Friday, September 30, 2011

China


Trung Quốc đang lo sợ
Muốn biết một quốc gia mạnh yếu ra sao thì chúng ta có thể xem họ đang sợ những cái gì. Nếu một chính quyền sợ những thứ rất nhỏ, thì không thể coi là họ mạnh được.

Ở trong nước, một chữ Hoa Nhài mà Bắc Kinh cũng sợ, kiểm duyệt không cho các mạng web nhắc đến! Kiểm duyệt khi viết những tên Tây Tạng, Uighur. Họ bắt giam họa sĩ Ngải Vị Vị, dọa truy tố tội trốn thuế, y như tội nhà báo tự do Ðiếu Cày bị gán ghép, bị dư luận che cười lại thả. Ðã kết án nhà văn Lưu Hiểu Ba rồi, họ vẫn mở những chiến dịch rầm rộ bôi nhọ một người đang ở trong tù, sách nhiễu đến cả vợ con không cho yên.

Tại sao họ phải sợ những cá nhân đó? Bởi vì họ biết chính họ rất yếu khi đối diện với những lý tưởng, những ý kiến mà Hiến Chương Linh Tám nêu ra: Dân Chủ, Tự do, Bình đẳng trước pháp luật, Hạn chế quyền hành nhà nước, Chống tham nhũng bất công. Những lý tưởng đó đang nung nấu âm ỷ trong lòng người Trung Hoa. Nhiều người Tàu đang theo dõi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Ai Cập, ở Syria, hàng trăm triệu người, không biết lúc nào họ nổi lên yêu cầu dân chủ. Các lãnh tụ Trung Nam Hải đang ngồi trên một thùng thuốc súng. Không biết một biến cố nho nhỏ bất ngờ nào sẽ bật ngòi cho nó phát nổ. Khi sợ hãi, người ta quay ra đánh lung tung. Vì nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”.

Trên mặt ngoại giao, Trung Quốc cũng đang chống phá lung tung. Trong mấy tuần nay Bắc Kinh lên tiếng cực lực đả kích Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.

Bắc Kinh đã ồn ào phản đối việc công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khuôn (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Trước đây, những công ty Chevron, Petronas-Carigali, British Petroleum, Santos đã rút lui ngay sau khi bị dọa. Bây giờ, Ấn Ðộ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác tìm dầu với Việt Nam làm theo đúng luật lệ quốc tế. Chevron và BP có những vụ làm ăn ở bên Tàu cho nên không dám đụng; khiến mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ đụng với ONGC Videsh mới được một bài học. Tháng trước Bắc Kinh đã cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi mới rời hải cảng Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Ấn Ðộ đã chính thức phản đối, lên tiếng bảo vệ quyền lưu thông trên biển Ðông của nước ta.

Chỉ có thế thôi. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cho các báo, đài đăng những bài chỉ trích Ấn Ðộ đang tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Ðông Nam Á. Ðồng thời, họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu, như bản tin trên nhật báo Người Việt ngày hôm qua mới đăng... Không những thế Bắc Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào. Lại nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”.

Một nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã diễn tả đúng tâm trạng các đồng chí lãnh đạo Trung Nam Hải. Chỉ riêng một vụ đi tìm dầu lửa, ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali) được hãng thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng ông cảm thấy Ấn Ðộ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc”. Bộ ông ta nghĩ Việt Nam là một nước chư hầu hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược, toàn diện” với nước Tàu mà thôi? Mã Gia Lệ nói: Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc. Nếu Ấn Ðộ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Nhiều nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. “Ðối thoại tay ba” đang được mở giữa Nhật Bản, Ấn Ðộ và Mỹ có vẻ “phần nào nhắm vào Trung Quốc”. Chúng tôi không muốn thấy một liên minh như vậy. Ðúng là tình trạng một người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy người khác đang âm mưu hại mình. Hoặc một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình!

Cựu Ngoại Trưởng Nhật Bản Yuriko Koike mới viết trên Nhật báo Japan Times vào Tháng Sáu năm nay, nói rằng người ta không cần phải ngăn ngừa Trung Quốc, như chiến lược đối phó với Nga Xô mà Mỹ đã theo trong thời Chiến Tranh Lạnh. Chi phí quân sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Ðộ hay Nga. Một nửa số 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo, Trung Quốc cần bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách Hợp Tử) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nước Á Châu phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì bị rơi vào một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Ðộ, Nam Hàn, Indonesia là ưu tiên số một.

Trong thực tế, các nước Á Ðông và Ðông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ 20 là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, tạo ra một tình trạng cân bằng, ổn định. Hiện nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam, và ngay cả Mông Cổ đều muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Ðúng như bà Koike nói, không ai coi việc ngăn chặn Trung Quốc là một việc cần thiết, nhưng không ai muốn bị Trung Quốc áp lực. Một quốc gia nhỏ như Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn, các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng.

Nguyên nhân chính cũng vì Bắc Kinh đã bỏ không theo lời căn dặn chiến lược của Ðặng Tiểu Bình, là hãy lo phát triển kinh tế, còn về ngoại giao phải “Thao quang Dưỡng hối” (Tao Guang Yang Hui): Che bớt cái hay cái giỏi của mình; cúi xuống, chớ cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, nói sửa chữa để làm tàu giải trí, sòng bài, rồi bỗng làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước mình. Một hàng không mẫu hạm mà không có những tàu chiến đi theo bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một hạm đội, nếu đụng trận chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích, như vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có thể giải thích là họ cần kích thích tự ái dân tộc của một tỷ dân, để đám dân này quên cảnh tham nhũng, bất công xã hội, và không được tự do. Chính nỗi sợ ngọn núi lửa sẵn sàng bùng nổ ở bên trong khiến cho giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh hung hăng đối với bên ngoài.

Nhưng khi tỏ ra lo sợ về những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, họ càng cho thấy là họ đang sợ, vì bản thân còn yếu quá.

Vụ công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh không sợ dọa nạt cứ tiếp tục tìm dầu đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tại sao các công ty Chevron nhượng bộ ngay mà Videsh không sợ? Chắc vì quyền lợi của Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc làm ăn. Chính phủ Mỹ cũng hùa theo, tuyên bố chính sách không can dự vào những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Còn Videsh chắc không có quyền lợi nào đáng kể mà lo bị mất. Vì thế chính phủ Ấn Ðộ mới làm cứng. Và Bắc Kinh hoảng sợ. Cuối Tháng Mười này sẽ có cuộc họp (lần thứ 15) giữa hai nước để bàn về các tranh chấp biên giới; không biết Bắc Kinh sẽ nhượng bộ gì để đổi lại Ấn Ðộ ngưng tìm dầu trong vùng biển Việt Nam hay không? Một lần nữa, trong việc ngoại giao không có nước nào là bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Mai mốt, nếu công ty Videsh thành công, bắt đầu khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ đó mà làm! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không bị ràng buộc quyền lợi với Trung Quốc; ngăn cản họ làm sao được.

Nhưng nguyên nhân gây ra nỗi sợ của Bắc Kinh trong vụ công ty Videsh bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ có chiến tranh với Ấn Ðộ. Mặc dù Ấn Ðộ mới đồng ý bán cả hỏa tiễn cho Việt Nam, chọc tức Bắc Kinh hơn nữa. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về chuyện biên giới, bao nhiêu năm nay rồi. Không bên nào chịu thỏa hiệp ký một “hiệp ước cưa đôi” nhanh chóng như chính quyền Việt Nam. Hai nước cùng đang coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một. Trung Quốc cần giữ một bộ mặt hòa bình để còn đi làm ăn nơi khác! Vả lại trong thế giới này khó xảy ra chiến tranh lắm. Thế nào cả thế giới chung quanh cũng nhảy vào can gián để khỏi bị cháy thành vạ lây.

