Friday, October 30, 2009

Nguyễn Văn Dưỡng


Cái chết của Sử gia Phạm Văn Sơn.

Trước năm 1975, ở miền Nam , ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ Việt Sử Tân Biên.(Hìnhphải:Sử gia Phạm Văn Sơn (1915-1978)

Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản.

Những thì giờ nhàn rỗi, tôi đã tình nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia - lúc đó còn nằm trên đường Gia Long - để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệụ Ông Lê Ngọc Trụ còn là một học giả, giảng sư Ngữ học của Ðại học Văn khoa Saigon, đã chỉ dẫn cho tôi tìm được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Các tài liệu này cũng như những tài liệu quí giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đã học được ở ông nhiều điều về viết lách.

Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báọ Ngành Chiế Tranh Tâm Lý tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Tri Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực VNCH, thuộc Bộ Tổng Tham Mưụ Ông lần lượt được thăng đến cấp Ðại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến ngày miền Nam sụp đổ.

Tôi nghĩ rằng, với khả năng của ông và và dưới sự chỉ đạo của người viết sử sở trường và kinh nghiệm như ông, hẳn là Ban Quân Sử Quân Lực VNCH đã viết được những bộ sử chiến tranh VN cận đại quí giá, nhất là binh sử thời kỳ sau năm 1954 trở đi. Tôi nghĩ như vậy vì tôi biết ông PVS rất thận trọng, không thể khinh xuất trong nhiệm vụ của mình và càng không thể để cho thuộc cấp khinh xuất. Ngày trước ông thường bảo tôi :"Phải cố gắng làm sao cho mức độ trung thực và chính xác cao chừng nào tốt chừng đó, như vậy thì những điều mình viết về sử mới mong có thêm một chút giá trị Việc sưu tập những sự kiện, chứng tích, tài liệu có độ xác tính cao nhiều chừng nào thì việc so sánh, nghiên cứu, lượng giá, đối chiếụ dễ chừng nấy". Ðó là lề lối làm việc nghiêm cẩn, thận trọng của ông. Vì vậy sau này, năm 1972, tôi đã không ngạc nhiên khi chiến trường An Lộc còn đang sôi động với những trận đánh đối tuyến chỉ cách nhau có một con đường, giành nhau từng góc phố - giữa các đơn vị VNCH và quân CS Bắc Việt - khi những cơn pháo kích dữ dội của địch quân chưa giảm, khi không một chiếc trực thăng nào đáp xuống An Lộc mà không sợ tan xác,tôi đã thấy ông hiện diện ở chiến trường này để tìm hiểu sự thật viết về trận chiến khốc liệt đó.

Lúc bấy giờ, tôi là Trưởng Phòng 2 của Bô Tư Lệnh Hành Quân của tướng Lê Văn Hưng, đã cung cấp cho ông những tài liệu, sự kiện "sống" nóng bỏng, chính xác và đầy đụ Tuy nhiên, muốn viết cho trung thực hơn, ông đã ở lại trong hầm chống pháo với tôi một đêm, thức trắng để nghe tiếng đạn pháo của địch quân rơi trên đầu mình và xung quanh đâu đó, vừa hỏi tôi thật chi tiết về những sự kiện ghi trong nhật ký hành quân (mỗi phòng của Bộ Tư Lịnh Hành Quân đều có) kể cả tài liệu, cung từ tù binh của địch bắt được trong các trận đánh trước ở đó.

Sau khi ông rời An Lộc, không bao lâu mặt trận được giải tỏa, tôi đến Bộ Tổng Tham Mưu để gặp ông thì được biết ông đã ra Quảng Trị để làm nhiệm vụ như đã làm ở An Lộc. Như vậy ông và những sĩ quan thuộc cấp trong Ban Quân Sử đã hiện diện ở khắp chiến trường lớn để tìm sự thật viết về binh sử.

Tôi nêu lên những chi tiết trên đây mong các bạn hình dung được tư cách khả trọng của một người viết sử chân chính, ông PVS, một người đã thành danh trong giới trí thức VN, để rồi tôi xin kể lại những ngày cuối cùng bi đát trước cái chết thảm thương của ông trong lao tù, dưới chế độ bất nhân, tàn độc của CSVN.

Ngày 30/4/75, như mọi người đều biết, Dương Văn Minh, một tổng thống phi hiến định, tuyên bố đầu hàng CS Bắc Việt vô điều kiện, Quân Lực VNCH bị bức tử, buông súng, tan rã. Một số tướng lãnh, sĩ quan cấp tá, cấp úy tuẫn tiết. Tất cả những sĩ quan còn lại ở miền Nam vào lúc đó, bị dồn vào các trại tập trung tạm trong lãnh thổ miền Nam, cùng với các cấp chỉ huy cảnh sát, công chức cao cấp và các nhà hoạt động chánh trị trong các đảng phái miền Nam.

Một năm sau, CS đưa tất cả những người mà họ gọi là có "nợ máu" nhiều nhất với nhân dân miền Bắc, giam giữ và bắt lao động khổ sai ở những trại giam trong rừng sâu nước độc của Thượng du và Trung du Việt Bắc. Một số sĩ quan và công chức khác còn bị giam giữ ở các trại cải tạo miền Nam.

Tháng 6, năm 1976, đợt tù nhân đầu tiên bị đưa ra Bắc, trong đó có tôi, bị dồn cứng dưới khoang của những chiếc tàu thủy cận duyên cỡ nhọ loại chuyên chở của quân đội CS. Sau 4 ngày 4 đêm, tàu cập ở Bến Thủy thuộc Vinh. Từ đó vào nửa khuya, chúng tôi bị chuyển vào bờ, lần này thì bị dồn vào các toa tàu hỏa dùng để chở súc vật, lên phía Bắc.

Ngày 15/6/76 - ngày duy nhất mà tôi nhớ suốt 13 năm tù - đúng một năm sau ngày tôi đưa đầu vào cùm ở trường Don Bosco ở Gò Vấp - trên chuyến tàu hỏa nói trên, qua một kẻ hở thật nhỏ của toa tàu, tôi đã nhìn thấy nhà thương Bạch Mai và ga Hàng Cỏ, những địa danh của Hà Nội mà tôi đã được đọc qua trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Ðoàn, thuở tuổi học trò 2 sĩ quan tù nhân cấp Tá đã ngộp thở chết trong toa chở súc vật, quãng giữa đường Việt Trì - Yên Báị Kể từ đó, có thêm hàng trăm tù nhân đi trên những chuyến tàu định mệnh này đã ngã xuống ở các trại tù miền Bắc, vĩnh viễn không còn thấy được những chuyến tàu xuôi Nam...Trong số những người này có Ðại Tá Phạm Văn Sơn.

Một số tù nhân trên dưới một ngàn người trên các toa tàu này được đổ xuống ga Yên Bái, trong số đó có tôi. Từ ga Yên Bái, bộ đội CS dùng xe quân sự Molotova chuyển chúng tôi theo đường bộ lên Sơn La giam giữ ở các trại giam dành cho quân nhân. Tôi ở đó được một năm rồi bị chuyển sang trại giam công an, cũng ở Sơn La, trong 2 năm nữa.

Năm 1979, trước cuộc chiến ngắn ngủi giữa Trung Cộng và CSVN không bao lâu, tất cả chúng tôi - những tù nhân chính trị - ở những trại giam trên các tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc được chuyển về các trại giam vùng Trung Du và các tỉnh phía nam, tây nam Hà Nội, như các trại giam Tân Lập (Vĩnh Phú), Nam Hà (Nam Ðịnh), Thanh Phong (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh)...

Sự chuyển dồn trại như vậy làm cho đời sống lao tù chúng tôi đã cơ cực càng cơ cực hơn, ăn đã đói càng đói hơn, mỗi người không có được đến 4 dm2 để có thể nằm ngửa, phải nằm nghiêng chen chúc lẫn nhau mà ngủ sau mỗi ngày lao động nặng nhọc, nên phòng giam nào cũng hôi hám, thiếu ánh sáng, thiếu không khí đến ngộp thở, bao nhiêu chứng bệnh ngặt nghèo nguy hiểm đã bộc phát trong anh em chúng tôi, thuốc men không có để trị, mạng sống của mọi người cũng bị Tử Thần rình rập từng ngày từng đêm.

Ða số anh em chúng tôi được đưa về trại giam Tân Lập do công an quản chế, bây giờ đặt dưới sự chỉ huy của Trung Tá công an Nguyễn Thủy, một tên cán bộ chữ nghĩa viết chưa hết một lòng bàn tay nhưng vẫn thích đọc thơ Tố Hữu và Huy Cận trước mặt anh em tù nhân, trong khi lòng dạ lại hiểm độc vô lường...

Tân Lập là một hệ thống trại gồm một trại chính và nhiều phân trại thường được gọi là K, đánh số từ K1 đến K7, nằm rải rác hai bên bờ một nhánh sông bắt nguồn từ sông Lô, chảy qua xã Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phụ Tôi đến Tân Lập ngày nào năm đó, đã không còn nhớ nữa, chỉ nhớ là lúc đó trời đã bắt đầu trở lạnh; dù vậy, sau mỗi buổi lao động vẫn phải theo mọi người ra những bãi vắng trên sông này để tắm trước khi về trại. Chính ở các bãi tắm này chúng tôi mới thấy hình hài khốn khổ của nhau, vì mọi người đều trần truồng. Trong khi số tù nhân từ Sơn La mới chuyển về người ngợm còn chút thịt da, thì, những anh em tù đã ở trại giam K2 Tân Lập từ mấy năm trước thân thể chỉ còn da bọc xương, đến 2 bên mông là nơi lý ra phải còn có chút thịt, cũng chỉ thấy có xương xẩu nhô hẳn lên, trông thật thảm nãọ Khi tắm ai cũng rét run, vì cái lạnh của trời và nước làm cho mọi người thấu buốt ruột gan...bởi trong người không còn năng lượng để kháng nào nửa.

Tôi nói lên những điều này để chỉ rõ chế độ quản chế, đối xử với tù nhân chính trị của trại giam Tân Lập cay nghiệt hơn bất cứ trại giam nào mà chúng tôi đã trải qua trước đó, mặc dù chúng tôi biết rằng với chế độ tập trung cải tạo, trại giam là nơi CSVN giết người kín đáo nhất, ít đổ máu nhất, bằng áp đặt khổ sai vắt sức, bằng bỏ đói trường kỳ khiến cho tù nhân chết mỏi mòn vì kiệt sức, vì bệnh hoạn hay vì những lý do mờ ám khác nữa. Không một ai trong chúng tôi, lúc đó, thoát khỏi sự thách đố của định mệnh, của cái chết đến bằng nhiều cách ở bất cứ lúc nào. Ở Tân Lập, bọn công an Nguyễn Thùy đã làm hơn những điều chúng tôi nghĩ, đã biết. Vì thế các tù nhân chính trị chết trong các phân trại Tân Lập nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Riêng ở phân trại K2, mấy tháng mùa đông cuối năm 1979, đầu năm 1980, mỗi ngày ít nhất cũng có 1 đến 2 tù nhân chết; con số tù nhân đến bệnh xá (không có một thứ thuốc men nào để trị bệnh), hằng ngày hơn 200 người, mục đích không phải là để xin trị bệnh, nhưng để được khám, chứng nhận là bệnh, để khỏi đi lao động, được ngày nào đỡ ngày đó, mặc dầu họ là những người bệnh thực sự cần phải được điều trị và miễn làm việc...

Tại K2 Tân Lập, trong hoàn cảnh chung như vậy, tôi đã gặp lại ông Phạm Văn Sơn... Tôi đã nhìn thấy tận mắt những ngày sống bi đát cuối cùng của đời ông.

Chừng một tháng sau khi đến K2, một buổi trưa, tôi và một người bạn tù khác cùng đợi đến phiên phải lên phạn xá gánh cơm về cho anh em trong đội ăn sau buổi lao động; trong khi chờ đến lượt mình nhận cơm, tôi đã vơ vẫn đến bên ngoài hành lang của một căn phòng nhỏ cạnh phạn xá, tôi thấy một người, đã nhận ra ông mà cứ ngỡ là đôi mắt mình đã nhìn lầm.

Ông chính là Dại tá Phạm Văn Sơn, vị chỉ huy trưởng ngày xưa của tôi. Ông chỉ còn là cái bóng âm thầm, một cái xác sắp mục nát, bất động, câm nín sau chân song sắt, bên trong cửa sổ của căn phòng "cách ly", duy đôi mắt hiền hòa thì vẫn tinh anh như thuở nào. Rõ ràng ông hiện hữu như một tĩnh vật có linh hồn sáng suốt, đang nhìn ngắm mọi sự vật đổi thay, quay cuồng điên đảo với những nhận định xuyên suốt, những ý nghĩ sâu sắc, cao xa nào đó một cách hữu thức, vì chính đôi mắt nhìn lắng sâu, và sáng kia là "cửa sổ linh hồn ông", cho tôi biết điều đó.

Tôi nhìn ông và ông nhìn tôị Trong một thoáng, quá khứ như chổi dậy; không biết vì mừng rỡ hay vì ngỡ ngàng xúc động, tôi chợt buộc miệng gọi lên :

- "Thầy" !

Chỉ một tiếng rồi lặng thinh. Tôi còn biết nói gì hay làm gì hơn khi mà ai cũng biết rằng mình bất lực trước hoàn cảnh bất hạnh nào riêng của mỗi người.

Mắt ông hình như sáng hơn, ông đã nhận ra tôi. Trong gương mặt đã biến dạng, sần sùi của ông, với đôi môi khẽ chớp động, tôi đã nhìn thấy một nụ cười. Ông đã hiểu rõ tâm trạng của tôi, tuy ông lặng lẽ không nói một lời nào.

Không một dấu hiệu, ông rời song cửa sộ Chỉ chưa đầy một phút sau, cánh cửa ra vào của căn phòng nhỏ - đang khép hờ - mở rộng ra. Ông đứng ở ngưỡng cửa, thẳng thớm như đứng giữa giang san của mình, một giang san thu hẹp đến thật nhỏ nhoi, lạnh lẽo, cô độc...

Với thế đứng vững vàng như vậy ông đã cho tôi ý nghĩ là, chính nơi này, nơi thật nhỏ nhoi này, là nơi ông đã tìm ra nguyên ủy, phương trình giải quyết và kết luận cho một nan đề khó giải quyết nhất, hay ông đang ấp ủ một điều gì thật to tát trong tư tưởng của ông. Nhận xét của tôi không thể nhầm lẫn vì ngày xưa nhiều lần tôi đã nhìn vào mắt và tư thế của ông mà đoán đúng những gì ông định ra lệnh cho tôi hay muốn nói cùng tôi. Ở lần gặp lại này, tôi cũng linh cảm được ý nghĩ của ông như thuở đó.

