Saturday, December 31, 2011

Truyện phiếm


Niềm vui cuối năm


Những ngày cuối năm 2011 này khí sắc Cậu Bảy có vẻ tươi, miệng lúc nào cũng như chúm chím cười, thỉnh thoảng lại huýt sáo ra mòi yêu đời lắm. Hành vi bất thường đó hẳn nhiên không thể qua được đôi mắt ...bồ câu của Mobay, thế nên sau bữa cơm chiều nay Mobay kéo chồng vào thư phòng, thăm hỏi qua loa vài chuyện rồi dò dẫm:(Lại lộng kính. Bác sẽ báo đời dân Bắc Hàn bao lâu nữa?Nguồn: OntheNet)

- Hình như anh mới trúng mối cắt cỏ nào ngon ăn lắm phải hôn?

Cậu Bảy cảnh giác trả lời:

- Đâu có em, kinh tế nước Mỹ đang hồi kiệt quệ, giữ được mối cũ là may, làm gì có mối mới.

- Thế sao em thấy mấy hôm nay mặt anh lộ vẻ hớn hở?

- À! Tình hình ...thế giới lóng rày cũng có vài biến chuyển thú vị.

- Chuyện gì thế anh?

- Thứ nhất là lão Kim Jong Il bên Bắc Hàn mới chết!

Mobay tỏ vẻ bất bình:

- Người ta chết mà anh lại vui?

- Đó là tên cộng sản độc tài ác ôn, chết là phước cho thiên hạ, cũng là điều đáng mừng; tuy vậy điều làm cho anh cười... ra nước mắt là cảnh dân Bắc Hàn khóc thương lão ấy, trông hết sức kỳ quặc.

Nói rồi Cậu Bảy vào trang youtube chỉ cho Mobay cảnh dân Bắc Hàn vật vả than khóc dưới trời đông giá tuyết. Đàn ông, đàn bà, người già, con nít, thanh niên thiếu nữ quần áo bảnh bao, tướng lãnh oai hùng huy chương đầy ngực, thi nhau khóc đứng khóc ngồi. Mobay xem xong cũng lấy làm lạ, thốt lên:

- Trời ơi trời! Người ta khóc thiệt hay khóc...chơi đó anh?

- Khóc thiệt cũng có mà khóc giả cũng có.

- Ai thiệt ai giả anh nói cho em nghe thử?

- Cứ xem cách khóc, hễ trên mức... tình cảm là khóc giả. Dẫu vò đầu bứt tai, vung tay đạp chân, nhe răng la hét mà nét mặt không chút cảm xúc, không có một giọt nước mắt thì đó là kẻ đang đóng kịch.

- Ủa! Sao họ lại phải đóng kịch thế anh?

- Vì hết thảy đang bị rình rập, bị quay phim, nếu họ không biểu lộ lòng "thương tiếc vô hạn" đến "Dear Leader" thì cuộc đời coi như bế mạc. Mà những việc giả dối ấy thì cũng chẳng lạ gì với dân mình đâu. Hồi nhỏ em có hát bài "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ" không?

- Nực anh thiệt đó, lại lôi "Bác" vào! Thì ở bển đứa con nít nào hổng ca bài đó?

- Thế đêm trước đó em có mơ thấy "Bác" râu dài râu ngắn chi không?

- Xít! Mơ bà lơ xơ! Lúc đó đói rả ruột, chỉ mơ thấy cơm không độn thôi.

- Rồi em còn nhớ hồi các "đồng chí" Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẫn, thậm chí cả bác Mao, bác Bờ-rê-giơ-nếp tận bên Liên xô chết không?

- Em chỉ nhớ mày mạy! Hồi đó em còn bé lắm anh ơi!

- Ừ! Biết rồi, nhắc mãi! Mỗi lần như thế "báo đài" lại ra rả cái chết của mấy ông đó là mất mát vô cùng to lớn của nhân dân ta, là niềm tiếc thương vô hạn của loài người tiến bộ này nọ...Lúc đó bọn anh nghe ngộ lắm mà chẳng dám cười vì sợ bị khép vào tội phản động.

- Em cũng vừa thấy một bà Bắc Hàn ngậm ngùi thề biến đau thương thành hành động cách mạng, một lòng trung thành với "Niềm hy vọng của tương lai" là ông đại tướng không một ngày ở lính đó. Khóc giả thì dễ thấy rồi, vậy còn ai khóc thiệt hả anh?

- Khóc thiệt là những kẻ thật lòng thương tiếc. Họ bị nhồi sọ, bị tẩy não, tuyệt đối tin rằng ông Kim Jong Il là cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại, muôn vàn kính yêu, là đấng cứu tinh của nhân dân Bắc Hàn. Họ tin yêu vào cha con ông Kim cũng như nhiều người Việt sùng bái "bác" Hồ vậy.(Thiếu nhi khóc Bác Hồ! Nguồn: OntheNet ) 
- Thế thì cũng tội cho những kẻ ngây thơ, nhưng nếu thế thì anh cũng không nên đem bụng tiểu nhân mà vui trên nỗi đau thật lòng của họ. Giận cá mà chém thớt thì tội nghiệp cho nạn nhân của trò lừa bịp ấy.

- Thì anh chỉ tức cười chuyện ở thời đại này rồi mà cảnh nô lệ vẫn công khai xảy ra ở thiên đường Xã hội Chủ nghĩa chứ anh có khinh trách gì những người dân tội nghiệp ấy đâu. Thật ra điều làm anh vui là nhờ thấy cảnh thương tâm ấy của dân Bắc Hàn mà anh tìm ra một niềm an ủi.

- Chuyện gì thế anh?

- Đó là anh cũng mừng là dân mình có được ngày 30 tháng Tư năm 1975...

Nghe câu phát biểu xanh dờn như vậy, Mobay nhướng mắt nhìn chồng như nhìn người từ hành tinh khác, lấy tay sờ trán Cậu Bảy rồi thẩn thờ vừa hỏi vừa ca:

- Trời! Có phải ông chồng tui đây không? Anh mà mừng có ngày 30 tháng Tư hả? Anh còn nhớ hay anh đã quên, nhớ cột đèn...

Cậu Bảy cười hề hề:

- Tui đây chớ ai! Còn tỉnh lắm chớ chưa ấm đầu đâu mà em lo. Sỡ dĩ anh mừng vì anh chợt ngộ ra là với người Việt Nam mình, ngày 30 tháng Tư năm 1975 đúng là ngày hoàn toàn giải phóng...

Mobay ôm mặt khóc thút thít:

- Anh lây bịnh mấy gã Việt kiều nịnh Đảng kiếm ăn hồi nào vậy? Tui biết tui thiệt là vô phước mà!

- Bình tĩnh cho anh nói hết ý chớ! Em thiệt là bụng dạ... đàn bà, ưa thù dai, cứ cựa một chút lại kiếm cớ lôi mấy thằng khốn nạn đó ra chửi; tụi nó mặt dày hơn đít trâu, đâu biết xấu hổ mà chửi cho mất công hả em. Anh chỉ có chút ý mọn muốn san sẻ với em, nếu chẳng vừa ý thì cho anh xin chút cao kiến!

- Ừ, thì nói tui nghe thử, nếu không thông tui ra tòa ly dị liền tay. Anh biết đó, theo... gái tui còn chịu được chớ theo cộng sản thì nửa ngày tui cũng không ở!

Cậu Bảy kéo vợ lại gần, nhỏ nhẹ nói:

- Em tuy cũng thuộc cánh... độc tài nhưng anh còn ráng được chớ cái độc tài của bọn cộng sản thì anh chạy mặt lâu rồi. Thôi để anh trình bày cái ý vì sao ngày 30 tháng Tư năm 1975 lại có điểm đáng mừng. Nó như vầy:

Trước hết mình lui về dĩ vãng để rồi làm một cái giả dụ là nếu không có ngày 30 tháng Tư năm 75 thì miền Bắc hôm nay sẽ ra sao? Trước ngày ấy, Bắc Việt và Bắc Hàn y chang nhau vì cùng được đúc từ một khuôn. Cả hai chế độ đều hà khắc và bịp bợm dân chúng. Đời sống nhân dân không có đủ cơm ăn áo mặc, lại luôn bị khủng bố, rình rập, theo dõi để tố cáo nhau. Những gì người dân Bắc Hàn chịu đựng hôm ngay, người dân Bắc Việt cũng đã chung số phận, mình cũng đã nếm sơ qua thời kỳ tem phiếu những năm sau 75. Một điểm chung nổi bật là tệ sùng bái lãnh tụ. Ông Hồ (cũng như cha con ông Kim) đã được thần thánh hóa, mọi lời nói việc làm của "bác" đều là chân lý, cần học tập noi gương. Người nào tỏ vẻ không tin hay khác ý với "bác" đều bị trù dập, tù đày.

Nếu không có ngày 30 tháng Tư năm 1975, hôm nay Bắc Việt vẫn là một Bắc Hàn thứ hai. Nhờ có ngày ấy, dầu một nửa thiên đường phía Nam bị xóa bỏ, nó đã giải phóng nửa nước phía Bắc khỏi địa ngục trần gian. Ngày nay sỡ dĩ người dân miền Bắc Việt Nam và người dân miền Nam sinh sau năm 1975 có được cái nhìn phóng khoáng hơn là nhờ vào di sản mà xã hội miền Nam trước đây đã để lại. Người dân trong nước hôm nay đã dễ dàng nhận ra chế độ đang cai trị Bắc Hàn là một chế độ phi nhân, kỳ quái. Nếu không có ngày 30 tháng Tư năm 1975, đồng bào miền Bắc hôm nay vẫn chìm đắm trong tình trạng bít bùng man rợ mà dân Bắc Hàn đang gánh chịu. Họ sẽ phải vật vả than khóc tập thể mỗi khi các lãnh tụ cộng sản qua đời, như đã từng than khóc ông Stalin hay ông Hồ, dù có thương tiếc thật hay không.(Đồng thuyền khác... họ Nguồn: OntheNet)

Mobay nghe nói cũng có lý, nhưng vốn bản chất "kiên cường", ít khi chịu đầu hàng nên chống chế:

- Lưỡi anh ...không xương nên nói ngược đời như thế mà nghe cũng xuôi, nhưng ở Bắc Việt họ đâu có cha truyền con nối như Bắc Hàn.

- Vẫn có đấy chứ! Ông Kim quang minh hơn, có vợ thì nói có vợ nên con mang họ cha, ông Hồ ăn vụng nên các con đành phải lấy họ khác, nhưng con ông ấy vẫn kế vị. Nạn tham quyền cố vị là bản chất của bọn độc tài, do đó vẫn còn xảy ra ở Việt Nam hôm nay. Một anh chưa có thành tích gì nổi bật mà một bước nhảy vào Trung ương Đảng, rồi làm thứ trưởng thì khác gì một anh chưa đi lính bỗng chốc nhảy lên làm đại tướng. Tham như vậy là ngu, dễ chết lắm đó em, vinh thì chẳng thấy mà lại mang nhục.

Mobay thở dài:

- Lòng tham thường làm lu mờ trí khôn, còn chuyện vinh nhục đối với hạng người ấy là thứ xa xí phẩm mà anh. Nhưng luận như anh chỉ để an ủi vớt vát cho ngày quốc nạn ấy mà thôi. Phải chi lúc đó miền Nam tiến quân ra giải phóng miền Bắc để thu về một mối tự do, như Tây Đức tiếp thu Đông Đức rồi treo cổ mấy thằng đầu lãnh cộng sản ác ôn, thì mới đặng tốt đẹp trọn vẹn.