Nỗi sợ của Trung Quốc chính là vì lo thế giới sẽ nhảy vào can gián. Muốn can gián Ấn Ðộ và Trung Quốc trong vụ tìm dầu này, mọi người sẽ phải đặt câu hỏi quần đảo Hoàng Sa thực ra thuộc nước nào? Khi đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Cuộc tấn công cướp Hoàng Sa năm 1974 mới xảy ra hơn một phần tư thế kỷ. Tại sao anh phải đem súng tới giết người ta để chiếm những đảo này? Có những chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng họ bị bắn, họ bị bắt rồi được trả như tù binh ra sao. Cuối cùng, một vụ tranh chấp chủ quyền sẽ được đề nghị đưa cho một hội đồng hòa giải hay một phiên tòa quốc tế phân xử. Khi đó, các chứng cớ rằng Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được!

Trong lúc này Trung Quốc đang có nhiều mối lo ngoại giao, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama vẫn cứ bán thêm máy bay cho Ðài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng Viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với Mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc Hội lẫn ông tổng thống đều muốn tỏ ra cứng rắn để mong kiếm lá phiếu của dân! Ðúng lúc đó thì công ty Videsh và chính quyền Ấn Ðộ lại gây thêm chuyện, không chịu làm “láng giềng hữu nghị, hảo hảo hảo hảo (4 chữ Tốt)! Ðó là một mối lo khiến Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) mới gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh bên cạnh phiên họp ở Liên Hiệp Quốc để rủ nhau hợp ca bài 16 chữ vàng! Trước khi đi New York chắc ông Ðới Bỉnh Quốc đã căn dặn: Nếu năn nỉ Ấn Ðộ không được, thử bảo Việt Nam xem nó có chịu nghe hay không?

Ngô Nhân Dụng

Thursday, September 29, 2011

Thơ Hoa Văn


Hãy Giữ Lại Trong Ta Niềm Kiêu Hãnh

Video ThienanhhungcaQL/VNCH

Mến tặng các chiến sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà


Hãy giữ lại trong ta niềm kiêu hãnh
Bao nhiêu năm chiến đấu giữ miền Nam
Bao nhiêu năm bảo vệ lá cờ vàng
Là ta đã góp phần dâng Tổ Quốc

Chiến sĩ Cộng Hoà ta không bạc nhược
Vẫn đấu tranh cho đến phút giây này
Vẫn một lòng với đất nước hôm nay
Dù tất cả chúng ta đều tay trắng

Xưa chiến đấu nhưng không được quyền thắng
Bởi ta không quyết định được cho mình
Bởi đồng minh phản bội lại đồng minh
Nên phải chịu bó tay đành thất trận

Ta bỏ nước ca bài vong quốc hận
Thắng hay thua đâu luận được anh hùng
Bao chiến hữu ta giữ trọn lòng trung
Đã tự sát trước những giờ buông súng

Ta thua giặc nhưng vẫn đầy trung dũng
Bao nhiêu năm tù ngục chẳng xiêu lòng
Lính ngoài tù lính mãi vẫn kiên trung
Đẹp thay anh lính Cộng Hoà thuở trước

Chúng ta đang sống đời ngoài đất nước
Vẫn cùng nhau giữ trọn tấm lòng son
Góp chút gì cho dân tộc nước non
Để mai kia sáng trong trời dân chủ

Chiến hữu ơi ! Đừng đánh rơi quá khứ
Quê hương rồi sẽ phải có tự do
Dân tộc mình với cuộc sống ấm no
Không còn Đảng vô nhân và bất nghĩa

Chiến Sĩ Cộng Hoà tên trên bia đá
Chữ muôn năm mãi mãi ở trong đời
Nét kiêu hùng còn đó chẳng pha phôi
Hãy giữ lại trong ta niềm kiêu hãnh.

Hoa Văn
4/9/2011
@nguoivietboston

HS-TS-VN


National Geographic Và Bản Đồ Hoàng Sa

Video Mẹ VN ơi chúng con vẫn còn đây - Munchen protest  -  Vinh quy bai to

 (LTS Việt Báo: Điểm dị thường trong cuộc vận động chủ quyền Hoàng Sa là chuyện nhà nước Hà Nội chần chừ, do dự, chậm rãi… có vẻ như bất đắc dĩ mới nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Bài của tác giả Nguyễn Duy-An kể về chi tiết lạ thường này trong cuộc vận động từ nội bộ National Geographic, nơi tác giả giữ chức vụ Senior Vice President của National Geographic.)

Đầu tháng 8 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã ghé thăm trụ sở National Geographic tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và gởi tặng tôi một ấn bản luận án Tiến Sĩ Sử của ông hoàn tất năm 2003 là “Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” được ông dịch sang tiếng Anh với tựa đề “Documents on Viet Nam’s Sovereignty over Paracels & Spratleys.”

Trong cuộc gặp gỡ thân tình này TS Nguyễn Nhã đã hỏi tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” xảy ra đầu năm 2010, và cứ thắc mắc tại sao tôi không bao giờ “lên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều người nhắc đến tên tôi. Thực ra, tôi đã ghi lại những diễn tiến “Bản Đồ Hoàng Sa” ngay từ đầu nhưng quyết định không phổ biến vì lời khuyên của một người đàn anh rất nổi tiếng trong giới truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ: “Em tìm cách nào ‘danh chính ngôn thuận’ để National Geographic chịu sửa lại chú thích trong bản đồ của họ; rồi chờ khi mọi chuyện lắng đọng hãy ‘xì ra’ chứ ngay lúc này thì không nên vì em sẽ bị ‘chụp mũ và trù dập’ từ chết tới bị thương…!”

Câu chuyện bản đồ Hoàng Sa sau đó cũng được National Geographic sắp xếp ổn thỏa và hợp lý, nhưng vì công việc bề bộn nên tôi chưa hoàn tất bài viết. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ TS Nguyễn Nhã và nhất là những cuộc biểu tình xảy ra liên tiếp ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ mấy tháng nay nhằm phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông đã thúc đẩy tôi phải sửa lại và phổ biến bài viết này để chia sẻ với các bạn.

Trước hết, tôi xin khẳng định là công việc của tôi ở National Geographic không liên quan gì tới việc làm bản đồ nhưng vì là người Việt Nam nên dầu muốn dầu không, tôi cũng phải “get involved” vì việc này liên quan trực tiếp đến “quê hương yêu dấu” của mình.

Đầu tháng 3 năm 2010, văn phòng “Communications” báo cho tôi biết về việc có 3 người Việt Nam là các ông Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long, với tính cách cá nhân đã gởi thư yêu cầu National Geographic giải thích về việc đổi tên quần đảo “Paracel Islands” thành “Xisha Qundao” (China) và xóa bỏ tên “Hoàng Sa” một cách thiên vị, không đúng với lịch sử, và sẽ ảnh hưởng đến những tranh luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm. Họ báo cho tôi biết việc này vì chắc chắn sẽ có nhiều cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt liên lạc trực tiếp với tôi để “chất vấn” như chuyện đã xảy ra mấy năm trước khi National Geographic gọi “Sông Hương” là “Sông Huế” trong một cuộc thi chung kết giải “National Geographic Bee” ở Hoa Thịnh Đốn.

Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”

Tôi đang phân vân không biết tính sao thì ngày 10 tháng 3, 2010 anh Đỗ Hùng (báo Thanh Niên ở Sàigòn, Việt Nam) liên lạc email và điện thoại nói chuyện với tôi về những bài báo và các diễn đàn đang “bùng nổ” về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa của National Geographic” và hỏi tôi có cách nào hỗ trợ để “đòi lại chính nghĩa” cho người Việt. Đã biết trước nguyên tắc làm việc của nhóm “Bản Đồ” nên tôi nói với anh Hùng là phải tìm mọi cách để có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Thêm vào đó, tôi cũng gợi ý cho phát ngôn viên chính thức của National Geographic liên lạc trực tiếp với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để thúc dục họ lên tiếng xác định chủ quyền về quần đảo Paracel Islands. Cùng ngày hôm đó, nhân viên của báo Khoa Học và Đời Sống từ Hà Nội cũng liên lạc với tôi về chuyện bản đồ, tôi cũng nhấn mạnh thêm về việc “phải có” tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam. Và cũng từ hôm đó, ngày nào tôi cũng nhận được hàng trăm email và điện thoại “chất vấn” về việc làm “sai trái” của National Geographic. Cũng có một số đài truyền thanh, truyền hình và báo chí người Việt tại Hoa Kỳ muốn phỏng vấn tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” nhưng tôi chỉ trả lời là tôi không được phép, và xin họ liên lạc trực tiếp với bà Cindy Biedel là người được trao nhiệm vụ tiếp xúc với các cơ quan truyền thông về việc này.

Tôi cũng giải thích cho nhiều người về việc gởi thư tới địa chỉ của nhóm “Bản Đồ” thay vì gởi cho ông chủ bút của National Geographic Magazine, và điều quan trọng nhất là tìm cách vận động để chính phủ Việt Nam phải chính thức lên tiếng.

Thêm vào đó, tôi cũng gởi email trả lời cho một số đoàn thể và cơ quan truyền thông đang kêu gọi và vận động xin chữ ký gởi thư yêu cầu National Geographic đổi tên quần đảo Paracel Islands là tên của ông chủ bút của National Geographic Magazine là Chris Johns chứ không phải Chris Jones, nhưng rồi không thấy ai trả lời và tất cả các thư gởi đến National Graphic cũng “copy” lẫn nhau nên sai vẫn hoàn sai. Kể ra cũng hơi buồn vì mình viết thư yêu cầu người ta sửa tên một quần đảo trên bản đồ thế giới mà chính lá thư của mình lại viết sai tên người nhận… và người đó lại nổi tiếng khắp thế giới!

Tối ngày 13 tháng 3, các báo Thanh Niên, Khoa Học và Đời Sống… chuyển cho tôi văn bản cuộc họp báo ở Hà Nội với lời tuyên bố “Bản đồ ghi ‘Paracel Is. China’ do National Geographic công bố là sai, chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này” của phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, và khẳng định “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Sau khi nắm được trong tay văn kiện này, sáng sớm hôm sau tôi đã nhắc bà Cindy Biedel liên lạc với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để tham khảo, cũng như liên hệ với nhóm “Bản Đồ” của National Geographic để thúc đẩy họ triệu tập một cuộc họp hầu tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất và nhanh nhất vì phản ứng giận dữ của người Việt đang “bùng nổ” rất mạnh mẽ cả trong nước lẫn hải ngoại.

Mấy ngày sau, tôi nhận được thư mời tham dự một cuộc họp khoáng đại sau khi nhóm “Bản Đồ” đề nghị và được Uỷ Ban Chính Sách Bản Đồ (The National Geographic Society’s Map Policy Committee) chấp thuận cách thức sửa đổi trước khi thông báo với giới truyền thông và các hội đoàn liên quan: “National Geogaphic sẽ chỉ sử dụng tên quốc tế Paracel Islands và xóa bỏ chữ China trong những bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ (smaller-scale world maps) và sẽ chú thích thêm chi tiết ‘Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 và gọi là Xisha Qundao, Việt Nam vẫn đòi chủ quyền và gọi là Hoàng Sa’ trong những bản đồ có tỷ lệ xích lớn hơn (larger-scale regional, continental, and sectional maps).

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, National Geographic đã gởi thông báo về việc thay đổi này cho hai tòa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc cũng như các cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt.

Trong suốt mấy tuần lễ “dầu sôi lửa bỏng” về “Bản Đồ Hoàng Sa”, và lai rai cả gần năm nay, tôi nhận được không biết bao nhiêu là email và điện thoại của người Việt khắp nơi “hỏi thăm sức khỏe!” Tôi cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm và đoàn kết của mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bất kể đang ở trong nước hay hải ngoại, ai ai cũng xúc động và bồn chồn lo lắng trước viễn ảnh mất biển, mất đảo, mất đất… Tôi đã buồn thật nhiều khi có những người “trách móc” hay “chửi bới” cá nhân tôi vì chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” đã xảy ra; tôi cũng vui thật nhiều vì có nhiều người thông cảm và hiểu rằng khi tôi làm việc ở National Geopgraphic không có nghĩa là “đồng lõa” với việc sửa tên “Hoàng Sa” thành “Xisha Qundao” trong Bản Đồ Thế Giới.

Đã nhiều đêm tôi thao thức, và cũng đã hơn một lần tôi tự hỏi không biết mình phải làm gì khi “quê hương yêu dấu Việt Nam” càng ngày càng đi vào ngõ cụt!

Trong lúc tôi ngồi viết lại những dòng này trong một dinh thự to lớn và hiện đại ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn thì bên kia bờ biển Thái Bình Dương, mẹ và các em, các cháu của tôi cùng với hơn 80 triệu đồng bào thân thương đang sống những tháng ngày khốn khổ vì ngư phủ không dám ra khơi, nông dân không có hạt giống vì nạn lũ lụt và hạn hán hàng năm khi rừng không còn nữa, công nhân đi làm lĩnh lương không đủ mua cơm ngày hai bữa…

Và buồn thật nhiều khi tôi rảo khắp Sàigòn suốt một ngày cũng không tìm mua được một món hàng không có chữ “Made in China”; có chăng chỉ tìm được một vài mặt hàng có “bao bì” chế tạo tại Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nhưng trong ruột lại chứa “hàng nhái” từ Trung Quốc!

Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây nhưng “Quê Mẹ” rồi sẽ về đâu?

Nguyễn Duy-An

Wednesday, September 28, 2011

menamblog


AI ĐANG BẢO VỆ NGƯ DÂN ?

Trong bài viết trước "Ai đang bám biển cùng ngư dân?" tôi có chia sẻ cùng mọi người câu chuyện của những người thân trong gia đình ngư dân Lê Văn Huy.
Hôm nay, viết tiếp những dòng này, tôi xin chia sẻ cùng mọi người, những khó khăn và những mối băn khoăn thực sự của những con người đang ngày đêm bám biển đảo quê hương.
Bạn và tôi, chúng ta đã được dạy yêu quê hương qua từng tấc đất, thì với những ngư dân này, họ yêu biển, yêu ngư trường bởi ngoài ý nghĩa quê hương, đó còn là máu thịt, là cuộc sống của họ. Họ ra biển, đối mặt với thử thách thiên tai bằng kinh nghiệm đi biển. Và day dứt bởi rất cần "sự bảo lãnh" từ phía chính quyền để "vô tư đi làm" và đối mặt với những "rủi ro vì bị bắt".

Có hay không chuyện "môi giới chuộc người"?

