Thursday, April 30, 2015

World Press Freedom Day

Tòa Bạch Ốc kỷ niệm
ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới



Sáng nay,ngày 1/5/2015, nhân dịp Tự Do Báo Chí Thế Giới, Tòa Bạch Ốc đã tổ chức một bữa hội luận bàn tròn với các nhà báo / blogger từng bị bắt bớ, cầm tù và được Hoa Kỳ vận động trả tự do. Cuộc hội luận có sự có mặt của Tổng Thống Obama cùng ba nhà báo là anh Điếu Cày Van Hai Nguyen (Việt Nam), Simegnish ‘Lily’ Mengesha (Ethiopia), Fatima Tlisova (Nga).

 Trong buổi hội luận, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng tự do báo chí đóng vai trò sống còn của một nền dân chủ. Những nhà …báo phải có quyền cho người dân một nước biết sự thật về quốc gia của mình, về chính quyền của mình. Điều này sẽ giúp cho một quốc gia trở nên tốt đẹp hơn, và giúp cho người đứng đầu một đất nước như ông trở nên đáng tin cậy hơn. Thật là đáng buồn khi có nhiều nơi trên thế giới, quyền tự do báo chí bị tấn công bởi nhà cầm quyền vì họ muốn che dấu sự thật. Nhiều nhà báo bị sách nhiễu, thậm chí bị thủ tiêu. Những tiếng nói độc lập bị ngăn cản, những người bất đồng chính kiến bị buộc phải im lặng. Trong đó có Việt Nam, là quốc gia hiện đang bị thế giới và Hoa Kỳ lên án về tự do báo chí.

Cũng trong phần trình bày của mình, blogger Điếu Cày đã chia sẻ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, sự bắt bớ, trù dập đối với những blogger, những cây bút muốn nói lên chính kiến của mình. Ông cũng gởi đến Tổng thống Obama danh sách một số tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù.
Cũng xin được nhắc lại, vào năm 2012, cũng nhân dịp Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổng thống Barack Obama đã công khai nhắc đến blogger Điếu Cày trong khi ông đang phải chịu bản án 12 năm trong lao tù Cộng sản. Trong khi kêu gọi trả tự do ngay cho những nhà báo bị bắt giam , Tổng thống Obama đã kêu gọi mọi người “không được phép quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt vào năm 2008 trong đợt trù dập rộng lớn đối với hoạt động báo chí công dân tại Việt Nam.”

Trinity Hồng Thuận
@Facebook/THT
Xem thêm:  RFA interview ĐC

Wednesday, April 29, 2015

30/4

Nét Đẹp Cờ Vàng




                                                  Mary Nguyen Van(L)& Ton Van Anh(R)

                                                          Jocie Nguyen


                                                                 Thế Sơn

@Facebook

Hoàng Hải Thủy

Yêu Nhau Vượt Chết

 Sáu giờ sáng một ngày mùa thu năm 1977 tôi bị đưa vào Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn Nhân Dân Sàigòn của bọn Công An Việt Cộng Thành Hồ. Khi ấy các bạn văn nghệ của tôi bị Việt Cộng bắt giam trước tôi đã bị đưa  sang những nhà tù khác – sang Nhà Tù Lớn Chí Hoà, lên những trại tù khổ sai Xuyên Mộc, Gia Trung- Gia Lai – ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu tôi chỉ còn nhìn thấy anh Nguyễn Mạnh Côn.

Bị đưa vào sà-lim số 15 khu B buổi sáng, buổi chiều ngày tù tội đầu tiên trong đời, ở trần, quần sà-lỏn, đứng nhìn qua ô cửa gió ra ngoài tôi trông thấy anh Côn. Anh ở Phòng Tập Thể số 2 bên kia đường đi, cách sà-lim tôi  chừng 15 thước. Chỉ 15 thước thôi nhưng là ngàn trùng xa cách. Phòng anh có cửa lưới sắt, tôi nhìn thấy anh ngồi trong cửa nhưng tôi chỉ ghé mặt lấp ló ở ô cửa gió nhỏ bằng quyển sách – cửa này ở trên cánh cửa sắt sà-lim để cai tù nhìn vào trong sà-lim, để đưa cơm tù vào sà-lim mà không phải mở cửa, anh em tù gọi ô cửa nhỏ đóng, mở bên ngoài đó là cửa gió, mở nó là có không khí và ánh sáng lọt vào sà-lim – nên anh Côn, cận thị, không nhìn rõ mặt tôi, anh biết có người quen ở sà-lim mà thật lâu sau anh mới biết người đó là tôi.

