Friday, December 28, 2018

Phim Chiến tranh Việt Nam
RIDE THE THUNDER



Đọc thêm : 

Tuesday, December 25, 2018

Mùa Hè đỏ lửa
HẢI QUÂN VIET NAM CỌNG HÒA  
và dự tính đổ bộ miền Bắc (Vinh-Hà Tĩnh) của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
G.S NGUYỄN TIẾN HƯNG

Saturday, December 22, 2018

TÒA HÀNH CHÁNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thursday, November 15, 2018

Thu tiển
 

Len lén mùa Thu đi lặng lẽ,
Hững hờ ngày tháng cũng phôi phai.
Còn dăm chiếc lá mong manh rụng,
Quạnh quẽ bên đời ngóng đợi ai ?

Trương Thúy Hậu
Nov.12.2018

 Nghe nhạc : Giọt mưa Thu

Saturday, November 10, 2018

TRƯỜNG NỮ TRUNG HOC LÊ VĂN DUYỆT
 TỈNH GIA ĐỊNH 


Thursday, October 4, 2018

Pretty Russian Girl Sings "ANAK" 
w/David DiMuzio 

Friday, September 28, 2018

QUẬN HÀNH CHÁNH CỦ CHI 
TỈNH HẬU NGHĨA

Monday, September 24, 2018

Nhà văn Kim Thúy
‘nhìn chữ là thấy thương’

“Không có. Không có.” Kim Thúy cười lớn, khẳng định “không có” chuyện cô sẽ đoạt Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương (the New Prize in Literature), được mệnh danh “giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương 2018.”

Giải thưởng mới “tính theo số người bỏ phiếu.” Kim Thúy nói với VOA, cô ngạc nhiên, và độc giả của cô cũng ngạc nhiên, về việc cô có tên trong số 47 tác giả được đưa ra cho công chúng bình chọn.

“Chẳng hạn, trong 47 người đó, có nhà văn Rowling. Chỉ cần 0.01% độc giả của Rowling bỏ phiếu, thì tôi đã không có tên trong số 4 người [vào vòng trong].” Rồi cô cười lớn, “chắc Rowling không để ý.”

Hàn Lâm Viện Thụy Điển quyết định hoãn công bố giải Nobel Văn Chương 2018 do các điều tiếng về scandal liên quan đến giám khảo của giải thưởng danh giá này. Vì lý do ấy, các quản thủ thư viện Thụy Điển cùng thành viên trong cộng đồng văn hóa và nghệ thuật quyết định lập ra một giải thưởng khác, chỉ trong năm nay, để lấp vào khoảng trống của Nobel Văn Chương.

Văn bản nói về lý do ra đời của Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương có đoạn: “Trong thời điểm mà giá trị nhân văn ngày càng bị thách thức, thì văn chương trở thành lực đối kháng với sự đàn áp và thái độ vô cảm. Bây giờ là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết giải thưởng văn chương cao quý nhất thế giới phải được trao tặng.”

Các thành viên trong ban tổ chức Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương chọn ra danh sách 47 nhà văn trên toàn thế giới, rồi để công chúng bình chọn. Bốn người có số phiếu cao nhất sẽ được xét chọn bởi ban giám khảo, gồm giáo sư văn chương Lisbeth Larsson, nhà báo kiêm thủ thư Marianne Steinsaphir, nhà phê bình kiêm chủ bút Peter Stenson, và giám đốc thư viện, Gunilla Sandin.

Trả lời tờ báo National Post, Kim Thúy cũng nói xác suất để mình thắng giải thưởng này là “dưới zero phần trăm.” Cô nói về 3 nhà văn trong danh sách được bình chọn (Maryse Condé – the Guadeloupe và Pháp, Haruki Murakami – Nhật Bản; và Neil Gaiman – Anh): “Họ là những biểu tượng văn hóa – những nhà văn dày dạn kinh nghiệm – trong khi tôi chỉ mới bắt đầu hành trình của mình.”
Rồi cô nói đùa: “Có thể gia đình tôi hơi đông người!”
Kim Thúy thật lòng không tin mình sẽ thắng giải, và cô bông đùa thoải mái về giả thuyết sẽ trở thành “khôi nguyên giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương.”


Thế nhưng, con đường đi vào văn chương của tác giả các tác phẩm có tựa đề độc đáo, “Ru,” “Vi,” “Man,” lại mang đậm sự ray rứt về thân phân con người di dân, tị nạn, và lòng yêu mến đến sâu thẳm giá trị văn hóa Việt Nam.

“Tôi hãnh diện về vẻ đẹp của Việt Nam mình. Có những cái nhỏ, nhỏ, nhỏ của Việt Nam mình mà mình không để ý tới. Chẳng hạn chữ “ru,” không ngờ một chữ “ru” mà đẹp đến như vậy. Khi tôi tìm đến tiếng Pháp thì chữ “ru” trong tiếng Pháp rất dài (Bercer un enfant jusqu’au sommeil). Ru con ngủ là một cái gì rất là dài, thế mà “ru” chỉ là một chữ thôi. Thành ra tôi thấy nó hay quá đi, và thấy mình phải chia sẻ.” Kim Thúy nói với VOA.