Tôi định bước vào hành lang, tiến đến gần ông nhưng kịp thấy ông nhìn tôi khẽ lắc đầu. Tôi dừng lại và ghi nhận đầy đủ hơn tín hiệu của căn bệnh ghê gớm đã và đang tàn phá cơ thể của ông.

Ông đứng thẳng, hai tay chập lại để trước người, những ngón tay đan chéo vào nhau, chỉ nhìn tôi không nói một lời nào. Ngày đó, trời đã lạnh. Tuy nhiên, tôi nghĩ không phải vì trời lạnh mà ông trùm kín đầu bằng một chiếc khăn lông trắng đã trở màu vàng, bẩn và lấm tấm những vệt máu, mủ.Vòng khăn quấn kín cổ chỉ chừa có đôi mắt, mũi, miệng và một phần rất nhỏ ở 2 bên má. Ông trùm kín mặt như vậy có lẽ đã che bớt đi những vết lở lói trên mặt mình, bởi chứng bệnh nan y của ông.

Thân thể gầy gò nhưng cộm lên vì mặc nhiều lớp áo quần bên trong; bên ngoài, ông mặc một chiếc áo mưa màu nhà binh đã thật cũ, sờn rách một đôi nơi. Chân được bó lại bằng những mảnh vải quần áo cũ xé ra, dính đầy bụi đất và những vết máu, vết mủ.

Chỉ có một phần mặt mũi và hai tay của ông lộ ra, các phần thân thể khác không thấy được. Và chỉ có vậy thôi, tôi cũng nhận ra rằng không phải ông mang chứng lở lói bình thường mà tôi đã từng thấy, từng biết. Mũi ông đỏ ửng, bóng; hai má cũng vậy, cộng thêm một số vết lở lói; lông mi ở mắt đã rụng. Hai bàn tay cũng có những vết lở tấy, nhưng các ngón tay đã co lại, móng tay nhiều ngón đã bị khuyết lại hay mất hết : ông bị chứng phong hủi (leprosy) ở thời kỳ trầm trọng. Vì không có thuốc và vì điều kiện vệ sinh không thể có được trong tù nên bệnh của ông phát triển rất nhanh. Đó là lý do tại sao chỉ mới đi tù trong vòng bốn năm năm ông đã trở thành người tàn phế, bị cách ly riêng biệt.

Có lẽ người ta gán cho ông chứng bệnh lở lói là để tránh sự loan truyền căn bệnh cùi trong trại giam. Vả lại ông bị "cách ly", chỉ được ra ngoài vào những giờ mọi người đã đi lao động, không còn ai trong trại, nên ít ai biết rõ. Nhưng chính ông, ông biết rõ bệnh trạng của ông.

Tôi nhìn ông thật lâu, trong lòng xót xa, không biết phải nói gì, làm gì. Vị sĩ quan cao cấp chững mực với quân phục chỉnh tề trang nghiêm ngày xưa nay đã mang hình hài của một người tàn phế giống như một kẻ hành khất lở lói mà ai cũng có thể gặp ở đâu đó. Ðôi mắt tôi nói rõ sự thương cảm của tôi đối với ông. Và một lần nữa ông cười, nụ cười nhăn nhún với một chiếc răng khểnh trong môi, như ông muốn nói với tôi rằng :"Tôi chấp nhận định mệnh của tôi, nhưng tư tưởng của tôi đã vượt khỏi thân xác nhỏ nhoi tàn phế của tôi rồi. Anh đừng thương hại cho tôi."

Sau nụ cười là ánh mắt nhìn tôi sâu hơn. Trong ánh mắt đó của ông, tôi đã ghi nhận được sự thương xót của ông đối với tôi. Hình như ông đã nhìn thấy lại người sĩ quan thuộc cấp trẻ tuổi của ông ở những ngày xưa, còn độc thân, mặt còn non sữa, nhưng sáng sủa và nhanh nhẹn, đã từng lúc làm ông hài lòng, cùng từng khi khiến ông phải chỉ bảo. Ngày nay, hắn ta đã trở thành một người cằn cỗi, gầy ốm, lam lũ với áo quần chùm đụp rách rưới, má hóp, mắt thâm vì những ngày thiếu ăn, những đêm thiếu ngủ. Hơn thế nữa, hắn ta còn chưa biết phải làm gì trong cảnh tù đày và trong tương lai.

Tôi chưa biết nói gì thêm, làm gì thêm ở buổi gặp lại ông trong hoàn cảnh khốn khổ đó, thì anh bạn cùng tôi đi lãnh cơm, tìm được tôi, thấy tôi đang đứng "nói chuyện" với Ðại tá Sơn. Anh đến gọi tôi vì cơm anh đã lãnh xong để ngoài sân phạn xá.

Tôi tần ngần một phút nhưng rồi cũng phải theo anh trở lại phạn xá gánh cơm về cho anh em ăn. Chúng tôi chào từ giã ông, không thấy ông trả lời. Tôi quay đi, mang theo nỗi buồn thật lớn. Anh bạn nói với tôi :

- Ðại tá Sơn đó, ông ta bị chứng bệnh nan y, vừa bị suyển, bệnh tim, lao phổi. Ông không hề nói chuyện với ai.

Tôi trả lời ngắn : "Xếp cũ của tôi."

Suốt ngày hôm đó tôi thẫn thờ vì những ý nghĩ miên man trong đầu óc tôi. Ðêm đó cũng không thể ngủ được. Tôi suy nghĩ về ông và những ngày tù đày của chính bản thân tôi.

Quả thật, trong lần đối thoại bằng mắt ở buổi gặp lại lạ lùng này, ông đã nói với tôi thật nhiều về thân phận của ông và tôi. Tôi biết rõ ông đã vượt khỏi cái thân xác bệnh hoạn yếu đuối nhỏ nhoi của con người, dẫn phần tâm linh của ông đến một cõi an bình nào đó, như một tín đồ công giáo tin tưởng sự an bài của Ðấng Tạo Hóa về định mệnh của mình. Hơn thế nữa, trong tư tưởng, ông không chỉ còn là một người viết sử bình thường, một sĩ quan bình thường, mà đã trở thành một triết gia lớn biết cả cội nguồn của dân tộc và tổ quốc. Tâm trí ông đã đi ra ngoài thân thể ông để đến một khung trời bao la nào đó, cao rộng, hay ít nhất cũng phủ trùm trên bờ cõi VN.

Rõ ràng ông đã tìm được cho ông một lối thoát, sau khi đã trải qua đau khổ đến tột độ : thể xác nứt nẻ, nhức nhối vì bị gặm nhấm, rút tỉa bởi con máu độc hại của chứng bệnh nan y; bị bỏ đói khát lạnh lẽo, cô độc trong một nơi cách biệt đến trở thành câm nín. Bao nhiêu tháng ngày đau đớn oằn oại mà ông phải chịu đựng từng phút từng giây đó không đủ để ông trở thành một triết nhân hay sao, vả lại ông là một người thâm trầm, hiểu sâu học rộng...Dù sao thì ông cũng đã vượt thoát được đau khổ và tìm ra cho mình một con đường.

Một ngày nào thoát khỏi gông cùm CS, nếu tấm thân tàn phế của ông còn hơi thở, thì biết đâu khối óc phong phú và tĩnh đạt của ông sẽ không giúp ông trở nên bất tử trong lòng mọi người, vì những điều chứa đựng trong đó sẽ có thể cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử VN - trong thế hệ chúng ta - một cách xác đáng nhất, tường tận nhất, đáng suy gẫm nhất vì sao chúng ta đã đau khổ triền miên trong cuộc chiến tranh tàn khốc dai dẳng vừa qua. Hay xa hơn nữa, biết đâu ông cũng có thể cho chúng ta một triết lý nhân sinh rút tỉa từ kinh nghiệm bản thân ông, khả dĩ giúp được nhiều người tìm ra sự an bình trong tâm hồn ở cuộc sống nhiều đau thương này.

Tôi yên tâm phần nào về ông, vì tôi biết, dù ông là kẻ chiến bại trong cuộc sống, nhưng lại là người chiến thắng chính bản thân mình.

Còn tôi, ông đã nói cho tôi biết bằng ánh mắt, là ông thương cảm cho tôi, vì ông đã biết rõ tôi đã và đang còn mù mờ, quờ quạng trong đáy ngục, trong lưu đày. Tôi chưa nghĩ gì cho hôm nay và cho ngày mai hơn là phải sợ lao động nặng nhọc sáng nay hay sợ bị đói lạnh chiều này. Tâm trí, tư duy của tôi là một thứ bong bóng.

Tôi phải gặp lại ông, tôi phải học tấm gương của ông, phải biết nhận chịu cái đau buốt tận xương tủy, để nghiền ngẫm về lẽ sống và tìm cho mình một con đường thích hợp nhất mà bước đi.

Từ ngày đó tôi định bụng hôm nào thuận tiện tôi sẽ đi tìm ông, vì ông ở phòng "cách ly" không phải lúc nào cũng tự tiện mà đến được, bọn cán bộ cấm ngặt mọi tù nhân đến đó.

Trong mấy ngày liền, sau các buổi lao động xong về trại, tôi đi theo các bạn lãnh cơm lên phạn xá, lảng vảng đến gần căn phòng cách ly mong nhìn thấy ông để đến gặp, nhưng lần nào cũng trở về không. Rồi một buổi chiều tôi trở lại đó, từ xa tôi đã thấy ông sau xong cửa sổ, mắt đang nhìn ra xa xôi cao hơn bờ tường rào của trại trước mặt ông. Tôi muốn nhìn ông cho rõ hơn nên bước thêm mấy bước nữa rồi dừng lại. Một chập rất lâu, ánh mắt ông vẫn thế, không thay đổi hướng. Ở hướng đó, mặt trời chiều đã xuống thấp, nắng đã nhạt, mấy áng mây thật mỏng, ráng hồng, còn vơ vẩn, rồi bị gió xé nát ra. Tôi chợt thấy ông rùng mình.

Tôi tự nghĩ : Chẳng lẽ mình nhầm hay sao khi nhận xét về ông ở buổi đầu tiên. Không do dự nữa, tôi bước đến gần, đứng ngoài sân, trước hành lang, chào ông và khẻ hỏi :

- Chào Thầy, hôm nay Thầy có khoẻ hơn không ?

Ông quay lại nhìn tôi, nhẹ gật đầu nhưng không trả lời. Ðôi mắt ông lại hướng về góc trời có một bóng mây vừa tan, một thoáng như mờ đi, như nghĩ ngợi, rồi chợt sáng hẳn ra nhìn thẳng hơn vào mắt tôi.

Thôi, Thày ơi ! Tôi đã hiểu rồi. Tôi đã hiểu trong lòng Thầy nghĩ gì và Thầy muốn gì ở tôi. Lòng tôi trong một phút cảm thấy đau điếng.

Tôi có nên nói đến những điều này cho các bạn nghe hay không ? Liệu các bạn có tin rằng tôi nói bằng sự thật, bằng tấm lòng của tôi hay không ? Thôi thì tôi cứ nói.

Ông đã cãm nhận được định mệnh của ông rồi. Hơn ai hết, ông hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của ông. Ông chỉ sợ mình như ráng mây mong manh kia, sẽ phải tan rã mất đi vội vàng. Thời gian quí báo không còn nữa đối với ông, ngọn đèn hắt hiu trong tim ông sắp tắt, nhưng ngọn lửa lớn trong óc ông, đang rực sáng, không có chỗ thoát ra. Bốn bức tường của nhà giam này thật cay nghiệt; cái hoài bão của ông, niềm ấp ủ đã hình thành trong tâm não ông cũng sẽ tan biến mà thôi. Ông không sợ bản thân ông bị tiêu hủy, ông chỉ sợ những điều đó bị tiêu diệt, tôi nghĩ như vậy.

Với ánh mắt nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi nhận ra hình như ông muốn ủy thác cho tôi một việc gì đó sau này - khi tôi ra khỏi 4 bức tường của trại giam - chẳng hạn như sẽ thay ông viết lên những gì mà ông muốn để lại cho những thế hệ tương lai.

Nếu quả thật điều này tôi đoán đúng, tôi cam đành chịu sự thất lễ đối với ông. Dù tôi hiểu ông, nhưng làm sao tôi có thể hiểu tường tận những gì tách bạch định hình trong tư tưởng của ông.

Ông đã nghĩ gì, ông đã biết những gì - hẳn nhiên là phải rộng lớn và khúc triết - ông muốn viết những gì, làm cách nào tôi có thể biết được. Vả lại, những thứ ấy là những điều mà ông phải phấn đấu thật cam go với bệnh tật, với chính mình bao nhiêu năm trời, chịu đựng vô vàn đau đớn tủi nhục từ thể xác đến tâm não mới có được. Nó là của riêng ông. Làm sao tôi có thể cảm nhận được hết, khi mức độ thương đau của tôi có hạn định; làm sao tôi có thể viết những điều ấy thành lời.

Sở năng của ông là viết sử. Ngay ở công việc này, nếu tôi có hiểu biết một đôi điều, thì với khả năng của tôi, tôi cũng không thể thay ông mà viết nổi hết cái cao xa rộng lớn của ông, cái sâu sắc phong phú của ông, cái chiết trung tinh túy của ông, cái kinh nghiệm dồi dào của ông về những gì phức tạp nhất, nhiêu khê nhất, khuất lấp nhất của lịch sử ở thời đại nhiễu nhương này.

Nếu tôi cần thời gian để có được những ưu điểm trên đây như ông, thì sẽ bao lâu. Có lẽ suốt đời đến khi nhắm mắt, tôi cũng không có được.

Hôm trước tôi gọi ông bằng "Thầy" để tránh tiếng gọi bằng cấp bậc đã trở thành "không thích hợp" nữa. Hôm nay, tôi cũng gọi ông bằng chữ đó, cùng nghĩa. Xét cho cùng, tôi chưa đáng là học trò của ông trên nhiều phương diện.

Tôi đành cam chịu sự bất lực rồi.

Cái hy vọng giữ được cuộc sống của ông thật mong manh, cái hy vọng giữ sự hiểu biết trong trí não ông cũng không thể có, rồi cát bụi sẽ trở về với cát bụi mà thôi. Bỗng nhiên tôi nghe mấy giọt nước mắt lăn trên má tôi.

Ông nhìn tôi lặng lẽ thở dài rồi quay đi.

