Sunday, October 3, 2010

Anti Communism


Về “Mười nỗi đau của Bác Hồ”

Trích đoạn :

Phải nói Hồ Chí Minh là muôn mặt.

Như vậy, nói về Hồ Chí Minh trong thời đại bây giờ thì công việc thiết yếu phải chăng là giải trừ những huyền thoại, những bí mật chung quanh con người ấy?

Có lẽ vì vậy mà trong truyện Sinh ra để chết của Tạ Duy Anh, ông mượn lời một thằng bé để tố cáo gián tiếp sự lừa phỉnh của lãnh tụ như sau:

“Ối dào, mình là cái thá gì cơ chứ. Biết bao kẻ đánh lừa cả một dân tộc, một quốc gia, thậm chí cả nhân loại mà hắn cứ phây phây sống khi sống, long trọng chết khi chết và được thờ cúng, phết tên tuổi vào bia đá bảng đồng. Kẻ nào ngu lại cả tin thì mặc mẹ chúng nó.”

Trích tiểu thuyết Sinh ra để chết, Tạ Duy Anh, trang 23, nxb Tiếng Quê Hương.

Hoàng Hữu Quýnh trong Tôi bỏ Đảng, tập 1, cũng viết, “Nghĩ đến đó, tôi bỗng giật mình, sợ bác (Hồ) như sợ ma. Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì như bí ẩn giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi.” (Trích Tôi bỏ đảng, tập 1, Hoàng Hữu Quýnh, trnag 130, xuất bản năm 1989.)

Tuy nhiên một trong những “bí mật”của bí mật của Hồ Chí Minh có thể lần đầu tiên được tiết lộ là “Những nỗi Đau”của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh có thể có những nỗi đau bí mật mà không ai biết?

Thật vậy, theo ông Hoàng Tùng, Hồ Chí Minh có những nỗi đau mà chưa hề có một tác giả trong nước cũng như ngoại quốc nào nói tới? Phải chăng đây là những nỗi đau liên quan đến số phận dân tộc, đất nước mà ông đã giữ kín ngay cả lúc đã chết? Và nếu có thì là những nỗi đau gì?

Với tư cách gì, dù là một người thân cận với Hồ Chí Minh có thể nhận ra được những nôI đau thầm kín trong tâm tư Hồ Chí Minh? Nó cùng một cung cách như khi viết về tâm tư TT. Nguyễn Văn Thiệu?
Bài viết Mười nỗi đau của “bác Hồ” của Hoàng Tùng thật ra có nhan đề là: Những kỷ niệm về “Bác Hồ”. Nhưng ngay cả tựa đề Những kỷ niệm về “Bác Hồ” thì thật ra cũng chỉ là trích đoạn rút ra trong tập tài liệu toàn tập của ông Hoàng Tùng có nhan đề là: Hồ Chí Minh, Trung Quốc và Liên Xô.

Ông Hoàng Tùng là Tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên ủy viên Ban Bí Thư Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là bài ghi lại một trong các buổi nói chuyện của ông về chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa lên Blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Ông Hoàng Tùng, tác giả 10 nỗi đau của Bác Hồ tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh năm 1920 mới qua đời ngày 19 tháng sáu 2010 vừa qua, thọ 90 tuổi.

Ông Hoàng Tùng cho biết, trong khoảng thời gian 25 năm làm việc gần Bác đã cho phép ông có được cái tư thế đặc biệt để viết về ông Hồ Chí Minh. Và phải nói ông là một trong vài người thân cận sát cánh với ông Hồ từ cách mạng tháng 8, lúc ông mới 15 tuổi cùng với các ông Phùng Thế Tài [cận vệ, 1940-1945, tác giả cuốn Hồi Ức, Những kỷ niệm không quên], Vũ Kỳ còn có tên là Nguyễn Chuẩn [bí thư riêng của Hồ Chí Minh, tác giả bài viết rất quan trọng:”“Bác Hồ vui tết Mậu Thân năm ấy”].

Theo ông Hoàng Tùng, phần lớn những sự việc ông viết lại về ông Hồ chỉ liên quan trực tiếp đến vấn đề giao thiệp với Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt những thúc ép của phía Liên Xô và Trung Quốc về vấn đế “thực hiện chủ nghĩa xã hội” hay Cải cách ruộng đất , v.v... Cho nên hậu quả của những chính sách sai lầm ấy đều do Liên Xô hoặc do Trung Quốc ép buộc cả.

Đây là một cách thức “chạy tội” cho Hồ Chí Minh của một thuộc hạ trung thành với chủ. Giá trị lịch sử và trách nhiệm của một người lãnh đạo coi như được xóa trắng chăng?

Đọc văn bản của Hoàng Tùng chạy tội cho Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất thấy không đủ thuyết phục.

Nhưng trước hết xin được tóm tắt 8 nỗi đau của ông Hồ như sau:

Đọc toàn bài :DCV online 1 - DCV online 2

Nguyễn Văn Lục
Nguồn DCV online