Monday, December 30, 2013

Tắm biển

Bí kíp thoát khỏi "dòng nước tử thần" khi tắm biển

 
Vào trưa ngày 29/12/2013, trong lúc tắm tại bãi biển 30/4 ở Cần Giờ (TP.HCM), 7 nam sinh của THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bình Dương) đã bị nước cuốn trôi. (Xem thêm: 7 học sinh đi tham quan mất tích ở biển Cần Giờ )
 
Theo người dân, bãi biển nơi các học sinh ra tắm gần khu vực dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ nên có nhiều hố sâu, bãi trũng và nước xoáy bất ngờ. Nguyên nhân 7 nam sinh bị nước biển cuốn trôi vẫn chưa được xác định chính thức, tuy nhiên, một trong những tai nạn nguy hiểm mà chúng ta có nguy cơ bị mắc phải khi đi biển là bị dòng chảy xa bờ cuốn đi.
 
.
Để có một chuyến đi an toàn, bạn cần trang bị cho mình hành trang, kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước một số nguy hiểm bất ngờ có thể ập tới. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến khái niệm, cách xác định và bí kíp để sống sót nếu bạn không may lọt vào "dòng chảy tử thần" này.
 
Dòng chảy xa bờ là gì?
 
Rip Current là dòng chảy xa bờ, dòng ngược. Đây là một dòng chảy khá dài và hẹp, chảy từ phía bờ hướng ra biển, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa bão.
 
.
Cơ chế hình thành dòng chảy xa bờ.
 
Về cơ bản sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ. Nhưng khi nước biển được đưa liên tục vào bờ, nó sẽ tập hợp lại thành một dòng chảy đi thẳng ra biển, khi đó, dòng chảy xa bờ hình thành.
Dòng chảy này xảy ra trong vùng sóng đổ, thường do địa hình vùng biển. Vùng này ở xa bờ thường bị chắn bởi san hô hoặc cát, đá ngầm, khi sóng ập đến sẽ dồn nước vào một lạch sâu, rồi đổ ngược ra khơi.
 
.
Dòng chảy xa bờ thường khá hẹp, từ 1-3m, nhưng có khi rộng đến cả chục mét, kéo dài đến hàng trăm mét ngoài khơi. Đây là dòng chảy rất mạnh và nguy hiểm, với vận tốc sóng dao động từ 0,5- 1m/s, nhưng cũng có lúc lên đến 2,5m/s. Lúc này, kể cả vận động viện bơi lội cũng không thể bơi ngược dòng. Theo thống kê, có hàng trăm vụ chết đuối trên các bãi biển mỗi năm vì dòng chảy này.
 
.
Có 3 loại dòng chảy xa bờ:
 
- Dòng ngược tức thì (Flash Rip Current): dòng chảy hình thành, biến mất nhanh chóng do sự giảm của mực nước biển và độ cao của sóng tăng đột ngột.
- Dòng ngược cố định (Fixed Rip Current): hình thành do nước biển bị chắn bởi 2 đường cát, có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài ngày đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
- Dòng ngược vĩnh cửu (Permanent Rip Current) hình thành do địa hình vùng biển. Ở vùng biển có nhiều san hô, dòng chảy này có thể tồn tại vĩnh viễn.
 
Cách xác định dòng chảy xa bờ
 
Rip Current có thể xuất hiện tại bất kỳ nơi nào có sóng, kể cả hồ lớn (ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào). Nhưng để xác định nó không phải dễ dàng đối với những người chưa biết. Những bức ảnh dưới đây có thể phần nào giúp chúng ta xác định được dòng xoáy tử thần này.
 
.
 
Có thể xác định khi thấy dòng nước bị khuấy tung, ngầu bọt, hoặc hơi bập bềnh.
 
.
 
Dòng ngược thường cuốn theo rong biển và các mảnh vật trôi nổi khác như rác, tạo thành một dòng hướng ra xa bờ.
 
.
 
Dòngchảy xa bờ cũng khuấy cát từ dưới đáy nên nếu đột nhiên thấy vùng nước có màu đục hơn hẳn so với các vùng xung quanh, hãy tránh xa.
 
.
Một đoạn đứt gãy trong cơn sóng cũng là dấu hiệu nhận biết của dòng chảy xa bờ.
 
Bí kíp để thoát khỏi dòng chảy xa bờ
 
Rip Current có thể đột nhiên xuất hiện với vận tốc từ 0,3 - 0,6m/s và thường sẽ không có dấu hiệu để nhận biết. Nhưng một khi lọt vào và để bị cuốn ra xa, dòng chảy này có thể nhanh chóng "tăng tốc", đạt đến 1 - 2,5m/s, lúc này, không ai có thể thoát khỏi dòng xoáy tử thần này.
Nhưng khi mắc phải dòng xoáy tử thần, bạn hãy cố gắng thực hiện những điều sau đây:
 
 
.
Không được hoảng sợ. Đây là điều tối quan trọng. Cảm giác bị cuốn trôi ra ngoài khơi chắc chắn sẽ rất tệ và kinh khủng, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Dòng rút bờ sẽ không hút bạn xuống đáy mà chỉ đưa bạn ra xa bờ thôi. Và thông thường, dòng chảy tức thời đưa bạn ra xa bờ khoảng 30m.
Không bơi ngược dòng. Đừng cố gắng bơi ngược dòng chảy xa bờ bởi hầu hết các trường hợp chết đuối vì dòng ngược không phải vì bị hút xuống dưới mà vì người bị nạn quá hoảng loạn và cố gắng bơi ngược dòng nước.
Đây là điều không thể, vì với vận tốc 2,5m/s thì dù có là Michael Phelps - anh chàng kình ngư người Mỹ với nhiều kỷ lục thế giới - cũng sẽ kiệt sức và chết đuối mà thôi.
 
.
 
Bơi ngang bờ biển. Thay vì cố bơi ngược dòng, hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.
Đi theo dòng chảy. Đối với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy thả nổi mình trôi theo dòng. Khi đã hết dòng ngược, cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu.
 
