Thursday, July 28, 2016

Chiến lược ngoại giao Biển Đông của Mỹ 
có dấu hiệu thất bại
                             
Trước ngày tòa trọng tài quốc tế tại La Haye ra phán quyết về Biển Đông, các quan chức Mỹ như đã áp dụng chiến lược thành lập một liên minh để áp đặt một cái giá « khủng khiếp » về uy tín mà Bắc Kinh phải trả nếu phớt lờ quyết định của Tòa án. Nhưng chỉ hai tuần sau ngày phán quyết dược ban hành hôm 12/07/2016, mà trên giấy tờ là một sự sỉ nhục đối với Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ như đã thất bại, trong lúc phán quyết của tòa có nguy cơ trở nên vô tích sự.

Ngay từ đầu năm nay, các quan chức ngoại giao và quốc phòng đã nhắc đi nhắc lại sự cần thiết đối với các nước trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và cả đối với Liên Hiệp Châu Âu, là phải nhấn mạnh trên tính chất ràng buộc của phán quyết về Biển Đông

Vào tháng Hai chẳng hạn, Amy Searight, lúc ấy là phó trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, đặc trách Đông Nam Á, đã cho rằng : « Chúng ta cần sẵn sàng lên tiếng mạnh mẽ và dõng dạc, cùng nhau nói rằng đó là luật quốc tế, là điều vô cùng quan trọng, mang tính ràng buộc đối với mọi bên ».

Vào tháng Tư, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, Anthony Blinken xác định Trung Quốc sẽ bị tổn thất « khủng khiếp » về uy tín, nếu phớt lờ phán quyết của tòa án La Haye.

Philippines, nước kiện Trung Quốc, cũng cho là Bắc Kinh có nguy cơ lâm vào tình thế « đứng ngoài vòng pháp luật ». Thế nhưng, sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết bác bỏ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, mặt trận đoàn kết chống Trung Quốc mà Hoa Kỳ kêu gọi thành lập hầu như không thấy đâu, và chỉ có sáu nước là nhấn mạnh trên tính ràng buộc của phán quyết. Philippines nằm trong số nước này, nhưng không thấy các nước khác cũng có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc như Việt Nam, Malaysia, Brunei.

Vào đầu tuần này, Trung Quốc cũng ghi được một thắng lợi ngoại giao quan trọng tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN ở thủ đô Lào, khi trước thái độ kiên quyết phản đối của Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, ASEAN đã lặng thinh về phán quyết PCA trong các tuyên bố chung, từ Tuyên Bố Chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng AMM, cho đến Tuyên Bố của Diễn Đàn Khu Vực ARF, hay của Hội Nghị Ngoại Trưởng khối Thượng Đỉnh Đông Á EAS.

Ngoài khu vực, Liên Hiệp Châu Âu hôm 15/07 cũng ra thông cáo ghi nhận phán quyết PCA, nhưng tránh nêu đích danh Trung Quốc, và không nói gì đến tính chất ràng buộc về pháp lý của văn kiện này.

Trước thực tế đó, Hoa Kỳ như đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Vào hôm qua, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tỏ ý hài lòng với việc ASEAN đã tuyên bố tôn trọng các quy tắc của pháp luật. Ông cũng cho rằng việc ASEAN không nhắc đến phán quyết trọng tài không hề làm giảm đi tầm quan trọng của văn kiện này. Theo ông phán quyết này « không thể nào » vô ích vì nó có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, nhiều nhà phân tích lại cho rằng chính đó là nguy cơ đang đe dọa văn kiện về Biển Đông, vì lẽ cộng đồng quốc tế có dấu hiệu phớt lờ phán quyết.

Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington cho rằng : « Cộng đồng quốc tế đã lựa chọn bằng cách không nói gì về phán quyết ».

Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Heritage Foundation cho biết, chính Washington đã lộ vẻ miễn cưỡng, không muốn thúc ép Bắc Kinh - một đối thủ chiến lược của Mỹ nhưng cũng là một đối tác kinh tế quan trọng - trong bối cảnh nước Mỹ đang bước vào cuộc bầu cử tổng thống mới.

Trọng Nghĩa
@RFI
Đọc thêm :

Wednesday, July 27, 2016

LÀM DÂU


Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi
Hứa hôn với lính lâu rồi
Nghĩa trang chị bạc tóc ngồi làm dâu
Giá ngày xưa kịp lấy nhau
Giờ này chắc đã con đầu bằng anh
Đất sâu đợi rỗng tiểu sành
Mộ chưa có cốt rừng xanh gửi hồn
Mỗi khi chim lợn kêu dồn
Khói hương khấn gió Trường Sơn tìm mồ
Đêm về đội lén khăn xô
Thương người nằm khoác ba lô mối đùn
Tay sờ ảnh mộ còn run
Xin thương rế rách chổi cùn chiến tranh
Gọi thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.

Trần Mạnh Hảo

@xuandienhannom

Sunday, July 17, 2016

Những sai lầm của Trung Quốc từ vụ kiện về Biển Đông

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) được Zheng Wang, một học giả người Hoa tại Mỹ, gọi là một thất bại lớn về ngoại giao, trong bài viết của ông đăng trên trang Diplomat hôm 14/7 vừa qua.