- Ôi! Đó là giấc mơ thần tiên! Thôi mình bỏ qua chuyện Bắc Hàn đi. Những ngày cuối năm này cũng có thêm chuyện...vui khác ở bên nhà nữa, em có muốn nghe không?

- Chuyện vui bên nhà mà không nghe!

- Đó là chuyện cờ sáu sao. Chắc em cũng biết lá cờ giặc Tàu cộng màu đỏ, có một sao vàng lớn và 4 sao nhỏ xung quanh. Sao lớn ở giữa là "trung hoa", tượng trưng cho giống Hán, 4 sao nhỏ tượng trưng cho các giống Mãn Mông Hồi Tạng. Vừa rồi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, đảng ta bèn cho các em bé mang cờ Tàu cộng ra đón, trên lá cờ đó có... xung phong thêm một ngôi sao nhỏ nữa, vị chi là sáu sao cả thảy.

- Ý nghiã ngôi sao mới mọc này ra sao hở anh?

- Đó là quà đón tiếp ông Tập Cận Bình, cho biết là nước Tàu nay mai sẽ có thêm một dân tộc nữa là giống "nam man" Ố-Nàm. Đối với bọn Tàu thì đây là điều mà chúng thèm cả mấy ngàn năm, và bọn tay sai Ba Đình đã chứng tỏ lòng tận tụy với chủ rõ ràng nhất. Đó là hành vi bán nước rất công khai, thậm nhục nhã!

- Chuyện động trời như thế sao anh lại vui?

- Thì lại cũng họa trung hữu phúc. Từ ngày anh lấy em thì anh học được bài học rất giá trị, là phải luôn luôn tìm cái tích cực trong cái tiêu cực, vì thế nên anh vui.

- Thôi anh đừng mắng khéo em nữa. Điều tích cực ấy ra sao?

- Đó là ván bài nay đã lật ngửa. Mặc dù từ khi ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam đã có bản chất là tay sai cho ngoại bang; tuy vậy chúng rất khéo léo ngụy trang qua các chiêu bài yêu nước, giải phóng dân tộc. Chúng khá thành công với trò bịp này qua các cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ; tuy vậy, sau khi chiếm được cả nước thì bộ mặt Việt gian càng ngày càng lộ. Mặc dù hành động dâng đất nhượng biển và đàn áp người yêu nước khá lộ liễu, bọn cộng sản vẫn bào chữa, viện cớ bảo vệ tình đồng chí anh em, nhưng khi in cờ sáu sao để đón Tập Cận Bình thì hết chối. Trước sự xâm lăng côn đồ trắng trợn của giặc Tàu những năm qua, sự "sai sót" đó ở tầm quốc gia là điều không thể bào chữa. Cũng cần nhớ rằng đây không phải là lần duy nhất, hồi tháng 10 vừa qua khi ông Nguyễn Phú Trọng sang Tàu, đài truyền hình Việt Nam cũng đưa tin bằng cờ sáu sao. Nhờ các vụ cờ sáu sao này mà anh tin rằng những ai xưa nay còn lầm lẫn hay hoài nghi về "bản chất trong sáng của đảng ta" đều đã nhìn ra sự thật, vì thế mà anh vui.("Đồng chí vừa lòng với lá cờ mới chứ?" ?Nguồn: OntheNet)

- Thế phen này bọn Ba Đình chả thèm chối à?

- Có chứ! Cả tuần sau màn bán rẻ danh dự tổ quốc đó, bọn chúng xài lại bổn cũ, kiểu đổ thừa cho "cậu đánh máy" cách đây khá lâu; lần này Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đó là "lỗi kỹ thuật"!

- Lỗi kỹ thuật sao không bớt đi một sao để ủng hộ dân Tây Tạng mà lại thêm một sao?

- Đó chỉ là cách nói càn trơ trẽn của kẻ bí lối mà thôi. Cũng tựa như cái ông kia đó...

- Ông nào ưa nói càn thế anh? Phải anh Sáu Phong nhà mình hôn?

- Không! Anh Sáu đã theo Thánh Gióng vui thú điền viên rồi. Ông này trong chuyện tiếu lâm, để anh kể cho em với...bạn đọc nghe chơi.
 
Có anh kia có tật sợ vợ mà ưa ăn vụng. Nhà anh có cô ôsin giúp việc nom cũng mướt mắt. Nhà chật mà nuôi gái là điều tối kỵ, thế nên nhịn không được, anh bèn tòm tem. Đêm kia chờ vợ ngủ say, anh tranh thủ mò đến giường cô giúp việc. Công việc chưa đặng viên mãn thì bỗng dưng thấy vợ thức dậy đi tìm, bí quá anh bèn chui xuống gầm giường cô nàng để trốn. Vợ anh thấy được, soi đèn pin vào mặt anh hỏi: 


- Nửa đêm ông làm gì dưới đó?

- Tui đang ỉa.

- Ỉa thì cứt ở đâu?

Bí bách quá anh ta trả lời:

- Cứt tui ăn rồi."
Mobay nghe đến đây thì bật cười:

- Cái đồ ăn cứt không sợ thối mồm, cãi chày cãi cối.

- Thì thối mồm cũng cỡ mấy ông bà trong cái Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quang vinh là cùng chớ mấy em.

- Ừa! Mấy thằng cộng sản không khác gì thứ ỉa ra rồi lại nuốt vào.

Mobay dứt câu rồi như sực nhớ ra điều gì, đâm ra đăm chiêu một lúc, rồi tiếp:

- Để em gọi phôn "cancel" con Angela, từ nay để tự em lau nhà rửa chén với lại "take care" con Út cũng được. Kinh tế đang hồi khó khăn, mình tiết kiệm bớt anh há!

Angela là cô nanny người Mễ vẫn thường đến giúp việc nhà Cậu Bảy, cũng....mướt lắm!