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Art of Manliness, How Stuff Work, Wikipedia...
 

Sunday, December 29, 2013

Nguyễn Ðạt

Người Ấn Ðộ ở Sài Gòn

SÀI GÒN (NV)Thường uống cà-phê trên vỉa hè đường Trương Ðịnh - quận 1, đối diện đền thờ Bà Mariamman của Ấn Ðộ Giáo, chúng tôi quen biết ông Shantanu; ông vẫn đi lễ tại đền thờ này, và uống cà-phê quán cóc vỉa hè.


Chùa Ấn Giáo, đường Tôn Thất Thiệp.

Ông Shantanu xấp xỉ tuổi chúng tôi, khoảng trên dưới bảy mươi, hiểu biết rộng, đã giúp chúng tôi rành rõ về cư dân Ấn Ðộ tại Sài Gòn, thành phố mà ông sinh sống lâu năm, trước 30 Tháng Tư, 1975.

Chúng tôi đã được biết, cư dân Ấn Ðộ ghi dấu đậm nét tại Sài Gòn ngay từ thuở thành phố này mới khẩn hoang, qua sách “Sài Gòn năm xưa” của học giả Vương Hồng Sển; cộng đồng dân cư thuở đó bao gồm “Tây-Nam-Chà-Chệt” - Tây: người Pháp; Nam: người Việt Nam; Chà: người Ấn Ðộ; Chệt: người Hoa. Từ miền Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954, những ngôi đền Ấn Ðộ uy nghi tọa lạc ở các con đường Trương Ðịnh-Tôn Thất Thiệp-Công Lý, với kiến trúc tinh tế kỳ công, đã đi sâu vào ký ức của đứa bé di cư. Thuở học sinh, chúng tôi thường vào xem phim ở rạp Long Phụng, rạp hát thường xuyên chiếu phim Ấn Ðộ; và không quên thưởng thức những chiếc bánh cay vị cà-ri Chà... Nghe dân Sài Gòn gọi người Ấn Ðộ là Chà Và, chúng tôi gọi theo; sau này mới hiểu: Chà Và là đọc trại từ Java, tên gọi chung cho người Ấn Ðộ và người Mã Lai.

Người Ấn Ðộ tại Sài Gòn thuở đó thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp... Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954, được xem là một tiểu Ấn Ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà-ri nị, mở tiệm kim hoàn. Những người Ấn Ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải lụa, họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. Chúng tôi được biết, từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn Ðộ tại Sài Gòn còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn Ðộ rời Sài Gòn, sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.

Ngồi uống cà-phê quán cóc vỉa hè đường Trương Ðịnh hôm nay, ông Shantanu hỏi chúng tôi còn nhớ kem đánh răng Hynos không. Chúng tôi nhắc nhớ kem đánh răng Hynos của Sài Gòn cách đây gần 40 năm, với hình ảnh chú Bảy Chà da ngăm đen, cười phô hàm răng trắng bóc vì xài kem Hynos; lòng chùng xuống nỗi cảm hoài một thời Sài Gòn “Hòn Ngọc Viễn Ðông” tự do dân chủ. “Nhờ ý tưởng làm hình tượng thương hiệu như vậy, kem Hynos đã cạnh tranh và vượt trội các loại kem đánh răng của Pháp lúc đó, được giới tiêu dùng ưa chuộng hơn hết.” Ông Shantanu nói với chúng tôi bằng tiếng Việt rành rõ như vậy.
Theo ông Shantanu, từ thuở Sài Gòn mới thành lập tới năm 1975, cư dân Ấn Ðộ đã in dấu ấn đậm nét; họ được kể là một sắc thái của thành phố, góp phần làm nên Sài-Gòn-Hòn-Ngọc-Viễn-Ðông” một thời. Nhắc tới Sài Gòn thuở trước, không thể không nhắc tới đền chùa Chà, đất Chà, vải lụa Bombay, cari Chà, bánh cay Chà, gia vị Việt Ấn... và Chà Và gác cổng nữa chứ! Gặp ông Shantanu, chúng tôi mới hiểu ra, vì sao thuở trước người Ấn Ðộ thường làm trung gian giữa người Việt và người Pháp. Ðó là câu chuyện về một người Ấn đầu tiên tới Việt Nam.

Ông Shantanu được bậc cha ông cho biết, người Ấn Ðộ đầu tiên tới Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XIX là một người Pháp gốc Ấn. Người Ấn này không sinh sống tại Sài Gòn, mà chọn Tân Hiệp-Mỹ Tho để an-cư-lạc-nghiệp.


Thực khách nhà hàng cà-ri dê Ấn Ðộ.


Ông này ở luôn tại đây, và làm công việc thu góp tiền chợ. Sau đó, ông ta quen biết rồi cưới hỏi được cô vợ xinh đẹp nhất vùng, lại là con một ông chánh tổng. Hai vợ chồng ăn nên làm ra, tạo được cơ ngơi vững vàng. Ðiều đặc biệt đáng kể, là một người con của họ, mang tên Pháp là Henry Adams, chính là người khai sinh ra “Thịt bò 7 món”, thuộc thực đơn rau sống mắm nêm của miệt vườn miền Tây Nam bộ.

Henry Adams cũng là người lập nên nhà hàng thịt bò 7 món “Au Pagolac” tại Sài Gòn vào năm 1930. Nhà hàng Au Pagolac hiện vẫn hoạt động, được xem là thương hiệu nhà hàng tồn tại lâu năm nhất của Sài Gòn, tính tới nay đã tròn 80 năm.

Ông Shantanu phỏng đoán, hiện nay cư dân Ấn Ðộ tại Sài Gòn có khoảng 30 ngàn người; nếu thuở trước tập trung ở khu vực đường Tôn Thất Thiệp, thì hiện nay ở khu vực đường Bùi Viện.

