Sunday, October 31, 2010

Phạm Tín An Ninh


Chuyện một người bạn học.

Video Trường cũ tình xưa
-Chiều Trên Phá Tam Giang

Trước khi vào đệ tam Võ Tánh, hai thằng cùng học một lớp bên trường Văn Hóa. Năm đệ ngũ, niên học khai giảng hơn hai tuần thì cô Hương, giám thị, dẫn một người vào lớp. Mới đầu, từ cô Tùng Linh, giáo sư hướng dẫn, đến học trò, không ai nghĩ là anh ta sẽ là học sinh vào lớp đệ ngũ này. Người cao lớn, vạm vỡ, đẹp trai, mái tóc bồng bềnh, mặc một cái áo sơ mi sọc đậm, ngắn tay, xăn cao, quần sans-pli bó ống với cái nịt to bản và đôi giày da bóng đi kêu lộp cộp. Lại còn cái kính đen dắt trên dây nịt nữa chứ. Một cuốn tập cuốn tròn trong túi sau.(Hình phải: Phạm Tín An Ninh)

Cả lớp tròn mắt ngạc nhiên khi nghe cô Hương, giới thiệu anh ta là học trò mới, từ xa đến.(Sau này mới biết anh ta gốc Tàu Chợ Lớn, cha Tàu mẹ Việt. Gia đình giàu có. Cha anh làm chủ một công ty xuất nhập cảng. Vì không kiểm soát được anh, nên gởi anh ra Nha Trang ở với ông cậu, là chỉ huy phó quân trường Đồng Đế. Ba má anh tin tưởng ông cậu nhà binh này sẽ đưa thằng con cưng của mình đi vào nề nếp. Cùng với không khí mát mẻ, hiền hòa của thành phố biển này sẽ làm nó hiền lành ngoan ngoãn hơn).

Cô Tùng Linh chỉ cho Lâm Ni vào ngồi chung bàn với tôi ở phía sau. Anh chào tôi bằng cái rờ đầu rất kẻ cả. Tuần đầu anh im lặng, ít nói chuyện với ai. Mà có lẽ cũng chẳng có ai muốn làm quen với anh ta, ngoại trừ Trần Bá Hòa, người vui tính mà nghịch ngợm nhất lớp. Nhưng chỉ một tuần lễ sau là không khí cả lớp thay đổi hẳn. Mấy nàng nữ sinh ngồi phía trước liên tục bị bắn giây thun từ phía sau lưng, thi nhau quay ra phía bàn tôi chửi rủa. Có lần cô Linh đang viết trên bảng đen bị lạc đạn, cả lớp phải nín thở. Một lần khi thầy Nguyễn Đức Nhơn đang gọi điểm danh, thình lình cả lớp như chợ vỡ, khi mấy người đẹp phát hiện một đám chuột con đỏ hỏn nằm dưới hộc bàn. Ai cũng biết tôi là thằng gốc nhà quê, hiền lành. Nhưng vì ngồi chung bàn với Lâm Ni nên "có chửi cùng chia, có cười cùng hưởng". Nói vậy chứ chưa có bà chị nào quay xuống bàn tôi để nở nửa nụ cười, mà chỉ toàn là những cái liếc sắc như dao, và tiếng rủa lùng bùng trong miệng chưa kịp phát ra thành tiếng. Tôi bực mình anh ta nhưng không dám phản ứng.

Có lần tôi nhìn anh ta tỏ ra bực dọc, tôi liền bị một cái cú đầu. Dưới mắt anh, lúc nào tôi cũng là thằng nhóc con. Nghĩ thân phận nhược tiểu nên tôi đành im lặng chịu đựng bên cạnh một đại cường. Nhưng tới một ngày, chiến tranh cũng phải bùng nổ, khi anh ta mượn rồi làm mất luôn cuốn vở "kiểu mẫu" (mà sau khi ở trường về tôi phải ngồi hằng giờ cặm cụii viết lại, uốn nắn từng chữ bằng nhiều thứ màu mực), tôi đã ném vào người anh tất cả mấy cuốn sách mà tôi có trong tay, giữa đám học trò trong lớp. Kỳ lạ, lần này anh lại cười hiền khô, ôm tôi và bảo "xin lỗi toa nghe! " Đã thế ngày hôm sau anh còn mang cho tôi một bịch mấy trái thanh long. Từ hôm đó hai thằng xích lại gần nhau hơn một chút.

Cả trường biết anh, và có lẽ chẳng có ai ưa anh - tôi đoán thế - vì anh chạy một chiếc xe gắn máy hiệu Gobel màu đen mới toanh, trên bình xăng có vẽ hình con ó xòe đôi cánh, cái ghi-đông thật dài, ống pô được tháo bỏ phần hãm thanh nên nổ inh ỏi. Nghe nói tối nào anh cũng đi học võ ở võ đường của thầy Trọng Đãi. Có lần chính anh kể với đám tụi tôi, anh vào Judo Club để học lấy đai đen thì lại gặp thầy Trần Thanh Lý, dạy toán, cũng đang học trong đó, anh bèn rút lui. Khi ấy thầy Lý còn trẻ, nhưng anh nể thầy lắm. Mặc dù thầy Lý chưa hề phạt anh, bởi trong tất cả các môn học, môn toán và anh văn là anh giỏi nhất. Có lần thầy Lý còn gọi đùa anh là Lâm Bưu. Lúc ấy nhiều thằng trong đám tụi tôi chưa biết Lâm Bưu là gã trời đất nào, cũng cười theo. Nghe Lâm Ni kể là ông già của anh ta có cái mũi rất thính trong thương trường. Ông tin chắc là Mỹ thế nào cũng đổ quân vào Việt nam, nên mướn thầy dạy kèm anh văn cho con mình từ năm Lâm Ni mới vào đệ thất. Còn toán là nhờ cái thông minh và lanh lợi mà trời đã ban cho anh ta để bù vào mấy cái tật khác.

Lâu lâu, bọn tôi nghe Trần Bá Hòa thông báo là Lâm Ni hẹn đấu "pạc-co" với băng Lò Heo, băng thằng Điền, hay băng thằng Liên nào đó ở Xóm Mới. Mấy lần đám tụi tôi cũng tò mò theo Trần Bá Hòa đi xem, mới biết Lâm Ni võ nghệ cao cường mà còn có tinh thần võ sĩ đạo kiểu Nhật Bản nữa. Lúc nào cũng nhường cho đối thủ tấn công trước, và khi đối thủ ngã xuống, anh không thèm tấn công, mà còn đỡ đứng dậy. Trong khi những tay này đã từng chơi xấu anh sát ván bao lần trước.

Anh ở nhà ông cậu ruột, một biệt thự trên đường Yersin, nhưng bạn bè thường thấy anh chở đào chạy vòng vòng ngoài đường Duy Tân, bờ biển. Có khi còn thấy chiếc xe Gobel của anh dựng cả ngày trước Bar Thu Thủy ở đường HoàngTử Cảnh. Sang năm đệ tứ, không hiểu là vì mọi người đã quá quen cảnh cũ người xưa, hay là chính anh ta thay đổi, tự dưng "lòng chợt từ bi bất ngờ ", không thèm phá phách nữa, nên một số bắt đầu làm thân với anh. Mấy bà chằng lúc trươc bây giờ cũng có nàng đã cười nửa miệng với anh ta. Tôi bây giờ lại là thằng thân nhất với Lâm Ni. Những ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ, anh đến nhà trọ chở tôi lên Phú Vinh, thăm khu vườn nuôi gà của anh Khanh, trưởng lớp. Khi ấy anh Khanh đã có vợ hai con. Có lần anh ta còn dám lấy xe jeep của ông cậu tới chở bọn tôi đi lên Thành thăm cô bạn Tuyết Phượng ở bên kia cầu Phú Lộc, nhưng mới đến Mã Vòng bị quân cảnh chặn lại hỏi giấy. Cả đám phải vào ngồi trong đồn để chờ ông cậu của Lâm Ni cho người đến nhận xe và nhận người luôn.

Có lẽ tôi có duyên nợ gì với Lâm Ni. Ngày thi trung học đệ nhất cấp, vì tên cùng vần N, nên tôi lại bị xếp ngồi bên cạnh anh ta. Tí nữa thì tôi khốn khổ. Môn toán và anh văn, không cấn nháp nhiết, anh ta làm một cái vèo, nộp bài ra trước nhất. Nhưng mấy môn khác, tôi làm chưa xong, thì anh thò tay qua chộp. Chút nữa là ông giám thị bắt được, tôi hú vía. Kỳ thi ấy cả hai thằng đều đậu. Từ hôm ấy, anh ta càng thân với tôi hơn. Cứ vài ngày là chạy xe lại nhà tôi, chở tôi đi xuống quán số 1 duới bờ biển ăn bò bảy món, đi Cầu Đá ăn phở gà trước khi tôi về quê nghỉ hè.

Quê tôi ở ngoài Vạn Giã, vào Nha Trang tôi ở trọ nhà ông chú, một hiệu buôn, trước ở đường Độc Lâp, bên rạp ci-né Moderne của ông Bác Ái, sau chuyển về đầu đường QL 1 trước Ty Thông Tin. Chú thím tôi hơi nghiêm khắc, nên không muốn bạn bè tôi lui tới nhiều. Hơn nữa ông bà chỉ có một đứa con gái rượu, xinh gái, gọi tôi bằng anh nhưng lớn hơn tôi hai tuổi và học trên tôi một lớp, bên trường Lê Quí Đôn, nên ông bà cũng muốn "kín cổng cao tường" một chút. Lần đầu tiên Lâm Ni tới tìm tôi, ông bà nhìn anh ta từ trên xuống dưới, rồi bảo là tôi không có ở nhà. Thực ra lúc ấy tôi đang ngồi phía trong phòng khách. Thấy Lâm Ni tới tôi định chạy ra, nhưng nghe ông bà bảo vậy tôi im luôn. Sau này tôi dặn Lâm Ni cứ dựng cái xe gắn máy phía trước ngồi chờ, thấy chiếc xe là tôi chạy ra.

Về quê nghỉ hè chưa tròn một tháng, thì chú tôi nhắn ba tôi đưa tôi vào Nha Trang gặp ông có chuyện gấp. Vào đến nơi, vừa bước vào nhà tôi mới tá hỏa. Ông chú hò hét chửi tôi một trận xối xả, rồi bảo ba tôi tìm một chỗ khác cho tôi ở sau mùa hè. Không biết tài tán gái thế nào mà chưa đầy một tháng Lâm Ni đã cua được cô con gái cưng của ông chú tôi, mà tôi chẳng hề hay biết. Tôi bực anh ta nhưng cũng phục anh ta sát đất. Mà cũng xui cho anh - phải nói xui cho chính tôi mới đúng- Ông chú tôi là dân Nha Trang chính hiệu nhưng chưa hề biết nước biển Nha Trang ngọt mặn ra sao. Tôi nghĩ có lẽ cái lý do chính là ông không muốn cho bất cứ ai nhìn thấy cái bụng phệ hơi quá khổ của ông. Vậy mà hôm đó, có mấy ngưới bạn từ Sài-Gòn ra bàn chuyện làm ăn. Nể tình, ông mới chiều khách đưa họ đi biển tắm. Bất ngờ khi bước vào Quán số 3 bên bờ biển thì ông thấymột cặp tình nhân đang ôm nhau say đắm. Ông giận đến không biết mình đang ăn món gì trong miệng khi khám phá đôi tình nhân kia là cô con gái cưng của ông và thằng bạn trời đánh của tôi, cháu ông.

Tôi mất mẹ từ nhỏ, nên Ba tôi cưng lắm, chưa hề la tôi một tiếng. Vậy mà hôm đó ông la tôi một trận. Câu cách ngôn "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" hồi xửa hồi xưa, cũ như trái đất, được ông đem ra giảng tới giảng lui mấy lần, măc dù tôi cố gắng hết sức để bào chữa cho Lâm Ni; nào anh ta là con nhà giàu và tử tế, bên ngoài như thế chứ học hành giỏi, nào là hiền lành và tốt bụng lắm. Nhưng tôi đành đứng chịu trận khi ông chú tôi lỡ nóng dại mồm dám xác nhận ngay trước mặt bà thím là chính ông ta gặp Lâm Ni mấy lần trong Bar Thu Thủy, và dưới Grand Hôtel. Tôi nghĩ tối hôm đó chắc ông cũng mệt với bà. Nói thì nói vậy, chứ gì thì ông chú cũng nể ông già tôi, và cũng cần tôi để làm cho ông mấy bài toán cộng trừ, tính lời lỗ mỗi ngày, nên sau khi ông hết giận, rồi đâu cũng vào đó.