Tôi trở về phòng giam của mình với tâm trạng buồn bã, mệt mỏi. Tôi muốn làm vui lòng cố nhân, muốn làm tròn bổn phận với một cấp chỉ huy tôi quí trọng, nhất là khi ông đang ở trong hoàn cảnh khốn cùng, nhưng tôi biết tôi kém tài, thiếu khả năng để khả dĩ hoàn thành sự ký ủy của ông.

Sau buổi chiều đó, lại một đêm và nhiều đêm khác nữa tôi mất ngủ.Dù ông muốn hay không, tôi cũng thương cảm cho ông, xót xa cho ông. Niềm trắc ẩn của tôi không ngoài việc tôi biết ông cảm thấy sức khoẻ của ông đã cạn, ông biết ông sẽ không thể - bằng cách nào đó, phổ cập được những gì đó thật hữu ích đã kết tinh trong não tủy của ông qua những tháng ngày đau khổ. Niềm hy vọng cuối cùng là ký thác những điều đó cho một ai đó có khả năng, cũng đã bị giập tắt. Sự cô đơn của ông bây giờ đã hoàn toàn, tất cả đã quay lưng lại với ông. Bên ông có lẽ chỉ còn Thượng Ðế là vị an ủi, là vị cứu tinh cuối cùng mà thôi. Con người đã không còn trong tầm mắt và niềm hy vọng của ông nữa, mãi mãi.

Sau đó không lâu, một buổi tối, bọn cán bộ trại tổ chức buổi chiếu bóng ngoài trời cho tất cả tù nhân xem ở cái sân rộng lớn giữa trại. Ðêm ấy, trời đầy trăng sáng trong sương đêm loang loáng của mùa đông. Hơn 1,000 tù nhân được xếp hàng ngồi theo đội của mình trong sân. Tuy nhiên, mọi người khi cần thiết cũng có thể tách ra đứng lên đi tiểu ở một vài nơi mà CS đã chỉ định trước. Một nơi như vậy nằm bên trong bờ tường của phạn xá .

Ðây là cơ hội may mắn cho tôi. Khi phim chiếu được chừng một giờ - phim gì đó, tôi không còn nhớ - tôi đứng lên đi về phía ở bờ tường vào phạn xá, đến chỗ đi tiểu. Nhìn không có ai, tôi bước thêm mấy bước nữa, dừng lại. Chỗ tôi đứng chỉ còn cách căn phòng nơi ông ở không đầy 10 bước. Tôi không có ý định gặp ông, chỉ muốn nhìn thấy ông mà thôi, và tôi đã nhìn thấy. Ông đứng bên trong cửa sổ, ở đó có ánh đèn le lói hắt ra, đang nhìn lên khung trời đầy ánh trăng bàng bạc trong sương. Giờ đó cũng gần khuya, ông vẫn thức, đứng nhìn trăng, nhìn trời.

Tôi đã hiểu rõ hơn tâm sự của ông. Tôi đứng nhìn ông một lúc khá lâu, rồi sợ bị bọn cán bộ bắt gặp, tôi quay trở ra về chỗ ngồi của các bạn cùng đội và không xem gì được nữa ở những thước phim tuyên truyền còn lại.

Tôi lơ đãng ngắm nhìn những vì sao xa xa, ngắm vần trăng nhàn nhạt trên nền trời nhiều sương lành lạnh, diệu vợi, buồn man man.

Ðêm trăng là khung trời của Hàn Mặc Tử, vầng trăng và ánh trăng là thơ của Hàn Mặc Tử, không phải của ông. Ông không là một thi nhân, ông là một nhà viết sử. Trăng đã thức trong máu để Hàn Mặc Tử làm thơ và ngâm thơ. Trăng đã thức trong máu của ông, chỉ để ông thấy nỗi cô đơn của ông thấm đậm hơn mà thôi.

Hàn Mặc Tử, ở những ngày cuối cùng của cuộc đời, còn nói lên được, còn viết lên được những điều muốn nói, những điều muốn viết, trong sự yêu chiều an ủi của một người đẹp yêu ông. Ông ta thật có diễm phúc so với nhà viết sử Phạm Văn Sơn. Vị sử gia của tôi trong những giờ phút cuối cùng này còn có ai đâu. Ông bị cách ly thân thể, bị chối bỏ tình cảm, tuyệt nguồn tâm sự đến trơ trọi cả linh hồn.

Ngày xưa, vua Hezekiah của Do Thái - trong Thánh Kinh - hơn mười mấy năm bị phong hủi cũng không cô đơn bằng ông, vì ông vua này vẫn sống trong hoàng cung lộng lẫy với hằng trăm cung tần mỹ nữ hầu hạ.

Có lẽ chỉ một người chịu sự cô đơn như ông là một vị bác sĩ nào đó - một nhân vật có thật - trong tác phẩm "Kẻ Ðộc Hành" (Man Who Walks Alone) của một nhà văn Mỹ, tôi đã quên tên, đã hy sinh suốt quãng đời đẹp đẽ nhất của mình, tình nguyện đến một phương trời xa, phục vụ một trại hủi để chữa trị bệnh nhân bằng sự hiểu biết và lòng tận tâm của mình, cho đến một ngày chính ông ta bị truyền nhiễm chứng bệnh nan y này. Khi trở lại quê hương, ông lại bị hất hủi, bị bỏ quên, cô đơn như một kẻ độc hành trong cõi đời thường như hoang vắng. Dù sao vị bác sĩ đó cũng đã làm tròn thiên chức của mình, đã hưởng được sự tự do để suy gẫm về cái triết lý của cuộc sống.

Còn ông, nhà viết sử của chúng ta, ông đã cô đơn bốn bề ở kiếp con người; loài người dưới đất quên lửng ông, trăng sao trên trời xa lạ với ông. Ông là kẻ cô đơn nhất trong loài người, ở những giờ phút sau cùng.

Ðêm trăng này hay bao nhiêu đêm trăng nữa sẽ cho ông nhìn thấy gì, hay ông chỉ nhìn thấy sự hoang mạc đến tận cùng của cuộc đời ông trong những ngày còn lại. Hay hơn thế nữa, ông sẽ nhìn thấy nỗi tuyệt vọng vừa nhen nhúm trong tâm sự ông, về sự không thể làm tròn thiên chức của mình, sẽ lớn dần lên, sẽ còn đày đọa ông không biết bao lâu nữa. Ðêm không ngủ dưới trăng kia có ích lợi gì cho ông không...

Thì ra tâm sự con người thật phức tạp trước những sự kiện tưởng chừng như vô tình nhất, giản dị nhất.

Lần đầu tiên sau khi gặp lại ông, tôi tưởng ông đã yên tâm vì đã tìm cho mình được một con đường, một chân lý, đến độ khi nhìn ông tôi cũng cảm thấy yên tâm. Hôm nay, bởi những sự kiện mới mẻ tưởng như vô tình, tôi mới biết ông vẫn còn ưu tư khoắc khoải, nên lòng dạ tôi xốn xang vô cùng.

Tôi đã ngu muội và thật thà ở buổi chiều hôm trước, vì vô ý thức, tôi đã đẩy tình trạng cô đơn của ông đến cao độ nhất, bởi sự phản ứng tự nhiên, chân tình bằng mấy giọt nước mắt dại khờ, non nớt, rơi không đúng chỗ, đúng lúc.

Một giọt nước đã làm tràn miệng bát.

Ðáng lẽ tôi phải tế nhị giữ nó lại, tìm cách an ủi ông. Biết đâu niềm hy vọng vẫn còn là ngọn lửa, tuy nhỏ nhoi, cũng sưởi ấm lòng ông để ông cảm thấy mình vẫn còn người tri kỷ, không cô đơn, còn có ý nghĩa với mọi người. Biết đâu như vậy sẽ làm cho ông yên tâm hơn. Dù cái chết có đến với ông, bằng cách nào đi nữa, ông cũng cảm thấy ấm cúng trong tâm hồn.

Niềm trắc ẩn xốn xang này đã trở thành sự hối hận triền miên trong tôi suốt 15 năm qua, chưa có dịp bộc lộ cùng ai. Tôi thật khổ tâm.

Lúc đó, tôi thầm cầu nguyện Thượng Đế xui khiến cho những người CS thấy rõ chứng bệnh vô cùng hiểm nghèo, nguy ngập của ông mà tha cho ông ta, cho ông được trở về với gia đình. Ðó là con đường duy nhất cứu được ông, cứu được cái hoài bão mà ông từng ôm ấp bao nhiêu năm qua.

Tôi đã thất vọng, ý trời không phải là ý người. CS chỉ hủy diệt những nhân tài đối lập, không bao giờ nhẹ tay với một ai.

Rồi việc gì phải đến, đã đến.

Một ngày, chưa hết mùa đông, đầu năm 1980 (tôi không nhớ chính xác ngày tháng), buổi sáng sớm lất phất một cơn mưa phùn nhỏ, trời lạnh và đục, người ta đã đánh kẻng tập hợp tù nhân các đội ra ngoài sân để tuần tự cho xuất trại đi lao động như thường lệ. Bấy giờ tôi ở trong đội cưa xẻ gỗ súc. Ðội chúng tôi ra hiện trường làm việc - là hai dãy nhà lợp tranh, chỉ cách cổng trại vài mươi bước - trong vòng mấy phút. Mỗi cặp cưa gồm 2 người, tự động vào giàn cưa của mình và xẻ những thân gỗ lớn thành những tấm ván dày hoặc mỏng dùng để đóng bàn ghế, vách nhà, sàn nằm trong trại, hay đóng hòm chôn tù nhân, chết bởi nhiều cách, đa số là chết vì bệnh và kiệt sức.

Chừng chín giờ rưởi hay mười giờ hôm đó, tôi đến nhận phần sắn phụ trội (đội cưa xẻ thuộc loại lao động nặng, có thêm một phần ăn phụ trội ở giờ giải lao, nhưng bất thường) vừa định quay về giàn cưa mình thì anh bạn hôm trước đi lãnh cơm với tôi, hôm nay vừa đi lãnh sắn ở nhà bếp, nói nhỏ vào tay tôi :

- Tin buồn !

Tin buồn có nghĩa là trong anh em của chúng tôi có thêm một người vĩnh viễn nằm xuống, cũng có nghĩa là đội của chúng tôi phải xẻ thêm những tấm ván để đóng chiếc hòm tạm bợ bọc xác bạn bè, một điều không ai muốn, nhưng ai cũng tình nguyện làm để biểu lộ lòng thương xót với người đã ra đi. Biết đâu rồi ngày nào cũng đến lượt mình. Tâm lý trái ngược đa đoan là thế đó.

Tôi nghe anh nói xong, định hỏi xem là ai, nhưng anh đã bảo tôi :

- Ði đi !

Trở về chỗ, vừa ngồi xuống đã thấy anh theo đến, ngồi sát bên, nói vừa đủ cho tôi nghe :

- Ðại tá Sơn, "xếp" của anh, chết rồi !

Tôi sững sờ, tưởng chừng như ai tạt một gáo nước lạnh vào mặt, hỏi lại anh :

- Anh nói chết rồi, tại sao, hồi nào ?

Anh buồn bã thuật lại câu chuyện anh vừa nghe ở nhà bếp :

- Sáng nay, sau khi các đội đã xuất trại hết, "tụi nó" ra lệnh cho ông đem giỏ ra sân mang than đá vào bếp trại như những ngày trước. Không biết ông bưng vác đến giỏ thứ mấy thì kiệt sức, hộc máu tươi, ngất xỉu bất tỉnh. Khi chúng hay được cho mang ông lên bệnh xá thì mấy phút sau ông mất; cả người nhầy nhụa máu me, hình như bao nhiêu máu mủ trong các phần thân thể lở lói tuôn tràn ra hết...

Anh nói tiếp :

- Giờ này có lẽ họ đã đem ông xuống nhà xác rồi !

Anh lặng lẽ bỏ đi, không nói thêm gì nữa.

Tôi như một kẻ mất hồn. Tôi đã hiểu.

Từ lâu nay, thỉnh thoảng chúng tôi thấy một chiếc xe tải chở vào trại loại than đá vụn vo thành viên tròn to như những trái "poids" lớn, dùng làm chất đốt ở bếp. Mỗi lần như vậy, họ đổ than đá ở phần sân ngoài bức tường, trước cửa vào nhà bếp. Bọn cán bộ ra lệnh cho ông hằng ngày dần dà chuyển hết những đống than đá đó vào bếp, trừ trường hợp trời mưa, phải chuyển gấp chúng cho người phụ. Như vậy, một người bệnh trầm kha như ông vẫn bị chúng vắt sức lao động đến giọt máu cuối cùng. Hôm nay ông đã ngả xuống như trăm ngàn nạn nhân khác dưới chủ trương giết người siêu dã man này trong các trại giam CS.

Sau buổi giải lao, tất cả anh em trong đội cưa xẻ đều biết về cái chết thảm thương của ông.

Ông đã mất rồi về cõi thiên đường đã mang theo sự chịu đựng và hiểu biết của ông, vốn dĩ không hề tưởng là đã có trong con người mang nhục thể. Cái gì của Thượng Ðế trả về cho Thượng Ðế.

Người ta ra lệnh xẻ gỗ đóng quan tài cho ông.

Tôi nhận việc ấy với những giọt nước mắt chảy dài trên má. Chỉ còn một chút đáp đền này thôi, hỡi cố nhân ơi!


Nguyễn Văn Dưỡng
Nguồn nuocviet.org
Đọc thêm vantuyen.net - Sử gia Phạm Văn Sơn - Việt sử toàn thư -Việt Sử Tân Biên - Lịch sử VN

Wednesday, October 28, 2009

Steve Jobs


Diễn văn của Steve Jobs đọc trong buổi Lễ Tốt Nghiệp
năm 2005 tại Đại hoc Stanford-California.USA


Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.

Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu truyện.

Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm

(Connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)
Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.

Tại sao tôi lại bỏ học?

Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.

Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.

17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.

Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng 5$, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:

Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.

Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows copy những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.

Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.

Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.

Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.

Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.

Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.

Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.

Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.

Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó.

Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.

Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vĩnh biệt.

Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.

Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.

Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.

Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đứng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.

Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park , cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính sách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.

Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ”. Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.

Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Nguồn internet

Tuesday, October 27, 2009

Giao Chỉ, San Jose


Đi Tìm Nhân Chứng

A wounded ARVN in pain beside another prisoner at fire base QuangTri overrun by NVN,March 1972 (Another VietNam, Tim Page Colection).

Video Giờ này Anh ở đâu ?

Trích dẫn:"...Vị tướng hải quân vùng một, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại có xuất bản một tác phẩm hồi ký. Ông lấy câu chuyện đứt phim 1975 để đặt tựa cho cuốn sách. Tình cờ chúng tôi có được tấm hình chụp hai chiến binh của sư đoàn 3 bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị bắt làm tù binh tại Quảng Trị khi Cộng quân tấn công 1972. Hình này nằm trong bộ sưu tầm độc đáo của một phóng viên Anh quốc.