Ða số người Ấn cư trú tại Sài Gòn hiện nay làm việc tại các doanh nghiệp, trung tâm phần mềm Quang Trung, và kinh doanh nhà hàng ăn uống. Một số nhà hàng của người Ấn Ðộ nổi tiếng, như: Quán Abidal ở đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1; quán Cari Tươi, đường trần Phú, quận 5... Ðặc biệt, trong khuôn viên Thánh đường Hồi Giáo ở đường Ðông Du, quận 1, có quán cari gà-dê.

Ông Shatanu giới thiệu chúng tôi tới một quán cà-ri dê Ấn Ðộ của một gia đình thân quen với ông. Quán tọa lạc ở khu vực góc đường Ðiện Biên Phủ (đường Phan Thanh Giản thuở trước) và đường Hai Bà Trưng. Quán cà-ri dê Ấn Ðộ này do chính người Ấn phụ trách chế biến thực phẩm; ngoài cà-ri dê còn có cơm nị và bánh Baratha cay vị cà-ri Ấn Ðộ.

Nguyễn Ðạt
@nguoiviet

Saturday, December 28, 2013

Nguyễn Trần Diệu Hương


  1.  
Xin chia tay 'Một chút quà cho quê hương'

Đầu thập niên 80, lần đầu tiên tôi được nghe tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng là lúc tôi ôm cái radio cũ mèm vặn volume "vừa đủ nghe…” để nghe bài "Một chút quà cho quê hương" được phát từ chương trình nhạc của đài phát thanh. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ, là học trò trung học ở Việt Nam, không biết gì về Việt Dzũng, nhưng cả bọn chúng tôi đều không cầm được nước mắt khi nghe tiếng hát của anh:

Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng

Hoặc:

Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng

Vài năm sau, khi lưu lạc ở trại tỵ nạn Pulau Bidong ở Malaysia, chúng tôi lại được nghe "Một chút quà cho quê hương" và "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon" từ loa phóng thanh của trại hàng tuần. Những lúc như vậy, sinh hoạt của trại như lắng đọng lại. Người ta lắng nghe để nhận ra thân phận chim thiên di phải bỏ quê hương của mình. Ở một góc biển đảo, tại một trại tỵ nạn, giọng hát của Việt Dzũng làm mềm lòng mọi người. Lần này, chúng tôi tha hồ khóc, không còn phải che giấu như ngày còn ở quê nhà, nhất là khi nghe giọng trầm buồn của Việt Dzũng:

Con thuyền mong manh, vẫy tay từ biệt
Gạt lệ ra đi, xin làm thân lữ thứ

Còn nhớ anh Trịnh, một người bạn cùng trại, phụ trách môn Toán của một lớp thiện nguyện ở trường học Pulau Bidong. Có lần, anh Trịnh nói với chúng tôi, giọng nghiêm trang: Sau này nếu anh có con, dù là con trai hay con gái, anh sẽ đặt tên cho nó là Hy Vọng và sẽ nói với nó là bác Việt Dzũng đặt tên cho nó.

Tưởng là anh chỉ nói vì xúc động khi nghe tiếng hát Việt Dzũng, qua các ca khúc về người tỵ nạn, nhưng hơn hai mươi năm sau, chúng tôi có dịp gặp con gái anh, cô bé tên Huỳnh Thị Hy Vọng, năm nay em sắp tốt nghiệp Đại học, biết hát bài "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon" rất rõ ràng, mặc dù em nói tiếng Việt chưa sõi, với âm hưởng chưa chuẩn xác.

Phần chúng tôi, những ngày đầu sống đời lưu vong, vừa đi học, vừa đi làm, không có thời gian để nhớ nhà, để...buồn, nhưng cứ mỗi lần nghe "Một chút quà cho quê hương" nhất là câu:

Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình

là mắt chúng tôi nhạt nhòa, đường xá xe cộ bỗng dưng mờ ảo qua màn nước mắt.

Từ khi có Google chúng tôi biết nhiều về ca nhạc sĩ Việt Dzũng và bầy con tinh thần rất đông đảo của anh (hơn 450 nhạc phẩm), nhưng chúng tôi vẫn thích nhất "Một chút quà cho quê hương", và "Tình ca cho Nguyễn Thị Saigon".

Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều nhạc sĩ, có cả trăm nhạc phẩm đi vào lòng người nghe thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thời đại. Lịch sử thuyền nhân Việt Nam với "bầy chim bỏ xứ" có nhiều chuyện lấy được nước mắt của những người cứng rắn nhất nhưng chắc là không có một nhạc sĩ nào - ở tuổi trên dưới hai mươi - viết được:

Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng

Hay

Ru em giòng lệ quê hương
Chảy xuôi trăm ngả trùng dương chia lìa.

Với chúng tôi, Việt Dzũng là người có toàn bộ "điều kiện cần và đủ" cho ước mơ mà anh theo đuổi: tài năng và tấm lòng với quê nhà. Do vậy, bây giờ hay mãi mãi về sau nhắc đến dòng nhạc lưu vong, người ta sẽ không bao giờ quên anh.

Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng. Bây giờ thì anh đã có thể về thăm quê nhà, đi lại trên con đường Nguyễn Du đầy lá me bay ở bên hông trường Taberd của anh ngày xưa. Mà hình như me chín rụng trên đường Nguyễn Du không còn ngọt ngào như ngày nào khi anh còn là một cậu học trò trung học phải không anh?

Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.

Anh đã làm được điều mà một nhà thơ người Mỹ Ralph Waldo Emerson khuyên:
“When you were born you were crying and everyone else was smiling. Live your life so at the end, your're the one who is smiling and everyone else is crying.” (Khi bạn ra đời, bạn khóc mà mọi người đều cười. Hãy sống làm sao đến cuối đời, khi bạn ra đi, bạn cười mà mọi người đều khóc.)

Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, chúng tôi xin tiễn anh về cõi vĩnh hằng với "chút yên lành trong giấc ngủ ngàn đời".

Nguyễn Trần Diệu Hương
Đầu Đông 201

Friday, December 27, 2013

Tưởng Năng Tiến

Hôi Của & Cướp Của

 
Ban ngày soi đuốc để tìm
Một người tử tế mà tìm không ra
Chủ nghĩa xã hội nước ta,
Thật là tốt đẹp sinh ra lớp người
Hễ trông thấy của là hôi.
 