Wang khẳng định cho dù mọi người có đánh giá về chất lượng và sự công bằng của phán quyết này như thế nào, thì kết quả của phiên tòa vẫn làm tổn hại hình ảnh và sức mạnh mềm của phía Trung Quốc, gây trở ngại lớn cho các yêu sách về lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, và hậu quả của điều này với Trung Quốc sẽ rất lâu dài.

Theo Wang, việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện là một suy xét thiếu cẩn trọng, cho thấy nước này đã không nhận được lời tư vấn pháp lý tốt từ các chuyên gia luật quốc tế hàng đầu. Wang nhận định, với tư cách là một thế lực lớn trong cộng đồng quốc tế, lẽ ra Trung Quốc ít nhất có tham gia tố tụng, qua đó vừa có thể trực tiếp tham gia tranh luận, đồng thời cho thấy sự tôn trọng cần thiết đối với luật pháp quốc tế cũng như các tổ chức pháp lý quốc tế.

Bên cạnh đó, vụ kiện cũng chứng minh những nhược điểm nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc – đó là việc nghiên cứu chính sách. Wang cho rằng thật đáng ngạc nhiên khi bản thân Trung Quốc lại thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề Biển Đông, bao gồm việc nghiên cứu về các yêu sách của chính mình, cũng như các vấn đề liên quan đến “quyền lịch sử”. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến Trung Quốc quyết định không tham gia vào vụ kiện, bởi thực sự họ vẫn chưa sẵn sàng. Thái độ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông phần nào cũng là do sự thiếu nghiên cứu này. Ví dụ, yêu sách của Trung Quốc chủ yếu dựa trên lịch sử, nhưng cho đến nay vẫn chưa hề thấy một cuốn sách nào xuất bản ở Trung Quốc cung cấp được một phân tích toàn diện và khách quan về các sự kiện và lịch sử của Biển Đông cũng như các quá trình liên quan đến việc Trung Quốc đưa ra các bản đồ với những đường đứt đoạn và ý nghĩa thực tế của tấm bản đồ này. Trung Quốc đưa ra một số căn cứ lịch sử rời rạc để củng cố yêu sách của mình, nhưng đa số các bằng chứng này chỉ là nói với nhau trong nước từ nhiều năm qua. Tóm lại, họ không hề trình được bằng chứng nào có tính pháp lý.

Thái độ và nhận thức

Sai lầm cơ bản của Trung Quốc, theo Wang, chính là vấn đề về thái độ và nhận thức. Về thái độ, Chính phủ Trung Quốc vẫn coi luật pháp quốc tế như một cái gì đó mà họ có thể lựa chọn theo ý thích của họ. Họ không quen thuộc với các hệ thống và cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng trọng tài như một phương pháp giải quyết tranh chấp. Một số người đã có thái độ kẻ cả xem việc tham gia vào vụ kiện tại tòa trọng tài do một quốc gia nhỏ hơn khởi xướng và được tổ chức bởi một tòa án tạm thời là điều mất mặt đối với một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc.

Về nhận thức, khi tham gia đàm phán Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) trong khoảng thời gian 1973-1982, Trung Quốc đã quyết định đứng với các nước thuộc thế giới thứ ba và ủng hộ yêu cầu về Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Khi đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn chẳng nhắc gì đến Biển Đông và đường chín vạch. Đó là điểm mâu thuẫn đến mức khó thể tưởng tượng được, bởi vùng EEZ của các nước láng giềng nằm chồng lên đường chín gạch mà ngày nay Trung Quốc đặt ra yêu sách.

Wang cho rằng đã hơn 40 năm đã trôi qua tính từ lúc Trung Quốc tham gia đàm phán UNCLOS trong thập niên 1970 đến khi nước này quyết định không tham gia vào vụ kiện tại Tòa Trọng tài vào năm 2013, và trong thời gian này nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng từ chỗ là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới đến chỗ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, thế nhưng thái độ và nhận thức của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế đã không thể hiện một sự tăng trưởng và phát triển tương xứng.

Truyền thông

Wang nhìn nhận Trung Quốc hầu như bị cô lập về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, những ý kiến và tranh luận của quốc gia này hầu như không được những người bên ngoài Trung Quốc lắng nghe. Theo Wang, nguyên nhân của sự cô lập này một phần do cách Trung Quốc truyền thông về yêu sách của mình và lập luận đằng sau đó với phần còn lại của thế giới chưa hiệu quả.

Trước khi có phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông và đã tổ chức cho các nhà ngoại giao viết bài trên các phương tiện truyền thông quốc tế, nhưng hầu hết họ chỉ lặp đi lặp lại lập trường chính thức của Trung Quốc mà không cung cấp các bằng chứng thuyết phục cũng như các lập luận logic để củng cố các yêu sách của Trung Quốc.

Wang cho rằng thật đáng lo ngại nếu một đất-nước-đang-trở thành-siêu-cường lại không thể truyền thông một cách hiệu quả với phần còn lại của thế giới. Hiện đang tồn tại một khoảng cách về nhận thức rất lớn liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông. Phần lớn các tranh chấp hiện nay đã được xây dựng dựa trên những nhận thức sai lầm dựa trên các phương tiện truyền thông, giáo dục, và dư luận xã hội cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc.

