Monday, February 28, 2011

thangnongdan blog


Hãy Tạo Nên Cuộc Cách Mạng "Hoa Lài" Cho Việt Nam

Dưới sức mạnh của truyền thông internet, làn sóng tranh đấu cho tự do dân chủ đã lan rộng đến Trung Quốc (Hình phải:Người sinh viên biểu tình người Hoa, thản nhiên trước bạo quyền) . Mặc dù đã huy động một lực lượng an ninh khổng lồ nhằm mục đích ngăn chặn những cuộc biểu tình, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã thất bại. Những cuộc biểu tình của giới thanh niên và sinh viên người Hoa vẫn xãy ra ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải v.v.. Đây chỉ là một sự khởi động của giai đoạn đầu cho cuộc cách mạng dân chủ và chắc chắc sẽ còn nhiều cuộc biểu tình rầm rộ sẽ diễn ra trong những ngày tới đây.

Những cuộc biểu tình này của giới sinh viên và trí thức Trung Quốc là biểu hiện cho sự khởi sắc của cuộc cách mạng "Hoa Lài" tại châu Á. Điều này đã chứng minh rằng những chế độ độc tài đã đến lúc cáo chung. Vận mệnh cho tương lai của mỗi dân tộc đã được xác định rõ, đó là phải do chính người dân tự quyết định và không có bất cứ một chế độ, đảng phái nào có thể thay được tiếng nói của người dân.

Các bạn, chúng ta là những người Việt Nam yêu nước và bất kể bất cứ thành phần gì trong xã hội, hãy liên kết lại để tạo nên một cuộc cách mạng dân chủ. Đây là thời cơ duy nhất mà chúng ta phải cần phải nắm bắt để tự mình thoát ra khỏi cái ách kềm kẹp của bọn thống trị độc tài.

Một ngày trôi qua, là thêm một ngày đày đọa cho dân tộc, là một ngày chúng ta mất đi cái cơ hội đó. Vậy, chúng ta còn chờ gì nữa mà không tự làm một cuộc cách mạng để thay đổi vận mệnh và tương lai của chính mình? Hãy khởi động lên một phong trào đòi lại quyền làm chủ đất nước, lấy lại những gì đáng lẽ phải thuộc về chúng ta, hãy cho họ biết sức mạnh của lòng dân và đặc biệt là tinh thần yêu nước quật cường của giới trẻ Việt Nam.

Hãy liên minh và ủng hộ những phong trào dân chủ đang diễn ra tại Trung Đông và đặc biệt là ở Trung Quốc. Sự thành công của họ cũng là động cơ chính để thúc đẩy sự thành công của cuộc cách mạng ở Việt Nam. Hãy cùng nhau cổ vũ, trao đổi và học hỏi nơi họ. Bằng mọi cách và mọi giá chúng ta phải tạo nên được một cuộc cách mạng dân chủ cho chính đất nước mình. Thời cơ đã đến, tiếng chuông gọi hồn cho những chế độ độc tài đang vang lên, bọn chúng đã run sợ và hãy cùng nhau tống tiễn một chế độ thối nát ra khỏi đất nước Việt Nam.

Để có được sự thành công, chúng ta cần phải có sự can đảm, khôn ngoan và sự phối hợp đồng bộ với những phong trào dân chủ ở Trung Đông và Trung Quốc. Hãy cùng nhau kêu gọi và đánh thức lòng yêu nước của giới trẻ Việt Nam. Dùng bất cứ những phương tiện gì chúng ta có thể, để tuyên truyền và vận động đến mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới lao động nghèo, cho họ thấy được những gì đang xãy ra và tại sao chúng ta cần một cuộc cách mạng dân tộc. Cùng nhau kêu gọi mọi tầng lớp trí thức trăn trỡ với tình hình đất nước để cùng tham gia cuộc cách mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam bởi vì họ chính là tương lai của đất nước.

Thời cơ đã đến, vận mệnh của đất nước phải cần thay đổi, chúng ta chờ gì nữa mà không tạo nên một cơn lốc "Hoa Lài" cho chính chúng ta? Hỡi mọi người dân Việt Nam, hãy khởi động lên một phong trào đấu tranh dân chủ để đòi lại những gì thuộc về chúng ta! Hãy cho chế độ độc tài biết sức mạnh của lòng dân ! Hãy cùng nhau phát tán và dán những khẩu hiệu dưới đây ở khắp mọi miền, mọi nơi .

"Chúng tôi không sợ bạo quyền và chúng tôi chống bất công"
"Tham nhũng và lạm phát hủy hoại đời sống người dân"
"Tiêu diệt bọn quan tham cướp đất dân nghèo"
"Tự do ngôn luận cho Việt Nam"


Đừng ngồi chờ và than vãn! Hãy lạc quan, lao vào cuộc cách mạng và hành động vì chỉ có hành động mới mang lại thành công.

Nông Đức Dân

Sunday, February 27, 2011

China


Trung Quốc: Tiếp Tục Cách Mạng Hoa Lài vào chiều Chủ Nhật

Công an phải dắt chó nghiệp vụ ra đường và xịt nước thị uy khách bộ hành .

Cuộc “Tản Bộ Hoa Lài” kêu gọi tự do dân chủ tại Trung Quốc vẫn tiếp tục sứ mệnh với số người bị bắt tại Bắc Kinh và Thượng Hải chiều 27/2/11 được xác định là bảy người. Một số hình ảnh đã ghi lại hình các “chú công an” đang hốt người về đồn trong tư thế nhiếp ảnh gia săn hình được BBC Hoa Ngữ náo nhiệt đăng hình và loan tin linh hoạt.

Nhà đương cục Trung Quốc không xác định danh tính của người bị bắt và cũng có ý lờ đi Cách Mạng Hoa Lài để giảm sức lan tỏa. Thủ Tướng Ôn Gia Bảo online vào ngày Chủ Nhật thừa nhận rằng lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới sinh hoạt và có thể gây bất ổn xã hội. Ôn ảnh đế (biệt danh của Ôn Gia Bảo, ảnh đế có nghĩa là nam diễn viên xuất sắc) thậm chí không nhắc tới từ Trung Đông có lẽ vì sợ dân mạng lại hiếu động nghĩ tới Hoa Lài. Ôn Gia Bảo nói rằng chấn động giá cả đang tăng vọt đang làm mọi người lo lắng.

Hàng trăm chú công an, có chú còn dẫn chó nghiệp vụ ra đường canh chừng, nếu thấy người nào có dấu hiệu khả nghi đang mang linh hồn “Tản Bộ Hoa Lài” là báo động ngay cho đồng chí tới bắt lại. Mặc dù chó nghiệp vụ đang ở chế độ “bó rọ ở mồm” nhưng vẫn nhìn rất dữ, có khả năng hù dọa những người qua đường yếu bóng vía.

Trong lúc đó tại, các nhóm công an khác tiếp tục huýt sáo và thổi súp-lê để để tạo âm thanh khẩn trương hối thúc người qua đường phải đi nhanh qua các địa điểm tụ tập. Công an cũng dùng cả vòi nước từ những chiếc xe chuyên dụng rửa đường để “thuỷ áp” khách bộ hành. Ai cố tình đi chậm (tản bộ) hoặc hóng hớt tò mò nhìn qua nhìn lại thì bị xịt ướt ráng chịu.

Tại Vương Phủ Tỉnh McDonald, Bắc Kinh địa điểm tập hội của tuần trước có ít nhất hai người đã bị bắt. Trong lúc đó tại Quảng trường Nhân dân ở Thượng Hải, năm người đã bị công an giải đi khi chưa kịp chụp hình. Nhưng hình ảnh này lại bị lọt vào ống kính của một nhiếp ảnh sư khác. Cảnh tượng thật là kịch tính, thật là “Ảnh trung hữu ảnh, nhân ngoại hữu nhân” rất là tràn trề nghê ngói. Có một vị trung niên bị hai chú công an đang trong tư thế miệng ngậm súp-lê, tay cầm bộ đàm áp cổ đè lưng nhìn cũng rất là thống thiết.

Cảnh sát mặc thường phục trà trộn đám đông để báo nhau bắt người nhưng nhiếp ảnh gia cũng trăm tay nghìn mắt chuyển hết cảnh tượng ra ngoài cho đài BBC đăng tải càng làm cho linh hồn Cách Mạng Hoa Lài phảng phất mãn địa.

Được biết, đêm trước cuộc Tản Bộ Hoa Lài, những người tham dự hoặc đồng tình cũng đưa ra một bức thư công khai yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc phải thực hành ngay cơ chế nhân dân giám sát.

Họ đã tuyên bố đây không phải là cuộc cách mạng bạo động mà chỉ đề cao tinh thần phi bạo động, bất hợp tác với chính quyền. Họ không muốn đề cập tới thể chế một đảng, hai đảng hay là ba đảng cho Trung Quốc mà chỉ muốn đi bộ đòi hỏi chính quyền hiện nay phải thực thi nghiêm chỉnh cơ chế độc lập tư pháp.

Tuy nhiên, dân mạng cũng ghi nhận có rất nhiều lời hiệu triệu mạo xưng danh nghĩa đưa ra có ý đồ thay đổi địa điểm, nội dung thư hiệu triệu để phân tán lực lượng biểu tình viên. Nhiều người cho rằng đây chính là âm mưu phân tán phong trào của bọn Ngũ Mao (đảng 50 xu một bài, hoặc vài câu để vùi dập phong trào dân chủ, có kiểu sinh hoạt bè phái như Hồng Vệ Binh thời Cách Mạng Văn Hoá).

Ảnh Hưởng Tới Việt Nam

Cùng vào lúc 2 giờ chiều, Việt Nam cũng xao động thông tin về Cách Mạng Hoa Lài. Tuy nhiên, cũng như Trung Quốc, phong trào bị dìm một cách “nghiêm phòng diễn tập”. Hiện nay chưa thể biết được các hoạt động như thế nào, có hình ảnh nào ghi nhận được không? Tuy nhiên, nhà đài Al Jazeera Ả Rập đã ghi nhận cuộc biểu tình 21/2 của nông dân lên thành phố là một sự lan rộng phong trào.

Do các vụ khiếu kiện dân oan chưa mang tính bức xúc từ đô thị cho nên những đòi hỏi vì bị mất đất chưa đại diện mọi tầng lớp. Người dân thành phố cũng không có đất đai gì để mất nên họ vẫn nhìn người nông dân qua đường căng khẩu hiệu với thái độ bàng quan.

Một người dân mạng ở Việt Nam nhắc tới vụ Hoa Lài ở thì từ chối ngay: “Thôi, tôi xin bác. Tôi vợ dại con thơ, bản thân khờ khạo, đong gạo từng tuần, không nên dự phần ngoài đó”. Trong lúc đó một bạn khác tên là Misha Doan (Việt Kiều Nga) thì cho rằng đây là tâm sự chung của trí thức hiện tại.

Cách Mạng Hoa Lài cũng được cổ suý ở Trung Quốc bằng sự chú trọng của các hãng truyền thông quốc tế như AP, BBC Hoa Ngữ (cập nhật từng mẫu tin) và ngay cả các chính khách Tây Phương. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman đã dẫn cả nhà tới Vương Phủ Tỉnh McDonald ở Bắc Kinh để ăn coi như là nhân tố “tình cờ thôi”, nhưng mà rất ý nghĩa dù chỉ là “tình cờ thôi”.

Trong lúc đó, các blogger Việt Nam bị hack gần như tê liệt. Đài BBC Việt Ngữ cũng không loan tin nào cả thế thì làm sao người ta biết được chuyện gì đang xảy ra ở bên Tàu mà đồng thanh tương ứng với các bạn ấy. (BBC Việt Ngữ không có bộ môn đọc tiếng Tàu rồi để liên thanh với trang Hoa Ngữ và có lẽ bị vì cắt giảm ngân sách nhiều quá hay sao ấy, không có người làm cuối tuần rồi).

Tuy nhiên, tinh thần vì Hoa Lài của Trung Quốc đã bước sang tuần thứ hai như thế là quá đạt kỳ vọng đẩy các chú công an phải dẫn chó ra đường, vòi rồng xịt nước nhân dân.

Hoa Lài đã biến chính quyền nhân dân, công an nhân dân hiện nguyên hình làm một bộ mặt chà đạp nhân dân rất là mất thiện cảm còn xấu xa hơn cả các “thế lực sài lang”.

Dần dần, sự mất thiện cảm này sẽ biến thành động lực thu hút về mặt tinh thần tạo điều kiện chín muồi cho tụ tập lớn hơn trong một ngày mai, mà theo dự đoán trên diễn đàn là vào tuần sau 14 giờ chiều Chủ Nhật ngày 6/3/2011 sẽ tiếp tục.

