Saturday, March 27, 2010

Cờ Vàng


Biểu tình chống CSVN tại Houston-Texas
v/v thành lập Lãnh sự quán ngày 25-3-2010








Add Image Nguồn vnexodus

Thơ Ma Xuân Đạo


Về tắm sông xưa

Về tắm giòng sông xưa
Như về nguồn sữa mẹ
Sông vẫn còn dáng thơ
Dù trải qua dâu bể.

Nguồn Nậy tiếp nguồn Sơn
Nguồn Nan chào nguồn Trổ
Một sông chung bốn nguồn
Cùng đi vào lịch sử.

Linh Giang nguyên tên cũ
Bởi Trịnh-Nguyễn phân tranh
Lấy sông làm ranh giới
“Ranh” đọc trại là “Gianh”

Không rộng như sông Cửu
Không hùng như sông Hồng
Linh giang giòng êm ả
Linh giang nước xanh trong

Đồng ruộng núi tựa lưng
Thôn cư sông trước mặt
Kẹp giữa núi và sông
Đất nghèo nhưng cảnh đẹp

Cổ Cảng kêu Thanh Thủy
Minh Cầm hẹn Lệ Sơn
Thanh Lăng vời Phú Mỹ
Đi chợ phiên Ba Đồn
Nguồn Son ai muốn ngược
Lên chợ Bùng,chợ Troóc
Nhớ viếng động Phong Nha
Tạm quên đời ô trọc
Nguồn Nậy có ai về
Nhớ ghé thăm Thanh Thủy
Quê hương của quan Đề
Giặc Tây còn kính nể

Ngược nguồn lên Thanh Lãng
Lòng căm đứa trở cờ
Đem bán Vua cho giặc
Ngàn năm để tiếng nhơ
Súng mút chống đại liên
Tàu Tây vẫn cứ chìm
Phù Trịch sông nổi sóng
Chín năm tiếng vẫn rền…

Quê người thân trôi nổi
Lớn chí lại sơ tài
Áo cơm thành hệ lụy
Hương quan mộng đêm ngày
Về quê không xe ngựa
Thân tù áo rách vai
Cờ thua đời đã lỡ
Du tử tàn mộng trai

Nền nhà đã đổi chủ
Thôn xóm khác ngày xưa
Chỉ sông còn dáng cũ
Giòng sông thời ấu thơ

Tắm lại giòng sông xưa
Sống lại thời ấu thơ
Rũ sạch bao sầu hận
Chôn vùi chuyện được thua
Ngày tắm giòng sông xưa
Đêm mơ trời thơ ấu
Rồi xuôi tay nhắm mắt
Bên sông đầu gối bờ.

Ma Xuân Đạo
1987
Trích trong TẦN TRUNG TÁC.Virginia-USA 2003
thơ chữ Hán”Qui hồi dục cố giang”được tác giả dịch qua Việt ngữ như trên

Friday, March 26, 2010

Cổ nhạc


Vọng cổ, bài hát "quan trọng nhất Thế Kỷ 20"
của âm nhạc Việt Nam

Vọng cổ là bản ca thông dụng nhất trong giới đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương, ra đời cách đây đúng 90 năm, đóng vai trò viên ngọc quý cho kho tàng cổ nhạc dân tộc.

Bản vọng cổ cũng thích hợp với Mùa Xuân, nên khi xưa, cứ Tết đến, thiên hạ rủ nhau đi coi hát, mà mục đích chính là nghe... Út Trà Ôn ca vọng cổ. Các gánh hát cải lương cũng chọn tuồng hay, tăng thêm suất hát để đáp ứng con số khán giả đông đảo của mấy ngày Tết. (Báo chí phỏng vấn ông Sáu Lầu, tác giả 'Dạ Cổ Hoài Lang,' trong buổi hát vinh danh và giúp đỡ ông ở Sài Gòn hồi thập niên 1960s. (Hình: Ngành Mai sưu tầm)

Người Việt Nam chúng ta ưa thích bản vọng cổ vì bản ca ấy thường dùng cho tuồng cải lương trong những lớp cảm động nhất. Khi một soạn giả viết tuồng cải lương, trong số hằng trăm bài bản cổ nhạc được sử dụng, người soạn có thể bỏ bớt một bản ca nào đó, chớ không bao giờ bỏ đi bản vọng cổ. Tuồng hát mà không có ca vọng cổ, hoặc ca ít quá, thì không bầu gánh nào chịu nhận đưa lên sân khấu. Thế nên soạn giả luôn chọn những lớp tuồng gay cấn đưa bản vọng cổ vào để thỏa mãn thị hiếu khán giả.

Các vai trò cũng vậy, khi muốn viện dẫn lý do để bênh vực cho lập trường của mình, họ đều dùng vài câu vọng cổ để thuyết phục người đối thoại trong lớp diễn. Một người đi học ca thì trước hết họ học sáu câu vọng cổ làm căn bản, rồi sau đó mới học các bài bản khác. Có người chỉ học mỗi bản vọng cổ thôi, cũng có thể tham gia bất cứ buổi sinh hoạt đờn ca nào. Học đờn cũng thế, sáu câu vọng cổ trước rồi sau đó mới học thêm.

Trong nghệ thuật cải lương, một kép hát hay đào hát, muốn được thăng tiến nghề nghiệp, điều cốt yếu là phải có làn hơi ca vọng cổ 'mùi' mới có hy vọng.

Bản vọng cổ đã đi sâu vào lòng nhiều thế hệ khán giả, và mặc nhiên chiếm ngôi vị độc tôn mà không một ai có thể phủ nhận được. Có thể nói, Vọng Cổ có ma lực thu hút người nghe!

Theo như sưu tầm của người viết bài này, bản vọng cổ lúc mới đầu có tên 'Dạ Cổ,' do ông Cao Văn Lầu, tức nhạc sĩ Sáu Lầu ở Bạc Liêu, sáng tác vào năm 1920. Và cơ duyên đưa đến sự ra đời bản ca bất hủ ấy là do hoàn cảnh khắt khe của xã hội thời bấy giờ, khiến ông phải chia tay với người vợ từng 10 năm chung sống!

Số là, năm 20 tuổi, ông Sáu Lầu cưới vợ. Đến 30 tuổi, tương truyền, vợ ông vẫn chưa sanh con. Cha mẹ ông bắt buộc con trai cưới vợ khác, vì sợ tuyệt tự. Ông Sáu Lầu buồn rầu không muốn làm gì nữa. Ngoài công việc ruộng rẫy ở thôn quê, hằng ngày ông ra đồng, nghiền ngẫm những lời vợ ông nói với ông trước khi chia tay. Do biết đờn cổ nhạc, cộng thêm tâm trạng của người chồng đau khổ trước cảnh gia đình tan rã, ông cảm hứng tạo ra bản nhạc 20 câu, đặt tên 'Dạ Cổ Hoài Lang' (đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng), có ý kỷ niệm mối tâm tình của người vợ đối với ông.

Khoảng năm 1945, bản vọng cổ tăng lên nhịp Tám, phổ biến khắp cả Nam Việt, với các dĩa hát 'Nặng Gánh Nợ Đời' và 'Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa.' Đếnđầu thập niên 1950s, vọng cổ tăng lên nhịp 16 với bài 'Tôn Tẩn Giả Điên,' do Út Trà Ôn biểu diễn. Thời điểm này đánh dấu một kỷ nguyên mới cho bản vọng cổ.

Giai thoại thời ấy ghi không rõ, không biết ông Sáu Lầu có hoàn toàn chia tay với vợ chưa, nhưng sự thể xảy ra là, 'trời cao ngó xuống, nên khi ông sáng tác bản vọng cổ rồi thì vợ ông thụ thai, và sanh liên tiếp cho ông đến... sáu đứa con!' (Vua vọng cổ Út Trà Ôn, người có công làm mới bản nhạc bằng nhiều kỹ thuật hồi thập niên 1950s. (Hình: Ngành Mai sưu tầm)

Đó là câu chuyện bắt nguồn bản vọng cổ. Sau này, khi được báo chí phỏng vấn, ông cũng trả lời như trên.

Về sau, bản nhạc được đổi tên thành 'Vọng Cổ Hoài Lang' cho rộng nghĩa (trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng).

Bản vọng cổ nguyên thủy coi như khởi đầu năm 1920, ca nhịp Đôi, giọng Bắc vì có một ít câu giống câu Hành Vân. Kể từ năm 1927 về sau, bản vọng cổ biến chuyển không ngừng, cứ mỗi thời kỳ độ 9, 10 năm thì thấy tăng nhịp gấp đôi và thường chia ra hai đợt.

Khoảng đầu thập niên 1930, trên sân khấu Trần Đắc, tuồng 'Khúc Oan Vô Lượng,' soạn giả Huỳnh Thủ Trung, tức nghệ sĩ Tư Chơi, soạn bài vọng cổ nhịp Tư cho nghệ sĩ Phùng Há ca với nhiều chữ hơn, hơi ca kéo dài ngân nga nên bản vọng cổ từ giọng Bắc đã biến thể ra giọng Nam và được công chúng thích nghe hơn.

Đến khoảng 1945, bản vọng cổ tăng lên nhịp Tám. Thời kỳ này, bản vọng cổ phổ biến khắp cả Nam Việt, chớ không riêng gì ở vùng Bạc Liêu, Lục Tỉnh. Nghệ sĩ danh ca Năm Nghĩa mở màn với lối ca chậm rãi và ngân nga nhiều ở mấy chữ cuối câu trong các dĩa hát 'Nặng Gánh Nợ Đời' và 'Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa' do hãng dĩa Asia thu thanh phát hành cùng khắp. (Nữ nghệ sĩ Thanh Nga (Hình: Ngành Mai sưu tầm)

Đến đầu thập niên 1950, vọng cổ tăng lên nhịp 16 với bài 'Tôn Tẩn Giả Điên,' Út Trà Ôn ca độc chiếc trên dĩa hát Asia với một nghệ thuật kỳ xảo, tuyệt diệu. Đệ nhất danh ca đã khai sanh ra lối ca 'buông nhịp' mới mẻ, và rất già dặn về nhịp. Út Trà Ôn đã xáo các thành phần của bài vọng cổ bằng cách lồng vào câu vọng cổ những điệu hò, điệu nói thơ Vân Tiên v.v...