Cùng là nghề đi biển, nhưng ngư dân lại phân loại thành 2 nghề khác nhau: nghề lặn và nghề lưới. Những đội tàu làm nghề lặn có vẻ khá giả hơn đội tàu làm nghề lưới. Nói khá giả hơn, không có nghĩa là những người đi lặn giàu hơn những người làm lưới. Bởi bản chất của nghề lặn nguy hiểm và cực khổ hơn nghề lưới rất nhiều. Có lẽ vì thế mà sau khi khai thác, sản phẩm thuđư ợc của nghề lặn được trả giá cao hơn. Khi có sự cố nhân tai xảy ra, các tàu lặn thường trở về sau khi "nậu" (tức người bỏ tiền ra bao trọn sản phẩm đánh bắt trên tàu) đồng ý bỏ ra một khoản tiền lớn cùng với chủ tàu để chuộc tàu về. Mỗi con tàu "bị chuộc", sẽ được cấp cho một giấy chứng nhận là đã nộp phạt, để lần sau nếu bị bắt, có may mắn thì sẽ được tha. Với những người đi lưới thì khó hơn một chút, nên đa phần họ chấp nhận bị bắt, bị đánh, bị tịch thu ngư cụ. Đa số ngư dân trên đảo Lý Sơn chọn nghề lặn mưu sinh, trong khi đó ngư dân Quảng Ngãi lại chọn nghề lưới làm ngư nghiệp cho mình.

Theo chị Võ Thị Tam, vợ anh Lê Văn Huy cho biết, khi anh bị bắt giam, chị đã phải vất vả thuê xe lên tận thành phố Quảng Ngãi, để tìm "người môi giới" ở đây tiến hành "đàm phán thả người" giúp chị. Mỗi lần đi lại như thế rất tốn kém, vì phải mời cơm nước và "lót tay" cho họ. Người môi giới ở đây có thể là người biết tiếng Trung Quốc ở Quảng Ngãi, nhưng cũng có thể là người có kinh nghiệm và nắm rõ các trình tự "chuộc người" ở Đà Nẵng.

Tất cả những việc này đều do gia đình những người bị nạn tự lo, theo đúng con đường "ngoại giao nhân dân" với hải quân Trung Quốc (nhưng hoàn toàn vắng bóng nhân viên Bộ ngoại giao), để chuộc lấy người thân của mình về.

Ngư trường truyền thống và đường lưỡi bò :

Chúng ta - những người có điều kiện tiếp cận với báo chí với Internet hàng ngày, được nghe, được thấy nhiều về cái gọi là "yêu sách đường lưỡi bò" trên bản đồ hải giới của Trung Quốc. Nhưng với những ngư dân bám biển, họ khó có thể hình dung được việc này. Với họ, ngư trường truyền thống là vùng biển mà nơi bao thế hệ người Việt xưa này đã đến và khai thác ở đó. Thử lắng nghe bạn nhé.

Theo lời anh Võ Văn Tư, em vợ của ngư dân Lê Văn Huy: "Vùng biển Việt Nam mình đây rất là rộng lớn chứ không phải hẹp đâu. Nhưng mà bây giờ thằng Trung Quốc nó xâm chiếm nhiều quá. Trên tuyến đường mình đi ra, Việt Nam gọi đó là đảo Tri Tôn đó, khi mình muốn chạy qua vùng biển của Trung Quốc đó, thì mình phải đi dưới đảo của nó rất là xa mình mới đi qua được. Đó là những chiếc tàu lớn đi thẳng ra Trung Sa để làm, còn những chiếc tàu nhỏ thì phải đi trong vùng biển Hoàng Sa để khai thác, chứ tàu nhỏ quá không thể đi ra Trung Sa thì không được sẽ nguy hiểm đến tài sản và tính mạng.

Việt Nam mình nói vùng đảo Hoàng Sa là của Việt Nam thì ngư dân mình cứ ra đó khai thác mà khai thác thì cuối cùng cứ bị tàu của Trung Quốc nó bắt miết. Hễ mà nó bắt thì anh nào có tiền nộp thì về, anh nào không có thì nó bắt nhốt ở bển. Nên đời nó có những cái đặc biệt như vậy".

Những sự đặc biệt khó hiểu trong đời ngư phủ của mình như anh Tư tâm sự buông khẽ cuối câu, có thể không quá lạ với anh - với những người phải đối mặt với mối nguy hiểm đến từ "người láng giềng" trên biển thường xuyên, nhưng nghe xong, chúng tôi thấy thật đắng lòng.

Giải pháp nào cho ngư dân Việt?

Khi được hỏi: "Nếu có điều kiện để tiếp tục nghề làm biển thì anh (chị) hy vọng điều gì?"
Tôi đã nhận được câu trả lời: "Đảo Việt Nam phải có dân Việt Nam, nhưng mà người dân ở đây ra đó thì bị bắt hay bị đánh đập gì đó mà anh không can thiệp được thì người dân họ phải băn khoăn chứ? Sắp tới đây anh lại ra biển làm ăn, người dân ở đây chỉ mong được nhà nước che chở cho những người dân lao động nếu có xảy ra rủi ro tai nạn".
Toàn những băn khoăn thắc mắc mà tôi, một công dân nước Việt Nam như anh, không thể nào trả lời.

Trách nhiệm này thuộc về ai?

Khi những người Việt Nam tại Sài Gòn và Hà Nội đồng loạt xuống đường trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 vừa qua để bày tỏ sự phẫn nộ trước hành vi gây hấn, xâm lược của Trung Quốc và đòi hỏi phải có chính sách bảo vệ ngư dân trên biển Đông bị dè bĩu bằng những cụm từ đánh tráo khái niệm như "đi ngang qua", "tụ tập đông người", "gây rối trật tự nơi công cộng"... trong đất liền. Thì ngoài biển xa, những người Việt Nam chọn cho mình nghiệp mưu sinh bằng cách bám biển vẫn phải tự mình đương đầu với tên láng giềng xấu bụng tham lam.

Khi những người tham gia biểu tình vẫn còn tiếp tục bị sách nhiễu, bị thẩm vấn, bị buộc phải thôi việc vì bày tỏ tình yêu với đất nước và sự đồng cảm với đồng bào mình. Thì có lẽ, câu trả lời cho câu hỏi "Trách nhiệm này thuộc về ai?" và "Ai bảo vệ ngư dân?" không còn là một sự câm lặng khó hiểu.

Nó đã được trả lời bằng một cách khác - đau đớn hơn và tủi nhục hơn
Về đâu ngư dân Việt Nam ngay trên chính ngư trường truyền thống của mình?

Mẹ Nấm

Tuesday, September 27, 2011

phailentieng


Chiến dịch ‘Phải Lên Tiếng’
 hướng về người tranh đấu bị bắt


WESTMINSTER (NV) - Bức thư gởi tới người bị chính quyền Việt Nam bắt giam, mở đầu với hàng chữ: “Việc đòi hỏi của các bạn cho công bằng xã hội, đó là điều mọi người dân trong nước hằng mơ ước. Qua những hành động cao cả đó, tôi rất ngưỡng mộ và quí phục. Ước gì tôi có cơ hội cùng sát cánh với các bạn để chia sẻ giấc mơ chung của dân tộc.”Trang web phailentieng.lenduong.net

Ðó là một trong những bức thư được gửi đi trong chiến dịch “Phải Lên Tiếng,” theo lời kêu gọi của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường, một tổ chức thanh niên sinh viên vừa hoàn tất Ðại Hội Thế Giới lần thứ 6 tại Manila, Philippines.