Trần Đông Đức
trandongduc's blog
Đọc thêm : facebook

VN Revolution


Rong chơi chiều nay
Chủ Nhật 27/02/2011

"Chúng ta hãy hẹn nhau đến những trung tâm thành phố tham dự cuộc mít tinh nhằm kêu gọi sự cải thiện xã hội một cách toàn diện. Chúng ta yêu cầu những người lãnh đạo hãy dũng cảm đối diện với những vấn đề mà họ chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Nếu có ai cho rằng những động lực cải thiện xã hội của chúng ta là sai trái mà có những hành vị phá rối gây sự thì chúng ta chọn con đường ứng xử lịch sự nhã nhặn. Chúng ta kêu gọi lương tâm và đạo đức của con người. Chúng ta có động lực chân chính và nhu cầu cấp thiết để đòi hỏi quyền tự do cơ bản của công dân bằng cuộc mít tinh kêu gọi cải cách xã hội."


Thời Gian: 14:00 giờ chiều.

Địa điểm:

Hà Nội: Khu vực cột cờ ở quảng trường Ba Đình
Tp.HCM - Sài Gòn: Khu vực nhà thờ Đức Bà, cửa trước trung tâm Diamond Plaza
Huế: Khu vực Phú Văn Lâu
Đà Nẵng: Cửa trước chợ Đống Đa
Hải Phòng: Quảng trường trung tâm thành phố, khu tượng đài Lê Chân
Nha Trang: Trung Tâm Văn Hóa, đường Trần Phú

Các thành phố không nằm trong danh sách, các bạn có thể đến công viên hay quảng trường trung tâm thành phố để tụ tập.

Xin hãy phổ biến lời kêu gọi này bằng mọi phương tiện truyền thông, tờ rơi, email, blog, facebook, twitter…

Tự Do Dân Chủ Muôn Năm

Saturday, February 26, 2011

VN Jasmine Revolution


Góp sỏi lót đường 1

Xuống đường

Mùa xuân lại đến trên quê hương VN với những cơn giá lạnh. Đại hội đảng nắm quyền đã chấm dứt trong tẻ nhạt mang theo viễn ảnh đất nước tiếp tục tăm tối. Ngược lại, từ phương trời Tunisia và Ai Cập, hoa Tự Do đang nở rộ sau bao nhiêu năm bị bóp nát bởi bàn tay sắt. Xen lẫn giữa những tin tức đầy phấn khởi, những hình ảnh vừa hào hùng vừa cảm động đang xảy ra ở xứ người, trên các trang web/blog của blogger Việt Nam là những lời kêu gọi, góp ý thể hiện niềm mong đợi mỏi mòn: XUỐNG ĐƯỜNG THÔI !!!

Phấn khởi quá đi thôi ! Nhiều bạn đã thốt lên. Lại một lần nữa người dân Tunisia, Ai Cập đã chứng minh quy luật của lịch sử - không một chế độ nào có thể tồn tại nếu nó không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Mới ngày hôm qua thôi, những người dân Tunisia, cũng giống như chúng ta, vẫn sống trong vô vọng, uất ức với câu hỏi tại sao hơn 10 triệu người đã phải cam phận cúi đầu trước ách độc tài của một con người như Zine el-Abidine Ben Ali. Chỉ mới ngày trước đó, 80 triệu người Ai Cập vẫn khép mình sợ hãi, kể từ năm 1981, dưới bóng ma Hosni Mubarak. Bao nhiêu năm qua chúng ta cũng đã tự hỏi mình và hỏi nhau câu hỏi tương tự – tại sao gần 90 triệu con người với một truyền thống và lịch sử hào hùng lại phải tiếp tục nằm trong sợi giây thòng lọng của một thiểu số đảng viên CSVN?

Tunisia đến Ai Cập. Tại sao không sẽ là Việt Nam!!

Nhưng điều gì đã xảy ra ở đất nước chúng ta?

Không một ai xuống đường. Những lời kêu gọi nhiệt tình hôm trước hôm nay được trả lời bằng sự im lặng. Có người phải bật lên chua chát “dân mình nó hèn vậy đấy”. Thất vọng của nhiều năm lại chồng chất thêm bởi một thất vọng vốn đã thành quá quen thuộc?

Tuy nhiên, từ bản hùng ca của cuộc cách mạng Hoa Lài, quay trở về thực tại Việt Nam chúng ta vẫn biết rằng: Không có gì có thể chứng minh dân ta hèn nhát hơn dân chúng Tusinia. Không có gì để xác quyết guồng máy công an mật vụ của CSVN tàn bạo hơn Ai Cập – một hệ thống nổi tiếng tàn bạo, khủng khiếp hàng đầu thế giới.

Không có gì để đảm bảo rằng khát vọng tự do của 80 triệu người dân Ai Cập, 10 triệu dân Tunisia nhiều hơn của 87 triệu con người Việt Nam. Thế thì tại sao?

Phải chăng khát vọng ngút ngàn của cả một dân tộc chỉ được thể hiện bằng những lời kêu gọi suông?

Sẽ có nhiều câu trả lời nghiêm chỉnh. Cũng có những câu trả lời được thay thế bằng những khích bác, mỉa mai. Vẫn có những im lặng và câu hỏi được đáp lại bằng những nỗ lực miệt mài.


Đối diện với câu hỏi trên tôi lại nhớ đến điều mà một người thầy, người đã từng cố vấn cho phong trào dân chủ Miến Điện, hướng dẫn cho những lãnh đạo phong trào của Serbia luôn luôn nhắc nhở: “Hãy tập trung vào khả năng đang có, đừng chỉ tập trung vào ước muốn của mình; Hãy phân biệt rõ ràng giữa ước muốn và khả năng; và đừng bao giờ đánh lừa chính mình và quần chúng về những khả năng thực sự của mình – đó là công việc của những chính trị gia chứ không phải công việc của một người đấu tranh”.

Phải chăng chúng ta chưa có một nỗ lực đầy đủ để phân tích, chuẩn bị, xây dựng một bước đầu quan trọng không thể thiếu: làm sao cho việc xuống đường trở thành hiện thực?

Chúng ta chưa có được một sự khảo sát nghiêm chỉnh những điều kiện nền tảng để một cuộc xuống đường to lớn có thể xảy ra và có xác xuất dẫn đến thành công cao. Trong đó, điều cốt lõi là khả năng của chúng ta như thế nào?

Chúng ta chưa có một phân tích sâu xa thái độ và phản ứng từ phía nhà cầm quyền, khả năng đối phó của họ ra sao?

Câu trả lời tùy ở mỗi người chúng ta qua những trải nghiệm thực tế. Không có những phân tích, chuẩn bị, xây dựng nghiêm chỉnh, từ đó nhiều người trong chúng ta hy vọng hoặc mơ hồ rằng: Sẽ có hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình trong khi chúng ta chỉ có vài chục người ủng hộ lời kêu gọi của chúng ta ?

Khắp mọi nơi, người người trên đất nước này cũng đang hừng hực lửa giống như những người đang cùng sinh hoạt với chúng ta trong cùng một nhóm, hội đoàn, tổ chức, đảng phái hay trong cùng một diễn đàn mạng ?

Đến hẹn lại lên mọi người sẽ túa ra đường (và lúc đó, chúng ta – những người kêu gọi sẽ vô cùng hân hoan với ý nghĩ rằng lời kêu gọi của mình đã thành công) ?

Công an sẽ không đàn áp người dân, quân đội sẽ án binh bất động và con số ngàn người sẽ tăng tốc thành triệu người như ở quảng trường Giải Phóng – Tahrir của thành phố Cairo ? …

Không cần phải nói, nhiều người đã nhìn thấy thực tế như thế nào. Chẳng lẽ nào chúng ta đã và đang trở thành những con người đầy lý tưởng nhưng cũng vô cùng lãng mạn hoặc hoang tưởng?!

Những điều viết ở trên chắc hẳn không chỉ xảy ra đối với chúng ta. Biết đâu chừng những người thanh niên Tunisia, Ai Cập hừng hực lửa ngày hôm nay cũng đã từng đi từ phấn khởi, hồ hởi sang đến buồn rầu, thất vọng giống như chúng ta khi chứng kiến hình ảnh của thế hệ cùng lứa hiên ngang đứng lên hát bài ca Tự Do và biểu dương sức mạnh vô địch của quần chúng tại Belarus, Ukraine, Indonesia, Philippine, Serbia, Georgia… trong khi dân tộc họ lúc ấy vẫn cúi đầu trong sợ hãi.

Nhưng chắc hẳn một điều là họ vẫn nuôi dưỡng những hy vọng cho khát vọng tương lai. Chắc hẳn có nhiều người đã vươn lên, vượt qua những thất vọng lẫn chua chát để rút tỉa những kinh nghiệm, sắp xếp từng công việc, chuẩn bị kế hoạch để có thể sẵn sàng khi thời cơ đến. Và họ đã nắm bắt được thời cơ của lịch sử ngày hôm nay.

Hình ảnh sau cùng và chỉ được cả thế giới nhìn thấy là hàng trăm ngàn người, cả triệu người với những biểu ngữ nói lên ước mơ của cả một dân tộc. Nhưng điều gì đã xảy ra trong bao năm trước đó. Không thể tự dưng cả triệu người không bảo nhau mà túa ra đường như trong một ngày hội lễ đã định sẵn. Không thể bỗng nhiên mà cả triệu người sợ hãi hôm qua thức dậy trở nên can đảm. Điều gì đã xảy ra và những yếu tố nào để ngọn lửa cháy từ thân thể của người thanh niên bán rau 26 tuổi ở Sidi Bouzid tỏa lan đến hàng triệu con tim Tunisia và cháy bùng sang Ai Cập? Trả lời được câu hỏi đó, rút tỉa những bài học từ các phương trời xa xăm ấy, và xắn tay thực hiện những chuẩn bị cần thiết cho các công việc phải làm, rút ra từ những kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của những cuộc cách mạng thế giới, của chính chúng ta thì mới hy vọng rằng lời kêu gọi “xuống đường đi” sẽ biến thành tiếng chân của hàng trăm ngàn người, của triệu người vang vang trên đường phố cùng nhau hát bài ca Tự Do.

Dù khó khăn, nghiệt ngã đến mức nào chúng ta vẫn tin rằng: nếu Tự Do đã chiến thắng độc tài ở những vùng trời xa xăm đó, cho những dân tộc ấy thì Tự Do cũng sẽ chiến thắng trên quê hương của chúng ta. Niềm tin chỉ có cơ hội trở thành hiện thực nếu những chuẩn bị trên nhiều lãnh vực được thay thế cho những phản ứng hay mong đợi nhất thời.

Xin tạm dừng lại ở đây bằng một điều mong được gửi đến cho nhau: Đừng tập trung vào những ước muốn nữa mà hãy tập trung vào những khả năng.

Đọc tiếp :Góp sỏi 2Góp sỏi 3 - Góp sỏi 4 - Góp sỏi 5

Vũ Đông Hà
Website Dân Làm Báo -
Đọc thêm: vietland - :ireport.cnn.com - nguyendanque -

RFA Blog


Cách mạng Hoa Lài
và cơ hội nào cho nhiếp ảnh VN

Vào chủ nhật tuần trước 20/2, cuộc cách mạng Hoa Lài đã diễn ra bất ngờ tại Trung Quốc. Vương Phủ Tỉnh McDonald, Bắc Kinh và Hòa Bình Ảnh Đô, Thượng Hải đã để lại những hình ảnh “môn tiền nhiệt náo” cạnh tranh ưu thế giữa hai lực lượng công an và báo chí. Công an tới làm nhiệm vụ trấn áp. Báo chí tới vì sự hiếu kỳ. Chắc là có lẽ để xem công an dàn trận như thế nào mà chụp vài nháy đưa lên mạng không chừng lại nhận được được giải Pulitzer với lại World Press Photo.

Lợi ích tương tranh, thế lực thành quần tự dưng biến công an và báo chí tạo cảnh đông người làm cho cuộc tập hội Hoa Lài đơn sơ này trở thành quốc hồn và quốc cấm trong cả tuần vừa qua. Thông tin còn bảo là chủ nhật tuần này vào lúc 2 giờ trưa chiều (27/2/11) nhân dân còn rục rịch tụ tập tiếp tại các quảng trường công viên trung tâm của các thành phố lớn tung hô khẩu hiệu.

Trong lúc này, vào xem Facebook nhà Vương Đan thì thấy đăng bài “Nhân Diện Đào Hoa” lấy từ ý thơ của Thôi Hiệu gợi ý mông lung.

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ tại
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Vương Đan sau khi cảm nhận bài này còn có nói là con người và thực vật sẽ rồi già yếu. Thực vật suy lão về lá cành, chúng ta rồi cũng suy lão về tâm… Sau một cơn mưa, chợt thấy mùa xuân đã về, tay chân dang đón gom góp tâm tình, bên ngoài song cửa thấy bát ngát nở rộ muôn vạn hoa đào.