Bị chửi quá nên tôi cũng giận Lâm Ni, định bụng sau hè vào phải dũa cho chàng ta một trận và nhất định nghỉ chơi với anh ta để vào Võ Tánh yên ổn mà lo học hành. Ngày nhập học, khi đang ngơ ngác tìm lớp, thì có người vỗ vai. Quay lại, thì đúng là Lâm Ni. Anh ta vào Tam B còn tôi vào Tam C. Gặp lại trong giờ ra chơi, tôi kéo Lâm Ni ra ngoài, thụi vào bụng mấy cái, kể lại chuyện tôi bị ông chú đuổi. Anh ta không thèm an ủi tôi một tiếng mà còn bảo tôi lên nhà ông cậu ở với anh ta. Thực ra chàng ta cũng là một thằng tốt bụng, nhưng tôi nghĩ thầm nếu tiếp tục quen với Lâm Ni sẽ còn gặp phiền phức nữa, nên kể từ hôm ấy tôi lánh mặt anh ta.

Vào Võ Tánh, dường như Lâm Ni cũng thay đổi nhiều. Mặc đồng phục và cắt tóc tai đàng hoàng. Nhưng bây giờ đi học bằng chiếc Vespa mới toanh. Chắc là phần thưởng thi đậu của ông già. Lâu lâu tôi thấy anh đứng ngoài cửa sổ lớp Tam C của tôi trêu ghẹo mấy người đẹp ngồi trong lớp.
Cái lớp Tam C của tôi sao hiền lành quá. Chắc là thiên hạ chuẩn bị để làm người lớn, hay là các bà chị trong lớp vừa đẹp vừa hiền như ma soeur, nên không còn tên nào muốn làm ma quỷ nữa. Ba năm ở Võ Tánh trôi qua rất êm đềm, như mặt nước hồ thu, không còn lại trong tôi điều đặc biệt nào đáng nhớ.

Ngày nhập học lớp Đệ Nhất, tôi có ý tìm nhưng không thấy bóng dáng của Lâm Ni. Tôi nghĩ chắc chàng ta rớt tú tài 1, nên sang trường khác học lại. Sau đó, tôi nghe mấy người học cùng lớp với Lâm Ni bảo là anh ta đậu tú tài 1 kỳ hai, nhưng đã theo ông cậu thuyên chuyển đi nơi khác. Tôi thoáng một chút bùi ngùi, khi nghĩ là chẳng bao giờ còn gặp lại anh ta.

Ba năm sau tôi vào quân trường Thủ Đức. Ra trường được chuyển ra một đơn vị tác chiến lưu động ở Ban Mê Thuột, (mà lính tụi tôi thường gọi là xứ Buồn Muôn Thuở, hay là Bụi Mù Trời) làm trung đội trưởng. Trong một cuộc hành quân phối hợp, tiếp viện cho một chi đoàn thiết quân vận bị phục kích tại Quãng Nhiêu, sau khi giải tỏa tình hình, tiểu đoàn tôi rút về, trung đội tôi được lệnh ở lại tăng phái cho một đại đội Biệt Động Quân. Thấy tôi có vẻ lo âu khi trung đội phải ở lại một mình giữa chiến trường khói lửa chưa tan, ông tiểu đoàn trưởng bảo:

- Chú mày yên chí, Đại đội BĐQ này khá lắm, thằng đại đội trưởng này đánh đấm có tiếng trong binh chủng mũ nâu đó.
Khi dắt trung đội hơn hai chục thằng lính, nửa kinh nửa thượng, đến trình diện đại đội BĐQ, tôi sửng sốt khi nhận ra ông đại đội trưởng chính là Lâm Ni. Tôi đứng nghiêm đưa tay chào:
- Tôi đem trung đội tới trình diện trung úy.

Lâm Ni nhận ra tôi ngay. Anh ta hét lên:
- Có phải mày là thằng Ninh không.? Đ.m. trung úy cái con c.., tao là Lâm Ni đây, mày không nhận ra sao? Rồi anh ta ôm tôi quay mấy vòng.

Giải tỏa tình hình xong, trung đội của tôi tiếp tục được đặt dưới quyền của Lâm Ni, nhận lệnh ở lại tìm kiếm một số chiến binh thất lạc và giữ an ninh cho quân cụ lên kéo mấy chiếc M113 bị bắn cháy và hư hại về Ban Mê Thuột. Tối hôm ấy Lâm Ni giữ trung đội tôi đóng quân chung với ban chỉ huy đại đội của anh. Một điều chưa từng xảy ra cho một đơn vị tăng phái. Hai đứa uống hết bi đông rượu đế, nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời còn đi học. Anh nhớ từng tên thầy cô giáo và bạn bè lúc trước. Anh ân hận đã phá phách nghịch ngợm làm buồn lòng thầy, bạn. Anh bảo tôi, ngay sau khi rời Võ Tánh là anh đi lính ngay. Anh thích đời quân ngũ và hy vọng nó sẽ làm thay đổi cuộc sống của một thằng nhà giàu vô tích sự như anh. Khi biết anh chọn BĐQ, cha mẹ anh giận và buồn lắm, nhờ ông cậu, bây giờ làm lớn trong Bộ TTM, rút anh về, nhưng anh nhất quyết chối từ. Trước khi đi ngủ, anh ta còn hỏi tôi:

- Con nhỏ em mày, con gái ông chú của mày ở Nha Trang đó, bây giờ theo thằng cốt đột nào rồi? rồi cười ha hả.
Hai hôm sau chúng tôi có lệnh di chuyển vị trí, và phải bung rộng ra phòng thủ. Lâm Ni cho trung đội tôi xuống đóng trong một cái đồn bên chân cây cầu sắt (của một đơn vị địa phương quân bỏ lại) để giữ cây cầu khỏi bị phá hoại trước khi quân cụ lên kéo hết mấy chiếc thiết giáp bị hư. Cây cầu cách ngọn đồi, nơi đặt ban chỉ huy của Lâm Ni khoảng hai cây số.

Gần hai giờ sáng, trung đội tôi bất ngờ bị tấn công. Địch áp dụng chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung. Sau mấy loạt 82 ly, chúng ào ạt tấn công. Trung đội tôi có vài người bị thương sau đợt pháo kích đầu tiên, nhưng tất cả đều chống trả mãnh liệt. Tôi chỉ kịp cầm ống liên hợp máy PRC 25 báo cáo với Lâm Ni là đơn vị tôi bị tấn công mạnh, cần ngay pháo binh và một lực lượng tiếp ứng, đánh từ phía sau lưng địch. Lâm Ni bảo tôi cứ bình tĩnh yên tâm chiến đấu, anh ta sẽ gọi pháo binh và gởi ngay một bộ phận tiếp ứng. Không ngờ lực lượng địch khá đông. Chúng tôi bắn ngã tên này thì tên khác lại xông lên. Chúng đã dùng bêta phá mấy lớp rào bên ngoài rồi hô xung phong. Pháo binh ta cũng bắt đầu rót xuống bên ngoài. Lúc này tôi chiến đấu hoàn toàn như một khinh binh. Quả lựu đạn cuối cùng tôi vừa mới ném ra, cũng là lúc một vài tên địch đã xâm nhập vào phía bên trong hàng rào phòng thủ. Khi đạn đã cạn, chúng tôi chuẩn bị đánh cận chiến, thì nghe được tiếng súng bạn khắp nơi bên ngoài và tiếng hò hét: Biệt Động sát ! Địch vội vàng tháo chạy, hai tên đặc công vào bên trong bị chúng tôi bắt sống. Tạm thời kiểm tra đơn vị: 3 chết, 7 bị thương. Chưa kịp gọi máy báo cáo, thì toán biệt động quân đầu tiên vào bên trong, võng theo một thương binh. Nghe một sĩ quan BĐQ gọi máy xin trực thăng tản thương khẩn cấp vì "đại bàng bị thương nặng", tôi giật mình chạy đến chiếc võng: Lâm Ni mặt đầy máu và thở rất nhẹ. Tôi lay anh ta:

- Lâm Ni ơi, có làm sao không ? Ninh đây.
Dưới ánh đèn pin yếu ớt, gương mặt anh ta xanh xao, mở hé mắt nhìn tôi. Đôi môi rung động như muốn nói với tôi điều gì. Tôi đưa tay sờ lên môi anh, như là tôi đã hiểu những gì anh muốn nói.

Vị thiếu úy BĐQ vỗ vai tôi:
- Đúng ra đâu có phải nhiệm vụ của trung úy, tôi bảo ông nên ở lại, vì chúng tôi chỉ đi có một trung đội và toán thám báo, nhưng ông đã lệnh cho ông đại đội phó ở lại và ông trực tiếp dẫn đầu toán thám báo chạy bay tới đây, xông ngay vào sau lưng địch mà đánh. Tội nghiệp chỉ có ông bị thương. Trực thăng tản thương tới, tôi bế Lâm Ni lên, nắm chặt tay anh trước khi máy bay cất cánh. Tôi bùi ngùi lo lắng khi biết là anh đã vì tôi mà bị thương, cầu nguyện cho anh qua khỏi hiểm nghèo.

Lần ấy anh còn sống, nhưng phải nằm điều trị ở QYV hết 4 tháng, còn để lại mấy vết sẹo trên cổ, và vì bị thương ở thanh quản, nên giọng nói của anh bị khàn đi. Sau đó đơn vị của anh có lệnh chuyển lên Pleime, Pleiku. Tôi có liên lạc thăm anh vài lần trên hệ thống vô tuyến.
Bẵng đi một thời gian, đầu mùa hè 72, đơn vị tôi đang hành quân ở mật khu Lê hồng Phong, Phan Thiết, thì có lệnh về phi trường Sông Mao để được không vận toàn bộ lên Kontum. Chiến trường đang tới hồi quyết liệt. Trong một lần chuyển quân hoán đổi vị trí phía bắc Kontum tôi bất ngờ gặp lại Lâm Ni. Lúc này anh đã mang lon Thiếu tá và nắm một tiểu đoàn BĐQ. Hai thằng chỉ kịp ôm nhau chửi thề vài câu. Chưa kịp nói lời chia tay, thì mỗi thằng đã mỗi ngả.
Cuối năm 1972, khi hiệp định Paris vừa ký xong, địch quân chưa trở cờ. Hai bên tạm thời hưu chiến kiểu da beo. Các đơn vị tham chiến được chuyển về các vị trí dưỡng quân. Tiểu Đoàn của Lâm Ni được về Hàm Rồng. Đơn vị tôi thì về Đồi Đức Mẹ, Pleiku.

Đêm tiểu đoàn Lâm Ni làm lễ tái xuất quân tại Hàm Rồng được tổ chức rất hùng tráng. Lâm Ni có mời tôi đến dự. Buổi tiệc ra quân kết thúc bằng một chương trình văn nghệ khá đặc sắc, do biệt đoàn văn nghệ trung ương từ Sài Gòn ra, phối hợp với các toán văn nghệ tâm lý chiến QĐ II đảm trách. Tôi ngồi hàng ghế đầu với Lâm Ni. Khi có một nữ ca sĩ từ Pleiku lên hát bài Chiều Trên Phá Tam Giang, Lâm Ni rất cảm động. Cô tên Giáng Vân, có khuôn mặt khá xinh, phảng phất buồn, và giọng hát trầm ấm thiết tha. Bài hát vừa chấm dứt, Lâm Ni bước lên nắm tay cô cám ơn và bất ngờ cởi tặng cô chiếc đồng hồ Longine mới toanh mà anh vừa mới mua từ Sài Gòn, khi được bảy ngày phép về thăm cha mẹ anh.

Đêm đó tôi ở lại với Lâm Ni. Anh kể là cha mẹ anh cứ năn nỉ anh đổi về Sài Gòn. Ông bà sẽ lo cho anh về BTL Cảnh Sát hoặc bất cứ nơi nào ở Sài Gòn, anh muốn. Ông bà cũng đưa anh đến thăm gia đình một người Tàu, có cô con gái làm chủ một nhà hàng, mà ông bà định hỏi cưới cho Anh. Ông bà nôn nóng có đứa cháu đích tôn nối dõi. Nhưng anh chỉ im lặng. Rồi khi bị hỏi quá, anh hứa cho Anh ba năm nữa. Anh bảo tôi, đời lính sống nay chết mai, vợ con làm gì cho vướng chân vướng cẳng.