Hai chiến binh Cộng Hòa bị địch quân giải về khu tập trung tù binh bên kia biên giới và một phóng viên của cộng sản Hà Nội đã chụp được tấm hình chân dung bất hủ xứng đáng gọi là “Can trường trong chiến bại”. Khuôn mặt người lính số 2 dựa vào người chiến binh số 1., Anh số 1 có thể là sĩ quan. Anh sỹ quan trẻ này bị thương ở tay còn băng bó, mặt còn mang dấu của các mảnh trái pháo, ánh mắt buồn bã nhưng vẫn đầy vẻ bất khuất.

Suốt đời tôi, chưa bao giờ nhìn thấy một gương mặt đầy ẩn dụ như vậy.

Bài viết sẽ đăng kèm tấm hình độc đáo này. Giờ này anh ở đâu?

Trên tài liệu DVD do IRCC, Dân Sinh và Viện Bảo Tàng San Jose sẽ phát hành ngày quân lực 2009, chúng tôi phổ biến rộng rãi để nhắn tin đến bốn phương trời ngõ hầu tìm cho được người lính chiến bại có nét mặt can trường của sư đoàn 3 bộ binh. .."
Đọc tiếp: letungchau.blogspot.com

Giao Chỉ, San Jose
Nguồn
letungchau.blogspot.com

Monday, October 26, 2009

Thơ Ngô Đình Diệm


Nỗi lòng

Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong ?

Ngô Đình Diệm
1953
Nguồn baovecovang

Sunday, October 25, 2009

Tổng thống Ngô Đình Diệm


Tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
húy nhật 01-11 năm thứ 46 (1963-2009)




“ Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.”
Ngô Đình Diệm
(1901-1963)

"Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải"
Lời Tổng thống Ngô Đình Diệm,1961

Video President Diệm’s interview- NgoDinhDiem 3 - NgoDinhDiem 4

Trích các bài viết:

1.-Linh Mục An-tôn Trần Văn Kiệm-Nhà văn hóa, bạn vong niên của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm-Trần Vinh 2007. Nguồn vietcatholic.net

Đúng vào thời kì khai mở nền Cộng Hòa này, thầy Kiệm bỏ trường New York University để về nước.Đây là lúc chứng thực mối tình bạn thắm thiết giữa cụ Diệm và thầy Kiệm. Tục ngữ có câu: Giầu đổi bạn, sang đổi vợ. Cụ Diệm thì khác, nay đường đường là một vị nguyên thủ quốc gia, cụ vẫn không quên người bạn trẻ hồi còn bôn ba ở hải ngoại. Được tin thầy Kiệm đã về nước, cụ Diệm cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến tới Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, mời thầy vào Dinh Độc Lập. Tổng thống chỉ thị đón thầy Kiệm vào cổng chính, mở cả 2 cánh cửa. Các gia nhân đứng đón chào ngoài cổng đều mặc quốc phục, họ đưa thầy lên lầu phía trái, nơi Tổng thống cũng bận quốc phục đang ngồi. Nghi lễ đón bạn của Tổng thống bề ngoài xem ra rất trang trọng theo cổ tục, nhưng câu chuyện hàn huyên riêng tư giữa hai vị vẫn hoàn toàn thân mật không chút xã giao, khách sáo. Thầy Kiệm đã dám hỏi Tổng thống những câu hỏi hết sức riêng tư và nhậy cảm. Chẳng hạn như thầy hỏi Tổng thống tại sao truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, tại sao ‘giận’ Đức cha Lê Hữu Từ. Tổng thống trả lời: ‘Vì chính nhà vua muốn truất phế tôi sau khi tôi dẹp yên bọn theo Pháp phá hoại quốc gia và thành lập xong một chính phủ có đầy đủ sức hoạt động. Té ra nhà vua đã lợi dụng tôi như một con cờ thí nhận việc dọn đường phục bích mà thôi. Trước sau Hoàng thượng vẫn nuôi mộng một ngày sẽ trở lại Huế ngồi lên ngai cũ các vua Nguyễn. Tôi đã hứa khi được Hoàng đế mời về chấp chính thì mình sẽ vâng nghe các Thánh chỉ sáng suốt của Ngài. Nhưng Thánh chỉ đòi tôi rút lui vào lúc quốc sự còn ngổn ngang, thì nhất định là thiếu sáng suốt, làm sao tôi có thể phụng mệnh Thánh chỉ được’. Trả lời câu hỏi thứ hai của thầy Kiệm, Tổng thống nói: ‘Tôi đâu dám giận Đức Cha? Chỉ có Đức Cha giận tôi mà thôi. Khi tôi mời Ngài tránh nạn vào Nam, Ngài đã không chịu. Cha còn nhớ chăng? Cuối năm 1952, tôi có nhờ Cha biên thư cho Ngài mà căn dặn chấm dứt chương trình xây trường Louis Pasteur ở Hà Nội, để dùng tiền mua đất xây nhà ở Sài Gòn phòng biến. Ngài đã không nghe khiến cho địa phận Phát Diệm bây giờ lâm vào cảnh cơ cực ở vũng lầy Phú Nhuận. Tới giai đoạn Hiệp định Genève, tôi hết sức hô hào dân lành bỏ Bắc vào Nam, thì Ngài lại đòi tôi làm một việc mộng tưởng đầy máu xương, là giúp Ngài cố thủ tại Phát Diệm! Cha ơi! Tôi rất đau khổ vì mất một ông bạn cố tri, từng là ân nhân của tôi và cùng tôi xuất thân từ Quảng Trị ! Đọc tiếp : vietcatholic.net

2.-Quách Tòng Đức: Chín năm bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm-Lâm Lễ Trinh (2005) Nguồn : nguoivietboston.com

Một số sách vở và tài liệu đã nóí về cuộc đời chánh trị và riêng tư của TT Ngô Đình Diệm như một lãnh tụ chính trị cương trực, khí khái, chống cộng cố hữu (anti-communiste invétéré) cũng như bướng bỉnh với đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ.(?) Theo ông Qúach Tòng Đức, TT Diệm có cái uy nghiêm riêng phát xuất từ một gương mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Một nốt ruồi đen thấy rỏ trên gò má dưới mắt trái của Tổng thống được các nhà tử vi xem như báo hiệu một số mạng nhiều buồn phiền và tang tóc. Ông không nặng lời hay gắt gỏng với cấp thừa hành, khi không vừa ý.

Sau cái bề ngoài trầm tỉnh, TT Diệm là một con người cuồng nhiệt, một hỏa diệm sơn, kiên trì trong mục đích, không nhân nhượng trên những đức tin căn bản. Trong chín năm làm việc tại Dinh, ông Đức cũng có dịp chứng kiến một ít trường hợp – vì lý do đặc biệt – Tổng thống thịnh nộ, quát tháo, đập bàn .. Những “trận bão” này, tuy nhiên, qua mau, Tổng thống tự kềm chế cấp thời vì bản tánh của ông bộc trực, không cố chấp, không thâm độc. Ông có thể độc thoại hàng giờ khi nói đến những đề tài mà ông nghiền ngẫm như chủ thuyết cộng sản, ấp chiến lược, khu trù mật, dinh điền, cải tổ hành chánh, hay văn hoá Khổng Mạnh. Mái tóc đen nhánh, dáng người thấp, chân đi hai hàng lạch bạch nhưng mau lẹ. Rất sùng đạo, xem lễ mỗi buổi sáng tại một phòng riêng trong Dinh, hoặc nhà nguyện Dòng Chúa Cứu thế. Trang phục màu trắng, cà vạt đen quanh năm, không thay đổi. Làm việc bất chấp giờ giấc, với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài. Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Bằng không, ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc.

TT Diệm kinh lý không biết mệt, có khi mỗi tuần đi suốt hai ba ngày, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, xử dụng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng…Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng rất thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách.

Khi nhóm Hội đồng Nội các, Tổng thống Diệm thường ra ngoài chương trình ấn định, nếu tình cờ gặp một đề tài gây chú ý. Ông nói say mê, không đầu không đuôi, lắm khi không kết luận. Với tư cách thơ ký phiên họp, ông Quách Tòng Đức ghi mệt tay. Lúc bế mạc, các bộ trưởng thường phải nhờ ông Đức tóm tắt vì suốt chín năm trời làm việc bên cạnh Tổng thống, ông Đức đã quen và rút kinh nghiệm, tuy đôi lúc cũng đoán lầm.

TT Diệm sống rất nặng về lý tưởng. Con người Khổng giáo nghiêm khắc và Công giáo khổ hạnh nơi ông có những nhận xét lắm khi không sát thực tế. Ông thường nhắc rằng người cán bộ trung thành luôn luôn hy sinh vì đại cuộc mà không cần đến cơm áo, danh vọng và chức tước, một lời khen của lãnh tụ đủ gây mãn nguyện. Khổ nổi, không phải cán bộ nào cũng thánh thiện như thế. Cuộc binh biến năm 1963 là một sự cải chính xót xa. Sánh với Hồ Chí Minh, ông Diêm là một lãnh tụ đức độ, nhưng thiếu mưu lược.

Thú tiêu khiển của TT Diệm không nhiều vì thiếu giờ rảnh. Ông thích cởi ngựa trong vòng rào của Dinh Độc Lập trong những năm yên ổn. Ông sưu tập máy ảnh, thích chụp hình và rất vui khi nhận được một máy loại mới. Chủ tiệm chụp hình Hà Di thường được gọi vào Dinh về vấn đề chuyên môn. Tổng Thống ăn uống thanh đạm, thường bữa dùng tại ngay phòng ngủ, do ông già An và đại uý Nguyễn Bằng phục dịch, thực đơn ít khi thay đổi gồm có cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Tổng thống ít khi đau, lâu lâu cảm cúm, có bác sĩ Bùi Kiện Tín chăm sóc. Phòng nội dịch không đông nhân viên, do ông Tôn Thất Thiết phụ trách. Vấn đề tiền bạc riêng của Tổng thống thì giao trọn cho Chánh văn phòng đặc biệt Võ Văn Hải, ông Diệm không có nhu cầu lớn. Ông Hải, học trò cũ của Giám mục Ngô Đình Thục, tốt nghiệp Trường Khoa Học Chính trị Paris, cử nhân Hán Học, rể của cựu Thượng thơ Nguyễn Khoa Toàn, theo sát Tổng thống Diệm từ lúc còn bôn ba ở hải ngoại và được ông Diệm thương như con. Ông Hải chính là người được TT Diệm chỉ định ngày 11.11.1960 ra trước cổng Dinh Độc Lập tiếp xúc với các sĩ quan chỉ huy cuộc binh biến Nguyễn Chánh Thi - Vương Văn Đông để tìm hiểu yêu sách của họ. Tuy nhiên, ông Võ Văn Hải chống ông bà Nhu và bác sĩ Tuyến, giám đốc Sở Mật vụ và cũng không thích ông Cẩn.Đọc tiếp : nguoivietboston.com

3.-Pháo thủ Lê Châu Lộc nói chuyện về Tổng Thống Ngô Đình Diệm.LVT.Nguồn: depweekly.com

Trả lời câu hỏi do đâu Anh trở thành Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Diệm, Anh Lộc kể: Chuyện bắt đầu từ khi Anh còn là trung úy, được đề cử tu nghiệp Pháo Binh tại Pháp quốc và Hoa Kỳ. Sau khi mãn khóa Pháo binh và làm Huấn luyện viên Pháo Binh cho các sĩ quan hiện dịch khóa 13 tại Fort Sill Hoa Kỳ, Trung úy Lộc được thuyên chuyển về Trường Đại Học Quân sự Sài Gòn với nhiệm vụ thu thập, soạn thảo, và phiên dịch các tài liệu liên quan đến Pháo binh để thành lập binh thư cho binh chủng này. Sau đó được thuyên chuyển về Liên Đội Pháo Binh thuộc Lữ Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ và được lệnh trình diện Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Nơi đây đưa Anh đến trình diện Tổng Thống và đích thân Tổng Thống giao cho Anh công tác đi kiểm soát lại các địa mốc ranh giới Việt Miên Lào, từ Mỏ Vẹt Hậu Nghĩa cho đến Ashau Quảng Trị, so sánh chi tiết bản đồ và hiện thực, những chỗ thiếu thì thiết lập lại các mốc bằng ciment. Trong chương trình phát triển an ninh lãnh thổ, khi tiếp nhận các mật khu của Cộng sản để lại, Tổng Thống đã chỉ thị áp dụng kế hoạch “gắp gai bỏ vào bao tử” bằng cách thiết lập một số tỉnh mới tại những mật khu mà đối phương đã gài cán bộ ở lại cũng như chôn dấu quân dụng trước khi rút ra Bắc. Di một số dân có kinh nghiệm về Cộng sản vào đó, tăng thêm đường xá giao thông để dân chúng di chuyển luôn luôn, có sự hiện diện của dân chúng thì sự có mặt của đối phương sẽ ngày một giảm đi. Trung úy Lộc được trao trách nhiệm thám sát vị trí đặt thị xã cho các tỉnh mới thành lập như Phước Long, Quảng Đức, v.v. Đến tận nơi, chọn lựa, và đề nghị những vị trí thiết lập các cơ sở công quyền, doanh trại quân đội, đường xá trong khu vực, hầu phong tỏa, vô hiệu hóa, và hủy diệt các mật khu của đối phương còn tồn tại. Khi được chấp thuận Trung úy Lộc cùng với các bộ, ngành phóng vị trí, đường xá, v.v. Cũng trong thời gian này TT đã triệu tập một hội nghị gồm 7 Cụ học giả với sự có mặt của Tổng Thống Diệm suốt một ngày Chúa nhật tại dinh Độc lập để bàn và kiếm chữ đặt tên cho mấy tỉnh mới thành lập và thay đổi các tên tỉnh lỵ khAnh có ý nghĩa hay liên hoàn. Phục hồi ngũ Quảng tại miền Nam: Quảng Trị, Quảng Đức (là tên cũ của Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Nghĩa (kiêng tên Ngãi nên đọc nhái là Nghĩa). Bây giờ dùng tên Quảng Đức cho tỉnh mới thành lập giữa Lâm Đồng và Ban Mê Thuột, Quảng Tín chia bớt đất của Quảng Nam. Sau này mới biết tại sao Trung úy Lộc được gọi trình diện vì theo chỉ thị của Tổng thống, công việc cần một sĩ quan có sức khỏe, biết ngoại ngữ, và giỏi địa hình. Cuối năm 1959, nhân dịp có hai sĩ quan tùy viên được phép trở về đơn vị theo đơn xin, chính Tổng thống ra lệnh chọn “Anh sĩ quan đen đen ấy”, là Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc, làm Sĩ quan Tùy Viên cho Tổng Thống.