“Chính sau Ðại Hội 6 các bạn trẻ rất phấn khởi muốn làm một cái gì đó, nên mới có chiến dịch 'Phải Lên Tiếng này',” Phan Ðình Quốc, tổng thư ký của của Lên Ðường và là một người trong ban tổ chức Ðại Hội 6, nói với Người Việt.

Cũng vào lúc đó, chính quyền Việt Nam tung ra một đợt bắt bớ nhiều người trẻ vì vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa nên, theo Quốc, “các bạn trẻ trong Ðại Hội 6 nghĩ ra việc viết thư cho tù nhân.”

Cũng trong buổi phỏng vấn với báo Người Việt, Phan Ðình Quốc nói Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường “muốn chính thức xin lỗi với anh Thái Văn Dung và với gia đình.”

Danh tánh Thái Văn Dung xuất hiện lần đầu tiên trên một thông cáo báo chí do ban tổ chức công bố trong lúc đang diễn ra Ðại Hội 6. Bản thông cáo nói công an Việt Nam tìm cách xâm nhập Ðại Hội 6 và bị trục xuất, trong đó có nêu tên Thái Văn Dung. Vài tiếng sau, bản thông cáo được sửa lại, không còn nêu tên cụ thể. Tới cuối tháng 8, khi công an bắt giữ 13 thanh niên Công Giáo, Thái Văn Dung bị bắt trong số này.

Quốc giải thích, “khi đó có rất nhiều vụ mưu toan xâm nhập xảy ra tại đại hội, có bằng chứng phía chính quyền Việt Nam gởi công an từ trong nước ra, và có cả bằng chứng họ dùng tới xã hội đen ở Phi.”

“Có những chuyện xảy ra tại Ðại Hội 6 nên đã đưa ra thông cáo báo chí,” Quốc nói, “và rất tiếc là thông cáo báo chí có ghi tên Thái Văn Dung. Mạng Lưới xin lỗi là đã gây khó khăn cho Dung và gia đình.”

Chiến dịch “Phải Lên Tiếng” là một chuỗi sinh hoạt dự trù kéo dài 3 tháng, lên tới đỉnh điểm là ngày 10 tháng 12, Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.

Quốc cho biết, “Phải Lên Tiếng” có 3 giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất, là viết thư cho cho người bị bắt, viết thư cho gia đình họ.
* Giai đoạn thứ hai, là nhân dịp một tháng sau ngày có vụ bắt bớ, sẽ tung ra một số video “Phải Lên Tiếng” nêu cao tinh thần dấn thân của người tranh đấu.
* Một tuần sinh hoạt, gọi là “week of action,” hiện dự trù kéo dài từ 1 tháng 11 tới 7 tháng 11, với các sinh hoạt khắp nơi cho các hội đoàn.

Tuần sinh hoạt này hiện có một số sinh hoạt đề nghị như gây quỹ giúp gia đình những người bị tù, đêm thắp nến, những chuyến đi vận động với các nhà dân cử, các cơ quan chính quyền, các tổ chức tôn giáo để lên tiếng về tình hình nhân quyền bị vi phạm tại Việt Nam.

Hiện nay, chiến dịch “Phải Lên Tiếng” đang trong giai đoạn viết thư gởi về Việt Nam. “Chúng tôi cũng viết thư thẳng cho người bị bắt, gởi ngay tới trại giam. Mình biết là sẽ không tới tay người tù, nhưng những bức thư này sẽ gởi một thông điệp rất rõ ràng tới nhà cầm quyền, là thanh niên sinh viên hải ngoại không làm ngơ khi bạn bè mình trong nước bị bắt.”

Ðể gửi thư, người tham gia có thể vào trang mạng phailentieng.lenduong.net tìm hiểu. Thư có thể viết bằng email, hoặc viết tay rồi scan, rồi gởi về địa chỉ: phailentieng@lenduong.net.
“Chúng tôi sẽ làm hết sức để chuyển thư đến cho gia đình của các nhà hoạt động trẻ yêu nước,” Quốc nói.
“Nhưng liệu những bức thư này có gây mất an toàn cho người bị tù?,” báo Người Việt hỏi. Quốc trả lời:
“Các bạn đã không sợ hãi khi đã quyết định đứng lên biểu tình vì công lý và lòng yêu nước. Nếu chúng ta là những người yêu nước nhưng không có phương tiên để cùng biểu tình với các bạn tại quốc nội, ít nhất chúng ta có thể giúp về mặt tinh thần qua những bức thư nàỵ. Những chiến dịch viết thư trong quá khứ đã có thành công vì đã giúp các nhà đối kháng thêm niềm tin và đã tạo sư chú y của công động quốc tế. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng những bức thư này sẽ giúp các bạn hơn là làm hại. Không chỉ thế, những bức thư này sẽ cho nhà cầm quyền CSVN biết rằng thế giới đang quan tâm.”

Chiến dịch “Phải Lên Tiếng” có sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, với các nhóm hoạt động trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, Quốc cho biết.
Mục tiêu là để “đặt áp lực lên cộng sản Việt Nam” và để “khuyến khích tinh thần người tranh đấu trong nước.”
“Chúng tôi không muốn là xong đại hội rồi mọi chuyện lại xìu xuống. Chính những bạn trẻ tham dự đại hội đã hứng khởi đề nghị ra chương trình hành động này.”

Monday, September 26, 2011

Huỳnh Tịnh Của


Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn pho
Ðại nam Quốc âm Tự vị đầu tiên của VN

1. PAULUS HUỲNH TỊNH CỦA VÀ NHỮNG ÐÓNG GÓP VĂN HÓA CỦA ÔNG

Huỳnh Tịnh Của là nguời công giáo, có tên thánh là Paulus, nên thuờng đuợc gọi là Paulus Của, hay Huỳnh Tịnh Paulus Của, hay Paulus Huỳnh tịnh Của. Ông sinh năm 1834 tại làng Phuớc Thọ, Huyện Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa, nay là Phuớc Tuy, Nam phần, và mất năm 1907. Ông có tên hiệu là Tịnh Trai.

Ðuợc gởi đi du học truờng công giáo ở Pulo-Pénang, Mã Lai. Paulus Huỳnh Tịnh Của tinh thông cả Hán Văn và Pháp Văn. Năm 1861, ông đuợc bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Sau này ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngử Gia Ðịnh Báo trong một thời gian ngắn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn luu tâm đến quốc văn, quốc ngữ.

Ðuợc tiếp nhận ảnh huởng văn hoá Âu tây, Paulus Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật Âu tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hoá Ðông phương cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập.

Ông là một trong số ít nguời tây học đầu tiên truớc tác bằng chữ quốc ngữ, để truyền bá học thuật Tây phương, mà không quên phổ biến văn hoá Ðông phương cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của là nguời có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những buớc đầu, nhất là ở Nam Kỳ.
Huỳnh Tịnh Của sáng tác khá nhiều. Theo ông CORDIER (1) thì Paulus Huỳnh Tịnh Của sáng tác cả thảy khoảng 17 tác phẩm. Có thể xếp chúng thành hai loại : loại biên khảo và loại phiên âm.

Loại biên khảo có nội dung phổ biến kiến thức hoặc sưu tầm phóng tác các tác phẩm đời truớc. Ðó là những cuốn sau đây :

1. Chuyện giải buồn, 2 tập, 112 truyện, in năm 1880 và 1885
2. Maximes et proverbes, in năm 1882
3. Gia lễ, in năm 1886
4. Sách bác học so giải, in năm 1887
5. Sách quan chế, in năm 1888
6. Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, 2 cuốn, in năm 1895 và 1896
7. Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn, in năm 1897
8. Câu hát góp, in năm 1904.
9. Ca trù thể cách, in năm 1907.