Đầu năm 73, trong trận tái chiếm căn cứ Charlie, tôi bị thương nặng, phải nằm điều trị hơn hai tháng ở QYV Pleiku. May mà chưa bị cưa mất chân phải. Lâm Ni có ghé lại thăm tôi một lần vội vã, khi có dịp về Pleiku họp hành quân. Khi chia tay, anh rút từ túi quần sau ra một xấp tiền đưa cho tôi:

- Tiền ba tháng lương của tao, mày cầm lấy mà gởi cho vợ con mày. Mày đông con. Tao độc thân, suốt cả năm sống ở trong rừng, lỡ có chết, tiền không ai xài uổng lắm.
- Tôi từ chối, nhưng Anh nhét xấp tiền vào dưới chiếc gối tôi nằm.

Sau đó tôi được theo học một khóa tham mưu tại Long Bình. Mãn khóa, được điều về Phòng hành Quân QĐ II. Lâm Ni thì vẫn nay đây mai đó, nhưng chúng tôi vẫn thường liên lạc hỏi thăm tin tức nhau trên hệ thống vô tuyến. Một lần khi bay bao vùng, biết anh vừa lên trung tá, tôi đáp xuống thăm, và mang mừng anh ta chai Hennessy, loại rượu anh thích nhất. Anh bảo,BCH/BĐQ dự định đưa anh ra nắm một Liên Đoàn ngoài vùng 1 thay cho anh Liên Đoàn trưởng vừa tử trận, nhưng tình hình ở đây đang nguy ngập, nên anh chưa rời đơn vị được.

Tháng 3/75, ngay sau khi Ban Mê Thuột mất, tôi may mắn đuợc theo BTL Tiền Phương. Nói là Tiền Phương nhưng lại đóng ở Nha Trang và một đôi khi ở Khánh Dương. Có lệnh bỏ Kontum và Pleiku. Tiểu Đoàn BĐQ của Lâm Ni là một trong những đơn vị được chỉ định đi đầu, mở đường cho đoàn quân di tản từ Pleiku xuống Tuy Hòa theo tỉnh Lộ 7. Một kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, kéo theo sự sụp đổ cả miền Nam.

Tôi được chỉ định làm trưởng toán, dùng một hợp đoàn trực thăng bay đi liên lạc và hướng dẫn những toán quân thất lạc trong rừng. Ngày N+3, trong lúc chiến trường ác liệt và tồi tệ nhất, tôi may mắn liên lạc được Lâm Ni trên tần số không lục. Tôi tìm mấy bãi đáp tương đối an toàn, giục Lâm Ni đến đó để tôi bốc. Nhưng anh ta từ chối, bảo là mặc dù tiểu đoàn của anh bị tan tác, quân số chỉ còn gần một trung đội, nhưng anh không thể bỏ anh em vào lúc này.

Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi nghe giọng nói của Lâm Ni. Năm 1977, trong một trại cải tù ở Sơn La, tôi gặp lại một sĩ quan của Lâm Ni lúc trước. Anh ta là sĩ quan duy nhất trong đơn vị còn sống sót. Anh cho biết là khi bị địch vây và kêu buông súng đầu hàng, Lâm Ni đã bắn tới viên đạn cuối cùng. Anh tự sát bằng một quả lựu đạn loại tấn công, và đã chết chung với một đám địch quân định vây bắt anh.

Mùa hè năm ngoái, tôi có cô con gái út lấy chồng bên London. Cả nhà tôi sang đó dự tiệc cưới do nhà trai khoản đãi. Sau đám cưới, vợ chồng cô con gái đi Thái Lan hưởng tuần trăng mật. Chúng tôi muốn ở lại London ít hôm để xem vài thắng cảnh và đến thăm gia đình một người bạn học cũ của bà xã tôi ở thành phố Birmingham, cách London chừng ba giờ lái xe. Cậu rể nhờ một người bạn chí thân, một bác sĩ trẻ khá bảnh trai, và cũng là phụ rể trong đám cưới, làm tài xế và hướng dẫn viên cho chúng tôi. Hơn nữa nhà cậu ta cũng ở Birmingham.

Ngày cuối cùng, trước khi rời khỏi Birmingham, cậu ta mời chúng tôi ghé lại nhà để dùng một bữa cơm với gia đình. Nói là gia đình, nhưng thực ra chỉ có hai mẹ con thôi. Cậu bảo thế.
Trới nóng như lửa đốt, lại biết chúng tôi đang đói, cậu ta gọi cell- phone về nhà bảo bà mẹ chuẩn bị thức ăn sẵn. Về đến nhà, cậu ta vội vã đi lấy khăn, hường dẫn chúng tôi vào phòng tắm rửa mặt, rồi chạy vào bếp phụ mẹ. Vào phòng ăn, khi chúng tôi kéo ghế ra chưa kịp ngồi thì bà mẹ bưng thức ăn ra vui vẻ chào, và xin lỗi vì bận tay nên không ra cổng đón được. Thấy người đàn bà này có nét giống một người nào đó mà tôi đã gặp, tôi cố gắng lục lọi ký ức, nhưng vẫn không nhớ ra.

Khi cơm nuớc xong, bà mời chúng tôi lên phòng khách uống nước và ăn tráng miệng. Nhìn một tấm ảnh phóng lớn treo trên vách. Lại là một người lính. Tôi tò mò bước lại xem và sững sờ khi người trong ảnh chính là Lâm Ni.

Sau một lúc hàn huyên, tôi mới nhận ra người đàn bà này chính là cô ca sĩ tâm lý chiến có tên Giáng Vân, trong đêm làm lễ tái xuất quân của đơn vị Lâm-Ni trên Hàm Rồng lúc trước. Một cô ca sĩ tâm lý chiến, mà ngày xưa nhiều kẻ đánh giá chẳng ra gì, chết chồng từ thuở mới 20, có nhan sắc, trải qua bao nhiêu khốn khổ, vậy mà không hề bước thêm một bước nào, ở vậy nuôi con học hành thành đạt, đức hạnh nên người. Điều bất ngờ hơn, cậu thanh niên dễ thương, tốt bụng, đón đưa chúng tôi mấy ngày hôm nay, cũng là người bạn chí thân của thằng rể chúng tôi, lại là giọt máu duy nhất của Lâm Ni còn lại trên thế gian này.

Tôi có hỏi về ông bà nội cháu, Giáng Vân cho biết là sau khi chạy từ Pleiku về, cô phải nằm bệnh viện cho đến mấy tháng sau ngày miền Nam thất thủ, nên đã phải sinh non, may mà mẹ tròn con vuông. Khi sanh cháu xong, chị có đi hỏi thăm cha mẹ Lâm Ni, nhưng đuợc mấy người láng giềng cho biết là ông bà đã đi về Trung quốc.

Tôi bùi ngùi nghĩ tới Lâm Ni, người bạn học có nhiều duyên nợ với tôi, đã gây cho tôi một vài phiền muộn, nhưng cũng đã để lại trong tôi biết bao điều xúc động. Không hiểu, ở một nơi xa xăm nào đó, anh có biết là tôi đã bất ngờ gặp lại vợ con anh. Cũng có thể chính anh đã linh thiêng đưa tôi đến đây. Một nơi xa lạ, ngàn trùng cách biệt với quê hương, với Nha Trang. Nơi mà một thời, anh đã có biết bao kỷ niệm với thầy với bạn và nhất là với tôi, thằng bạn nhóc tì của anh ngày trước. Ông bà già của Lâm Ni chắc không ngờ là mình đang có một đứa cháu đích tôn trên thế gian này, mà trước đây ông bà đã từng mơ ước .

Trước khi từ biệt vợ con Lâm Ni, tôi đứng lặng lẽ một mình trước tấm ảnh của anh, ôn lại bao nhiêu chuyện cũ rồi buộc miệng thì thầm hai câu thơ quen thuộc:

Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ ?


Từ trong tấm ảnh, dường như Lâm Ni đang nhìn tôi mỉm cười.


Phạm Tín An Ninh
(1C Võ Tánh 62)
Ghi chú của người viết: Bài viết này xin được gởi đến chị Lâm Ni và cháu Lâm Bình như một món quà muộn màng. Bạn bè Võ Tánh, nếu có ai quen biết và còn nhớ đến Lâm Ni, muốn hỏi thăm vợ con anh, xin liên lạc với người viết. Cám ơn.

DongA SG 's Site


Cho những người bạn trong tù.

Video Hát cho ngày Saigon quật khởi

Người con gái có đôi mắt rất đẹp là bạn mình, chị Đỗ Thị Minh Hạnh(hình phải) . Chị bị tuyên án 7 năm tù giam hôm 26 tháng 10 tại tòa án Trà Vinh. Tội của chị : dám đứng ra bảo vệ cho những người công nhân.

Chị sinh năm 1985, trong một gia đình có bố mẹ ở Di Linh - Lâm Đồng. Đang học Cao Đẳ
ng tại TP.HCM, nghe tiếng khóc nức nở của những người dân oan, chị tham gia đứng về phe nước mắt. Chị bảo "Ít nhất, để mình được khóc cùng bà con"

Bức ảnh tiếp theo là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, bạn trai chị Hạnh. Cũng trong phiên tòa tại Trà Vinh, anh bị tuyên án 9 năm tù, và cũng vì tội bảo vệ công nhân

Anh Hùng sinh năm 1981, trong một gia đình khá giả và được học hành đầy đủ. Nhìn bề ngoài, trông anh giống một công tử nhà giàu hơn. Đang học năm 4 tại ĐH Công nghệ, anh khiến cả gia đình và bạn bè ngỡ ngàng khi quyết định dọn ra ở riêng.Anh nói, để được tự do và không muốn ảnh hưởng đến gia đình.

Bức ảnh này chụp tại Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh, trong phiên tòa không luật sư, không nhân chứng... Người đang đứng là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn người mặc áo trắng đang ngồi là anh Đoàn Huy Chương (sinh năm 1985), anh này cũng bị tuyên án 7 năm tù, đã có vợ và con nhỏ(Hình phải : Đoàn Huy Chương).

Cả ba anh chị tuổi đời còn rất trẻ, nhưng bản án đối với họ rất nặng nề. Họ đã âm thầm cống hiến, đã làm đúng lương tâm của mình. Khi bị bắt, anh chị vẫn kiên cường không khuất phục.

"Tòa công khai", nhưng diễn ra thì bí mật. Sau khị tuyên án, chị Hạnh vẫn tươi cười, nháy mắt chào 2 anh Hùng và Chương.

Anh chị đã rất yêu nhau, nhưng họ đã chọn con đường phải tạm lìa xa nhau.(Hình phải : Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng)

Có lẽ sau 9 năm, khi anh bước vào tuổi 38, còn chị 32; họ mới có cơ hội được đoàn viên.

Tuổi xuân tươi đẹp của anh chị sẽ trôi qua trong 4 bức tường nhà tù, nơi ấy, họ sẽ chờ đợi nhau.

DongA SG
Nguồn DongA SG 's Site
Đọc thêm :protectvietworkers- ngoclinhvugia - DCVonline - danlambao

Hillary Rodham Clinton


America's Engagement in the Asia-Pacific

Video Hillary's speech
Trace quoted from speech

...I’ve been looking forward to this trip for some time. From Hawaii it will be onto Guam and then Vietnam and Cambodia, then Malaysia and Papua New Guinea, New Zealand, Australia, and American Samoa. It is an itinerary that reflects Asia’s diversity and dynamism. And it complements the route that President Obama will take in just a few weeks when he visits India, Indonesia, Japan, and South Korea. Together, the President and I will cover a significant portion of this vital region at a pivotal moment, after nearly two years of intensive engagement. And everywhere we go, we will advance one overarching set of goals: to sustain and strengthen America’s leadership in the Asia-Pacific region and to improve security, heighten prosperity, and promote our values.

Through these trips, and in many other ways, we are practicing what you might call “forward-deployed” diplomacy. And by that we mean we've adopted a very proactive footing; we've sent the full range of our diplomatic assets – including our highest-ranking officials, our development experts, our teams on a wide range of pressing issues – into every corner and every capital of the Asia-Pacific region. We have quickened the pace and widened the scope of our engagement with regional institutions, with our partners and allies, and with people themselves in an active effort to advance shared objectives.

This has been our priority since Day One of the Obama Administration, because we know that much of the history of the 21st century will be written in Asia. This region will see the most transformative economic growth on the planet. Most of its cities will become global centers of commerce and culture. And as more people across the region gain access to education and opportunity, we will see the rise of the next generation of regional and global leaders in business and science, technology, politics, and the arts.

And yet, deep-seated challenges lurk in Asia. The ongoing human rights abuses inflicted by the military junta in Burma remind us there are places where progress is absent. North Korea’s provocative acts and history of proliferation activities requires a watchful vigilance. And military buildups matched with ongoing territorial disputes create anxieties that reverberate. Solutions to urgent global problems, like climate change, will succeed or fail based on what happens in Asia. This is the future taking shape today – full of fast-paced change, and marked by challenges. And it is a future in which the United States must lead.