Bài ca, từ đó đánh dấu một bước tiến, một kỷ nguyên mới cho bản vọng cổ.

Dù đã rất hay, bản vọng cổ không dừng lại tại đây. Sang đến đầu thập niên 1960, một bài ca nói lên lòng hiếu thảo của Thầy Tử Lộ với tên tựa “Đội Gạo Đường Xa” của soạn giả Kiên Giang, nghệ sĩ Hữu Phước đơn ca trên dĩa hát Lam Sơn, có thể đại diện cho vọng cổ nhịp 32.

Những bài ca vọng cổ nhịp 32 ra đời ở thời kỳ này phần nhiều là của soạn giả Viễn Châu, tức nhạc sĩ Bảy Bá. Ông Bảy Bá người gốc ở Trà Vinh là một nhà thơ kiêm nhạc sĩ, nên những bài ca của ông soạn đều rất dễ ca và ý tứ dồi dào, câu văn điêu luyện, gọn gàng, hấp dẫn. Bài ca của ông xuất bản rất nhiều và được giới mộ điệu tặng cho biệt danh 'Vua soạn bài ca vọng cổ.'

Sau đó bản vọng cổ còn tăng lên nhịp 64 với bản 'Ba Râu đi Chợ Lớn,' cũng của soạn giả Viễn Châu, soạn nhiều chữ cho Văn Hường ca hài hước trên dĩa hát Hồng Hoa. Vì lời ca quá nhiều chữ theo điệu ca Văn Hường không thích hợp với lối chơi đờn ca tài tử, trừ một số ít người nháy giọng Văn Hường, đại đa số ca sĩ tài tử đã không học lối ca hài hước. Bài vọng cổ trở lại nhịp 32.

Thời cải lương cực thịnh thập niên 1960, một ban tổ chức được thành lập, cử người về Bạc Liêu mời ông Sáu Lầu lên Sài Gòn. Người ta tổ chức một buổi hát mà các nghệ sĩ tham gia không nhận thù lao. Mọi đóng góp, tiền lời được sung vào 'quỹ cứu trợ,' giúp ông Sáu Lầu trong tuổi già. Sau lần ấy, không thấy tổ chức thêm lần nào nữa, và chẳng bao lâu thì nghe tin ông mất ở quê nhà!

Những năm 1964-1965 đánh dấu một thay đổi quan trọng trong cấu trúc bài vọng cổ. Các soạn giả cho lồng vào câu vọng cổ những điệu tân nhạc, cho 'gối đầu' bằng những bản tân nhạc đã có sẵn. Người ta còn nhớ, thời này, xướng ngôn viên Ngọc Dung của đài phát thanh Quân Đội giới thiệu loại bài ca này là 'Tân Cổ Giao Duyên.' Rồi, hàng loạt những bài tân nhạc được lồng vào bài ca vọng cổ ra đời, như: 'Hòn Vọng Phu,' 'Phiên Gác Đêm Xuân,' 'Mưa Rừng,' 'Trăng Rụng Xuống Cầu,' 'Tình Anh Lính Chiến,' 'Lá Thư Miền Trung,' 'Biệt Kinh Thành'...

Để giúp nghệ sĩ vô vọng cổ cho 'êm,' soạn giả thường áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để gối đầu bản vọng cổ, như: Dùng câu nói lối, bài ca cổ vắn, câu ngâm thơ, bài tân nhạc mới chế. Riêng dùng bài tân nhạc có sẵn thì phương pháp này chỉ dùng soạn bài ca cho dĩa nhựa, chớ không thể dùng trong cải lương. Sau 1975, không biết do ai sáng chế, khán giả lại thấy lối vô vọng cổ với hàng mấy trăm chữ, nói không ngớt miệng. Cách này, chẳng bao nhiêu người học. Bức hình nghệ sĩ Hữu Phước chụp vào thời thập niên 1950, lúc mới vào nghiệp cầm ca vô bộ dĩa 'Cây Khế Ngọt' đóng vai con quạ với lời ca: Ăn khế ta trả vàng, may túi ba gang, để dành mà đựng, ăn khế ta trả vàng... (Hình: Ngành Mai sưu tầm)

Tựu trung, bản vọng cổ là bản ca phổ biến rộng rãi trong dân gian, từ thành thị đến thôn quê, từ Nam chí Bắc không nơi nào phủ nhận quyền ngự trị của nó trên đài cổ nhạc. Một bản ca được công chúng hoan nghinh như vậy tất phải có dân tộc tính và nói lên được cái gì uẩn khúc trong lòng người Việt Nam.

Đã có một quá khứ huy hoàng đến thế, người ta tin rằng bản vọng cổ sẽ sống mãi với thời gian vậy. (Bức ảnh của đào thương Út Bạch Lan thời thập niên 1960. (Hình: Ngành Mai sưu tầm)

Từ khi bản vọng cổ ra đời tới nay, có biết bao thành phần nhờ nó mà nên sự nghiệp: Các nghệ sĩ nổi danh nhờ ca vọng cổ, các bầu gánh hát, hãng dĩa nhựa, chủ rạp hát làm giàu, cũng nhờ bản vọng cổ. Nói chung là rất nhiều người, nhiều giới đã khai thác bản vọng cổ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy cũng nhiều lần nhận định, rằng bản Vọng Cổ là 'bài hát quan trọng nhất Thế Kỷ 20' của âm nhạc Việt Nam.

Thế nhưng, người sáng chế ra bản vọng cổ về sau cuộc sống như thế nào? Câu trả lời là: Cũng như bao nhiêu nhạc sĩ cổ nhạc khác, ông Sáu Lầu khi về già sống trong cảnh nghèo nàn ở Bạc Liêu.

Thời cải lương cực thịnh thập niên 1960, có người đưa ra sáng kiến là nên làm một buổi 'Vinh Danh Nhạc Sĩ Sáu Lầu.' Sau nhiều lần bàn thảo, một ban tổ chức được thành lập, cử người về Bạc Liêu mời ông Sáu Lầu lên Sài Gòn. Ông lên sân khấu phát biểu cảm tưởng, rằng cám ơn ban tổ chức, cám ơn khán giả và trả lời phỏng vấn của báo chí. Sau đó, người ta tổ chức một buổi hát mà các nghệ sĩ tham gia không nhận thù lao. Mọi đóng góp, tiền lời được sung vào 'quỹ cứu trợ,' giúp ông Sáu Lầu trong tuổi già.

Sau lần ấy, không thấy tổ chức thêm lần nào nữa, và chẳng bao lâu thì nghe tin ông mất ở quê nhà.

Ngành Mai
Nguồn nguoi-viet

Google vs Trung Quốc


Google kêu gọi hỗ trợ
chống chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc .

Google và một số nghị sĩ kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ phải can thiệp mạnh mẽ hơn trong cuộc đấu tranh chống chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc để bảo vệ quyền tự do cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Đối với ban lãnh đạo Google, do dịch vụ và thông tin là hai lĩnh vực thành công nhất của xuất khẩu Mỹ và nếu như Trung Quốc đưa ra những luật lệ cản trở khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Mỹ, điều đó có nghĩa là những luật lệ này là những rào cản mang tính chất thương mại chứ không phải chỉ chính trị mà thôi.

Trên đây là những ý kiến mà ông Sergey Brin, đồng sáng lập viên Google đã trình bày hôm nay trong một bài phỏng vấn trên nhật báo Anh The Guardian.

Còn trong một buổi điều trần trước nghị viện, được truyền lại trên Internet, ông Alan Davidson, một lãnh đạo của Google, đã nhấn mạnh rằng « khi một chính phủ ngoại quốc áp dụng một chính sách kiểm duyệt thuận lợi cho các công ty Internet địa phương, thì việc làm này đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản trên vấn đề không kỳ thị và công minh. »

Buổi điều trần được tổ chức hai ngày sau khi Google quyết định thách thức chính quyền Bắc Kinh bằng cách ngưng mọi kiểm duyệt trên công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc, Google.cn, giờ đây được đặt tại Hồng Kông.

Tổng giám đốc Hiệp hội Tin học Mỹ (gọi tắt là CCIA), Edward Black, cũng góp tiếng nói với Google khi ông tuyên bố là từ lâu, các doanh nghiệp Mỹ không được chính phủ Washington hỗ trợ đúng mức trước những nỗ lực của các nước khác nhằm kiểm duyệt hay ngăn chặn lưu thông của dịch vụ, sản phẩm và thông tin.

Theo ông Edward Black, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, các công ty Mỹ buộc phải chọn lựa : hoặc là tuân thủ các quy định của nước sở tại hoặc là rút ra khỏi thị trường của nước đó. Ông còn nhấn mạnh, đây không phải chỉ đơn thuần là vấn đề bảo vệ nhân quyền, mà nó còn là vấn đề bảo vệ các quyền lợi kinh tế.

Ngoài Google, còn một công ty Internet khác của Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ hạn chế hoạt động tại Trung Quốc, vì các biện pháp kiểm duyệt tăng cường của chính quyền Bắc Kinh. Đó là Go Daddy, chuyên đăng ký các tên miền.