Đọc tiếp và xem video :
Nhà văn Kim Thúy
@VOA

Saturday, September 8, 2018

TY NGÂN KHỐ
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sunday, August 26, 2018

 
R.I.P
JOHN McCAIN
Mr.Senator-The Vietnam War Hero
 
Phẩm Chất - Lương Tri & Lòng Yêu Nước

Đọc thêm:
HỒI KÝ HỎA LÒ
John Mc Cain

Tuesday, August 21, 2018

Quận Hành Chánh Phú Giáo,Tỉnh Bình Dương (1967)
Toà Hành Chánh Tỉnh Phước Thành(1960)

Monday, August 20, 2018

LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN QUÂN SỰ HỌC ĐƯỜNG
 QUỐC GIA HÀNH CHÁNH

Sunday, August 19, 2018

Quận Chợ Gạo 
Tỉnh Định Tường

Saturday, August 11, 2018


Huỳnh Thục Vy : 

  Tôi Là Người Xịt Sơn Lên Lá Cờ 

- Đó Là Quyền Tự Do Biểu Đạt

Monday, July 23, 2018

PHƯƠNG PHÁP SỬ HỌC
G.S. Nguyễn Phương


Click để đọc :

PHƯƠNG PHÁP SỬ HỌC

Bài đọc thêm :
Sử gia Nguyễn Phương


 

Thursday, July 19, 2018

Tòa hành chính Cần Thơ trước 1975. 
Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về Cần Thơ do tác giả James M. Kraft thực hiện từ năm 1966 – 1972.


@dansaigon

Wednesday, July 18, 2018

QUẬN BẾN CÁT - TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thursday, July 12, 2018

TÒA HÀNH CHÁNH TỈNH BA XUYÊN.
SÓC TRĂNG (1967)

Friday, June 22, 2018

TIẾNG KHÓC TRẺ THƠ LAY ĐỘNG LÒNG NGƯỜI



Đứa bé gái vô danh 6 tuổi bị tách rời khỏi người mẹ thân yêu vừa khóc vừa nói với nước Mỹ và thế giới. Con có số điện thoại của cô. Xin gọi cho cô để đón con về. Con hứa sẽ rất ngoan. Con bé dường như được mẹ đem đến biên giới Hoa Kỳ từ Nam Mỹ. Chính sách của nước thiên đàng Hoa Kỳ nhân từ bao dung ngày nay là đem bỏ tù mẹ và cho trẻ con vào trại tập trung. Đứa bé vô tư không hiểu được hoàn cảnh của di dân Nam Mỹ đến từ các quốc gia địa ngục sau 2 tháng vạn lý trường chinh tìm đường vào Hoa Kỳ.

Nó tưởng rằng vì không ngoan, không nghe lời nên mẹ đã bỏ con. Người mẹ đã tiên đoán những đau thương có thể xảy ra nên dạy con nhớ điện thoại của cô nó, có thể cũng đang là dân hợp lệ hay dân ở lậu tại nơi nào trên đất Mỹ. Đứa bé tiếp tục khóc thảm thiết. Con sẽ rất ngoan. xin gọi cho cô đón con về. Tiếng khóc của đứa bé Nam Mỹ khốn khổ đã nghe được từ Texas, từ DC và từ NY. Các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đều nghe thấy. Bà Bush ở TX, bà Obama ở DC và bà Clinton ở NY. Thậm chí bà Trump ở Bạch Cung cũng nghe thấy. Chẳng cần biết là Cộng Hòa hay Dân Chủ, chẳng cần nghiên cứu xem luật di dân và hiến pháp Hoa Kỳ đã quyết định ra sao, lương tâm nước Mỹ cũng sao xuyến rung động cùng các bà tổng thống.


Trong khi đó hai vị bộ trưởng trung thành với tổng thống Hoa Kỳ dứt khoát nói rằng phải bỏ tù tất cả các thành phần xâm nhập biên giới và tách rời con trẻ ra khỏi vòng tay các bà mẹ. Kể cả những đứa con chưa đủ một năm tuổi. Hai vị chính khách anh hùng đó là ông bộ trưởng Tư Pháp và bà bộ trưởng An sinh. Cả hai vị này ngày thường vẫn được ngài tổng thống chửi bới như gia nhân trong nhà. Cùng với vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ,  các quan chức đều nói rằng việc bỏ tù dân vượt biên lậu là chuyện rất bình thường.  Đồng thời cũng vì lý do rất nhân đạo, nước Mỹ là quốc gia thượng tôn pháp luật nên không thể bỏ tù trẻ con vô tôi. Việc tách các trẻ em ra khỏi gia đình là công việc hợp lý và rất bình thường. Vì không thể trục xuất ngay đám tù di dân bất hợp lệ nên phải tạm giam. Rồi sẽ đem xử vài năm tù, sau đó vẫn tiếp tục tạm giam vì không biết bao giờ mới trục xuất được. Trong hoàn cảnh như vậy, nước Mỹ hết sức nhân đạo nên đã giải quyết trẻ em chia cách khỏi gia đình như đám trẻ mồ côi vô thừa nhận. Chia đám trẻ vô tội này cho các gia đình nhận con nuôi, số còn lại tiếp tục ở trong các trại tập trung với tương lai vô định.