Because the progress we see today is the result not only of the hard work of leaders and citizens across the region, but the American soldiers, sailors, airmen, and Marines who protect borders and patrol the region’s waters; the American diplomats who have settled conflicts and brought nations together in common cause; the American business leaders and entrepreneurs who invested in new markets and formed trans-Pacific partnerships; the American aid workers who helped countries rebuild in the wake of disasters; and the American educators and students who have shared ideas and experiences with their counterparts across the ocean.

Now, there are some who say that this long legacy of American leadership in the Asia-Pacific is coming to a close. That we are not here to stay. And I say, look at our record. It tells a very different story.

For the past 21 months, the Obama Administration has been intent on strengthening our leadership, increasing our engagement, and putting into practice new ways of projecting our ideas and influence throughout this changing region. We’ve done all this with a great deal of support from leaders on both sides of the political aisle who share our vision for America’s role in Asia. Together, we are focused on a distant time horizon, one that stretches out for decades to come. And I know how hard it is in today’s political climate to think beyond tomorrow. But one of my hopes is that in Asia and elsewhere we can begin doing that again. Because it took decades for us to build our infrastructure of leadership in the world, and it will take decades for us to continue and implement the policies going forward.

So now, at the start of my sixth trip to Asia as Secretary of State, I am optimistic and confident about Asia’s future. And I am optimistic and confident about America’s future. And I am optimistic and confident about what all of these countries can do together with American leadership in the years ahead.

So today, I’d like briefly to discuss the steps that the Obama Administration has taken to strengthen the main tools of American engagement in Asia: our alliances, our emerging partnerships, and our work with regional institutions. And I will describe how we are using these tools to pursue this forward-deployed diplomacy along three key tracks: first, shaping the future Asia-Pacific economy; second, underwriting regional security; and third, supporting stronger democratic institutions and the spread of universal human values.

Let me begin where our approach to Asia begins – with our allies. In a vast and diverse region, our bonds with our allies – Japan, Korea, Australia, Thailand, and the Philippines – remain the foundation for our strategic engagement. These alliances have safeguarded regional peace and security for the past half century and supported the region’s remarkable economic growth. Today we are working not just to sustain them but to update them, so they remain effective in a changing world.

That starts with our alliance with Japan, the cornerstone of our engagement in the Asia-Pacific. This year, our countries celebrated the 50th anniversary of our Treaty of Mutual Cooperation and Security. But our partnership extends far beyond security. We are two of the world’s three biggest economies, the top two contributors to reconstruction in Afghanistan, and we share a commitment to leading on major global issues from nonproliferation to climate change. To ensure that the next fifty years of our alliance are as effective as the last, we are broadening our cooperation to reflect the changing strategic environment. I covered the full range of issues that we face together in my two-hour discussion and then my remarks with the foreign minister from Japan yesterday.

This year also marked a milestone with another ally: the 60th anniversary of the start of the Korean War, which Secretary Gates and I commemorated in Seoul this past summer. And in two weeks, our presidents will meet in Seoul when President Obama travels there for the G-20 summit.

Our two countries have stood together in the face of threats and provocative acts from North Korea, including the tragic sinking of the Cheonan by a North Korean torpedo. We will continue to coordinate closely with both Seoul and Tokyo in our efforts to make clear to North Korea there is only one path that promises the full benefits of engagement with the outside world – a full, verifiable, and irreversible denuclearization.

The alliance between South Korea and the United States is a lynchpin of stability and security in the region and now even far beyond. We are working together in Afghanistan, where a South Korean reconstruction team is at work in Parwan Province; in the Gulf of Aden, where Korean and U.S. forces are coordinating anti-piracy missions. And of course, beyond our military cooperation, our countries enjoy a vibrant economic relationship, which is why our two Presidents have called for resolving the outstanding issues related to the U.S.-Korea Free Trade Agreement by the time of the G-20 meeting in Seoul.

Next year marks another celebration – the 60th anniversary of the alliance between Australia and the United States. In two weeks, I will finish my tour of this region with a visit to Australia for the 25th anniversary of the Australia-U.S. ministerial; it’s called AUSMIN. And Secretary Gates and I will meet with our counterparts, Foreign Minister Rudd and Defense Minister Smith. And I – we’ll also meet with Julia Gillard, Australia’s first woman prime minister, and have a chance not only to consult with the leaders, but also to give a policy address about the future of the alliance between Australia and the U.S.

With our Southeast Asian allies, Thailand and the Philippines, the United States is working closely on an expanding range of political, economic, environmental, and security-related issues. This summer, we launched our Creative Partnership Agreement with Thailand, which brings together Thai and American universities and businesses to help develop the innovative sectors of the Thai economy. With the Philippines, we will hold our first ever 2+2 Strategic Dialogue this coming January. And last month, I had the pleasure of joining President Aquino in signing a Millennium Challenge Compact to accelerate economic development and decrease poverty in the Philippines.

With each of our five allies in the region, what began as security alliances have broadened over time and now encompass shared actions on many fronts. And we will continue to ask ourselves the hard questions about how to strengthen the alliances further, tailoring them for each relationship to deliver more benefits to more of our people.

Beyond our alliances, the United States is strengthening relationships with new partners. Indonesia is playing a leading role in the region and especially in regional institutions. As chair of ASEAN next year, Indonesia will host the 2011 East Asia Summit. And as the creator of the Bali Democracy Forum, it is a leading advocate for democratic reforms throughout Asia. Our two presidents will formally launch our new Comprehensive Partnership Agreement during President Obama’s visit to Indonesia next month.

In Vietnam, we are cultivating a level of cooperation that would have been unimaginable just 10 years ago. Our diplomatic and economic ties are more productive than ever, and we’ve recently expanded our discussion on maritime security and other defense-related issues. Vietnam also invited us to participate as a guest at the East Asia Summit for the first time this year. That opens up a critical new avenue for cooperation. And though we still have our differences, we are committed to moving beyond our painful past toward a more prosperous and successful relationship...


Read the whole speech : State.gov.

Hillary Rodham Clinton
Source : state.gov

Saturday, October 30, 2010

Cờ Vàng


Ngày 22 tháng 10 năm 2010- 4 thành phố thuộc Tiểu bang WA:
Trang trọng đại lễ Vinh Danh Cờ Vàng
















Nguồn : lyhuong.net - calitoday

Tuesday, October 26, 2010

Nguyễn Xuân Nghĩa


Bắt chẹt “Ðất hiếm”

Ðặng Tiểu Bình: “Trung Ðông có dầu khí, Trung Quốc có đất hiếm...”

Sau 1975, cả trăm chuyên gia và trí thức của miền Nam đã được tập trung vào trụ sở cũ của Viện Văn Hóa Ðức tại Sài Gòn để học tập về “Lý luận Mác-Lênin”. Nơi đây, các giáo sư kinh tế, luật khoa, chuyên gia ngân hàng, v.v... được cán bộ cao cấp từ Hà Nội vào giảng dạy về kinh tế chính trị học xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, v.v... Một kinh nghiệm khá bi hài
.

Có lần họ được nghe một chuyên gia thượng thặng về kinh tế của miền Bắc kể lại chuyến viếng thăm Nhật Bản ông vừa hoàn tất. Các chuyên gia của miền Nam bàng hoàng khi ông ta phát biểu, rằng nước ta còn nghèo nên phải xuất cảng gỗ, chứ đến khi khá giả hơn thì Nhật Bản sẽ có ngày khốn đốn vì thiếu gỗ xây nhà!

Ngày nay, chúng ta chưa thấy chuyện đó được chứng nghiệm - xin miễn nói về nạn đốn cây, phá rừng hay cho thuê rừng thuê đất ngày nay, và về lời phát biểu của ông một sau này sẽ là phó thủ tướng của Hà Nội trong thời khủng hoảng. Nhưng đã thấy sự vận hành của “quy luật Ðặng Tiểu Bình”. Chẳng là, năm 1992, lãnh tụ công cuộc cải cách tại Trung Quốc đã phát biểu, rằng “Trung Ðông có dầu khí thì Trung Quốc có đất hiếm”.

Trong tháng qua, vì tranh chấp chủ quyền và mâu thuẫn ngoại giao, Trung Quốc quyết định hạn chế xuất cảng đất hiếm qua Nhật khiến doanh nghiệp Nhật Bản lúng túng không ít. Lúng túng không ít, nhưng chưa hẳn là khốn đốn, vì từ nhiều năm nay người ta đã dự đoán chuyện này...

Nhưng mà “đất hiếm” là gì?

Là một từ dịch sai từ một khái niệm còn quá thô sơ của Pháp vào thế kỷ 19, từ chữ “terre rare” ra “rare earth” hay “rare earth elements”, viết tắt là REE. Trung Quốc dịch cũng chẳng rõ hơn thành “Hy Thổ Kim Thuộc”. Dịch cho dễ hiểu thì ta có chữ “kim loại hiếm”.

Ðấy chỉ là những kim loại hiếm hoi mà loài người đào được từ vỏ trái đất. Ðào đất lên, cán vụn thành sỏi, rồi xay thành bụi để qua nhiều đợt đãi lọc tinh chế bằng vật lý, hóa học hay quang học thì có được 17 nguyên tố hóa chất, thứ kim loại cần thiết cho nhiều ngành kỹ nghệ. Người viết chỉ xin kể nơi đây vài thứ tiêu biểu như Promethium cho lò nguyên tử, Lanthium cho các cọc bình điện hay ống kính máy ảnh, Samarium cho nam châm hay lasers, Gadolinium cho bộ nhớ của máy điện toán, v.v...

Nói cho đơn giản thì cả tấn đất có khi chỉ gạn ra vài gram kim loại cực quý vì không thể thiếu trong hầu hết máy móc thiết bị của nền văn minh hiện đại. Từ máy nói, máy ảnh, máy tính, máy phát điện đến máy bay, có hay không có người lái và cả... bom khôn. Từ kỹ nghệ không gian đến quốc phòng, đến năng lượng xanh, v.v... người ta đều cần đất hiếm.

Trung Quốc hiện sản xuất ra từ 95 đến 97% tổng số nhu cầu của thế giới - và cung cấp 60% nhu cầu của Nhật Bản. Khi hữu sự, việc Bắc Kinh hạn chế xuất cảng kim loại quý như vậy phải gây vấn đề cho Nhật Bản hay cả thế giới. Bài toán kinh tế ấy tất nhiên hàm chứa nội dung chính trị.

Nhưng.... chính trị cũng lại là kinh tế!

Trước hết, “kinh tế chính trị học Trung Quốc” là sản xuất tối đa mà bất kể lời lỗ về kinh doanh vì chỉ để tạo ra công ăn việc làm cho một dân số quá đông. Quan niệm của lãnh đạo về “mức lời” là sự ổn định chính trị và xã hội bên trong và xây dựng thế lực kinh tế với bên ngoài. Nhưng lỗ lã không thể tính là sự tổn thất về môi sinh, là khối tín dụng sẽ biến thành nợ thối hay là các doanh nghiệp sẽ phá sản nếu không được trợ cấp để tồn tại....

Y như nhiều ngành công nghiệp khác, kỹ nghệ khai thác kim loại hiếm của Trung Quốc có thể minh diễn điều ấy.

Từ khi đi cào đất hiếm, ba chục năm về trước, Trung Quốc đã cướp cờ vô địch của các quốc gia sản xuất khác, như Hoa Kỳ, Úc, Brazil, Ấn Ðộ, Mã Lai Á hay Liên bang Nga... Cũng với sự hồ hởi thi đua trong bước Nhảy vọt Vĩ đại - Ðại Dược Tiến - của Mao Trạch Ðông, các doanh nghiệp nhà nước bất kể lớn nhỏ đã được cấp phát tín dụng để cào đất hiếm và đạt thành tích vẻ vang.

Ðó là trong 10 năm đầu sau cải cách, sản lượng gia tăng 40% một năm. Rồi cứ năm năm lại nhân đôi một lần - nghĩa là tăng 14% một năm - cho tới khi giật cờ đỏ năm ngoái là cung cấp chừng 95% nhu cầu của thế giới. Nhưng vì sản xuất ào ạt nên cũng làm giá sụt mất 95% so với tình hình năm 1979! Con số 95 dễ nhớ về một kỷ lục hy hữu, kỷ lục chát đất vào mặt....

Vì mặt trái của kinh tế chính trị học kiểu Trung Quốc là rất nhiều doanh nghiệp bị lỗ do bán dưới giá thành. Chưa kể các “ẩn phí”: mất mát kinh hoàng về môi sinh, phí tổn khó đếm nổi về sức khỏe của công nhân hay sự an toàn của lao động.