Mời bạn nghe thêm vài mẩu chuyện sau đây:

Về thói quen. -Tổng Thống có lối sống đơn giản của người độc thân, kê một giường ngủ ngay cạnh văn phòng, và Tổng Thống thường ngủ tại đó. Sáng sáng Tổng Thống tham dự thánh lễ.
Về tiền bạc. -Tiền lương hàng tháng của Tổng Thống thì Ô. Võ Văn Hải, Bí thư đặc biệt của Tổng Thống lĩnh tiền và giữ. Tiền này thường được chi dùng cho các dịch vụ như trả tiền cơm cho Tổng thống, bà bếp đi chợ nấu ăn cho Tổng Thống và các nhân viên như: Ô Hải, các SQ tùy viên có mặt, v.v., thêm 50 đồng/ngày, và là tiền ủy lạo mỗi khi đi công cán, tặng cho binh sĩ, đơn vị và dân nghèo.

-Về ăn uống. Thực đơn của bữa điểm tâm thường là cháo trắng, hột vịt muối hay cá kho và dưa món. Bữa trưa cũng chỉ là vài cái bắp luộc với tô nước trà bự rót nước nổi bọt, xong nghỉ ngơi độ nửa giờ. Buổi tối bữa ăn nhiều chuẩn bị hơn, cố nhiên là món miền Trung, họ hàng ở Huế vẫn thường gửi đồ ăn vào cho Tổng Thống như cá kho, … Bữa ăn tối nếu có người trong gia đình như các bà chị, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thì không khí vui vẻ hơn. Hôm nào buổi tối có dạ tiệc thết khách thì cố nhiên phải chuẩn bị thực đơn tương xứng, tuy nhiên vẫn có thức ăn thanh đạm riêng dành cho Tổng Thống được mang thêm ra.

Trang phục. -Quần áo của Tổng Thống do tiệm may Chya đường Lê Thánh Tôn phụ trách và cung cấp, hàng ngày Ông Ẩn lo quần áo. Không có khách thì mặc khăn đống áo dài. Nếu có khách thì Ông Ẩn nhắc và chuẩn bị cho Tổng Thống.

- Công việc. Mỗi sáng Tổng Thống nghe Sĩ quan Tùy viên trình đọc thời khóa biểu trong ngày. Bác sĩ Bùi Kiện Tín thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Tổng Thống. Công việc thì do Ông Võ Văn Hải hay Ông Trần Sử trình, hay nếu quan trọng hơn thì chính Ông Phó Đổng lý Đoàn Thêm hay Ông Đổng lý Quách Tòng Đức, hay đích thân các Ông Bộ trưởng trình bầy. Tình hình Quân sự trong đêm là phần của Tham Mưu Biệt bộ.

-Vi hành. Tổng Thống thường hay ra lệnh đột ngột đi thăm dân cho biết sự tình, đến các chợ, chùa, nhà thờ xóm đạo để tự tìm hiểu tình hình. Có những chuyến thăm Đô Thành mà không có Đô Trưởng tháp tùng. Một lần năm 1962 sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai Tổng Thống thức dậy lúc 5 giờ sáng, gọi Anh Lê Châu Lộc và tỏ ý muốn đến thăm Chùa Ấn Quang để cám ơn quí vị trụ trì đã tham dự cuộc bầu cử vừa qua. Tổng Thống muốn cuộc đi thăm này “không chính thức, tự nhiên, đơn giản, và thân mật”. Tổng Thống muốn đi sớm để tránh nạn kẹt xe cho Đô Thành. Tổng Thống chỉ thị cho Lộc “Anh lái xe, một xe theo sau là đủ rồi”. Cố nhiên vì an ninh cho Tổng Thống, Đại úy Lộc phải chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm an toàn cho Tổng Thống. Đoàn xe đến chùa có xe Cảnh sát Đô Thành đi đầu không đèn chớp, không còi hụ, tiếp theo là xe Tổng Thống, có Tham Mưu Biệt Bộ và Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc, sau cùng là xe hộ tống. Đến Chùa thì thấy các thầy đã xếp hàng nghênh đón hai bên từ cổng vào. Tổng Thống ngạc nhiên về sự tiếp đón này và vào trước cửa thiền viện ngỏ lời cám ơn, thăm hỏi các tăng ni hiện diện. Tổng Thống quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ của đạo, muốn hệ thống hóa thành một tổ chức qui củ, phát triển hữu hiệu. Nhân dịp, hòa thượng Thích Quảng Liên đến chào Tổng Thống và cám ơn vì đã được Tổng Thống đặc biệt gửi đi học Tiến Sĩ Giáo dục tại Michigan State University. (Thượng tọa sau này làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Cầu Ông Lãnh Sài Gòn). Một hòa thượng khác nói với Tổng Thống: ”Chúng tôi buồn Tổng Thống!. Tổng Thống quay lại hỏi:”Chuyện chi mà buồn”. Hòa thượng nói: Tổng Thống có tin vui mà không chia sẻ cho mọi người, chúng tôi còn biết năm 1959 Tổng Thống đã dành tiền thưởng 10.000.00 của Tổng Thống khi đoạt giải Massasay làm qùa tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tổng Thống chậm rãi giải thích: ”Ừ, tôi đâu có dùng tiền nên biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma xử dụng vào việc cần”. Có những việc Tổng Thống đã làm trong kín nhiệm, chính Tổng Thống muốn như vậy. Đọc tiếp : depweekly.com

Đọc thêm:
baovecovang.- vanbia
diendan tổng hợp

Saturday, October 24, 2009

Thơ Trần Trung Ðạo


Hơi thở Việt Nam


Trên đám cỏ này là nơi anh đã nằm
Trên nắm đất này là nơi máu anh đã nhỏ
Ðất vẫn một màu nâu
Cỏ vẫn một màu xanh muôn thuở
Mặt trời mỗi sớm vẫn rọi vào làm lóng lánh
những giọt sương
Như đôi mắt sáng của anh
Lần cuối cùng ngửa mặt nhìn tổ quốc yêu thương
Dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến.

Trung Tá Long !
Họ của anh là gì vẫn chưa ai biết
Có phải là Ngô, Ðinh, Lý, Trần hay Lê, Nguyễn...Văn Long ?
Không, tên của anh đã bắt đầu
Từ ở núi, ở rừng, ở biển, ở sông
Ở những câu chuyện thần tiên mẹ thường hay kể
Từ thuở Cha Lạc Long dắt năm mươi con xuống bể
Mẹ Âu Cơ dắt một nửa lên ngàn
Từ thuở bầy chim Lạc chắp cánh bay về
vùng nắng ấm phương Nam
Xây tổ bên sông Hồng, sông Cửu
Tên của anh đã bắt đầu khi con rồng Việt Nam
phun lửa đốt rừng dựng nên bờ cõi
Truyền vào lồng ngực anh hơi thở vào đời
Hơi thở Việt Nam hòa trong anh suốt thuở làm người
Sáng ba mươi anh trở về với mẹ
Hồn anh bay giữa trời quê hương
Một màu tang quạnh quẽ
Tổ quốc nghiêng mình tiễn biệt một người con.

Lòng anh đau khi nghe tiếng chiếc xe tăng
Ðang nghiền nát Sài Gòn
Hy vọng chết dưới mỗi lằn xích sắt
Viên đạn Nga bắn vào tim nước Việt
Lưỡi lê Tàu đâm thủng ngực dân Nam
Ôi ! có bao giờ trong suốt bốn nghìn năm
Mà đất trời quê hương ta buồn như hôm ấy
Những mẹ, những cha, những cụ già, em bé
Ngơ ngác nhìn nhau, sợ hải, kinh hoàng.

Một chế độ vừa bắt đầu
Bằng hận thù, khủng bố, lầm than
Bằng tiếng xích T54 đay nghiến hồn dân tộc
Xé nát lòng anh bao hờn căm và tủi nhục
Anh đã chọn cho mình một cách chết quang vinh.

Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên
Nhưng lịch sử nghìn năm sau vẫn nhớ.
Trung Tá Long !
Mây vẫn bay trên đầu anh mỗi chiều, mỗi sớm
Mặt trời mọc mỗi ngày làm lóng lánh giọt sương mai
Như nước mắt mẹ già nhỏ xuống xác con trai
Như ánh mắt chị nhìn chồng trong giờ vĩnh biệt
Ðất vẫn một màu nâu đậm đà như tình người dân Việt
Nơi anh nằm hoa cỏ vẫn xanh tươi.

Máu anh rơi để làm đẹp cuộc đời
Tô thắm đường các em sẽ đến
Các em là thuyền nhờ có anh là bến
Trong cuộc hải hành này anh là ngọn hải đăng soi
Ðường tự do dù còn lắm chông gai
Nhưng đã có anh mang niềm tin đi trước
Cám ơn anh, người con yêu đất nước
Ðã truyền lại cho muôn đời hơi thở Việt Nam.

( Ðể tưởng niệm Trung Tá Cảnh Sát Long, người đã tự sát dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến tại Sài Gòn sáng ngày 30-4-1975)


Trần Trung Ðạo
Nguồn hatnang.net

Friday, October 23, 2009

Duyên Anh


Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ

Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa? Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đã oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài gòn ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đã tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện... Giọng nói cầy cáo của Lý Quý Chung và ca khúc Nối vòng tay lớn của tên nhạc sỹ thân Cộng Trịnh Công Sơn không còn nữa.

Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội giải phóng.

Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.

Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ nhưng húng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá anh hùng Nguyễn văn Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

- Tôi chứng kiến tự phút đầu.
- Ông nói sao?
- Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.
- Thật chứ?
- Đáng lẽ tôi phải nói dối.
- Tại sao?
- Vì nói thật lúc này không có lợi.

Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp xuống.

- Đó, diễn tiến cái chết của Trung Tá Long.
- Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?
- Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa.
- Rồi sao?
- Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung Tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.

Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lý tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.

Xưa, vua Duy Tân 8 tuổi, hỏi cận thần:

- Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:
- Nước.

Duy Tân hỏi thêm:
- Nước bẩn lấy gì rửa?

Cận thần ngơ ngác:
- Tâu bệ hạ, thần không hiểu.

Duy Tân nói:
- Nước bẩn lấy máu mà rửa!

Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước. Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.

Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung Tá Long tản mạn. Trung Tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung Tá anh hùng Nguyễn văn Long của một đất nước tội nghiệp mang tên Việt Nam.

Sinh vi tướng tử vi thần. Anh hùng Nguyễn văn Long! Cầu nguyện NGƯỜI tên bình nơi cõi vĩnh hằng.

Duyên Anh
1986
Đọc thêm: hinhtran.com

Blog nguoibuongio


ĐẠI VỆ CHÍ DỊ
(Tiếp theo)
Audio rfa.org

Nước Vệ sắp đến ngày đại hội nhân sự, mọi việc rối tung cả lên. Các quan trong triều ai cũng lo đến việc giữ chức tước. Bọn tay sai nhân đó mà tăng giá mọi thứ vơ vét tiền của nhân dân. Đời sống khó khăn vô cùng, dân tình kêu ca than vãn nhưng chẳng lọt tới tai triều đình. Cũng tại vì các quan nhấp nhổm đứng ngồi lo yên chỗ, chưa ổn định phẩm hàm nên chưa lo thể lo cho dân chúng.
Tể tướng Bạo hỏi mưu sĩ rằng.
- Muốn làm quan đại thần nhiệm kỳ nữa, cần có mưu kế gì ?
Mưu sĩ đáp.
- Vẫn theo lệ cũ thôi ạ.
Tể tướng hỏi.
- Lệ cũ là thế nào ?
Mưu sĩ.
- Lệ cũ như Cường Vệ Vương vẫn làm.Đó là biết và không biết. Cường Vệ Vương chỉ có hai thứ đó mà trị vì thiên hạ vững vàng ngôi vị hai nhiệm kỳ.

Nhân lúc đất Xuyên bên Tề có hội, Bạo lấy cớ sang chơi, kỳ thực là nhờ đại thần trọng trách nước Tề giúp đỡ. Đại thần Tề hỏi.
- Nghe nói ngoài khơi, vùng biển tranh chấp giữa Vệ và Tề lại có chuyện gì phải không ?
Bạo cười tươi, lắc đầu đáp.
- Dạ chúng thần nghe đồn thôi ạ, nguồn tin không chính thức cho nên không dám nói gì. Cũng có thể bọn thế lực thù địch phao tin muốn làm tổn hại quan hệ bang giao giữa tiểu quốc với thiên triều. Thần sẽ về tra xét lại chuyện này.

Đại thần Tề nhíu mày hỏi.?
- Có thật không biết chắc chuyện ấy ?
Bạo quả quyết lắc đầu:
- Chuyện ấy thần không biết, thần chỉ biết làm sao để vun vén quan hệ bang giao hai nước ngày càng phát triển gắn bó, mật thiết thôi ạ. Chuyện khác thần không bận tâm.

Đại thần Tề gật gù:
- Thật là tinh tường, đáng chọn mặt gửi vàng.
Bạo chân thành giãi bày:
- Chúng thần biết làm quan thiên triều thật vất vả, vì phải lo toan , đối phó, tính toán đường lối, chính sách mọi mặt . Không như chúng thần hàng tháng thu thập tình hình trong tiểu quốc rồi dâng biểu xin ý kiến chỉ đạo. Có ý kiến chỉ đạo rồi cứ vậy nhất nhất làm theo. Sai đúng thế nào có thiên triều lo đỡ. Hàng ngày các bộ nước Vệ đến triều lấy công văn chỉ thị có triện của thiên triều cứ vậy mà làm theo.Tuyệt không phải hao tâm , tổn trí tính sách lược. Thật là may mắn cho nước Vệ khi có chỗ dựa tin cậy như thiên triều.

Đại thần Tề nói:
- Làm tôi biết phận mình, chỉ nhất mực làm theo lời chủ. Ấy là biết giữ lẽ cương thường, đạo lý. Kẻ làm tôi như vậy thì quan hệ chủ tớ mới bền vững , ổn định, cùng nhau phát triển được. Mong sao nước Vệ đợt tới này có nhiều đại thần biết phải trái như ngươi.
Bạo nghiêng người nói:
- Thần mà còn thì nước Vệ sẽ còn có nhiều quan lại như vậy. Xin đại nhân yên lòng.
Đại thần Tề xua tay nói:
- Ngươi đừng lo lắng quá, người như ngươi thiên triều không trọng dụng thì còn trọng dụng ai. Thiên triều tuy xa xôi nhưng tai mắt có khắp nơi. Không gì bỏ qua và không ai bỏ sót.