Trong thời gian tới, Wang tin rằng nhiều khả năng phán quyết PCA có nguy cơ làm tăng thêm những bất ổn và mối nguy hiểm mới cho tình hình hiện nay, ví dụ như khả năng kích thích hơn nữa chủ nghĩa dân tộc cũng như ký ức tập thể của người Trung Quốc về các chấn thương lịch sử của đất nước này dưới bàn tay của các cường quốc nước ngoài. Hậu quả có thể là không gian dành cho mối ngoại giao lý tính lại càng giảm hơn nữa. Tuy nhiên, Wang nhấn mạnh Bắc Kinh cần tránh phản ứng thái quá, vì điều đó sẽ chỉ làm cho đất nước này phải trả giá nhiều hơn sau phán quyết mới đây của tòa án mà thôi.

Zheng Wang là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hòa bình và Xung đột tại Trường Ngoại giao và Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Seton Hall ở New Jersey. Ông cũng đang là học giả được nhận tài trợ từ Quỹ Carnegie của Viện New America, đồng thời là học giả toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Hoa Kỳ Kissinger thuộc Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson.


Vũ Thị Phương Anh tóm lược từ The Diplomat

http://thediplomat.com/2016/07/what-china-can-learn-from-the-south-china-sea-case/


@tiasang

Thursday, July 14, 2016

VC nằm vùng Kim Cương:
Tiếng than người nghệ sĩ hay tiếng gào nguyền rủa của con tim?



Tôi gặp nghệ sỹ Kim Cương tại Westminster !

nghe%20si%20kim%20tuyen.pngTôi vừa nhận ra chị đi với một phụ nữ và một cặp vợ chồng trước cửa Phở Pasteur trên đường Westminster / góc Brookhurst khoảng 7 giờ tối Thứ Bảy July 9 . Tôi nhìn chị và thấy người phụ nữ nhìn tôi kề tai chị .. Chị bước đi về hướng chợ 99 cent
 Tôi đi theo và gọi tên chị thật to khi chị bước vào trong chợ :.”(Hình phải:Nghệ sỉ Kim Tuyến (photo từ internet)
” Chị Kim Cương ! ”
Người phụ nữ kia cười nói ngay với chị KC :
” Thấy hôn ! Em biết thế nào chỉ cũng lại nhìn chị .”
Có lẽ cô ấy tưởng tôi là khán giả ái mộ chị Kim Cương ?
Chị KC quay người lại tôi , tôi nói ngay :
” Em Kim Tuyến đây
Chị ôm tôi cười nói :
” Em bây giờ mập ra .”
Tôi nghiêm mặt nói :
” Chị đã từng tuyên bố ngay sau ngày 30/4 : Hôm nay chúng ta đã đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào . Vậy chị qua đây làm gì ?
Chị KC ôm hai vai tôi nói :
” Em ơi , chị em mình già cả nên lẫn rồi ! Em đừng nghe lời ai đó ….”
Tôi chận ngay và giận run vì KC cho là già cả nên lẫn và sống sượng trân tráo khuyên tôi đừng nghe lời người ta …

Tôi nghiêm giọng lớn tiếng bóp hai cánh tay chị : ” Tôi không nghe lời ai cả . Chính chị sau 30/4 đã kêu gọi tất cả ca nhạc sỹ , nghệ sỹ tân cổ đến họp tại Hội Nghệ Sỹ . Chị nói như vậy có tôi và chú Tùng Lâm . Chị là kẻ ăn cơm Quốc gia , thờ ma CS . Là Việt Cộng nằm vùng ! Chị đã tiếp tay cho CS ăn cướp Miền Nam . Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào . Bây giờ qua Mỹ để làm gì ??? (Hình phải:Kim Cương)
 Thấy tôi lớn tiếng giận dữ , KC và người phụ nữ vội kéo nhau đi vội ra Parking . Tôi la vói theo :
” KC , ngày xưa chị là thần tượng của tôi trong nghề nghiệp .Nhưng bây gìờ tôi khinh ghét chị ! “
Hơn 40 năm qua những gì KC nói tôi không sao quên được ! Tôi đã im lặng không muốn công khai hoá sự việc này , vì chị là người nghệ sỹ đàn chị mà tôi rất ngưỡng mộ tài nghệ của chị . Nhưng sự hiện diện của chị trên đất nước Hoa Kỳ mà chị đã từng hô hào đánh đuổi , nhục mạ bọn Thiệu Kỳ bán nước . Dĩ nhiên chị đã vui sướng trên nỗi đau uất nghẹn của những người lính VNCH đã hy sinh xương máu bảo vệ miền Nam thật an bình cho chị được tự do ca hát sống một cuộc sống sung túc ấm no . Chị đã phản bội đồng bào vô tội tiếp tay cho CS tàn hại cuộc sống tươi đẹp của mọi người !
Biết bao nhiêu nạn nhân đã vùi thây trong lòng biển cả !
 
Tôi đã chứng kiến tận mắt xác các thuyền nhân đi cùng trên tàu đã phải thả xuống lòng biển mênh mông …5 tuổi , 7 tuổi , phụ nữ , đàn ông trẻ vừa ra khỏi tù CS vượt biên cùng vợ con thơ dại , lên boong tàu tìm nước uống cho con , chẳng may sóng đánh cuốn dạt xuống biển khơi giữa đêm khuya . Những tấm hình và hành lý không ai nhận vì những người chủ của nó đã bị sóng cuốn trôi khi tàu bị bể giữa đêm đông mưa bão !!!
 