Hôm qua, bà Christine Jones, giám đốc pháp lý của Go Daddy, tuyên bố là công ty này quyết định ngưng đề nghị những tên miền mới mang địa chỉ Internet có ghi .cn (tức Trung Quốc). Bà cho biết là Go Daddy cũng đã từng là nạn nhân của các biện pháp tấn công của chính quyền Bắc Kinh, nhắm vào các website bị đánh gíá là gây trở ngại cho chính quyền này.


Thanh Thủy
Nguồn rfi,fr

Thursday, March 25, 2010

Recent product VN stamps


Tem Việt Nam mới phát hành





Nguồn baotoquoc.com

Monday, March 22, 2010

Poet Hữu Loan funeral


Hàng ngàn người đưa tiễn nhà thơ Hữu Loan

Video
Những đồi hoa sim

Video
1.- Nhà thơ Hữu Loan
2.- Tâm Tình Nhà Thơ Hữu Loan
Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5

THANH HÓA (TH)Saturday, March 20, 2010 - Hàng ngàn người đã theo chân gia đình đưa tiễn cố thi sĩ Hữu Loan về lòng đất mẹ ngày 19 tháng 3, 2010 ở quê ông, làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


Theo một bản tin của báo Dân Trí hôm Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010, “Lễ phát tang nhà thơ được tiến hành vào sáng 19 tháng 3 và chiều cùng ngày hàng gàn người dân xã Nga Linh cùng bạn bè thân quyến đã tiễn đưa cố nhà thơ Hữu loan về nơi an nghỉ cuối cùng.” (Hình phải:Thân quyến nhà thơ Hữu Loan. -Hình DT)


Nhà thơ Hữu Loan, sau một thời gian bệnh, một phần cũng do tuổi cao, sức yếu, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19 giờ ngày Thứ Năm 18 tháng 3 tại nhà riêng, thọ 95 tuổi. Sự ra đi vĩnh viễn của ông để lại trong lòng người Việt Nam, dù trong hay ngoài nước một sự xúc động sâu xa. (Quan tài thi sĩ Hữu Loan được di chuyển ra khỏi nhà. -Hình: DT)

Cuộc đời của ông gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Pháp rồi sau đó, bị trù dập qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (1956-1958) cho tới gần hết đời. Dù ở hoàn cảnh nào, ông luôn luôn chứng tỏ là một kẻ sĩ, không hề khuất phục cường quyền, bạo lực.


Một trong những bài thơ của ông trở thành bất tử, bài “Màu Tím Hoa Sim” bắt nguồn từ cái chết của người vợ trẻ khi ông đang trên đường hành quân kháng chiến, được các người lính Vệ Quốc Quân chép tay truyền tụng lén lút mà mãi khi CSVN chiếm được miền Bắc năm 1954, bài thơ này mới được in lần đầu tiên trên tờ tập san Trăm Hoa năm 1956 do thi sĩ Nguyễn Bính chủ trương.

Rất ít báo trong hệ thống báo chí CSVN đưa tin Hữu Loan qua đời dù có thể rất nhiều người trong số họ công nhận thi tài và tầm ảnh hưởng lớn lao của ông trong nền văn chương Việt Nam thế kỷ thứ 20. (Hàng ngàn người dân khắp nơi cùng đến tiễn đưa tác giả Màu Tím Hoa Sim về nơi an nghỉ cuối cùng. -Hình: DT)


Một vài tờ báo như Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị, Dân Trí đưa tin về cái chết của ông nhưng cũng với những lời lẽ nhẹ nhàng, lờ giai đoạn ông bị chế độ trù dập, khủng bố suốt nhiều chục năm trời.


Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn CSVN đến đọc diễn văn trong đám tang nhà thơ Hữu Loan, theo tin báo Dân Trí kèm theo tấm hình, nhưng không thấy thuật lại gì ngoài chuyện Hữu Thỉnh kể lể tình bạn.
Những năm gần đây, nhà thơ Hữu Loan trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí ngoại quốc đã thuật lại cho thấy ông sống ra sao, làm sao tồn tại từ mò cua bắt ốc, đập đá, kéo xe trong khi vẫn phải đối phó với các trò khủng bố của chế độ.


Loan tin ông chết hôm 19 tháng 3, báo Dân Trí chỉ dám bình luận, “Sự ra đi của nhà thơ Hữu Loan đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với người dân quê hương cũng như hàng triệu trái tim yêu mến những vần thơ của ông. Cuộc đời của thi sĩ Hữu Loan trải qua nhiều thăng trầm biến cố, nhưng với tâm hồn và trái tim yêu nghệ thuật, ông đã sống và cống hiến hết mình vì nền nghệ thuật nước nhà.”
(Núi Vân Hoàn một ngày cuối Xuân, cây cối và lòng người như hòa cùng một nỗi tiếc thương khi tiễn đưa người con quê hương, một hồn thơ về nơi an nghỉ cuối cùng. -Hình: DT)

Còn báo Thanh Niên ngày 20 tháng 3, 2010, chỉ dám nói sự ra đi vĩnh viễn của ông “Khép lại một chuỗi ngày dài đằng đẵng đến cả 50 năm nhọc nhằn thể xác lẫn tinh thần”.
Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã được nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc như: Áo Anh Sứt Chỉ Ðường Tà (Phạm Duy), Màu Tím Hoa Sim (Duy Khánh), Những Ðồi Hoa Sim (Dzũng Chinh), Chuyện Hoa Sim (Anh Bằng), Tím Cả Chiều Hoang (Nguyễn Ðặng Mừng), Tím Cả Rừng Chiều (Thu Hồ). Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là hai bài của Phạm Duy và Dzũng Chinh.


Màu Tím Hoa Sim

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Ðược tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Ðứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...


Hữu Loan

Sunday, March 21, 2010

Thi sĩ Hữu Loan


Thi nhân Hữu Loan,
người đẽo đá ở núi Vân Hoàn.


Trong chuyến đi Hà Nội vào tháng 10 năm trước (2009), Tôi được nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên rủ đi Thanh Hóa thăm thi nhân Hữu Loan. Với tôi, được đi thăm một trong những tượng đài sống - sống trong ánh sáng chói lòa và cả bóng tối u khuất của thi ca Việt Nam là một sự kiện đặc biệt. Hôm nay, nhận được tin ông vừa qua đời, hình ảnh của người thi nhân khổ nạn lại hiện lên tinh khôi lẫm liệt, và một cụm từ ray rứt khác cũng đeo bám lấy ý nghĩ tôi: Người thi nhân đẽo đá ở núi Vân Hoàn. (Nhà thơ Hữu Loan ngồi bên khung cửa sổ nhỏ vào những tháng cuối đời. (Hình: TTD)

Ở thời điểm cánh cửa thế kỷ 21 đã mở, toàn bộ hình ảnh tôi thu được về thi nhân Hữu Loan trong không gian sống của ông và gia đình, trong không gian ý thức của một thi nhân đã có đời sống sáng tạo vượt quá những giới hạn thông thường và những khổ nạn từ sáng tạo, trách nhiệm trí thức đã đưa ông đến một tầm vóc lộng lẫy hơn thời đại mà quyền lực thiếu lương tri đã từng tưởng rằng có thể nhận chìm ông.

Chúng tôi nhìn thấy núi Vân Hoàn lúc còn ngồi trên xe. Trái núi đó cũng nhỏ thôi, chỗ thi nhân đẽo từng viên đá để mưu sinh nay đã được khoét rộng ra như một vết thương không bao giờ lành. (Núi Vân Hoàn, nơi thi sĩ Hữu Loan mưu sinh bằng nghề đẽo đá trong nhiều năm trời. (Hình: TTD) Cả đoàn chúng tôi không ai nói gì. Khi xe vào tới ngõ hẻm làng quê nhà ông, lúc đó mặt trời buổi giữa trưa soi sáng đến từng hóc hẻm của một ngôi làng Bắc bộ. Ánh sáng hắt lên từ nền đường xi-măng long lanh và đung đưa cùng những bóng cây xanh mướt mọc bên tường rào của các ngôi nhà mái ngói cũ. Những người trong xe đều ồ lên vì vẻ đẹp lạ thường, và tôi không khỏi tự hỏi: Nếu ngôi làng heo hút của vùng quê xứ Thanh này, không phải là nơi chốn của thi nhân Hữu Loan thì liệu cảnh đồng quê có lãng mạn được không, liệu cỏ cây, gạch đá và tất cả sự sống hữu tình khác sẽ sống ra sao nếu không có hơi hướm của thi nhân!

Ðể vào đến làng chúng tôi qua cây cầu nhỏ bắc qua sông Hoạt. Hai người, một đàn ông, một đàn bà mà chúng tôi dừng lại hỏi thăm đều biết xã Nga Linh, thôn Vân Hoàn có một ông thi sĩ già nhưng không biết tên ông ấy là gì. Tôi nhớ người đàn bà bên đường mà chúng tôi hỏi có nói, “Hết đoàn này đến đoàn kia vào thăm, cháu cũng thấy lạ, chẳng biết ông làm chức quan gì, đến khi biết là nhà thơ cháu cũng chẳng tò mò.”

Một mẩu chuyện nhỏ .

Khu nhà của thi nhân Hữu Loan đến cái chòi bếp u tối cũ mục cũng hực lên vẻ đẹp riêng. Phía bên trái gian chính là một căn phòng nhỏ, với cửa sổ nhỏ, mở ra miếng vườn nhỏ xanh um màu lá chuối là nơi thi nhân Hữu Loan ở trọn những năm tháng sau ngày ông không còn đi lại được. Khi nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đến đỡ ông ngồi dậy, ánh sáng từ phía cửa sổ soi tỏ gương mặt u hoài của ông. Chúng tôi nhìn, chiêm ngưỡng ông và một lần nữa lại tự hỏi: Phải chăng ánh sáng của thế gian này chỉ chọn những nhân cách chân chính để tận hiến cho họ toàn bộ vẻ đẹp, bất chấp sức nặng thời gian, bất chấp mọi không gian nghiệt ngã.