Hà Long
 
Ngày 5 tháng 12 năm 2013, đài truyền hình VTC News buồn bã loan tin:

Hôm qua, tại TP Biên Hòa – Đồng Nai, khi chiếc xe tải chở bia bị lật, người dân đã túa ra tranh cướp bia, thậm chí còn lấy cả xe ba gác đến để chở bia về nhà mặc cho tài xế van xin.

Tình trạng hôi của trong tai nạn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Đã có nhiều lần, khi chiếc xe khách bị nạn, thay vì cứu nạn nhân, nhiều người dân đã lao vào tranh cướp tài sản của những nạn nhân đang hấp hối. Hành vi này được xem là mọi rợ trong một thế giới văn minh.

Báo Tuổi Trẻ Onlinecho biết thêm chi tiết:

Cảnh hôi bia ở Đồng Nai. Ảnh Khampha.vnNhững người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…(Cảnh hôi bia ở Đồng Nai. Ảnh Khampha.vn)
 
Hình ảnh thiên hạ nhặt nhạnh những lon bia rơi vãikhiến tôi chợt thấy có chút gì ái ngại, và không khỏi liên tưởng đến cảnh những anh bộ đội với con búp bế cầm tay, hay cái khung xe đạp vác vai – sau ngày “cách mạng tiếp quản” miền Nam. Vùng đất này, khi thất thủ, không chỉ mất đi vài con búp bê hay mấy cái khung xe đạp.

-Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt”(Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

“Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.”(Sđd, trang 90).

Nhân nói về vàng, tưởng cũng nên nhắc đến 16 tấn vàng đã không cách mà bay từ Ngân Hàng Quốc Gia của chính quyền miền Nam. Sự kiện này nếu không thể gọi là “hôi của” thì e cũng khó có từ ngữ nào thích hợp hơn, ngoài hai chữ … cướp của. Vàng còn “bay” mà từ túi của từng người dân không may, trong cơn quốc biến. Chỉ riêng về số lượng bị coi như là thất thu (vì cán bộ thu nhưng không trình) đã được ghi nhận như sau, tại một số những địa phương có tổ chức vượt biên chính thức – bán bãi thu vàng – hồi cuối thập niên 1970:

 Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Sđd, trang 129).

Trong hoàn cảnh phải bỏ của chạy lấy người của hàng triệu người dân Việt thì cùng với chuyện “chung vàng,” họ còn phải “hiến xe,” “hiến hãng xưởng,” “hiến nhà cửa” cho “cách mạng.” Những kẻ đã nhận, và sống trong những căn nhà này, nên gọi họ là bọn “hôi của” hay “cướp của”?

Và những vụ  cướp ngày (trắng trợn)tương tự đâu phải chờ đến năm 1975 mới xẩy ra, ở miền Nam:

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó...

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.

Câu chuyện của gia đình Trịnh Văn Bô cũng chưa cay đắng bằng gia đình bà Nguyễn Thị Năm, nổi tiếng với tên gọi Cát Hanh Long, một nhà tư sản vào hàng nhất nhì miền Bắc. Cũng như nhiều nhà tư sản khác, ba mẹ con bà Nguyễn Thị Năm đã hăm hở ủng hộ phong trào Việt Minh từ tháng 5-1945. Bà đã từng vận động bạn bè và tự mình mua tín phiếu Việt Minh, mua vải đỏ, vải vàng may cờ đỏ sao vàng, ủng hộ tiền, gửi thuốc men, thóc gạo, dụng cụ ấn loát lên Chiến khu Việt Bắc…

Ở Thái nguyên, bà Năm tích cực tham gia công tác phụ nữ và được bầu làm Hội trưởng Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và là Uỷ viên Liên khu Hội Phụ nữ. Thế nhưng, khi cải cách ruộng đất, bà Nguyễn Thị Năm bị quy là địa chủ và bị gán tội “Việt gian – Quốc dân Đảng” rồi trở thành một trong những địa chủ đầu tiên bị xử bắn.(Sđd, tập II, trang 204 – 206)

Ảnh Dân TríKhông những thế, bốn ngày sau, hôm 8 tháng 12 năm 2013, địa phương này đã có người dựng lên một tấm băng rôn, với dòng chữ như sau: “Là người Biên Hòa, là người Việt Nam tôi thấy xấu hổ cho những ai đã “cướp vài lon bia” ở đây trưa ngày 4.12”(Ảnh Dân Trí)

Ít nhất thì người dân Biên Hoà cũng đã không bắn giết ai, sau khi “hôi” những lon bia rơi vãi đầyđường. Khi hối hả thu nhặt “chiến lợi phẩm,” họ có thể dẵm lên những lon bia dập nát nhưng chắc chắn là đã không dẵm lên những xác người (chết hàng loạt vì tầu bị đánh đắm ngay khi vừa nhổ neo) để moi vàng trong thi thể của kẻ vượt biên xấu số – theo như lời tường thuật của thuyền trưởng tầu CSG92, C/N 2009/09.

Báo Dân Trí ghi nhận:“Đây là một lời xin lỗi chung cho cả cộng đồng, một sự thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội, một sự đánh thức lòng tự trọng cho mọi công dân.”

Bao giờ thì dân Việt sẽ nhận được “một lời xin lỗi chung” tương tự, từ giới lãnh đạo của ĐCSVN, sau khi họ đã thực hiện hàng trăm ngàn vụ hôi của (và cướp của giết người) ở xứ sở này?

Theo Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng luật Triệu Dũng và cộng sự, Đoàn Luật sư TP Hà Nội thì hững hành vi công nhiên chiếm đoạt tài của những người dân “hôi của” sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định tại điều 137 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Điều 137, Bộ Luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ông Dũng này khiên tôi nhớ đến câu nói để đời của một vị luật sư khác, tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều bà Ngô Bá Thành: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”
 
Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt

Wednesday, December 25, 2013

Vexillology

Flags of the World


@mapofworld

HS-TS

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông
 
Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa, hay nói gọn hơn, là Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Nó trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều người và nhiều giới khác nhau.

Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.

Trong bộ
phim tài liệu về Hoàng Sa được phát trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975, mới đây được chiếu lại trên đài truyền hình Đồng Nai, có một câu tôi rất thích: “Nghĩa vụ cao cả nhất của chính quyền là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Điều đó, thật ra, ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã nhận thấy. Trong Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục (tập 1,nxb Giáo dục,1998, tr. 1121) có ghi lời chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông năm 1471 như sau:

“Nhà vua dụ bảo Lê Cảnh Huy rằng: ‘Nay nhận được tờ tấu của viên quan An Bang tâu: ‘Người nhà Minh sai nhiều binh lính từ Quảng Tây sang, nói phao là sang hội đồng khám địa giới.’ Việc này cần phải sai người dò thám ngay, nếu thấy có ý gì khác, phải lập tức đưa công văn đi các đạo tập hợp binh lính phòng giữ. Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được? Phải kiên quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu  họ không theo, còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng.”

Thứ hai, đó cũng là một thách thức lớn đối với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mọi người Việt Nam. Bình thường, đối với mọi người, ở mọi nơi, bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ của cha ông để lại cũng đều thiêng liêng. Bởi chúng không phải chỉ là đất. Chúng còn là xương và máu, là sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ đi trước. Việc bảo vệ lãnh thổ, cho dù là một số đảo nhỏ bé và xa xôi, do đó, vượt ra ngoài mọi sự tính toán về lợi và hại thông thường. Nó là danh dự và là một mệnh lệnh của đạo đức.

Thách thức thứ hai trở thành một thách thức khác đối với chính quyền: Việc bảo vệ độc lập và chủ quyền trên Biển Đông gắn liền với uy tín, thậm chí, tính chính đáng của việc lãnh đạo đất nước. Sự thất bại trước thách thức ấy tất yếu dẫn đến sự thất vọng, thậm chí, bất mãn của dân chúng. Cuộc đương đầu của chính quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, do đó, dễ trở thành cuộc đương đầu giữa chính quyền và dân chúng, hoặc ít nhất, một bộ phận càng ngày càng đông đảo trong dân chúng, những người còn quan tâm đến đất nước và còn nặng lòng tự hào dân tộc. Trước sự thắc thỏm lo âu hoặc sôi sục căm giận của một số người dân trước âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam hiện hình như những kẻ bất lực, thậm chí, ngu xuẩn (tin tưởng một cách ngây thơ vào những lời hứa hão của Trung Quốc) và hèn hạ (quy lụy một cách quá đáng trước những thái độ ngang ngược và hỗn láo của Trung Quốc).

Thứ ba, vấn đề Biển Đông không phải chỉ là một thách thức đối với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hay giữa chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam mà còn trở thành một thách thức lớn đối với vấn đề địa chính trị (geopolitics) trong khu vực và thế giới.

Trước hết, trong khu vực: Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan; ở Trường Sa, có nhiều quốc gia giành giật chủ quyền hơn: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Hơn nữa, giành chủ quyền trên đảo cũng có nghĩa là giành cả chủ quyền trên vùng biển chung quanh đảo (theo quy ước là 12 hải lý tính từ đảo người ta giành chủ quyền). Nối các vùng biển bao quanh Hoàng Sa và Trường Sa lại với nhau, Trung Quốc hình thành con đường lưỡi bò (hoặc đường chữ U hoặc đường 9 đoạn), lấn hẳn vào hải phận của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.

Nếu con đường lưỡi bò này được công nhận, Trung Quốc sẽ khống chế một trong những con đường hàng hải quan trọng và tấp nập nhất trên thế giới, nơi mỗi năm có mấy chục ngàn chiếc tàu, cả quân sự lẫn dân sự, qua lại. Số lượng dầu khí được chở ngang qua Biên Đông nhiều gấp bảy lần qua kênh đào Suez và 17 lần qua kênh Panama.

Giới bình luận chính trị tiên đoán, một ngày nào đó, Trung Quốc cũng sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không trên con đường lưỡi bò ấy như cái điều họ mới làm ở biển Hoa Đông, chung quanh khu vực tranh chấp với Nhật Bản.

Đến lúc đó, Trung Quốc không những chỉ làm chủ các hòn đảo và các tài nguyên thiên nhiên ẩn giấu dưới những hòn đảo ấy mà còn làm chủ cả vùng biển và vùng trời chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính viễn tượng ấy khiến việc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông nói chung mang tầm vóc quốc tế. Không có cường quốc kinh tế hay quân sự nào có thể dửng dưng được: Một số lượng rất lớn tàu bè cũng như máy bay của họ thường xuyên bay ngang qua đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các quốc gia tự chủ và tự trọng đều lên tiếng phản đối Trung Quốc kịch liệt. Mỹ lại cần lên tiếng. Mà không phải chỉ cần lên tiếng suông: Mỹ cần phải hành động.

Hành động dễ thấy nhất là Mỹ càng ngày càng dấn sâu vào vùng châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một khu vực khá rộng, bao gồm toàn bộ châu Á, toàn bộ vùng Australasia (Úc, Tân Tây Lan, đảo New Guinea) cũng như các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương. Bất cứ địa điểm nào trong khu vực này cũng đều quan trọng trong việc cân bằng cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các địa điểm ấy, có những địa điểm có tầm quan trọng về chiến lược hơn. Trong số các địa điểm có tầm quan trọng chiến lược ấy, địa điểm quan trọng nhất chính là Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, nơi, do địa thế, đóng vai trò như một cái yết hầu, một trạm kiểm soát của toàn bộ Biển Đông.