Chị Kim Cương ơi , tôi đã giận điên lên khi chị nhởn nhơ trên vùng đất của những người tỵ nạn CS chúng tôi . Chị có thấy mình hèn và nhục nhã không ? Chị có thấy tội nghiệp cho dân lành đang sống trong cái chủ nghĩa mà chị từng ca ngợi khi chính CS mới là bọn bán nước . Nếu chị cảm thấy mình sai , chị nên xin lỗi đồng bào và những người lính VNCH .
41 năm về trước ….
 
Theo lời kêu gọi trên Đài Phát Thanh của KC . Tôi và rất đông các cô chú anh chị ca nghệ sỹ ,nhạc sỹ có mặt kẻ đứng người ngồi sau sân và dọc theo hai bên hành lang trụ sở Hội Nghệ Sỹ chờ đợi chị KC . Tôi ngồi trò chuyện cùng chú Tùng Lâm phía sau sân . Tôi chú ý thấy cô Ngọc Nuôi chạy vào khuôn mặt đầy nước mắt :” Anh Hùng ơi anh Hùng ! Anh đi bỏ mẹ con em …” . Chị KC xuất hiện, thấy chú Lâm và tôi , chị ngồi cạnh tôi . Tôi nhìn chị rưng rưng :” Em buồn quá chị ơi !”
 
Chị kéo đầu tôi ngã vào vai chị, vỗ về vuốt tóc tôi :” Đừng buồn em , chị em mình rồi sẽ được Giải Phóng ra khỏi bốn bức tường ! “ Tôi sững sờ ,ngỡ ngàng đưa mắt nhìn chú TL, nước mắt tôi đã rơi từ bao giờ và khựng tại lúc đó. Tôi thầm nghĩ , mình đâu có bị ai nhốt trong tù đâu ? Mình vẫn đang đi hát , đi làm lo cuộc sống cho gia đình mà !? Chị KC nói lớn : ” Mọi người vào trong , đến giờ họp .” Chị nắm tay tôi, kéo tôi đi cùng chị vào trong phòng họp .Chị KC ngồi ngay đầu bàn chủ toạ .
 
Chiếc bàn thật dài , đông đủ anh chị em ca nghệ sỹ , kẻ đứng người ngồi, chờ đợi xem chuyện gì sắp tới . Chị kéo tôi ngồi cạnh bên tay mặt của chị , chú Tùng Lâm ngồi kế bên tôi . Nhạc sỹ Nguyễn Đức ngồi sát phía bên trái của chị Kim Cương .
 
Bắt đầu buổi họp , chị dõng dạc tuyên bố : Ngày xưa bọn Thiệu Kỳ bán nước còn hiện diện trên Quê Hương ta , tôi phải núp dưới danh nghĩa Làng Cô Nhi Long Thành .Hôm nay chúng ta đã đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào . Tôi ra lệnh cho anh Nguyễn Đức lập những tiểu tổ , để chúng ta thành lập Biệt Đội Văn Nghệ …..” ,
Chú Tùng Lâm nghiêng đầu nói nhỏ vào tai tôi :” “Tuyến khóc nữa đi con , mầy khóc nữa đi con “ .
Tôi thất vọng não nề Trong khi chị KC thao thao bất tuyệt , tôi không còn nghe hay không muốn nghe gì nữa cả . Trời ơi ! Thần tượng sụp đổ !
 
Anh La Thoại Tân có lần kể cho chúng tôi nghe trong khi tập kịch tại Mỹ vàonăm 1984 như sau :
” Trước khi mất nước , Kim Cương mời đi hát và cho biết tụ tập tại Làng Cô Nhi Long Thành . Đợi tới chiều mà vẫn chưa khởi hành , anh hỏi là sao chưa đi ,rồi chừng nào mới hát ? “
Kim Cương nói :” Chút nữa lên xe nghệ sỹ ngủ một giấc là tới nơi hát .”
Anh La Thoại Tân nói tiếp : ” Trời ơi ! Chờ đợi mệt quá , lên xe , anh em ai cũng ngủ . Chừng tới nơi mới biết nó đưa vô rừng hát cho VC ! “

Kim Tuyến
 
LanChi Hoang. Tuyệt vời. cảm ơn chị Kim Tuyến. Nhiều năm xưa, Kim Cương “lén lút đến DC” và người ở đó tiếp vì tình bạn cũ nhưng không đưa đi đâu cả. KC không dám ra đường phố. Nếu nghệ sĩ nào cũng như chị Kim Tuyến thì hay biết mấy. Mỗi người dân có nhiệm vụ với quê hương. Tôi không hiểu nổi vì sao giờ này vẫn còn những người quốc gia “hớn hở” hát nhạc TCS ở nơi công cộng? Tinh thần quốc gia của những người này ở đâu vậy? Tôi sẽ share tin này đi khắp nơi.

@ internet

Thursday, July 7, 2016

31 bức ảnh về chiến tranh Việt Nam
 mà bạn có thể chưa bao giờ nhìn thấy

Chiến tranh Việt Nam, những hình ảnh ghi lại một thời bom đạn đã lấy đi xương máu của biết bao người con đất Việt. Những bức hình được chia sẻ trên mạng xã hội sau đây có thể cho bạn một cái nhìn ở góc độ khác về lịch sử. Trong sự đau thương và khốc liệt của chiến tranh, đâu đó vẫn hiện lên tình người ấm áp.
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)
 

Wednesday, July 6, 2016

Formosa cần bồi thường 1.000 tỷ USD và đóng cửa Formosa Hà Tĩnh


Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần:

Phần 1: cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại; 
Phần 2: cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại;
Phần 3: cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ  sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự  thiệt hại môi trường và tài nguyên khủng khiếp như thế nào, từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền, qua mặt người dân;
Phần 4: cung cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc bảo đảm an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển;
Phần 5: kết luận và yêu cầu.