Loại phiên âm, chuyển sang quốc ngữ những chuyện nôm xưa của các tác gia đời truớc. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Quan âm diễn ca, in năm 1903
2. Trần Sanh diễn ca, in năm 1905
3. Chiêu Quân cống Hồ truyện, in năm 1906
4. Bạch Viên, Tôn Khúc truyện, in năm 1906
5. Văn Doanh diễn ca, in năm 1906
6. Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện, in năm 1906
7. Thơ mẹ dạy con, in năm 1907
8. Tống Tử Vuu truyện, in năm 1907.

Theo Phạm Thế Ngũ (2) thì đa số các sách trên đều thất truyền cả, chỉ còn tìm lại đuợc 3 cuốn là Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, Chuyện giải buồn và Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.

Tại Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Balê, chúng ta có được 2 tác phẩm là Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị và Chuyện giải buồn.

Trong tất cả những tác phẩm ấy, tác phẩm đồ sộ nhất và qua đó Paulus Huỳnh Tịnh Của đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc văn mới là pho Ðại Nam Quốc Âm tự Vị. Ðây là pho Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị đầu tiên của Việt Nam , do người Việt Nam biên soạn. Việc làm này của Paulus Huỳnh Tịnh Của thực là quá sớm, quá táo bạo. Hơn ba chục năm sau ta mới thấy một hội văn học ngoài Bắc là hội Khai Trí tiến đức nghĩ đến tiếp tục công việc. Và cho tới nay kể cả về tự điển Việt Nam chúng ta vẫn chỉ có hai cuốn ấy thôi. (3)

2. PHO ÐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ ÐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Sau đây, để trình bày về pho Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, tôi xin đuợc
. giới thiệu sơ luợc về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
. trích đọc vài chữ trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
. và ghi lại vài suy nghĩ vắn tắt về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị.

a. Giới thiệu sơ luợc về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
Truớc nhất, về giới hạn việc làm của mình, Paulus Huỳnh Tịnh Của chủ trương làm một cuốn tự vị vắn gọn, chỉ kê liệt các tiếng và định nghĩa một cách vắn tắt, chứ không có chú giải, dẫn điển, dẫn tích. Ông viết : “Có kẻ hỏi tự điển, tự vị khác nhau thế nào ? Sao sách ta làm kêu là tự vị mà không gọi là tự điển ? .... Tự điển, tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy ; chí như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ, cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển tích gì.” (4)

Còn như nội dung của cuốn tự vị, thì ngay từ trang bìa, Paulus Huỳnh Tịnh Của đã ghi rõ ngay trong tên sách rằng : “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị tham dụng chữ nho có giải nghĩa, có dẫn chứng, muợn 24 chữ cái phương tây làm chữ bộ.” (5). Cuốn sách gồm hai tập, tập 1, từ vần A đến hết vần L, in vào năm 1895 ; tập 2, từ vần M đến hết vần X, in vào năm 1896.
Theo ấn bản mới nhất, do Nhà Xuất Bản Trẻ in vào năm 1998, cả hai tập là 1210 trang, tập 1 gồm 608 trang, tập 2 gồm 602 trang.

Ðến việc thực hiện cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, Paulus Huỳnh Tịnh Của đã đuợc một nguời Pháp tên là A. LANDES giúp đỡ rất nhiều về ý kiến cũng như phương pháp. Ông này là một nhà Ðông phương học, có học chữ nho và từng làm Giám đốc Truờng Thông ngôn ở Sài Gòn từ năm 1885. Cũng chính A. LANDES là nguời, vào năm 1895, đang làm Ðổng lý Văn phòng cho Toàn Quyền LANESSAN, đã khuyên Paulus Huỳnh Tịnh Của xin Thống Ðốc Nam Kỳ xuất quỹ để xuất bản bộ tự vị này. Nhung công việc chính, vẫn chỉ do Paulus Huỳnh Tịnh Của trì chí thực hiện, như lời ông viết rằng “nhân khi rỗi rảnh, ta cứ việc làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, hơn bốn năm trời mới thành công việc.” (6).

b. Trích đọc vài chữ trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
Bây giờ xin giới thiệu hai chữ đã đuợc Paulus Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, chữ ĂN và chữ THẬT (THIỆT, THỰC).
Chữ ĂN, (7) chính là một chữ nôm chứ không phải là chữ hán, cho nên bên cạnh cách viết chữ quốc ngữ ĂN, về phía phải có chua chữ “n” nghia là chữ nôm và về phiá trái có vẽ hình chữ nôm.
Nghĩa chữ đơn là “Nhai nuốt, huởng dùng”
Ðuợc trình bày từ giữa trang 9 đến trang 12, qua hai cột sách mỗi trang, tất cả là năm cột sách, chữ ĂN, là chữ đơn và chữ chính, đã đuợc giải nghĩa qua 125 chữ ghép. Tất cả các chữ ghép này đều có thể luợm lặt từ ba nguồn gốc chính :
. những chữ luợm lặt từ các áng văn nôm nổi tiếng như truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên, ... như chữ “ăn dứt,...”
. những chữ luợm lặt từ ca dao tục ngữ như chữ “ăn ra, ăn hồ,...”
. những chữ luợm lặt từ những từ ngữ thông dụng hàng ngày, như chữ “ăn mừng, ăn lời, ăn tết, ăn chay,...”
Chữ THẬT (8) vì là gốc chữ hán, nên về phiá phải có chua chữ “c”,
Nghiã chữ đơn là “(thiệt) chắc, hột”, nó đuợc giải nghĩa qua 34 chữ ghép.

Chữ THIỆT (9) đuợc trình bày qua hai chữ khác nhau :
. chữ THIỆT, gốc hán nôm, về phiá phải có chua chữ “c n”, nghĩa chữ đơn là “Luỡi ; dùng nôm thì là thâm tổn, bị lụy, thua sút, mất phần nhờ”, đuợc giải nghĩa qua 18 chữ ghép.
. chữ THIỆT thứ hai, gốc chữ hán, về phiá phải có chua chữ “c”, nghia chữ đơn là “’(Thật) chắc”, đuợc giải nghĩa qua 16 chữ ghép.

Chữ THỰC (10) đuợc trình bày qua ba chữ khác nhau :
. Chữ THỰC, gốc chữ hán, về phiá phải có chua chữ “c”, nghia chữ đơn là “Ăn”, đuợc giải nghĩa qua 21 chữ ghép.
. Chữ THỰC thứ hai, cũng gốc chữ hán, về phiá phải cũng có chua chữ “c”, nghĩa chữ đơn là “Trồng, vun trồng” đuợc giải nghĩa qua 1 chữ ghép, chữ “Hóa thực”.
. Chữ THỰC thứ ba, cũng gốc chữ hán, về phiá phải cũng có chua chữ “c”, nghiã chữ đơn là “Ăn khuyết” đuợc giải nghĩa qua hai chữ ghép, là “Nhựt thực, Nguyệt thực”.

c. Vài suy nghĩ vắn tắt về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị.
Qua sự trích đọc vài chữ trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị như vậy, ta thấy cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của có những đặc điểm sau đây :

1. Ngữ vựng phong phú. Qua tự ĂN, với 125 chữ ghép khác nhau, cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của chứng tỏ một công lao tìm tòi và ghi chú công phu, và kho ngữ vựng nó chứa đựng thành ra rất phong phú.

