Thua trong bạo lực.
Thắng trong chính nghĩa
Ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam (CSVN) đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 16/06/1975, tôi cùng các bạn cấp Đại Tá bị đưa đến trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh do Đoàn 263 giam giữ. Ngày 23/10/1975, cộng sản chuyển chúng tôi đến trại tập trung Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa do Đoàn 775 giam giữ. Ngày 16/06/1976, hầu hết chúng tôi bị chuyển ra Yên Bái do Đoàn 776 giam giữ. Cả ba Đoàn này thuộc Bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam (CSVN).
Sự kiện kể lại trong bài này lúc tôi bị giam tại Trại Cốc (Hoàng Liên Sơn) và trại Nam Hà A (Hà Nam Ninh).
Đoàn xe từ phi trường dường như là Bái Thượng dừng lại bến phà Ô Lâu, bờ bắc Sông Hồng. Chúng tôi từng hai người một xuống xe. Bên tay phải là thị xã Yên Bái nhưng phút chốc bị che khuất bởi đám phụ nữ và đám “oắt tì” (con nít) kéo đến với thái độ sừng sỏ. Miệng hét tay xỉa xói vào nhóm chúng tôi đang chầm chậm xuống bờ sông để lên phà. Họ đứng cách chúng tôi khoảng vài chục thước, cùng lúc đến mấy chục cái miệng oan oác:
- “Đồ bán nước, giết hết chúng nó đi. Đồ ăn thịt con nít, đem bắn hết đi. Bọn giặc lái giết người, cho nó rục xương trong rừng đi.”
Đám lính cộng sản áp tải chúng tôi có vẻ hài lòng với nụ cười của tụi nó khi thấy đám phụ nữ và trẻ con sỉ vả chúng tôi. Chúng tôi im lặng. Lên phà. Cho dẫu mỗi chúng tôi có suy nghĩ gì đi nữa, tôi nghĩ, cũng đều ngỡ ngàng qua “cú sốc” đầu tiên kể từ ngày thua trận! Nhưng ngay bước đầu trên đất xã hội chủ nghĩa 20 năm, sự kiện vừa qua chứng tỏ cộng sản đã nhồi nhét trong đầu người dân từ bé đến lớn một lòng căm thù chúng tôi không thể nào tưởng tượng đến như vậy. Rõ ràng là từ trong quân ra đến dân và từ già đến trẻ trên cái đất xã hội chủ nghĩa này, chỉ có một cách hiểu một cách nói!
Phà Ô Lâu chỉ là chiếc xà-lan có chiếc tàu kéo cặp bên hông đẩy đi. Nó không giống bất cứ chiếc phà nào ở Mỹ Thuận hay Cần Thơ cả. Cũ kỹ, già nua, lỗi thời. Sông Hồng Hà mà tôi học trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” từ cuối những năm 30, bây giờ mới trông thấy, nhưng là trông thấy trong một tình cảnh hoàn toàn ngoài ý muốn. Phà cặp vào bãi cát chớ không có cầu, anh Vũ Tiến Phúc (cựu Đại Tá Pháo Binh) xin đi cầu vì đau bụng chịu không nỗi. Tụi nó không cho, mãi đến khi thấy anh Phúc nắm cái quần đi tới đi lui với dáng vẻ quýnh quáng vì phân bón xã hội chủ nghĩa ưu việt sắp … ra quần, chúng nó mới cho anh chui vô rừng giải quyết.
Sang bờ nam Sông Hồng, đoàn xe lại lăn bánh trên đường liên tỉnh 37. Lại có một đám phụ nữ với con nít “dàn chào” nữa. Họ đứng một bên đường, ném đá vào xe chúng tôi nhưng chỉ trúng tấm bạt phũ kín nghe lịch bịch. Khi xe qua khỏi, tôi thấy mấy cái miệng nhóp nhép lia lịa. Họ chửi họ nghe luôn chớ chúng tôi có nghe gì đâu. Nghĩ đến con người trong cái xã hội chủ nghĩa này mà tức cười vì họ chẳng khác những cái máy cát-xét, thu thế nào phát ra thế ấy!