Thế là các fan nhà Vương Đan ào ào tán tụng ý nghĩa sâu xa của đoạn văn chương này và cho rằng chương trình “Hoa Lài” đang đổi thế trận sang “Hoa Đào” vốn là quốc hoa, gần gũi với cảm tình và tâm hồn người Trung Quốc. Nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay chưa kịp kiểm duyệt hai chữ “Đào Hoa”. Nếu mà kiểm duyệt thật thì bao nhiêu văn chương thi phú, tâm sự trữ tình của người Trung Quốc đều bị biến mất. Thật là một nguy cơ văn hóa. Cả nước Trung Quốc rồi sẽ không biết mua hoa gì mà cắm trong bình.

Có thể nói rằng các lực lượng dân chủ từ tay không đã đưa một khái niệm cách mạng màu hoa khiến cho nhà cầm quyền độc tài hết sức bối rồi. Có lẽ tuần nào cũng có hoa làm chủ đề biểu tượng cho cuộc đấu tranh dân chủ thì chế độ độc đảng chuyên chế lung lay sắp tới ngày rồi.

Tuy nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố giảm nhẹ hình ảnh Hoa Lài “mang tính ngoại lai” từ Bắc Phi để nhân dân không liên tưởng được cao trào cách mạng thế giới nhưng họ không thể nào ngăn chặn hết các cảm khái của màu hoa bản điạ có duyên căn những loài cổ thụ già nua, khi gặp lại mưa xuân mùa xuân thì bừng rộ ngút ngàn.

Việt Nam ta bắt đầu rạo rực Hoa Lài nhưng chưa mang dấu ấn kết nụ đâm chồi như ở Trung Quốc tuần trước.

Cuộc cách mạng Hoa tự thân đã mang tính chất trình diễn xuống đường và nghệ thuật ghi nhận hình ảnh. Vô hình trung biến công an với nhiếp ảnh là đối thủ của nhau. Nếu công an có súng đạn thì súng đạn của phe kia là ống kính ống nhòm chụp rồi truyền sang các mạng truyền thông, tạo nên hiệu ứng làn sóng, sức lan tỏa vô bờ.

Nhân dân xuống đường chỉ còn là chất xúc tác cho hai nhóm này đấu nhau. Đánh một vào nhân dân thì phải đánh mười phe nhiếp ảnh bởi vì một bức hình không khéo là như viên đạn bắn vào chế độ. Báo chí và nhiếp ảnh chuyên môn lẫn nghiệp dư đã thấy được vai trò của mình trong việc tụ tập cho nên trở thành nhân tố của đám đông. Công an cũng là nhân tố của đám đông cho nên người dân chỉ cần một tiếng thất thanh là làm hai phe kia động loạn.

Ngoài ra công an Việt Nam hiện nay vẫn dùng chó nghiệp vụ để trấn áp nhân dân cho nên kịch tính của sự va chạm càng cao. Do đó, nếu nói đến cuộc tụ tập của nhân dân Việt Nam ở khu cột cờ trong quảng trường Ba Đình, Hà Nội hay là cửa trước Diamond Plaza ở Sài Gòn diễn ra lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật này vào lúc trời nắng chang chang tự thân là một bố cục. Khu vực trung tâm và sầm uất thế mà có một hàng công an dắt chó đứng thè lưỡi ra đợi chờ như thế mà cũng được à.

Người muốn biểu tình thì có thể bi quan đứng xa nhưng nhiếp ảnh thì vô tình ngoạn mục nhắm gần. Giương máy ảnh lên đúng thời điểm thì bố cục nó tự lăn vào. Sức lan tỏa của một tích tắc trở thành muôn câu ngàn chữ.


Trần Đông Đức
RFA Blog

Friday, February 25, 2011

Vietnamese Jasmine Revolution


Cách Mạng Hoa Lài tại Việt Nam
Lời kêu gọi mít tinh cải cách xã hội Việt Nam.

Bạn đã từng bức xúc về cảnh kẹt xe hàng giờ trên đường. Bạn không tin tưởng về vấn đề vệ sinh cho thức ăn nước uống hàng ngày. Bạn bị nghẹt thở bởi bầu không khí ô nhiễm trong thành phố. Bạn thất vọng vì môi trường trước mắt bị tàn phá.

Bạn là người công nhân làm nghề xây dựng, là người nông dân. Bạn là học sinh, là sinh viên, là giáo viên, là công chức, là cán bộ về hưu, là đảng viên. Bạn là người buôn bán bên đường luôn có sự lo toan. Bạn là chủ doanh nghiệp nghĩ đến sự sống còn của công ty.

Bạn đã từng bất mãn vì không được đền bù thoả đáng trong các chính sách giải phóng mặt bằng của nhà nước. Bạn đã từng khiếu kiện về đất đai nhưng không được lắng nghe. Quanh khu vực nhà bạn ở bị làm ồn bởi những âm thanh ngoài ý muốn và nay bạn không còn muốn nghe những thứ âm thanh đó nữa.

Bạn cũng đã từng quan tâm đến những vấn đề to lớn hơn của đất nước như Vinashin hoặc Bauxít ở Tây Nguyên. Bạn từng tức giận vì đồng tiền trong tay bị mất giá quá nhanh. Những người tham nhũng thì biết tích trữ đô la và vàng để không luôn luôn nắm được những tài sản giàu có.

Bạn thường ước mơ muốn có một hệ thống pháp lý rõ ràng để mọi người trong xã hội đều có điểm xuất phát công bằng. Bạn không muốn con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay cha vào bộ chính trị và sẽ làm lãnh tụ Việt Nam đến các đời con cháu của bạn sau này.

Bạn là người có niềm tin vào Đức Phật, Đức Chúa Trời, thờ cúng Tổ Tiên. Thậm chí bạn không có niềm tin vào một tôn giáo nào rõ ràng. Nhưng bạn và tôi chắc đều có chung một niềm tin vào công lý và có niềm hy vọng vào đất nước sẽ có một ngày mai tươi sáng cho đất nước Việt Nam của chúng ta.

Chúng ta hãy hẹn nhau đến những trung tâm thành phố tham dự cuộc mít tinh nhằm kêu gọi sự cải thiện xã hội một cách toàn diện. Chúng ta yêu cầu những người lãnh đạo hãy dũng cảm đối diện với những vấn đề mà họ chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Nếu có ai cho rằng những động lực cải thiện xã hội của chúng ta là sai trái mà có những hành vị phá rối gây sự thì chúng ta chọn con đường ứng xử lịch sự nhã nhặn. Chúng ta kêu gọi lương tâm và đạo đức của con người. Chúng ta có động lực chân chính và nhu cầu cấp thiết để đòi hỏi quyền tự do cơ bản của công dân bằng cuộc mít tinh kêu gọi cải cách xã hội.

Vào mỗi Chủ Nhật vào lúc 2 giờ chiều, mọi người sẽ tụ tập phát biểu và hô vang khẩu hiệu cho đến khi có kết quả.

Các khẩu hiệu sẽ thống nhất như sau:

Chúng tôi muốn công ăn, chỗ ở, việc làm
Chúng tôi cần môi trường trong sạch
Chúng tôi cần an toàn giao thông

Yêu cầu luật pháp công minh
Yêu cầu thả các tù nhân chính trị
Yêu cầu sửa đổi hiến pháp
Yêu cầu chấm dứt chế độ đảng trị

Tự do báo chí
Tự Do Dân Chủ Muôn Năm

Thời Gian: 14:00 giờ chiều Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày 27/2/2011

Địa điểm:
Hà Nội: Khu vực cột cờ ở quảng trường Ba Đình
Tp.HCM - Sài Gòn: Khu vực nhà thờ Đức Bà, cửa trước trung tâm Diamond Plaza
Huế: Khu vực Phú Văn Lâu
Đà Nẵng: Cửa trước chợ Đống Đa
Hải Phòng: Quảng trường trung tâm thành phố, khu tượng đài Lê Chân
Nha Trang: Trung Tâm Văn Hóa, đường Trần Phú

Các thành phố không nằm trong danh sách, các bạn có thể đến công viên hay quảng trường trung tâm thành phố để tụ tập.

Xin hãy phổ biến lời kêu gọi này bằng mọi phương tiện truyền thông, tờ rơi, email, blog, facebook, twitter…


Đọc hết bài tại : DCVonline

Nguồn DCVonline
Đọc thêm: : nguoi-viet - danluan - nguoi-viet - Khối 8406 - thongtinberlin - nguoivietboston - huyenthoaisaigon -

China


Cách mạng hoa lài tại Trung Quốc
(Tuần lễ thứ 2 (27-02)


Cách mạng Hoa Lài tại Trung Quốc khởi đầu tuần rồi (20/2/2011) cũng như ở các nước Trung Đông và Bắc Phi là do ảnh hưởng của cách mạng truyền thông mạng( internet) và điện thoại di động(cell phone) cùng các mạng xã hội(microblog)do nhóm công dân mạng (netizens)phát đi ,theo “lời hiệu triệu” goi là “chiêu tập”vào lúc 2 giờ chiều ngày chủ nhật tại 13 thành phố lớn và sẽ được tiếp tục hàng tuần để”kiên trì sẽ dẫn đến thành công”.Đính kèm lời hiệu triệu là “bản cáo trạng” chế đô độc tài đảng trị CSTQ.

Cuộc tập hợp phản kháng đầu tiên ngày 20/2 theo hiệu triệu trên mạng xã hội( run media) chỉ truyền đến chưa tới 0,02% cho cư dân mạng,chứ chưa nói đến toàn dân,bởi lẽ nhà cầm quyền sau khi tín hiệu được phát đi,đã đóng các mạng liên hệ cùng các phương tiện thông tin đại chúng khác như facebook,twitter …ngay như buổi đầu tại Tunisia,cọng thêm do cản trở,cấm đoán của nhà cầm quyền nên số người tiếp cận được để tham dự tụ họp phản kháng không đông,ngay cả ít hơn cả số lượng nhà báo,twitterati và cảnh sát…nên so ra so với các nước có cách mạng hoa lài khác được xem như một trò đùa và làm hụt hẩng sự tiên liệu.Mặc dầu chỉ là phản kháng bất bạo động,chỉ là chiêu tập như hiêu triệu đã nói nhưng cũng đã có tới 100 người phản kháng bị nắt.

Cho đến nay,vẫn chưa biết ai là người phát ra tín hiệu đầu tiên,nhưng theo hảng tin AP tại Bắc Kinh,lời kêu gọi tụ tập phản kháng lại được phát ra qua mạng boxun.com. từ Mỹ .Cũng tại buổi phán kháng lần đầu tại Bắc Kinh,ở khu sầm uất Vương Phủ Tinh trước nhà hàng McDonald’s,người ta bắt gặp
đại sứ Mỹ Jon Huntsman,nguyên thống đốc Utah, ứng cử viên Tông thống Mỹ năm 2012 đi qua.Tại chỗ có người hỏi:ông đến đây làm gì?ông đáp:đi xem qua .Có người khác hỏi:Ông thích Trung Quốc hỗn loạn?ông nói:Không,rồi quay đi cùng toán cận vệ.Bị báo chí Trung quốc cho là sự có mặt của ông xem ra như là có ý ủng hộ phong trào phản kháng.Phát ngôn viên tòa đại sứ Mỹ tại đây nói ông và gia dình(vợ và con gái) trên đường đi xem tại viện bảo tàng và đi ngang qua vậy thôi.Ấy vậy mà tên ông Trung văn ghi là Hong Bopei nay được liệt vào loại “nhạy cảm”và không còn truy cập tại đây được nữa,

Lời kêu gọi tuần thứ 2 nhăm chủ nhật tuần này (27/02) bổ túc thêm 5 thành phố quan trọng nữa tổng cọng là 18 thành phố nằm ngang dọc trên cả nước và xem ra tinh thần và phương pháp của cuộc “chiêu tập” theo nguyên ngữ của bản hiệu triệu là rất nhẹ nhàng,sáng tạo và thô thiển đến mức tinh vi,chỉ đơn giản trong mấy chữ “chiều chủ nhật đi rong”(Sunday afternoon strolls),với lời nhắn nhẹ nhàng chừng mực nhưng như cầu khẩn:

”Xin mời cùng nhau tản bộ,bát phố hay giả bộ chỉ tạt qua một chút thôi cũng được.Chúng ta đi càng đông và càng lâu sẽ làm cho chế độ này sụp đổ vì sợ hãi”. Và các khẩu hiệu cũng chỉ đơn giản là”Chúng tôi cần cơm ăn áo mắc,chỗ ở,việc làm…Cần công bằng,tự do báo chí…Tự do muôn năm-Dân chủ muôn năm. "

Tiếp theo những hạn chế và cấm đoán tự do thông tin đã có,tuần này(sau ngày 20/02)nhà cầm quyền TQ còn thêm quyết định
lệnh phạt tiền trên các cuộc gọi”nhạy cảm”ghi nhận được tại máy chủ cũng như lớn tiếng tuyên bố là cách mạng hoa lài sẽ không xảy ra trên đất nước TQ và Trung Quốc không muốn bất ổn và đại hồng thủy. Nhưng thử hỏi từ xưa đến nay có cuộc cách mạng nào không mất mát,hi sinh để xây dựng cho tốt đẹp hơn?