 Tổng thống vĩ đại cùng với hai ông bà bộ trưởng anh hùng trực tiếp trong vụ nầy hết lòng bênh vực cho cách giải quyết chia cách gia đình trong thời gian vừa qua. Đã có trên 3 ngàn trẻ em được tách rời và nhiều em đã được giao cho các gia đình cha mẹ nuôi khắp nước Mỹ. Báo chí đã đặt ra câu hỏi về tình trạng hết sức đặc biệt, một vấn nạn về pháp luật mà quốc gia thượng tôn luật pháp hoàn toàn bế tắc. Gỡ đứa nhỏ từ tay bà mẹ trao cho người khác là tội ác hay bỏ tù đứa bé cùng bà mẹ là tội ác. Số cử tri đã từng ủng hộ và tiếp tục thương yêu tổng thống đã trả lời với 68% đồng ý tách rời trẻ con. Lý do đơn giản vì làm như vậy sẽ chấm dứt các gia đình đem con nhỏ xung phong vào nhà tù Hoa Kỳ. Trong khi đó các cử tri Dân Chủ tiếp tục không yêu thương ông Trump trả lời với 76% chống việc chia cắt gia đình. Không ai có giải  pháp tiếp theo.  Nếu không tách trẻ con ra khỏi tay bà mẹ thì phải cho mẹ con tự do hay cho cả hai vào tù.


Nước Mỹ vẫn là quốc gia tiền tiến nên nuôi một người tù tốn kém gấp đôi nuôi một người thất nghiệp bên ngoài. Nuôi hai mẹ con trong tù thì lại tốn kém gấp 4 lần.  Toàn thể nội các Hoa Kỳ cùng với hàng trăm nhà lập pháp và hàng chục ông bà tối cao pháp viện đều không nghĩ ra giải pháp. Tổng thống vẫn tự cho là nhà lãnh đạo tài ba và thông mình số một đang đưa Hoa Kỳ trở lại địa vị cao cả nhất hành tinh. Xem ra ông cũng lúng túng. Ông tự cho rằng đã bỏ được trọn gói những quả bom nguyên tử của Triều Tiên trong túi nhưng không giải quyết được việc trẻ con tỵ nạn.


Sau cùng những đứa bé vô tội từ các xứ ngục tù Nam Mỹ, bằng tiếng khóc và bằng những hình ảnh ngây thơ đứng ôm chân mẹ đã làm thay đổi luật pháp Hoa Kỳ. Một nhiếp ảnh gia chụp những tấm hình đứa bé ốm yếu nhỏ như cây kẹo đứng ngó lên bà mẹ đang bị cảnh sát tra vấn. Trong cuộc vạn lý trường chinh từ các quốc gia Nam Mỹ, bà mẹ ôm con ra đi vào chốn hãi hùng đã dỗ ngon dỗ ngọt các con ra sao. Chúng ta sẽ đi vào xứ thần tiên, sẽ không bao giờ bị bom đạn. Sẽ không bao giờ bị đói khổ. Sẽ rất nhiều kẹo bánh. Mẹ con sẽ ở với nhau. Trong những ngôi nhà mát mẻ và ấm áp. Những đứa con gọi cha là Papa và gọi mẹ là Mami. Mami không bao giờ bỏ con. Nhưng con phải rất ngoan. Phải luôn nghe lời mẹ. Khi có cảnh sát đến con không được khóc. Phải nín thinh. Nhưng con phải nhớ điện thoại của cô. Nếu mẹ bị lạc không ở bên con, con xin người ta gọi cho cô. Cô sẽ đến đón con. Cuối tuần qua, đứa con gái tưởng là nó không ngoan nên mẹ bỏ đi. Nó đã vừa khóc vừa nói rằng xin gọi cho cô đến đón con . Từ nay con sẽ rất ngoan. Để mong mẹ nó trở về. Tiếng khóc của nó đã động đến trời xanh. Hình ảnh của chúng nó đã làm lay động lương tâm Hoa Kỳ. Chuyến đi từ quê hương địa ngục trải qua bao nhiêu gian khổ đến nước thiên đàng, nếu thành công thì cũng là dân ở lậu. Nhưng khi qua biên giới bị bắt đã thành tội nhân.

Những đứa con ngây thơ nhỏ bé như thiên thần vốn là ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời, nay đã bị bóc đi như bóc da bóc thịt. Vì vậy những cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi. Quốc Hội vẫn còn trong tay đảng Cộng Hòa đa số quyết định không chia cách các gia đình. Sẽ bỏ phiếu thuận. Con gái yêu của thống thống cũng không chịu được các hình ảnh chia cách trẻ con ra khỏi vòng tay bà mẹ. Cô cũng là bà mẹ có những đứa con. Sau cùng chiều thứ tư, ông tổng thống ký sắc lệnh tượng trưng là ông cũng đồng ý không chia cắt các gia đình. Hai vị công bộc là bộ trưởng tư pháp và bộ nội an vừa ngỡ ngàng vừa bẽ bàng . Nhưng chưa ai biết giải pháp cho sáng kiến không tách rời gia đình tuyệt vời như thế làm sao thực hiện. Cho cả mẹ con tự do hay cho cả hai mẹ con vào tù. Tổng thống anh minh của chúng ta có thể nói rằng trong cái trại tập trung này mẹ sẽ ở tù và con sẽ vào thăm viếng rất dài hạn.