Bạo chắp tay xá dài ba cái thưa:
- Thiên triều anh minh, độ lượng, xét đoán thần tình.Hạ thần vô cùng cảm phục.

Nước Vệ có kẻ trông coi việc xuất bản một tờ báo cũng nhỏ. Ngày nọ đăng bài về biển đảo. Triều đình lập tức cấm tờ báo đó hoạt động. Kẻ ấy khiếu nại với quan rằng:
- Chúng tôi bị oan.
Quan nói rằng:
- Xưa nay ở nước Vệ này, chỉ có quan lớn mới bị oan. Chứ dân đen chúng mày đứa nào chả có tội, động đến là kêu oan. Mày làm quản lý mà không biết việc trong sự quản lý của mày. Vậy là không oan.
Kẻ kia cãi rằng:
- Xin hỏi, nếu vậy thì ngư dân có phải quản lý của triều đình không?
Quan trả lời:
- Cái gì ở nước Vệ này triều đình cũng quản tất.
Kẻ kia bầy hây:
- Vậy thì ngư dân bị giết, bị đánh đập do bọn Tề. Đến mạng người quan trọng như vậy, làm tể tướng không biết. Vậy thì sao bắt tôi phải biết hết các bài trong tờ báo tôi.
Quan xét xử hỏi.
- Mày biết chắc là tể tướng như vậy không ?
Kẻ kia gân cổ:
- Rành rành ra đấy, tể tướng Vệ sang Tề không hề nói câu nào phản đối việc ngư dân Vệ bị giết hại. Vẫn cười hềnh hệch bắt tay với đại thần Tề, mồm liến thoắng quan hệ tốt đẹp. Vậy là không biết việc do mình quản lý còn gì nữa?
Quan hỏi lại:
- Vậy là mày biết vậy.
Kẻ kia:
- Sự thật hiển nhiên là vậy.
Quan nghiêm mặt nói:
- Thế là mày không oan, bởi vì tao sẽ không xử mày vì tội không biết. Mà xử mày vì tội mày cho là mày biết. Đó là tội vu khống, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo. Tội này còn nặng hơn cả tội mày không biết mà cho xuất bản tờ báo kia.
Kẻ kia sững sờ há hốc mồm không nói được, chỉ ú a, ú ớ.
Quan giãn nét mặt, lấy vẻ nhân từ phủ dụ:
-Thôi thì vì tính nhân đạo và khách quan của pháp luật nước Vệ, tao cơi nới cho mày về nhà nghĩ ngợi lại tội lỗi thời gian. Tao trả cho mày lá đơn khiếu nại, về nhà đóng cửa một năm nghĩ xem có oan hay không ?
Kẻ kia cầm đơn khiếu nại, đứng ngẩn ngơ giữa công đường. Quan lớn thấy vậy quát:
- Còn đứa nào kêu oan nữa không.?
Kẻ kia hối hả rời khỏi công đường, trên đường về đến nhà thấy dân chúng đi lại trên đường ai ai trông bộ dạng cũng giống kẻ có tội cả...

Người Buôn Gió
Nguồn nguoibuongio

Thursday, October 22, 2009

Phạm Bá Hoa


Thua trong bạo lực.
Thắng trong chính nghĩa

Ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam (CSVN) đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 16/06/1975, tôi cùng các bạn cấp Đại Tá bị đưa đến trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh do Đoàn 263 giam giữ. Ngày 23/10/1975, cộng sản chuyển chúng tôi đến trại tập trung Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa do Đoàn 775 giam giữ. Ngày 16/06/1976, hầu hết chúng tôi bị chuyển ra Yên Bái do Đoàn 776 giam giữ. Cả ba Đoàn này thuộc Bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam (CSVN).

Sự kiện kể lại trong bài này lúc tôi bị giam tại Trại Cốc (Hoàng Liên Sơn) và trại Nam Hà A (Hà Nam Ninh).

Đoàn xe từ phi trường dường như là Bái Thượng dừng lại bến phà Ô Lâu, bờ bắc Sông Hồng. Chúng tôi từng hai người một xuống xe. Bên tay phải là thị xã Yên Bái nhưng phút chốc bị che khuất bởi đám phụ nữ và đám “oắt tì” (con nít) kéo đến với thái độ sừng sỏ. Miệng hét tay xỉa xói vào nhóm chúng tôi đang chầm chậm xuống bờ sông để lên phà. Họ đứng cách chúng tôi khoảng vài chục thước, cùng lúc đến mấy chục cái miệng oan oác:
- “Đồ bán nước, giết hết chúng nó đi. Đồ ăn thịt con nít, đem bắn hết đi. Bọn giặc lái giết người, cho nó rục xương trong rừng đi.”
Đám lính cộng sản áp tải chúng tôi có vẻ hài lòng với nụ cười của tụi nó khi thấy đám phụ nữ và trẻ con sỉ vả chúng tôi. Chúng tôi im lặng. Lên phà. Cho dẫu mỗi chúng tôi có suy nghĩ gì đi nữa, tôi nghĩ, cũng đều ngỡ ngàng qua “cú sốc” đầu tiên kể từ ngày thua trận! Nhưng ngay bước đầu trên đất xã hội chủ nghĩa 20 năm, sự kiện vừa qua chứng tỏ cộng sản đã nhồi nhét trong đầu người dân từ bé đến lớn một lòng căm thù chúng tôi không thể nào tưởng tượng đến như vậy. Rõ ràng là từ trong quân ra đến dân và từ già đến trẻ trên cái đất xã hội chủ nghĩa này, chỉ có một cách hiểu một cách nói!

Phà Ô Lâu chỉ là chiếc xà-lan có chiếc tàu kéo cặp bên hông đẩy đi. Nó không giống bất cứ chiếc phà nào ở Mỹ Thuận hay Cần Thơ cả. Cũ kỹ, già nua, lỗi thời. Sông Hồng Hà mà tôi học trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” từ cuối những năm 30, bây giờ mới trông thấy, nhưng là trông thấy trong một tình cảnh hoàn toàn ngoài ý muốn. Phà cặp vào bãi cát chớ không có cầu, anh Vũ Tiến Phúc (cựu Đại Tá Pháo Binh) xin đi cầu vì đau bụng chịu không nỗi. Tụi nó không cho, mãi đến khi thấy anh Phúc nắm cái quần đi tới đi lui với dáng vẻ quýnh quáng vì phân bón xã hội chủ nghĩa ưu việt sắp … ra quần, chúng nó mới cho anh chui vô rừng giải quyết.

Sang bờ nam Sông Hồng, đoàn xe lại lăn bánh trên đường liên tỉnh 37. Lại có một đám phụ nữ với con nít “dàn chào” nữa. Họ đứng một bên đường, ném đá vào xe chúng tôi nhưng chỉ trúng tấm bạt phũ kín nghe lịch bịch. Khi xe qua khỏi, tôi thấy mấy cái miệng nhóp nhép lia lịa. Họ chửi họ nghe luôn chớ chúng tôi có nghe gì đâu. Nghĩ đến con người trong cái xã hội chủ nghĩa này mà tức cười vì họ chẳng khác những cái máy cát-xét, thu thế nào phát ra thế ấy!

Họ đưa chúng tôi vào giam giữ giữa khu rừng già thuộc xã Việt Cường, quận Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Dù rất chật nhưng cũng không còn một chỗ trống, cho nên tôi trong số 20 anh em phải nằm trên đám cỏ giữa trời. Tuy không bị mưa nhưng sương đêm ướt đẫm áo quần mền chiếu. Ngay ngày hôm sau, chúng tôi phải lên núi đốn cây đốn chổm (giống như cây nứa trong Nam) cất những dãy nhà giam để giam mình giam bạn! Do thường xuyên vào rừng lên núi, chúng tôi có dịp gần gủi với người dân trong vùng, dần dần giúp chúng tôi nhìn ra bản chất của CSVN qua một số sự kiện sau đây:

1. Một buổi chiều khi vác bó củi xuống núi trên đường về ngang dòng suối cạn còn cách trại hơn cây số, anh em chúng tôi dừng lại giữa suối rửa tay chân mặt mũi. Cùng đứng giữa dòng suối với chúng tôi là hai ông già rửa xe đạp, trong khi tiếng loa phóng thanh từ khu cư xá Lâm Trường trên sườn đồi, vang vang tiếng người xướng ngôn loan tin về vụ mùa thắng lợi” ở Hà Nam Ninh. Một trong hai ông già, vừa rửa xe vừa chửi đổng:
- “Bố tiên sư nó, vụ nào cũng thắng lợi mà năm nào dân cũng đói. Nói khoét mãi mà không ngượng!”
Tôi ngẫng lên nhìn ông ta để đánh giá câu chửi của ông có phải là thật không. Ông ta cũng nhìn tôi kèm theo nụ cười héo hắt. Thấy thế tôi hỏi ông:
- “Có thật vậy không ông?”
Ông ta đáp ngay:
- “Các anh sống trong Nam, các anh chưa hiểu được họ đâu. Tôi khuyên các anh hãy hiểu ngược lại tất cả những gì họ nói thì đúng sự thật.” Rồi cả hai ông đẩy xe đạp lên bờ, đạp tiếp. Tôi khều anh Trần Ngọc Thống (cựu Đại Tá, Bộ Tổng Tham Mưu):
- “Anh có đồng ý với tôi rằng hai ông già này là người dân dưới chế độ cộng sản nhưng không phải cộng sản hông?”
- “Đúng. Tôi tin chắc là trong dân chúng cũng nhiều người như vậy chứ không ít đâu.”
- “Tôi nghe nói vùng này là vùng họ chỉ định cư trú số anh em quân nhân viên chức bị kẹt lại hồi năm 1954, có thể do vậy mà họ có cảm tình với mình, nên mình chưa thể đánh giá người dân ở vùng khác cũng như người dân vùng này đâu anh.”

2. Tháng 09 cùng năm (1976), tất cả tù chính trị cấp Đại Tá được lệnh chuyển từ trại này mang vác đi bộ đến “Trại Cốc” nằm sâu trong một thung lũng, cách nhau khoảng 4 cây số.
Một hôm chúng nó dẫn chúng tôi đào lỗ trồng cột bằng cây rừng để kéo dây điện thoại dọc theo đường đá lởm chởm, từ bộ chỉ huy Liên Trại 1 đến Trại Cốc chúng tôi. Ngoài tên bộ đội cầm súng canh giữ, còn có tên quản giáo hướng dẫn công việc. Hắn khoảng 25 tuổi, ăn nói tương đối dễ chịu chớ không quát tháo mắng chửi như cái đám gặp ngày đầu tiên. Những vị trí hắn chỉ chúng tôi đào lỗ hầu như toàn đá nên khá vất vả. Mọi người mồ hôi nhỏ giọt từ hai bên má. Hắn đến cạnh nhóm chúng tôi nói nhỏ:
- “Các anh chưa quen lao động dưới cái nắng oi bức của mùa hè miền Bắc nên mau mệt.” Nói xong, anh ta hướng sang tên cầm súng và nói lớn:
- “Các anh nghĩ giải lao 10 phút.”
Khi chúng tôi dừng tay, đến cạnh bếp đang nấu chảo nước sôi với lá bàng. Lá bàng là loại lá lớn bằng bàn tay xòe, mùa này nó rụng quanh gốc cây. Khi nấu nước, tên cầm súng bảo chúng tôi:
- “Các anh lượm những lá bàng chuyển màu nâu (sắp khô) bỏ vào chảo mà uống như uống chè (trà) cho đỡ khát”. Nói xong, tên này mang súng đến gốc cây bàng xa xa đằng kia ngồi canh giữ chúng tôi, tên quản giáo từng bước đến cạnh tôi với anh Thống, hắn nói thật nhỏ vì sợ tên cầm súng nghe:
- “Các anh có thiên đường mà các anh không biết giữ.”
Tôi nhìn anh Thống, anh Thống nhìn tôi. Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi ngầm hiểu với nhau “không rõ tên này muốn bẫy mình hay sao đây”, nên hai đứa làm thinh. Chừng như hắn nhận ra điều đó, hắn nói tiếp:
- “Tôi đã vào Sài Gòn và tôi đã hiểu các anh.” Nói xong là anh ta bước đi ngay.
Qua thái độ của anh chàng gọi là cán bộ thông tin hay quản giáo vừa rồi, cho thấy giữa những người cộng sản với nhau, họ cũng canh chừng nhau nữa, huống gì là chúng tôi. Chúng tôi đến ngồi quây quần với các bạn cạnh chảo nước lá bàng như là cùng nhau giải khát, rồi thuật lại hai câu nói của anh ta cho các bạn nghe. Anh Thống nói:
- “Tôi thấy thằng này tuy trẻ nhưng câu nói của nó đáng cho mình để ý lắm.”
Tôi góp thêm:
- “Hoặc nó nói thật, hoặc nó xỏ mình. Nhưng quan sát thái độ của nó nhìn trước nhìn sau, khi nói xong là vội vàng đi ngay, tôi nghĩ là hắn nói thật. Vì hắn nói hắn đã vào Sài Gòn, được hiểu là hắn đã nghe tại chỗ về mình, được thấy tận mắt về cuộc sống của người miền Nam mình rồi.”
Anh Lê Minh Luân (cựu Đại Tá Không Quân) chen vào:
- “Liệu trên đất Bắc xã hội chủ nghĩa 20 năm này có một thằng bộ đội trẻ dám nhận xét ngược với đảng của nó không?”
Tôi đáp:
- “Chính tôi cũng tự hỏi như anh.”
Anh Thống:
- “Tôi vẫn tin không phải mọi người trên đất Bắc này đều là cộng sản. Riêng trường hợp thằng bộ đội này, tôi tin là hắn nói thật.”
Tôi tiếp lời:
- “Từ nay, anh em mình nên lắng nghe những mẫu chuyện của người dân quanh vùng mà mình gặp, tôi chắc là mình có thể tìm hiểu được ý thức chính trị của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này ra sao. Biết đâu mình sẽ ghi nhận được nhiều điều mà mình không ngờ như trường hợp thằng nhóc này cũng như với hai ông già rửa xe đạp hôm trước cũng nên.”