Kể ra, so với hơn 2 thập niên trước,từ sau thời Đặng Tiểu Bình,bộ mặt Trung Quốc nay có khá ra.Tuy thế,mức sống người dân tại đây còn rất thấp,chênh lệch giàu nghèo rõ rêt,tham nhũng và hối mại quyền thế nhan nhãn,lụât pháp bất minh nên công bằng thiếu hụt,lề phải lề trái trong báo chí,ngôn luận một chiều…đó là chưa kể đến nguyện vọng người dân TQ khi nhìn về phương Tây với tự do dân chủ của người dân,trong vai trò dân là chủ việc giám sát nhà nước.

Không như ở Châu Phi và Trung Đông,cách mạng Hoa Lài vượt qua châu Á với bối cảnh văn hóa kinh tế địa lý xã hội và chính trị có khác biệt ở đây.Tại Trung quốc(và VN) về chính trị ngoài độc tài chuyên chế,còn là đảng trị do đảng cọng sản sắt máu,đầy âm mưu và thủ đoạn đã nắm quyền đến ¾ thế kỷ,do đó phương sách và hành động muốn đạt đến thành công bắt buộc phải khác hơn,như là “nhu thắng cương,vô chiêu thắng hữu chiêu”,để tránh bạo động,hỗn loạn và đẩm máu như các nước Tunisia,Egypt và nhất là như Libya hiện giờ.Và may thay,tinh thần của bản hiệu triệu là xuất phát từ những ý niệm xem như là nguyên tắc như thế.

Cũng nên thêm là Trung quốc đầu tư kinh tế và văn hóa tại châu Phi từ sau năm 2000 rất đáng kể,chỉ riêng" học viện Khổng Tử" cũng đã thiết lập trên 19 nước tại châu Phi.Năm 2006,Hồ Cẩm Đào sang Kenya và cùng sinh viên tại đây hát bài “Thơm ngát hoa lài”.Cách mạng hoa lài tại đây, nay đã đến Trung Quốc.Cách mạng đang bùng nỗ ở đây và tương lai Trung Quốc sẽ ra sao là vấn đề của thời gian sắp tới.

Cách mạng không cần lãnh tụ từ thành công tại Tunisia,Egypt,Libya…theo hương thơm hoa lài,chuyển sang bắt đầu tại Trung quốc với hình thái mới,với chiêu thức “Rong chơi chiều chủ nhật”thể hiện triết lý “vô vi nhi vô bất vi”gạn lọc và trong sáng như pha lê của buổi đầu lịch sử tư tưởng nước này,phải chăng sẽ là ánh sáng đẹp đẻ xua tan đi cái đám mây mờ mịt và dày đặc do đảng CSTQ tạo nên từ lâu,để người dân Trung quốc nhanh chóng thoát khỏi câu hỏi xã giao khi gặp nhau bấy lâu nay: Ăn cơm chưa? Cũng như những hạnh phúc khác mà người dân phải có theo Quốc tế nhân quyền ghi nhận.

Thế giới đang dồn mắt nhìn về lục địa đông dân nhất trên hành tinh này và cầu mong nhân dân Trung quốc sớm có mùa gặt dân chủ bội thu kể từ tuần lễ thứ 2 kế tiếp này(27/02/2011) trở đi.

Cao Kim Liên

Thursday, February 24, 2011

Truyện ngắn Phạm Thành Châu


Kén chồng cho con

Video Tamanhngayxua
n

Ở xứ Mỹ nầy, thời đại văn minh mà nói chuyện cha mẹ kén chồng cho con thì nghe lạ tai. Vậy mà chuyện đó lại xảy ra. Chẳng phải ông bà giàu có, sợ gặp thằng rễ đào mỏ, mà cũng chẳng phải cô gái thuộc loại ngây thơ, e thẹn, kín cổng cao tường không dám tiếp xúc với ai. Sự thực, cô đã trên ba mươi. Cô cũng xông xáo vào xã hội để kiếm sống, cũng nói năng giao thiệp rộng rãi. Cô lại đẹp nữa. Vậy mà gặp cậu nào còn độc thân là ông bà vui vẻ mời ghé nhà. Chẳng thấy ai quí khách bằng ông bà, nhưng sau đó, hình như không đạt tiêu chuẩn nào đó, ông bà lại mời chàng khác ghé thăm, chuyện vãn. Những chuyện trên hắn chỉ nghe trong cộng đồng người Việt bàn tán thế thôi. Ông bố cô gái, hắn biết, vì trước bảy lăm, hắn là nhân viên dưới quyền ông. Cả đến cô gái, hắn cũng biết nữa, nhưng hiện nay những tiêu chuẩn chọn khách đông sàng của ông bà thì ai cũng mù tịt. Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, chống cộng? Tất cả chỉ là giả thiết. Sở dĩ thêm tiêu chuẩn chống cọng vào đây vì trong các cuộc mít - ting của người Việt đòi nhân quyền, tự do cho đồng bào trong nước, ông bà đều dẫn cô gái theo. Để tăng cường sức mạnh cho cộng đồng hay để ông bà chọn anh chàng nào tố cộng hăng say? Hay để cho cô dễ tìm chồng giữa chốn ba quân? Tất cả vẫn còn trong vòng bí mật. Có một điều là bọn con trai, từ mới lớn cho đến sồn sồn đều suýt soa là cô quá đẹp. Dẹp dịu dàng, quí phái, thấy cô chỉ muốn ngắm mãi rồi thở dài vì biết mình không hy vọng gì.

Xin dài dòng về những điều hắn biết về ông bà và cô gái.

Năm 1973 hắn tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh, được bổ về làm phó quận một tỉnh miền Trung. Lúc đó ông ta là đại tá tỉnh trưởng. Trong thời gian làm việc ở quận, thỉnh thoảng hắn phải về tỉnh họp. Hắn thấy ông có một phong thái rất đặc biệt. Ông như một ông vua con với bá quan. Thân mật nhưng có khoảng cách rõ ràng. Ông hết lòng với dân nhưng phục vụ dân như một thiên mệnh hơn là bổn phận, tưởng như chức tỉnh trưởng do trời ban cho chứ không phải do tổng thống bổ nhiệm, đúng ra ông giống như “ngài quận công” em ruột “đương kim hoàng đế” ngày xưa vậy. Chẳng bao giờ ông giữ kẻ điều gì. Ông muốn là làm. Có một chuyện thực. Một lần ông báo sẽ ra quận thanh tra. Tay quận trưởng cùng đoàn tùy tùng trong đó có cả hắn ra bãi đáp nghênh đón. Trực thăng hạ xuống, ông đứng yên vài phút cho tay quận trưởng trình diện, xong ông lẵng lặng đi quanh hàng rào phòng thủ quận chi khu. Ông đi trước, phía sau là phái đoàn rồng rắn đi lòng vòng qua các giao thông hào, ụ súng, vọng gác. Đột nhiên tay quận trưởng lùi lại, ra dấu cho tất cả cùng lùi lại, yên lặng. Trời ạ! Ông đứng tè ở góc vọng gác. Chuyện nầy – chỉ có sai về thời gian thôi- kẻ nào sáng tác, nói láo, sẽ bị trời đánh.


Ông có một thói quen buồn cười mà ai cũng bàn tán. Khi làm việc ở tòa Hành Chánh tỉnh, ông thường đến các ty phòng nội thuộc. Vừa nói mấy câu là ông vỗ vỗ túi áo rồi hỏi “Có thuốc không?” Ai cũng biết trước nên thủ sẵn một gói thuốc ông thường hút, đưa ra, ông lại hỏi “Có quẹt không?” Đưa quẹt cho ông, mồi thuốc xong, ông bỏ tất cả vào túi áo mình rồi đi nơi khác. Có điều lạ là không ai biết ông vất thuốc với quẹt ở đâu mà ngay sau đó chính ông tìm cũng không ra, rồi lại hỏi “Có thuốc không?” Mà chẳng phải ông nghiện thuốc, chỉ bặp bặp vài hơi là cắm điếu thuốc xuống cái gạt tàn, nói mấy câu, lại mồi thuốc, hút tiếp, lại dụi bỏ. Ngồi họp mà có ông là hắn được cái thú đếm xem ông hút bao nhiêu điếu thuốc trong buổi họp. Đến ngày mất nước, ông không bỏ chạy, ông đi tù. Lúc ở trại cải tạo Long Thành hắn có gặp ông. Vẫn vẻ phong lưu, bất cần thiên hạ nên trông ông chẳng mất phong độ gì cả. Sau đó ông được đày ra Bắc. Chẳng biết bao lâu, cuộc đời dâu bể… Khi hắn qua Mỹ, ở Virginia, tình cờ gặp ông một lần. Chuyện nầy hồi sau sẽ rõ.

Còn chuyện hắn biết cô gái út của ông cũng có nguyên do. Năm đó, gần đến Tết, tay thiếu tá quận trưởng của hắn ngồi than thở là Tết nhất mà không có quà cáp cho xếp thì thật khó coi. Hắn ta rầu rỉ bảo.
- Nhưng trong túi moa tài sản chừng mươi nghìn, biết mua cái gì bây giờ? Một cành mai thì chắc có đứa đem đến rồi, mà thứ mai chấm trần nhà kia, tiền đâu chịu thấu. Một cặp bông hồng hay vạn thọ thì hẻo quá!

Hắn đề nghị mua một món đồ cổ, chẳng ai biết trị giá của nó nhưng trông đã đẹp lại quí. Thế là hắn được giao nhiệm vụ đó. Hắn đến tiệm đồ cổ, chỗ chân cầu Gia Hội mua một cái tô, không biết cổ thực hay giả, lơn tơn đến dinh tỉnh trưởng. Ông đại tá không có nhà, chỉ có cô gái út ra tiếp. Cô mới mười lăm, mười sáu mà đẹp kỳ lạ. Cô học trường Đồng Khánh, từ dinh tỉnh trưởng, nơi cô ở, cô chỉ đi mấy phút là đến trường. Hắn ngồi tán tỉnh tía lia, đáng lẽ để cái tô lại, nhưng hắn ôm về, hẹn với em hôm sau đến nữa. Dĩ nhiên hắn đến vào giờ công vụ thì làm sao ông bố có nhà. Thế là hắn và em nói chuyện sa đà, đến chiều hắn lại ôm cái tô về. Sở dĩ hắn đến được nhiều lần như thế là vì hắn về thuật lại với tay quận trưởng. Tay chịu chơi nầy sai tài xế lấy xe jeep đưa hắn đến dinh tỉnh trưởng. Thấy xe quận quen thuộc, tay gác cổng không thắc mắc gì. Tuy nhiên một lần ông tỉnh trưởng về sớm.

- Moa nghe mấy bữa nay toa cứ ôm cái tô vô ra đây mãi. Rứa là đủ rồi hỉ! Chờ ít năm, con út Mai lớn chút nữa, lúc đó mỗi lần đến đây, toa cứ nộp một cái tô, cái dĩa cổ chi đó là được. Moa hứa với toa nhưng không bảo đảm gì cả nghe!

Dù sao thì em cũng đã cho hắn hôn em một lần và cả hai cũng có tặng hình cho nhau gọi là “Để kỷ niệm những ngày mới quen nhau” Hình em mặc váy đầm, tóc thắc bím, ôm búp bê. Hình hắn tặng em là cảnh hắn đứng vênh mặt trước trường Hành Chánh, chụp hôm tốt nghiệp, coi rất bảnh trai. Sau tấm hình hắn ghi cho em một câu đúng điệu nhạc vàng “Anh hứa yêu em suốt một đời”.

Đáng lẽ chuyện tình của hắn với em còn dài, nhưng sau đó sập tiệm. Hắn đi tù, ông bố em cũng đi tù. Em như cánh chim giữa cơn bão, phiêu bạt về phương trời nào hắn không rõ. Hình em tặng hắn cũng đánh mất từ lâu. Cho đến khi nghe chuyện ông bà kén chồng cho em, hắn vẫn không hình dung được em ra sao, vì lâu quá, nhưng vẫn nhớ là em rất đẹp. Và nếu trước kia, đứng trước em hắn tự tin bao nhiêu thì nay hắn không dám gặp cả em nữa vì mặc cảm tự ti. Ra tù, thân tàn ma dại, qua xứ Mỹ hắn cũng chẳng hơn gì con gà mắc mưa, hắn đứng bán Mc Donald!