Ðâm ra, nhìn trên toàn cảnh thì cả triệu người Trung Quốc có đóng góp mồ hôi và xương máu cho cuộc cách mạng về thuật lý (technology) của thế giới nhờ bán ra kim loại quý với giá bèo! Còn nhìn về kinh doanh thì trong giá thành của các loại máy móc tinh vi nhất, từ máy lọc dầu tới bình điện xe hơi loại hybrid, phí tổn cho kim loại quý chỉ chiếm phần cực tiểu. Thí dụ như 0.2% trong một máy chiếu điện MRI, hay 0.04% trong bộ phận lọc dầu “refining catalyst” mà nước Mỹ phải dùng mỗi ngày, hoặc 0.8% trong chiếc xe Prius của Toyota.

Trung Quốc giật cờ đỏ là như vậy...

Lãnh đạo Bắc Kinh dĩ nhiên là không khờ. Họ thấy ra cái hố đen của đất hiếm và từ năm năm nay đã bắt đầu sửa sai. Họ kiện toàn việc tổ chức và điều hướng sản xuất cho mục tiêu chiến lược và tìm cách bảo vệ các nguồn cung cấp từ bên ngoài. Ngẫu nhiên sao, đấy cũng là lúc bauxite của Việt Nam được chiếu cố... Nghi quá!

Thề rồi, đầu năm nay Quốc Vụ Viện - Hội đồng Chính phủ - khai triển chủ trương tái phối trí các ngành chiến lược bằng cách kiểm soát việc khai thác cho hợp lý hơn. Các doanh nghiệp chế biến trái phép hoặc buôn lậu đất hiếm phải đóng cửa, số cơ sở sản xuất sẽ giảm từ 90 xuống 20 đơn vị, trở thành tập đoàn quốc doanh có kích thước lớn hơn và hiệu năng cao hơn. Hạn ngạch xuất cảng và cả hệ thống vận chuyển, tồn trữ và phân phối cũng được thanh tra lại, v.v...

Ðầu Tháng Chín, Bắc Kinh đặt ra hạn ngạch xuất cảng trong năm năm tới là mỗi năm không bán quá 35 ngàn tấn. Tuần qua, họ hãm thắng còn bạo hơn: mỗi năm sẽ giảm hạn ngạch xuất cảng thêm 30%. Tức là Trung Quốc tập trung và chấn chỉnh kỹ nghệ khai thác kim loại hiếm. Chứ không bừa phứa và hoang phí như trước.

Nghĩ thì cũng phải, thế giới không thể cùng lãnh đạo Bắc Kinh xiết họng công nhân và hủy hoại môi sinh như trước nữa... Bài học này chưa thấm tới Hà Nội khi ta nhìn vào kế hoạch bauxite - cũng do Trung Quốc chủ xướng!

Huống hồ, kim loại quý lại là nhu yếu phẩm cho kỹ nghệ tiên tiến về an ninh, quốc phòng. Cùng với việc rà lại hệ thống sản xuất, Bắc Kinh lập kế hoạch kiểm tra mọi nghiệp vụ đầu tư, liên doanh và sản xuất các sản phẩm thuộc về quyền lợi hạch tâm. Nói ra bạch văn thì lãnh đạo Trung Quốc điều hướng lại sản xuất để tiến dần đến chế độ độc quyền khai thác các sản phẩm liên hệ đến an ninh chiến lược. Dại gì mà không làm như vậy?

Vì họ thấy rõ là với đà phát triển hiện nay thì trong một tương lai không xa, Trung Quốc chỉ có đủ đất hiếm cho nhu cầu nội địa mà thôi. Vì thế, việc Nhật Bản bị phong tỏa - dù cho đến tuần qua Bắc Kinh vẫn chối - không thể là chuyện bất ngờ.

Bây giờ, ba chục năm sau khi Ðặng Tiểu Bình cải cách, thế giới tính sao về bài toán vừa kinh tế vừa chính trị này?

Trung Quốc cung cấp 97% sản lượng kim loại quý cho thế giới. Nhưng vốn liếng dằn lưng - là trữ lượng của các sản phẩm này trong lãnh thổ - từ Nội Mông tới Sơn Ðông, Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Ðông, v.v... chỉ có chừng 36% của thế giới và lại bị lạm thác từ mấy chục năm nay. Mà ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác. Hoa Kỳ, Nga, Úc, Ấn Ðộ, v.v... cũng có loại đất quý ấy. Xưa kia, các nước công nghiệp như Hoa Kỳ thì khôn ngoan đậy mỏ để bảo vệ môi sinh, khi giá rẻ như bèo nhờ Trung Quốc. Nhưng bây giờ, khi Bắc Kinh muốn bắt chẹt, tình hình sẽ khác.

Từ nay sẽ khác thế nào?

Trước hết, thế giới ý thức được rằng Trung Quốc là xứ bá quyền ngang ngược, bất chấp luật chơi quốc tế và nay muốn chiếm độc quyền về một sản phẩm chiến lược. Tại Hoa Kỳ, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nghiêng mình ngó vào hồ sơ đất hiếm. Vấn đề nào chỉ có kinh tế!

Bài toán đầu tiên là chuyện cung cầu và giá cả: Nếu nguồn cung cấp mà giảm thì giá sẽ tăng. Giá mà tăng thì việc sản xuất sẽ khác vì có lời hơn. Nhiều khu chế biến đất hiếm trước đây đã tạm đóng cửa vì ít lời và gây ô nhiễm lại trở thành hấp dẫn. Ðó là trường hợp khu vực Mountain Pass của Mỹ tại California, hay Mount Weld của Úc. Ngoài Hoa Kỳ và Úc, nhiều quốc gia khác cũng có loại đất hiếm này, như Canada, Greenland, Kazahkstan, Liên bang Nga, Cộng hòa Mông Cổ, Ấn Ðộ, Nam Phi và cả Việt Nam... Và khi đất hiếm mà lên giá thì nhu cầu khảo sát thêm về địa chất có thể giúp người ta tìm ra nhiều nguồn cung cấp mới, ở xứ khác.

Nhưng, từ khi thấy ra vấn đề đến ngày thực hiện giải pháp, người ta mất vài ba năm.

Tìm ra tiền đầu tư thì còn dễ, tìm ra sự đồng thuận về luật lệ để bắt đầu khai thác mới là khó. Xưa nay, Hoa Kỳ đóng mỏ để bảo vệ môi sinh và thú hiếm nên đang dẫn đầu thế giới về sản lượng thì từ cả chục năm nay không sản xuất gì nữa. Nhập cảng đất hiếm và xuất cảng ô nhiễm, vì đẩy vấn đề môi sinh cho xứ khác, là cách tính toán khôn ngoan. Từ nay người Mỹ sẽ tính lại. Khai thác hầm mỏ cũ thì có lợi vì đã sẵn hạ tầng cơ sở, nhưng cũng bị trở ngại vì đã có luật lệ về môi sinh. Nhất là sau tại nạn về dầu khí của hãng BP tại Vịnh Mễ Tây Cơ và vụ sụp hầm mỏ của Chile hồi Tháng Tám.

Nhưng, may là Bắc Kinh càng gây sức ép thì Quốc Hội và các cơ quan hữu trách của Mỹ càng phải tính cho nhanh. Cho nên, Trung Quốc cũng đang... tạo ra việc làm cho những người tranh đấu về môi sinh! Hoa Kỳ phải chọn lựa và trả giá chứ không thể hít thở khí trời trong sạch mà đẩy bụi qua xứ khác. Kinh tế Trung Quốc sẽ thành đề mục đấu tranh chính trị và luật pháp ngay trong xã hội Hoa Kỳ.

Một lối suy tính khác: Nếu không có sẵn dự trữ hoặc bị trở ngại về luật lệ thì người ta có thể tìm nguồn cung cấp ở xứ khác. Nhật Bản nhìn qua Mông Cổ và Việt Nam theo hướng đó. Nếu mấy xứ này lại mau mắn áp dụng bài bản Trung Quốc để cào đất bán rẻ và cho dân hít lấy bụi độc thì đó là vấn đề của họ. Lại chuyện... bauxite!

Dù sao, khai thác đất hiếm với mối quan tâm cao hơn và tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về môi sinh và sức khỏe sẽ khiến giá thành của kim loại hiếm này phải tăng. Khi ấy, người ta sẽ nghĩ đến việc tái tạo các sản phẩm phế thải, cải thiện quy trình sản xuất cho tinh vi và có hiệu năng hơn, hoặc tìm ra giải pháp thay thế. Một hoàn cảnh lý tưởng cho nhiều khám phá mới sau này.

Trong khi chờ đợi, mọi chuyện sẽ lại đảo lộn

Kỹ nghệ tiên tiến của toàn cầu dùng nhiều loại kim loại hiếm khác nhau và mỗi loại lại có đặc tính riêng về mức cần thiết, hữu ích hay sự co giãn cao thấp của giá cả. Có loại dù cực đắt thì vẫn không thể thiếu, như cho kỹ nghệ quốc phòng. Có loại mà kỹ nghệ có thể ứng biến để thay thế được, nhưng muốn thay thế giả dụ như máy phát điện trong xe Prius, người ta sẽ mất thời gian và tiền.

Vả lại, chuyện chiến lược là cái đầu hơn là cục đất: Trung Quốc có đất hiếm nhưng kiến năng sử dụng lại nằm bên ngoài. Trung Quốc có bán một tấn đất với giá rẻ mà phải mua sản phẩm hoàn tất nhỏ xíu với giá cực đắt thì chưa chắc đã nắm dao đằng chuôi. Ðấy là lúc có thể trả giá... Vì vậy, trong chi tiết thì thế giới có nhiều kịch bản khác nhau cho cả chục kim loại hiếm. Bài viết xin không đi vào chi tiết...

Chi tiết đáng chú ý nhất là nhờ trận đánh của Trung Quốc trên mặt trận đất hiếm - vấn đề kinh tế lồng trong chính trị - người ta chú ý hơn đến việc cào đất kiếm ăn. Gần đây, khi Hung Gia Lợi bị tai nạn về bùn đỏ và Bắc Kinh gây áp lực với Nhật về đất hiếm, chúng ta càng nên nhìn lại kế hoạch bauxite của Việt Nam với nhãn quan mới.

Tệ nhất là lại áp dụng “kinh tế chính trị học” kiểu Trung Quốc ngay trên lãnh thổ mình - ở một khu vực địa dư chiến lược của đất nước! Tối dạ.

Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguồn nguoi-viet
Đọc thêm : VOA

Sunday, October 24, 2010

Thơ Nguyễn Đặng Mừng


Mắt Huyền Trân

Ra quê gặp lúc trời mưa bão
Cụng trán người xưa tiếng sấm rền

Nửa đêm giật mình tưởng bom nổ
Quê hiền ếch nhái kêu buồn tênh

Xưa bom đạn xé chừ giông bão
Ngập ngụa đời nhau lổ mội tràn
Mạ kêu trời ơi cơn mưa át
Cha ngâm mình níu một tàn nhang

Gân guốc mặt cha dây thừng cột
Nước mắt mạ khô chỗ em nằm
Dùng dằng ở đi mần răng được
Lăng mộ cha ông từ trăm năm

Chỗ eo ai cột quê mình lại
Ngọc Vạn – Phương Nam – bão xứ Tần
Đất bạc sự đời trôi ra biển
Hoàng Sa gió tạt mắt Huyền Trân.


Nguyễn Đặng Mừng

Chú thích
Lỗ mội: Lỗ nước ngầm khó phát hiện và rất nguy hiểm vì khó nhận ra. Quê mình có câu: Nước chảy ào ào không bằng hao lỗ mội.
Công nữ Ngọc Vạn: Công nữ Ngọc Vạn là con gái Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm Canh Thân 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và cuộc hôn nhân này đã giúp Chúa Nguyễn mở rộng được lãnh địa thêm về phía Nam.


Nguồn chantran

Thursday, October 21, 2010

Vudongha.blog


Người tự viết bản án mình.

Trước khi đi Đà Lạt, anh vừa cười vừa nói: “kỳ này chắc chắn tụi nó sẽ dập mình! anh em cố gắng mà vững tiến, chăm lo và hỗ trợ cho nhau, tù trong tù ngoài cũng là tù”. Tháng sau, anh bị bắt và bị tuyên án. Anh vào nhà tù nhỏ với nụ cười khí phách. Anh em ở lại nhà tù lớn vẫn lo lắng cho nhau, vẫn cùng nhau vững tiến trong sự nhớ thương và cảm kích về người anh lớn.