Tôi xúc động khi nhìn thấy anh Côn trong tù. Trong số anh em văn nghệ sĩ trẻ đàn em thân với anh Côn chỉ có tôi vừa là đàn em vừa là bạn đồng sàng, đồng pờ-la-ti, đồng bàn đọi với anh. Nôm na là chỉ có tôi cùng nằm bàn đèn thuốc phiện với anh. Ðược quen anh từ năm 1960, cho đến năm 1975, trong 15 năm trời chúng tôi đã nằm tình tang hít tô phê với nhau không biết bao nhiêu lần, bao nhiêu giờ bên bàn thờ Cô Ba Phù Dung lung linh yên hỏa, mờ ảo khói hương, chúng tôi đã nói với nhau đủ mọi thứ chuyện, chẳng lần nào chúng tôi ngờ đến chuyện có ngày chúng tôi nhìn thấy nhau trong nhà tù Việt Cộng ở giữa lòng thành phố Sàigòn.

Nhìn thấy anh Côn đang ở trong phòng tù tập thể chỉ cách chỗ tôi nằm mấy bước, tôi ao ước được ra khỏi sà-lim, được sang ở chung phòng với anh. Anh em tôi sẽ nằm khểnh bên nhau, sẽ lại nói với nhau những chuyện trên trời, dưới biển, những ngày tù tội chắc sẽ nhẹ buồn phiền đi nhiều lắm. Ao ước đó của tôi không thành. Một sáng chủ nhật, cai tù mở cửa cho tù nhân những phòng tập thể được ra sân ngồi phơi nắng mỗi phòng chừng nửa giờ, phòng này vào phòng khác ra, qua cửa gió tôi nhìn thấy anh Côn rõ hơn. Anh bận bộ đồ ngủ mầu nâu, nhiều lần đến nhà anh tôi đã thấy anh trong bộ đồ nâu ấy, tóc anh bạc, râu anh bạc, da anh xanh mầu xanh của lá chuối non. Sáng hôm ấy anh ngồi dựa lưng vào tường, tôi nghe rõ tiếng anh – không phải ngâm mà là nói khá lớn – anh nói câu;
_ Chí ta ta biết, lòng ta ta hay..Nam nhi ý chí như hồ thỉHà tất cùng sầu đối cỏ cây..

Ðấy là hình ảnh cuối cùng của anh Côn tôi nhìn thấy, đấy là câu nói cuối cùng của anh Côn tôi nghe anh nói. Rồi thôi. Không bao giờ nữa tôi còn gặp lại anh, không bao giò tôi còn nghe tiếng anh nói. Một tối khuya những cánh cửa gió sà-lim bị đóng lại phát ra những tiếng lách cách, nằm trên bệ xi-măng tôi nghe bên ngoài có tiếng người lao xao, tiếng gọi tên. Chuyển trại. Những tù nhân bị đưa đi nơi khác bị gọi mang đồ ra khỏi phòng, bị đưa vào một phòng khác để sáng sớm ngày mai lên xe đi. Anh Côn đi khỏi Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu trong đợt chuyển trại đó. Hai năm sau  từ nhà tù Việt Cộng trở về mái nhà xưa lần thứ nhất, tôi được anh em cho biết anh Côn đã chết trên trại tù khổ sai Xuyên Mộc. Ở tù ba năm, anh đòi Cai Tù thả anh về, không được, anh tuyệt thực. Bắt chước thủ đoạn đàn áp cực kỳ man rợ của bọn đàn anh Cai Tù Nga Cộng, Cai Tù Tầu Cộng, bọn Cai Tù Việt Cộng Xuyên Mộc giết người tù chính trị Nguyễn Mạnh Côn bằng cách bắt anh nằm riêng một phòng, không cho anh uống nước. Chúng công khai loan báo cho tù nhân toàn trại biết việc anh Côn tuyệt thực và bị chúng không cho uống nước. Chúng thản nhiên hiu hiu khoái chí nói: “Ðã không chịu ăn, còn đòi uống làm gì..?” Chúng giết một người tù để đe doạ những người tù khác :” Thằng nào muốn chết như thằng này cứ việc tuyệt thực..! Chúng ông sẵn sàng cho chúng mày chết luôn!” Sau khi anh Côn chết, bọn Cai Tù đọc cho các tù nhân nghe bản nhận lỗi và xin được ăn lại mà chúng nói là do anh Côn viết. Cái gì bảo đảm đó là bản nhận lỗi của anh Côn, do chính tay anh Côn viết? Chỉ có những thằng ngu mới tin lời bọn Cai Tù Việt Cộng nói về thái độ của những người tù chính trị chống đối chế độ cộng sản. Nếu anh Côn nhận tội bọn Cai Tù chắc chắn sẽ cho anh ăn uống ngay để anh sống, để chúng  bêu riếu anh, chúng sẽ dùng anh làm nhục tất cả những người tù chính trị khác, bằng cách chúng đưa anh ra nhận tội trước mọi người, chúng sẽ bắt anh quì gối, gục đầu xin chúng tha tội trước các tù nhân bạn của anh. Không đời nào anh còn cầm bút viết được bản nhận tội mà bọn khốn nạn lại để anh chết.