Họ đưa chúng tôi vào giam giữ giữa khu rừng già thuộc xã Việt Cường, quận Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Dù rất chật nhưng cũng không còn một chỗ trống, cho nên tôi trong số 20 anh em phải nằm trên đám cỏ giữa trời. Tuy không bị mưa nhưng sương đêm ướt đẫm áo quần mền chiếu. Ngay ngày hôm sau, chúng tôi phải lên núi đốn cây đốn chổm (giống như cây nứa trong Nam) cất những dãy nhà giam để giam mình giam bạn! Do thường xuyên vào rừng lên núi, chúng tôi có dịp gần gủi với người dân trong vùng, dần dần giúp chúng tôi nhìn ra bản chất của CSVN qua một số sự kiện sau đây:
1. Một buổi chiều khi vác bó củi xuống núi trên đường về ngang dòng suối cạn còn cách trại hơn cây số, anh em chúng tôi dừng lại giữa suối rửa tay chân mặt mũi. Cùng đứng giữa dòng suối với chúng tôi là hai ông già rửa xe đạp, trong khi tiếng loa phóng thanh từ khu cư xá Lâm Trường trên sườn đồi, vang vang tiếng người xướng ngôn loan tin về vụ mùa thắng lợi” ở Hà Nam Ninh. Một trong hai ông già, vừa rửa xe vừa chửi đổng:
- “Bố tiên sư nó, vụ nào cũng thắng lợi mà năm nào dân cũng đói. Nói khoét mãi mà không ngượng!”
Tôi ngẫng lên nhìn ông ta để đánh giá câu chửi của ông có phải là thật không. Ông ta cũng nhìn tôi kèm theo nụ cười héo hắt. Thấy thế tôi hỏi ông:
- “Có thật vậy không ông?”
Ông ta đáp ngay:
- “Các anh sống trong Nam, các anh chưa hiểu được họ đâu. Tôi khuyên các anh hãy hiểu ngược lại tất cả những gì họ nói thì đúng sự thật.” Rồi cả hai ông đẩy xe đạp lên bờ, đạp tiếp. Tôi khều anh Trần Ngọc Thống (cựu Đại Tá, Bộ Tổng Tham Mưu):
- “Anh có đồng ý với tôi rằng hai ông già này là người dân dưới chế độ cộng sản nhưng không phải cộng sản hông?”
- “Đúng. Tôi tin chắc là trong dân chúng cũng nhiều người như vậy chứ không ít đâu.”
- “Tôi nghe nói vùng này là vùng họ chỉ định cư trú số anh em quân nhân viên chức bị kẹt lại hồi năm 1954, có thể do vậy mà họ có cảm tình với mình, nên mình chưa thể đánh giá người dân ở vùng khác cũng như người dân vùng này đâu anh.”
2. Tháng 09 cùng năm (1976), tất cả tù chính trị cấp Đại Tá được lệnh chuyển từ trại này mang vác đi bộ đến “Trại Cốc” nằm sâu trong một thung lũng, cách nhau khoảng 4 cây số.
Một hôm chúng nó dẫn chúng tôi đào lỗ trồng cột bằng cây rừng để kéo dây điện thoại dọc theo đường đá lởm chởm, từ bộ chỉ huy Liên Trại 1 đến Trại Cốc chúng tôi. Ngoài tên bộ đội cầm súng canh giữ, còn có tên quản giáo hướng dẫn công việc. Hắn khoảng 25 tuổi, ăn nói tương đối dễ chịu chớ không quát tháo mắng chửi như cái đám gặp ngày đầu tiên. Những vị trí hắn chỉ chúng tôi đào lỗ hầu như toàn đá nên khá vất vả. Mọi người mồ hôi nhỏ giọt từ hai bên má. Hắn đến cạnh nhóm chúng tôi nói nhỏ:
- “Các anh chưa quen lao động dưới cái nắng oi bức của mùa hè miền Bắc nên mau mệt.” Nói xong, anh ta hướng sang tên cầm súng và nói lớn:
- “Các anh nghĩ giải lao 10 phút.”