Những anh em, bạn bè ấy là các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Người anh lớn đó là Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Bản án của anh đã được anh tự viết bằng trái tim, trí óc và hành động để cuối cùng nó có được một cái tên, một tội danh: Yêu Nước.

Bản án tự viết bắt đầu tại địa đầu của tổ quốc khi anh đứng nhìn dòng thác Bản Giốc đã không còn là máu thịt của tổ tiên. Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải đã từng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc quay về và trở thành Blogger Điếu Cày. Nơi anh ở nhiều con chim líu lo ghé đậu cùng anh hát khúc tự do. Trong tự do xác định thái độ sống của mình, anh và các bạn đã cất tiếng, đã bước xuống đường và tự viết bản án cho những người tù yêu nước trong tương lai.

Cách đây gần 3 năm, vào ngày 16 tháng 12 năm 2007 anh Điếu Cày đã hòa nhập cùng hàng ngàn thanh niên sinh viên xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và đồng thanh lên tiếng xác nhận chủ quyền lãnh hải lãnh thổ của cha ông.

2 năm nay, thủ tướng của đảng và nhà nước mới kêu gọi báo chí thông tin “tốt hơn” về chủ quyền lãnh thổ thì hơn 2 năm trước, anh Điếu Cày, cùng với các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã bày tỏ thái độ kiên cường, xứng đáng là hậu duệ của Trần Bình Trọng – thà làm Quỷ Nước Nam còn hơn làm Vương Đất Bắc, khi anh và các bạn viết lên áo trắng: Việt Nam muôn năm – Bọn Trung Quốc xâm lược hảy cút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa. Nhìn lại, anh em vẫn đùa về chuyện yêu nước trước-sau của anh Điếu Cày và… của đảng:

Bác Điếu vác cày đi trước
đảng mình lẻo đẻo theo sau
đảng ta theo hoài tắt thở
điên tiết tống bác vào tù.

Nếu bây giờ công an của đảng ngày đem rình rập những công dân Việt Nam phải yêu nước lén lút với 6 chữ vàng HS-TS-VN thì ngày ấy Điếu Cày đã cười thách đố với những Lê Chiêu Thống của thế kỷ 21 bằng hàng chữ đàng hoàng, công khai và đầy lòng ái quốc ngay trên đầu của anh: Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam. Nhớ lại, anh em vẫn đùa bác Điều chơi khôn, đội nón bảo hiểm, công an không dám gõ đầu.

Vậy đó, từ những niềm đau và nỗi nhục Hoàng Sa – Trường Sa anh đã khai bút viết lên tội trạng đầu tiên của anh: dám xâm phạm, dám tranh dành “độc quyền yêu nước” của đảng, dám không yêu nước theo “kiểu” của đảng.

Ngọn lửa yêu nước bùng lên tại Sài Gòn, Hà Nội vào cuối năm 2007 đã bị dập tắt bởi công cụ công an còn đảng còn mình, dưới sự chỉ đạo của TW Hà Nội, theo lệnh của triều đình Bắc Kinh. Dù bị dập tắt nhưng nó đã là một bước ngoặt lịch sử. Lần đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất dưới sự toàn trị của đảng, hàng ngàn thanh niên học sinh biểu tình không theo ý đảng. Rõ ràng hơn bao giờ hết, mặt nạ yêu nước vì dân tộc của đảng đã bị rớt xuống bùn bằng chính thái độ của đảng. Quan trọng hơn cả, biến cố này đã chứng minh rằng yếu tố để kết hợp lòng người, tạo động lượng cùng nhau dấn thân chính là sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Blogger Điếu Cày hiểu rõ điều đó. Anh trở về cùng với các bằng hữu mở ra một mặt trận thông tin qua trang blog Điếu Cày, trang mạng Dân Báo, trang blog Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ thông tin! Mỗi tấc đất trên cạn, mỗi hòn sỏi dưới bờ đều phải được thông tin khi bị rơi vào tay ngoại bang. Mọi thái độ buôn đất bán biển, mọi âm mưu dâng hiến gia sản của tổ tiên phải được vạch trần và lên án. Điếu Cày đã tự làm dài thêm bản án cáo trạng cho chính mình. Anh đã chạm nọc và trở thành cái gai của những Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Tuy vậy Điếu Cày vẫn ung dung, cười và gọi những việc mình làm là: chơi blog.

Chơi. Người ta nói, anh chơi. Người ta làm, anh chơi. Những “trò chơi” đầy chiến lược mà người cựu-chiến-binh-trở-thành-blogger đã ngày đêm suy nghĩ để làm sao có tác động lớn nhất, bảo vệ sự an toàn tối đa cho anh em trong môi trường luật rừng náo loạn cung đình của đất nước. Chính vì thế mà anh tạo được niềm tin, dấy lên được lòng can đảm để nhiều bằng hữu của anh đã bước qua biên giới của sợ hãi. Sau ngày anh bị bắt, một thành viên trẻ tâm sự: “thật ra em cũng nhát, nhưng bác Điếu đã làm cho em can đảm bằng chính hành động dứt khoát, chơi tới bến của bác ấy. Em follow the leader”. Từ đó anh trở thành người anh cả của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Từ đó anh trở thành một trong những biểu tượng của blogger Việt Nam.

Đấu tranh một mình đảng và nhà nước xem đó là chuyện ruồi. Khi có những bằng hữu, anh em chung quanh và “follow the leader”, blogger Điếu Cày đã trở thành một lực lượng. Đối với những kẻ ngồi xổm trên pháp luật thì đó là hiểm họa và họ đã phải ra tay. CA còn đảng còn mình được lệnh hạ mình làm bẹc giê trước nhà, làm tài lọt đưa đón ngày đêm cho Điếu Cày và các thành viên của CLBNBTD. Uống cà phê? có mặt! Mua rau cho vợ? có mặt! Đi nhậu? có mặt luôn!. An ninh được lệnh bằng mọi cách ngăn chận cuộc biểu tình ngày 29/04/2008 rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh. Tuyên giáo họp và ra thông tư, chỉ thị mỗi phóng viên phải là một bồi bút của đảng viết bài dựng chuyện bôi nhọ Điếu Cày…

Ngày 10 tháng 9 năm 2008, khúc đại hòa tấu Lời chó Tru đêm chấm dứt. Triều đình Lê Chiêu Thống tuyên án Điếu Cày. Bản án đã có sẵn do chính anh tự viết. Công an quan tòa chỉ việc đóng cửa sửa lại tội danh: Yêu nước đổi thành trốn thuế.

Một blogger vào tù hàng ngàn blogger khác tiếp nối. Một trang blog bị đánh sập hàng trăm trang blog khác mọc lên. Cư dân mạng đã nói thế. Đúng như vậy, công an có thể tước đoạt tự do của anh Điếu Cày nhưng đã không làm tắt ngọn lửa tự do thông tin của blogger Việt Nam. Chỉ nhìn vào năm 2010 cũng đủ thấy. Mọi vấn đề to lớn của đất nước, ngay cả một số quyết định mà lãnh đạo đảng buộc lòng phải thay đổi đều thấy có ảnh hưởng bởi thông tin chủ động, đồng khắp và mau lẹ của blogger. Từ dự án đường sắt cao tốc đến vấn nạn bằng giả trường dỏm, từ chuyện mua dâm học sinh của chủ tịch Hà Giang đến Nông cha lợi dụng tình thế công an Bắc Giang giết người đưa Nông con vào ghế bí thư tỉnh để dọn đường vào TW, từ 80.000 tỉ Vinasink cho tới Đại lễ 10% GPD… blogger Việt Nam đã trở thành tấm gương trong suốt phản ảnh bức tranh Việt Nam và bộ mặt thật của đảng.

Trong bối cảnh đó, ngày anh Điếu Cày ra khỏi tù nhỏ đã trở thành nỗi ám ảnh của đảng. Công an được lệnh lên kế hoạch đàn áp, khủng bố tù nhân và bằng hữu của anh ngay trước khi người tù được phóng thích. Họ đã bắt blogger Anhbasg Phan Thanh Hải, một trong những người bạn cộng tác thân tín nhất của anh. Họ đã bao vây tìm mọi cách cô lập và khủng bố tinh thần các thành viên của CLBNBTD. Họ đã đe dọa người thân của anh và trắng trợn không cho phép anh Điếu Cày ra khỏi tù đúng như quy định của tòa án vào ngày 19 tháng 10. Nhìn vào những động thái và từ những trao đổi mang đầy tính hù họa và khủng bố tinh thần của công an đối với một số blogger trong vài ngày qua cho thấy xác xuất là công an đang muốn đạt những mục tiêu từ thấp đến cao sau đây:

(1) Đánh sập mọi nỗ lực đón rước anh Điếu Cày bằng cách thay đổi ngày cũng như bắt giữ, ngăn chận hoặc khủng bố tinh thần tất cả những ai dự định thực hiện việc làm chính đáng này.

(2) Đánh sập những dự định tiếp xúc, trao đổi, làm việc với anh Điếu Cày trong tương lai, sau khi anh ra khỏi tù.

(3) Ngụy tạo một số kịch bản, dữ kiện để chuẩn bị bắt anh Điếu Cày vào tù một lần nữa như đã làm đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.

Một bản hợp ca Lời chó Tru đêm thứ hai đang được cất lên. Những ảo tưởng bịt miệng và bỏ tù lòng yêu nước lại tiếp tục. Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh lòng yêu nước không thể nào bị dập tắt. Lịch sử đã chứng minh bất kỳ một hệ thống cai trị nào không đáp ứng lại nguyện vọng của người dân sẽ phải sụp đổ.(Diễn dàn ghi chú:Còn sót 4 dòng và 5 chữ,trên dưới so chính bản)

Điếu Cày, bằng hữu của anh vẫn tiếp tục tiến bước và sẵn sàng tự viết cho mình bản án dành cho những công dân Việt Nam yêu nước.


Vũ Đông Hà
19 tháng 10
Ngày Blogger Việt Nam
Nguồn
vudongha blog
Đọc thêm : NguoiBuonGio - facebook - youtube

songchi's blog


Câu chuyện của Blogger Điếu Cày.

Audio bbc.co.uk


Cộng đồng blogger vừa quyết định chọn ngày 19.10 làm ngày blogger Việt Nam. Đó cũng là ngày mà blogger Điếu Cày tức anh Nguyễn Văn Hải tức nhà báo tự do Hoàng Hải mãn hạn 30 tháng tù vì tội “trốn thuế”, từ một bản án hoàn toàn được ngụy tạo bởi luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sự thật ai cũng biết blogger Điếu Cày bị bắt vì những hành động chứng tỏ lòng yêu nước và tinh thần công dân đầy trách nhiệm của mình: trên trang blog cá nhân cũng như trên trang blog Dân báo do anh và nhóm Câu lạc bộ Nhà báo tự do lập nên, anh đã viết những bài đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi công lý cho dân oan và nhất là về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa; anh đã tham gia cùng với sinh viên học sinh biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa vào tháng 12.2007 trước Tòa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn và sau đó, cùng với nhóm CLBNBTD và một số văn nghệ sĩ biểu tình trước Nhà hát thành phố vào ngày 19.1.2008-ngày mà 34 năm trước Hoàng Sa đã bị mất vào tay Trung Cộng. Anh bị bắt còn bởi vì vào thời điểm đó, việc cùng bạn bè lập nên một nhóm CLBNBTD để viết về những điều bất công, sai trái trong xã hội là một cái gai đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận mọi sự tụ tập thành nhóm dù cái nhóm đó chỉ có năm bảy con người, với hai bàn tay không, không có bất cứ một âm mưu chính trị, hoạt động nào ngoại trừ…viết bài trên blog!

Trường hợp của Điếu Cày càng “đáng tội” hơn trong mắt của nhà cầm quyền vì anh là người sinh ra và trưởng thành hoàn toàn trong môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không những thế, anh từng là bộ đội. Song họ không hiểu rằng chính vì vậy mà người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải càng không thể chấp nhận cảnh một phần lãnh thổ lãnh hải của cái đất nước mà anh đã góp phần nhỏ bé của mình để bảo vệ lại mất vào tay nước khác trong khi nhà cầm quyền tịnh không dám hó hé, cũng như cái xã hội mà anh cùng bao nhiêu người lính khác từng đổ máu xương xây đắp nay lại tồn tại quá nhiều bất công, phi lý, xấu xa. Anh đã phản tỉnh. Như nhiều người đi trước anh, cùng thời với anh và ngày càng nhiều hơn những người thuộc các thế hệ sinh sau anh, đã phản tỉnh.
Điếu Cày là blogger Việt Nam đầu tiên bị bắt và kết án tù dài hạn: 30 tháng. Ngoài ra, anh còn bị phạt một tỷ đồng tiền Việt Nam về tội truy thu thuế (mà lẽ ra công ty mắt kính Sài Gòn thuê nhà anh mới phải nộp vì theo hợp đồng cam kết thì bên công ty này phải chịu trách nhiệm đóng thuế!), bị nhà nước tịch thu một căn hộ ở quận 1 trong thời gian anh bị tù đày, người vợ cũ và cả hai con của anh thì thường xuyên bị công an xách nhiễu đủ mọi cách. Đó là cái giá mà một blogger ở Việt Nam phải trả cho sự quả cảm và lòng yêu nước của mình!