Trong câu chuyện sơ giao, thi nhân rất minh mẫn khi kể với giọng hóm hỉnh về nhiều chuyện, mỗi chuyện từ ông đều vượt qua ranh giới của thời đại nô lệ giáo điều mà ông đã hệ lụy. Câu chuyện đầu tiên mà thi nhân nói với chúng tôi cũng là chuyện duy nhất mà chúng tôi muốn kể lại ở đây, chuyện về cây soan làng trong những ngày ông về sau chinh chiến. Ông kể nhiều giai thoại đẹp về cây soan làng ông, nhiều đến nỗi chúng tôi không nhớ hết và ông nói, “Ðến cây soan chính quyền cũng chặt, mà sao không cho người ta khấn.” Trong chúng tôi, qua câu chuyện cây soan, chúng tôi không nghĩ là ông muốn mở thêm ý gì. Khi cái đẹp trở thành đức tin, biểu tượng của cái đẹp dù không còn thực hữu thì vẫn còn đó tình yêu cái đẹp sâu bền toàn vẹn.

Chúng tôi bước về phía góc vườn, nơi người vợ sau của nhà thơ Hữu Loan đang ngồi trên chiếc võng. Nói về người chồng trí thức khổ nạn, nhà thơ đẽo đá ở núi Vân Hoàn, bà Tú Loan chỉ kể về chuyện lúc ông đi đẽo đá rồi đẩy xe cút kít ra bến sông Hoạt bán cho người ta xây nhà. Bây giờ khi được tin thi nhân Hữu Loan mất, trước mắt chúng tôi là hình ảnh bà Phạm Thị Nhu, tuổi già với đôi nạng chống đỡ khoảng đời vắng chồng trong căn nhà tối.(Bà Phạm Thị Nhu, vợ thi sĩ Hữu Loan, đi lại trên đôi nạng gỗ. (Hình: TTD) .Chúng tôi nhớ bà từng kể về món bánh ướt bà Tú Loan nổi tiếng khắp vùng Nga Sơn-Nga Lĩnh ra sao. Người phụ nữ giàu nghị lực và nhân hậu này đã luôn cười khi đọc cho chúng tôi nghe một đoạn thơ của một cậu bé 12 tuổi, con trai của bà và nhà thơ Hữu Loan, cậu bé trong tuổi học tiểu học đã biết làm thơ để xót xa bố cậu, một trong những thi nhân lớn của nền thi ca Việt Nam.

Bố ta đi xe cút kít
ò e ú ít
đũng chòe lỗ đít.

Vĩnh biệt thi nhân Hữu Loan! Không chỉ bất tận mãi “màu tím hoa sim” trên đất nước này, mà sẽ mãi mãi còn đó hình ảnh làm đau mọi trái tim Việt Nam: Người đẽo đá ở núi Vân Hoàn.

Trần Tiến Dũng
Nguồn nguoi-viet.com

Thơ Hữu Loan


Hoa lúa

Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...

Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

Hữu Loan
(1955)
Nguồn thivien.net

Thursday, March 18, 2010

Âm nhạc


Nhạc sĩ Y Vân
"Cuối thập niên 1950, anh Y Vân là nhạc công chơi cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng đêm, mẹ ở nhà giặt quần áo ở máy nước công cộng,có lần giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát bắt vì tội phá lệnh giới nghiêm. Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã khóc và viết ra "Lòng mẹ", em trai của nhạc sĩ kể lại.

Câu hát tha thiết: "Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...". Viết xong, anh hát cho mẹ nghe và bà đã khóc.

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa). Thuở niên thiếu, Trần Tấn Hậu từng theo học nhạc với Giáo sư - nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đã tập tành sáng tác từ rất sớm nhưng không mấy thành công. Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, Trần Tấn Hậu rất thương mẹ và các em. Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đình. Có một người bạn thân giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các - nàng tên là Tường Vân. Rồi giữa họ hé nở một mối tình đằm thắm. Nhưng... tình đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi chàng chỉ là anh "Trương Chi" si tình khốn khổ, còn nàng lại là một "Mỵ Nương" danh gia vọng tộc. Không thành duyên nhưng... thành danh, một loạt các ca khúc của tác giả Y Vân (có nghĩa là Yêu Vân) ra đời như: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng... với phong cách tha thiết, trữ tình rất được công chúng yêu thích. Không chỉ có vậy, sáng tác của Y Vân còn rất đa dạng: vui tươi, sôi động với Sài Gòn đẹp lắm, lung linh, sang trọng với Tiếng trống cao nguyên, Những bước chân âm thầm (thơ Kim Tuấn) và nhất là ca khúc "Lòng mẹ" êm ái đầy xúc cảm...

Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân tâm sự: "Nhiều người thêu dệt Y Vân thành một con người đa tình, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người đàng hoàng, có gì cũng thật thà kể với vợ (kể cả những việc sâu kín như trường hợp lấy nghệ danh Y Vân). Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Thời gian sau năm 1975, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu... Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được "đặt hàng" dồn dập, có thể nói là "ăn nên, làm ra", nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh mất (28/11/1992). Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh đang được quàn tại Hội Âm nhạc TP HCM, mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: "Người đời thường bảo: Con "đi" trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài "Lòng mẹ”...


Lê Quốc Thanh
Nguồn my.opera.com

Thursday, March 11, 2010

Nghệ thuật Việt Nam


Nghệ thuật Việt Nam cổ xưa

Cuộc triển lãm ''Nghệ thuật Việt Nam cổ xưa'' do Hội Asia Society tổ chức tại New York, cùng với quyển sách do bà Nancy Tingley viết ra sau 20 năm dày công nghiên cứu, đã vạch rõ một số giai đoạn đã dẫn đến sự hình thành của đất nước mà ngày nay được gọi là Việt Nam.

Vén bức màn bí ẩn bao phủ hàng thế kỷ nghệ thuật tại Việt Nam. Dưới tựa đề trên đây, tờ International Herald Tribune xuất bản tại Pháp trong số ra cuối tuần này đã đăng lại một bài phê bình trên nhật báo Mỹ New York Times, trầm trồ khen ngợi cuộc Triển lãm cổ vật Việt Nam đang diễn ra tại New York cho đến đầu tháng năm. Theo tác giả bài báo, nhiều công trình nghệ thuật tuyệt hảo đã nêu bật một số thời kỳ vẫn còn bí ẩn đối vớI các sử gia. (Tượng Gajasimha ở Tháp Mẫm, Bình Định thế kỷ 12 (DR) Tượng Gajasimha ở Tháp Mẫm, Bình Định thế kỷ 12 (DR) )

Mở đầu bài báo, tác giả Souren Melikan khẳng định : ''Nghệ thuật có thể trực tiếp phơi bày những bí ẩn mà không một nhà nghiên cứu lịch sử nào giải đáp được''. Cuộc triển lãm ''Nghệ thuật Việt Nam cổ xưa'' do Hội Asia Society tổ chức tại New York, cùng với quyển sách do bà Nancy Tingley viết ra sau 20 năm dày công nghiên cứu, đã vạch rõ một số giai đoạn đã dẫn đến sự hình thành của đất nước mà ngày nay được gọi là Việt Nam.

Nhiều nền văn hoá khác nhau đã từng xuất hiện trên vùng lãnh thổ đó, mà dấu tích còn để lại chỉ là những cổ vật mà ngày nay không ai biết rõ ý nghĩa đích thực. Trong cuộc triển lãm, nhiều tác phẩm quan trọng đã đặt ra cho khán giả những câu hỏi rất khó tìm ra lời giải đáp.

Tác giả bài báo ghi nhận chẳng hạn tính chất tinh vi của các vật dụng bằng đồng tại vùng Đông Sơn ở Thanh Hoá, phản ánh một nền văn hoá cực thịnh đã khởi đầu từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên và kéo dài trong vòng ít nhất 600 năm. Thế nhưng tiếc thay, ngày nay không ai biết gì về những người đã làm ra các vật dụng đó, thậm chí tính danh tác giả cũng không thấy. Giả dụ rằng những người này có chữ viết, thì hệ thống mẫu tự đã hoàn toàn mai một.

Người Trung Quốc, vốn rất thích bành trướng lãnh thổ, đã nhắc đến vùng này trong sử sách của họ. Tuy nhiên, vì chỉ chú ý đến các vật dụng du nhập vào đất họ, hay những cống vật mà dân ''man di'' cung phụng cho thiên triều, người Trung Quốc đã không thèm giải thích là bằng cách nào và bằng ngôn ngữ nào mà họ đã giao tiếp với dân ở phương Nam.

Tác giả cũng không tránh khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng một số cổ vật Đông Sơn không chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc, mà cũng giống những gì được phát hiện ở vùng Trung Đông, như tại Iran hồi thế kỷ thứ I trước Công nguyên, hay tại Ai Cập vào thế kỷ thứ 2 trước Thiên Chúa.

Điều đáng nói, theo tác giả bài báo, là dù bị Trung Quốc đô hộ trong 900 năm, nền văn hoá ở vùng phiá Nam này vẫn duy trì được những bản sắc rất mạnh. Đối với tác giả, thật là ngạc nhiên khi không thấy dấu vết ảnh hưởng văn hoá của kẻ xâm lược đến từ phương Bắc, lâu đời và hùng mạnh hơn, trên nền văn hóa Đông Sơn, nhất là trong thời kỳ đầu..