Caubay

Friday, December 30, 2011

Buddism


NHNG LI DY CA DALAI LAMA

1-
Khi cảm thấy hoang mang, mất tự tin, hãy nghĩ ngay đến tiềm năng tuyệt vời được sinh làm thân con người, tấm thân ấy chỉ ước mong được nẩy nở.
Vì thế, hãy nhìn vào kho tàng quý giá đó đang được cất giữ trong ta để tìm lấy nguồn hạnh phúc: Hân hoan là một sức mạnh, hãy khơi động và chăm lo cho xúc cảm ấy.
2-
Những gì cốt yếu có thể đem đến hạnh phúc chính là biết: Hài lòng với những gì đang là chính mình trong những giây phút hiện tại. Sự hoan hỷ nội tâm sẽ biến cải cảm quan của ta khi phóng nhìn vào vạn vật chung quanh, và ta sẽ tìm được sự anh bình cho tâm thức.
3-
Khi có kẻ nào làm ta tổn thương, đừng do dự một chút nào cả. Hãy tha thứ cho họ. Vì khi biết nghĩ đến những gì đang kích động họ và đưa họ đến những hành vi ấy, ta sẽ hiểu chính đấy là những khổ đau mà họ đang phải gánh chịu, không phải họ quyết tâm và cố tình làm ta thương tổn và gây thiệt hại cho ta. Tha thứ là một một phương cách xử sự tích cực dựa vào sự suy nghĩ, không phải là một hành động bỏ qua. Tha thứ là một hành động ý thức, căn cứ trên sự hiểu biết và chấp nhận hiện trạng thực tế của những cảnh huống xảy ra cho ta.
4-
Hãy bố thí cho kẻ khác, không mong đợi sự hồi đáp và cũng không tính toán gì hết. Bố thí để tìm lấy sự sung sướng và để yêu thương, chính đấy là cách tạo ra những phúc hạnh lớn lao nhất. Đạo đức chính là những gì căn cứ trên lòng quyết tâm giúp đỡ kẻ khác. Điều duy nhất có khả năng gom tất cả chúng sinh có giác cảm lại gần với nhau chính là Tình thương.
5-
Hãy cám ơn kẻ thù của ta, họ là những vị thầy lớn nhất cho ta. Họ tập ta đương đầu với khổ đau và giúp ta phát huy sự nhẫn nhục, lòng rộng lượng và từ bi, nhưng không chờ đợi bất cứ một sự hồi đáp nào.
6-
Những trang sức đẹp nhất mà ta có sẳn chính là: Tình thương và lòng từ bi. Nếu ta tìm hiểu những điều kiện nào có thể giúp ta đạt được hạnh phúc và tạo được an vui, ta sẽ nhận thấy những điều kiện ấy nằm trong khả năng con người và sự vận hành của tâm thức, và ta hoàn toàn có đủ khả năng để tạo ra những điều kiện ấy.
7-
Không thể thực hiện sự giải trừ vũ khí bên ngoài, nếu không có sự giải trừ vũ khí trong nội tâm. Bạo lực làm phát sinh bạo lực. Chỉ có an bình trong tâm thức mới có thể tạo ra một sự sống trong sáng, không hàm chứa những xung năng đối nghịch. Sự giải binh toàn cầu là một trong những giấc mơ tha thiết nhất của tôi. Chỉ là một giấc mơ thôi...
8-
Khổ đau tinh thần và tình cảm ta đang gánh chịu chính là người hướng dẫn vạch cho ta thấy thái độ của ta đúng hay sai. Tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống mà ta đang sống có thể làm nhẹ bớt hoặc vượt hẳn lên trên những khổ đau mà ta đang phải chịu đựng, điều ấy có nghĩa là ta cần phải biến cải sự vận hành của chính tâm thức ta.
9-
Hãy biết: Hân hoan với hạnh phúc của kẻ khác, vì mỗi một dịp may như thế đồng thời cũng là một phút giây vui sướng cho riêng ta. Hãy hân hoan khi ta được hạnh phúc, bởi vì yêu thương kẻ khác khó có thể thực hiện được nếu ta quên yêu thương lấy chính ta, và sự hân hoan đó sẽ giúp ta tin tưởng và vững tâm hơn. Tùy vào cách cảm nhận trước những cảnh huống xảy ra trong sự hiện hữu, mà các thể dạng như trung hòa, hạnh phúc hay khổ đau sẽ phát sinh trong cuộc sống của chính mình.
10-
Yêu thương và từ bi sẽ xoá bỏ mọi sợ hãi khi phải sống, vì khi nào những xúc cảm tich cực ấy hiển lộ trong ta, sự vững tin sẽ hiển hiện trong nội tâm và sự sợ hãi sẽ tan biến. Chính tâm thức ta tạo ra cái thế giới mà ta đang sống.
11-
Tập khắc phục tâm thức; chẳng những sẽ giúp ta sống trong an bình với chính ta mà đối với kẻ khác nữa, điều ấy cũng giúp ta tìm thấy sự hoan hỷ cho nội tâm trong bất cứ trạng huống nào mà ta vấp phải. Không có một điều gì hay bất cứ ai có thể làm cho một người khác cảm thấy bất hạnh, nếu người này có một tâm thức tinh khiết đã loại bỏ được những xúc cảm phát sinh từ những xung năng đối nghịch.
12-
Chúng ta không thể nào tìm thấy hạnh phúc nếu chỉ biết ham thích ảo giác và không nhìn thẳng vào hiện thực. Hiện thực không tốt đẹp cũng chẳng xấu xa. Vạn vật là như thế, không thể nào bắt buộc chúng phải hiển hiện đúng với ý muốn của riêng ta. Thấu hiểu và chấp nhận điều ấy chính là một trong những chìa khóa của hạnh phúc.
13-
Phật giáo giảng rằng: Giây phút trước khi chết thật hệ trọng, bởi vì những giây phút đó là dịp may cuối cùng giúp ta hiện hữu trong giai đoạn trung ấm (bardo) – tức thế giới chuyển tiếp giữa cái chết và sự tái sinh – xảy ra sau khi đã trút hơi thở cuối cùng. Để có thể sống với một tâm thức an bình trong những giây phút cuối cùng phải chuẩn bị suốt một cuộc đời tu tập, và trong những giây phút ấy cần phải tập trung tâm thức hướng vào những xúc cảm nhân từ thật sâu xa, hoặc hướng vào mối giây tình cảm buộc chặt thầy và môn đệ, hoặc hướng vào Tánh không và Vô thường, làm được như thế ta sẽ tái sinh trong một hoàn cảnh tốt đẹp. Những giây phút trước khi lâm chung thật quan trọng vì đó là lúc ta nắm giữ trong tay phần số của ta trong kiếp tái sinh.
Khi đã hiểu được cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào sẽ giúp ta sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại và nằm xuống trong an bình.
14-
Giận dữ và hận thù cần có một đối tượng để bộc phát, giống như lửa cần có củi khô để cháy. Khi phải đối đầu với những hoàn cảnh hận thù, chẳng hạn có kẻ muốn khiêu khích hay tìm cách ám hại, ta hãy dùng sức mạnh của nhẫn nhục để chận đứng ngay sự chi phối của những xúc cảm tiêu cực có thể xảy ra. Nhẫn nhục phát sinh từ khả năng chịu đựng, đừng để bất cứ gì làm cho ta dao động, dù trong tình huống nào cũng thế. Nếu biết dựa vào nhẫn nhục, sẽ không có một kẻ nào đủ sức khuấy động được tâm thức ta.
15-
Hãy tổ chức sự sống của ta nhắm vào những gì: hàm chứa một giá trị đích thực có thể đem đến một ý nghĩa cho sự sống của ta, nhưng không nên hướng vào lạc thú và cuộc sống phù phiếm, cuốc sống ấy chỉ đẩy ta xa thêm, ra bên ngoài sự sống của chính ta. Hãy xây dựng một cuộc sống dựa vào một trách nhiệm quan trong nhất, đó là trách nhiệm mà ta phải phục vụ kẻ khác.
16-
Không có một hành vi đạo hạnh nào gọi là nhỏ hay lớn, bởi vì mỗi hành vi đạo hạnh đều góp phần vào sự xây dựng hoà bình trên thế giới này. Điều đáng kể duy nhất là hiến dâng tất cả cho kẻ khác và lấy đó làm niềm hạnh phúc. Phẩm tính lớn nhất của khả năng con người là lòng vị tha.
17-
Đừng đánh mất thì giờ vì ganh tị và cải vả. Hãy suy tư về vô thường để ý thức được giá trị của sự sống. Nếu muốn thực hiện an bình trong tâm thức và trong tim, cần phải thay đổi những thói quen suy nghĩ có sẵn trong đầu. Nếu không muốn hóa điên vào lúc bắt buộc phải rời bỏ thế giới này, thì ta phải tu tập ngay từ bây giờ để hiểu rằng:
Không nên bám víu vào mọi sự vật và đừng mơ tưởng đó là những thứ mà rồi đây ta có thể mang theo khi chết.
18-
Đừng bỏ mặc tấm thân này, cũng đừng quan tâm đến nó một cách quá đáng, nhưng phải kính trọng nó và chăm sóc cho nó như một thứ dụng cụ quý giá và cần thiết có thể góp phần giúp cho tâm thức đạt được Giác ngộ.
19-
Hành vi mà ta thực thi phản ảnh từ tư duy và xúc cảm của chính ta. Tự nơi chúng, những hành vi ấy không mang tích cách tích cực hay tiêu cực, tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào những ý đồ tiềm ẩn đã thúc đẩy ta. Ý đồ sẽ giữ vai trò quyết định cho nghiệp, tức quy luật về nguyên nhân và hậu quả, nghiệp sẽ tạo ra cho ta một cuộc sống và trong cuộc sống ấy ta sẽ có cảm giác như là đang hạnh phúc hay đang khổ đau.
20-
Bố thí trước hết phải tập thế nào để đừng va chạm đến tự ái và làm tổn thương kẻ khác. Làm được như thế có nghĩa là tránh không làm hại đến chính ta, vì làm tổn thương kẻ khác chính là tự làm tổn thương đến ta trước đã.
21-
Không thể nào nắm bắt được hiện tại. Không có gì tồn tại trong thế giới này, không có gì tự nơi chúng có thể hiện hữu được. Vậy thì, cố gắng nắm bắt và chiếm giữ những đối tượng của các giác quan mà ta cảm nhận được trong hiện tại để làm gì? Chúng không mang một thực thể nào cả. Chúng chỉ là hậu quả của trùng trùng điệp điệp những nguyên nhân và điều kiện khác đã tác tạo ra chúng. Chúng không sinh ra để tồn tại bởi vì chúng biến đổi từng giây phút một. Do đó, chớ nắm bắt gì cả.
22-
Tham vọng không kềm giữ được sẽ biến tâm thức con người thành nô lệ và sẽ không bao giờ để cho tâm thức được yên, khi nào ham muốn lạc thú vẫn còn thúc đẩy tâm thức để tạo ra vô số cảnh huống khác nhau trong mục đích giúp thoả mãn những tham vọng trong sinh hoạt hằng ngày, thì khi đó tâm thức vẫn còn nô lệ và bất an. Tham vọng khi đã được kềm chế và khắc phục sẽ giải thoát con người ra khỏi mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh hạnh phúc hay khổ đau cũng thế, và sẽ đem đến an bình trong tim và trong tâm thức.
23-
Trau dồi nhẫn nhục là tập phát huy lòng từ bi hướng vào những kẻ đã đem đến thương tổn cho ta, nhưng không phải vì thế mà chấp nhận cho họ tàn phá ta. Lòng từ bi là vị lương y tốt nhất để chữa chạy cho tâm thức. Từ bi sẽ giải thoát cho ta trước những bám víu và những xung năng đối nghịch.
24-
Chỉ vì vô minh và thiếu nhận xét minh bạch, nên ta tiếp tục tạo ra những điều bất hạnh cho chính ta. Tâm thức luôn luôn bị giằng co giữa những gì ta ưa thích và ghét bỏ. Ta hành động giống như có thể lẩn tránh được những cảnh huống đang hiện ra với ta. Ta quên mất là tất cả không có gì tồn tại và tự nó hiện hữu. Ta cũng quên là ta có thể chết bất cứ lúc nào.
25-
Bám víu vào những đối tượng của giác cảm sẽ làm cho tâm thức thèm thuồng và bịnh hoạn. Tom góp được nhiều của cải không có nghĩa là làm cho tâm thức được an bình một cách tương xứng. Hãy nhìn vào những kẻ có đầy đủ tiện nghi vật chất, họ có thể tự cung phụng cho đến hết cuộc đời, nhưng họ vẫn sống trong buồn bực, lo âu, bất toại nguyện và khép kín. Họ không hiểu rằng hiến dâng sẽ đem đến niềm hân hoan to lớn nhất. Họ không thể hiểu được là không cần phải có thật nhiều của cải mới đủ sức hiến dâng một nụ cười để giúp cho kẻ khác được sung sướng. Những điều kiện vật chất của họ thật đầy đủ, nhưng không đem đến cho họ một mảy may hạnh phúc, vì chưng chỉ có một thứ duy nhất có thể cải thiện được cuộc sống nội tâm trong bất cứ hoàn cảnh vật chất nào, ấy chính là sự tu sửa tâm linh.
26-
Tôi ước nguyện sẽ xử dụng không dám phí phạm một giây phút nào trong sự hiện hữu của tôi để góp phần vào việc giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và những nguyên nhân gây ra khổ đau và giúp chúng sinh tìm thấy hạnh phúc cũng như nhìn thấy những nguyên nhân nào sẽ đem đến hạnh phúc. Tôi xin phát nguyện để ghi nhớ rằng phát lộ lòng từ bi đối với chúng sinh khởi sự bằng từ bi đối với chính mình, nhưng không hàm chứa một chút bóng dáng nào của sự ích kỷ, vì mỗi người trong chúng ta đều là thành phần của cộng đồng chúng sinh.
27-
Phương pháp thiền định phân tích đem đến sự vững tin giúp ta biến cải tâm thức. Sự biến cải đó đòi hỏi nhiều thời gian, và cách tập luyện cũng rất gần với các phương pháp khoa học. Những xúc cảm làm đảo điên và kích động ta là những đối tượng giúp cho cho ta quan sát, để từ đó chọn lấy những liều thuốc hóa giải hiệu nghiệm nhất khả dĩ giúp đạt được mục đích mong muốn, tức giải thoát ta ra khỏi ảnh hưởng của những xúc cảm bấn loạn để đạt được Giác ngộ. Nên ghi nhớ rằng hai thể dạng xung khắc nhau không thể nào hội nhập chung với nhau cùng một lúc trong tâm thức. Vì thế, thí dụ nếu ta đang nổi giận với một người nào đó, hãy nghĩ ngay đến việc phát lộ tình thương đối với người ấy. Nếu ta phát lộ được yêu thương, giận dữ sẽ biến mất trong tâm thức. Tình thương là liều thuốc hoá giải sự giận dữ.
28-
Tất cả đều mang tính cách vô thường, nhờ đó ta có thể biến cải được tâm thức và những xúc cảm bấn loạn làm dấy động tâm thức. Chẳng hạn như hận thù hay giận dữ, chúng phải tùy thuộc vào bối cảnh để hiển hiện. Tự nơi chúng, chúng không phải là những hiện thực, chúng không hiện hữu một cách thường xuyên trong tâm thức ta, vì thế ta có thể khắc phục, biến cải và loại trừ chúng được. Để giúp thực hiện việc ấy, cần nhất là phải tái tạo chúng trong bối cảnh mà chúng đã phát sinh, phân tích bối cảnh nào đã làm cho chúng bộc phát và tìm hiểu nguyên do của sự bộc phát ấy. Thực hiện được một thể dạng phúc hạnh lâu bền có nghĩa là loại trừ ra khỏi tâm thức những xúc cảm tiêu cực.
29-
Khổ đau không phải phi lý nhưng cũng không phải vô ích, chẳng qua chỉ vì nghiệp mà chúng phát sinh, nghiệp ở đây có nghĩa là quy luật nguyên nhân và hậu quả chi phối chu kỳ của mọi hiện hữu. Chu kỳ hiện hữu có thể sẽ khó hiểu nếu không tin vào hiện tượng tái sinh. Tư tưởng và hành vi của ta trong nhiều kiếp sống liên tiếp từ trước sẽ tạo ra hậu quả tích cực hay tiêu cực tùy theo ý đồ thúc đẩy làm phát sinh ra tư tưởng và hành vi. Nguyên tắc ấy cũng xảy ra chung cho cả một dân tộc hay một quốc gia. Những gì xảy ra cho dân tộc Tây tạng là hậu quả của nghiệp. Nhưng điều ấy cũng không cấm cản đi tìm một giải pháp làm thế nào để nhân quyền ở Tây tạng được tôn trọng, kể cả nền văn hóa ngàn năm, tư tưởng triết học và tôn giáo đặc thù của nền văn minh chúng tôi. Không nên hiểu lầm nghiệp với định mệnh, nhưng phải rút tỉa kinh nghiệm từ những bài học mà ta gặp phải trong sự sống để hành động trong chiều hướng tích cực và ý thức.
30-
Làm thế nào để có thể phát triển hoà bình trên thế giới nếu chúng ta không biết kính trọng thiên nhiên? Từ con người đến muôn thú, tất cả đều liên kết với nhau trong một ước vọng chung có tính cách phổ quát, tức lẩn tránh khổ đau và tạo được những điều kiện thuân lợi đem đến an lành và bình an cho sự sống. Thật hết sức quan trọng phải luôn luôn tự nhắc nhở về điều ấy, vì lẽ lẩn tránh khổ đau là quyền căn bản của mọi chúng sinh có giác cảm. Để giúp cho mọi người biết tôn trọng cái quyền căn bản đó, chính chúng ta phải làm gương cho kẻ khác trước đã.