Vụ bắt Điếu Cày là một sự răn đe mạnh mẽ đầu tiên với giới blogger.

Trong hai năm rưỡi qua, khi Điếu Cày đang phải ngồi trong tù, chắc anh cũng không ngờ rằng cộng đồng blogger Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và lớn mạnh hơn rất nhiều. Khi dịch vụ blog Yahoo!360 bị đóng cửa vào tháng 7.2009, nhiều người bi quan đã nghĩ rằng tiếng nói của giới blogger Việt Nam sẽ yếu đi vì mạnh ai nấy "dời nhà" về những chỗ khác nhau, nào Yahoo! 360plus , Multiply, Blogspot, Wordpress, Facebook, Twitter v.v… Nhưng tiếng nói của các blogger-những nhà dân báo không tắt đi mà ngược lại, đã thực sự trở thành một luồng thông tin phản biện đa dạng, nhanh nhạy, sắc sảo, phản ánh muôn mặt đời sống chính trị xã hội văn hóa của Việt Nam. Và trong nhiều trường hợp, tiếng nói của họ thực sự có sức mạnh đến nỗi nhà nước Việt Nam buộc lòng phải thay đổi, chỉnh sửa một số vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà những cuộc đàn áp giới blogger đã thường xuyên diễn ra trong thời gian qua dưới nhiều hình thức khác nhau: từ đánh sập các trang blog, xách nhiễu, gây khó dễ trong công ăn việc làm, cuộc sống cá nhân cho đến bắt giữ một ngày, năm mười ngày…
Cho đến giờ phút này, thời điểm của năm 2010, giới blogger Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về sự phát triển cũng như những gì mình đã, đang và sẽ đóng góp cho quá trình dân chủ hóa Việt Nam.
Trong khi đó thì người tù đầu tiên của giới blogger đã đến ngày mãn hạn tù. Gia đình, bạn bè đang chuẩn bị mừng anh trở về thì nhà nước Việt Nam trở mặt, quyết định giam giữ anh thêm với tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam”-cái “tội” mà hai năm rưỡi trước họ không dám đưa ra khi bắt Điếu Cày vì sợ dư luận.

Một lần nữa, qua những thông tin kịp thời của báo chí “lề trái”, mọi người lại nhìn thấy trò hề của cái gọi là luật pháp ở Việt Nam qua toàn bộ tấn tuồng từ hành hung người cho đến xông vào khám xét ngôi nhà của chị Dương Thị Tân, vợ cũ anh Điếu Cày để mong tìm ra bất cứ cái gì có thể ghép tội anh. Điều khôi hài nhất của tấn tuồng này là hai năm rưỡi qua anh Hải ngồi trong tù có ở nhà đâu mà có cái gì để khám xét, chưa kể nếu anh có ở nhà thì trên thực tế ngôi nhà này cũng không phải là nơi ở của anh Hải. Nhưng ở Việt Nam thì đừng bao giờ ngạc nhiên trước bất cứ việc làm nào của công an cho đến chính quyền!
Khi Nhật Bản-Trung Quốc xảy ra vụ va chạm tàu ở quần đảo Sensaku vừa qua, nhân dân hai nước rầm rộ biểu tình phản đối lẫn nhau và cả hai nhà nước mặc nhiên chấp nhận cho người dân được quyền lên tiếng!
Trong khi đó thì ở Việt Nam, biểu tình chống Trung Quốc hay viết bài kêu gọi bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ lãnh hải thì không được phép, thậm chí bị bắt bớ, cầm tù!

Đôi khi tôi cứ tự hỏi cái nhà nước này, sao đối với nhân dân thì họ hùng hổ đến thế, họ không phải chỉ dùng dao mổ trâu để giết gà mà là dùng dao mổ voi để giết kiến! Qua hàng loạt vụ từ dân oan biểu tình khiếu kiện đất đai, dân công giáo biểu tình đòi lại đất đai của nhà thờ, giáo xứ, giới sinh viên học sinh biểu tình kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải, giới blogger, giới luật sư, trí thức dùng ngòi bút phản ánh những sự bất công phi lý trong xã hội…cách đối phó, xử lý của nhà nước này vừa cho thấy một sự hùng hổ mạnh tay quá tầm mức của vụ việc, một sự coi thường bất chấp mọi lý lẽ, luật pháp đồng thời bất chấp luôn cái gọi là đạo đức, tính chính danh của một nhà nước khi sử dụng mọi biện pháp chơi bẩn, chơi xấu nếu cần- từ vu khống, bôi nhọ cá nhân, gây khó dễ về mọi mặt trong đời sống cá nhân cho đến hành hung, và kể cả giết người rồi đổ cho là bị đột quỵ hay tự tử! Đã có những trường hợp người dân bị đưa về đồn thầm vấn vì những “tội danh” rất nhỏ như không đội mũ bảo hiểm để rồi sau đó vài tiếng, người nhà được báo đi nhận xác về!

Sao đối với nhân dân thì họ hung hăng, tàn ác, thủ đoạn thế mà đối với kẻ thù xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải, bắt bớ ngư dân Việt Nam, và đang có âm mưu lâu dài muốn thôn tính Việt Nam thì họ lại hèn hạ, khiếp nhược, u mê đến thế!

Sự trái ngược đó trong cách ứng xử với dân và với giặc chỉ chứng tỏ một nỗi sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, thiếu cả tính chính danh của một nhà nước dù có cả bộ máy công an, quân đội, luật pháp…trong tay, điều đó cũng chứng tỏ trong thâm tâm họ-những người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước này từ trên xuống dưới biết rõ rằng nhân dân không đứng về phía họ, lẽ phải không thuộc về họ, tương lai cũng không dành cho họ!

Vì nỗi sợ hãi của nhà nước Việt Nam, ngày hôm nay Điếu Cày lại phải ngồi tù thêm không biết là bao lâu, và những người bạn blogger khác cũng phải vào tù cùng với anh, trước mắt là blogger AnhBaSG.
Một việc làm vô ích bởi không thể bắt hàng triệu blogger, phá sập hàng triệu trang blog càng không thể quay ngược trở lại thời kỳ chưa có internet. Điều duy nhất mà họ đã làm được chỉ là khiến cho nỗi căm giận trong lòng nhân dân lớn hơn, sâu sắc hơn và do vậy, tương lai của họ cũng u ám hơn mà thôi!

Song Chi
Nguồn songchi's blog

NguoiBuonGio blog


Người lính nhỏ.

Video nhatkyyeunuoc

Tí Hớn lật cái sọt mẹ đựng quần áo úp xuống, treo lên trên đứng nghiêm gọi bố.

- Bố nhìn này, người lính đang đứng gác.

Lái Gió hỏi con.

- Người lính gác gì đấy, gác gói bim bim mẹ để trên kia à.?

Tí Hớn tỏ vẻ không vừa ý với bố.

- Ơ không phải gác bim bim, bố nhầm rồi. Người lính gác quê hương, cô giáo bảo thế mà. Bố nhầm rồi đấy.

Lái Gió vội xin lỗi con, nếu không Tí Hớn nó lải nhải câu - bố nhầm rồi đấy- đến khi nào bố nó nhận ra sai lầm và xin lỗi nó mới thôi. Lái Gió bảo con.

- Người lính gác tí thôi rồi xuống kẻo ngã, bố chụp cho kiểu ảnh nhé.

Tí Hớn xem ảnh rồi la tướng khoe mẹ.

- Mẹ ơi, xem ảnh người lính Tí Hớn đứng gác này.

Mẹ Tí Hớn trong bếp không ra xem, Tí Hớn trề môi kéo dài giọng nói với bố.

- Ấy thấy chưa, người lính Tí Hớn đứng gác không cho bọn xấu vào nhà mình đấy bố ạ, mai bố mua cho con khẩu súng con bắn bọn xấu bùm bùm.

Lái Gió ôm con vào lòng, hôm nọ bố về đến nhà cứ nghĩ Tí Hớn thấy bố phải nhẩy cẫng lên mừng. Nào ngờ Tí Hớn thấy bố đột ngột về , cậu nhìn bố lặng thinh nước mắt chảy tràn trề. Mãi sau quệt nước mắt ôm bố chả nói câu nào. Bố hỏi mãi mới cười. Mẹ bảo có chiều mẹ đang nấu cơm, Tí Hớn ở trong buồng yên ắng. Lạ quá mẹ vào xem thấy con nước mắt chảy, mẹ hỏi sao khóc thì Tí Hớn chối bai bải - đâu con có khóc đâu- vừa chối vừa quay mặt vào chăn để chùi nước mắt.

Người lính Tí Hớn đa cảm thế này, không đứng gác được đâu. Mà có khi lớn lên Tí Hớn chả còn gì ở đất nước này để mà gác. Lái Gió đi nhiều thấy đất nào cũng có chủ , từ ngọn núi đến khu rừng hay bãi cát, không của ông Bí thư, công an tỉnh, chủ tịch, phó chủ tịch thì cũng của các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài...Còn xa xôi ngoài biên giới , hải đảo thì càng chả cần gác. Bọn nước ngoài nó muốn đến đâu nó vạch cái trên bản đồ rồi đưa chính phủ ta xem là xong. Người lính Tí Hớn lúc đó chỉ có mà đi làm bảo vệ gác cổng cho công ty nước ngoài nào đó, chẳng hạn như lên Tây Nguyên gác công trường khai thác nhôm của bọn Trung Quốc. Đứng gác mà lơ ngơ phì phèo thuốc lá, tán gái như Lái Gió hồi trẻ vớ vẩn, bọn ông chủ nó đè ra lấy roi đánh. Bây giờ bọn chủ Đài Loan, Hàn Quốc nó còn đánh công nhân Việt Nam tại Việt Nam thì lúc đến lúc đấy Tí Hớn bị chúng nó đánh cũng thế thôi. Thời thế xoay vần, ngày xưa thì thấy nói bọn thực dân Pháp đánh cu li, phu lục lộ,phu công trường cao su...bọn thực dân Pháp nó chiếm nước ta trái phép, bắt nhân dân ta làm nộ lệ. Còn bây giờ bọn thực dân Trung Quốc, Đài Loan nó chiếm nước ta, bắt dân ta làm nô lệ có giấy phép hẳn hoi. Do chính nhân dân ta thông qua quốc hội thể hiện ý chí thống nhất, đồng lòng ký kết giấy trắng mực đen.Văn tự đàng hoàng nhé, chả phải là giấy viết tay đâu. Mấy thằng phản động lợi dụng để tuyên truyền là Đảng và nhà nước ta bán nước, khốn nạn quá, chúng định làm mất uy tín của Đảng. Chúng vu oan cho Đảng và chính phủ ta. Bọn nhân dân bán nước đấy chứ, chính bọn nhân dân giữ vai trò đất nước này đã can tâm đồng lòng làm vậy. Bọn nhân dân nó sợ sau này con cháu nó phải ra sức giứ gìn đất nước, nó lo cho hậu thế mai sau , nên chúng bảo nhau bán quách hết mẹ nó đi. Con cháu sau này đỡ phải giữ gìn, xây dựng cái chi. Cứ đi làm thuê cũng sống hết kiếp người. Lo chi mấy cái việc khác cho mệt. Mà thế cũng là đường lối đúng đắn, mình bán cho chúng nó thì chúng nó phải đau đầu quản lý, tính chuyện phát triển. Mình chỉ ung dung làm đủ 8 tiếng đồng hồ, lãnh lương về nhà. Rảnh có thời gian thì chơi bời, đàn đúm, không phải lo nghĩ đến quốc gia, xã tắc làm gì. Vì có phải còn của mình đâu mà nghĩ. Cái này gọi là - quẳng bớt gánh lo đi mà vui sống- như sách dạy.

Nếu Tí Hớn không còn gì để canh gác, cậu ấy hỏi Lái Gió là.

- Bố ơi ! bọn bán nước là ai.?

Lái Gió trả lời.