Về sau, đặc biệt là từ khi viên tướng Trung Hoa Mã Viện đè bẹp cuộc khởi nghĩa của cư dân tại chỗ, thiết lập ách đô hộ, bắt đầu xuất hiện một số dấu tích văn hoá Trung Quốc. nhưng chỉ phiếm diện bề ngoài mà thôi. Tác giả bài báo lấy thí dụ từ một chiếc bình bằng đồng, mô phỏng kiểu bình nhà Hồ của Trung Quốc. (Bình đầu gà, thời Đông Sơn, thế kỷ thứ 3, Viện bảo tàng Hà Nội (DR) )Thế nhưng dáng vẻ chiếc bình hoàn toàn không có gì là Trung Quốc. Không những tỷ lệ đã khác, mà những chi tiết trên chiếc bình cũng hoàn toàn khác, không thấy bên Trung Quốc. Một hàng chữ tàu trên cổ bình thì lại được khắc một cách ngập ngừng, bằng một bàn tay rõ ràng là không quen viết chữ Hán.

Đối với tờ New York Times, ngay cả những cố gắng bắt chước nghệ thuật Trung Quốc một cách chặt chẽ nhất cũng biến thành những công trình độc đáo của cư dân vùng Đông Sơn. Một chiếc bình rượu có vòi mang hình con gà trống nhỏ mượn từ Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam chẳng hạn, với những gờ nổi, và nhất là với đầu gà sinh động, không hề giống bình mẫu của Trung Quốc chút nào.

Đi xuống phiá Nam, là một nền văn hoá sinh động và bí hiểm khác. Một chiếc bông tai bằng ngọc thạch, đào được vào năm 1994 tại khu vực Tành phố Hồ Chí Minh, phản ánh một cố gắng cách điệu hoá hình thù thú vật tiến gần đến phong cách trừu tượng. Đồ gốm tìm thấy ở nơi này cũng biểu hiện xu hướng nghệ thuật đó, chẳng hạn như một chiếc bình bằng đất sét nung với các mô tif đầy góc cạnh.

Các cổ vật theo xu hướng gọi là ''trừu tượng'' đó tồn tại song song với những tác phẩm tượng hình. Một con tê tê bằng đồng tìm thấy ở vùng Đồng Nai được xác định là được làm ra trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, đến thế kỷ thứ hai sau Thiên chúa. Con tê tê rất sinh động và đẹp mắt này là một cổ vật độc nhất vô nhị, làm cho văn hoá Đông Sơn thêm kỳ bí. (Con tê tê bằng đồng, Long Khánh Đồng Nai, thế kỷ thứ 3. Viện bảo tàng Đồng Nai (DR) )

Theo bài báo trên tờ New York Times, các hiện vật từ hai nền văn hoá khác ở Việt Nam là văn hoá Phù Nam và Champa cũng đặt ra cho khán giả nhiều câu hỏi.

Nguồn rfi.fr
Đọc thêm Nancy Tingley

Wednesday, March 10, 2010

Nhật Bản vs Trung Quốc


Trung Quốc rối trí vì các dãy đảo của Nhật

Đảo Okinotori của Nhật Bản, nơi có một địa chỉ bưu điện của Tokyo mặc dù nó nằm ở phía nam cách thủ đô 1.770 km và trên thực tế nó chỉ là một cặp đảo nhỏ xíu, nhưng nó đã trở thành một khúc xương khó nuốt trong việc tranh chấp đối với Trung Quốc.

Cùng với các vấn đề khác, Trung Quốc không công nhận tình trạng hòn đảo, thay vào đó, xem nó như là một đảo san hô vòng, dải đá ngầm hay đơn giản chỉ là một hòn đá. Làm như vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ giảm tốc độ thực hiện kế hoạch của Nhật Bản trong việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở đó. Tranh chấp ở Okinotori, mà Nhật Bản gọi là Okinotorishima, vẫn còn dai dẳng bởi vì nó liên quan tới mối quan ngại mang tính chiến lược và các quyền lợi về nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực tương đương với toàn bộ khu vực đất đai rộng lớn trên bốn hòn đảo chính của Nhật.

Tại hội nghị về phát triển nguồn tài nguyên dưới đáy biển do trường Đại học Kyushu đăng cai hồi tháng 12 năm ngoái, có các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các nơi khác tham dự, đã nhấn mạnh đến những tầng địa chất mangan giàu chất cobalt quanh vùng Okinotori. Mặc dù “các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú” tại khu vực này cũng thường xuyên được Trung Quốc đề cập tới, nhưng lại thiếu chi tiết.

Trong hội nghị về Biển Đông Á ở Manila hồi tháng 11 năm ngoái, bản đệ trình của Nhật Bản lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Liên hiệp quốc (CLCS) tháng 3 năm 2009 đã được thảo luận. Tài liệu này đã nêu ra bảy khu vực nằm giữa Nhật Bản và Philippines gồm 740.000 km vuông. Ngoài việc đòi chủ quyền có khả năng chồng lấn với yêu sách của Hoa Kỳ và Cộng hòa Palau – không liên quan tới Okinotori – Nhật Bản phải đương đầu với cả Trung Quốc lẫn Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên), quốc gia đã đệ trình các đơn kiện hồi năm ngoái lên CLCS, liên quan tới những hành động của Nhật Bản tại Okinotori. [1]

Khi Đảng Dân chủ của Nhật Bản, đứng đầu là Thủ tướng Yukio Hatoyama, lên cầm quyền vào năm ngoái, họ đã không bỏ phí thời gian khi tuyên bố rằng Nhật Bản đang dùng số tiền 7 triệu đô la trong năm 2010 để tạo dựng một công trình tại Okinotori trong một nỗ lực nhằm thiết lập thế đứng vững chắc của mình ở đó. Số tiền này có vẻ lớn, nhưng chưa tới 3% trong tổng số tiền của Nhật chi ra nhằm duy trì hòn đảo xa xôi này. Hàng trăm triệu đô la đã được người Nhật sử dụng trong suốt hai thập kỷ qua.

Giờ đây Nhật Bản nhận ra là mình đã mắc nợ Việt Nam, dù là gián tiếp. Việt Nam đang đưa ra những mâu thuẫn lạ lùng mà nước này đã phát hiện ra trong vụ tranh chấp của Trung Quốc chống lại Nhật Bản trong trường hợp này.

Việt Nam, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã đệ trình lên CLCS một bản báo cáo cấp quốc gia về giới hạn thềm lục địa của nước mình “trải dài 200 hải lý bên ngoài đường cơ sở quốc gia, nằm ở phía bắc của Biển Đông [tên Việt Nam gọi cho Biển Nam Trung Hoa]“. Việc này xảy ra hồi cuối tháng 8.

Việt Nam cùng với Malaysia cũng đệ trình một báo cáo chung lên CLCS về thềm lục địa của cả hai nước, “kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở ở phần phía nam Biển Đông”.

Bản báo cáo quốc gia của Việt Nam và bản báo cáo đứng tên chung của Việt Nam với Malaysia đã được Quốc hội Nhật thừa nhận trong phần đầu của bộ luật ban hành năm 2010, cho phép chính phủ trung ương – không phải chính quyền địa phương – quản lý và kiểm soát cả đảo Okinotori và thậm chí cả đảo Minamitori ở rất xa, phía đông nam Tokyo – xa hơn Okinotori khoảng 290 km.

Trong khi Trung Quốc phủ nhận toàn bộ các hành động này của Nhật Bản, coi đó là không hợp pháp, thì Trung Quốc lo lắng nhìn qua vai mình, người Việt Nam táo bạo hơn trước.

“Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ không thay đổi vị trí pháp lý của dải đá ngầm Okinotori”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn hồi tháng 1 và cho biết thêm là điều này vi phạm luật biển quốc tế. [2]

Năm 1931 Nhật Bản đã đòi chủ quyền đối với Okimotori, cũng được biết đến với cái tên là dải Đá ngầm Douglas hay là Vòng cung Parece, như là bộ phận của xã Ogasawara thuộc quận Tokyo, và đặt tên chính thức cho nó là Okinotorishima.

“Người Nhật đòi chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh Okinotorishima dựa trên nhiều yếu tố”, theo lời Trợ lý Giáo sư Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc của trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ”. Trước hết, các học giả Nhật tuyên bố rằng Okinotorishima là một hòn đảo đủ tiêu chuẩn theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong đó duy trì được các hoạt động kinh tế, mặc dù bên ngoài nhìn vào nó chỉ rộng không quá 10 m vuông khi thủy triều lên cao.

“Lập luận này có giá trị mong manh nhất dựa theo luật quốc tế hiện thời. Người Nhật có vẻ nhận ra thực tế này và đã đưa ra cơ sở pháp lý thứ hai, cụ thể là Nhật Bản có những lợi ích mang tính lịch sử lâu dài ở Okinotorishma, những vùng biển lân cận, và các nguồn tài nguyên xung quanh dưới đáy biển. Theo quan điểm của Nhật, những lợi ích này đã được củng cố qua thời gian thành những quyền lợi được bảo vệ một cách hợp pháp”.

Trung Quốc nhắm vào điều 121 của UNCLOS, định nghĩa một hòn đảo như là “một vùng đất được hình thành một cách tự nhiên, có nước biển bao bọc, nằm trên mực nước biển lúc thủy triều lên cao”. Trung Quốc chỉ ra rằng, nó như là một hòn đá theo quy định trong điều này – các hòn đá không thể giữ vững chỗ ở cho con người hoặc cho đời sống kinh tế – bởi vì một hòn đá tự nó không thể được sử dụng để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay kéo dài thềm lục địa ở dưới mặt nước biển trong một vùng biển tương đối nông cạn.