Cho đến một sáng chủ nhật, hắn ghé tiệm chạp phô mua ít vật thực. Vừa ra khỏi xe hắn thấy một chiếc xe nhỏ chạy trước, xe cảnh sát chớp đèn chạy sau. Hai xe ngừng lại trước tiệm chạp phô. Tay cảnh sát xuống xe đến hỏi thăm sức khỏe người lái xe, có lẽ vi phạm giao thông gì đó. Hóa ra đó là ông bà đại tá tỉnh trưởng của hắn ngày trước. Hắn thấy tay cảnh sát Mỹ xì xồ mấy câu nhưng ông vẫn tỉnh bơ, chẳng nói năng một tiếng, cứ ngồi nhìn tay cảnh sát như người xem TV nhìn cái quảng cáo. Không vui, không buồn, không sợ, không xun xoe… và cứ trơ ra như thế. Có lẽ tay cảnh sát tưởng ông bà không biết tiếng Mỹ nên đến nhờ hắn thông dịch. Hắn nói.

- Sorry! He Chinese, me Vietnamese, no talk, no hear!
-
Anh ta chán cả hắn nên lắc đầu, lên xe bỏ đi. Lúc đó ông mới nhìn hắn cười chúm chím rồi hai ông bà vô tiệm. Hắn có thể đến chào hỏi, tự giới thiệu để chuyện trò nhưng kẹt vì biết ông bà đang kén rễ nên hắn nghĩ tốt hơn đừng để họ tưởng mình có ý đồ gì. Nghe nói có mấy tên bác sĩ, kỷ sư đẹp trai, đi xe đắc tiền còn bị loại, sá gì đến hắn mà đèo bòng nên hắn phe lờ. Trong lúc hắn đứng trước quày đồ khô thì ông ta đến bảo.

- Toa thấy moa có nhanh trí không, làm rứa là hắn chịu thua, mình khỏi bị ticket.

- Tôi thấy đại tá mới biết cách đó. Cái khó là giữ vẻ mặt sao cho tay cảnh sát vừa chán nản vừa thông cảm mới được. Tôi mà làm thế, hắn còng tay ngay.

Ông ta ngạc nhiên.

- Ủa, sao toa biết moa?
Lúc đó hắn mới bảo là hắn có làm phó quận trong lúc ông làm tỉnh trưởng. Thế là cả hai vui vẻ chuyện trò. Lát sau bà vợ ông ta đến, sau khi giới thiệu nhau, họ đã trở nên thân mật. Đàn bà đều giống nhau, thích tò mò chuyện đời tư người khác.

- Chớ vợ con mô mà đi chợ một mình?

Tôi chẳng có vợ con gì cả. Như lúc nãy ông đại tá biết, tôi ra trường năm bảy ba, đến năm bảy lăm sập tiệm. Tôi đi tù về, không ai thèm nhìn, đến khi có vụ HO thì chẳng hề quen biết mà cũng có người kêu gã con cho, tôi chán quá, không thèm lấy vợ nữa.

Ông ta xen vào.
- Moa mà như toa đi chợ chi cho mệt. Ghé tiệm, quán ăn nào đó, ăn xong trả tiền, khỏi chợ búa phiền phức.
- Nhưng tôi còn bà mẹ, mọi khi tôi đưa bà cụ đi chợ, mấy hôm nay bà cụ mệt, dặn tôi mua các thứ về bà cụ nấu.

Chuyện trò đến đấy thì hắn xin cáo từ, ông bà có mời hắn ghé nhà, cho số nhà, số điện thoại đàng hoàng. Hắn không có thì giờ thăm viếng linh tinh, vả lại tuổi tác chênh lệch mà gia cảnh cũng không thích hợp nên hắn quên luôn. Bẵng đi một thời gian, một sáng chủ nhật, đi chợ, hắn lại gặp ông bà. Họ coi bộ mừng rỡ lắm, nhất định mời hắn ghé thăm nhà, uống trà nói chuyện cho vui. Nể tình, hắn theo họ về nhà. Đó là một căn apartment, chẳng giàu sang gì, nhưng cách bài trí sắp xếp trong nhà ra người phong nhã, trí thức. Lúc ngồi ở phòng khách, cô gái út của ông bà có pha trà mời hắn. Hắn không dám nhìn sợ bất nhã, nhưng thoáng thấy, hắn nhận ra ngay cô bé ngày xưa và cô vẫn đẹp, còn đậm đà hơn trước nữa. Thực ra hắn biết thân phận mình nên dững dưng.

Sáng hôm đó, ông bà nghe hắn nói lại những nhận xét, cảm tưởng của hắn lúc ông ta làm tỉnh trưởng, họ cười như chưa bao giờ vui đến thế. Dĩ nhiên hắn chẳng dại gì nhắc đến chuyện hắn tán tỉnh cô út của ông bà, coi nham nhở quá, vả lại cô ta mà nghe được, ghét hắn ra mặt thì chẳng vui gì.

Những lần sau đó, ông bà có gọi điện thoại mời hắn đến uống trà trò chuyện. Hắn không thích nhưng có cô gái út ra mời khách, nghe mấy tiếng “Mời chú ạ!” ngọt như đường và tuy chỉ thấy có hai bàn tay mà hắn đã vấn vương người đẹp rồi. Một lần nhân chủ nhà vô ý, hắn nhìn quanh tìm cô ta thì y như là cô đang làm gì đó ngay tầm mắt hắn. Lúc đó cô đăm đăm nhìn lại hắn và tặng hắn một nụ cười. Hắn chới với, ngất ngây như say rượu. Cả tuần lễ sau, hình ảnh người đẹp cứ ở mãi trong đầu hắn.

Nhưng hắn đã lớn, lại ở tù ra nên chín chắn chuyện đời chứ không bộp chộp như mấy cậu thanh niên. Giá như hắn tốt nghiệp đại học Mỹ, có job thơm, hắn đã đường hoàng nhào vô một cách tự tin. Về ngoại giao thì hắn đã có chút cảm tình của ông bà rồi, đối với cô ta, nếu không mặc cảm hắn đâu có khù khờ, ú ớ như bây giờ. Thế nên tim hắn rung động nhưng đầu óc hắn tỉnh táo. Hắn dặn lòng “Yêu thì cứ yêu cho đời có chút hương vị, nhưng chớ dại mà biểu lộ cho người ta biết, chắc chắn bị từ chối, lại rước thêm cái xấu hổ vào thân, nhớ nhé!” Có câu hát “Khi cố quên lại càng nhớ thêm” hắn thì khác, hể cố quên là hắn quên bẵng. Hắn lại hay nản chí, thấy chẳng hy vọng gì nên cứ lơ là dần.

Cho đến một buổi sáng, hắn nghe điện thoại reo.
- Thưa chú, ba mạ cháu mời chú qua uống trà.
Các cô gái Huế mà pha giọng miền Nam nói chuyện thì nghe như chim hót, ngọt ngào, ngây thơ không thể tả. Hắn giả giọng Huế hỏi lại.
- Ba mạ cháu ở mô rứa?
- Dạ, ở nhà.
- Còn cháu ở mô?
- Dạ, cũng ở nhà.
- Rứa là biết rồi đó. Cám ơn cháu, chú qua ngay bây chừ.
Hắn phân vân, tại sao ông bố không gọi mà để cô gái gọi hắn? Khi hắn đến, mọi việc vẫn như trước, người đẹp ra mời trà, rồi chuyện trên trời, dưới đất. Đến khi giả từ ông bà lại hỏi.
- Bà cụ có mạnh khỏe không?
- Dạ, cám ơn. Những người lớn tuổi không bịnh nầy thì bịnh kia.

Hắn tố thêm một đòn về gia cảnh của hắn.

- Tôi đi làm không đủ tiêu, bà cụ phải giữ trẻ cho người ta.Tôi thật xấu hổ, không nuôi nổi mẹ.
Tưởng ông bà sẽ dội ngược không ngờ lại hỏi địa chỉ và bảo sẽ đến thăm. Kể dài dòng chỉ tổ mất thì giờ. Đại khái họ đến thăm lúc hắn đi làm. Mẹ hắn chất phác nên gần như ông bà nắm vững gia phả và đời tư của thắn. Theo mẹ hắn kể, ông bà cứ suýt soa rằng hắn có hiếu, họ rất quí trọng những người con có hiếu.

Ông bà cũng nói về gia đình họ, về cô út đã lớn mà không chịu lấy chồng. Cứ bảo sợ gặp người không tốt, bỏ cha mẹ già không ai săn sóc tội nghiệp. Mẹ hắn vừa kể vừa cười coi bộ hắn lọt mắt xanh của gia đình kia rồi. Hắn không nói gì, sợ mẹ buồn, nhưng hắn bắt đầu nghi ngờ về thái độ của họ. Họ có điên mới đem gã cô út xinh đẹp như hoa cho một thằng không ra gì như hắn. Còn cô út nếu bằng lòng thì thần kinh cũng không hơn gì bố mẹ. Nhưng rõ ràng họ đã lộ ý rồi. Hắn đánh cờ tướng loại khá, khi đối phương đi một nước cờ, nếu không hiểu mục đích của nước cờ đó, tuyệt đối hắn không tấn công. Hắn bắt đầu đưa giả thiết, nhưng không giả thiết nào đứng vững.

Thế nên hắn rút quân về thủ bằng cách báo với họ ý định sẽ đi tiểu bang khác làm ăn, ở đây sống khó khăn quá (Hắn chuẩn bị đi thực). Xong hắn chờ đối phương đi nước thứ hai.

Hôm đó, thứ bảy đầu năm, cộng đồng Việt Nam có lệ chào quốc kỳ trước chợ Eden. Tối thứ sáu, đi làm về, hắn được điện thoại của mẹ cô gái gọi.

- Sáng mai Tuấn có đi chào cờ ngoài Eden không?
- Dạ cháu cũng chưa có ý định, phải đưa bà cụ đi chợ, e trễ mất.
- Tuấn cố gắng đưa bác và em Mai ra Eden sáng mai lúc chín rưỡi. Xe của em bị hư, còn ba nó phải ra sớm, chuẩn bị trước cho buổi lễ.
- Dạ, cháu sẽ cố gắng đưa bác và cô Mai ra đúng giờ.

Nước cờ đến đây đã rõ mục đích. Họ đẩy cây xe ngon lành đến trước miệng con chốt, nhưng nguyên nhân vẫn còn trong vòng bí mật. Ông bố đã lùi một bước để bà mẹ đứng ra đạo diễn, rủi thất bại cũng giữ được tướng an toàn.

Sáng đó, thấy hắn ăn mặc tươm tất, mẹ hắn lại cười. Đàn bà nhạy cảm chuyện nầy lắm, huống gì đó là một bà mẹ. Bà biết hắn đã yêu cô gái. Chính hắn cũng không hiểu mình yêu cô ta từ lúc nào. Tình yêu không đến trực tiếp từ cô gái mà đi vòng từ bố mẹ cô ta. Hắn không cần biết nguyên nhân, nhưng sự sắp xếp của họ khiến hắn cảm động và hắn tin chắc rằng sự sốt sắng đó đã được thúc đẩy từ cô gái cưng của họ. Nhưng hắn với cô ta đâu có tình ý nhau bao giờ?

Đến nơi hắn để hai mẹ con vào đứng với đồng bào. Hắn thối thác chào quốc kỳ. Khi mới đặt chân lên đất Mỹ, lần đầu thấy lại lá cờ vàng ba sọc đỏ, hắn đứng khóc ngon lành như một đứa trẻ. Ngày Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, hắn cũng khóc cả buổi mà không hiểu sao lòng mình tan nát đến như vậy. Ngày đầu tiên cắp sách đến trường, hắn đã chào cờ, hát quốc ca... .

Tình yêu nước đến lặng lẽ trong tim hắn theo thời gian như tình yêu thương mẹ, khi mất nước, mất mẹ mới thấy mình bơ vơ. Thế nên hắn chỉ sợ mọi người thấy hắn khóc khi nghe bài quốc ca. Một lý do nữa là hắn nghĩ “Đứng cạnh cô thì thích quá rồi, nhưng rủi cô xích ra xa hoặc bỏ đi chỗ khác thì có nước độn thổ mới hết nhục” “Thấy người ta tử tế tưởng bở” Hắn yêu cô, ông bà tử tế với hắn nhưng chuyện cô yêu lại hắn là viễn vông, vô căn cứ. Cho nên khi nghe hắn bảo sợ bị xúc động khi chào cờ phải đi tránh chỗ khác, bà mẹ thông cảm nhưng cô gái xụ mặt lại.

Thấy cô như giận, hắn mừng trong bụng, muốn đổi ý nhưng đã lỡ rồi nên đành lãng ra, vào một tiệm sách tìm đọc vớ vẫn nhưng hồn vía để cả ngoài kia, lòng tự trách “Chào quốc kỳ chảy nước mắt có gì mắc cỡ. Dễ gì được đứng gần người đẹp. Dại quá! Biết bao giờ mới có dịp như thế nầy” Nghe chào cờ xong, hắn đi ra, định cà rà theo nói chuyện với cô ta nhưng mẹ cô lại nhờ hắn đưa bà về sớm, còn cô gái thì ở lại với bố.