1- PHÂN BỐ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN (RỪNG NGẬP MẶN, CỎ BIỂN VÀ SAN HÔ) CỦA  VIỆT NAM

1.1- Đa dạng sinh học biển Việt Nam
Vùng biển Đông Nam Á được đánh giá là vùng biển bậc nhất của của hệ sinh thái biển trên thế giới về mức độ đa dạng  thành phần loài sình vật.  Hình 1 bản đồ hệ số đa dạng sinh học dựa trên chỉ số  Shannon’s Index (SI) (hệ số đo lường mức đa dạng về thành phần giống loài các sinh vật biển) được tổ chức môi trường thế giới UNEP đánh giá và xếp loại năm 2014. Nằm giáp ngay với Philippine và gần với Indonesia, tuy nhiên, mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển của Việt Nam lại kém hơn rất nhiều so với mức độ đa dạng sinh học của Philippine và Indonesia.  Điều này là do yếu tố kiến tạo địa tầng tự nhiêni. Vùng biển từ Quảng Ngãi ra tới Quảng Ninh và vùng biển Kiên Giang chỉ số  SI được đánh giá từ 5,4 đến 6,5 với vùng mở rộng ra cả vùng bên ngoài quần đảo Hoàng Sa hoặc sang tới vùng biển của Campuchia. Tuy nhiên, vùng từ Quảng ngãi trở vào Vũng Tàu, chỉ số SI không thay đổi nhưng chỉ một dải hẹp sát bờ, còn lùi ra vài chục km mức độ đa dạng sinh học đã giảm xuống chỉ ở mức 4,3 đến 5.4. Đặc biệt vùng biển của vùng ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long), chỉ số SI chỉ còn đạt 3,2 đến 4.3 [1].
H1


Hình 1: Bản đồ biểu diễn chỉ số Shannon’s Index of Biodiversity  năm 2014 (Nguồn UNEP) 

1.2- Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài dọc đất nước lên đến 3290 km. Tuy nhiên, sự phân bố và độ phủ (diện tích) cũng như năng suất sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) của Việt Nam lại rất hẹp và thấp. Hình 2. Phân bố và năng suất sinh học (NSSH) RNM chủ yếu phân bố ở vùng ĐBSCL. NSSH của RNM ở vùng ĐBSCL và vùng miên trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng tuy chỉ ở mức trung bình của thế giới nhưng lại là những vùng có NSSH cao của RNM Việt Nam. Vùng RNM của các tỉnh ven biển phía bắc NSSH tương đối thấp.  Ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40 loài tham gia rừng ngập mặn [2]. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên –Huế) có 30.974 ha đất ngập mặn, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và 26.584 ha đất tiềm năng trồng RNM hoặc NTTS [3].
H1
1.3- Hệ sinh thái cỏ biển
Khác với các loài rong biển là thực vật bậc thấp. Cỏ biển là những thực vật bậc cao, tổ chức cơ thể phân chia thành thân rễ lá. Hệ sinh thái cỏ biển thường phân bố rất rải rác nơi nền đáy cát, hoặc cát với rất ít bùn, nhiều ánh sáng.  Cỏ biển phân bố ở vùng nước sâu thường không quá 6 m. Tthành phần loài cỏ biền rất ít. Hình 3 cho thấy ở vùng biển đa dạng nhất Phillipine chỉ đạt 12 – 15 loài. Ở vùng biển Bắc Trung Bộ của Việt Nam số loài chỉ đạt ở mức 3-6, vùng từ Phú Yên đến Ninh Thuận thành phần loài có thể tăng lên đến 7- 9. Trong khi đó vùng bờ biển của ĐBSCL nơi biển đục do phù xa nhiều không là môi trường thích hợp cho những loài cỏ biển sống đáy cần nhiều ánh sáng để quang hợp phát triển. Ở Việt Nam đã tìm được 16 loài cỏ biển. Diện tích cỏ biển tại 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng là 2.170 ha (Bảng 1)


Bảng 1: Diện tích cỏ biển phân bố ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng [5].
H1
H1
Hình 3: phân bố (năm 2015) và mức độ đa dạng thành phần loài (năm 2003) của hệ sinh thái cỏ biển ở  Việt Nam (Nguồn: UNEP) [6]. 
1.4- Hệ sinh thái san hô
Hệ sinh thái san hô, đó là một hệ sinh thái đặc thù, ở đó san hô là những loài động vật  phát triển nên một nền đáy đá, đá vôi, là động vật nhưng các loài san hô đều phải sống cộng sinh với các loài tảo (ngoại trừ các loài san hô sừng phát triển ở các vùng biển sâu). Chính vì thế, hệ sinh thái san hô thường phân bố ở những vùng biển có độ sâu không quá 30 m, nơi cường độ ánh sáng trong nước có thể đáp ứng như cầu quang hợp của các loài tảo sống cộng sinh. Hình 4 biểu diễn sự phân bố của san hô ở biển Việt Nam và ở 4 tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng [7]. 
H1