Thời gian qua đi cùng những tù tội, những cái chết thê thảm, tức tưởi, những oán hận, những đau thương..1977-2003..Gần ba mươi mùa lá rụng..Liêu lạc xứ người..Sáng nay tôi thấy thấp thoáng hình ảnh anh Nguyễn Mạnh Côn, đàn anh văn nghệ của tôi, trong bộ đồ nâu bạc mầu, tóc bạc, râu bạc, gầy ốm, mầu da như mầu lá chuối non, ngồi dựa lưng vào tường phòng tù bên lối đi, tôi nghe vẳng tiếng anh nói:
_ Chí ta ta biết. lòng ta ta hay…  

Từ năm 1970 đến ngày ta mất nước, ngoài việc viết bài thường xuyên cho Ðài Phát Thanh Quốc Gia, anh Côn giữ mục bình luận thời sự cho tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, anh đặt tên mục của anh là “Bảy ngày đêm tính quẩn chuyện đời”, ký tên Ðằng Vân Hầu. Trong bài anh viết về một số sự việc xảy ra trong tuần ở trong nước, trên thế giới. Năm 1973, sau Hiệp Ðịnh Paris, người Việt Quốc Gia bắt đầu nói đến chuyện sắp có hoà bình, anh Côn viết tác phẩm “Hoà Bình. Nghĩ gì? Làm gì?” Năm 1995 trong một tiệm sách ở Hoa Kỳ tôi nhìn thấy quyển “Hoà Bình! Nghĩ gì? Làm gì?” được in lại bầy bán. Anh là tác giả một số truyện khoa học giả tưởng, một tên khác là truyện dự tri khoa học, loại truyện gần như không có ở Việt Nam vì không mấy ai viết được, người đọc cũng không thích đọc vì không hiểu. Trong số những truyện ngắn khoa học giả tưởng cuả anh Côn có những truyện nổi tiếng “Ba người lính nhẩy dù lâm nạn, Kỳ Hoa Tử, Ðường nào lên Thiên Thai, Giấc mơ của đá” và đáng kể nhất là truyện “Yêu anh vượt chết”. Truyện “Ba người lính nhẩy dù lâm nạn” được làm thành phim khoảng năm 1970.