Nó bao gồm chẳng những các từ ngữ văn chương, chung cho cả ba miền đất nuớc, rút ra từ các áng văn chương bác học và bình dân.

Mà nó còn ghi nhận ngôn ngữ bình dân, đặc biệt là những tiếng có màu sắc địa phương đuợc xử dụng nhiều ở miền Nam và Nam Trung.

2. Cách giảng giải rõ rệt. Nó không chỉ vắn tắt giảng nghĩa, mà đôi khi còn trình bày nguồn gốc của chữ để cho nghĩa đuợc rõ hon, bằng cách trích thêm những câu tục ngữ, ca dao, những câu thơ Kiều, Lục Vân Tiên, ..

3. Phân biệt chữ Hán Nôm. Sành cả chữ Pháp, chữ Hán lẫn chữ Nôm, Paulus Huỳnh Tịnh Của đã không dùng cách xếp loại theo tự loại, nhưng đã biết lấy sáng kiến để phân biệt các tự theo hai gốc văn tự là Hán Việt và Nôm. Sáng kiến này rất hợp với ngôn ngữ Viêt Nam. Nó giúp cho độc giả hiểu rõ và dùng đúng các từ hán việt đã và đang có. Nó cũng giúp cho các nhà ngữ học sáng tạo thêm những từ mới theo yêu cầu của công nghiệp và giáo dục của thế giới hiện đại.

4. Phương pháp khoa học. Tra Ðai Nam Quốc Âm Tự Vị kỹ, nguời ta thấy tác giả có phương pháp làm việc rất là khoa học. Một đàng ông biết tuân thủ nguyên tắc ngôn ngữ thống nhất, một đàng ông cũng biết thích nghi áp dụng nguyên tắc biến hóa thực tiễn của ngôn ngữ.

Tuân thủ nguyên tắc ngôn ngữ thống nhất, Paulus Huỳnh Tịnh Của biết lựa chọn các mục từ của mình. Trong những cặp từ đối xứng, như “bậc” và “bực”, “bệnh” và “bịnh”, “mầng” và “mừng”, tự vị chỉ ghi và giảng những mục từ chính “bậc”, “bệnh”, “mầng”. Còn các mục từ đuợc coi là phụ, là những cách phát âm riêng của địa phương, thì đều không đuợc giải nghĩa, mà được gởi đi coi mục từ chính. Vì vậy mà từ “bực” được gởi đi coi chữ “bậc”, “bịnh” được gởi đi coi chữ “bệnh”, “mừng” đuợc gởi đi coi chữ “mầng”.

Áp dụng nguyên tắc biến hoá thực tiễn của ngôn ngữ, Paulus Huỳnh Tịnh Của biết ghi nhận những hình thức biến chuyển trong quá trình phát triển rất đa dạng của ngôn ngữ do các điều kiện không gian và thời gian lịch sử. Có lẽ đó là lý do khiến các từ “chánh” và “chính”, “nhất” và “nhứt”, “phúc” và “phuớc”, “thật”, “thiệt” và “thực”, mỗi từ đều đuợc ghi là một mục từ và giảng giải riêng.

Ba nền văn học đã lần luợt xuất hiện tại Việt Nam : Văn học chữ hán, từ thế kỷ X đến XX, văn học chữ nôm, từ thế kỷ XIII đến XX, và văn học chữ quốc ngữ, từ thế kỷ XIX cho đến ngày nay, thành độc tôn. Văn học chữ quốc ngữ đã đuợc văn hoá công giáo giúp sức nhiều hơn cả.

Chữ quốc ngữ đã đuợc các linh mục Âu châu sáng chế ra với sự cộng tác tích cực của các giáo hữu Việt Nam. Ba nguời đuợc biết đến nhiều hơn cả, trong những buớc dầu của văn học quốc ngữ là cố Alexandre de RHODES (1593-1660), ông Pétrus TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1897) và ông Paulus HUỲNH TỊNH CỦA (1834-1907).

Nhờ văn học quốc ngữ, tâm trạng văn học chữ hán với mặc cảm tự ty “Thuật nhi bất trác” truớc uy thế chữ nghĩa của Thánh Hiền đã dần dà lui vào dĩ vãng. Văn học chữ quốc ngữ phát triển thêm tinh thần độc lập quốc gia và khuyến khích mạnh mẽ việc sáng tác văn, thơ, truyện, ... của văn học chữ nôm.

Khởi đầu, văn học chữ quốc ngữ đã đuợc phổ biến qua báo chí, “Gia định báo” (1865), ... “Nam phong tạp chí” (1917), ...Văn học chữ quốc ngữ đã xông xáo vào mọi lãnh vực : văn hóa, chính trị, khoa học, tôn giáo, xã hội, kinh tế... quốc nội, quốc ngoại, dân tộc, quốc gia, thế giới... đã vận dụng hết các thể loại : dịch thuật, biên khảo, sáng tác...và đã sáng tạo ra một nền văn xuôi mới, một nền thơ mới. Văn học chữ quốc ngữ đã và đang phát triển trên cả nuớc cũng như khắp năm châu lục địa, có một tính chất thống nhất dẫu đuợc xử dụng trong những hoàn cảnh rất khác biệt, theo đa văn hoá, khoa học, tân tiến, thế giới, để bảo trì và phát huy văn hoá bốn ngàn năm văn hiến.

Mời tôi nói truyện về PAULUS HUỲNH TỊNH CỦA, nhân năm sinh nhật thứ 169 của ông, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Paris phải chăng muốn chứng tỏ rằng mình luôn có những hoạt động văn hoá tiên phong, vững mạnh, tích cực và sáng tạo, luôn ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng văn hoá dân tộc.

Mời Cộng Ðoàn xem lại công trình vĩ đại mà PAULUS HUỲNH TỊNH CỦA đã đóng góp cho Văn Hoá và Văn Học Việt Nam qua pho ÐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ, tôi nhớ lại khẩu hiệu “Thụ nhân” mà Giáo Hội Công Giáo đã đặt cho Viện Ðại Học Ðà Lạt. Nhớ lại ba vị viện truởng Trần Văn Thiện, Nguyễn Văn Lập, Lê Văn Lý. Nhớ lại những bài diễn thuyết với một giọng pháp văn tuyệt vời của Ðức cha Thiện. Nhớ lại việc tổ chức giáo dục tài ba của cha Lập, một linh mục thiết tha với việc đao tạo thanh thiếu niên, một bậc thầy trí dũng, nhân ái và rộng luợng. Nhớ lại sự nghiêm trang, nho nhã mà uyên thâm từ bi của cha Lý, linh mục tiến sỹ ngữ học đầu tiên của Việt Nam, với luận án “Le parler vietnamien, sa structure phonologique et morphologique fonctionnelle” (1948), với cuốn sách “Le parler viêtnamien : syntaxe” (1998), qua dó cha đã “SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM” (1968).

Paris, ngày 04 tháng 05 năm 2003

1. CORDIER : Morceaux choisis d’Auteurs annamites ; Hanoi : 1932
2. PHAM THẾ NGŨ : Việt Nam Văn Học sử giản uớc tân biên, tập 3, Văn học hiện đại 1862-1945 ; Cơ Sở xuất bản Ðại Nam : Ất Tỵ, ttr. 80- 85
3. PHAM THẾ NGŨ, sđd, tr. 84
4. HUỲNH TỊNH CỦA : Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị ; Sài Gòn : Nhà xuất bản Trẻ ; 1998, trang bìa sau
5. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, trang tựa đầu sách
6. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, lời giới thiệu của Bùi Ðức Tịnh
7. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr. 9-12
8. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr. 992-993
9. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr. 1010-1011
10. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr.1036-1037

G.s. Trần Văn Cảnh

Sunday, September 25, 2011

HS-TS-VN


Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc

Có lẽ các bạn công nhân ít được hoặc chưa bao giờ nghe đến những khái niệm này: Tàu Khựa, Trường Sa, Hoàng Sa, đường lưỡi bò…?