Hình 4: Phân bố của hệ sinh thái san hô ở vùng biển Việt Nam và 4 tỉnh miền Trung năm 2015 (Nguồn: UNEP)
Theo số liệu của UNEP thì tổng diện tích phân bố của san hô toàn cầu là 284.300 km2. Indonesia và  Phillipine là hai quốc gia có diện  tích san hô lớn nhất khoảng hơn 20.000 km2. Trong đó Việt Nam đứng ở vị trí 35 về diện tích san hô trên thế giới, với tổng diện tích là 1270 km2 so với Indonesia và phillipine. Trung Quốc đứng thứ 31 với diện tích là 1510 km2 [8].
Vùng biển Việt Nam tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun – Khánh Hòa. Sống cùng với hệ sinh thái này là trên 2000 loài sinh vật đáy và cá trong đó khoảng 400 loài cá san hô cùng nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm… Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160 loài cá san hô [9].
Cùng với hai hệ sinh thái RNM và cỏ biển, hệ sinh thái san hô đóng góp giá trị kinh tế cao nhất hành tinh về giá trị sinh thái. Nếu quản lý tốt 1 km2 hệ sinh thái san hô hàng năm có thể cung cấp 15 tấn cá và các loại đặc hải sản. Giá trị sinh thái và giá trị về đa dạng sinh học của hệ sinh thái san hô (TEEB = the Economisc of Ecosystems and Biodieversity) là khoảng 1.25 USD/ha/năm từ dịch vụ du lịch, bảo vệ đới bờ, bảo vệ sinh học và nguồn lợi thủy sản [10].

2- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN
Một nghiên cứu tổng kết đánh giá những giá trị sinh thái của 9 hệ sinh thái đặc biệt toàn cầu dưới sự kết hợp giữa các trường đại học đến từ Mỹ, Anh, Châu Âu và các tổ chức liên hiệp quốc như UNEP và Viện nghiên cứu tài nguyên môi trường của Châu Âu năm 2012 đăng trên tạp chí Ecosystem Service, Elsevier  [11]. Dựa vào kết quả của 320 nghiên cứu cho 300 điểm nghiên cứu cứu trên toàn cầu, với bốn nhóm thông số của 22 thông số (Bảng 2) và chi tiết hóa thành 90 thông số cụ thể để đo lường giá trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái. 
Bảng 2: Các nhóm và thông số đánh giá giá trị
H1
10 loại hình sinh thái đặc trưng được tổng kết từ 300 điểm nghiên cứu bao gồm: 1) Vùng biển xa bờ = open sea (14); 2) hệ sinh thái san hô = coral reefs (94); 3) Hệ sinh thái ven bờ = coastal systems (28); 4) Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển = coastal wetlands (139); 5) Hệ sinh thái đất ngập nước ngọt = inland wetlands (168); 6) Hệ sinh thái sông hồ = Rivers and lakes (15); 7) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới = tropical forest (96); 8) Hệ sinh thái rừng ôn đới = temperate forest  (58); 9) Hệ sinh thái rừng gỗ = woodlands (21); 10) Hệ sinh thái đồng cỏ = grass lands (32).  Các giá trị trung bình, lớn nhât và nhỏ nhất của mỗi loại hình sinh thái biểu diễn ở Bảng 3. Bốn hệ sinh thái trong khung màu đỏ là các hệ sinh thái biển. Sẽ được sử dụng để thảo luận và tính toán cho Phần 3 áp dụng cho đánh giá thiệt hại của thảm họa Formosa Vũng Áng.

Bảng 3: Giá trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái (USD/ha/năm tính vào thời điểm giá USD năm 2007)
H1
Việc tính toán này được tính theo các tỷ số để cần bằng tôi đa giữa các vùng miền, giữa các hệ sinh thái, và được qui đổi từ tiền địa phương ra đồng Đô la tại thời điểm năm 2007.
Như vậy:
Hệ sinh thái vùng biển xa bờ có tổng số giá trị kinh tế là 491 USD/ha/năm, thấp nhất trong 4 hệ sinh thái biển và ven bờ. Trong đó có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 491 USD =  102 + 65 + 5 +  315 USD.
Hệ sinh thái san hô có giá trị vượt lên rất nhiều so với các hệ sinh thái khác. Trong đó tổng giá trị và lần lượt các giá trị đóng góp cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là:  352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 USD.
Hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 28.917 USD = 2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD.
Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD
Kết quả chi tiết giá trị đóng góp của mỗi loại hình sinh thái ứng với mỗi thông số của 4 nhóm thông số và 22 thông số chi tiết với giá trị trung bình. Đây là bảng dữ liệu thuyết phục để sử dụng tính toán cho thảm họa Formosa Vũng Áng thiệt hại lên các hệ sinh thái ven biển 4 tỉnh miền Trung, và cũng là cơ sở tính toán phân phối tiền đền bù cho người dân, cũng như tiền lưu trữ cho an sinh xã hội liên quan đến sự mất mát cho đến khi phục hồi của các hệ sinh thái này. Đa dạng sinh học và mức độ phân bố của các hệ sinh thái biển Việt Nam hầu hết đều nằm ở ngưỡng trung bình so với thế giới. Vì thế giá trị trung bình ở Bảng 4 là thuyết phục áp dụng cho thực tế ở Việt Nam.