Bởi vậy, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước trong vùng Đông Nam Á, dù muốn hay không, cũng trở thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Khi mâu thuẫn ấy càng gay gắt, thế đứng của Việt Nam càng chênh vênh: Đến một lúc nào đó, Việt Nam không thế cứ lấp lửng, ỡm ờ, kiểu bắt cá hai tay được. Việt Nam phải lựa chọn: hoặc ngả theo Trung Quốc hoặc ngả theo Mỹ. Ngả theo Trung Quốc thì dễ, chỉ cần một điều kiện duy nhất: hy sinh sự độc lập và chủ quyền. Ngả theo Mỹ thì khó hơn, vì trong quan hệ ngoại giao, dưới áp lực của dư luận, Mỹ cần sự tin cậy. Sự tin cậy được vun đắp từ hai yếu tố: một, thành thực, và hai, thời gian thử thách. Việt Nam không thể đợi đến lúc Trung Quốc động binh mới cầu thân với Mỹ: lúc ấy đã quá muộn. Việt Nam cũng không thể cầu thân với Trung Quốc theo kiểu nói trên diễn đàn quốc tế một đường, thực hành trong nước một nẻo: Đó là sự giả dối.

Trước, trong các giờ địa lý hoặc chính trị, học sinh Việt Nam thường được dạy: Việt Nam may mắn nằm ngay trên trục giao thông giữa Đông và Tây. Thật ra, thời hiện đại, dưới tác động của địa chính trị, địa thế ấy là một điều bất hạnh: Nó rất dễ thành chiến trường của các lực lượng quốc tế. Như cái điều đã xảy ra trong suốt thời Chiến tranh lạnh. Thời chống khủng bố, chiến trường ấy chuyển sang Trung Đông. Nay, từ sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ, chiến trường ấy rất có khả năng chuyển hướng sang Việt Nam.

Viễn tượng ấy không đáng vui chút nào .
 
Nguyễn Hưng Quốc

Phạm Cao Củng

Phạm Cao Củng (1913-2012), nhà văn trăm tuổi
 
Trong một bài trước mục Thời Sự Nhân Văn đã nói đến những nhà văn, nhà văn hóa của Việt Nam sống đến trăm tuổi, song chỉ nhắc sơ qua, gần đây nhất có Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham (100 tuổi), Giản Chi (101 tuổi), Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc (102 tuổi). Những vị ra đi sau tuổi 90 còn nhiều hơn, có Trương Cam Khải, Vương Hồng Sển, Thái Tuấn, Hữu Loan, Tùng Long, Nguyễn Tường Bách,...

Vài chục năm trước đây, người Việt sống tới tuổi trên 60 đã được gọi là cụ, 70 đã là “cổ lai hy,” song bây giờ những cụ như thế ngồi nhan nhản ở các quán cà phê mà mày tao chi tớ, tiến bộ hơn nhiều. Bài hôm nay xin nói về một vị mà người viết bài này quen biết, thư từ qua lại, sống đúng 100 tuổi mới ra đi, đó là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám: Phạm Cao Củng, mất vào hôm nay, 17 tháng 12, năm ngoái.
 
Sống lâu, nhưng nhà văn Phạm Cao Củng như một người xa vắng, văn giới và báo giới hầu như không thấy nhắc đến ông, trong khi tác phẩm của ông khá nhiều, cuốn đầu tay nhan đề Vết Tay Trên Trần in trên báo LOA ở Hà Nội từ 1933, sau đó được nhà xuất bản Mai Lĩnh ở Hải Phòng in thành sách. Năm 12 tuổi người viết bài này đã đọc cuốn sách của ông, và say mê nhân vật thám tử Kỳ Phát, không phải ở những hành động ngang tàng, không, viên thám tử này không hề ngang tàng, sóng gió, tung hoành, mà rất bình thường, từ tốn: cái hay của Kỳ Phát, sự lôi cuốn trong các cuốn truyện của ông là ở sự lý luận, giải đáp các kỳ án, “phương pháp phá án bằng suy luận” như ông nói, chứ không ở hành động. Còn nhớ khi Kỳ Phát giải án trong cuốn truyện Vết Tay Trên Trần, câu mấu chốt là một con người không thể dễ gì để vết tay mình in lên ở cái chỗ cao như thế trong căn phòng, và do đó, vết tay ấy đã khiến nhà thám tử tìm ra thủ phạm: một cách nào đó, Kỳ Phát nghĩ đến “một con khỉ,” và do đó, lôi cuốn độc giả, ít nhất là các độc giả trẻ trung một thời.(Nhà văn Phạm Cao Củng (1913-2012), tác giả trên 160 cuốn truyện đủ loại, từ trinh thám tới kiếm hiệp. (Hình: Từ Ðiển Văn Học Việt Nam)
 
Vào những năm '30 của thế kỷ trước, truyện trinh thám của Phạm Cao Củng đương nhiên đã rất tân tiến trong văn chương Việt Nam, sự việc này ít ra đã để lại dấu vết trong văn học sử. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, khi viết bộ Nhà Văn Hiện Ðại 5 cuốn, có cuốn chỉ có 5 chương, như bản in lần thứ hai vào năm 1951, Phạm Cao Củng một mình chiếm một mục, một thể loại: “Tiểu Thuyết Trinh Thám,” từ trang 221 đến trang 235. Trong thể loại này không có thêm ai, ngoài tác giả Vết Tay Trên Trần, vì ông đặc sắc hơn tất cả, hơn cả Thế Lữ hay Bùi Huy Phồn cũng viết truyện án mạng. Theo tác giả Nhà Văn Hiện Ðại “Cái đặc biệt mà người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng là những nhân vật và khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt Nam ta hiện thời, không như mấy nhà tiểu thuyết trinh thám khác đi nhặt những mẩu chuyện ly kỳ của Tây phương và cố gò ép vào những khung cảnh lai Việt, lai Pháp.” (tr. 223-224).
 
Ngay khi bộ Nhà Văn Hiện Ðại ra đời, 1941, ngoài cuốn truyện nói ở trên (in trên báo năm 1933, in thành sách 1936), Phạm Cao Củng đã xuất bản được cả chục cuốn rồi, có thể kể thêm: Chiếc Tất Nhuộm Bùn 1938, Người Một Mắt 1940, Kinh Hoàng 1940, Kỳ Phát Giết Người 1941, Nhà Sư Thọt 1941, Ðóa Hoa Tai của bà Chúa 1942,... lúc ấy ông mới 27 tuổi, và như sau này ông cho biết, “[khi viết những cuốn ấy] tôi chưa qua bậc trung học.”
 