Khi chúng tôi dừng tay, đến cạnh bếp đang nấu chảo nước sôi với lá bàng. Lá bàng là loại lá lớn bằng bàn tay xòe, mùa này nó rụng quanh gốc cây. Khi nấu nước, tên cầm súng bảo chúng tôi:
- “Các anh lượm những lá bàng chuyển màu nâu (sắp khô) bỏ vào chảo mà uống như uống chè (trà) cho đỡ khát”. Nói xong, tên này mang súng đến gốc cây bàng xa xa đằng kia ngồi canh giữ chúng tôi, tên quản giáo từng bước đến cạnh tôi với anh Thống, hắn nói thật nhỏ vì sợ tên cầm súng nghe:
- “Các anh có thiên đường mà các anh không biết giữ.”
Tôi nhìn anh Thống, anh Thống nhìn tôi. Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi ngầm hiểu với nhau “không rõ tên này muốn bẫy mình hay sao đây”, nên hai đứa làm thinh. Chừng như hắn nhận ra điều đó, hắn nói tiếp:
- “Tôi đã vào Sài Gòn và tôi đã hiểu các anh.” Nói xong là anh ta bước đi ngay.
Qua thái độ của anh chàng gọi là cán bộ thông tin hay quản giáo vừa rồi, cho thấy giữa những người cộng sản với nhau, họ cũng canh chừng nhau nữa, huống gì là chúng tôi. Chúng tôi đến ngồi quây quần với các bạn cạnh chảo nước lá bàng như là cùng nhau giải khát, rồi thuật lại hai câu nói của anh ta cho các bạn nghe. Anh Thống nói:
- “Tôi thấy thằng này tuy trẻ nhưng câu nói của nó đáng cho mình để ý lắm.”
Tôi góp thêm:
- “Hoặc nó nói thật, hoặc nó xỏ mình. Nhưng quan sát thái độ của nó nhìn trước nhìn sau, khi nói xong là vội vàng đi ngay, tôi nghĩ là hắn nói thật. Vì hắn nói hắn đã vào Sài Gòn, được hiểu là hắn đã nghe tại chỗ về mình, được thấy tận mắt về cuộc sống của người miền Nam mình rồi.”
Anh Lê Minh Luân (cựu Đại Tá Không Quân) chen vào:
- “Liệu trên đất Bắc xã hội chủ nghĩa 20 năm này có một thằng bộ đội trẻ dám nhận xét ngược với đảng của nó không?”
Tôi đáp:
- “Chính tôi cũng tự hỏi như anh.”
Anh Thống:
- “Tôi vẫn tin không phải mọi người trên đất Bắc này đều là cộng sản. Riêng trường hợp thằng bộ đội này, tôi tin là hắn nói thật.”
Tôi tiếp lời:
- “Từ nay, anh em mình nên lắng nghe những mẫu chuyện của người dân quanh vùng mà mình gặp, tôi chắc là mình có thể tìm hiểu được ý thức chính trị của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này ra sao. Biết đâu mình sẽ ghi nhận được nhiều điều mà mình không ngờ như trường hợp thằng nhóc này cũng như với hai ông già rửa xe đạp hôm trước cũng nên.”
3. Vì trại chưa có rau ăn nên họ chỉ định 6 người đi mua rau ở chợ Yên Bái. Trong số này có tôi, anh Nguyễn Phán (cựu Đại Tá Quân Đoàn 2), và anh Dương Hiếu Nghĩa (cựu Đại Tá Thiết Giáp). Một tên cầm súng dẫn đi. Hắn đưa chúng tôi 3 cái đòn khiêng và 3 cái bao bố (loại đựng 100 kí lô), nghĩa là hai người một khiêng. Trên quảng đường đá lổm chổm chừng 6 cây số. Đến bờ nam sông Hồng, hắn không đưa toán chúng tôi sang phà Ô Lâu qua chợ Yên Bái mà ghé vào khu nhà bên nay Sông Hồng mua khoảng 150 kí lô chuối xanh còn trên cây để làm thức ăn mặn. Trông thấy cây ớt hiểm chín đỏ mà phát thèm, thèm chất cay của ớt để kích thích khẩu vị. Tôi mon men đến ông cụ đang ngồi hút thuốc lào ở thềm nhà:
- “Chào cụ. Cụ có thể cho tôi một trái ớt được không?”