Hắn đành vâng lời. Về đến nhà, bà mẹ lại bảo hắn vô nhà nhờ chút chuyện. Hắn lại vâng lời. Hắn ngồi ở phòng khách. Chẳng cần rào đón, sau khi hỏi hắn sẽ đi tiểu bang nào, ngày nào đi, đột nhiên bà vào thẳng vấn đề. Bà nói về cô út hiếu thảo của bà không chịu vượt biên, ở lại với mẹ, vất vả, tần tảo để thăm nuôi bố. Qua xứ Mỹ, nói gì cô cũng không chịu lấy chồng, sợ bỏ cha mẹ già không ai săn sóc. Cô ra điều kiện chỉ lấy người có hiếu với cha mẹ thôi. Nay thấy hắn thương mẹ cô đồng ý ngay. Hắn nghe mà tưởng mình mơ. Đời nay mà có cha mẹ hạ mình năn nỉ gã con gái xinh đẹp, nết na cho một thằng chẳng ra gì như hắn!?.Hắn biết ông bà sốt ruột thật vì cô gái đã lớn mà cứ ở vậy, nhưng lý do chữ hiếu hình như là cái cớ thôi, chứ nguyên nhân nội vụ thì chưa rõ. Thế nên hắn xin phép bà được gặp riêng cô Mai để nói chuyện thông cảm nhau trước khi hắn nhận ân sủng đó. Bà mẹ chịu liền.

Thế rồi một buổi chiều, hắn đến gõ cửa, cô ra mở cửa. Cô chào hắn mà không cười, vẻ mặt nghiêm trang, nhưng hắn nhận được từ đôi mắt cô những tia nhìn như reo vui.
- Chào chú ạ!
- Chú đến thăm Mai.
- Dạ, mời chú vào.

Cô lùi lại, hắn bước vào, cô gần như đứng sát bên hắn. Cô mặc một bộ đồ lụa trắng, hơi rộng nên trông thước tha. Mặt cô bầu bỉnh, có đánh chút phấn hồng, mắt đen nhánh. Vì cô thấp hơn hắn nên khi cô ngước nhìn, đôi mắt cô đẹp hết sức, vừa long lanh vừa như ngạc nhiên đều gì.

- Có ông bà cụ ở nhà không?
- Dạ không, mời chú ngồi.
Cô ngồi đối diện. Cô rót nước trà rồi mở hộp bánh ra,
- Mời chú!

Hắn cầm tách trà lên nhấm nháp rồi làm bộ suýt soa như bị nóng lắm. Bấy giờ cô mới cười.
- Trà còn nóng, cháu vừa mới pha.
Hắn cầm tách trà nửa chừng và nhìn cô. Cô cúi mặt xuống. Chúa ơi! Cô đẹp thế kia, trong trắng thế kia sao lại chịu đi bên cạnh cuộc đời bầm dập của hắn được? Thật khó tin!

- Mai biết vì sao chú đến thăm Mai không?
- Dạ không.
- Thế mạ có nói chuyện nầy không?
- Dạ có.

Không khí như căng thẳng, hắn phải sửa giọng nhẹ nhàng hơn.

- Chú xin lỗi làm Mai bối rối. Bây giờ chú đề nghị thế nầy, mình kể chuyện linh tinh gì đó cho vui.
- Dạ.
- Trước hết chú kể chuyện của chú cho Mai nghe. Chú học hành chánh ra trường làm phó quận được hơn một năm thì đi tù sáu năm. Ra tù chú làm đủ nghề đạp xích lô, bán vé số... Qua đây chú đi chùi nhà rồi bán Mc Donald. Kể ra thời đi học có vui chút đỉnh, đi làm cũng vui nhưng sau đó chán ngấy, hết đi tù thì làm những nghề mạt hạng.

Cô vẫn cúi đầu và nói.
- Chú thử lập gia đình, sẽ hết buồn ngay.
- Không đơn giản như Mai tưởng đâu. Muốn tiến đến hôn nhân phải có tình yêu. Vì có yêu người ta mình mới chịu đựng được những va chạm, khó khăn khi sống với nhau. Cho nên phải cẩn thận khi lập gia đình. Không yêu thà sống một mình còn hơn.

Cô ngước lên, nhìn thẳng vào mắt hắn.
- Chú đã lập gia đình và đã thất bại, đã tan vỡ rồi phải không?
- Chú chưa lập gia đình, vì chú có yêu ai đâu.
- Cháu không tin, tuổi chú mà chưa yêu ai, cháu không tin.
- Chú cũng không tin cả mình nữa. Có người có biết bao nhiêu mối tình, nhưng chú thì chẳng có gì. Khi đi làm có yêu chút đỉnh, nhưng sau đó chẳng còn nhớ nhau nữa. Nước mất, nhà tan vui thú gì mà yêu với đương.

- Chú tính xem đã yêu bao nhiêu người và bây giờ còn nhớ người nào?
- Trước kia cũng có quen một cô, cũng anh anh, em em vài câu, nhưng chỉ khoảng vài tuần. Cô ấy có cho chú hôn một lần trên trán. Rồi nước mất tình cũng mất luôn. Cô ấy đã quên hẵn chú rồi. Lâu quá rồi! Thế Mai có mối tình nào lâm ly kể cho chú nghe với.

- Chuyện của cháu cũng chẳng lâm ly gì. Lúc đó cháu mới lớn, có yêu một anh, rồi cũng như chú, khi mất nước, quá khổ, tâm trí đâu mà yêu ai.
- Nghe nói sau bảy lăm, Mai không vượt biên, ở lại Việt Nam với mạ kiếm tiền thăm nuôi ba trong tù.
- Lúc lộn xộn, trước ngày đầu hàng, mạ cháu bán được căn nhà. Hú vía, nếu trễ mấy ngày là bị chúng vô tịch thu rồi. Nhờ thế mấy chị của cháu mới có tiền vượt biên, nhưng sau đó thì nghèo lắm. Cháu với mạ cháu phải ra đường bán quần áo cũ, bị công an rượt chạy muốn chết.

Kể đến đấy cô lại cười, thật hồn nhiên. Hắn biết cô đã hết bối rối rồi.
- Có lẽ cũng giống như chú, sau đó không nhớ nhau, không gặp nhau, không nghĩ đến nhau nữa. Thế là xù! Phải không?
- Đâu có như chú, gì cũng quên. Mấy năm sau đó, cháu biết được anh ấy cũng ở Sài Gòn, cháu đến thăm mấy lần.
- Gặp nhau mừng mừng, tủi tủi, kể lễ tâm sự nhớ thương nhau. Chà, mùi dữ!
- Ảnh không biết cháu, ảnh không nhớ ra cháu, cháu cũng không nhắc nữa. Thật bực mình, người đâu mau quên.
- Chỉ cần nhắc vài câu là anh ta nhớ ra ngay.

Gần cả chục năm, biết đâu anh ấy đã lập gia đình thì sao?! Nên cháu chỉ đi ngang qua, nhìn cho đỡ nhớ mà không nói chuyện bao giờ. Đến khi dọ hỏi được biết là anh ấy còn độc thân thì tìm không ra. Anh ấy đã đi HO rồi.
Rồi cô thở dài.
- Bây giờ cháu cũng còn bực. Tức muốn chết được!

- Chú biết rồi, vì thế nên Mai giận đời, định đón một chiếc xe hoa nào đó, leo đại lên cho đỡ cô đơn chứ gì?
- Cháu cũng muốn thế cho bỏ ghét, nhưng cháu yêu anh ấy...Rồi lại giận anh ấy, thấy cháu rõ ràng mà không thèm nhìn.

- Để chú đoán có đúng không nghe. Đó là một chàng sĩ quan Đa Lạt đẹp trai, hào hoa, làm dưới quyền ông cụ. Anh ta gặp cô nữ sinh đẹp quá, hai người yêu nhau. Theo chú có lẽ anh chàng cũng ở tù mút mùa như bọn chú. Nhưng sau khi ra tù, nhờ gia đình khá giả, anh ta đi buôn loại mánh mung như thuốc tây, trầm, vàng chẳng hạn. Nghề nầy mau giàu lắm. Anh ta đi xe dream, hút thuốc có cán. Lúc đó Mai ngồi bên đường với mạ bán quần áo cũ nên mặc cảm không nhìn mặt. Còn anh ta vì lâu quá nên quên người đẹp thuở nào, vả lại khi có tiền thì bao người đẹp khác chạy theo, phải không?

- Chú đoán đúng một phần. Anh ấy cũng đi cải tạo, nhưng sau về nghèo lắm. Bán vé số ở Sài Gòn

- Chú cũng từng bán vé số, cứ nói tên, nói chỗ anh chàng hành nghề là chú biết ngay.
Cô cười bí mật.

- Đố chú biết đó! Anh ấy bán vé số chỗ nhà thờ Đức Bà, trước Bộ Xã Hội cũ.
- Chú có ngồi đó chú biết rõ. Có phải đại úy Minh, thiếu tá Tuấn, trung úy Đại... Cũng không phải luôn. Chú chịu. Nhưng những người đó đều có gia đình cả rồi mà.
Hắn nhìn đồng hồ.

- Bây giờ cho chú nói lý do chú đến gặp Mai. Hôm chú được mạ Mai nói về chuyện chú với Mai, chú rất bất ngờ và cảm động. Chú cám ơn lòng tốt của Mai đã để ý đến chú. Vì chú sắp đi xa nên nhân tiện chú nói vài điều mong Mai thông cảm. Về phần chú, thú thực chú có yêu Mai, tình yêu đâu từ trước kia bây giờ sống dậy, nhưng chú biết thân phận mình nên im lặng. Rồi bất ngờ nghe đề nghị đó chú không hiểu vì sao?
Chú thua sút mọi người về mọi phương diện, chú cháu mình cũng chưa hề chuyện trò, tình ý gì nhau và chú chắc Mai cũng không hề yêu chú. Vậy thì lý do nào? Xin Mai cho chú một thời gian, hy vọng chúng ta tìm hiểu nhau rồi sẽ quyết định cũng không muộn. Tuần tới chú sẽ rời Virginia, chúc Mai ở lại tìm được một tình yêu, và lời chú khuyên Mai nên sống cho con tim mình, cho tương lai của mình. Ba mạ đâu có sống đời với mình, phải không? Phải có tình yêu trước khi quyết định tiến đến hôn nhân, chứ đừng nghe lời ba mạ, sau nầy hối cũng không kịp.

- Nói xong hắn định đứng dậy. Cô ngước nhìn hắn vẽ giận dữ.

- Thật, xin lỗi chú chứ chú...ngu quá! Chú khuyên cháu nên lấy người mình yêu. Vậy chứ cháu yêu chú thì sao?

- Trời đất! Làm gì có chuyện đó... Không lẽ chỉ mấy lần bưng nước trà mời chú mà lại yêu chú được?!

Chú nói thật không? Cháu cho chú biết điều nầy. Theo cháu. Đi ngã nầy.

Cô đi trước , hắn rụt rè theo sau. Căn apartment chỉ có hai phòng, cô mở cửa một phòng, đi vào “Vô đây!” Hắn sợ quá, chỉ dám đứng ở cửa nhìn vào. Cô chỉ vào một tấm hình cỡ tấm bưu thiếp để trên bàn nhỏ cạnh đầu giường.

- Chú biết ai đây không? Sau tấm hình viết gì không?
- Chú đâu thấy gì, xa quá. Hình như anh chàng nào đứng đấy. Cho chú xem kỹ, có thể chú nhận ra anh chàng bán vé số tốt phước được lọt vào mắt xanh của Mai.
Cô gỡ tấm hình trong khung ra, đưa hắn.

- Nhìn kỹ xem là ai?

Hắn không tin ở mắt mình. Đó là hình hắn, chụp hôm tốt nghiệp trước trường Hành Chánh, sau tấm hình vẫn còn rõ câu hát nhạc vàng “Anh hứa yêu em suốt một đời” Tấm hình hắn tặng cô, qua bao năm với bao thăng trầm, cô vẫn còn giữ, hình cô tặng hắn thì hắn vất nơi nào, lúc nào không rõ.
Ôi! Hình chú đây mà!

Cô ngồi trên giường, xây lưng về phía hắn, hai chân co lên, trên đầu gối là cái gối. Cô úp mặt vào gối yên lặng. Vai cô rung lên nhè nhẹ. Cô khóc, có lẽ vì giận hắn vô tình.

- Cho chú xin lỗi. Chú vẫn nhớ chuyện cũ, nhưng tưởng Mai đã quên. Sao không nhắc, một câu thôi là chú hiểu ra ngay.
- Đâu có dịp nào. Hôm chào cờ ở Eden cũng bỏ đi... Mà biết còn nhớ người ta không hay đã yêu ai rồi?