Vào tháng 10 năm 1995, khi tới khánh thành Trung tâm Văn Bút Việt Nam tại Florida do nhà văn, Bác Sĩ Nguyễn Ðức An làm chủ tịch, chúng tôi đã trao tặng một tấm bảng lưu niệm và vinh danh nhà văn Phạm Cao Củng trong đại hội, (ông cư ngụ cùng gia đình tại North Lauderdale tiểu bang này và cùng vợ chủ trương nhà xuất bản Huyền Nga, tên của bà). Dịp ấy trong bài vinh danh đọc trước đại hội, có một số chi tiết được nói đến, mà nếu không tìm hiểu tại chỗ, không ai có thể làm được. Hình ảnh và bài diễn văn đã được đăng báo, xin trích một đoạn: “Nhiều người trong chúng ta ở đây đã là tác giả, song số tác phẩm mỗi người chúng ta viết ra có lẽ chỉ cần một bàn tay cũng nắm trọn. Tác phẩm của nhà văn Phạm Cao Củng, nếu xếp từ mặt đất nơi cụ đứng, với 160 cuốn truyện đủ loại, đã cao ngang tầm với mái tóc cụ. Trong văn chương Việt Nam chỉ có vài tác giả có số tác phẩm viết ra chất cao bằng đầu mình, tôi cố nhớ chỉ có ba người: Lê Văn Trương, Bình Nguyên Lộc, và cha đẻ thám tử Kỳ Phát.”
 
Còn nhớ, ngoài loạt truyện trinh thám, ông còn viết tiểu thuyết tâm lý (Kinh Hoàng), truyện kiếm hiệp (Lục Kiếm Ðồng, Chu Long Kiếm, Võ Hùng Kiệt), phiêu lưu mạo hiểm (Kho Tàng Hồ Ba Bể, Bọn Người Săn Ngọc). Sau đó vài ba năm tôi có dịp báo tin cho ông hay là có tạp chí của hội nhà văn ở Hà Nội viết về “nhà văn quá cố Phạm Cao Củng,” ông xin tôi bài báo viết đại kia, và địa chỉ của họ, tôi đã gửi ông. Sau đó ông đã về Hà Nội, vào Thư Viện chính (Bibliothèque Pasquier) và tìm lại được rất nhiều tác phẩm cũ của ông, in từ thời Pháp thuộc, vẫn còn lưu trữ trong đó. Ông gửi tặng tôi mấy cuốn khi tái bản tại Hoa Kỳ.
 
Hơn nửa thế kỷ trước, loại truyện trinh thám không được coi trọng trong văn học, kể cả ở Châu Âu. Dù sao, những Sir Conan Doyle cha đẻ của Sherlock Holmes ở London hay George Simenon cha đẻ của thám tử Maigret ở Pháp vẫn được trọng vọng hơn là Phạm Cao Củng ở Việt Nam. Nhưng chuyện đã thay đổi tốt hơn, nhất là từ khi văn hào André Gide, giải Nobel văn chương 1947, lên tiếng ca ngợi Simenon là một nhà văn lớn của thế kỷ XX thì loại truyện này, và các nhà văn sản xuất những cuốn truyện về tội ác, được đối xử đẹp hơn, cho dù tự họ không cần biết đến giới phê bình viết lách ra làm sao. Riêng bản thân là người chọn nghề cầm bút, từ lâu tôi tin rằng nhà văn viết bất cứ chuyện gì cũng vẫn là nhà văn, miễn là viết với nhân sinh thẩm mỹ quan, làm gì cũng làm sao cho đẹp.
 
Phạm Cao Củng là tên thật dùng làm bút hiệu chính, các bút hiệu phụ là Văn Tuyền khi viết truyện kiếm hiệp, Phạm Thị Cả Mốc khi làm thơ châm biếm và đối đáp với Tú Mỡ trên báo Phong Hóa, sinh ở Nam Ðịnh, cha là Tú Tài kép (Hán học) Phạm Cao Ðạt. Ông gọi Bà Tú Xương bằng bác (chị ruột của cha mình). Học tới Thành Chung thì Phạm Cao Củng chuyển qua học trường Kỹ Nghệ Thực Hành ở Hải Phòng. Tại đây ông ra báo Học Sinh cùng bạn học là Ðặng Thế Phong (sau là nhạc sĩ, cùng gốc Nam Ðịnh), và nhà thơ Lê Tràng Kiều. Chính thức chọn nghề báo khi vào làm tờ Hải Phòng tuần báo. Ðúng lúc này viết Vết Tay Trên Trần đăng từng kỳ trên tờ báo ông làm, nhưng tờ báo thuộc về nhà xuất bản Mai Lĩnh. Với vốn chữ Pháp của bậc Thành Chung, ông đọc rất nhiều truyện Pháp thuộc loại sách bình dân Fantomas và các truyện giải trí đương thời. Với các vốn liếng đó và sự cầm bút miệt mài, ông trở thành Phạm Cao Củng, cha đẻ Kỳ Phát của thể truyện văn chương trinh thám Việt Nam.
 
Viên Linh

Monday, December 23, 2013

Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Nguyện làm cây thánh giá
(Hai năm tình lận đận)

Video Elvis Phuong 
 
1.
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
cùng thở dài như nhau

hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
 
(em không còn thắt bím
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn lính quýnh
giữa sân trường trao thư)

hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt liếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao

2.
em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
rơi xuống trần gian mưa

(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ)

anh bây giờ có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bậm
làm phân bón rêu xanh

(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh)

3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!