Với giọng thiện cảm, ông hỏi tôi:
- “Ông ăn cay được không? Ớt này cay lắm đấy.”
- “Dạ được.” Nói xong, tôi bước đến cây ớt cạnh thềm nhà.
Ông cụ cười cười:
- “Ông ngồi đây xơi nước. Tôi bảo con gái tôi nó hái cho ông.”
Vừa nói ông ta vừa kéo cái ghế nhỏ cho tôi ngồi, rồi rót chun trà:
- “Hồng à! Con vặt (hái) cho ông này nắm ớt rồi gói lại đàng hoàng nghe con”.
- “Cám ơn cụ.”
- “Chè xanh đó. Xơi vào ông thấy thấm giọng và chống được cơn khát. Mùa hè của chúng tôi oi bức hơn trong Nam nhiều. Các ông chưa quen nên mau mệt lắm.”
Cô con gái đưa ông cụ một gói ớt lớn bằng cái chén ăn cơm. Ông cụ cho tôi hết gói đó. Tôi nói:
- “Cụ làm ơn nói với bộ đội võ trang giùm, nếu không thì tôi không dám nhận.”
Ông xoay qua hướng tên cầm súng:
- “Này anh bộ đội. Tôi cho ông này gói ớt đấy nhé!” Ông chỉ nói thế chớ không xin phép tắc gì cả, chứng tỏ ông cụ xem thường hắn. Chừng như hắn cũng nễ ông cụ, không biết có phải do hắn “tán” con gái ông cụ mà hắn nễ không?
Sau lời cám ơn rối rít, tôi chạy lại các bạn đang may mấy bao chuối. Tôi với anh Nghĩa một khiêng. Anh Nghĩa nghiêm giọng:
- “Ông cụ này có thiện cảm với anh em mình đó.”
- “Đúng anh. Ông ta gọi chúng mình là “các ông” với ý kính trọng, chớ không như cái đám phụ nữ với con nít trong ngày đầu tiên trên đất Bắc mà mình gặp ở gần phà Ô Lâu. Tôi nghĩ là rồi đây người dân vùng này sẽ nhìn mình tốt hơn, và cư xử với mình tốt hơn. Rõ ràng là mình có cơ hội tiếp xúc với người dân, mình với họ sẽ hiểu nhau hơn. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một hình thức chiến tranh chính trị mà.”
Số chuối xanh mua về, họ bảo các anh nhà bếp xắc từng khoanh rồi chẻ làm hai cho vào chảo, cho thêm muối và bột ngọt vào, quậy những thứ ấy vào nhau gọi là “món ăn mặn” nhiều ngày của chúng tôi.
4. Lần đi chợ kế tiếp, chúng tôi vẫn 6 người do tên cầm súng hướng dẫn. Hắn ra lệnh:
- “Các anh lấy 2 xe cải tiến đi mua cải bắp.”
Tôi nhìn qua nhìn lại có ý tìm chiếc xe, hắn thấy tôi cứ nhìn qua nhìn lại, hắn quát:
- “Không đi lấy xe mà nhìn gì thế kia?”
- “Tôi không thấy xe ở đâu làm sao lấy.”
- “Thế cái gì kia?” Vừa gắt gỏng hắn vừa chỉ chiếc xe cút-kít bên kia dòng suối nhỏ.
- “Cái đó là xe cải tiến hả bộ đội?”
Hắn trừng mắt nhìn tôi:
- “Anh đùa à. Xe để đấy mà còn hỏi”.
- “Không. Tôi không biết đó là xe cải tiến mà cán bộ”.
- “Cái anh này buồn cười chưa. Thế các anh gọi nó là cái gì?”
- ‘Trong Nam chúng tôi gọi nó là “xe cút kít”.
- “Ra lấy đi, đừng có đứng đó mà lý sự”.
Chúng tôi qua chiếc cầu nhỏ, lôi hai chiếc cút-kít từ trong bờ rào ra. Chưa biết phải làm gì tiếp, hắn lại quát: - “Vào kho mượn giây để kéo. Đứng đó làm gì?”
