xin anh giúp cho một công việc làm, nhưng anh khéo léo từ chối! Trong khi ngồi nhìn vẩn vơ trong văn phòng bừa bộn, tôi thấy một bức tranh để ở  một góc, bám đầy bụi bặm. Tôi đề nghị trang trí lại văn phòng, lau chùi sạch sẽ bức tranh và treo lên ở một vị trí trang trọng. 


Đó là một bức tranh cổ, ghi lại sự tích Việt vương Câu Tiễn vào cuối đời Xuân Thu bên Tàu, bị Ngô Phù Sai đánh bại. Vợ chồng Câu Tiễn đành phải đến ở nước Ngô làm con tin. Họ phải ăn cám bã, rau dại; mặc thì toàn quần rách áo nát, cam chịu nhục nhã. Có lần phải nếm phân đoán bệnh cho Ngô Vương. Sau ba năm, Phù Sai mới tha cho Câu Tiễn về đất Việt. Từ đó, Câu Tiễn quyết chí tự cường để trả mối thù lớn.  Ông sợ mình sẽ ham thích cuộc sống an nhàn trước mắt, lãng quên ý chí báo thù, nên tự sống một cuộc đời khắc khổ. Tối ông ép mình ngủ trên đống rơm có gai nhọn; cạnh đó treo một túi mật đắng. Trước mỗi bữa ăn, ông nếm túi mật để không quên nỗi nhục nhã đắng cay trong những ngày bị lưu đày ở  đất Ngô. Kết quả của ý chí “nằm gai nếm mật” đã khiến Việt Vương đánh bại Ngô vương Phù Sai và giết đi, báo thù cho nước Việt.


Riêng vào buổi sáng hôm ấy, sau khi treo bức họa “Nằm Gai Nếm Mật” lên tường của văn phòng bảo hiểm, tôi ngồi ngắm mãi, định mua bức tranh. Nhưng cuối cùng tôi đành bỏ cuộc vì không đủ tiền, mặc dù vừa nhận được một tấm check hai mươi đô la - tiền công “trang trí nội thất”- do ông bạn cũ - chủ văn phòng bảo hiểm trả!…  Mãi đến một năm sau, khi có công ăn việc làm với đồng lương khấm khá, tôi trở lại, cốt mua cho kỳ được bức tranh. Tôi muốn treo nó ở phòng đọc sách trong nhà, để hàng ngày nhìn nó, nhớ lại hình ảnh những ngày tháng “nằm gai nếm mật” trong trại tù Cộng sản. Tôi không muốn những kỷ niệm đắng cay năm xưa, rồi đây theo thời gian sẽ phai tàn theo ngày tháng … Nhưng tôi vô cùng thất vọng. Đã có kẻ cảm phục ý chí kiên trì “ngậm đắng nuốt cay” của ông vua thất trận xứ Việt bên Tàu, nên đã mua bức tranh trước tôi!.   

                                           

* **                                              Trở lại bốn mươi năm trước đây, khi miền Nam rơi vào tay cộng sản,  chúng tôi bị đưa ra Bắc, giam trong trại “cải tạo” Thanh Cẩm. Suốt những năm gian lao khổ ải đó, chúng tôi bị buộc phải lao động cực nhọc; một ngày chỉ được ăn hai bữa, trưa và tối. Nhưng cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, nhất là về mùa đông giá rét trên thượng nguồn sông Mã. Ba ngày chúng tôi mới có một chén cơm ; còn những những ngày khác phải ăn bắp ngô cứng như đá; ăn bo bo, khoai lang nhỏ như đuôi chuột và nhất là khoai mì công nghiệp, chứa nhiều độc tố.   Các loại thực phẩm kém dinh dưỡng ấy lại được phát cho tù nhân rất hạn chế, theo chủ trương “cho ăn vừa đủ để lao động sản xuất” như chúng tôi đã được “học tập” !.


Mỗi buổi sáng, cán bộ công an dẫn chúng tôi ra “hiện trường lao động” với bao tử trống rỗng, khiến chúng tôi hoa mắt, chồn chân…để làm những công tác  khổ sai. Mùa hè, tù nhân phải lên núi vác đá về xây thêm nhà tù, dưới ánh nắng đổ lửa, hừng hực của vùng núi đá xứ Thanh. Mùa đông, từng toán thay phiên nhau xuống sông Mã vác những cây luồng đã ngâm sẵn,  về cho công tác xây cất. Trong không khí lạnh buốt của miền thượng nguồn sông Mã vào buổi sớm cuối năm, anh em chúng tôi thay phiên nhau xuống nước, tối đa khoảng mười lăm phút. Vì quá lạnh nên mọi người ngồi quanh đống lửa, hút thuốc lào cho ấm bụng. Bởi đói lả, cho nên khi khói thuốc lào tác động vào thân thể yếu đuối,  có người bị ngất xỉu, ngã vào đống lửa. Nếu không có bạn bè  cứu kịp, có lẽ cán bộ Trại sẽ báo cáo “chết vì tai nạn lao động” ngày hôm ấy…


Đối với những “trại viên” được thân nhân vào thăm nuôi, họ có thể tự túc trong bữa ăn, không cần thực phẩm do trại phát. Cho nên những trại viên này thường biếu phần khoai mì cho bạn đồng tù kém may mắn vì không ai thăm nuôi. Bởi lòng vị tha, đùm bọc nhau trong cảnh tù đày như thế , nên thỉnh thoảng tôi có thể dành được một vài khẩu phần khoai mì. Tôi đã  chế biến chúng bằng cách tán nhỏ, tồn trữ trong bình nhựa, phơi ở sân sau phòng giam. Đó là cách “mưu sinh thoát hiểm” mà tôi đã áp dụng qua bao năm trong trại tù khổ sai Cọng sản xứ Thanh. 