Nguyễn Tất Nhiên

@thivien

Sunday, December 22, 2013

R.I.P Việt Dzũng

Thương tiếc Việt Dzũng

 

Cuộc đời anh là chuỗi dài bất hạnh
Tuổi ấu thơ thân thể đã tật nguyền
Khi vừa lớn thì gặp cơn quốc biến
Anh xa nhà trong giai đoạn đảo điên
 
Tuổi mười bảy thay vì hoa và mộng
Ôm cây đàn chẳng ủy mị yêu đương
Bởi tim anh đã dành cho tổ quốc
Như chút quà anh gởi tặng quê hương
 
Ba tám năm không một ngày ngừng nghỉ
Dẫu chân anh không mang nỗi thân mình
Anh có mặt nơi đồng bào cần đến
Và kê vai gánh bớt nỗi điêu linh
 
Tôi biết anh những ngày còn khốn khổ
Nơi quê nhà chờ tiếng hát trong đêm
Làn sóng ngắn vượt đại dương mang đến
Vài niềm vui trong cuộc sống gông kềm
 
Nghe anh hát cũng là niềm an ủi
Lời hưng ca là hy vọng mang về
Không trau chuốt bằng những lời vô nghĩa
Mà chân thành của một kiếp xa quê
 
Nghiệp hát ca cũng mang nhiều tai tiếng
Hạng xướng ca chỉ biết chạy theo tiền
Anh khác hẳn, mang niềm "vong quốc hận"
Đó là điều làm Việt Dzũng rất riêng!
 
Tôi không quen dẫu đôi lần gặp mặt
Bên khán đài cùng hút thuốc hàn huyên
Nay anh mất, tưởng như người thân thiết
Lời chia tay, mong anh hết ưu phiền!
 
Caubay Thiem
San Diego, 12-21-2013

Saturday, December 21, 2013

Quần đảo Hoàng Sa

Sắc lệnh năm 1961
của Việt Nam Cộng Hoà về quần đảo Hoàng Sa
Hôm nay, trong khi tìm kiếm tài liệu, chợt thấy văn bản Sắc lệnh số 174-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm, kí ngày 13/7/1961, về việc đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.


Sắc lệnh này đã nhiều tài liệu nhắc đến, ví dụ như bài "Diễn trình lịch sử cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông", trong đó viết: 


Ngày 13 tháng 7 năm 1961, sắc lệnh số 174 – NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.

Trong sắc lệnh trên, ghi rằng : « Quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam » (điều 1). Đặt đơn vị hành chính xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang. Xã Định Hải dưới quyền một phái viên hành chính (điều 2). 

Ảnh đính kèm dưới đây được chụp từ văn bản in trong Công báo Việt Nam Cộng Hoà, số ra ngày 29/7/1961, tr. 2695, cột 1, chụp từ microfilm kí hiệu "Film S 3419 1961:no.25-58 (June-Dec.) reel 13", barcode: HX7G6V, lưu tại thư viện Lamont, Đại học Harvard, Mĩ.  


Nhân sắp đến ngày kỉ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa (tháng 1/1974), xin cung cấp tư liệu này cho mọi người.

Harvard, 20/12/2013

Nguyễn Tuấn Cường


Nguồn: Công báo Việt Nam Cộng Hoà, số ra ngày 29/7/1961, tr. 2695, cột 1.

Friday, December 20, 2013

Nhạc sĩ VIỆT DZŨNG

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
R.I.P Nhạc sĩ VIỆT DZŨNG


Việt Dzũng:
Một Nghệ Sĩ Với Tài Năng Vượt Bực
 
Tiểu Sử:

Tên thật: Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
Ngày sinh: 8 tháng 9 năm 1958
Nơi sinh: Sài Gòn, Việt Nam
Những trường đã theo học: Lasalle Taberd (Sài Gòn), Wood River High School (Nebraska), University of Nebraska at Omaha (UNO), University of Houston (Texas).
Nhạc khí sử dụng: Piano, Guitar
Sở thích: Âm nhạc
Màu ưa thích: Màu đen, màu xanh
Con số ưa thích: 13
Thức ăn ưa thích: Hải sản và các thức ăn khác.
Môn thể thao ưa thích: Thich xem football trên truyền hình ...

(Tạ thế ngày 20 tháng 12 năm 2013)
***
Suốt ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu. Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm.

Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân. Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca:... “Thuyền trôi xa ... về đâu ai biết ? Thuyền có về ...ghé bến tự do ? Trời cao xanh ... hay trời oan nghiệt Trời có buồn ... hay trời vẫn làm ngơ ?...

... Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ ...?”


Lâm Thúy Vân & Việt Dzũng - LK Lời kinh đêm &Một chút quà cho quê hương
 
image

Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò. Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương.

image



Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn. Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường.


image



Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v.. Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975.
 

image




1979



Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas. Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ.
Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield. Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River.
Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.
Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay. Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây:
“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay ... Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày ...

Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ....

Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình ...”
image
Một Chút Quà Cho Quê Hương - Khánh Ly - Việt Dzũng
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này.
 
image
Đòan Lạc Việt Houston

Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
image

Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này.
image
Lê Bảo Thủy &Việt Dzũng tại Trung Tâm Nhã Nhạc Houston

Băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” 1979

Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống. Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v...Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như PerthDarwin. Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này.
image

Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc...Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
image

Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon. Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này. Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giởn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa.
Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood ...VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh ...cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung ... Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v...Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.

image

Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang...Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào (http://www.levanduyet.net/cgibin/yabbSP1/YaBB.plaction=dereferer;url=http://www.RadioBolsa.com )
 
Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ. Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v.

image


Từ bên trái - Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, nhạc sĩ Việt Dzũng, giám đốc Radio Bolsa, và bà Mary Anne Foo, giám đốc cơ quan OCAPICA

Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982). Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết. Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem...
Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương ...
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:
“Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của nhữNg rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm. Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995)

image


Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là:
Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004
Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)
Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.
Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ....
Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện ...Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới" (phát hành 27/2/2004), "Tiếng Hát Trái Tim" (thu hình 20/3/2004), "Mùa Hè Rực Rỡ 2005" (thu hình 22/7/2005). Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa

image

Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 "Vinh Danh Nhật Trường" và Asia 51 "Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến" ... đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC. Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.

image


 Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.
 
Duy-Khiêm 
@baomai -  cxn  -  RFA  -  YOUTUBE  -  nguoiviet