Nhưng đau đớn thay, hiện nay có cả ngàn trẻ em đã được giao cho cha mẹ nuôi khắp nước Mỹ. Các cán bộ xã hội Mỹ đã đánh lừa nói là đem trẻ con đi tắm và khám bệnh rồi đưa lên xe chạy tuốt. Nhiều hồ sơ thất lạc vì tưởng là lệnh tổng thống sẽ không nói đi nói lại. Bây giờ làm sao mà đoàn tụ. Đoàn tụ trong tù?



Monday, June 18, 2018

Trong Vòng Vây Quân Nguyên 
 
Có người sẽ hỏi, sao người Sài Gòn nhát gan quá vậy. Chủ Nhật như vầy trời trong nắng ráo mà không làm nổi một cuộc xuống đường cho ra hồn.

Xin thưa, hôm nay, người Sài Gòn có ba lần đặt chân vào vạch bắt đầu. Nhưng cuộc chạy đua không thực hiện được, quân Nguyên đông như kiến.
Quý vị sẽ thế nào trước một đám giặc đếm không hết, từ hồ Con Rùa, qua Bưu Điện, xuống Nguyễn Huệ, tới chợ Bến Thành.

Tôi nói không ngoa, giặc đông hơn người đi đường. Chỉ cần quý vị đứng lại một điểm nóng nào đó là tức thì có hai, ba thằng da vàng mũi tẹt, trang bị áo giáp chống biểu tình của trung cộng, mò tới, mời quí vị đi chỗ khác chơi. Đã thế nó còn huơ huơ cây ba trắc đen thui chỉ thẳng vào mặt quí vị, bất cần luật pháp:

- Đi chỗ khác, chỗ này chúng tôi đang làm việc

Ai biết nó làm việc gì, chỉ thấy từ trước đến nay, lũ côn đồ đó đứng tại những chỗ như vầy chỉ là để trấn áp tất cả các khởi động cho một cuộc xuống đường.

Nếu quý vị có đôi lời phân bua thì lập tức, chúng sẽ “trịnh trọng” khiêng quí vị lên xe bắt chó đậu kế bên. Ở đây, chỗ này, hôm nay không có luật, chỉ có bắt người, là luật rừng, luật bất thành văn của quân Nguyên.

Mà khốn nạn thay, cuộc xuống đường có thành công hay không chỉ trông cậy vào giờ G. Chỉ cần 4, 5 người phất cái biểu ngữ hay một tấm giấy trắng lên cao là sẽ có hàng ngàn người nhập vào và cuộc tuần hành sẽ vô phương cản trở.

Nhưng cái khó là làm sao để mũi tên rời cái cung, nó như một hiệu lệnh, ai sẽ là người bắn mũi tên đầu tiên đó. Cây cung này không thể vươn ra một mình được, cần ít nhất là 2 tới 3 người. Chúng nó biết thế nên không có chuyện ba bốn người đứng chung, chúng chia nhau đi dạo trên từng TẤC ĐƯỜNG tại những nơi mà cuộc xuống đường có thể nhen nhúm.
9g01 Khi chuông nhà thờ báo tan thánh lễ, những giáo dân sắp bước ra phía công viên (hai bên nhà thờ có hai hàng giàn giáo dựng cao vút, nhà thờ đang sửa chửa).

Ngay lập tức đủ thứ màu áo, tràn ra công viên chúng dàn ngang dưới chân tượng Đức Mẹ, ngay trên đường Nguyễn Du, làm một hàng rào bất khả vượt qua.

Chúng chẳng cần kéo rào thép gai, chúng dùng thân thể được 90 triệu dân vỗ béo đứng sát vai làm rào chắn.

Chỉ cách đó 50m, là một đoàn người lố nhố trên đường Tự Do, ngàn con mắt nhìn về công viên, chỉ cần một tít tắc, mũi tên bật đi là sẽ dậy một trời. Nhưng giặc đông hơn giáo dân và người đứng đợi. Thua! không thể khởi động.

Hơn thế nữa, trước 9g đã đó những ca bắt nguội, chúng thản nhiên tà tà đi tới con mồi và ba bốn tay kéo lôi nạn nhân lên xe. Đoàn người đứng đó căm phẫn ra mặt nhưng làm gì được đây, bọn chúng là quân Nguyên trá hình mà.

Người đợi kẻ trông, thương nhất là tuổi trẻ, các em rong xe hết lối này qua đường khác, như một bầy én của ngày đầu xuân. Những đôi mắt mong ngóng thấy mà tội.

9g50. Giặc kéo hàng rào phong toả đường Tự Do.

10g 10. Ở Nguyễn Huệ, những cảnh bắt người chưa có trong lịch sử pháp luật. Tôi quẹo từ Lê Lợi vào Nguyễn Huệ, tại góc đường, thì nghe một tên mặc thường phục trông rất hiền từ, hắn nói với một tên áo vàng:

- Thấy bà mặc áo hồng đi với tên áo khoác kia không. Bắt con mẹ đó.

Chỉ thế thôi. Đó là lệnh bắt người và thi hành tại chỗ, làm sao biết tên này là ai, trong bộ thường phục hiền hoà như vậy? Chúng cầm máy gọi nhanh, một chiếc xe cảnh sát trờ tới và cả hai đương sự bị lôi lên xe, ngay trên phố đi bộ vào sáng Chủ Nhật trước hàng trăm du khách.