Nguyễn Mạnh Côn, ông đàn anh tôi, viết “Yêu anh vượt chết” năm 1965, một truyện dự tri viễn tưởng về việc con người  chế tạo ra con người; như vậy là gần 40 năm trước khi người Tây phương dùng phương pháp “cloning”, sinh sản vô tính, tạo ra con cừu Dolly, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã viết về việc làm ấy.
Truyện “Yêu anh vượt chết” không được in lại ở Hoa Kỳ, tôi không thể nhớ đúng, nhớ hết những chi tiết của truyện, hôm nay tôi xin kể những sự kiện chuyện “Yêu anh vượt chết” tôi còn nhớ trong trí nhớ đã rệu rã vì năm tháng của tôi. Tôi đọc “Yêu anh vượt chết” năm 1965, từ ấy tôi không một lần đọc lại.  Thời gian xẩy ra truyện “Yêu anh vượt chết” là năm 2515. Nữ nhân vật chính cuả truyện là nàng Hoa Thơm Sương Sớm, nàng sống trong toà lâu đài Núi Cao Hơn Núi, người yêu của nàng là chàng phi công vũ trụ Tiếng Ca Lưỡi Kiếm. Họ yêu nhau, họ thành vợ chồng nhưng Lưỡi Kiếm bị chết vì một chứng bệnh mà y học năm 2500 cũng không trị nổi. Hoa Thơm buồn khổ. Ông thân cuả nàng, nhà bác học Sao Ðêm Cô Ðơn, cùng với nhiều nhà bác học bạn của ông thực hiện một công cuộc khoa học, các ông không làm cho chàng phi công Lưỡi Kiếm sống lại mà các ông tạo ra một chàng Lưỡi Kiếm khác. Hoa Thơm được gây mê dài hạn, được đặt nằm ngủ trong một căn phòng có không gian sinh-hoá-chậm, nàng sẽ ngủ một giấc dài 25 năm, sau 25 năm ấy nàng chỉ già đi chừng hai tháng. Các vị bác học tạo ra một cái trứng – không lấy trứng của đàn bà – đặt trứng trong một dạ con nhân tạo, làm cho trứng sinh trưởng thành bào thai, rồi thành hài nhi. Ðưá bé được nuôi trong hòm kính, những đặc tính, những ký ức của chàng phi công Lưỡi Kiếm được truyền vào não bộ hài nhi. Ðưá bé lớn lên, mặt mũi giống hệt Lưỡi Kiếm. Thời gian trôi qua.. Hai mươi nhăm năm sau..Chàng Lưỡi Kiếm Thứ Hai, y hệt chàng Lưỡi Kiếm Thứ Nhất, ra khỏi phòng kính, nàng Hoa Thơm Sương Sớm tỉnh lại sau giấc ngủ dài..Người ta bố trí cho chàng và nàng gặp lại nhau ở bờ Hồ Trong Tâm Hồn, nơi họ gặp nhau lần đầu.

Kết quả cuộc tái ngộ giữa đôi người yêu nhau không đẹp như những nhà bác học tưởng. Gặp lại Lưỡi Kiếm, thay vì sung sướng, Hoa Thơm lại buồn sầu. Tác giả cho nàng chết trong truyệt vọng. Tôi không nhớ tác giả có viết vì sao Hoa Thơm thất vọng hay không.. Hôm nay, liêu lạc xứ người, ở tuổi bẩy mươi gần đất, xa trời, xa người, xa đời, nhớ lại truyện xưa, tôi nghĩ rất có thể Hoa Thơm Sương Sớm tuyệt vọng vì nàng gặp  người thanh niên có mặt mũi, hình dung giống người nàng yêu, giống hệt, nhưng người đó vẫn không phải là người nàng yêu, người nàng muốn được gặp lại..! Như vậy phải chăng tác giả “Yêu anh vượt chết” muốn nói: khoa học có thể tạo ra một người giống hệt một người nào đó, nhưng bản sao, tức người được tạo ra tuy giống nhưng vẫn không phải là người mẫu! Cuối cùng thì khoa học của con người, dù tiến bộ đến mấy, vẫn không thể làm được như thiên nhiên

Hôm nay nhớ anh Nguyễn Mạnh Côn tôi nghĩ tại sao tôi không viết một bài Viết ở Rừng Phong theo kiểu “Bảy ngày đêm tính quẩn chuyện đời” ?

Hoàng Hải Thủy
@hht

Tuesday, April 28, 2015

Cờ Vàng

Cờ Vàng tại Asian African Conference 2015



Cờ Vàng đứng chung với các nước trong vùng Đông Nam Á và Châu phi trong hội nghị Á-Phi (Asian African Conference 2015) được bắt đầu vào tuần lễ 22-27 tháng tư vừa qua tại Jakarta, Nam Dương - Indonesia.
Xem thêm


Sunday, April 26, 2015

Thơ Trần Trung Ðạo

THƯA MẸ CHÚNG CON ĐI

Audio : Bạch Hạc ngâm

Thưa Mẹ
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.


Bốn mươi năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẳm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.
Bốn mươi năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.



Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.

Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre , bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định.



Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết.



Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.