3. Vì trại chưa có rau ăn nên họ chỉ định 6 người đi mua rau ở chợ Yên Bái. Trong số này có tôi, anh Nguyễn Phán (cựu Đại Tá Quân Đoàn 2), và anh Dương Hiếu Nghĩa (cựu Đại Tá Thiết Giáp). Một tên cầm súng dẫn đi. Hắn đưa chúng tôi 3 cái đòn khiêng và 3 cái bao bố (loại đựng 100 kí lô), nghĩa là hai người một khiêng. Trên quảng đường đá lổm chổm chừng 6 cây số. Đến bờ nam sông Hồng, hắn không đưa toán chúng tôi sang phà Ô Lâu qua chợ Yên Bái mà ghé vào khu nhà bên nay Sông Hồng mua khoảng 150 kí lô chuối xanh còn trên cây để làm thức ăn mặn. Trông thấy cây ớt hiểm chín đỏ mà phát thèm, thèm chất cay của ớt để kích thích khẩu vị. Tôi mon men đến ông cụ đang ngồi hút thuốc lào ở thềm nhà:
- “Chào cụ. Cụ có thể cho tôi một trái ớt được không?”
Với giọng thiện cảm, ông hỏi tôi:
- “Ông ăn cay được không? Ớt này cay lắm đấy.”
- “Dạ được.” Nói xong, tôi bước đến cây ớt cạnh thềm nhà.
Ông cụ cười cười:
- “Ông ngồi đây xơi nước. Tôi bảo con gái tôi nó hái cho ông.”
Vừa nói ông ta vừa kéo cái ghế nhỏ cho tôi ngồi, rồi rót chun trà:
- “Hồng à! Con vặt (hái) cho ông này nắm ớt rồi gói lại đàng hoàng nghe con”.
- “Cám ơn cụ.”
- “Chè xanh đó. Xơi vào ông thấy thấm giọng và chống được cơn khát. Mùa hè của chúng tôi oi bức hơn trong Nam nhiều. Các ông chưa quen nên mau mệt lắm.”
Cô con gái đưa ông cụ một gói ớt lớn bằng cái chén ăn cơm. Ông cụ cho tôi hết gói đó. Tôi nói:
- “Cụ làm ơn nói với bộ đội võ trang giùm, nếu không thì tôi không dám nhận.”
Ông xoay qua hướng tên cầm súng:
- “Này anh bộ đội. Tôi cho ông này gói ớt đấy nhé!” Ông chỉ nói thế chớ không xin phép tắc gì cả, chứng tỏ ông cụ xem thường hắn. Chừng như hắn cũng nễ ông cụ, không biết có phải do hắn “tán” con gái ông cụ mà hắn nễ không?
Sau lời cám ơn rối rít, tôi chạy lại các bạn đang may mấy bao chuối. Tôi với anh Nghĩa một khiêng. Anh Nghĩa nghiêm giọng:
- “Ông cụ này có thiện cảm với anh em mình đó.”
- “Đúng anh. Ông ta gọi chúng mình là “các ông” với ý kính trọng, chớ không như cái đám phụ nữ với con nít trong ngày đầu tiên trên đất Bắc mà mình gặp ở gần phà Ô Lâu. Tôi nghĩ là rồi đây người dân vùng này sẽ nhìn mình tốt hơn, và cư xử với mình tốt hơn. Rõ ràng là mình có cơ hội tiếp xúc với người dân, mình với họ sẽ hiểu nhau hơn. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một hình thức chiến tranh chính trị mà.”
Số chuối xanh mua về, họ bảo các anh nhà bếp xắc từng khoanh rồi chẻ làm hai cho vào chảo, cho thêm muối và bột ngọt vào, quậy những thứ ấy vào nhau gọi là “món ăn mặn” nhiều ngày của chúng tôi.

4. Lần đi chợ kế tiếp, chúng tôi vẫn 6 người do tên cầm súng hướng dẫn. Hắn ra lệnh:
- “Các anh lấy 2 xe cải tiến đi mua cải bắp.”
Tôi nhìn qua nhìn lại có ý tìm chiếc xe, hắn thấy tôi cứ nhìn qua nhìn lại, hắn quát:
- “Không đi lấy xe mà nhìn gì thế kia?”
- “Tôi không thấy xe ở đâu làm sao lấy.”
- “Thế cái gì kia?” Vừa gắt gỏng hắn vừa chỉ chiếc xe cút-kít bên kia dòng suối nhỏ.
- “Cái đó là xe cải tiến hả bộ đội?”
Hắn trừng mắt nhìn tôi:
- “Anh đùa à. Xe để đấy mà còn hỏi”.
- “Không. Tôi không biết đó là xe cải tiến mà cán bộ”.
- “Cái anh này buồn cười chưa. Thế các anh gọi nó là cái gì?”
- ‘Trong Nam chúng tôi gọi nó là “xe cút kít”.
- “Ra lấy đi, đừng có đứng đó mà lý sự”.
Chúng tôi qua chiếc cầu nhỏ, lôi hai chiếc cút-kít từ trong bờ rào ra. Chưa biết phải làm gì tiếp, hắn lại quát: - “Vào kho mượn giây để kéo. Đứng đó làm gì?”
Mỗi chiếc xe “cút kít” mà họ gọi là xe cải tiến do hai người kéo và một người đẩy. Đến đám bắp cải của hợp tác xã nào đó sát bờ nam Sông Hồng, nhìn thấy một cô gái mặc quần tây áo sơ-mi, mang giày ống, cổ quấn khăn quàng ấm vì là đầu mùa đông, tóc uốn dợn phần đuôi. Nhìn chung, đây là cô gái sáng sủa so với hai cô gái đang trong rẫy bắp cải. Cô ta giao việc cho hai cô kia đang quần quật chặt gốc bắp cải. Tên cầm súng bảo chúng tôi đứng chờ, hắn đến nói chuyện với cô gái mang giày ống chắc là về chuyện mua bán. Hắn trở lại anh em chúng tôi:
- “Đấy là con gái của nữ đồng chí lãnh đạo Công An Huyện (Trấn Yên). Người ta đưa bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, cho lên xe cột lại. Các anh cẩn thận, không được nói linh tinh nghe chưa?”
Nói xong, hắn đi về phía ngôi nhà gần bờ sông. Nghe hắn nói cô ta là con bà Trưởng Công An cũng hơi ớn, vì hai chữ Công An nghe lạnh lùng rồi, huống chi là con gái của Trưởng Công An quận. Một cô lo cân. Cân xong, cô kia chất sang một bên, lúc ấy có tiếng của cô mang giày ống:
- “Yến. Em gở hết những lá xanh bên ngoài rồi cân lại cho mấy anh đó.”
Thế là hai cô gái phụ việc làm lại từ đầu mà chẳng nghe càu nhàu gì cả, trong khi cô gái mang giày ống gọi chúng tôi đến nhận bắp cải. Đang chất bắp cải lên xe, cô ta đứng cạnh tôi:
- “Anh biết dùng lá cải bắp làm dưa ăn không?”
Tôi dùng chữ bắp cải còn cô ta dùng chữ cải bắp. Thấy cô ta nói chuyện có vẻ nhẹ nhàng và tự nhiên, tôi đáp:
- “Có. Tôi biết cách làm và cũng biết ăn nữa cô.”
- “Tôi cho các anh những lá này, đem về cắt ra phơi một nắng, nấu nước muối đổ vào. Vài hôm là ăn được.”
- “Không được đâu cô.”
- “Anh vừa nói anh ăn được mà?.”
- “Cô phải nói với anh bộ đội võ trang mới được. Nếu cô không nói thì anh bộ đội võ trang cho là tôi ăn cắp, tôi sẽ bị phạt giam khi về trại.”
- “Được. Tôi sẽ nói cho anh.”
Trong khi chờ tên võ trang trở lại, cô ta hỏi:
- “Quê anh ở đâu?”
- “Tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà trong Nam chúng tôi thường gọi là Miền Tây, nhưng tôi sống ở Sài Gòn lâu rồi cô.”
- “Anh có thường được thư gia đình không?”
Tôi khựng lại, vì không hiểu cô ta hỏi thật hay dò xét. Con của Trưởng Công An quận mà. Thấy tôi ngập ngừng, cô ta nói:
- “Tôi hỏi thật, anh đừng sợ. Tôi có vào Nam rồi. Tôi thấy người miền Nam thành thật mà dễ mến nữa. Tôi nói thật đấy.”
Tôi có phần vững dạ:
- “Vâng. Thỉnh thoảng thôi, vì người ta ấn định thời gian chớ không phải lúc nào cũng được gởi đâu cô.”
- “Lần sau các anh có ra đây, mang theo thư đưa tôi gởi cho. Các anh đừng sợ. Tôi hỏi thêm, các anh có bị người ta đánh không?”
Tôi nhìn thẳng cô ta và chậm rãi trả lời để dò xem cô ta hỏi thật hay giăng bẫy:
- “Cám ơn cô. Chúng tôi không mang thư theo được đâu vì bộ đội võ trang xét kỹ lắm. Về đánh đập thì tôi và các bạn cùng Tổ với tôi chưa bị, nhưng chửi rủa nhục mạ thì thường lắm, thường đến mức mỗi khi người ta bắt đầu thì chúng tôi thuộc luôn mấy câu sau rồi. Đối với chúng tôi, điều đó còn đau hơn đánh đập vì trình độ của chúng tôi ít nhất cũng phải tốt nghiệp trung học rồi cô.”
Cô ta đứng yên một lúc, chừng như có chút xúc động:
- “Họ có cho các anh ăn no không?”
- “Nếu tôi nói với cô là chốc nữa đây tôi sẽ ăn hai củ khoai mì mà cô gọi là sắn, để chiều về tôi ăn một lúc hai phần, cô có tin tôi không? Hai phần gộp lại là hai chén cơm độn bắp, đó là hạnh phúc của chúng tôi!”
Cô ta xoay mặt ra bờ sông. Yên lặng.
Tôi tiếp:
- “Cô hỏi tôi những câu ẩn chứa tình người làm tôi cảm thấy ngại ngùng. Ngại ngùng vì vị trí giữa cô với anh em chúng tôi là một khoảng cách chính trị, mà chúng tôi là những người bị tù đày sau khi chúng tôi thua trận!”
Giọng cô ta trầm xuống:
- “Vào Nam, tôi mới hiểu người miền Nam các anh. Trong ấy có người thân của gia đình tôi vào đó từ năm 1954, cũng ở trong quân đội như mấy anh. Tôi muốn giúp các anh điều gì chớ không có ý dò xét anh đâu, anh đừng ngại. Bây giờ tôi lo công việc.”

Nói xong cô ta trở lại nhà lều ở đầu đám rẫy. Có lẽ cô ta thấy tên cầm súng đang đến nên cô ta không nói nữa thì phải? Tôi nói vói theo:
- “Cám ơn cô.”
Tên cầm súng đến bảo chúng tôi ăn trưa rồi chuẩn bị về trại. Nói xong, hắn quay lại nhà lúc nảy. Sáu anh em chúng tôi đang ngồi ăn khoai mì, cô gái mang giày ống đi ngang, đứng nhìn:
- “Các anh ăn thế làm sao no?”
- “Tôi nói với cô rồi. Chúng tôi đâu có cách nào khác. Hai củ khoai này là phần ăn của mỗi anh em chúng tôi đây!”
- “Các anh ráng giữ sức khỏe để về với gia đình. Chào các anh. Tôi về ăn trưa.”
- “Chào cô.”
Phải nói rằng, sau cái lần nghe ông cụ già rửa xe đạp vạch trần sự tuyên truyền dối trá trên làn sóng phát thanh, đến tên quản giáo nói như trách chúng tôi có thiên đường mà không biết giữ, đến lần mua chuối xanh nhìn thấy thái độ của ông cụ đối xử với chúng tôi rất tình người, hôm nay đến cô gái con bà Trưởng Công An quận mà họ gọi là huyện Trấn Yên này nói chuyện với chúng tôi ẩn chứa sự thông cảm với chúng tôi, cho phép tôi nhận ra rằng: “Không phải mọi người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc đều là cộng sản dù họ sinh ra và lớn lên trong chính sách giáo dục của cộng sản, ngay cả cô con gái của Trưởng Công An quận Trấn Yên này cũng vậy. Tôi nghĩ, chúng ta thua trận gần hai năm rồi, nhưng có vẻ như chúng ta thắng cộng sản về chính nghĩa thì phải. Bởi vì qua nét nhìn, người dân xã hội chủ nghĩa vùng rừng núi nơi đây dù chưa thể xem là tiêu biểu cho cả miền Bắc, nhưng rõ ràng họ cư xử với chúng tôi có đạo nghĩa. Tôi nghĩ, điều đó không mang ý nghĩa của lòng thương hại, mà là ý nghĩa của sự đồng cảm ý thức chính trị. Phải chăng, sự thua trận của chúng ta lại giúp cho người dân có cơ hội cũng như hoàn cảnh nhận định được chế độ nào là chính nghĩa? Trong cái rủi (ro) có cái may (mắn), trong cái nguy (hiểm) có cái cơ (hội) là thế. Chúng tôi vẫn tiếp tục quan sát để có được nhận định vững vàng hơn”.