Hoang Phong
Chuyển ngữ Pháp-Việt
“108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité”-Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử Cathérine Barry tuyển chọn

CHINA


Từ Đế Quốc Tần Hán Đến Đế Quốc Đại Hán
Ngày nay, cùng với người Việt trong và ngoài nước, chúng ta thách thức Bắc Kinh công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á ra trước các cơ quan tài phán, trọng tài hay tham vấn theo thủ tục quốc tế.

Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ.

Theo cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, trong bài “Nghiên Cứu về Lịch Sử và Địa Lý” học giả Hsieh Chiao-Min nhận định về cuộc Thám Hiểm của Trung Hoa tại Đại Dương như sau: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Thản hoặc nhà cầm quyền Trung Quốc cũng gửi những đoàn thám hiểm đại dương đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ ba và thứ hai Trước Công Nguyên, cũng như tại Đông Nam Á, Ấn Độ và Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc” suốt chiều dài lịch sử (từ nhà Tần thế kỷ thứ ba Trước C. N. đến nhà Thanh từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20). Chiao-Min Hsieh. Chinese History Middle Ages: China Academy, Taipei, 1978, p. 287).

Dưới đời nhà Tần, cuốn Tần Chí tường thuật rằng năm 211 Trước C.N. Tần Thủy Hoàng sai một phái bộ gồm hàng ngàn đồng nam đồng nữ (trai gái tân) đi kiếm những dược phẩm có tác dụng đem lại trường sinh bất tử cho nhà vua tại đảo Đại Châu Bất Tử trong Đông Trung Quốc Hải. Mặc dầu vậy, Tần Thủy Hoàng không bất tử mà đã chết một năm sau đó. Và chế độ quân phiệt nhà Tần đã cáo chung sau 15 năm thống trị (221-206 Trước C.N.).

Qua thế kỷ thứ hai Trước C.N. Hán Vũ Đế khởi công tìm kiếm hệ thống lưu vực Sông Tây Giang để mở rộng con đường thương mại từ Hàng Châu đến Quảng Đông. Sau khi thôn tính Nam Việt năm 111 Trước C.N. nhà Vua nối liền được những tỉnh phía Tây Nam từ Vân Nam qua Ấn Độ và Nam Nga nhằm phát triển ngoại thương như xuất cảng vàng lụa đến miền Tây Á và La Mã trên Con Đường Tơ Lụa.

Như vậy trong thời Đế Quốc Thứ Nhất đời Tần Hán (First Empire), những cuộc thám hiểm đại dương tại Đông Trung Quốc Hải và Biển Nhật Bản không phải để chinh phục vùng Biển Nam Hoa nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt trong thế kỷ 15, từ đời Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc), Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa đã 7 lần thám hiểm Tây Dương (Ấn Độ Dương). Và trong 28 năm, từ 1405 đến 1433, đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải đến Ba Tư, Biển Hồng Hải phía tây bắc, Đông Phi Châu phía cực tây và Đài Loan phía cực đông. Những cuộc thám hiểm này chỉ đi ngang qua Biển Nam Hoa nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Lịch sử Trung Quốc cũng phê phán những cuộc thám hiểm đại dương đời nhà Minh vì đã làm kiệt quệ kinh tế đất nước. (The large exploring expeditions that were to cross the South China Sea and explore the Indian Ocean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) the country. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291).

Những tài liệu lịch sử nêu trên đã được phổ biến tại Đại Hội Quốc Tế về Sử Địa Trung Quốc Kỳ I tại Đài Bắc năm 1968 và đã được đăng trong cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ năm 1978.

Như vậy theo chính sử Trung Quốc suốt từ thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 15, dưới 3 triều đại Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ không có tài liệu nào cho biết có các lực lượng hải quân Trung Quốc đi tuần thám để hành sử và công bố chủ quyền tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á. &nb sp;

Đối chiếu lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, sử sách ghi chép rằng năm 214 Trước C.N., sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem quân thôn tính các nước Bách Việt để chia thành 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc và Trung Việt). (Nước Việt ta thời đó có nhiều voi: Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi khởi nghĩa đánh nhà Hán, nhà Ngô; Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Quang Trung đuổi quân Thanh cũng ngồi trên mình voi đánh giặc).

Tuy nhiên các dân tộc Bách Việt không chịu ách đô hộ tàn bạo của nhà Tần. Họ trốn vào rừng chiến đấu và giết được Đồ Thư.
Năm 207 Trước C.N. Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, rồi sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải để thành lập một quốc gia độc lập đóng đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu) lấy quốc hiệu là Nam Việt (207-111 Trước C.N.). Qua năm sau Lưu Bang cũng đánh thắng Hạng Võ và thành lập nhà Hán.
Chữ “hải” trong quận Nam Hải không có nghĩa là biển mà là vùng đất xa xôi. Và quận Nam Hải là vùng đất phía cực Nam Trung Quốc (far-south). Cũng như Thanh Hải là một tỉnh phía cực Bắc và cực Tây tiếp giáp Cam Túc, Tân Cương và Tây Tạng. Như vậy Biển Nam Hải là vùng biển của quận Nam Hải thuộc tỉnh Quảng Đông. Từ nguyên thủy, Biển Nam Hải có tên là Trường Hải là vùng biển của tỉnh Quảng Đông, cách huyện Hải Phong 50 dậm ta (lý) về phía nam (khoảng 25km).

Theo Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 “Biển Nam Hải là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông” (The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung. A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971, p. 121)
Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì “Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Pháp (Việt Nam), Anh (Mã Lai), Mỹ (Phi Luật Tân) và Nhật (Đài Loan). Do đó Biển Nam Hải (Southern Sea) không phải là Biển Nam Hoa (South China Sea).
Sau này Trung Quốc lợi dụng danh xưng để mạo nhận rằng Biển Nam Hải của tỉnh Quảng Đông chính là Biển Nam Hoa của Trung Quốc.

Từ thế kỷ 15, các nhà thám hiểm đại dương và các nhà doanh thương Âu, Á như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp, Ả Rập khi vượt Đại Tây Dương đến vùng biển tiếp giáp Ấn Độ, muốn cho tiện họ gọi vùng biển này là Ấn Độ Dương. Và khi qua Eo Biển Mã Lai đến vùng biển tiếp giáp Trung Hoa họ cũng tiện thể gọi vùng biển này là Biển Nam Hoa (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).
Sự trùng điệp danh xưng này của các nhà địa lý Tây Phương chỉ là sự ghi nhận một tập quán về ngôn ngữ hàng hải. Như vậy tên Biển Nam Hoa cũng như Ấn Độ Dương không có tác dụng công nhận chủ quyền của Trung Hoa và Ấn Độ tại các vùng biển này. Nó chỉ ghi nhận vị trí của Ấn Độ Dương là vùng tiếp giáp Ấn Độ, cũng như Biển Nam Hoa là vùng tiếp giáp miền Nam Trung Hoa. Vả lại, về diện tích, Biển Nam Hải (hay Biển Nam) chỉ rộng chừng 25km, trong khi Biển Nam Hoa chạy từ bờ biển Quảng Đông tới bờ biển Nam Dương và rộng tới 2,000 km.
Trong những chuyến hải hành Trịnh Hòa chỉ dừng chân tại hải cảng Chaban (Trà Bàn hay Đồ Bàn) thủ phủ Chiêm Thành. Theo Giáo Sư John King Fairbank tại Đại Học Harvard, mục đích những chuyến công du này không phải để cướp bóc hay thôn tính lãnh thổ mà chỉ nhằm thiết lập bang giao với hàng chục quốc gia duyên hải tại Ấn độ Dương.
(The Chinese expeditions were diplomatic not commercial, much less piratical or colonizing ventures. John King Fairbank, China, a New History, Harvard University Press 1991, p. 138).

Như vậy, theo chính sử Trung Quốc, từ các đời Tần Hán, Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy Đường, Ngũ Đại, Tống Nguyên, Minh Thanh, sử sách không ghi chép việc hải quân Trung Quốc đi tuần thám Biển Đông Hải để chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời công bố và hành sử chủ quyền tại các quần đảo này.
Để có cái nhìn khách quan trung thực, chúng ta hãy kiểm điểm khái quát những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của các triều đại Trung Hoa từ đời nhà Tần đến đời nhà Thanh. Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng Trung Quốc không có điều kiện khách quan và chủ quan để thôn tính Biển Đông Hải và giành giật chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo lịch sử Trung Quốc Thời Trung Cổ, trở ngại chính yếu cho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế là hiểm họa Hung Nô.

Thời Đế Quốc Tần Hán.

Năm 221 Trước C.N., Nhà Tần thống nhất đất nước, tập trung quyền lực trong chế độ độc tài quân phiệt, bãi bỏ chính sách phân chia ruộng đất (tỉnh điền) và chế độ tư tưởng phóng khoáng thời Bách Gia Chư Tử. Mặt khác huy động toàn dân vào việc xây đắp trường thành chống Hung Nô và xây dựng cung điện nguy nga như Cung A Phòng với những hy sinh khủng khiếp: 1 triệu viên đá xây thành là 1 triệu người dân hy sinh thân sống. Lịch sử Trung Hoa kết án Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa đã từ bỏ quan niệm hòa bình nhân ái của Khổng Mạnh lấy dân làm trọng, và coi nhẹ chính quyền (dân vi quý, quân vi khinh). Vì quá lao tâm lao lực, Tần Thủy Hoàng chỉ trị vì được 11 năm. Từ đó với những âm mưu tranh giành quyền lực, cà thái tử lẫn tể tướng đã phải hoặc tự sát, hoặc bị giết. Vua Tần Nhị Thế cũng bị một viên quan hoạn giết sau 4 năm trị vì. Dân 6 nước bị nhà Tần tiêu diệt thời Chiến Quốc cùng những dân công khổ sai đã vùng đứng lên tiêu diệt chế độ nhà Tần năm 206 Trước C.N.
Lúc này tại miền Hoa Nam, hải quân Trung Quốc không lai vãng đến vùng Biển Đông Hải.