Trần Trung Ðạo
@Facebook/TTĐ

Saturday, April 25, 2015

Facebook/ML

Nhà Cầm Quyền Việt Nam!
Hãy Trả Tự Do Tức Khắc và Vô Điều Kiện cho Nguyễn Viết Dũng ”
TREO CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA TẠI NGHỆ AN “

 2015 APR 21 NVDU4NG.600


Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Dũng sinh ra và lớn lên trong gia đình mà cả hai bố mẹ đều là nông dân, sinh kế chính là từ nghề cấy lúa. Ngay từ nhỏ Dũng đã học giỏi toàn diện, đặc biệt rất giỏi về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Dũng không chỉ là niềm hi vọng của gia đình, mà còn là niềm tự hào của họ hàng, làng xóm.

Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, kết cuộc Dũng lọt đến kì thi Quý và đoạt giải ba.
Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó.

Trong thời gian học tập tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Dũng đã nhìn thấy và tiếp xúc với rất nhiều mặt trái của cuộc sống, cũng như những bất công thối nát của xã hội cộng sản. Qua đó, Dũng cảm nhận sâu sắc được nỗi thống khổ của người dân Việt Nam. Chính những trăn trở về nỗi khổ của người dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản, đã trở thành động lực để Dũng tìm hiểu những lối thoát giúp cho dân bớt khổ.

Với trí thông minh và khả năng tư duy, Dũng đã nhanh chóng tìm ra được căn nguyên của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản, cũng như xác định được chân lí về một xã hội tốt đẹp – đó là một xã hội dân chủ và tự do.

Sau một thời gian tìm hiểu về các thể chế và pháp luật trên thế giới cũng như trong nước, cách đây hơn 4 năm Dũng chính thức dấn thân vào con đường đấu tranh, và tranh đấu mạnh mẽ hơn trong khoảng thời gian từ 2 năm trở lại đây.
Trong hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn Viết Dũng đã tìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, và nhanh chóng nhận ra những ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó Dũng khát khao xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt Nam.

Để bày tỏ quan điểm cá nhân, Dũng và gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn từ sức ép của nhà cầm quyền và công an. Nhưng việc nắm vững luật pháp đã giúp Dũng vượt qua trở ngại khi đối mặt với công an, an ninh.

Ngày 30/4/2014 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An. Ngay sau đó Dũng bị 5 công an đến bắt về đồn. Từ lúc đó trở đi Dũng và gia đình thường xuyên bị sách nhiễu, nhưng Dũng vẫn kiên trì với lí tưởng của mình.

– Ngày 2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời, Dũng tạm đảm đương trách vụ Chủ tịch lâm thời của Đảng Cộng Hòa. Bên cạnh đó, Dũng cũng là Admin của 2 hai trang Facebook “Đảng Cộng Hòa” và “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.

Cách thức đấu tranh của Đảng Cộng Hòa theo phương thức bất bạo động. Đảng Cộng Hòa chủ trương ôn hòa, góp phần đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam trong hòa bình, tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Ngày 9/4/2015: Dũng ra thông báo sẽ tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh cùng người dân Hà Nội. Sau đó Dũng sẽ gặp gỡ nhóm thành viên Đảng Cộng Hòa.
– Tối ngày 11/4/2015: Dũng rời Nghệ An ra Hà Nội để tham gia sự kiện tuần hành ngày 12/4/2015 cùng người dân Hà Nội.
– Ngày 12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau lưng áo có hàng chữ tiếng Anh, mang nghĩa là “Người dân không phải sợ chính quyền – Chính quyền phải sợ người dân”.
Nhóm của Dũng đã tham gia tuần hành cùng người dân một cách ôn hòa, ủng hộ lời kêu gọi ” Vì Một Hà Nội Xanh”. Dũng và các bạn đồng hành không thể hiện bất kì biểu hiện gì kích động, phá rối, hay gây rối làm ảnh hưởng an ninh trật tự.
– Đến 11h cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.
Đến đêm ngày 14/4/2015 thì 4 người bạn của Dũng đã được thả ra, tuy nhiên Nguyễn Viết Dũng vẫn tiếp tục bị giam giữ, mà không hề có bất kì 1 biên bản hay văn bản chính thức nào thông báo cho gia đình.