Cùng lúc đó bên kia đường trước của ciné Rex, chúng đang kéo một thiếu nữ, mặc váy đầm, tôi chỉ thấy thấp thoáng mái tóc nhuộm màu vàng, búi cao bị nhét vào xe.

Xa hơn chút nữa một toán chừng 20 thanh niên đi xe máy vừa dừng bên đường thì bọn DQTV nhào ra, chúng bắt người như đóng phim trên đường phố. Một khởi động nữa bị đánh sập từ phút đầu.

10g45 Tại công trường Lam Sơn sau lưng Hạ Nghị Viện, trên đường Hai Bà Trưng. Một toán chừng hơn trăm người vừa bung ra đổ xuống phía tượng Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng, thì tại khu vực này giặc làm một chốt dày kín cả hai ngã tư.

Một cuộc rượt đuổi và vây bắt làm kẹt cứng một khúc đường, tôi chỉ kịp bấm mấy tấm ảnh thì phải biến ngay, trước mặt tôi một thanh niên vừa bị tước máy. Trận đánh kéo dài 30 phút.

Trên trận địa là khoảng 100 xe gắn máy 125cc của đám DQTV, của cảnh sát, xếp hàng với hàng chục xe tải nhỏ gắn đèn, hụ còi vang cả trung tâm thành phố.
Dù mặt trận đang hồi khốc liệt như vậy, người Sài Gòn vẫn bu quanh, như để an úi, như để cầu mong một cơ may cứu nạn, hay trang bị thêm kinh nghiệm cho mình, hoặc nhét vào tim một chút phẫn nộ thốt không nên lời.

Tôi chạy xe máy rề rề sát vỉa hè ngang qua nơi vừa xảy ra cuộc trấn áp. Bổng thấy một tay đội nón và mặc áo của tài xế Grab. Hắn chống ngang xe trước mặt tôi và hất hàm nói trống không:

- Thôi anh em về chỗ cũ đi.

Tôi ngó dác dác hai bên thì thấy 4 , 5 tay trẻ măng, vạm vỡ hướng mắt về tên tài xế, rồi từ đám đông tách ra chia hai tốp băng qua đường.

Quân Nguyên trà trộn nhiều cách, nhiều chiêu làm sao tránh né đây? Sài Gòn hôm nay có một thứ du kích đáng sợ hơn ngày xưa thời mà quân giải phóng miền Nam còn cầm cờ xanh đỏ trên tay.

Quả là thương Sài Gòn và thương người Sài Gòn hôm nay, ngày uất hận trào ra khỏi buồng ngực, môi cắn môi rướm máu.

Đó quý vị thấy chưa, tụi tui dân Sài Gòn thứ thiệt, nghe tiếng gọi núi sông, kéo nhau vào trận. Chưa làm được chi đã lãnh cú nện vào bụng, vào đầu, bị lôi kéo như súc vật, ném lên xe, đạp đánh. Đủ thứ danh gọi cho một cuộc đàn áp, thứ đàn áp không thương tiếc, không chất người.

Chúng tôi là ai? Người Sài Gòn đó. Những cư dân trong cái thành phố phải ngó trước ngó sau mỗi khi ra đường. Phải cẩn thận liếc ngang liếc dọc, xem kẻ đứng kề bên trong bộ trang phục rất bình thường đó có phải là công an chìm không. Thưa quý vị khó biết vô cùng. Nói toạc móng heo. Hay không bằng hên. Ra trận cầm chắc từ bị thương tới “vô hộp”.

Chúng tôi chửi chúng mỏi miệng rồi, nên bây giờ chán không chửi nữa mà húc vào chúng, vậy được chưa?

Có thể trong hoàn cảnh của chúng tôi. Quý vị sẽ bị đánh từ thắt lưng xuống bằng dùi cui, quý vị sẽ bị đạp vào mặt bằng giày đinh, quý vị sẽ bầm dập như con nắm, nói theo kiểu đồng bằng Nam bộ.

Vậy thì chớ nên trách sao Sài Gòn quá nhát không làm nổi một cuộc xuống đường. Không theo gương nơi này, chỗ nọ. Tội nghiệp chúng tôi, tay không phải đối mặt với hàng tá trang bị của quân đội dành chống lại con người. Và những thứ đó quân Nguyên tại Sài Gòn được trang bị tận răng.

Nói cho cùng dù sẵn sàng hy sinh, người ta cũng phải tính cái giá của sự hy sinh đó chứ. Cứ đợi đấy, người Sài Gòn chưa hề biết sợ, nhất là không bao giờ chịu sống nhục.

Đó. Thưa quý vị, đó là chân dung lầm than của Sài Gòn trong sáng ngày Chủ Nhật 17-06-2018.

Sunday, June 10, 2018

BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI 
 ĐẶC KHU & AN NINH MẠNG 
tại Saigon & Bình Thuận ngày 10 tháng 6 năm 2018


BÀI HỌC TỪ UKRAINE

Năm 1997, bán đảo xinh đẹp Crimea được Ukraine cho Nga thuê làm quân cảng ở thành phố Sevastopol, thuộc Crimiea trong 20 năm.