Kế nghiệp Nhà Tần là Nhà Hán kéo dài hơn 4 thế kỷ trong đó có 14 năm Vương Mãng tiếm vị (206 Trước C. N. – 220 Tây Lịch).
Sau cuộc Hán Sở tranh hùng, Hán Vương Lưu Bang thắng Sở Vương Hạng Võ. Họ Lưu khởi nghiệp từ miền Hán Giang (một chi nhánh của Dương Tử Giang) đã trừ được nhà Tần, diệt được nhà Sở và thống nhất Trung Hoa lên ngôi lấy hiệu là Hán Cao Tổ.
Trước đó một năm, năm 207 Trước C.N., Triệu Đà cũng đã lên ngôi hiệu là Triệu Vũ Vương sau khi đánh thắng An Dương Vương và sát nhập Âu Lạc với quận Nam Hải để thành lập nước Nam Việt độc lập, đặt thủ đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu).
Trong khi tại miền Bắc, Hán Cao Tổ chỉ trị vì được 11 năm, thì tại miền Nam Triệu Vũ Vương đã chấn chỉnh và mở rộng bờ cõi trong suốt 70 năm (207-137 Trước C. N.). Năm 196 Trước C.N. Hán Cao Tổ sai Lục Giả sang phong tước cho Triệu Vũ Vương.
Sau khi Hán Cao Tổ mất bà Lữ Hậu lâm triều lộng hành không cho người Việt mua các đồ sắt, điền khí và trâu bò nái. Triệu Vũ Vương xưng là Triệu Vũ Đế rồi cử binh đánh bại quân nhà Hán tại Trường Sa (Hồ Nam). Sau khi Lữ Hậu mất, Hán Văn Đế lại sai Lục Giả sang thương thuyết, yêu cầu Triệu Vũ Đế bỏ đế hiệu. Hán Văn Đế cam kết rằng: “Tại miền Hồ Quảng, từ phía nam Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ, Triệu Vũ Vương được toàn quyền cai trị”.
Đến năm 111 Trước C.N., khai thác mâu thuẫn giữa ba nước Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt, Hán Vũ Đế đã thôn tính Nam Việt trái với lời cam kết của các tổ phụ và tiên vương Hán Cao Tổ và Hán Văn Đế.
Tuy nhiên, sau cái chết của Hán Vũ Đế (năm 87 Trước C.N.), Nhà Hán bắt đầu suy thoái. Trong đời Hán Nguyên Đế (48-33 Trước C.N.), quân Nhà Hán đã phải rút khỏi Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam) cho đến cuối thế kỷ thứ 6 đời Lương, Tùy mới đặt lại nền cai trị. Nếu nhà Hán đã bỏ đảo Hải Nam thì cũng không lý vấn đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Đông Hải. (Hải Nam cách Hoàng Sa 150 hải lý hay 275 km)
Tiếp theo thời Đế Quốc Tần Hán là Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất (First Partition) với các đời Tam Quốc, Lưỡng Tấn và Nam Bắc Triều.

Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất.

Trong đời Tam Quốc (220-265), với thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, không nước nào dám mạo hiểm và có thực lực đi thôn tính biển Đông Hải. Trước kia có lần Tào Tháo kéo quân dẹp loạn Hung Nô phía bắc. Chiến dịch này đã bị các cố vấn quân sự cho là quá mạo hiểm vì có thể đưa chế độ đến tiêu vong trong trường hợp Lưu Bị và Tôn Quyền phối hợp từ Thành Đô (Tây Thục) và Kiến Nghiệp (Đông Ngô) kéo quân đánh úp Hứa Đô.
Thời Hán mạt Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đem 10 vạn quân (phóng đại là 80 vạn) đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong trận Xích Bích năm 207.
Đến đời Nhà Tấn (265-420) có loạn Nhung Địch từ phía tây bắc lũ lượt nổi lên chiếm giữ cả vùng Bắc Trường Giang để xưng vương, xưng đế tại cả thảy 16 nước gọi là loạn Ngũ Hồ. Sau 50 năm trị vì tại miền tây bắc, nhà Tấn đã phải lui về phía đông nam để dựng nghiệp Đông Tấn tại Nam Kinh.
Sau khi nhà Tấn mất ngôi có nạn phân hóa Nam Bắc Triều với 7 nước là Ngụy, Tề, Chu phía bắc và Tống, Tề, Lương, Trần phía nam.
Do sự phân hóa này Trung Quốc không còn sinh khí. Đến đời nhà Lương, tại Giao Châu, Lý Bôn phất cờ khởi nghĩa xưng là Lý Nam Đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau đó Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử kế nghiệp Nhà Tiền Lý trong gần 60 năm (từ năm 544 đến 602).

Thời Đế Quốc Tùy Đường.

Kế tiếp đời Nam Bắc Triều, Nhà Tùy trị vì được 30 năm, và cùng với Nhà Đường khởi sự Thời Đế Quốc Thứ II (Second Empire). Đây là thời thịnh trị cả về kinh doanh thương mại lẫn văn học nghệ thuật. Đường Minh Hoàng làm thơ ca tụng Khổng Tử. Các đại sư Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ thỉnh kinh Phật. Các thi sĩ nổi tiếng đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của các tư tưởng Lão Trang, Khổng Mạnh và Phật Giáo.
Tuy nhiên trong giai đoạn thoái trào vào thế kỷ thứ 8 có loạn An Lộc Sơn với các binh sĩ Ngũ Hồ từ miền Bắc xâm chiếm thủ đô Trường An.
Sự suy đồi của Nhà Đường dẫn tới đời Ngũ Đại kéo dài hơn 50 năm với 5 triều đại đã có từ trước như các nhà Hậu Đường, Hậu Lương, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Vận dụng cơ hội lịch sử này Ngô Quyền kết tập binh mã phá tan quân Nam Hán năm 938 trong trận hải chiến Bạch Đằng Giang. Do đó, từ năm 939, Việt Nam được giải phóng khỏi nạn Bắc Thuộc một ngàn năm, mở đường cho kỷ nguyên độc lập với các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê và Nguyễn, từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19.
Hồi giữa thế kỷ thứ 10, Đinh Bộ Lĩnh bình định được Thập Nhị Sứ Quân lên ngôi hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế. Tuy nhiên triều đại nhà Đinh chỉ kéo dài được hơn 10 năm, và đã bị kẻ quyền thần sát hại cả tiên hoàng lẫn hoàng tử.

Thời Đế Quốc Lưỡng Tống.

Thừa dịp này quân Nhà Tống kéo sang xâm chiếm nước Nam. Để chống ngoại xâm các tướng sĩ tôn Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên làm vua. Và năm 981 Lê Đại Hành đánh thắng lục quân nhà Tống với Hầu Nhân Bảo và thủy quân với Lưu Trừng tại Bạch Đằng Giang.

Năm 1075, dưới đời vua Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân vượt biên vây đánh Châu Khâm, Châu Liêm tại Quảng Đông và Châu Ung tại Quảng Tây. Qua năm sau nhà Tống đem quân sang báo thù. Nhưng một lần nữa lại bị Lý Thường Kiệt đánh bại trên sông Như Nguyệt hay Sông Cầu (Bắc Ninh).
Sau 3 lần dụng võ thất bại, do trình tấu của Hoàng Thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông phải theo chính sách “Trọng Võ Ái Nhân” (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng), và đã thừa nhận nền độc lập của Đại Việt.

Nhà Tống kéo dài từ thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ 13 (960-1280). Qua thế kỷ 12 nhà Tống bị bao vây bởi Bắc Liêu và Tây Hạ. Ngay từ đầu thế kỷ 11 vua nhà Tống đã phải hàng năm triều cống Bắc Liêu 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa. Tới đầu thế kỷ 12 (năm 1127) nước Kim lấn chiếm toàn cõi phía bắc Trung Hoa khiến Vua Tống phải bỏ miền bắc thiên đô về Hàng Châu (Chiết Giang) gọi là Nam Tống. Đây là một thời đại suy vi kéo dài 150 năm. Với sự phân hóa lãnh thổ, suy thoái kinh tế, và nhất là sau 3 lần thất trận tại Việt Nam, Nhà Tống không còn dòm ngó đến Biển Đông Hải với Hoàng Sa và Trường Sa.

Thời Đế Quốc Nguyên Mông.

Qua thế kỷ 13 Trung Quốc bị Mông Cổ thôn tính trong gần 90 năm.
Trước đó trong chiến dịch Tây Tiến, Thành Cát Tư Hãn đã chiếm giữ vùng Trung Á 6 ngàn dặm đến Hung Gia Lợi và nước Nga tại Bắc Âu và Ba Tư tại Nam Á. Rồi quay về chiếm nước Tây Hạ, nước Kim và Triều Tiên. Trước đó, năm 1257 quân Mông Cổ đánh Vân Nam và tràn sang Việt Nam. Tuy nhiên, với quân dân một lòng, nhà Trần đã đánh tan quân Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu. Đây là chiến thắng đầu tiên của Việt Nam đối với nhà Nguyên.
27 năm sau, năm 1284, con Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan kéo 50 vạn quân sang báo thù.

Trong Hội Nghị Diên Hồng các bô lão đồng thanh xin đánh. Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12-1284 đến tháng 6-1285, quân Đại Việt đã đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi. Toa Đô bị bắn chết, Ô Mã Nhi bị đuổi quá gấp phải một mình lẻn xuống thuyền con chạy trốn, và Thoát Hoan phải chui ống đồng lên xe chạy thoát về Tầu.
Thời gian này Hốt Tất Liệt đã có kế hoạch thôn tính Quần Đảo Phù Tang. Nay quân Thoát Hoan đại bại kéo về, Nguyên Chủ phải đình chỉ kế hoạch Đông Tiến. Và hai năm sau, đầu năm 1287, Thoát Hoan lại tập trung lực lượng kéo 30 vạn quân sang Đại Việt để báo thù lần thứ hai.

Tuy nhiên, cũng như lần trước, chỉ trong vòng một năm quân Mông Cổ đã mua lấy thất bại. Ô Mã Nhi lần này bị bắt sống tại Bạch Đằng Giang. Sau đó quân Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên khiến Thoát Hoan phải thu tàn binh tháo chạy về Yên Kinh. Và tại Thăng Long, vua Trần Nhân Tông đem các tướng nhà Nguyên bị bắt như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm lễ hiến phù tại Chiêu Lăng. Đây là một vinh dự cho Đại Việt đã 3 lần đơn độc phá vỡ kế hoạch Nam Tiến (tại Việt Nam), đồng thời ngăn cản cuộc Đông Tiến (tại Nhật Bản) của đoàn quân mệnh danh là “bách chiến bách thắng” từ đời Thành Cát Tư Hãn.

Và sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó đến Việt Nam cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận. Trong cuốn “Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa” Marwyn S. Samuels cũng xác nhận rằng: “Trong suốt thế kỷ 14, các đội hải thuyền hùng mạnh của Nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và cũng không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” (Marwyn S. Samuels: Contest for the South China Sea, Methuen, London, 1982).

Như đã trình bày, trong bài “Thám Hiểm Đại Dương”, học giả Hsieh Chiao-Min nhận định rằng: “Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương”. Thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần, Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ, đảo Hải Nam là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Trong giả thuyết “Cổ Tẩu sát nhân” của Mạnh Tử (thế kỷ thứ IV Trước C.N.), vua Thuấn vào ngục thất cứu cha là Cổ Tẩu (phạm tội cố sát) rồi cõng cha chạy trốn về vùng bờ biển để mai danh ẩn tích đến trọn đời. Sau khi chôn sống 460 nho sĩ tại Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng lưu đầy tất cả các nho sĩ đối kháng tại miền bờ biển. Trung Hoa là một đại lục bao la, cả miền Tây và miền Bắc đất rộng mênh mông còn chưa khai phá. Vậy mà từ đời nhà Tần, Trung Hoa đã tự cô lập từ trong đất liền đến ngoài đại dương. Cho đến đời nhà Thanh vào thế kỷ 19, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.
Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân nhà Hán đi khai phá các tiểu đảo san hô tại Đông Hải. Rất có thể, như đã trình bầy, đó là 10 vạn thủy quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong trận Xích Bích.