- Chú nhớ chứ nhưng chú mặc cảm. Chú đâu dám mơ đến giây phút nầy. Hỏi thực Mai, rủi chú bảo đã yêu ai rồi thì sao?

- Mặc kệ... Người ta tìm muốn chết!
Yên lặng một lát.
- Hôm nào đi?
- Bây giờ có họa là điên mới bỏ đi. Trúng số độc đắc chú cũng không mừng bằng. Chú không biết nói gì để cám ơn Mai. Chú...

Cô quay lại, mắt còn đỏ hoe, cô chỉ cái khung hình còn nằm trên giường.
- Chú, chú hoài. Bộ ai ăn thịt sao cứ đứng ngoài đó? Bỏ hình lại vào khung, để lại trên bàn cho em , rồi ngồi xuống đây, em hỏi. Lúc ở tù ai thăm nuôi anh?

- Có thăm chứ không có nuôi. Mẹ anh nghèo quá, các anh của anh cũng ở tù cả.
- Em cũng đoán vậy nên cố tìm mà không biết anh ở trại nào, gia đình ở đâu để thăm nuôi. Em lo quá!

Rồi cô lại cười, nhưng nước mắt chảy dài trên má.

Đây là chuyện cổ tích đẹp nhất trong những ngày buồn thảm nhất của nước Việt Nam Cộng Hoà. Cũng còn nhiều chuyện cổ tích sáng ngời hơn, đẹp đẻ hơn, ai cũng biết nhưng không bao giờ kể ra. Đó là quả tim của những bà mẹ, những bà vợ, những người con giành trọn cho con, cho chồng, cho cha đang chết dần mòn trong ngục tù cộng sản.

Hôm đám cưới, vợ chồng hắn phải đi từng bàn tiệc chào mừng quan khách, bà con, bạn bè. Mỗi nơi cô dâu chú rễ phải uống với khách một ly rượu nhỏ. Vợ hắn chỉ thấm môi nên hắn phải uống hết. Nhiều ly nhỏ thành ly cối. Hắn không biết uống rượu nên say mềm. Bố vợ hắn cũng say. Ông say vì vui nên nói hơi nhiều. Khi khách khứa đã về cả rồi, ông đến bên cạnh, vỗ vai hắn lè nhè.

Cụ mi rứa là tốt phước. Không có ai chung tình như con Út Mai của moa.
Cụ mi biết không? Hắn hành vợ chồng moa đi tìm cụ mi chết xác luôn. Bốn năm đi bốn nơi. Nam Cali tìm cụ mi, Bắc Cali tìm cụ mi, xuống Texas tìm cụ mi, qua đây tìm cụ mi. Chỗ mô cũng tham gia cộng đồng, cũng hội họp. Hắn nói moa có hứa với cụ mi rồi thì phải tìm cụ mi cho hắn. Nhưng moa có nhớ hứa hẹn gì, khi mô đâu? Mà vợ chồng moa đâu biết cụ mi là ai, mặt mũi ra răng.

Tấm hình, mấy chục năm, có ai trẻ mãi không già? Rứa mới chết chớ! Rứa là gặp đứa mô tuổi cụ mi cũng rước về nhà cho hắn nhận diện. Hú vía, hắn còn đòi đi Canada và Úc tìm cụ mi nữa đó. Mà moa nói có ai đi HO qua đó đâu?!..


Phạm Thành Châu
Đọc thêm : langchai.com

Wednesday, February 23, 2011

New national flag of Libya


Libya vừa mới thay đổi quốc kỳ

Cuộc cách mạng Hoa Lài của nhân dân Libya miền Bắc châu Phi,cho đến hôm nay (24/02) đã gần như thành công (đươc cập nhật hóa ở phần :Đọc thêm bên dưới).Tại những vùng do nhân dân nổi dậy làm chủ và nhiều tòa đại sứ Libya trên thế giới như Italia,Sweden,Egypt.. đã xé cờ của chính quyền có từ năm 1977 và thay thế bằng cờ mới(hình phải),tức là trở lại chuẩn nhận cờ cũ trước 1969,dưới vua Idris khi vua đang trị bênh tại Turkey,thì đại tá Muammar al-Gaddafi đảo chánh lật đổ và lập nên Cọng hòa Á rập Libya .

Cờ vừa bị thay thế (hình phải) đó của Libya là quốc kỳ duy nhất trên thế giới chỉ xử dụng một màu,màu xanh lá cây(ngoài ra không có gì khác)do đại tá,nay là Tổng thống Muammar al-Gaddafi tạo mẫu.Màu xanh tượng trưng cho Hồi giáo và mến đạo.

Tuy vậy,từ năm 1969,sau khi Gaddafi đảo chánh thành công,quốc kỳ Libya là cờ của mặt trận giải phóng Á rập có từ năm 1916 với 4 màu xanh đỏ trắng đen.
Năm 1971 Libya cùng Ai cập và Seria thành lập Liên bang Cọng hòa Á Rập,quốc kỳ chung với 3 màu đỏ đen trắng,ở chính giữa có con chim ưng,và đổi thành quốc kỳ một màu(xanh)từ năm 1977 cho đến nay (24/2/2011).

Quốc kỳ Libya mới thay thế tại các vùng không còn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Gaddafi,là quốc kỳ cũ xử dụng từ năm 1951.Quốc kỳ này thuộc loại 4 màu,3 băng ,trải dài theo chiều ngang.Băng trên màu đỏ và băng dưới màu xanh bằng nhau.Băng giữa màu đen rộng gấp đôi so với trên dưới.Ở chính giữa có hình trăng lưỡi liềm(croissant) và một ngôi sao(star) màu trắng.

Sự thay đổi quốc kỳ sau cách mạng là cần thiết và đương nhiên.Sự tái chuẩn nhận (re-adopted) quốc kỳ cũ do toàn dân quyết định,nhằm dứt bỏ quá khứ,hồi sinh cũng như hướng đi sinh động cho bước đường cách mạng sắp tới và tương lai đất nước vĩnh cữu là chính nghĩa.Nhân dân Libya đã làm vậy qua cuộc cách mạng Hoa Lài ngày hôm nay và nhân dân Việt Nam cũng sẽ trở về với lá cờ chính nghĩa:
CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ, đã có dưới thời vua Thành Thái,từ hơn 120 năm trước,dẫn đầu trong công cuộc chống Pháp trước đây và Cọng sản hiện nay,cũng y như thế trong tương lai rất gần.

Trương Thúy Hậu
Đọc thêm : wikipedia - USA - myweku.com - rfa.org -dailymail -

Tuesday, February 22, 2011

China


Toàn văn bản hiệu triệu
Cách Mạng Hoa Lài Trung Quốc

Giới Thiệu: Tác giả của văn bản hiệu triệu cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Trung Quốc vẫn còn là một bí mật. Các nguồn thông tin Hoa Ngữ ở Đài Loan đặt ra nghi vấn có sự tham dự của Pháp Luân Công vì trong lời kêu gọi có nhắc đến tổ chức này.

Trong lúc đó “Thế Giới Nhật Báo” lấy nguồn tin khác cho rằng do lãnh tụ phong trào sinh viên Thiên An Môn, Vương Đán viết ra. Gần đây BBC Hoa Ngữ liên tiếp đưa bài về Vương Đán với lời nhận xét của anh phong trào kêu gọi như vậy là đã thành công. Trung Quốc bị một bản tin trên mạng mà trở nên lo sợ báo động toàn quốc.

Trong lúc đó, Pháp Luân Công đã phủ nhận nguồn tin nói rằng chính họ kêu gọi phong trào. Pháp Luân Công cho rằng họ là những người tu hành, không tham dự chính trị, quản chi chuyện thế gian…

Do đó, bản văn kêu gọi này vẫn nằm ở dạng khuyết danh, không thủ lãnh, không tác giả, không tổ chức đảng phái nào chịu trách nhiệm.

Văn bản hiệu triệu phát đi vào ngày 17 tháng 2, và nằm trên facebook nhà Vương Đán vào ngày 18 tháng 2. Không loại trừ múi giờ chênh lệnh của giờ Trung Quốc và giờ Mỹ.

Dù thế nào đi nữa, bản văn hiệu triệu này trở nên hấp dẫn và quan trọng bởi tinh thần bao dung và ôn hòa, ứng xử với các tình huống qua lời gọi.

Đứng trên một góc độ xã hội, chính nó đã buộc nhà cầm quyền Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào tuy quyết đàn áp phong trào nhưng phải trả lời về những bức xúc của người dân trong cuộc họp vào ngay đêm hôm trước khi Hoa Lài xuống phố.

Bản Việt Ngữ:

Địa điểm tụ tập tại các thành phố lớn cho cách mạng Hoa Lài ở Trung Quốc .
(中国“茉莉花革命”各大城市集会地点-Trung Quốc “Lai Lợi Hoa Cách Mạng” Các Đại Thành Thị Tập Hội Địa Điểm

Dù bạn là người có con bị sỏi thận (do nhiễm sữa độc), căn hộ bị dỡ bỏ, người mướn chung phòng, quân nhân thối chuyển, nhà giáo dạy tư, nhân viên thâm niên của ngân hàng bị bán, nhân viên vừa mất việc, hay người đang xin việc làm.

Dù bạn hoặc là có sự bất mãn đối với kết luận của “bản án Tiền Vận Hội”, không thích có người nói, “có bố là Lý Cương”, không thích bị người đòi “đối xử hợp lý, xã hội công bằng”, hay là không thích xem ảnh đế Ôn (Gia Bảo) diễn xuất. (Đoạn này liên quan đến những câu chuyện thời sự chính trị tham nhũng tiêu cực ở Trung Quốc)

Dù bạn là người từng ký tên vào Hiến Chương 08, người tu hành theo Pháp Luân Công, hay là đảng viên cộng sản, nhân sĩ các đảng phái dân chủ.

Thậm chí bạn là người chỉ là người đứng xem. Ngay từ phút giây này, bạn và tôi đều là người Trung Quốc. Bạn và tôi đối với tương lai đều là những người Trung Quốc có ước mơ. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm với tương lai vì con cháu của chúng ta sau này.

Chúng ta chỉ cần đi đến một địa điểm đã định trước, xa xa nhìn xem, chầm chậm tuỳ chân, thuận thế mà làm, dũng cảm mà hô lên những khẩu hiệu. Có lẽ, lịch sử từ thời khắc này bắt đầu lay chuyển.

Hãy cùng nhau đến, tất cả đều là anh chị em, hãy cùng kề vai tương trợ. Nếu lỡ phát sinh nên cảnh những người tham dự có hành động bất lương xin hãy ứng xử hết sức nhẫn nại, xin sự ủng hộ của người qua đường. Sau khi tụ tập kết thúc, đừng để lại rác. Người Trung Quốc có tố chất cao, có điều kiện để truy cầu tự do dân chủ.

Nếu như lần chiêu tập này tại các đô thị chưa được thành công, thì có thể vào mỗi Chủ Nhật vào lúc 2 giờ chiều sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Kiên trì sẽ dẫn đến thắng lợi.

Thống nhất về các khẩu hiệu
Chúng tôi cần cơm ăn
Chúng tôi cần việc làm
Chúng tôi cần chốn ở
Chúng tôi cần công bình
Chúng tôi cần công nghĩa
Bảo vệ quyền tư hữu tài sản
Duy trì độc lập tư pháp
Vận động cải cách chính trị
Chấm dứt chuyên chính độc đảng
Trả quyền báo chí
Tự do thông tin

Tự do muôn năm
Dân chủ muôn năm

Thời Gian
2:00 Giờ chiều, ngày 20/2/2011

Địa điểm
Bắc kinh: Vương Phủ Tỉnh, trước cửa McDonald
Thượng Hải: Quảng trường nhân dân, cửa trước Ảnh Đô
Thiên Tân: dưới Cổ Lâu
Nam Kinh: Quảng trường Cổ Lâu, Cổng bách hóa trên đường Tú Thủy
Tây An: Đường Bắc Đại, Cổng Gia Lạc Phúc
Thành Đô: Quảng trường Thiên phủ dưới tượng Mao chủ tịch
Trường Sa: Quảng trường Ngũ Nhất, Cổng Tân đại hạ Tân đại
Hàng Châu: Quảng trường Vũ lâm, Cổng Hàng Châu bách hóa đại lâu
Quảng Châu: Công viên nhân dân, Cổng Tinh Ba Khắc
Thẩm Dương: Nam Kinh bắc giai, Khẳng Đức Cơ môn khẩu
Trường Xuân: Quảng trường văn hóa, Đại lộ Tây dân chủ, Cửa siêu thị khoái lạc cấu

Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân cổng viện điện ảnh
Vũ Hán: Đại đạo giải phóng, Quảng trường Thế Mậu cổng McDonald

Những thành phố nào không có trong danh sách này, xin bạn hãy đến tập trung ở những quảng trường trung tâm của thành phố đó.