Đáng lý ra, Nga phải trao trả lại cho Ukraine vào năm 2017 vừa qua. 

Nhưng bản chất của kẻ xâm chiếm độc tài Putin Đại Đế, đã âm thầm mua chuộc chính phủ bù nhìn, đứng đầu là tổng thống Viktor Yanukovych. 

Thế là tháng 4/2010 Chính phủ Ukraine lại ký gia hạn đến năm 2047. 

Nắm bắt được được cơ hội này, Nga ồn ạt đưa khí tài và lực lượng quân sự sang, và kèm làn sóng di cư ồ ạt. 

Kết quả là chưa đến năm 2047, vào đúng năm 2014, Nga tuyên bố Crimea là lãnh thổ thuộc Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức, trái với luật pháp quốc tế.

Vì hơn 90% dân số nói tiếng Nga ở đây, nên khi trưng cầu dân ý, đồng nghĩa với việc sáp nhập vào Nga. 

Nga lập tức cho thành lập chính phủ ở đây. Phương Tây phản đối ầm ầm, Ukraine kêu gào giãy giụa, nhưng là vị thế nước yếu bên cạnh gấu Nga hùng cường, Ukraine đành bó tay! 

Putin Đại Đế lên truyền thông tỏ bày; “Crimea nên về với đất mẹ”! 

Ukkraine cay đắng mất đi phần đất có vị thế địa chính trị quan trọng và không lấy lại được Crimea nữa.Putin Đại Đế chỉ cần có 4 năm thôi, đã chiếm được Crimea ngon lành!

Nghĩ lại Việt Nam, cho dù lùi thời hạn thuê đất từ 99 năm xuống 70 năm hay 50 năm hoặc ít hơn đi nữa. Thì hãy mở to mắt ra mà nhìn bài học nhãn tiền của Ukraine và Nga.

Mà thằng Tạp Cặn Bã thì khỏi phải nói, nó còn gian manh, ác độc, nham hiểm, liều lĩnh gấp chục lần Putin!

Hà Văn Duy

Thursday, May 31, 2018

TÒA HÀNH CHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ 
(Sau mùa Hè đỏ lửa năm 1972)


Thursday, May 24, 2018

Kỹ sư Formosa tiết lộ: 
Kiểm tra không thể phát hiện vì xả thải trộm và…

Một kỹ sư của Formosa cho biết, xả thải thực sự rất kinh hoàng và thảm họa sẽ bắt đầu khi Formosa chính thức đi vào hoạt động. Kiểm tra không thể phát hiện được vì họ xả trộm và cơ quan chức năng lại thiếu chuyên môn, chưa kể vấn đề ‘phong bì’ nhạy cảm.
Minh họa đường ống ngầm xả thải của KCN Vũng Áng. Ảnh đồ họa VTC14

Một thầy giáo có người thân hiện là kỹ sư môi trường tại Formosa vốn đang là tâm điểm chú ý xung quanh vụ cá chết hàng loạt đã đăng tải trên Facebook cá nhân của mình cảnh báo về xả thải của Formosa. Theo lời của kỹ sư này, thảm họa vẫn chưa bắt đầu vì khi nhà máy của Formosa chính thức hoạt động, tình hình sẽ thực sự đáng sợ!
Dưới đây là toàn văn bức thư mà kỹ sư môi trường làm việc ở Formosa gửi thầy giáo Lê Quốc Châu ở Hà Tĩnh.

Lá thư đã được thầy Trần Đình Trợ đăng lên FB của thầy để thông tin cho người dân Việt Nam về nguy cơ kinh hoàng sắp xảy ra đối với chúng ta.
…..Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa.
Nước thải là điều không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ.
Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó anh ạ.
Hóa chất sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ.
Việc tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi anh ạ. Người không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn nguyên.
Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ. Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.
Em biết anh là người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh. Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.
Cho anh thêm một bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là vô cùng khó khăn và tốn kém.
Tuần sau có đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm anh ạ. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh nà. Hi vọng đợt này, các ông không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty”.
xả thải của formosa
Cá voi chết trôi dạt vào biển Thừa Thiên Huế ngày 25/4. (TT)

Cùng ngày, vừa có tin thêm 5 thợ lặn của Formosa phải nhập viện để kiểm tra sức khỏe vì có vấn đề. Trước đó không lâu, anh Lê Văn Ngày (SN 1970, quê ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Cổ phần Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế – (gọi tắt là Công ty Nibelc), một nhà thầu của Dự án Formosa (có trụ sở ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) tử vong sau khi lặn xuống biển.

Người dân cũng phát hiện cá voi chết ở bờ biển Thừa Thiên Huế vào 25/4. Trong khi đó, việc cá chết bất thường ven biển các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là xung quanh Khu công nghiệp Formosa – Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến dư luận hoài nghi cái chết của thợ lặn này chịu tác động bởi các độc tố từ biển mà nguyên nhân nghi do ống xả thải “khổng lồ” dưới biển Vũng Áng gây ra.