Hằng ngày đi lao động, khi bắt được những con cóc, nhái, kỳ nhông, rắn, rết…là tôi nướng ăn để cầm hơi  buổi sáng. Lúc trưa về đến trại, vài củ khoai lang, hoặc một trái bắp ngô… không lấp đầy cái bao tử trống rỗng từ đêm hôm trước, nên phải bổ túc bằng món “chao tự chế”. Nó vừa chua, vừa nặng mùi…nhưng cũng đủ cho tôi sống còn để có ngày trở về với gia đình ở Miền Nam!  Nhưng cũng từ ngày cố gắng chịu đựng “ngậm đắng nuốt cay ” ấy đã khiến tôi rất dị ứng  với những món ăn nặng mùi. Nhất là món mắm mà tôi sẽ phải đối diện trong những bữa ăn đạm bạc khi còn ở Việt Nam, sau khi ra khỏi nhà tù “cải tạo” của CS!


Sau này, khi đã sống ở miền đất tỵ nạn, tôi vẫn không nguôi tâm lý sợ mắm. Mỗi khi các con tôi từ tiểu bang xa về thăm cha mẹ, mời mọi người đi ăn món cá nướng cuốn bánh tráng…tôi chỉ  dùng với nước mắm. Tuy nhiên tôi vẫn phân vân mỗi khi các con mời ăn món Chả Cá Lã Vọng mà lại dùng với nước mắm! Bởi khi món chả cá đang bốc khói được dọn ra, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ nóng lên, ăn kèm với bánh tráng nướng, đậu phộng rang, dấm, rau húng…thì thật là ngon ! Nhưng nếu từ chối mắm tôm, mà dùng nước mắm, thì món Chả Cá Lã Vọng hôm ấy chẳng còn hương vị đậm đà gì cả! 


Từ chối ăn mắm, tôi cảm thấy như mình đã phụ bạc tấm lòng yêu quê hương của những người Việt đã sang tỵ nạn ở đất Mỹ này. Bởi khi ra đi, họ đã mang theo văn hoá nước Việt, kể cả những món ăn thuần túy dân tộc đã có từ lâu. Ở miền Bắc với những món ăn đặc biệt thường dùng với mắm tôm như Bún Thang, Bún Riêu, Bún Ốc, Bún Chả… Ngoài ra, còn có món cà pháo chấm mắm tôm, đậu phụ rán chấm mắm tôm. Ở Miền Trung , xứ Huế có  mắm ruốc để nêm trong món bún bò…Riêng ở Miền Nam, đã có các món mắm như: Mắm Và Rau, Bún Mắm. Riêng món Bún Mắn, nay đã là món khoái khẩu của các bà, các cô người Việt khi vào các quán ăn vùng Little Saigon, miền Nam California.


***       


Đã gần ba mươi năm, kể từ ngày không mua được bức tranh “Nằm Gai Nếm Mật” tại văn phòng bảo hiểm của người bạn thuở niên thiếu, tôi chẳng hy vọng gì thấy lại  bức tranh đáng quý ấy nữa…Thế nhưng, sáng hôm nay tôi đã thấy lại bức tranh Tàu năm xưa  trên trang nhà điện tử trong máy PC. Tôi ngắm  bức tranh, cảm phục ý chí người anh hùng thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu. Vua Câu Tiễn đất Việt đã bị Ngô Phù Sai đánh bại trận, chịu ngậm đắng cay nuốt cay trong thời gian bị lưu đày trên đất Ngô. Ông đã phải hạ mình nếm phân kẻ thù, mong lấy được lòng tin kẻ thắng trận. Khi được thả về đất Việt ông đã nằm gai nếm mật để nuôi ý chí phục thù. Và cuối cùng vị vua kiên trì ấy đã đánh bại Ngô Phù Sai, giết được kẻ thù, trả được mối hận năm xưa. 


Mấy mươi thế kỷ sau, tại đất nước Việt Nam,  chúng tôi - những kẻ “thua cuộc” đã phải ngậm đắng cuốt cay trong các trại tù khổ sai trên ba miền đất nước, cuối cùng đành phải gạt lệ ra đi, sang tỵ nạn ở xứ sở Tự Do này.  Riêng tôi, đã hơn hai mươi lăm năm qua, tôi lặng ngắm thời gian lướt qua cuộc đời, nhuộm bạc mái đầu, đành cám cảnh khi nhớ đến hai câu thơ trong bài “Thuật Hoài” của Đặng Dung:


Quốc thù vị báo  đầu tiên bạch,

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.


Cụ Phan Kế Bính diễn Nôm như sau:


Thù trả chưa xong đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.                                                                                        

Sống nơi đất tỵ nạn xa xôi này, tôi vẫn hướng về quê cũ. Tôi mong chờ ngày tàn của “bên thắng cuộc” và chắc ngày ấy cũng không còn bao xa….Tôi vẫn luôn khắc khoải tưởng nhớ bầu không khí Tự Do của Miền Nam nước Việt- đã một thời phồn vinh, no ấm mà nay không còn nữa! Và giờ đây, khi ngoái nhìn lại quá khứ, tôi đành tự thán với câu thơ của Thế Lữ:


Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

                                                          

Tam Bách Đinh Bá Tâm