Hành động như thể mình có vị trí hợp pháp theo UNCLOS, Trung Quốc đã bất ngờ mở cánh cửa cho Việt Nam, và Việt Nam đã nắm lấy cơ hội đó.

Tầm chiến lược quan trọng của Okinotori mà ai cũng có thể nhận ra rằng nó nằm ở vị trí giữa căn cứ quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ trên đảo Guam và Đài Loan. Trong khi các quyền lợi chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản khác nhau trong cuộc tranh chấp này, thì nhu cầu tự do đi lại của Trung Quốc trên biển ngày càng tăng.

Ông Dutton nhận xét: “Trung Quốc đã đặt cược vào vị trí pháp lý để loại bỏ tình trạng hợp pháp của các hoạt động quân sự nước ngoài ở EEZ của quốc gia ven biển. Phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong vùng EEZ của mình là dựa trên quan điểm pháp lý này. Mặt khác, khi sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng trong vài thập kỷ qua, chiến lược của Trung Quốc trong việc kiểm soát các hoạt động khắp Đông Á vào lúc diễn ra cuộc khủng hoảng cũng được suy ra từ đó. Trong thời gian khủng hoảng, Trung Quốc hiện có những khát vọng thách thức các cường quốc hải quân bên ngoài trong việc kiểm soát các vùng biển giữa chuỗi đảo đầu tiên và thứ hai”. (Chuỗi đảo đầu tiên bao quanh Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa – tức Biển Đông. Chuỗi thứ hai bao quanh vùng Biển Nhật Bản, Biển Philippines và Biển Indonesia).

Điều này đặt Trung Quốc vào một vị thế khó xử để nói lên điều tối thiểu nhất.

“Để giữ vững lập trường trong việc đòi Hoa Kỳ ngưng các hoạt động quân sự ở trong và ở trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc không cần thực hiện các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản bao quanh Okinotori. Như thế, để duy trì các lợi ích an ninh của riêng họ, Trung Quốc từ chối công nhận yêu sách chủ quyền của Nhật Bản”, ông Dutton nói.

Trước hành động của Việt Nam, mục tiêu chính của Nhật ở đây đã lịch sự bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc và bảo đảm rằng, trên tất cả mọi thứ, Okinotori không thể chìm dưới biển.

“Không có sự thay đổi về bản chất của vụ tranh chấp. Nhật Bản đã trồng san hô ở Okinotori để bảo đảm chắc chắn tình trạng của nó như “một hòn đảo”, trong khi Trung Quốc chỉ trích [và khẳng định rằng] đó là một ‘mỏm đá’, để không cho phép Nhật có vùng đặc quyền kinh tế”, ông Yukie Yoshikawa, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trung tâm Reischauer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á ở Washington, DC, nói.

Trồng san hô ở đó chỉ là một trong những biện pháp mới nhất của Nhật Bản, bao gồm cả việc đổ hàng tấn bê tông, với chi phí lên tới $ 280 triệu đô la, bao bọc lấy cả hai đảo nhỏ, cũng như bao phủ chúng bằng một tấm lưới titanium, tốn thêm $50 triệu đô la.

Năm 2005, Nhật Bản đã gắn một tấm biển lớn, có địa chỉ trên đó “Đảo Okinotori 1, Làng Ogasawara, Tokyo“, để tất cả mọi người nhận ra ngay khi họ tới. Ngay sau khi tấm biển được gắn lên, thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara đã chụp tấm ảnh cho thấy ông hôn tấm biển và vẫy tay chào quốc kỳ Nhật Bản. Lúc đó ông có mặc áo cứu sinh trên mình. [4]

Khi Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước còn lại ở châu Á rằng, những gì Nhật Bản đang làm lúc này thực sự gây nguy hại cho các nước láng giềng, Việt Nam lắc đầu không đồng ý.

Ông Wang Hanling, một chuyên gia trong vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: “Nếu những nỗ lực của Nhật Bản thành công, các nước khác sẽ không được phép đánh cá hay chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong khu vực hiện được xem là vùng biển quốc tế. Ngoài ra, đối với một số nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, việc tự do đi lại trên biển của các đội tàu cùng một số tuyến đường chính trong khu vực cũng sẽ bị cản trở. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

Trong khi giao thiệp với Nhật Bản, đôi lúc Trung Quốc đã nêu ra vấn đề công bằng, thủ đoạn chắc phải làm Hà Nội tức cười.

Ông Jin Yongming, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói: “Việc đòi chủ quyền của Nhật Bản ở Okinotori, mỏm đá nằm giữa Đài Loan và đảo Guam, là một vị trí chiến lược quan trọng đối với lợi ích Nhật Bản. Nhưng việc này gây nguy hại đến lợi ích trong việc đi lại của các quốc gia khác cũng như ảnh hưởng đến việc khảo sát trên biển, xung quanh khu vực Okinotori, và điều đó đi ngược lại nguyên tắc công bằng”.[4]

Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng lập trường của họ ở đây có thể có tác dụng ngược, ngày càng trở nên rõ ràng. Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là đảo Tây Sa – ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trong khi quần đảo Trường Sa, hoặc Trung Quốc gọi là Nam Sa, đang tranh chấp bởi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Đầu năm 2009, hoặc có thể trước đó, Việt Nam bắt đầu đưa ra “các rạn san hô và các đảo” làm luận cứ để cãi với Trung Quốc khi Trung Quốc nêu ra quy định của UNCLOS trong trường hợp họ phản đối Nhật Bản, và nói đại ý rằng, “Chờ chút, Trung Quốc, các ông đang tranh cãi [với Nhật] đúng y như chúng tôi đang cãi với các ông ở Biển Đông”.

Việt Nam lập luận rằng, lúc thì Trung Quốc khẳng định Okinotori không thể có đặc quyền kinh tế hoặc xác định giới hạn thềm lục địa, vì đó là một đảo san hô, rạn san hô hoặc đá và không có sự sống độc lập về kinh tế, và lúc khác Trung Quốc lại khẳng định rằng cái gọi là “quần đảo” ở biển Đông tất cả có đời sống kinh tế độc lập để họ có thể đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý gồm 80% Biển Đông.

Nghe như có vẻ không đúng, hoặc ít ra không phải điều mà Trung Quốc đang làm là điều họ muốn làm. Chủ quyền của các đảo ở Biển Đông thực sự không phải là tâm điểm của vấn đề bởi vì Việt Nam tranh cãi rằng “không một quốc gia nào có thể đòi đến 80% vùng biển Đông trên cơ sở đòi chủ quyền của những hòn đảo này”. [5]

Nói cách khác, hãy nhìn kỹ và một người có thể phát hiện ra hàng chục đảo “Okinotoris” nhỏ rải rác ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trung Quốc chỉ hy vọng rằng phần còn lại của thế giới – ít nhất là phần còn lại của thế giới đã chạy theo nỗ lực của Trung Quốc gây thất bại cho Nhật Bản – sẽ không nhận ra chúng.

“Dường như Việt Nam đang đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ được thỏa mãn với chủ quyền trên các quần đảo và để lại hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) như vùng biển quốc tế. Ngụ ý quan điểm của Việt Nam là Việt Nam củng cố việc đòi chủ quyền của mình bằng chi phí của Trung Quốc, đó là hầu hết vùng Biển Nam Trung Hoa sẽ mở ra cho tất cả các nước đánh cá và khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển “, ông Dutton nói.” Đó không phải là kết quả của việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)”.

(Ghi chú của người dịch: theo quan điểm đòi đảo Okinotori của Trung Quốc mà đem áp dụng ở Biển Đông thì Trung Quốc chẳng được gì cả, và đó không phải là điều Trung Quốc muốn, Trung Quốc muốn tới 80% cả biển lẫn đảo ở vùng Biển Đông.)

Đồng thời, nếu Trung Quốc cố gắng chống lại chiến thuật khôn khéo này của Việt Nam, thì họ đang làm một việc không mang lại hiệu quả cao. Quả thực, Trung Quốc làm ra vẻ như họ không nhìn thấy Việt Nam ở đây (ghi chú người dịch: Trung Quốc cố tình làm lơ, không nhìn thấy quan điểm mà Việt Nam đang tranh cãi với Trung Quốc ở chỗ này).

“Điều này cho thấy Trung Quốc ở vào tình thế khó xử hơn mà họ vẫn chưa công khai bắt đầu giải quyết”, ông Dutton nói.

Quyết định của Bắc Kinh xây dựng một khu nghỉ mát sang trọng tại Hoàng Sa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã không có lợi cho tình hình.

“Đầu tháng 1 năm 2010, [Việt Nam] yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các dự án, mà [Việt Nam] nói rằng đó là nguyên nhân gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình”, ông Yoshikawa nói.

Tuy nhiên, khi ông Chen Bingde, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là thành viên Ủy Ban Quân sự Trung ương, đã gặp Nguyễn Chí Vinh, Phó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tại Bắc Kinh vào đầu tháng Ba, không có đề cập đến tranh chấp này, [hoặc nếu có đề cập mà] không công khai.

Trung Quốc năng nổ trong các vấn đề hàng hải bất chấp sự phản đối. Ví dụ như mới hồi tháng trước, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng 13 trạm hải đăng trên các hòn đảo và dãi đá ngầm ở Biển Đông Trung Hoa, là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng và trong quá trình phát triển. Một ngọn hải đăng mới tại Waikejiao [được dựng lên] là phần bổ sung mới nhất.

“Bởi vì Nhật Bản và Trung Quốc có khuynh hướng nhìn vào chính sách đối ngoại trên mối quan hệ định hướng – chứ không theo chính sách về sự kiện của Washington – nếu cả hai nước đang có mối quan hệ tốt, mà bạn có thể nói trong lúc này, vấn đề đảo Okinotori sẽ được giải quyết để không ảnh hưởng đến mối quan hệ “, ông Yoshikawa nói.