@tindachieu

Thursday, May 3, 2018

Tuổi Trẻ Ông Phó Quận Phạm Thành Châu


Pham Thanh Chau
Phạm Thành Châu
Tác giả truyện ngắn Phạm Thành Châu và tôi quen nhau từ thuở học cùng lớp ở Trung Học Trần Quí Cáp, Hội An. Tôi không biết có phải vì mình nay tuổi đã ngoại thất tuần và vì đã xa nhau hơn 50 năm nên tôi không còn nhớ là hai đứa bắt đầu biết nhau từ năm nào mà chỉ còn nhớ là cả hai cùng học Đệ Nhất C niên khóa 1962-1963. Hay cũng có thể là vào những năm trước Tú Tài I bạn Châu của tôi không gây nhiều ấn tượng cho tôi như vào năm Đệ Nhất? Vào năm ấy tôi còn nhớ rất rõ Phạm Thành Châu là một học trò tinh nghịch nhứt lớp nhưng lại là làm Trưởng ban trật tự của lớp! Tôi không nhớ thủ tục bầu bán như thế nào nhưng tôi được lãnh cái danh dự làm Trưởng lớp còn PTC bị lãnh cái nợ làm Trưởng ban trật tự. Tình thật mà nói nếu Trưởng lớp có quyền chọn các trưởng ban để làm việc hiệu đoàn với mình chắc có lẽ tôi đã “bổ nhiệm” ông bạn quí hóa của tôi làm “Trưởng ban mất trật tự”!
Phạm Thành Châu tinh nghịch nhưng rất ngộ nghĩnh nên ai nếu không thương thì cũng không ghét được. Mỗi tuần Châu ngồi ghi vào vở cô giáo Anh văn trẻ đẹp Lê Thị Tường Loan mỗi buổi dạy mặc áo dài màu gì, cầm xách tay màu gì, và đi giày cao gót màu gì để đến thứ Hai tuần sau “bá cao” cho cả lớp biết! Phòng học của lớp Đệ Nhứt C nằm sát lộ chính chạy từ dưới Trường Nam Tiểu học ở huớng đông lên hướng tây qua trước mặt Trung học Trần Quí Cáp bên tay trái và trại lính Công binh bên tay phải. PTC ngồi ở cuối bàn gần cửa sổ sau; nếu ngoãnh đầu lại thì nhìn ngay vào cổng chính của trại Công binh nơi xe nhà binh thường xuyên ra vào khá ồn ào. Những xe Jeep nhỏ có tiếng máy “tao nhã” hơn thường không lấn áp tiếng giảng bài của giáo sư trẻ ở trong phòng học của chúng tôi. Nhưng những tiếng máy gào thét “thô lỗ” của xe vận tải “rêm xê” thì lúc nào cũng làm cho học trò lũ chúng tôi chẳng nghe thầy nói gì ở trên bảng! Chính vì vậy mà mỗi khi nghe như có tiếng xe ra cổng, Cô Tường Loan thường muốn biết là xe lớn hay nhỏ để có thể dừng giảng bài chờ cho xe ra khỏi cổng. Một hôm cô gọi “Châu, xem có xe ra hay không?” Ông bạn tinh nghịch của tôi lanh lẹ trả lời “Thưa Cô có!” Cô Loan hỏi “Xe gì?” “Dạ thưa Cô xe đạp.” Châu đáp lại! Cả lớp phát lên cười rộ. Trưởng ban trật tự có nhiệm vụ phân công tác chùi bảng mỗi ngày. Có một hôm phiên trực rơi trúng vào một đồng môn vắng mặt; thế thì Trưởng ban trật tự phải thay thế. PTC lên bảng tìm không ra khăn lau bảng trong khi giáo sư sắp bước vào lớp, Châu lanh lẹ sè hai bàn tay mình ra và nói lớn “Hãy xem Trưởng ban trật tự làm việc” và dùng hai bàn tay xóa sạch bài viết của giờ học trước còn để lại!
Đó là nói chuyện trong lớp khi có thầy. Còn lúc lớp buổi sáng trước 8 giờ trong lúc ngồi chờ thầy vào lớp, Châu thường cầm đầu diễu cô Thúy Quỳnh “xết xi” trẻ đẹp dạy ở Trường Nam Tiểu Học. Sáng nào cô cũng ỏng ẹo đi bộ ngang trường chúng tôi. Mỗi khi thấy cô, Châu và đồng bọn bắt chước mấy đứa nhỏ bán bánh mì buổi tối thường rao “Bánh mì nóng dòn đây” và cùng la lớn ” Thúy Quỳnh nóng dòn đây”!
Thời tinh nghịch vô tình vô tội của tuổi học trò đứng hàng ba sau ma quỉ ấy nay đã xa tịt mù trong quá khứ dài hơn nữa thế kỷ. Tôi xa PTC sau khi đậu Tú tài II năm 1963. Tôi ngược ra hướng bắc vào Đại học Sư phạm Huế còn bạn tôi xuôi hướng nam vào Sài Gòn học Quốc gia Hành chánh. Sau bao năm lên voi làm Phó Quận Trưởng thời Việt Nam Cộng Hòa rồi xuống chó làm tù cải tạo của thời “Bắc thuộc” cho đến khi đi tìm được tự do ở đất Cờ Hoa. Sách có câu “thời thế tạo anh hùng” và vì hoàn cảnh đổi thay mà nay PTC đã trở thành một văn sĩ viết truyện ngắn hay ít ai sánh kịp.
Anh đã xuất bản được 4 tập truyện ngắn nhan đề:
– Bức Họa Khỏa Thân
– Nhớ Huế
– Lý Lẽ của Trái Tim
– Lời Tỏ Tình
sach PTCĐây là những câu chuyện cười ra nước mắt phản ảnh trung thực cuộc đời đầy khổ nhục của những anh hùng Việt Nam tự do sống dưới chế độ nô lệ của Hà Nội sau 1975.  Người chồng có thể hiểu trong đầu mình cái đau quặn người của vợ khi sinh đẻ nhưng là đàn ông, vì không bao giờ có kinh nghiệm bản thân “đau đẻ”, không bao giờ có thể đồng cảm được cơn đau vô tả của người đàn bà khi sinh con. Tương tợ như thế, một số người may mắn như tôi không bị sống trong trại tập trung của Cộng sản vẫn có thể hiểu trong đầu mình những khổ nhục thể xác và tinh thần mà bạn bè bị kẹt lại ở Miền Nam phải trải qua nhưng không thể nào cảm thông được trong tim mình những nổi não nề trong tinh thần của cuộc sống lao tù chính trị dưới chế độ vô nhân bản của Cộng sản. Nhưng một điều rất đáng ngac nhiên mà tôi phải cảm ơn PTC là qua những truyện ngắn của nhà văn tị nạn này tôi đã nhận ra được cái não nề, quằn quọi trong tinh thần của những người bạn đi “cải tạo” khiến tôi không cầm được nước mắt. Đó là cái tài thiên phú ít có.
Văn của PTC nhẹ nhàng, hài hước, và lôi cuốn khiến ít ai có thể bỏ đọc nửa chừng. Tuy văn có vẻ như đùa cợt, nội dung thật là sâu sắc thâm trầm. Tuy tác giả trải qua nhiều kinh nghiệm đắng cay, PTC vẫn không hoàn toàn mất tin tưởng vào thiện tính của con người. Đây là một trong những yếu tố đặc thù phản ảnh nhân tình của tác giả. Ý thức hệ phi nhân bản có thể xóa mờ tâm tính của một số người Việt chúng ta, nhưng truyện của PTC cho những ai trong chúng ta còn giữ lại được chút nghĩa “đồng bào” thấy còn hé mở một tia ánh sáng, dầu yếu ớt, trong cái tâm mù lòa của những người đã đi lầm đường trước năm 1975.
Cảm ơn bạn Châu đã cho tôi những giây phút vui buồn vì nhân tình thế thái trong đất nước Việt Nam thân yêu vào giai đoạn lịch sử loạn ly. Bạn là một trong những chứng nhân lịch sử quan trọng của dân tộc Việt cho một giai đoạn khổ nhục nhất của người Việt sống trong cảnh anh em đô hộ anh em.
Nguyễn Ngọc Cảnh, Ph.D.
Lưu ý: Độc giả có thể liên lạc với nhà văn Phạm Thành Châu qua số ĐT (571)480-3276 hoặc (703)569-0124, hay địa chỉ email: chaupham3276@gmail.com