- Bọn bán nước chính là bố,là mẹ, là các bác, các chú và tất cả mọi người lớn con ạ. Hiến pháp ghi rõ rồi. Nhân dân là người chủ thực sự của đất nước. Mà bố và mẹ cùng các chú, các bác là nhân dân. Chỉ có người chủ mới bán được tài sản của mình. Chứ bọn đầy tớ nào mà có tư cách đi bán.

Tí Hớn hỏi tiếp.

- Tại sao lại bán hả bố.?

Lái Gió.

- Bán đi để đỡ phải trông con ạ, bán mà giả tiền nuôi đầy tớ chứ. Không bán thì mình làm gì có đầy tớ.Người ta bảo trông chó béo biết chủ giàu. Mình sống thế nào không cần lắm, nhưng đầy tớ của mình cần phải béo tốt, mỡ màng để người ta trông thấy đánh giá nhà mình giàu có, sung sướng con ạ. Càng nhiều đầy tớ béo tốt càng chứng tỏ nhân dân mình giàu có, dư thừa của cải con ạ. Mát mặt lắm, đi ra nước khác ai cũng khen người Việt Nam giỏi giang vì thế. Tự hào quá đi chứ. Người ta sẽ trầm trồ nói.

- Kìa người dân Việt Nam đấy, nhìn bọn đầy tớ của họ mà xem. Đến bọn đấy tớ còn ăn mặc đẹp, chơi toàn đồ sang, ăn tiêu xả láng thì không biết bọn nhân dân làm chủ chúng phè phỡn đến mức độ nào. Đấy thế có phải là mát mặt không con?

Tí Hớn nghe xong sẽ buồn thiu, cậu vừa đi gác cổng nhà máy sản xuất tăm xỉa răng Đông Phương Hồng ở khu công nghiệp Sài Đồng về. Cậu nói,lau mồ hôi nói.

-Con khát nước quá bố ạ, từ khi con lớn đến giờ luôn luôn bị khát nước. Mỗi ngày ở chỗ làm con uống đến mấy chai nước. Bọn chủ người Trung Quốc nó bảo sẽ trừ lương vì con uống nhiều quá.

Lái Gió an ủi con.

- Thôi con uống vừa thôi,kẻo nó trừ lương thì lại nhịn ăn để bù. Cả cái thế hệ của con đều thiếu nước đâu phải mình con. Đấy là quy luật tất yếu trên con đường đi đến CNXH, nó là thời kỳ quá độ để chuyển đổi. Cần phải có một giai đoạn để thích nghi sau đó mới phát triển. Bố thấy người Trung Quốc sắp tới sẽ bán một loại thuốc, mỗi viên nhỏ bằng viên vitamin C. Chỉ cần uống một viên là nửa tháng không cần uống nước. Tự cơ thể mình sẽ hấp thụ nước trong không khí vào cơ thể. Thuốc này rẻ lắm, dân mình ai cũng mua được con ạ. Đời ông nội đã hy vọng thấy thiên đường, đời bố cũng vậy, giờ con phải có trách nhiệm nuôi dưỡng hy vọng nhìn thấy thiên đường CNXH thay cho bố và ông nội. Chúng ta đã đánh đổi bao thế hệ , bao nhiêu đất đai tổ quốc để mong có ngày đi đến nơi và nhìn thấy cánh cổng thiên đường đẹp đẽ trong kinh Mác đã nói. Khi đi qua cánh cổng thiên đàng mà Mác đã chỉ ấy. Thế hệ các con sẽ không phải làm gì hết, lúc đấy tha hồ hưởng thụ vật chất. Đừng để mất hy vọng con ạ, mất hy vọng là mất tất đấy con. Bố truyền cho con hy vọng thiên đường, nếu đời con chưa thấy thì con phải truyền lại cho con trai của con hy vọng ấy.

Tí Hớn chơi chán lăn ra ngủ, Lái Gió giật mình mới biết từ nãy luyên thuyên một mình. Thế này mai phải đi gặp bác sĩ tâm lý khám xem sao thôi. Dạo này dở hơi hay sao hay nói chuyện một
mình thế không biết.

NguoiBuonGio
Nguồn NguoiBuonGio blog

Thơ Thái Hữu Tình


Bài ca Điếu Cày

Audio rfa.org

Điếu Cày ơi Điếu Cày
Nghĩa khí, lòng ta say!
Lũ vua quan bán nước
Bắt anh dâng quan thầy.

Lũ trốn nợ nhân dân
Vu anh tội trốn thuế
Nội xâm còn yên ghế
Đất nước còn đắng cay!

Chim ơi đừng hót nữa
Anh ra toà hôm nay
Bản Giốc, Hoàng Sa gọi
Sá chi thân tù đày?

Một người vào ngục thất
Triệu người tay tiếp tay
Quốc hồn căng ngực trẻ
Vang bài ca Điếu Cày!

Thái Hữu Tình
Ngày Điếu Cày ra tòa
(Sáng 10-9-2008)
Nguồn talawas

Đại Học Việt Nam


Đại Học Việt Nam Dạy Gì Về Lòng Yêu Nước ?


Đại học Việt Nam dạy gì về lòng yêu nước ? Thầy giáo giảng về lòng yêu nước trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và dự án khai thác Bauxite là các em không được quan tâm, không nên lo lắng, vì việc này không phải là việc của các em. Việc này đã có đảng và nhà nước lên tiếng, việc của đảng và nhà nước nên các em không có được đòi hỏi hay biểu tình, biểu lộ gì cả, không được nghe các thế lực thù địch tuyên truyền phản động”.

VRNs (11/09/2010) - Hà Nội - Bước vào đầu năm học mới khoá học 2010-2011, sinh viên các trường đại học, đặc biệt là các tân sinh viên được nhà trường cho học môn chính trị đại cương rất rốt ráo. Trong đó có những buổi học nói về lòng yêu nước cho sinh viên yêu nước theo định hướng của đảng.

Mới đây, chúng tôi có tiếp xúc với rất nhiều sinh viên của các trường đại học khác nhau tại Hà Nội, từ sinh viên năm đầu đến những sinh viên năm cuối. Được các bạn cho biết về giáo trình các bài giảng về môn chính trị và những buổi lên lớp của các giáo viên môn chính trị cũng như cách học của các sinh viên.

Một trong số các trường có sinh viên mà chúng tôi tiếp xúc đó là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cách đây vài năm về trước trường này có số lượng sinh viên tham gia lại chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Đại sứ quán TC rất đông, nhưng họ cùng nhiều người yêu nước khác bị công an đàn áp và giải tán không cho biểu lộ lòng yêu nước trước Toà đại sứ TC đang có ý đồ xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Có lẽ vì vậy, nên bài học đầu tiên mà giáo viên muốn truyền tải cho sinh viên, học sinh là lòng yêu nước phải theo định hướng của đảng ?.

Một nhóm sinh viên cho biết : “Trong bài học môn chính trị, giáo viên có đề cập đến lòng yêu nước và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và dự án Bauxite. Chúng tôi mới nghe như vậy thì rất là háo hứng, chăm chú nghe thấy giảng. Nhưng sự thất vọng đã mau chóng ập đến với chúng tôi. Thầy giáo giảng về lòng yêu nước trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và dự án khai thác Bauxite là các em không được quan tâm, không nên lo lắng, vì việc này không phải là việc của các em. Việc này đã có đảng và nhà nước lên tiếng, việc của đảng và nhà nước nên các em không có được đòi hỏi hay biểu tình, biểu lộ gì cả, không được nghe các thế lực thù địch tuyên truyền phản động”.

Sinh viên cũng cho biết là đa số các giáo viên đến từ bên học viện an ninh hay học viện chính trị gì đó.

Họ chia sẻ về tâm tư, lòng yêu nước bị chặn nghẹn trong lòng “nghe thầy giáo giảng bài như vậy, rất nhiều sinh viên muốn lên tiếng để hỏi lại thầy tại sao sinh viên, học sinh lại không được quan tâm đến vấn đề quốc gia, dân tộc. Biểu lộ lòng yêu nước khi đòi lại chủ quyền biển đảo cho dân tộc là tâm khảm của mỗi con dân đất việt”.

Nỗi khổ, khó khăn trong mái trường đại học khiến cho các bạn phải im lặng “chúng tôi muốn đưa ra những thắc mắc đó, nhưng lại sợ nhà trường cho vào sổ đen, liệt vào thành phần này nọ thì khó mà qua được mấy năm học, rồi không tốt nghiệp được, không có bằng, hay là bằng yếu kém thì phí hoài tiền của của cha mẹ lo cho ăn học, nên chúng tôi im lặng, mặc cho thầy nói gì thì nói”.

Khi được hỏi về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đang diễn biến vô cùng phức tạp tại Biển Đông, sinh viên chia sẻ “chúng tôi biết hết chứ, giặc “tàu lạ” thỉnh thoảng lại bắn giết ngư dân Việt Nam, rồi đâm thủng tàu của họ, bắt và tra tấn, đòi tiền chuộc, chúng tôi biết “tàu lạ” đó là của nước nào chứ. Nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và internet đó anh. Chúng tôi cũng muốn lên tiếng bày tỏ lòng yêu nước của mình nhưng chúng tôi không được phép”.

Họ nói tiếp “ngày trước sinh viên đòi lại chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại Toà đại sứ TC thì bị công an đàn áp, thời gian gần đây, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều các tờ rơi, khẩu hiệu, truyền đơn đòi lại chủ quyền biển đảo, chúng tôi rất là ủng hộ việc này và mong muốn người dân khắp nước ai ai cũng làm việc này, chúng tôi nếu có cơ hội cũng sẽ làm, nhưng chắc là công an theo dõi nghê lắm

Bài học trên lớp về môn chính trị thì học sinh học tập như thế nào ?, Nhóm nữ sinh viên trường Ngoại ngữ nói “nghe mãi những điều ấy cũng chán, những buổi học đó thường thì các sinh viên đến lớp cho có mặt, nhưng hoặc là họ ngủ, hoặc là nghe nhạc, rồi đầu cứ gật gật coi như đồng ý với bài giảng của giáo viên”.

Nhóm nữ sinh này nói tiếp “lòng yêu quê hương, dân tộc, yêu đất nước là dòng máu chảy trong người rồi, chả có ai có thể ngăn cản được nó, bắt dòng máu yêu nước đó phải rỉ nhiều, rỉ ít hay không được rỉ hoặc phải yêu nước theo cách của ai. Tình yêu quê hương đất nước là một thứ tình yêu trong tương quan tự do, ai cũng có lòng yêu nước và có quyền yêu nước. Từ xa xưa cha ông tiền nhân chúng ta đã hi sinh để giữ trọn hồn thiêng sông núi, thế hệ chúng tôi cũng sẵn sàng hi sinh cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam thân yêu khi bờ cõi dân tộc bị lâm nguy, chúng tôi hi sinh vì đất nước chứ không phải vì một nhóm người nào cả trong đất nước Việt Nam”.

Thật đáng tự hào và có được sự an tâm với những tâm tư, bộc lộ tấm lòng yêu nước của sinh viên, học sinh Việt Nam trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa yêu dấu đang bị cấu xé bởi ngoại bang.

Nghĩ về bài học đầu năm cùng những tấm lòng yêu nước của thế hệ trẻ mà thấy sao chua xót, đau lòng. Nếu như bài học yêu nước từ trong trường học mà các sinh viên được giáo dục theo sinh viên nói thì quả là nguy hiểm. Tại sao tình yêu đối với dân tộc lại không được bày tỏ ? tại sao các vấn đề an nguy, sống còn của quốc gia, dân tộc mà lại giáo dục học sinh là không phải việc của họ ?. Có lẽ sinh viên, học sinh và nhân dân Việt Nam không phải là con dân đất Việt sao ? Chỉ có đảng và nhà nước mới được lên tiếng, sự sống còn của dân tộc chỉ có đảng mới có quyền quyết định ?

Tình yêu đối với quê hương, dân tộc là quyền và trách nhiệm của mỗi người dân thuộc dòng giống, quốc gia Việt Nam, không phân biệt già trẻ, trai gái, người giàu, kẻ nghèo hèn, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo… mỗi người dân đó phải có quyền và trách nhiệm lên tiếng đối với mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc, đất nước mình trong mọi lúc, mọi nơi mag không phụ thuộc vào bắt cứ một tổ chức nào. Quyền và trách nhiệm yêu nước là sự tự do của mỗi nhân vị trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Yêu Nước là sự Tự Do, mỗi người phải có quyền và trách nhiệm yêu nước trong sự tự do ấy.

Paulus Lê Sơn
2010/09/11
Nguồn : lytuongnguoiviet.com