Căn cứ vào các quy định pháp luật của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại, Nguyễn Viết Dũng đã làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhưng hiện nay Dũng lại bị bắt giam và có thể bị nhà cầm quyền Việt Nam gán cho một tội danh để khởi tố.

Qua các thông tin trên, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, lên tiếng tác động nhà cầm quyền Việt Nam, nhằm trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Viết Dũng.

Mộc Lan
@facebook/ML

Friday, April 24, 2015

VN/CENCUS

Dân số Việt Nam
sống ở hải ngoại và Hoa Kỳ

30-4-1975 ngày khởi điểm dân tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi khắp thế giới để sinh sống. Đây bảng thống dân số người Việt sốngcác quốc gia hải ngoại (trên 20,000 dân):
(dấu chấm, phẩy trong con số của Mỹ ngược lại hẳn của mình: phẩy chấm, chấm phẩy): 
 
 
Quốc gia
Dân số người Việt
1
Hoa Kỳ
1,799,632  (2010)
2
Cam-Bốt
   600,000  (2011)
3
Pháp
   300,000  (2012)
4
Taiwan
200,000  - 400,000
5
Úc
   210,810  (2010)
6
Canada
   157,450  (2011)
7
Hàn Quốc
   143,000  (2013)
8
Đức
   137,000  (2010)
9
Malaysia
     70,000
10
Czech Republic
61,012  -  80,000
11
Nhật Bản
     72,238 (2013)
12
Anh Quốc
     55,000
13
Poland
     50,000
14
Laos
     30,000  (2012)
15
Nga
26,205  -  150,000
16
China
      22,517
17
Norway
      21,721
18
Hòa-Lan
      20,603
19
United Arab Emirates
      20,000
 
Cứ mỗi mười năm chính phủ Hoa Kỳ làm thống dân số. Đây dữ kiện về dân số người ViệtHoa Kỳ rút tỉa từ tài liệu Kiểm Tra Dân số năm 2010 của United States Census Bureau:      
'  
1. Tổng số người Việtmỗi tiểu bang:
 
Tiểu bang
Dân số người Việt
 
 Hoa Kỳ
1,737,655
1
California
   647,589
2
Texas
   227,968
3
Washington
     75,843
4
Florida
     65,772
5
Virginia
     59,984
6
Georgia
     49,264
7
Massachusetts
     47,636
8
Pennsylvania
     44,605
9
New York
     34,510
10
North Carolina
     30,655
11
Louisiana
     30,202
12
Oregon
     29,485
13
Illinois
     29,101
14
Arizona
     27,872
15
Minnesota
     27,086
16
Maryland
     26,605
17
Colorado
     23,933
18
New Jersey
     23,535
19
Michigan
     19,456
20
Oklahoma
     18,098
21
Missouri
     16,530
22
Kansas
     16,074
23
Ohio
     15,639
24
Hawaii
     13,266
25
Nevada
     12,366
26
Tennessee
     11,351
27
Connecticut
     10,084
28
Iowa
       9,543
29
Utah
       9,338
30
Nebraska
       8,677
 
Theo tài liệu trên thì :
- Người Việt nhiều nhấttiểu bang California (40%), Texas (12%), Washington (4%), Florida (4%), Virginia (3%).
- So với thống dân số năm 2000 thì tiểu bang trên 4000 dân người Việt dọn đến nhiều nhất   Nevada (124%). Kế đến Arizona (87%), Florida (76%), North Carolina (75%), Texas Georgia (56%). '

2. Thành phố đông người Việt Nam nhất:
 
Thành phố, tiểu bang
Dân số người Việt
Tỷ lệ người Việt so với tổng số  dân thành phố
 
Little Saigon, Orange County, California*
106,556
25.0
1
San Jose, California
100,486
10.6
2
Garden Grove, California
47,331
27.7
3
Westminster, California
36,058
40.2
4
Houston, Texas
34,838
  1.7
5
San Diego, California
33,149
  2.5
6
Santa Ana, California
23,167
  7.1
7
Los Angeles, California
19,969
  0.5
8
Anaheim, California
14,706
  4.4
9
Philadelphia, Pennsylvania
14,431
  0.9
10
New York City, New York
13,387
  0.2
11
Seattle, Washington
13,252
  2.2
12
San Francisco, California
12,871
  1.6
13
Portland, Oregon
12,796
  2.2
14
Arlington, Texas
12,602
  3.4
15
Fountain Valley, California
11,431
20.7
16
Boston, Massachusetts
10,916
  1.8
17
Garland, Texas
10,373
  4.6
18
Milpitas, California
10,356
15.5
19
Oklahoma City, Oklahoma
10,095
  1.7
*Little Saigon ở miền Nam California do ba thành phố số 2,3,6 Garden Grove, Westminster, Santa Ana  cộng lại.
 
