Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc
Có lẽ các bạn công nhân ít được hoặc chưa bao giờ nghe đến những khái niệm này: Tàu Khựa, Trường Sa, Hoàng Sa, đường lưỡi bò…?
Thưa với các bạn, trong lúc chúng ta quần quật làm việc kiếm chén cơm qua ngày, phải đau đầu hằng ngày vì bị mấy ông chủ hạch họe đủ điều, đồng lương thì ít ỏi, tẻ nhạt… Thì ngoài biển Đông, nơi tổ tiên chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu xương máu để có được, bây giờ lại rơi vào tay Tàu Khựa!
Có bao giờ các bạn thử đặt câu hỏi điều này do đâu mà có? Và ngay cả việc những người lao động như các bạn phải khốn khổ cũng do đâu mà có? Nếu như Bộ luật lao động được áp dụng triệt để, người lao động được Công đoàn bảo vệ, thì các bạn có phải bị ép uổng như hiện này?
Và nếu như biển đảo, tài nguyên rơi vào tay kẻ xâm lăng, chúng
Gần đây, ở các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và phố cổ Hội An – Quảng Nam xuất hiện khá nhiều áo mưa in hình chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và câu: Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc..."
Có lẽ các bạn công nhân ít được hoặc chưa bao giờ nghe đến những khái niệm này: Tàu Khựa, Trường Sa, Hoàng Sa, đường lưỡi bò…?
Thưa với các bạn, trong lúc chúng ta quần quật làm việc kiếm chén cơm qua ngày, phải đau đầu hằng ngày vì bị mấy ông chủ hạch họe đủ điều, đồng lương thì ít ỏi, tẻ nhạt… Thì ngoài biển Đông, nơi tổ tiên chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu xương máu để có được, bây giờ lại rơi vào tay Tàu Khựa!
Có bao giờ các bạn thử đặt câu hỏi điều này do đâu mà có? Và ngay cả việc những người lao động như các bạn phải khốn khổ cũng do đâu mà có? Nếu như Bộ luật lao động được áp dụng triệt để, người lao động được Công đoàn bảo vệ, thì các bạn có phải bị ép uổng như hiện này?
Và nếu như biển đảo, tài nguyên rơi vào tay kẻ xâm lăng, chúng ta mất đi nguồn nội lực này, thì đến bao giờ người lao động sẽ bớt khổ?!
Gần đây, ở các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và phố cổ Hội An – Quảng Nam xuất hiện khá nhiều áo mưa in hình chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và câu: Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc.
Một người mặc áo mưa loại này, ở Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: “Tôi là nông dân, thực sự là lúc đầu tôi không hiểu đường lưỡi bò là đường gì, chưa bao giờ nghe, sau khi nghe ông bạn tặng áo mưa và giải thích cho, mình mới hiểu đó là cái đường do Trung Quốc tự vẽ trên biển Đông để chiếm lãnh hải của mình!”.
“Tui thấy áo đẹp, sang nữa là khác, làm người dân, ai mà không yêu nước, không bảo vệ tổ quốc chứ! Phải xóa đường lưỡi bò này mới đảm bảo an ninh đất nước, mới là bảo vệ tổ quốc, tôi cám ơn người đã in và tặng tôi cái áo mưa này!”.
Một người khác, cũng là nông dân, cũng mới nghe đến ‘đường lưỡi bò’ sau khi được tặng áo mưa, nói: “Cái áo mưa này rất đẹp và rất ý nghĩa, nó như một lời nhắc nhỡ chúng ta rằng có một anh Tàu cà chớn đang lăm le ngoài biển, chúng ta phải hết sức cẩn trọng và đề phòng anh chàng to con xấu tính này!”.
Theo quan sát của chúng tôi, chuyện mặc áo mưa có logo và slogan chống Trung Quốc đang diễn ra rất mạnh trong mùa mưa này ở Quảng Nam. Họ mặc đi làm đồng, đi đến công ty, đi chơi…
Một người đàn ông khác, giám đốc một công ty san ủi mặt bằng, mặc áo mưa đến công ty, khi chúng tôi hỏi về ý nghĩa chiếc áo mưa đang mặc, ông trả lời: “Với tôi, câu slogan này là một lời hiệu triệu lòng yêu nước, kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ tổ quốc…”.
“Tôi là một người yêu nước, tôi không phân biệt đảng phái hay màu da, với tôi, dân tộc Việt Nam hòa bình là trên hết. Chúng ta hãy nắm tay nhau bảo vệ tổ quốc trước kẻ xâm lăng hung hăng và man rợ. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo và vận dụng hết khả năng thông minh, lòng yêu nước của mình để bảo vệ tổ quốc!”.
“Tôi không tin rằng vì mặc áo mưa này mà bị bắt, và hơn nữa, theo tôi thấy, chính quyền nên bỏ tiền ra in thật nhiều áo như vậy để tặng nhân dân mặc trong mùa mưa này, càng sớm càng tốt. Lòng yêu nước thì chằng bao giờ là sớm cả!”.
Còn nhiều người mặc áo mưa có in logo chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và slogan ‘cắt đường lưỡi bò bảo vệ tổ quốc’ ở Quảng Nam. Họ cho biết nhiều nhận định khác nhau, nhưng chung qui vẫn là: Áo mưa rất đẹp, tốt, bền và mặc rất có ý nghĩa, nó gợi nhắc và kêu gọi lòng yêu nước.
Xin kể tiếp những chi tiết khác về chiếc áo mưa này cùng những cảm nhận về nó từ nhiều phía (trong đó có cả những cán bộ đang công tác trong chính quyền) ở bài sau.
Phi Khanh
Nguồn : Nhật Ký Công Nhân 21