“Trung Hoa không bao giờ là một cường quốc đại dương. Dân tộc Trung Hoa trong 4 ngàn năm chỉ sống về ruộng đất với những tập tục và quan niệm sống của nhà nông” (James Fairgrieve, Geography and World Power, London, 1921)..
“Với các đặc tính của một dân tộc lục địa, Trung Hoa không phải là một cường quốc đại dương. Chú tâm của họ hướng về đất liền tại miền Trung Á hơn là ra hải ngoại. Do đó các kiến thức của họ về biển cả và duyên hải thật quá thô sơ”. (E. B. Elridge, The Background of Eastern Sea Power, Melbourne, 1948).

Đời Nhà Minh.

Trong cuốn “Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ” ghi trên, học giả Hsieh Chiao-Min ghi nhận rằng, theo chính sử, từ các thế kỷ thứ 3 và thứ 2 Trước C. N., người Trung Hoa chỉ đi tới Biển Nhật Bản và Đông Trung Quốc Hải. Họ không nghĩ có đất liền bên kia Thái Bình Dương. Do đó mọi cuộc thám hiểm đều hướng về Tây Dương.
Mãi đến thế kỷ 15 dưới đời Minh Thành Tổ (1403-1424) mới có những vụ thám hiểm đại dương từ Đông Nam Á đến Ấn Độ và Đông Phi.
Đồng thời với 5 cuộc Bắc Chinh chống Hung Nô, Minh Thành Tổ cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những cuộc hành trình tại Ấn Độ Dương mệnh danh là “Thất Hạ Tây Dương” (Tây hay Tây Trúc chỉ Ấn Độ và Tây Dương là Ấn Độ Dương).
Điều đáng lưu ý là về 7 chuyến công du tại trên 30 quốc gia trong 28 năm (từ 1405 đến 1433), chính sử Trung Hoa cũng ghi rõ phái bộ Trịnh Hòa chỉ đi qua Biển Nam Hoa nhằm thám hiểm Ấn Độ Dương. Như vậy không có chuyện phái bộ Trịnh Hòa đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chiếm hữu và hành sử chủ quyền.
Theo chính sử do các sử gia Trung Quốc trên thế giới hội nghị tại Đài Bắc năm 1968 và biên soạn năm 1978 thì trong các đời Tần Hán, Tùy Đường, Tống Nguyên và Minh Thanh, không thấy một dòng chữ nào đề cập việc Trung Quốc đem quân chiếm cứ các hải đảo tại Biển Đông Hải. Các chuyến hải hành chỉ vụ vào việc bành trướng thế lực ngoại giao và phát triển giao thương giữa Trung Hoa với các quốc gia Á Phi tại Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập. Con đường thương mại hàng hải được thiết lập từ Thời Phục Hưng hay từ thế kỷ thứ 10, với các dịch vụ về tơ lụa, đồ sứ và tiền đồng.
Tuy nhiên những chuyến hải hành chỉ nhằm phô trương thanh thế cho Minh Thành Tổ chứ không thực sự đem lại kết quả cụ thể nào về mặt ngoại giao. Do đó dư luận trong nước đã phê phán những chuyến đi phô trương nặng phần trình diễn làm hao mòn công quỹ khiến kinh tế quốc gia bị suy thoái.
Riêng tại Đại Việt, Giáo Sư J.K. Fairbank cũng nói về cuộc xâm lăng khởi sự năm 1407 và kết thúc năm 1427. Kết cuộc, với những tổn thất đáng kể, nhà Minh phải trả chủ quyền độc lập cho Việt Nam năm 1428.

Hoàng Sa, Trường Sa theo Trung Quốc Sử.

Trong Trung Quốc sử có rất nhiều tài liệu lịch sử và nhiều tác phẩm của các học giả Trung Hoa xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa.
Dưới đời Nhà Thanh, trong 3 thế kỷ từ 17 đến 20:
a) Theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ do Chính Phủ ấn hành năm 1894, thì đến cuối thế kỷ 19, “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết” (Hải Nam cách Hoàng Sa 150 hải lý (275 km) về phía đông nam).
b) Qua thế kỷ 20 sự kiện này được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 đời vua Quang Tự với đoạn như sau: “Điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại Vĩ Tuyến 18”.
c) Trong bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do Chính Phủ ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, và không thấy ghi các danh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa.
d) Trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) viết: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là giải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy có sự nhìn nhận rằng quần đảo này là biên thùy hải phận của Việt Nam.
e) Theo học giả Marwyn S. Samuels trong cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa nói ở trên “không có bằng chứng nào cho thấy nhà Thanh đã sát nhập Hoàng Sa Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc”.
f) Trong tập Địa Dư Chí Tỉnh Quảng Đông được vua Ung Chính duyệt phê năm 1731, không thấy ghi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
g) Trong bộ “Đại Thanh Nhất Thống Chí” do Quốc Sử Quán Trung Hoa biên soạn năm 1842 với lời tựa của vua Đạo Quang không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa) thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông.
h) Đặc biệt là trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (năm 1744), vùng hải phận của Việt Nam tại Biển Đông Hải được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương.
i) Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán xuất bản năm 1695 đời Khang Hi cũng ghi nhận Đại Việt đã chiếm hữu, và khai thác Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa.

Đời nhà Minh.

a) Bản Đồ Mao Khôn trong cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi vùng biển Việt Nam là Giao Chỉ Dương.
b) Trên các bản đồ Trịnh Hòa Hạ Tây Dương và Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ không thấy ghi các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa với các danh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc trong các lộ trình của Trịnh Hòa 7 lần đi ngang qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương.
c) Trong hai thế kỷ 14 và 15 có sự giao chiến trường kỳ 100 năm giữa Việt Nam và Chiêm Thành: Với Chế Bồng Nga đời vua Trần Nghệ Tông (năm 1370), và với hai anh em Trà Toàn, Trà Toại đời vua Lê Thánh Tông (năm 1470). Nếu quả thật nhà Minh đã chiếm đất Chiêm Thành trong chuyến đi thứ tư của Trịnh Hòa, thì lẽ tất nhiên sử sách của Trung Hoa, Chiêm Thành và Việt Nam đã phải ghi chép việc đó.
Mà nếu Trịnh Hòa đã chiếm Chiêm Thành năm 1413 thì lẽ tất nhiên Nhà Minh đã phải đem quân chống lại vua Lê Thánh Tông trong Chiến Dịch Bình Định để lấy đất Chiêm Thành năm 1470.
d) Theo sách Dư Địa Chí đời Hồng Đức lưu trữ tại Đông Dương Văn Khố Tokyo, tới hậu bán thế kỷ 15 dưới triều vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên (1470), Chiêm Thành đã là lãnh thổ của Đại Việt gồm có lục địa, hải phận và các hải đảo.
e) Về việc này cuốn Minh Sử ghi chép như sau: “Sứ thần Chiêm Thành nói: Cổ lai đất nước Chiêm có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện, nay vua An Nam lấy đi chỉ còn 5 xứ, từ Bang Đô Lang đến Chân Lạp”. Lúc này vua Nhà Minh yêu cầu vua Lê Thánh Tông trả đất cho Chiêm Thành nhưng Ngài không chịu. Lý do là vì Minh Chủ không chịu trả đất Nam Việt thời Triệu Vũ Đế cho Đại Việt. Tài liệu lịch sử này cho biết từ thế kỷ 15, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ Đại Việt.

Đời nhà Nguyên.

a) Trong thế kỷ 13 Mông Cổ bị Đại Việt đánh bại trong 3 thập niên, vào những năm 1257, 1285 và 1287. Sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó Việt Nam từ trên lục địa đến ngoài hải phận. Và trong các thế kỷ 13 và 14, theo chính sử, quân Mông Cổ không xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b) Theo cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa của Marwyn Samuels “trong thế kỷ 14 các đội hải thuyền hùng mạnh của nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” (sách đã dẫn, trang 20).
c) Cũng như các sách sử địa đời Nhà Thanh, cuốn Nguyên Sử Địa Lý Chí đã viết như sau: “Cương vực Trung Quốc đời Nhà Nguyên về phía Nam chỉ đến Đảo Hải Nam, và về phía Bắc không quá Sa Mạc Gobi”.

Đời nhà Tống.

a) Như trong thế kỷ 13 đời Nhà Nguyên, trong hai thế kỷ thứ 10 và 11 Việt Nam cũng đã 3 lần đánh thắng Nhà Tống.
b) Sau 3 phen thất trận, theo trình tấu của Hoàng Thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông đã phải theo chính sách Trọng Võ Ái Nhân (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng). Và đã thừa nhận nền độc lập của Đại Việt.
c) Sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát nhìn nhận rằng quần đảo Hoàng Sa mà tác giả gọi là Thiên Lý Trường Sa (Bãi Cát Dài Ngàn Dặm) là đất của nước phiên thuộc An Nam,
d) Trong đời Nam Tống cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi cũng xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”.

Đời Nhà Đường.

a) Sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập đến cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu trong đó tác giả tường thuật những việc kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Như tại Thất Châu Dương (Nhóm An Vĩnh, Hoàng Sa) là nơi có nhiêu từ thạch hay đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt không đi qua được. Đây có sự thừa nhận các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam.
b) Ngoài ra sách Tứ Di Lộ Trình của Giã Đàm đời Đường có vẽ hải đạo Hồng Kông-Tân Gia Ba nhưng không ghi các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay các danh xưng Tây Sa, Nam Sa.

Đời Nhà Hán.

a) Trong cuốn Chư Phiên Chí, sử gia Triệu Nhữ Quát đời Nhà Tống đã xác nhận sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ như sau: Năm 111 Trước C.N., sau khi thôn tính Nam Việt “Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ nhất Trước C.N. Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam, mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy vào cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7 mới đặt lại quyền cai trị”.
b) Như đã trình bày, đến cuối đời Nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20, biên cương của Trung Quốc về phía Nam chỉ chạy tới đảo Hải Nam tại vĩ tuyến 18.
Tổng kết lại, về mặt chính sử, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Hán thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 20 đời Nhà Thanh, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu nào ghi rằng Biển Đông Hải với Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Mãi tới năm 1951 nhân kỳ Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951, lần đầu tiên Chính Phủ Bắc Kinh mới đưa ra Công Bố ngày 1-9-1951 đòi chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là Bản Chú Giải về Đảo Nam Uy và Quần Đảo Tây Sa theo đó “đảo Nam Uy cùng toàn thể các quần đảo Nam Sa và Tây Sa đều là lãnh thổ của Trung Quốc, các tài liệu lịch sử liên quan đến các quần đảo này có từ đời nhà Tống”.

Tuy nhiên lịch sử Trung Quốc đã không xác nhận như vậy. Cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi đời Nhà Tống gọi vùng biển Hoàng Sa Trường Sa là Giao Chỉ Dương.


Qua năm 1956 khi Phi Luật Tân đòi chủ quyền các hải đảo Thái Bình (Itu Aba) và Trường Sa (Spratly), ngày 29-5-1956 Chính Phủ Đài Bắc cũng lên tiếng phản kháng, chủ trương rằng các hải đảo này đã thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ đời nhà Minh.

Dầu sao, cũng như Bản Công Bố Chủ Quyền của Bắc Kinh năm 1951, Bản Phản Kháng Phi Luật Tân của Đài Bắc năm 1956 không viện dẫn được bằng chứng cụ thể nào về pháp lý, địa lý hay lịch sử để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai Chính Phủ Quốc Cộng Trung Hoa chỉ quả quyết suông rằng Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ các đời Tống Thần Tông hay Minh Thành Tổ. Đây chỉ là sách lược của Bắc Kinh nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán do Mao Trạch Đông phát động từ thập niên 1950. Để thi đua tranh thủ nhân tâm, Đài Loan cũng đã phải phụ họa.