5. Tổ chúng tôi là Tổ cơ động nên hết việc này họ bảo làm việc kia mà hầu hết là leo núi đốn cây. Đầu tiên là đốn cây cung cấp cho mấy Tổ kia cất thêm căn trại. Cứ sáng sớm, mỗi người lãnh vài củ khoai mì cho vào túi áo treillis, lon guigoze nước chín xách tay, đến nhà kho gặp anh Tạ Văn Kiệt (năm 1955 là Quận Trưởng Quận Trà Ôn, Vĩnh Long) mượn dao. Tên cầm súng dắt đến chân núi, hắn chờ ở đó và chúng tôi cùng leo núi.
Một hôm, khi vác cây trên đường đỉnh để xuống núi, trông thấy một ông có lẽ cũng khoảng 50-60 gì đó đang ngồi ôm đứa con trai trong lòng, chúng tôi dừng lại nhưng cũng ngài ngại vì không biết thái độ ông ta đối với chúng tôi ra sao. Thấy ông không có vẻ gì phản đối, tôi hỏi:
- “Cháu làm sao mà ông ôm cháu vậy?”
Nhìn chúng tôi một lúc, ông đáp:
- “Cháu nhà tôi bị sốt rét ông à! Ở đây người ta chỉ phát cho mỗi thứ thuốc xuyên tâm liên không trị được gì hết.”
- “Nếu ngày mai ông với cháu có đến đây, tôi sẽ tặng cháu vài viên thuốc uống chống sốt rét. Ông cho cháu uống thử xem sao”.
- “Cám ơn ông. Mai tôi chờ ở đây. Ông coi chừng mấy đứa bộ đội bắt gặp là nó phạt ông đó.”
Ngày hôm sau là ngày chót chúng tôi đốn cây trên núi này. Tôi gặp ông già và đứa bé áng chừng 10 tuổi, hỏi ra mới biết cháu 16 tuổi. Tôi đưa ông già 10 viên Chloroquine và dặn mỗi ngày uống một viên. Tôi quá đổi ngạc nhiên về sự vui mừng của ông già:
- “Ông cho cháu uống thử chớ tôi không dám chắc là cháu hết bệnh ngay đâu, vì tôi không phải là thầy thuốc.”
- “Tôi mừng vì ở miền Bắc này có bao giờ tôi trông thấy thuốc ngoại đâu, tôi tin là cháu sẽ hết bệnh.”
Từ hôm sau tôi không có dịp gặp ông cho đến một hôm. Hôm ấy chúng tôi sang dãy núi khác để đốn cây chổm lợp nhà, làm vách nhà, và làm vạt giường nằm, xa hơn khu vực đốn cây làm cột nhà. Khi vừa leo đến đỉnh núi, tôi trông thấy ông với đứa bé mạnh khỏe. Ông nhìn qua nhìn lại, tôi đoán là ông sợ có thằng cầm súng đi theo, tôi nói ngay:
- “Bộ đội cầm súng ở dưới đường chớ không theo chúng tôi”. Ông đừng sợ”.
Hai bàn tay ông già nắm lấy tay tôi thật chặt, miệng ríu rít:
- “Cả gia đình tôi cám ơn ông. Cháu chỉ uống viên đầu tiên là hết sốt rét, tôi cho cháu uống thêm 2 viên nữa, mấy viên còn lại gia đình tôi chia cho hai đứa cháu cũng bị sốt rét. Tất cả chúng nó khỏe hết rồi. Thuốc ngoại hay lắm ông ơi!”
- “Sao ông biết tôi ở đây mà chờ?”
- “Mấy hôm tôi đến chỗ cũ không gặp ông, tôi phải tìm hỏi mãi mới biết là Tổ đốn cây đã chuyển sang đốn chổm. Tôi đoán mấy ông đốn ở núi này nên tôi chờ. May quá, được gặp ông.”
Rồi ông xuống giọng như tâm tình:
- “Gia đình tôi nghèo lắm, có cơm độn ngày hai bữa là khá rồi. Tôi có mang biếu ông hai củ lang (khoai lang) ông nhận giùm tôi. Ơn của ông to lắm.”
Vừa nói ông vừa bước đến gốc cây, hai tay bươi đám lá khô lôi ra cái gói lá chuối, sau khi thổi bụi trên củ khoai, ông cầm hai tay run run đưa tôi làm tôi xúc động thật sự. Sự xúc động của tôi một phần vì hai củ khoai mà như ông nói đã trích trong phần ăn của gia đình ông, phần khác là thái độ cùng cách xử sự của ông đối với anh em chúng tôi nói chung và với tôi nói riêng. Ông đã lặn lội tìm cách gặp tôi để đền ơn mà không ngại núi rừng, cũng không sợ bị tên quản giáo hay cầm súng bắt gặp, nếu không phải là tấm lòng thì ông đâu cần phải hành động như vậy. Nhưng ở đây tôi còn nhìn sang hai góc độ nữa: “Một là góc độ chính trị. Rõ ràng là người dân xã hội chủ nghĩa nơi đây không phải ai cũng ủng hộ chế độ cộng sản. Sống trong lòng chế độ nhưng sự phản kháng vẫn tiềm ẩn trong lòng họ, có cơ hội thích hợp là họ bộc lộ như trường hợp ông già nêu trên. Và hai là góc độ kinh tế. Cả một quốc gia chỉ uống toàn thuốc “xuyên tâm liên” thì một dân tộc bệnh hoạn yếu đuối là đúng thôi! Tuy ông chưa biết công hiệu của viên thuốc ra sao, chỉ cầm trong tay viên thuốc ngoại quốc đã đủ làm cho ông tin tưởng con của ông hết bệnh rồi. Tội nghiệp cho người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa này biết bao!“

6. Tháng 4 năm 1978, chúng tôi bị chuyển từ Yên Bái xuống trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh do Công An giam giữ. Dần dần anh em tù chính trị chúng tôi trong một Đội gồm đủ các cấp bậc các thành phần. Sự kiện trong đoạn này là lúc Đội chúng tôi phụ trách trồng bí rợ và trồng bắp trong thung lũng cỏ tranh, hai bên là vách núi, thượng nguồn dòng nước nhỏ là làng cùi và xa hơn chút nữa là Nông Trường trồng trà. Sáng sớm chúng tôi rời trại đến chiều mới về mà họ gọi là “làm thông tầm”. Mỗi ngày chúng tôi đi và về khoảng 8 cây số.

Nơi chúng tôi chọn là ngã ba đường mòn để làm cái lều nhỏ xíu nấu nước cho Đội và anh em tự nấu cái gì đó để ăn. Con đường mòn này dài theo thung lũng, có cái ngã ba leo lên dốc núi khá cao để qua thung lũng bên kia thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, vì bên đó có nhiều người dân từ Phủ Lý vào khai phá trồng trọt. Trong số những người dân làm lụng bên đó có một gia đình bốn người, gồm: Một ông già khoảng 60 tuổi với 3 đứa cháu: Một cô gái khoảng 20 tuổi, với hai cậu bé 12 và 14 tuổi. Theo lời ông cụ, mỗi lần vào đó một tuần, về lại Phủ Lý vài ngày thì trở vô. Nhìn thấy cả gia đình gánh khoai mì từ thung lũng bên kia, leo lên đỉnh núi cao, tuột dốc xuống thung lũng chúng tôi đang làm, lại leo lên cái đỉnh núi nữa mới xuống đến con đường đá để ra Ba Sao rồi về Phủ Lý. Những củ khoai mì cột chặt ở hai đầu cây tre mà gánh. Ông cụ với cô gái, mỗi người khoảng 15 kí lô, mỗi cậu bé 7 kí lô. Nhìn tận mắt cái lam lũ của gia đình này thật là tội nghiệp! Cuộc sống của họ bi đát quá! Hơn 20 năm sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc cằn cỗi này, họ chỉ được ăn những củ khoai mì mà họ đổ ra biết bao công lao cộng với hiểm nguy của núi rừng mới có được! Nếu muốn ăn gạo, phải bán 3 kí lô khoai mì mới đủ mua 1 kí lô gạo. Từ khi Đội chúng tôi vào đây, mỗi khi gia đình này cũng như những gia đình khác đi ngang đều ghé vào lều xin nước uống, vì chúng tôi luôn có nước trà. Một hôm tôi hỏi:
- “Mỗi lần vào rẫy, bác phải mang theo thức ăn hay vào mua trong đó?”
- “Đâu có mang gì theo ngoài ngô (bắp) hoặc gạo với muối. Trong đó cũng đâu có gì ăn được ngoài rau, mà rau đâu phải lúc nào cũng có. Khi trồng chưa ăn được, phải chia nhau vào rừng tìm những thứ ăn được hái về ăn”.
- “Bác làm gì ăn khi có rau?”
- “Luộc chấm với muối chớ có gì khác đâu ông”.
- “Bác có quen dùng bột ngọt không?”
Ông già hỏi lại:
- “Ông nói bột ngọt là gì thế?”
Cậu bé nhanh miệng:
- “Là mì chính đó Nội”.
Tôi hỏi cậu bé:
- “Vậy là ở nhà có dùng phải không cậu bé?”
- “Dạ có, nhưng ít khi lắm, vì phải mua”.
- “Bây giờ tôi biếu bác một ít đủ nấu canh trong mấy hôm ông với các cháu ở trong rẫy. Dù sao thì có chút canh dễ ăn hơn”.

Tôi quay sang chú Hổ:
- “Hổ ơi! Chú ráng cho ông cụ đầy hai muỗng bột ngọt nghe Hổ”. Chú Hổ trẻ lắm, trong tổ chức Phục Quốc bị bắt do Công An cộng sản gài bẫy.
Nhìn thằng bé cứ mân mê gói bột ngọt chút xíu trên tay với nụ cười vừa dễ thương vừa tội nghiệp! Chừng như nó đang nghĩ là sẽ được những bữa ăn ngon do cái gói nhỏ xíu này vậy!
Ông già run run:
- “Cám ơn ông. Thật là quí hóa quá”.
- “Không có chi đâu bác. Chắc bác cũng biết, trong hoàn cảnh chúng tôi chẳng phải nhiều nhỏi gì, nhưng giúp nhau được gì thì anh em chúng tôi không hẹp bụng đâu”.
- “Chúng tôi biết. Ngoài Phủ Lý cũng biết. Tuy các ông như vậy (ý nói ở tù), nhưng cuộc sống của các ông vẫn hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi làm gì có cơm trắng như các ông, chỉ mong ăn no chứ đâu dám mong ăn ngon”.
- “Thật tình tôi không ngờ cuộc sống của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này kém cuộc sống của người dân trong Nam chúng tôi không thể tưởng tượng được, dù rằng chúng tôi phải đương đầu với chiến tranh triền miên do ngoài này gây ra”.
Ông già buông một lời than rất tội nghiệp:
- “Ngoài này nghèo lắm ông ơi!”

Thưa quí vị quí bạn,
Chỉ một số sự kiện trên đây đã làm cho chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên, từ ngạc nhiên dẫn chúng tôi đến suy nghĩ, và nhận ra rằng, không phải tất cả người dân xã hội chủ nghĩa đều là cộng sản, bởi:
“Về chính trị, CSVN sử dụng giáo dục học đường và giáo dục xã hội bằng những chính sách của họ để bịt mắt bịt tai bịt miệng người dân, làm cho người dân chỉ được thấy những gì chúng cho thấy, được nghe những gì chúng cho nghe, và được nói những gì chúng cho phép nói, cho nên mọi người chỉ thấy một mặt của cuộc sống theo mục đích chính trị của CSVN. Vì vậy mà họ nhìn chúng tôi bằng đôi mắt căm thù để rồi mạt sát chúng tôi. Nhưng khi họ được vào miền Nam hoặc nghe bà con nói lại, giúp họ hiểu người miền Nam nói chung và quân nhân chúng tôi nói riêng, từ căm thù họ chuyển sang thiện cảm đến mức tâm tình trong những lúc tiếp xúc trực tiếp. Chính những lúc tâm tình với “những người tù chính trị chúng tôi”, họ mới thật sự cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống khi được tự do nói lên những dồn nén ẩn ức trong lòng, hoàn toàn khác hẳn với cuộc sống đầy sợ hãi và dối trá dưới chế độ cộng sản”.
“Nhớ lại ngày đầu tiên đến bến phà Ô Lâu cạnh thị xã Yên Bái, anh em chúng tôi bị đám đàn bà con nít sỉ vả mắng chửi. Hai năm sau đó, anh em chúng tôi từ bến phà Ô Lâu bờ Bắc Sông Hồng đi bộ lên con đường sát cạnh thị xã Yên Bái, lại được đám đàn bà con nít chào đón và vẫy tay tiễn chúng tôi khi đoàn xe lăn bánh xuống hướng Hà Nội. Từ mắng chửi với lòng thù hận chuyển sang những cái vẫy tay thân thiện, rõ ràng là chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa đã thắng độc tài cộng sản: “Thắng trong chính nghĩa sau khi thua trong bạo lực”.
“Về kinh tế, CSVN đã đẩy người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc xuống nghèo khổ đến tận cùng của nghèo khổ, so với người dân tự do 20 năm trên đất Nam đến mức dưới ánh mắt họ “miền Nam là một thiên đường”.

7. Để chấm hết bài này, mời quí vị theo dõi một chuyện vui vui cho bài viết nhẹ nhàng chút chút. Ở tù mà nói vui vui cũng khó nghe phải không quí vị. Biết vậy, nhưng chúng tôi phải tìm niềm vui trong nỗi khổ để giữ vững nghị lực mà hi vọng …
Chuyện là bếp của Đội chúng tôi có anh bạn sồn sồn và hai chú bạn trẻ. Trẻ là chú Hổ nấu cơm và chú Phùng A Ốn nấu nước, sồn sồn là anh Trương Đình Thăng (cựu Đốc Sự Hành Chánh) lấy củi cung cấp cho hai chú trẻ. Anh Thăng cẩn thận lắm, khi vác củi về còn chặt nhỏ phơi khô mới “giao nhà bếp”. Nhờ vậy mà cứ vào đến chòi một lúc là chú Ốn gọi các bạn đến lấy nước sôi, vì dòng nước bên cạnh trong khi có sẳn củi khô. Các bạn cần nấu cơm thì đến lạch nước nhỏ vo gạo, cho nước vào rồi đem gởi hai chú vừa nấu nước vừa nấu giùm những lon gô cơm hay luộc ít đọt bí rợ. Một hôm anh Thăng vác củi về là “tấn công” tôi:
- “Anh Hoa, hai dì cháu con nhỏ đó hỏi thăm anh kìa”.
- “Gì kỳ vậy. Hai dì cháu nào mà hỏi bất tử vậy cha nội?”
- “Đừng vờ vịt nữa. Tuần trước có hai người, một sồn sồn coi cũng được với một trẻ xinh xinh, ghé lều xin nước uống đó chớ ai. Có không? Khai mau lên?”
- “A! Hôm ấy là chú Hổ mời uống nước chớ hổng phải tôi à nghe. Lúc tôi vác cuốc về lều cũng là lúc bà ta đi ra, chớ có nói gì đâu mà bây giờ hỏi thăm”.
Anh Thăng cười cười:
- “Tôi hổng biết, người ta hỏi thăm thì tôi chuyển lời thôi. Còn muốn biết có hay không thì hôm nào dì cháu người ta ghé uống nước mà hỏi”.
- “Anh quỷ quái lắm. Bộ quen với ai trên núi rồi về đây kiếm chuyện với tôi phải hông? Khai thiệt nghe coi”.
Chú Hổ nhảy vào:
- “Anh Thăng có bồ rồi anh Hoa ơi”.
Anh Thăng xuống giọng chậm rãi:
- “Đi trên núi, người ta chào mình, mình chào người ta chớ bồ bịch gì đâu”.
Tôi bắt bí anh:
- “Vậy là nhận rồi hén. Người ta là ai? Khai lẹ lên”.
- “Người ta là dì cháu đấy. Sao hỏi kỹ thế”.
- “Hỏi kỹ đặng nghiên cứu xem có nên mét hay không vậy mà”.
Anh Thăng cười lớn:
- “Đó” thì chưa rõ, chớ “Đây” có hiếu với vợ lắm, đừng hòng mà đe với dọa”.
Tôi bèn cười theo:
- “Ô! Đây cũng thế. Vậy là phe ta rồi. Cho bắt tay cái đi”.

Phạm Bá Hoa


Trích trong “Ký Sự Trong Tù”
Nguồn
nguoivietboston .com