(Ghi chú: chính sách đối ngoại của Trung Quốc – Nhật dựa trên quan hệ tổng thể giữa hai nước trong thời gian dài, quyết định điều gì tốt nhất cho quan hệ hai nước, khác với Washington, đối ngoại qua từng vụ việc, khi có chuyện thì giải quyết từng vấn đề)

Nhật Bản dường như không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi họ tiến hành kế hoạch trên đảo Okinotori.

“Tôi không thấy có chuyện gì xảy ra trong tương lai gần, đây là vấn đề bên ngoài mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ tổng thể giữa Trung Quốc – Nhật Bản “, ông Yoshikawa cho biết. (Ghi chú: ông Yoshikawa muốn nói rằng mối quan hệ tổng thể của 2 nước Nhật – Trung ảnh hưởng tới vấn đề đảo Okinotori hơn là vấn đề đảo Okinotori ảnh hưởng tới quan hệ hai nước)

Tuy nhiên, Trung Quốc có lý do chính đáng để họ kiên trì các nỗ lực của mình ở đây, bất kể điều đó có làm cho Nhật Bản bực mình hay không.

Ông Dutton nói: ” Trung Quốc không thể làm gì hơn trong việc Nhật Bản đòi chủ quyền, khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố như thế về chủ quyền của họ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tuy nhiên, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao đối với việc đòi chủ quyền của Nhật Bản để bảo vệ quyền tự do hành động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Okinotori. “

Peter J Brown
ASIA TIMES

Ngọc Thu dịch

  1. Beijing slams Tokyo move on atoll, China Daily, Jan 8, 20103.)
  2. Japan and China Dispute a Pacific Islet , New York Times, July 10, 20054.)
  3. Japan atoll expansion ‘hurts neighbors’, China Daily, Feb 11, 20105.)

Nguồn anhbasamblog

Monday, March 8, 2010

GS Nguyển Văn Canh


TỔNG KẾT NGÀY HOÀNG SA TOÀN CẦU

Trong tháng 1 năm 2010 vừa qua, 11 buổi lễ được cử hành long trọng theo nghi lễ truyền thống của dân tộc tại nhiều nơi trên thế giới: Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu.

Hiện diện tại cả các buổi lễ đó gồm các chứng nhân trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào cuộc hải chiến Hoàng Sa để bảo vệ bờ cõi chống ngoại xâm: các tướng lãnh, sỹ quan các cấp, hạ sỹ quan và binh sĩ của hải quân hay quân chủng khác của quân lực Việt nam Cộng Hòa. Tại mỗi buổi lễ, các sỹ quan hải quân trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù của dân tộc được mời lên phát biểu về trận chiến này.

Mục đích các buổi lễ được tổ chức là để truy điệu 74 chiến sĩ hải quân đã anh dũng hi sinh để bảo vệ đất tổ. Thực ra đây không phải đơn thuần là truy điệu, mà chính là vinh danh các chiến sĩ ấy là anh hùng dân tộc, đã không quản ngại mang thân xác mình để phục vụ một lý tưởng cao đẹp của con dân một quốc gia độc lập: BẢO VỆ CHỐNG NGOẠI XÂM.

74 anh hùng đó còn làm đại biểu cho 300,000 chiến sĩ của Quân Lực Quốc Gia và biết bao nhiêu các chiến sĩ khác đã ngã gục khi chống lại Hồ chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt nam để bảo vệ tự do cho cả dân tộc.

Hàng ngàn người Việt tại hải ngoại khắp năm Châu đã tham dự Ngày Hoàng Sa Toàn cầu tai 11 buổi lễ trên, là đại diện cho hàng triệu người Việt sống ở bên ngoài Việt nam để phát biểu quan điểm của họ thay cho 87 triệu dân trong nước đang bị bọn Thái Thú Người Bản Xứ bịt miệng bắng các phương pháp Stalinist về hiện tình đất nước. Những ai ở trong nước chỉ nói đến Hoàng Sa và Trường Sa đểu bị cả guồng máy của chế độ toàn trị trấn áp: nào công an, mật vụ, nào báo chí, nào tòa án, nhà tù, nào đảng, nào đoàn gồm cả các đoàn thể quần chúng của Đảng CSVN v.v. được huy động, được sử dụng vào mục tiêu này. Một vài thí dụ điển hình: Luật gia Lê chí Quang, Nhà báo Điếu Cầy, blogger Mẹ Nấm, sinh viên Pham thanh Nghiêm, nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa…

Gần 3 triệu người Việt hải ngoại đã phát biểu gì nhân Ngày Hoàng Sa Toàn Cầu?

1. Với bọn bành trướng Bắc Kinh:

- Tổ chức và tham dự lễ Kỷ niệm ngày Mất Hoàng Sa vào tay ngoại bang, trong trận chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 của hải quân Việt nam Cộng Hòa, là người Việt hải ngoại bác bỏ những lời tuyên bố về chú quyền của bọn bá quyền Bắc Kinh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam, một điều căn bản mà Đảng CSVN không dám có hành động để bảo vệ lãnh thổ, cố tình né tránh, không dám nhìn nhận sự thật.

- Đây cũng là dịp để người Việt hải ngoại thay mặt dân tộc Việt nam lên án hành vi xâm lăng bằng bạo lực, chiếm đóng lãnh thổ quốc gia khác một cách trái phép. Hành vi này của bọn bá quyền Bắc Kinh là hoàn toàn bất hợp pháp, trái với Công Pháp Quốc tế, không phù hợp với lẽ phải và đời sống của cộng đồng văn minh của nhân loại. Người Viêt hải ngoại coi việc chiếm đóng đó là tạm thời bằng bạo lực. Lời tuyên bố này của người Việt hải ngoại là tiếng nói chính thức của tòan dân Việt trong hoàn cảnh hiện tại, sẽ được dùng làm căn bản để đòi lại cả các vùng đất, vịnh, và biển mà VC từ thời Hồ chi Minh đã hoặc lén lút hay công khai (bằng các hiệp ước ký) trao cho kẻ thù của dân tộc, lẫn vùng đất và lãnh hải mà quân xâm lăng Bắc phương dùng bạo lực cưỡng chiếm.

- Các hình ảnh và tài liệu được trình chiếu trong một số buổi lễ trong đó có bản đồ về Chủ Quyền của Việt nam, về các căn cứ quân sự mà Trung Cộng xây một cách bất hợp pháp trên toàn vùng Hoàng Sa và ít nhất cho đến nay có khoảng 13 hay 14 cơ sở kiên cố, đồ sộ xây trên các bãi đá ngầm mãi phía Nam quần đảo Trường Sa tố cáo các âm mưu chiếm đóng và kiểm soát toàn thể Biển Đông làm tài sản của chúng. Quan trọng hơn cho âm mưu này là căn cứ hải quân đồ sộ, Tam Á của chúng tại Đảo Hải Nam được sử dụng làm đểm xuất phát. Hơn nữa, với âm mưu này, bọn bá quyền Bắc Kinh còn đi xa hơn trong chiến lược bành trướng của chúng: tiêu diệt không gian sinh tồn của dân Việt. Do đó, người Việt muốn sống còn, phải trở thành dân Tàu mới được ra khơi. Điều này, chúng đang thực hiện với ngư dân Việt thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong trường kỳ, chúng muốn Việt nam trở thành một phần lãnh thổ của Trung Hoa, với kế hoạch bauxite và VC cho thuê rừng trong địa phận 10 tỉnh vào tận Miền Nam vừa mới tiết lộ trong tuần lễ qua.

2. Với Việt cộng.

Sự hiện diện của các chứng nhân và đông đảo đồng bào tại các buổi lễ khắp nơi trên thế giới này là :

1) cực lực lên án việc chuyển nhượng lãnh thổ, lãnh hải của Hồ chí Minh và đồng bọn cho quan Thày của chúng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

2) nghiêm trọng tố cáo trước quốc dân Việt nam và thế giới, sự đồng lõa của Đảng CSVN trong việc thực hiện mưu đồ bá quyền của TC đối với Việt nam và các quốc gia Đông Nam Á.

3) phản đối các hành vi của Đảng CSVN đang tích cực công khai phục vụ bọn bá quyền Bắc kinh với tư cách Thái Thú Người Bản Xứ. Các hành vi mà lãnh đạo ĐCSVN đang thi hành còn thâm độc và dã man hơn thời xưa mà Thái Thú Tàu đã hành động đối với dân Việt.

Một số thí dụ:
1). Ta hãy nhìn những gì mà lãnh đạo ĐCSVN đã và đang làm cho giặc về vụ ngư dân Việt bị ngược đãi trên Hoàng Sa và Trường Sa:( Hình phải: Ngư dân Việt, dù đã bị bắt đưa lên thuyền của địch vẫn phải chắp tay lên đầu để đầu hàng vì đánh cá trong vùng lãnh hải của VN. )

a) Hải quân TC bắn và giết 9 ngư dân Thanh Hóa đang hoạt động trong phần lãnh hải của Việt nam trong Vịnh Bắc việt vào tháng 1 năm 2005. VC đã phản ứng như thế nào để bảo vệ ngư dân của mình? KHÔNG có một hành động, kể cả phản kháng.
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2009 vừa qua, nhiều lần ngư dân đảo Lý sơn, Quảng Ngãi bị bắt bớ, đánh đập, cướp bóc tài sản, kể cả bị Hải quân TC bắn chết khi hành nghề trên hải phận của ông cha họ để lại. Có ngư dân phải chắp tay vái lạy xin kẻ thù của dân tộc tha mạng vì đánh cá trên vùng Hoàng Sa. CHXHCNVN đã làm gì để bảo vệ họ? KHÔNG:

b) Đảng CSVN không dám bảo vệ ngư dân Việt chống lại quân giặc, kể cả việc không dám cứu vớt họ khi hải quân TC đánh chìm thuyền của họ. Chính quyền VC tuyên bố rằng ngư dân phải tự đi tìm kiếm và cứu đồng nghiệp và chính quyền sẽ đền bù xăng dầu.