Phục Hồi Đế Quốc Đại Hán.

Tháng 5-2008 trên tạp chí Duyệt Lại Nền Kinh Tế Tại Viễn Đông (Far Eastern Economic Review), học giả Micheal A. Ledeen trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách của Hoa Kỳ đã mệnh danh chính sách bá quyền của Trung Quốc hiện nay là Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển.

Theo tác giả, thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên theo sự mong đợi của mọi người, giới lãnh đạo Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và bảo thủ. Cũng như tại Ý 50 năm sau khi Phát Xít sụp đổ, Nhà Nước Ý vẫn giữ nguyên chế độ độc tài và chủ yếu vẫn đàn áp chính trị. Để biện minh cho chế độ, họ đã nêu lên quan hệ về sự vinh quang cổ xưa của dân tộc Ý thời Đế Quốc La Mã. Ngày nay, để phỏng theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển Ý, Bắc Kinh cũng đề xướng “Dân Tộc Hán Vĩ Đại”. Mục đích để giữ chặt quyền lực chính trị và phục hồi Đế Quốc Đại Hán.

Với “tứ hiện đại hóa” Trung Quốc ngày nay đã biểu lộ tính hiếu chiến trong chính sách bành trướng cả về kinh tế lẫn chủ quyền lãnh thổ. Quân đội Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh để hy vọng có ngày đủ phương tiện nhằm lọai trừ hay phòng ngừa sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương. Trong khi chờ đợi họ phóng kim ngân để tích cực vận dụng thông tin tuyên truyển hầu giành cảm tình và sự thán phục của các quốc gia trên thế giới. Sau đó, theo truyền thống và tự hào lịch sử, họ sẽ bước vào giai đoạn đối đầu với phe Dân Chủ Tây Phương. Họ kỳ vọng rằng với quyết tâm và phát triển kinh tế, hệ thống Trung Quốc sẽ nổi bật trên thế giới khiến các quốc gia khác phải khâm phục và mặc nhiên chấp thuận để họ thôn tính các vùng lãnh thổ và hải đảo tại Á Châu.
Những nhận định nói trên của ký giả Micheal A. Ledeen cũng là nhận định của Tiến Sĩ Lo Chi-Kin từ Hồng Kông trong Luận Án Tiến Sĩ đệ trình Đại Học Kinh Tế Chính Trị Luân Đôn năm 1986 : Theo Mao Trạch Đông những lãnh thổ phụ dung trước kia đã được Trung Quốc chinh phục và khai hóa, nay phải trả lại (Trung Quốc) văn minh chứ không thể thuộc về phe (Đế Quốc) dã man. (Chi-Kin Lo, Doctor of Laws Thesis London 1986)

Từ sau Chiến Tranh Biên Giới Hoa-Ấn năm 1962, mọi người nhìn rõ tham vọng không bao giờ thỏa mãn của Trung Quốc muốn đòi những lãnh thổ mà họ đã thôn tính trong lịch sử. Chính sách này được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lược Sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao Trạch Đông: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Thế Chiến I, như Ngoại Mông, Triều Tiên, “An Nam”, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc”.

Đây là khát vọng bá quyền của Trung Quốc không bao giờ thỏa mãn. Đế Quốc Ngai Rồng phát hiện từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thánh Tông, Minh Thành Tổ đã được Mao Trạch Đông chủ trương phục hồi từ 1955.

Trong cuốn Cách Mạng Trung Quốc và Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc xuất bản sau năm 1949 có đoạn như sau:
“Sau khi đánh bại Trung Quốc trong chiến tranh võ trang, các đế quốc đã thôn tính nhiều nước phụ dung của Trung Quốc: Nhật Bản chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Bành Hồ, các đảo Ryukyu, và Port Arthur. Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, Nepal và Hồng Kông; Pháp chiếm “An Nam”; và ngay cả một quốc gia vô nghĩa như Bồ Đào Nha cũng chiếm Macao”.

Nếu quả thật muốn trung thành với chủ trương phải giao hoàn các lãnh thổ bị xâm chiếm do chiến tranh võ trang, thì trước hết Trung Quốc phải giao hoàn cho Việt Nam lãnh thổ nước Nam Việt do Triệu Vũ Vương thiết lập năm 207 Trước C.N. (gồm vùng trung nguyên Trung Quốc với các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và Bắc Việt Nam). Tuy nhiên năm 111 Trước C.N. Hán Vũ Đế đã đem quân thôn tính Nam Việt nhằm Hán hóa vùng lãnh thổ này, mặc dầu Nam Việt có nền văn hóa đặc thù khác với các dân tộc du mục Miền Bắc. Đó cũng là nhận định của Giáo Sư C.P. Fitzgerald tại Đại Học Oxford: “Trong trường hợp nước Nam Việt giữ vững chủ quyền độc lập với nền văn hóa đặc thù của Miền Nam, thì dầu nhà Hán có chiếm được miền Quảng Châu và Vân Nam, họ cũng sẽ không thành công trong việc thiết lập ảnh hưởng tại vùng châu thổ Sông Tây Giang phía đông nam Trung Quốc”. (C. P. Fitzgerald, China, A Short Cultural History, p 184)

Điều nghịch lý là, dầu quả quyết nắm chắc phần thắng trong tay, Trung Quốc vẫn ngần ngại không dám công khai đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo và hải phận tại Biển Đông Nam Á ra trước các cơ quan trọng tài quốc tế.
Ngày nay, cùng với người Việt trong và ngoài nước, chúng ta thách thức Bắc Kinh công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á ra trước các cơ quan tài phán, trọng tài hay tham vấn theo thủ tục quốc tế. (Judicial litigation, arbitration or consultation)

Hiện nay, tại vùng Biển Đông Nam Á, rập theo tham vọng của Đế Quốc La Mã hồi thế kỷ thứ nhất coi Địa Trung Hải là Biển Lịch Sử La Mã, Bắc Kinh cũng đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc (mà dân gian gọi là Lưỡi Bò). Họ coi đó là mục tiêu chiến lược từ sau 1951. Nhất là từ 1982 khi Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Tuy nhiên thuyết Biển Lịch Sử ngày nay đã lỗi thời. Nó đi trái Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và đi trái Luật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án Quốc Tế The Hague.

Chủ Quyền Lịch Sử và Biển Lịch Sử.

Trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thần Tông, Minh Thành Tổ đến giữa thế kỷ 20 (năm 1951), Trung Quốc không bao giờ lên tiếng yêu sách đòi chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa). Họ khẳng định đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”. Để tránh né mọi cuộc tranh luận công khai trước các cơ quan tham vấn, trọng tài hay tố tụng. Lý do là vì họ không đưa ra được quan điểm pháp lý hay một bằng chứng lịch sử khả tín nào cho thấy họ có chủ quyền tại các quần đảo này.
Năm 1982, sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng “Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay”. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để xác định chủ trương này.

Tuy nhiên về mặt Công Pháp Quốc Tế, chiếu án lệ của Tòa Án Quốc Tế The Hague, muốn có Biển Lịch Sử phải hội đủ 3 điều kiện:
1. Phải có sự hành sử chủ quyền;
2. Một cách liên tục và trường kỳ; và
3. Được sự thừa nhận của các quốc gia duyên hải, đặc biệt là các quốc gia tiếp cận và đối diện.

Dầu sao Tòa Án Quốc Tế đã định nghĩa “biển lịch sử là nội hải”.
Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 đã kết thúc mọi cuộc tranh luận khi quy định trong Điều 8 như sau:
“Ngoại trừ trường hợp các quốc gia quần đảo [như Phi Luật Tân hay Nhật Bản] Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền, về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ. The International Court of Justice has defined historic waters as “internal waters”; “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State” (Art. 8 LOS Convention 1982).

Thủ Đắc do Chiếm Cứ.

Theo công pháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:


a) Chiếm cứ hòa bình.
Không có sự chối cãi rằng trong năm 1956 hải quân Trung Quốc đã chiếm cứ võ trang 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh phía đông bắc.
Năm 1974 Trung Quốc lại dùng võ lực xâm chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm phía tây nam.
Năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tấn công võ trang các đảo Trường Sa, và đã chiếm Đá Chữ Thập và Đá Gaven cùng một số đá chìm và bãi ngầm.
Năm 1992, Trung Quốc lại dùng võ lực xâm chiếm Bãi Vạn An trên Thềm Lục Địa Việt Nam phía đông nam các bãi dầu khí Thanh Long và Tứ Chính.
Những vụ chiếm cứ này không có tính hòa bình mà do xâm lăng võ trang nên không được luật pháp và tòa án bảo vệ. Vì nó đi trái Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Cũng như thời Thế Chiến II, Nhật Bản đã chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có tư cách chủ quyền hợp pháp.

2) Chiếm cứ liên tục và trường kỳ.
Cho đến ngày 1-9-1951 Trung Quốc mới lên tiếng đòi “chủ quyền lịch sử “ tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy nhiên, theo cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 đời Vua Quang Tự “Điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại Vĩ Tuyến 18”.
Theo Nguyên Sử lãnh thổ của Trung Quốc chạy từ Sa Mạc Gobi về phía bắc đến Đảo Hải Nam về phía nam.
Theo Minh Sử, đời vua Lê Thánh Tông từ thế kỷ 15 (năm 1470), các đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt.
Lịch sử Trung Quốc không mang lại bằng chứng khách quan vô tư nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ, công bố và hành sự chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa từ các đời Hán Vũ Đế, Tống Thần Tông, Minh Thành Tổ hay Quang Tự. Nếu chỉ có một số ngư dân lẻ tẻ từ đảo Hải Nam đến đánh cá theo mùa thì cũng không có sự công bố và hành sử chủ quyền của Nhà Nước.

3) Hơn nữa sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận của các quốc gia liên hệ.
Đầu tháng 9, 1951, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị Hòa Bình Cựu Kim Sơn để ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản, trong đó Nhật Bản từ bỏ quyền đòi Hoàng Sa Trường Sa nhưng không nói để trả cho nước nào. Ngoại Trưởng Liên Sô Gromyko nạp tu chính án yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trao Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc. Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Sau đó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hửu lên diễn đàn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào.

4) Sự thừa nhận chủ quyền hải đảo chỉ có ý nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải đối diện và tiếp cận. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á không một nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều đáng lưu ý là, cho đến những năm 1956, 1974, 1988 và 1992 các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã do Việt Nam chiếm cứ công khai, hòa bình, trường kỳ và liên tục nên không thể coi đó là đất vô chủ. (terra nullius)
Do đó, về công pháp quốc tế, thuyết Biển Lịch Sử không còn là một vấn đề tranh nghị tại các cơ quan trọng tài hay các Tòa Án Luật Biển. Vì thuyết này đi trái với Luật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án Quốc Tế và đã bị Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bác bỏ trong Điều 8.