Thưa với các bạn, trong lúc chúng ta quần quật làm việc kiếm chén cơm qua ngày, phải đau đầu hằng ngày vì bị mấy ông chủ hạch họe đủ điều, đồng lương thì ít ỏi, tẻ nhạt… Thì ngoài biển Đông, nơi tổ tiên chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu xương máu để có được, bây giờ lại rơi vào tay Tàu Khựa!

Có bao giờ các bạn thử đặt câu hỏi điều này do đâu mà có? Và ngay cả việc những người lao động như các bạn phải khốn khổ cũng do đâu mà có? Nếu như Bộ luật lao động được áp dụng triệt để, người lao động được Công đoàn bảo vệ, thì các bạn có phải bị ép uổng như hiện này?

Và nếu như biển đảo, tài nguyên rơi vào tay kẻ xâm lăng, chúng
Gần đây, ở các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và phố cổ Hội An – Quảng Nam xuất hiện khá nhiều áo mưa in hình chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và câu: Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc..."

Có lẽ các bạn công nhân ít được hoặc chưa bao giờ nghe đến những khái niệm này: Tàu Khựa, Trường Sa, Hoàng Sa, đường lưỡi bò…?

Thưa với các bạn, trong lúc chúng ta quần quật làm việc kiếm chén cơm qua ngày, phải đau đầu hằng ngày vì bị mấy ông chủ hạch họe đủ điều, đồng lương thì ít ỏi, tẻ nhạt… Thì ngoài biển Đông, nơi tổ tiên chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu xương máu để có được, bây giờ lại rơi vào tay Tàu Khựa!

Có bao giờ các bạn thử đặt câu hỏi điều này do đâu mà có? Và ngay cả việc những người lao động như các bạn phải khốn khổ cũng do đâu mà có? Nếu như Bộ luật lao động được áp dụng triệt để, người lao động được Công đoàn bảo vệ, thì các bạn có phải bị ép uổng như hiện này?

Và nếu như biển đảo, tài nguyên rơi vào tay kẻ xâm lăng, chúng ta mất đi nguồn nội lực này, thì đến bao giờ người lao động sẽ bớt khổ?!

Gần đây, ở các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và phố cổ Hội An – Quảng Nam xuất hiện khá nhiều áo mưa in hình chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và câu: Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc.

Nhiều người lao động mặc áo mưa màu vàng (màu sáng, nổi) có in hình và chữ đi ra đường, đi chợ, đến trường. Đương nhiên, họ tạo nhiều sự chú ý của người đi đường bởi “biểu tượng lạ” trên ngực áo.(Áo mưa in logo và slogan chống Trung Quốc xuất hiện khá nhiều ở Quảng Nam)

Một người mặc áo mưa loại này, ở Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: “Tôi là nông dân, thực sự là lúc đầu tôi không hiểu đường lưỡi bò là đường gì, chưa bao giờ nghe, sau khi nghe ông bạn tặng áo mưa và giải thích cho, mình mới hiểu đó là cái đường do Trung Quốc tự vẽ trên biển Đông để chiếm lãnh hải của mình!”.

“Tui thấy áo đẹp, sang nữa là khác, làm người dân, ai mà không yêu nước, không bảo vệ tổ quốc chứ! Phải xóa đường lưỡi bò này mới đảm bảo an ninh đất nước, mới là bảo vệ tổ quốc, tôi cám ơn người đã in và tặng tôi cái áo mưa này!”.

Một người khác, cũng là nông dân, cũng mới nghe đến ‘đường lưỡi bò’ sau khi được tặng áo mưa, nói: “Cái áo mưa này rất đẹp và rất ý nghĩa, nó như một lời nhắc nhỡ chúng ta rằng có một anh Tàu cà chớn đang lăm le ngoài biển, chúng ta phải hết sức cẩn trọng và đề phòng anh chàng to con xấu tính này!”.

Khi chúng tôi đặt vấn đề về chuyện ở Sài Gòn đã có 15 thanh niên mặc áo mưa loại này trong ngày cuối tuần vừa qua, đi biểu tình quanh các con đường, liệu có phải ông đang mặc áo mưa đồng nghĩa với ông đang biểu tình… Ông trả lời: “Chúng tôi chưa nghĩ rằng mình đang biểu tình, vì chúng tôi chưa quen với chuyện này. Nhưng mặc áo mưa, với riêng tôi, là lời nhắc nhỡ về lòng yêu nước, nếu có ngoại xâm, chúng tôi sẽ đánh!”.(Người đàn ông này ở Duy Xuyên, Quảng Nam, ông nói rằng ông rất thích chiếc áo này, nó gợi nhắc và đánh thức lòng yêu nước… )

 Theo quan sát của chúng tôi, chuyện mặc áo mưa có logo và slogan chống Trung Quốc đang diễn ra rất mạnh trong mùa mưa này ở Quảng Nam. Họ mặc đi làm đồng, đi đến công ty, đi chơi…

Một người đàn ông khác, giám đốc một công ty san ủi mặt bằng, mặc áo mưa đến công ty, khi chúng tôi hỏi về ý nghĩa chiếc áo mưa đang mặc, ông trả lời: “Với tôi, câu slogan này là một lời hiệu triệu lòng yêu nước, kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ tổ quốc…”.

“Tôi là một người yêu nước, tôi không phân biệt đảng phái hay màu da, với tôi, dân tộc Việt Nam hòa bình là trên hết. Chúng ta hãy nắm tay nhau bảo vệ tổ quốc trước kẻ xâm lăng hung hăng và man rợ. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo và vận dụng hết khả năng thông minh, lòng yêu nước của mình để bảo vệ tổ quốc!”.

Một người đàn ông khác, sau khi nghe chúng tôi hỏi liệu ông có sợ bị bắt sau khi mặc áo mưa có in logo và slogan “khó chịu” như vậy… Ông trả lời: “Tại sao lại sợ bị bắt, yêu nước hoàn toàn không phải là cái tội, chiếc áo này kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ tổ quốc trước kẻ xâm lăng, mặc nó là đáng yêu quá, đáng trân trọng quá đi chứ!”.(Mặc áo mưa, đi ra đường, thể hiện lòng yêu nước… Quảng Nam đồng hành cùng bốn phương! )

“Tôi không tin rằng vì mặc áo mưa này mà bị bắt, và hơn nữa, theo tôi thấy, chính quyền nên bỏ tiền ra in thật nhiều áo như vậy để tặng nhân dân mặc trong mùa mưa này, càng sớm càng tốt. Lòng yêu nước thì chằng bao giờ là sớm cả!”.

Còn nhiều người mặc áo mưa có in logo chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và slogan ‘cắt đường lưỡi bò bảo vệ tổ quốc’ ở Quảng Nam. Họ cho biết nhiều nhận định khác nhau, nhưng chung qui vẫn là: Áo mưa rất đẹp, tốt, bền và mặc rất có ý nghĩa, nó gợi nhắc và kêu gọi lòng yêu nước.

Xin kể tiếp những chi tiết khác về chiếc áo mưa này cùng những cảm nhận về nó từ nhiều phía (trong đó có cả những cán bộ đang công tác trong chính quyền) ở bài sau.

Phi Khanh