3. County đông dân Việt Nam nhất (ở Hoa Kỳ, County to hơn City: City rồi đến County State):
 
County, Tiểu bang
Dân số người Việt
1
Orange County, California (Little Saigon, miền Nam)
183,766
2
Santa Clara County, California (vùng Bắc,  San Jose) 
125,695
3
Los Angeles County, California
  87,468
4
Harris County, Texas
  80,409
5
San Diego County, California
  44,202
6
King County, Washington
  38,726
7
Alameda County, California
  30,533
8
Tarrant County, Texas
  29,128
9
Fairfax County, Virginia
  28,770
10
Dallas County, Texas
  26,276
11
Sacramento County, California
  25,030
12
Maricopa County, Arizona
  18,934
13
Gwinnett County, Georgia
  16,022
14
Fort Bend County, Texas
  15,557
15
Riverside County, California
  14,623
16
Philadelphia County, Pennsylvania
  14,431
17
Multnomah County, Oregon
  13,969
18
Cook County, Illinois
  13,522
19
San Francisco County, California
  12,871
20
San Bernardino County, California
  12,819
 
4. Vùng đô thị đông dân Việt Nam nhất:
 
Vùng đô thị  - Tiểu bang
 
Dân số người Việt
1
Los Angeles / Long Beach / Santa Ana  - California
271,234
2
San Jose / Sunnyvale / Santa Clara  - California
125,774
3
Houston / Sugarland / Baytown   - Texas
103,525
4
Dallas / Fort Worth / Arlington   - Texas
  71,839
5
Washington, D.C. / Arlington / Alexandria, D.C.  - DC, VA , MD
  58,767
6
San Francisco / Oakland / Fremont  - California
  55,636
7
Seattle / Tacoma / Bellevue  - Washington
  55,114
8
San Diego / Carlsbad / San Marcos  - California
  44,202
9
Atlanta / Sandy Springs / Marietta  - Georgia
  36,554
10
Boston / Cambridge / Quincy  - Massachusetts - New Hampshire
  32,353
 
5. Nhóm người Á Đông nhiều nhấtHoa Kỳ:
 
Quốc gia
Dân số
1
Trung Quốc
3.79 triệu
2
Filipino
3.41 triệu
3
Ấn Độ
3.18 triệu
4
Việt Nam
1.73 triệu
5
Hàn Quốc
1.7 triệu
6
Nhật Bản
1.3 triệu
 
Hai nhân viên của Migration Policy Institute,  Hataipreuk Rkasnuam Jeanne Batalova, dùng tài liệu của U.S. Census Bureau’s American Community Survey (ACS), của Department of Homeland Security’s (DHS) Yearbook of Immigration Statistics,   World Bank’s Annual Remittance Data vào năm 2012,  phân tích những dữ liệu liên quan đến người Việt Nam sốngHoa Kỳ:
a. 160,000 thường trú nhân người Việt sống bất hợp phápMỹ.
b. Dân Việt nói tiếng Anh dở nhất so với các dân khác đến từ phía Nam Á Đông:
-68% người Việt Limited English Proficient (LEP), so với tất cả ngoại kiềuMỹ LEP 50%, dân đến từ Nam Á Đông LEP 47%.
-Ở nhà, chỉ 7% gia đình Việt Nam nói tiếng Anh, so với 15% tất cả gia đình ngoại kiều khác, 11% gia đình của dân đến từ Nam Á Đông.
c. Năm 1982, 99% dân Việt được green card ở lại Mỹ theo diện tỵ nạn. Năm 2012, chỉ 2% dân Việt được green card ở lại Mỹ theo diện tỵ nạn, còn 96% theo diện gia đình bảo trợ.
d. Vào năm 2013, số tiền người ViệtMỹ gửi về Việt Nam 11 tỷ dollars. Số tiền này bằng 6% GDP của nước Việt Nam.
 
Nguyễn Tài Ngọc
April 2015