Mỗi chiếc xe “cút kít” mà họ gọi là xe cải tiến do hai người kéo và một người đẩy. Đến đám bắp cải của hợp tác xã nào đó sát bờ nam Sông Hồng, nhìn thấy một cô gái mặc quần tây áo sơ-mi, mang giày ống, cổ quấn khăn quàng ấm vì là đầu mùa đông, tóc uốn dợn phần đuôi. Nhìn chung, đây là cô gái sáng sủa so với hai cô gái đang trong rẫy bắp cải. Cô ta giao việc cho hai cô kia đang quần quật chặt gốc bắp cải. Tên cầm súng bảo chúng tôi đứng chờ, hắn đến nói chuyện với cô gái mang giày ống chắc là về chuyện mua bán. Hắn trở lại anh em chúng tôi:
- “Đấy là con gái của nữ đồng chí lãnh đạo Công An Huyện (Trấn Yên). Người ta đưa bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, cho lên xe cột lại. Các anh cẩn thận, không được nói linh tinh nghe chưa?”
Nói xong, hắn đi về phía ngôi nhà gần bờ sông. Nghe hắn nói cô ta là con bà Trưởng Công An cũng hơi ớn, vì hai chữ Công An nghe lạnh lùng rồi, huống chi là con gái của Trưởng Công An quận. Một cô lo cân. Cân xong, cô kia chất sang một bên, lúc ấy có tiếng của cô mang giày ống:
- “Yến. Em gở hết những lá xanh bên ngoài rồi cân lại cho mấy anh đó.”
Thế là hai cô gái phụ việc làm lại từ đầu mà chẳng nghe càu nhàu gì cả, trong khi cô gái mang giày ống gọi chúng tôi đến nhận bắp cải. Đang chất bắp cải lên xe, cô ta đứng cạnh tôi:
- “Anh biết dùng lá cải bắp làm dưa ăn không?”
Tôi dùng chữ bắp cải còn cô ta dùng chữ cải bắp. Thấy cô ta nói chuyện có vẻ nhẹ nhàng và tự nhiên, tôi đáp:
- “Có. Tôi biết cách làm và cũng biết ăn nữa cô.”
- “Tôi cho các anh những lá này, đem về cắt ra phơi một nắng, nấu nước muối đổ vào. Vài hôm là ăn được.”
- “Không được đâu cô.”
- “Anh vừa nói anh ăn được mà?.”
- “Cô phải nói với anh bộ đội võ trang mới được. Nếu cô không nói thì anh bộ đội võ trang cho là tôi ăn cắp, tôi sẽ bị phạt giam khi về trại.”
- “Được. Tôi sẽ nói cho anh.”
Trong khi chờ tên võ trang trở lại, cô ta hỏi:
- “Quê anh ở đâu?”
- “Tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà trong Nam chúng tôi thường gọi là Miền Tây, nhưng tôi sống ở Sài Gòn lâu rồi cô.”
- “Anh có thường được thư gia đình không?”
Tôi khựng lại, vì không hiểu cô ta hỏi thật hay dò xét. Con của Trưởng Công An quận mà. Thấy tôi ngập ngừng, cô ta nói:
- “Tôi hỏi thật, anh đừng sợ. Tôi có vào Nam rồi. Tôi thấy người miền Nam thành thật mà dễ mến nữa. Tôi nói thật đấy.”
Tôi có phần vững dạ:
- “Vâng. Thỉnh thoảng thôi, vì người ta ấn định thời gian chớ không phải lúc nào cũng được gởi đâu cô.”
- “Lần sau các anh có ra đây, mang theo thư đưa tôi gởi cho. Các anh đừng sợ. Tôi hỏi thêm, các anh có bị người ta đánh không?”
Tôi nhìn thẳng cô ta và chậm rãi trả lời để dò xem cô ta hỏi thật hay giăng bẫy:
- “Cám ơn cô. Chúng tôi không mang thư theo được đâu vì bộ đội võ trang xét kỹ lắm. Về đánh đập thì tôi và các bạn cùng Tổ với tôi chưa bị, nhưng chửi rủa nhục mạ thì thường lắm, thường đến mức mỗi khi người ta bắt đầu thì chúng tôi thuộc luôn mấy câu sau rồi. Đối với chúng tôi, điều đó còn đau hơn đánh đập vì trình độ của chúng tôi ít nhất cũng phải tốt nghiệp trung học rồi cô.”