Vì biết rõ điều đó nên Trung Quốc không dám đưa vụ tranh chấp hải phận và các hải đảo tại Biển Đông Nam Á ra trước Tòa Án Quốc Tế, Tòa Án Luật Biển hay trước Ủy Ban Trọng Tài Liên Hiệp Quốc.
* * *
Bài Đọc Thêm

HAI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG CỦA BẮC KINH:
TRỊNH HÒA CHIẾM CỨ HOÀNG SA TRƯỜNG SA NĂM 1413 VÀ KHÁM PHÁ MỸ CHÂU NĂM 1421


Khám phá Mỹ Châu là nói cho vui. Thôn tính Biển Đông là mục tiêu chiến lược.
Mới đây, các học giả trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã phê phán chính sách bá quyền của Trung Quốc là Chính Sách Phát Xít Cổ Điển.
50 năm sau khi Phát Xít sụp đổ, nước Ý vẫn theo chế độ độc tài và đàn áp đối lập. Để biện minh cho chế độ họ đề cao Dân Tộc Ý Vĩ Đại thời Đế Quốc La Mã 2000 năm về trước.

Ngày nay, bắt chước Đế Quốc La Mã, Trung Quốc cũng đề cao “Dân Tộc Hán Vĩ Đại” để giữ độc quyền lãnh đạo và phục hồi Đế Quốc Đại Hán. Với “tứ hiện đại hóa” Trung Quốc ra sức bành trướng về kinh tế và lãnh thổ. Họ phóng kim ngân thu nhân tâm, vận dụng truyền thông để giành cảm tình của các dân tộc trên thế giới, kỳ vọng rằng quốc tế sẽ khâm phục họ và mặc nhiên để họ thôn tính các lãnh thổ và hải đảo tại Á Châu Thái Bình Dương.

Mới đây Trung Quốc phát động hai chiến dịch phô trương, tuyên truyền rằng:
1. Năm 1421, trong Chuyến Đi Thứ Sáu (1421-1422) của Chiến Dịch Thất Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa đã khám phá Mỹ Châu, trước Christopher Columbus 71 năm (năm 1492). So với Vasco Da Gama là người đã khám phá Mũi Hảo Vọng và đi xuyên 3 đại dương, từ Đại Tây Dương qua Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương (năm 1498), Trịnh Hòa đã thực hiện cuộc hành trình xuyên dương 77 năm trước.
2. Và trong Chuyền Đi Thứ Tư (1413-1415) Trịnh Hòa đã chiếm cứ Chiêm Thành cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là hai chiến dịch truyền thông, mạo nhận thành tích để phô trương thanh thế và bóp méo sự thật.
Dầu sao sự mạo nhận này đã bị lịch sử phủ nhận.

TRỊNH HÒA KHÁM PHÁ MỸ CHÂU NĂM 1421?

Trước hết, theo chính sử Trung Quốc, cuốn “Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978 đã viết như sau:
“Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Thản hoặc, trong các thế kỷ thứ ba và thứ hai Trước Công Nguyên (thời Đế Quốc Tần Hán), Trung Hoa đã gửi những đoàn thám hiểm đến Biển Nhật Bản. Và trong thế kỷ 15, Minh Thành Tổ đã cử những phái đoàn thám hiểm Tây Dương đến Đông Nam Á, Ấn Độ và Phi Châu trong 28 năm, từ 1405 đến 1433 và đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải tại Ấn Độ Dương”.

Đó là những chuyến đi về ngoại giao và thương mại (tribute and trade). Những sự kiện này đã được ghi chép trong 3 loại tài liệu lịch sử:

a. Cuốn Minh Sử là chính sử.
b. Các bia kỷ niệm và các đồ bản tuyên dương thành thích được tồn trữ tại Phúc Kiến là địa điểm xuất phát Chiến Dịch.
c. Các sách sử địa trước tác bởi các thành viên tham gia Chiến Dịch như Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Hoan và Tinh Tra Thắng Lãm của Phi Tín. Cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi đởi Nhà Minh cũng tường thuật về 7 chuyến Thất Hạ Tây Dương trong đó Trịnh Hòa chỉ đi qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương. Thông thường mỗi cuộc hải trình kéo dài 2 năm.

Trong Chuyến Đi Thứ Tư (1413-1415) Trịnh Hòa đi quá Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải đến đông Phi Châu phía cực tây Ấn Độ Dương.
Về Chuyến Đi Thứ Sáu (1421-1422) Bắc Kinh đại ngôn rằng Trịnh Hòa đã đi xuyên qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương để khám phá Mỹ Châu năm 1421.

Tuy nhiên, theo chính sử, Chuyến Đi Thứ Sáu của Trịnh Hòa là chuyến đi ngắn nhất chỉ kéo dài 7 tháng, từ tháng 2-1421 đến tháng 9-1421. Trong chuyến đi này Trịnh Hòa chỉ đi từ Phúc Kiến đến Sumatra (Nam Dương). Kế tiếp, hai sĩ quan tùy viên Yang Ching và Hung Pao đã điều khiển cuộc hải trình. (Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ (1978), trang 290-292).

Trong 7 chuyến công du, Trịnh Hòa không đến Đại Tây Dương, mà chỉ đi qua Biển Nam Hoa đến Ấn Độ Dương. Và như vậy không có việc, trong thế kỷ 15, Trịnh Hòa đã đi xuyên qua 3 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, và qua 3 châu Á, Phi và Âu để khám phá Mỹ Châu năm 1421.

Trong cuốn Trung Hoa Thao Túng Đại Dương học giả Louise Levathes, bỉnh bút tờ Nữu Ước Thời Báo và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Nam Kinh, cũng xác nhận điều đó: “Trong thời gian từ 1405-1433 các đoàn bảo thuyền (treasure ships) do Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy đã thực hiện 7 cuộc hành trình vượt qua Biển Nam Hoa đến Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và bờ biển Đông Phi [chứ không sang Đại Tây Dương]. Trong những cuộc tiếp xúc với các thương gia Ả Rập người Trung Hoa cũng nghe nói về Âu Châu. Tuy nhiên họ đã không đến miền “cực tây” đó, vì Âu Châu chỉ sản xuất len dạ và rượu vang là những sản phẩm không được thị trường Trung Quốc ưa chuộng”. (Louise Levathes: When China Ruled the Seas, Simon & Schuster, New York, 1994, p. 20).

Mục đích những chuyến công du là thiết lập quan hệ ngoại giao và giao lưu thương mại. Nếu quả thật hồi đó Trịnh Hòa đến Đại Tây Dương thì lẽ tất nhiên phải ghé đến các cường quốc Âu Châu hồi thế kỷ 15 như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hòa Lan trước khi đi xuống Mỹ Châu là vùng đất hoang vu với các sắc dân da đỏ bán khai không thành quốc gia mà cũng không có những tài nguyên hay thổ sản để giao lưu thương mại với Trung Quốc.
Và chiến dịch truyền thông của Đế Quốc Đại Hán chỉ là chuyện bịa đặt vụng về thô bạo bất khả tín.

Như vậy, theo các sử liệu của Trung Quốc và trên thế giới, Trịnh Hòa không lai vãng đến Đại Tây Dương và cũng không khám phá Mỹ Châu. Đây chỉ là một chiến dịch tuyên truyền, bịa đặt thành tích để phô trương thanh thế. Tuyên truyền dối trá là võ khí chiến lược số 1 của Cộng Sản.
Trung thành với sách lược này, mới đây Bắc Kinh còn dựng đứng câu chuyện, từ thế kỷ 15 Trịnh Hòa đã chiếm cứ Chiêm Thành với Hoàng Sa Trường Sa.

TRỊNH HÒA CHIẾM HOÀNG SA TRƯỜNG SA NĂM 1413?

Sau vụ đảo chánh cướp ngôi của cháu ruột Minh Huệ Đế năm 1402, để làm lạc hướng dư luận, về mặt quốc tế, năm 1405 Minh Thành Tổ phát động chiến dịch Thất Hạ Tây Dương. Về mặt quốc nội, huy động hàng trăm học giả Trung Quốc soạn thảo cuốn Vĩnh Lạc Đại Toàn để đề cao cá nhân Minh Thành Tổ. Điều mỉa mai là, viện cớ khôi phục nhà Trần, Minh Thành Tổ, kẻ soán đoạt ngôi vua Nhà Minh, đã đem quân trừng phạt Hồ Quí Ly là kẻ soán đoạt ngôi vua Nhà Trần. Trương Phụ, Mộc Thạnh truyền hịch loan báo quân Tầu chỉ sang Việt Nam để tái lập ngôi vua nhà Trần, một triều đại vinh quang được toàn dân quý mến sau 3 trận đại thắng quân Mông Cổ. Với chiêu bài “cứu dân phạt tội” nhằm thu phục nhân tâm, quân nhà Minh đánh đâu được đó, quân nhà Hồ phần giã ngũ, phần qui hàng. Chủ yếu Minh Thành Tổ đã lợi dụng thời cơ để đem quân thôn tính Đại Việt trong suốt 20 năm (1407-1427).

Về Chiến Dịch Thất Hạ Tây Dương, trong Chuyến Đi Thứ Nhất (1405-1407), với một hạm đội hùng mạnh trên 27 ngàn sĩ tốt và hơn 300 hải thuyền, trong đó có 62 bảo thuyền lớn (large treasure ships), Trịnh Hòa đã không đổ bộ Việt Nam, chỉ ghé bến Đồ Bàn hay Trà Bàn (Chaban). Lúc này, nếu quả thật có kế hoạch thôn tính Chiêm Thành, Minh Thành Tổ chỉ cần điều động đội thủy binh hùng mạnh của Trịnh Hòa trong Chuyến Đi Thứ Nhất, chứ không cần phải đợi đến Chuyến Đi Thứ Tư (năm 1413) mới dùng thủ đoạn đồng minh giả hiệu để xâm chiếm Chiêm Thành cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận.

Vả lại, theo chính sử, về Chuyến Đi Thứ Tư (1413- 1415), Minh Sử chỉ ghi Trịnh Hòa có đến Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải và Đông Phi Châu, chứ không ghi việc Trịnh Hòa đã chiếm Chiêm Thành với Hoàng Sa Trường Sa. Đặc biệt Trịnh Hòa đã ra huấn thị cho các đội hải thuyền: “phải tránh xa các vùng đá ngầm và các đảo nguy hiểm tại Biển Nam Hoa”. Trong những chuyến đi sau này, nhiều bảo thuyền đã bị mất tích vì bão tố.(Louise Levathes: When China Ruled the Seas, p. 93).

Điều đáng lưu ý là, lập luận của Chính Phủ Bắc Kinh cho rằng Trịnh Hòa đã chiếm Hoàng Sa Trường Sa từ đời Nhà Minh (thế kỷ 15) hoàn toàn mâu thuẫn với lập trường của chính họ trong Bản Chú Giải về các Đảo Nam Uy (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) ngày 1-9-1951, theo đó Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa Trường Sa từ đời Nhà Tống (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13). (Notes on the Nanwei and Sisha Islands of 9-1-1951: People’s China Foreign Language Press).
Đây chỉ là những quyết đoán hồ đồ và những khẩu thuyết vô bằng.

Vì nếu Bắc Kinh dám tuyên bố Trịnh Hòa đã khám phá Mỹ Châu năm 1421, thì họ cũng không ngần ngại bịa đặt rằng Trịnh Hòa đã thôn tính Hoàng Sa Trường Sa năm 1413.


Nói tóm lại, về hai chiến dịch truyền thông cho rằng Trịnh Hòa đã khám phá Mỹ Châu năm 1421, và đã chiếm cứ Hoàng Sa Trường Sa năm 1413, chúng ta chỉ có thể kết luận: Phải là người Đại Hán đảm lược (to gan lớn mật) mới dám lấy những chuyện hoang đường võng tưởng làm sự thật lịch sử.

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
(Tài liệu soạn thảo cho các sinh viên ở trong nước, các sinh viên Việt Nam tại hải ngoại và các sinh viên Việt Nam du học tại hải ngoại)
@nguoivietboston