Trần Đông Đức dịch
Hoa Ngữ từ facebook nhà Vương Đán (
Wang Dan)
Nguồn:rfavietnam.com

China


Về cuộc cách mạng Hoa Lài tại Trung quốc

Cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung đông đã ảnh hưởng đến phần đất của lục địa đen này từ 2 tháng qua,khi người dân không còn chịu đựng được nữa trước thối nát,bất công,vi phạm phẩm giá con người và nhất là khi không còn sợ hải trước độc tài chuyên chế.Khởi đầu từ Tunisia,đến Egypt và hiện đang sục sôi tại Yemen, Bahrain,Lybia...

Hiệu ứng dây chuyền đã chuyển qua châu Á với khả năng sẽ bùng nỗ tại các quốc gia:Trung Quốc,Việt Nam,kể cả Miến Điện,Bắc Hàn cho dầu bị cô lập cũng không loại trừ khi mà người dân thấp cổ bé miệng đang chuẩn bị và sẽ hành đông quyết liệt nhằm loại trừ độc tài chuyên chế và độc tài đảng trị.

Trung Quốc là nước đầu tiên chuyển tiếp thành quả cách mạng hoa lài từ Tunisia khi thông qua kinh nghiệm,lớp trẻ đã thông tin loan báo kế hoạch tập hợp hành động chống tình trạng lạm phát,nhà nước cướp đất của dân và nạn thất nghiệp...trên các mạng xã hội facebook, Twitter,và 2 website
http://www.peacehall.com/ (boxun) và http://www.canyu.org/ trong ngày thứ 6(18/02- cả 2 website này đều bị hacker đánh sập ngay sau đó)),mà cho đến giờ,vẫn chưa truy nguyên được ai là người khởi động phát tín hiêu(text messenger)đầu tiên.

Cuộc tập hợp theo ấn định lần đầu tiên nhằm ngày chủ nhật 20 tháng 2 theo hiệu triệu loan truyền sẽ diễn ra trên 13 thành phố ở Trung quốc gồm : Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Nam Kinh, Tây An, Thành Đô, Trường Sa, Hàng Châu, Quảng Châu, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân và Vũ Hán tại các địa điểm thuận tiện:công viên,trung tâm mua sắm,khu phố sầm uất…Với các khẩu hiệu tung ra khi có điều kiện là :“Chúng tôi muốn thực phẩm, chúng tôi muốn công ăn việc làm, chúng tôi muốn chỗ ở, chúng tôi muốn sự công bằng.”

Kết quả vào ngày chủ nhật (20/2) từ 2 giờ chiều,khoảng trên 200 người tập hợp tại thủ đ
ô Bắc Kinh ở khu mua sắm sầm uất Vương Phủ Tỉnh,gần Thiên An Môn, trước nhà hàng McDonald (hình phải),nhưng bị một số lượng lớn cảnh sát ngăn chặn. Đường phố tại đây đầy những cảnh sát mặc đồng phục và mặc thường phục .Tại thành phố lớn Thượng Hải đám đông tụ tập trước nhà hát Hòa Bình cũng đã bị cô lập và giải tán chỉ 2 tiếng rưỡi đồng hồ sau đó. Tại 11 thành phố còn lại,không được ghi nhận cao hơn,vì nhà cầm quyền Trung quốc đã bố trí một lực lượng công an dày đặc tại 13 địa điểm chỉ định trong bản hiệu triệu chuyển tải,mỗi nơi có 10 xe lớn chở công an túc trực.

Theo Trung Tâm Thông Tin vì Nhân Quyền và Dân Chủ tại Hong Kong (The Information Center for Human Rights and Democracy) ước tính khoảng trên 100 người đã bị bắt, bị cầm chân tại nhà hay hiện đang mất tích, trong đó có luật sư Jiang Tianyong ở Bắc Kinh.

Trước đó và trong ngày 19/02 khi bản hiệu triệu truyền tải qua tin nhắn,công an Trung Quốc đã bắt giam một số người bất đồng chính kiến, gia tăng số cảnh sát viên trên đường phố, ngưng dịch vụ nhắn tìn dưới hình thức văn bản (text message) qua hệ thống điện thoại di động, gia tăng kiểm soát Internet, ngăn chặn thông tin về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông,đã triệt hạ 100 website “nhạy cảm” và xử dụng đến 1.000.000 điều hợp viên theo dõi mạng để chỉ với một mục đích là xóa bỏ các bài “phản động”,như là biện pháp phòng hờ dành cho 450 triệu người hiện đang xử dụng internet tại đất nước này. Do những kinh nghiệm xương máu,bản hiệu triệu tập hợp phản kháng trực tiếp trong những đòi hỏi thiết thực hằng ngày của người dân về cơm ăn áo mặc,nhà ở,công ăn việc làm mà không(thèm)nhắc đến đảng cọng sản Trung quốc,nên đảng cọng sản Trung quốc qua Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào sợ hải và khẩn ra lệnh cho những viên chức địa phương,giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hòa hợp và ổn định trong xã hội,vẫn đang trong giai đoạn mà nhiều xung đột có thể gia tăng.

Điều đáng ghi nhận hơn nữa là tại Hồng Kông,ngay buổi chiều cùng ngày,tập hợp các nhà hoạt động dân chủ đã tập hợp phản kháng chính quyền Trung Quốc và yêu cầu thả ngay những người bị bắt.Tại Đài Loan sinh viên học sinh biểu tình ủng hộ cách mạng hoa lài và dơ cao khẩu hiệu đòi tự do dân chủ cho người dân lục địa.Tuy vậy ,có điều đáng quan tâm là đài tiếng nói Hoa Kỳ(VOA)trong phần truyền thanh bằng tiếng Hoa về Hoa lục trong thời điểm xảy ra biến cố,lại phá sóng và rõ ràng đã không hổ trợ được gì cho phong trào phản kháng lý ra cần phải có.

Sau Thiên An môn năm 1989,thanh niên sinh viên và dân chúng Trung quốc lại bước đầu chính thức tập hợp trên đường phố để phản đối nhà cầm quyền Trung quốc đòi cơm no áo ấm và dân chủ tự do.Do sự đề phòng nghiêm ngặt,qua việc hạn chế thông tin trên internet trước đó và xử dụng công an trị,cuộc tập hợp đòi tự do dân chủ đã bị chính quyền ngăn chặn kịp thời.Giới quan sát và bình luận quốc tế cho hay rằng sự việc xảy ra ngoài suy nghỉ và ước đoán của họ,như là một sự kiện bình thường,khi so sánh với những gì đã và đang xảy ra dữ dội và khốc liệt dẫn đến thành công tại Trung Đông.Tuy thế,các thanh niên sinh viên trong cuộc tập hợp biểu dương này vững tin và cho rằng đó chỉ là khởi đầu tập dợt để lấy kinh nghiệm cho các lần sau.

Vương Đán,một sinh viên lãnh đạo trong biến cố Thiên An Môn hiện lưu vong tại Mỹ,cho rằng cuộc tập hợp qua mạng(run media)lần đầu tiên tại Trung quốc(20/2) như thế xem ra đã thành công đối với công dân mạng(netizens),nếu so với sự kiện Thiên an môn 22 năm trước đó khi chưa có internet.Vã lại,như lời hiệu triệu về cách mạng “lại lợi hoa” tại Trung quốc đã viết :” Nếu như lần chiêu tập này tại các đô thị chưa được thành công, thì có thể vào mỗi Chủ Nhật vào lúc 2 giờ chiều sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Kiên trì sẽ dẫn đến thắng lợi.”thì công cuốc đấu tranh vẫn còn tiếp tục sau ngày 20 tháng 2 năm 2011,cho đến thành công.

Truyền thông quốc tế nhận xét Cách mạng Hoa Lài tại Trung quốc bước đầu đã thất bại. Và để thẩm định nguyên nhân thất bại của Trung quốc trong cách mạng “lại lợi hoa “này,sẽ là những ưu điểm thiết yếu cho cuộc Cách mạng Hoa Sen tại Việt Nam sắp tới vậy.


Cao Kim Liên
Đọc thêm : Khối 8406

Monday, February 21, 2011

Jasmine Revolution Dominoes


Lãnh Tụ phong trào Thiên An Môn
tuyên bố "Cách Mạng Hoa Lài" thành công.

Video Tiananmen Square protests - China jasmine dominoes

BBC Hoa Ngữ vừa đưa tin lãnh tụ phong trào sinh viên Thiên An Môn Vương Đán tuyên bố Cách Mạng Hoa Lài đã thành công vượt bực. Bản tin như sau:(Hình phải Vương Dan trang facebook /王丹网站 Wang Dan's Page)

Vương Đan tuyên bố phong trào vận động trên mạng thành công vượt bực .

Đối với việc nhà cầm quyền Trung Quốc toàn lực đàn áp cư dân mạng trong cuộc phát động Cách Mạng Hoa Lài, nhà dân vận trứ danh của Trung Quốc (trong phong trào Thiên An Môn) Vương Đan trên Facebook đã bày tỏ cảm tưởng.

Vương Đan đã viết trên facebook: “Các thành phố lớn Trung Quốc tuy không xuất hiện các xung đột đại quy mô, nhưng một mảng thông tin truyền đi trên mạng đã làm cho một thể chế đảng trị phải điều động tất cả.

Vương Đan cho rằng từ góc độ này mà nói:

Lần vận động trên mạng này đã thành công vượt bực, nó thực sự là tiến trình khảo nghiệm và diễn tập cho sự nối kết của lực lượng nhân dân trong tương lai."

Trên facebook của Vương Đán các chi tiết của cuộc vận động xuống đường từ nhiều hôm nay, trong đó mọi chi tiết đã được hướng dẫn như về về địa điểm tụ tập và ngay cả từng câu khẩu hiệu tạo nên sự thu hút và nhiều ý kiến tham dự.


Trần Đông Đức
Đọc thêm: CNN - bostonherald - Telegraph - bbc.uk - Wang Dan's - wikipedia

Sunday, February 20, 2011

thangnongdan blog


Ngọn Lửa Phạm Thành Sơn - Một Chế Độ Vô Cảm

Trích đoạn :

Con người từ khi sanh ra, nhờ công nuôi dưỡng của đấng sinh thành mà lớn lên rồi trưởng thành, đều ý thức được sinh mạng là vốn khả quí và cần phải trân trọng gìn giử nó. Vì vậy, bảo tồn sinh mạng là bản năng của con người vì ngoài việc tiếp tục sự tồn tại, chúng ta còn phải sống để báo hiếu, xây dựng và chăm sóc cho gia đình, cống hiến cho xã hội và v.v.. Việc tự kết liễu sinh mạng của mình là điều vô cùng đau đớn bởi nó xuất phát từ những phẩn uất, bế tắc, chán nãn và tuyệt vọng trong cuộc sống.

Việc cái chết tự thiêu của anh kỹ sư Phạm Thành Sơn trước tòa nhà trụ sở của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thể hiện sự phẩn uất vô cùng tột độ và sự tuyệt vọng đau đớn trước những bất công trong xã hội. Điều này đã dẫn đến cái quyết định dùng cái chết của chính mình để phản đối những đường lối, chủ trương sai trái của nhà cầm quyền cũng như cảnh tỉnh người dân về những bất công đang diễn ra hằng ngày trong xã hội Việt Nam. Theo những nguồn tin từ trong nước, anh Phạm Thành Sơn là một nạn nhân của sự chiếm đoạt đất đai từ phía nhà cầm quyền và anh đã nhiều lần nộp đơn khiếu nại, nhưng hoàn toàn không nhận được kết quả thỏa đáng...

...Việc một công dân tự thiêu trước công sở của một cơ quan nhà nước đã nói lên sự phẩn uất tột độ của người dân và qua những hành động bóp méo, che đậy của nhà cầm quyền đã cho thấy đây là một chế độ vô cùng vô cảm. Có lẽ đây là tiếng chuông réo hồn đã gỏ để đánh dấu cho sự suy sụp một chế độ độc tài mà sau đó là hàng trăm ngàn những cơn sóng nhỏ khát khao cho tự do tạo nên một cơn sóng thần vĩ đại quét tan đi cái thể chế bạo quyền độc đảng cộng sản.

Bóng đen ma quái sẽ tan đi, một ngày mai tươi sáng sẽ đến. Những hoài bảo, những hy vọng, những trăn trỡ của tuổi trẻ Việt Nam cho một đất nước tự do đang từ từ chuyễn mình. Những gì thuộc về tuổi trẻ, phải trả về cho họ.

Ngọn lửa căm hờn tự thiêu cho công lý của Phạm Thành Sơn sẽ không bao giờ tắt. Thời điểm đã bắt đầu, oán hờn đã dâng lên cao, tự do đang khởi sắc, hãy cùng nhau vai sát vai nhìn thẳng vào mắt bọn độc tài yếu hèn và hét to lên: "Tự do cho Việt Nam!!!".


Đọc toàn bài tại : thangnongdanblog

Nông Đức Dân