Hậu quả là ngư dân sẽ không dám hành nghề và vùng Hoàng Sa và Trường Sa mặc thị sẽ trở thành tài sản của TC. Nhiều ngư dân đã bán ngư thuyền, bỏ nghề. Người khác bị chính quyền TC bắt và tịch thu thuyền hoặc dụng cụ máy móc, không còn phương tiện ra khơi. Rõ rệt, đó là hành vi chuyển nhượng chủ quyền vùng Hoàng Sa và Trường Sa cho TC. Điểm cần nhấn mạnh là các hành vi dã man này của TC được công khai thực hiện, sau khi TC công bố bản tin cấm đánh cá từ tuyến 15 trở lên, từ 15 tháng 5 đến 1 tháng 8, 2009 để bảo vệ “ngư trường của TC”. Khu vực bị ngăn cấm ấy gồm toàn vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt nam.

2). Ta hãy xem cách thức mà Đảng CSVN thi hành lệnh của TC công khai tuyên bố đòi hỏi VC ngăn cấm sinh viên biểu tình chống TC?

Sau khi có lệnh đòi lãnh đạo VC cấm sinh viên biểu tình mà Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoai Giao Bắc Kinh đưa ra trong một họp báo quốc tế tại Bắc kinh vào tháng 12, 2007, VC gia tăng đàn áp người biểu tình:

a). Sinh viên Nguyễn tiến Nam bị bắt trước cửa chợ Đồng Xuân, Hà nội, rồi khênh đi vì tham dự biểu tình ngày 29 tháng 4 năm 2008, chỉ vì chống Bắc Kinh rước đuốc Olympic qua Việt nam; hành động này cò dã man hơn cả của các viên Thái Thú Tàu đã làm thời xưa.

b). Công an mặc thường phục, giả làm người biểu tình, lừa vây bắt nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa:

Nhà báo Điếu Cầy cũng bị săn đuổi tại đường phố Sàigon như vậy… Ông Điếu Cày bị săn đuổi và phải trốn lên Đà lạt. Công An cộng sản truy lùng và lên tận nơi bắt giam và truy tố về tội trốn thuế.

3) Ta hãy nhìn vào guồng máy tuyên truyền của Đảng CSVN họat động cho mục tiêu của Bắc kinh. Mọi người thấy rõ các cơ quan tuyên truyền này của CHXHCN Việt nam đã lén lút trở thành một bàn tay nối dài của bọn bành trướng Bắc Kinh tại CHXHCNVN:

a). Báo điện tử của ĐCNVN với Đào duy Quát, phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ĐCSVN dịch và in nguyên văn bài báo của Báo Hoàn Cầu của Trung cộng tuyên truyền về hải quân TC tập trận vùng Đảo Đá Chữ Thập tại Nam Trường Sa.
b). Bảng quảng cáo treo trên đường phố tại Sài gòn in hình lính TC nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng CSVN…
c). Báo Du Lịch bị đình bản vào díp Tết năm 2008 vì nói tới Hoàng Sa và Trường Sa. Phó Tổng biên tập tờ báo này và khoảng vài chục nhân viên bị cho nghi việc….

4) Ta hãy nhìn vụ Bauxite Tây Nguyên, rồi mới đây người ta khám phá ra vụ 10 tỉnh của CHXHCNVN đã bí mật cho thuê 300,000 hectares đất rừng trên 10 tỉnh vào đến tận miền Nam trong thời hạn 50 năm. Rõ ràng là ĐCSVN giúp TC cài các đạo quân thứ 5 trên toàn lãnh thổ VN để chuẩn bị cho công tác trọng đại là sát nhập VN vào Trung Hoa.

5) Ta hãy nghe các lãnh đạo đảng CSVN, như Nông đức Mạnh, Trương tấn Sang, Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng… tuyên bố những gì khi được gặp lãnh đạo Trung Cộng, hay đã và đang làm gì cho bọn bá quyền này, mỗi khi hai bên gặp nhau xong thường tuyên bố Bang giao giữa hai nước hay giữa hai Đảng đã được ‘nâng lên một tầng cao mới’… Rồi lâu dần người ta mới khám phá ra một cái gi đó bất lợi cho dân tộc VN.
Tất cả những điều này ráp lại với nhau cho thấy rằng lãnh đạo VC đã có quyết tâm làm hơn là bọn Bắc kinh đòi hỏi. Cái ‘hơn’ đó đi tới mức nào? Liệu chúng có thể phục vụ ngoại bang như điều mà Trường Chinh mơ ước vào năm 1951?

Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong nhiều năm qua người Việt hải ngoại đòi hỏi lãnh đạo VC phải ra lệnh cho CHXHCNVN phải đưa vấn đề xâm lăng của TC ra trước tòa án quốc tế. Trên bình diện quốc tế công pháp, chỉ có CHXHCNVN mới có danh nghĩa làm việc này. Do đó, CHXHCNVN phải có trách nhiệm ấy. Tôi nhấn mạnh rằng chỉ có CHXHCNVN mới có danh nghĩa làm việc này mà thôi. Trong hiện trạng không ai có thể sử dụng tố quyền này được.

Người Việt hải ngoại đả đòi hỏi rằng trước khi nêu vấn đề ấy với Tòa án, CHXHCNVN phải tuyên bố công hàm mà Phạm văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cho Chu ân Lai là vô giá trị. Như thế là để vô hiệu hóa căn bản pháp lý mà Bọn bá quyền Bắc kinh tiếp tục căn cứ vào đó để viện dẫn chủ quyền của chúng. Lãnh đạo Đảng này đã không hành động gì trước sự qui trách đó. Mãi tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Đại sứ VC tại Hoa thịnh Đốn, Lê công Phụng, mới tuyên bố khi trả lời nhà báo Lý Kiến Trúc trong một cuộc phỏng vấn rằng: “… đã có nhiều người nói là có thể đưa {vấn đề TC xâm lăng Hoàng Sa & Trường Sa} ra tòa án quốc tế, đưa lên Liên Hiệp Quốc để đấu tranh chuyện này. Chúng ta cũng đang dự tính (1)”. Dù có công khai tuyên bố như thế, VC vẫn “ngậm miệng ăn tiền (2)”. VC còn gia tăng đàn áp, khống chế tàn bạo các lực lượng yêu nước, giúp TC tiếp tục âm thầm bành trướng thế lực ngoài biển khơi, và cả trên lãnh thổ VN. Đây là cách mà TC mua thời gian đồng thời chuẩn bị các họat động cho mục tiêu dài hạn của chúng là đưa toàn thể lãnh thổ VN vào Trung Hoa.

Nay qua các buổi lễ được mô tả trong hồ sơ Ngày Hoàng Sa Toàn Cầu này, người Việt hải ngoại trên tòan thế giới long trọng tuyên bố công hàm ấy vô giá trị, hoàn toàn vô hiệu.
Lời tuyên cáo này được sử dụng làm căn bản để về sau dân Việt sẽ đòi lại Hoàng sa và Trường Sa.

GS.Nguyển Văn Canh

(Cuốn Hồ Sơ NGÀY HOÀNG SA này sẽ được gửi đến 27 Trung Tâm Nghiên Cứu về Đông Nam A đặt ở khắp nơi trên thế giới để cho bất cứ ai cũng có thề sử dụng, bây giờ hay cả về sau).

Chú thích:
(1) Nguyễn văn Canh, bài phỏng vấn trong cuốn “Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc” trang 149-162, Center for Vietnam Studies, CA, 2008.
(2) Cần phải nhấn mạnh đến “ngậm miệng ăn tiền” hay là được TC “hậu đãi” trong âm mưu thực hiện “ý đồ” của TC ở các cấp khác nhau là:
a) các lãnh đạo Trung Ương ĐCSVN được mua chuộc, như trường hợp 150 triệu MK cho Nguyễn tấn Dũng về vụ Bauxite Tây Nguyên mà báo chí có nói tới.
b) các lãnh đạo nhiều Tỉnh Ủy, ít nhất là 10 tình đã lén lút cho người Tàu thuê rừng trồng cây dài hạn. Như vậy ít nhất người ta thấy có sự tranh nhau giữa Trung Ương với nhau, và có cả tranh nhau giữa Trung ương và Địa phương, ngoài ra có cả tranh nhau giữa các địa phương với nhau nữa để được phục vụ ngoại bang.
c) các tư nhân được đảng bao che cũng được dự phần vào công tác phục vụ Tàu. Đó là các công ty quốc doanh. Thí dụ điển hình là Công ty Khoáng Sản Việt nam, nhân danh hợp tác với Tàu để khai thác bauxite ở Tây nguyên. Chính công ty này làm môi giới với danh nghĩa “hợp tác” doanh thương với TC, và cũng “đi đêm“ với Tỉnh Ủy Lâm Đồng để thông qua vụ này. Rất nhiều công ti quốc doanh cấp địa phương khác nhau ở khắp mọi nơi, nhất là ở giáp biên giới Việt Hoa, như trong các lãnh vực năng lượng, khoáng sản chẳng hạn, hợp tác với Tàu như một liên doanh với ngước ngoài cũng đóng góp, giúp cho Bắc kinh tạo thế lực để không chế dân Việt. Các công ty ấy cũng tranh nhau làm ăn với Tàu để được hưởng lợi.