Wednesday, May 2, 2018

XIN LỖI THÁNG TƯ



Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ...lên đường “đánh Mỹ”
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót, áo sờn vai thấm lạnh
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về.


'Ba mươi tháng Tư'! Bên thắng cuộc, hả hê!
Con trở thành kẻ kiêu binh trong đoàn "quân Giải Phóng"!
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi “Giải phóng” cho ai?
Chễm chệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều “dân oan” mất đất.

Những nghịch lý, tai ương chồng chất
Khoảng cách “sang, hèn” cứ rộng mãi ra
Người ở “quê” không còn tha thiết với “ao nhà”
Tràn vào Miền Nam, ngọa, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!

Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi gọi là: “góp công giải phóng”
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc lào...
Thậm chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, bụi đời, đĩ điếm
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người “ngoài ấy”
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng" hiện diện trên quê hương mình đấy?

Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang.

Quê hương tôi, tên thật đẹp, làng Vàng
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người bỏ tất để vào Nam chen lấn, đua tranh?

Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời
Vẫn cháy bỏng muốn được về nơi mình chôn nhau, cắt rốn
Đã mấy năm nay, tôi làm kẻ “chạy trốn”
Trốn khỏi “sai lầm” những năm tháng đã đi qua
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà
Tập làm nông, ngơ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, tuổi ấu thơ hoài niệm.
 
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó. 
Cửa, cổng nhà cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi dông, nổi gió.


Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi Tháng Tư! Xin lỗi Miền Nam
Những việc tôi đã làm
Xin lỗi tất cả!
những người "bên thua cuộc".

Biết sao được!
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng lẽ đời, Đen Trắng phải phân minh
Xin lỗi tháng Tư
Hãy tha thứ cho mình!
Rất chân thành, không phải lời giả dối.


Bình Ngọc
Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam
30.4
HÃI HÙNG CỌNG SẢN

30.4
  "Giải phóng" 1 nền văn minh 
(khám sức khỏe cho cán binh và B)

30.4.2018 
THÀNH PHỐ GLENDALE, VÀ 18 THÀNH PHỐ KHÁC 
THUỘC TIỂU BANG ARIZONA CẤM TREO CỜ ĐỎ CỦA
CSVN