Bảng 4: Tính toán chi tiết giá trị sinh thái cho mỗi 22 thông số của mười loại hình sinh thái (USD/ha/năm)
H1


3- TÍNH TOÁN THIỆT HẠI SINH THÁI DO THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG
Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, ngày 30 tháng 6 về thảm họa Formosa Vũng Áng thì tổng thiệt hại diện tích san là 400 ha, chiếm 50% diện tích san hô phân bố ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng. Mặc dù ông Trần Hồng Hà cùng quan chức chính phủ cho rằng hệ sinh thái RNM không bị ảnh hưởng và không tính hệ sinh thái cỏ biển trong khu vực. Nhưng kết quả người dân cho biết nhiều nơi RNM bị chết. Vì thế trong bài này việc tính toán được dựa trên diện tích thống kê của các báo cáo khoa học trong nước.
Vùng biển xa bờ, tại thời điểm này chưa có đánh giá về ảnh hưởng của chất thải Formosa đến vùng biển xa bờ.
Hệ sinh thái san hô: 400 ha san hô đã bị chết, tại thời điểm chính quyền Hà Nội điều tra, tháng 5 và tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên, việc đánh giá ảnh hưởng lên hệ sinh thái san hô sẽ còn phải tiếp tục. Những chỗ san hô chết hiện nay là do nồng độ quá cao của độc tố, chết do sốc. Nhưng dư lượng của chất  độc vẫn còn tồn  dư nhiều trong trầm tích đáy và rất nhiều hấp thụ vào những khoang cơ thể của san hô. Chì cần một lượng rất nhỏ san hô sẽ âm thầm chết.  Việc đánh giá ảnh hưởng của độc tố từ xả thải của Fomosa xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016 cần phải tiến hành lên hàng chục năm.  Việc tính toán thiệt hại ở bài viết này đối với hệ sinh thái san hô mới chỉ dừng lại ở mức thiệt hại trước mắt. Dựa vào thông tin Phần 2,  1 ha san hô một năm cung cấp 352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 theo 4 nhóm thông số đánh giá ở trên ta sẽ có kết quả áp dụng cho 400 ha, san hô bị phá hủy do thảm họa Formosa Vũng Áng và áp dụng cho 50 năm với hy vọng sự phục hồi của hệ sinh thái san hô, kết quả thu được như ở Bảng 5.
Hệ sinh thái ven bờ, chỉ môi trường ven bờ nói chung. Với 20 hải lý (= 37,04 km) chiều ngang tính từ  bờ biển ra. Vùng ảnh hưởng mà độc tố đã quét dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung là 250 km. Như vậy tổng diện tích vùng ven bờ cũng là hệ sinh thái ven bờ là 30,04 km (rộng)  x 250 km (dài)  = 9.260 km2 (=926.000 ha). Tính toán cho mặt nước, thì tổng diện tích mặt nước sẽ là 926.000 ha. Và với  Hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 28.917 USD = 2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD, Vì dòng hải lưu và biển mở, nên trường hợp này tính toán áp dụng cho 1 năm. Kết quả ở mục 3.1 Bảng 5.  Tuy nhiên, ảnh hưởng vùng này đối với hệ sinh thái nền đáy sẽ được trù đi diện tích cỏ biển là 2.170 ha, và 800 ha san hô, và cũng áp dụng cho ít nhất là 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả thiệt hại đối với hệ sinh thái ven biển từ thảm họa Formosa Vũng Áng như mục 3.2 Bảng 5.
Ở Bảng 1, ta có 2.170 ha hệ sinh thái cỏ biển nằm trong vùng bị tàn phá bởi thảm họa Formosa Vũng Áng. Với kết quả từ Phần 2: Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD. Và cũng áp dụng cho 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả như ở Bảng 5.
Ở mục 1.2, ta có có 30.974 ha đất ngập mặn nằm trong vủng Bắc Trung Bộ, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và 26.584 ha đất chưa sử dụng. Và cũng áp dụng với hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ, và 30 năm như tình toán cho cỏ biển. Ta sẽ có kết quả lần lượt cho giá trị thiệt hại lên RNM, đất NTTS và đất chưa sử dụng như mục 4.2, 4.3 và 4.4 Bảng 5 như sau.


Bảng 5. Thiệt hại sinh thái của thảm họa Formosa Vũng Áng lên hệ sinh thái biển đọc 4 tỉnh miền Trung (đơn vị: USD)
H1
Ghi chú: (NA: không áp dụng)


4- SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN ĐỀN BÙ
Theo phương pháp tính toán như ở Phần 2 và kết quả ở Bảng 5, thì:
4.1. Sử dụng
+ Số tiền thiệt hại hơn 70 tỷ USD ở cột (1) Bảng 5, là những giá trị được tính bằng những giá trị hàng hóa, có giá cả trực tiếp ở thị trường (direct market values). Phần này chính là nguồn tài nguyên phục vụ trực tiếp cho những người dân  có những hoạt động liên quan đếnh đánh bắt và tiêu thụ các sản phẩm do đánh bắt từ biển ít nhất 50 năm, nghĩa là 3 thế hệ người Việt phải tối thiểu đam bảo cuộc sống cũng gia đình như việc học hành của con cái. Phần này bổ xung cho phần tính toán của luật sư Lê Văn Luân và Trịnh Mộc Thường [12, 13]. Một phần sẽ được dùng chi trả cho việc nghiên cứu phục hồi nguồn dược liệu và phục hồi nguồn gene từ môi trường biển.
Trong khi đó số thiệt hại ở các cột (2) (3) (4) là những giá trị không trực tiếp từ thị trường (indirect maker values), nó măng nặng giá trị chức năng phục vụ của các hệ sinh thái.
+ Số tiền thiệt hại hơn 889 tỷ USD ở cột (2) Bảng 5, chính là sự thiệt hại vì mất đi qui luật tự nhiên về chức năng cân bằng sinh thái. Nghĩa là sau khi bị thảm họa, các hệ sinh thái biển này không còn chức năng tự nhiên của nó. Khoản thiệt hại này chiến gần hết số tiển thiệt hại. Số tiền thiệt ại này sẽ được dùng trong các hoạt động nghiên cứu và xây dựng cho mục đích phục hồi các chức năng tự nhiên của các hệ sinh thái.
+ Số tiền thiệt hại hơn 27 tỷ USD ở cột (3) Bảng 5, chính là số sự thiệt hại do các sinh vật mất đi vùng sinh sản, và sâu xa hơn là mất đi nguồn gene khi quá trình sinh sản đã bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu phục hồi các bãi sinh sản và vườn ươm sinh thái dưới đáy biển.
+ Số tiền thiệt hại hơn 12 tỷ USD ở cột (4) Bảng 5, chính là số tiền thiệt hại đối với các dịch vụ du lịch và liên quan du lịch biển, và các nhu cầu về giải trí nghệ thuật liên quan biển. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng để chi trả cho các hoạt động du lịch biển, và các dịch vụ phục phụ du lịch kèm theo. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật liên quan đến biển.
4.2. Quản lý
– Số tiền này sẽ được quản lý bằng một ủy ban độc lập do dân bầu ra, thành phần là những người đại diện của những nhóm bị tổn thương bao gồm cả các ngư dân, nhà khoa học, nhà nghệ thuật…. 
– Nhóm đại diện quản lý đại diện này phải xây dựng lộ trình và kế hoạch sữ dụng số tiền này và các hoạt động đảm bảo an sinh và phục hồi sinh thái cho chặng đường 30 và 50 năm.
– Tất cả mọi hoạt động của ủy ban này cùng việc sử dụng số tiền này phải được trưng cầu và giám sát của người dân.


5- KẾT LUẬN VÀ YÊU CẦU
– Áp dụng 50 năm phục hồi của san hô và 30 năm phục hồi của các hệ sinh thái cỏ biển, RNM (chủ yếu là nền đáy) thì tổng thiệt hại qui ra USD sẽ là 1.000.553.486.297 (1000 tỷ USD) không bao gồm tiền nạo hút cải tạo môi trường. Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp báo cáo điều tra chi tiết để các nhà khoa học đánh giá độ tin cậy về thông báo kết quả của chính quyền. Nếu không người dân có quyền đòi Formosa bồi thường như tình toán trong bài viết này. Và quan trọng là KHÔNG FORMOSA.
– Việc áp dụng 30 năm cho sự phục hồi đối với các hệ sinh thái cỏ biển, RNM, vùng ven biển và đất ngập nước khác, là dựa trên cơ sở dữ liệu từ thảm họa thủy ngân ơ Vinh Minamita. Mức thiệt hại này sẽ giảm đi theo số năm, tùy thuộc vào mức độ hút nạo đáy biển rửa tấy chất độc mà Formosa thực hiện.
Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp tên theo danh thức hóa học của gần 300 loại hóa chất mà Formosa nhập và sử dụng. Từ đó sẽ giúp người dân và các nhà khoa học giám sát việc tẩy rửa chất độc mà Formosa sẽ thực hiện.
– Bản tính toán này được dựa trên mức tái tạo của hệ sinh thái san hô là 50 năm, và với diện tích 400 ha. Tuy nhiên, thực tế việc chính quyền Hà Nội kết luận chỉ 400 ha san hô bị ảnh hưởng là không thỏa đáng. Những mảng san hô chưa bị chết trắng đang đứng đó đã không còn chức năng sinh thái nữa, chúng có thể sẽ chết dần mòn trong tương lai.
– Việc bỏ qua thiệt hại về RNM và hệ sinh thái cỏ biển cũng như các hệ sinh thái khác, càng chứng tỏ chính quyền Hà Nội không thực tâm trong việc kiềm soát xả thải của Formosa cũng như việc bảo về tài nguyên thiên nhiên của VN.



TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ

[1] http://data.unep-wcmc.org/
[2] (http://de.slideshare.net/NinhHuong/rng-ngp-mn)
[3] http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/76/tapchi/141/145/824/Default.aspx
[4] http://data.unep-wcmc.org/datasets/39
[5] http://lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/46439_842015103129hesinhthaicobien.pdf.
[6] http://data.unep-wcmc.org/datasets/9
[7] http://data.unep-wcmc.org/datasets/1
[8] http://coral.unep.ch/Coral_Reefs_files/reef%20area%20by%20country%20.jpg
[9] http://www.biendong.net/the-gioi-dai-duong/tai-nguyen-bien/1366-tim-hiu-h-sinh-thai-rn-san-ho.html
[10] http://coral.unep.ch/Coral_Reefs.html
[11] http://ac.els-cdn.com/S2212041612000101/1-s2.0-S2212041612000101-main.pdf?_tid=8e95a3cc-41b5-11e6-9be1-00000aab0f02&acdnat=1467616051_aac27473c311f348bf70cf7bb9040a6b.
[12] và [13] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/03/8999-uoc-tinh-mot-phan-thiet-hai-kinh-te-do-formosa-gay-ra/


@ BaSam.