Cô ta đứng yên một lúc, chừng như có chút xúc động:
- “Họ có cho các anh ăn no không?”
- “Nếu tôi nói với cô là chốc nữa đây tôi sẽ ăn hai củ khoai mì mà cô gọi là sắn, để chiều về tôi ăn một lúc hai phần, cô có tin tôi không? Hai phần gộp lại là hai chén cơm độn bắp, đó là hạnh phúc của chúng tôi!”
Cô ta xoay mặt ra bờ sông. Yên lặng.
Tôi tiếp:
- “Cô hỏi tôi những câu ẩn chứa tình người làm tôi cảm thấy ngại ngùng. Ngại ngùng vì vị trí giữa cô với anh em chúng tôi là một khoảng cách chính trị, mà chúng tôi là những người bị tù đày sau khi chúng tôi thua trận!”
Giọng cô ta trầm xuống:
- “Vào Nam, tôi mới hiểu người miền Nam các anh. Trong ấy có người thân của gia đình tôi vào đó từ năm 1954, cũng ở trong quân đội như mấy anh. Tôi muốn giúp các anh điều gì chớ không có ý dò xét anh đâu, anh đừng ngại. Bây giờ tôi lo công việc.”
Nói xong cô ta trở lại nhà lều ở đầu đám rẫy. Có lẽ cô ta thấy tên cầm súng đang đến nên cô ta không nói nữa thì phải? Tôi nói vói theo:
- “Cám ơn cô.”
Tên cầm súng đến bảo chúng tôi ăn trưa rồi chuẩn bị về trại. Nói xong, hắn quay lại nhà lúc nảy. Sáu anh em chúng tôi đang ngồi ăn khoai mì, cô gái mang giày ống đi ngang, đứng nhìn:
- “Các anh ăn thế làm sao no?”
- “Tôi nói với cô rồi. Chúng tôi đâu có cách nào khác. Hai củ khoai này là phần ăn của mỗi anh em chúng tôi đây!”
- “Các anh ráng giữ sức khỏe để về với gia đình. Chào các anh. Tôi về ăn trưa.”
- “Chào cô.”
Phải nói rằng, sau cái lần nghe ông cụ già rửa xe đạp vạch trần sự tuyên truyền dối trá trên làn sóng phát thanh, đến tên quản giáo nói như trách chúng tôi có thiên đường mà không biết giữ, đến lần mua chuối xanh nhìn thấy thái độ của ông cụ đối xử với chúng tôi rất tình người, hôm nay đến cô gái con bà Trưởng Công An quận mà họ gọi là huyện Trấn Yên này nói chuyện với chúng tôi ẩn chứa sự thông cảm với chúng tôi, cho phép tôi nhận ra rằng: “Không phải mọi người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc đều là cộng sản dù họ sinh ra và lớn lên trong chính sách giáo dục của cộng sản, ngay cả cô con gái của Trưởng Công An quận Trấn Yên này cũng vậy. Tôi nghĩ, chúng ta thua trận gần hai năm rồi, nhưng có vẻ như chúng ta thắng cộng sản về chính nghĩa thì phải. Bởi vì qua nét nhìn, người dân xã hội chủ nghĩa vùng rừng núi nơi đây dù chưa thể xem là tiêu biểu cho cả miền Bắc, nhưng rõ ràng họ cư xử với chúng tôi có đạo nghĩa. Tôi nghĩ, điều đó không mang ý nghĩa của lòng thương hại, mà là ý nghĩa của sự đồng cảm ý thức chính trị. Phải chăng, sự thua trận của chúng ta lại giúp cho người dân có cơ hội cũng như hoàn cảnh nhận định được chế độ nào là chính nghĩa? Trong cái rủi (ro) có cái may (mắn), trong cái nguy (hiểm) có cái cơ (hội) là thế. Chúng tôi vẫn tiếp tục quan sát để có được nhận định vững vàng hơn”.
- “Đồ bán nước, giết hết chúng nó đi. Đồ ăn thịt con nít, đem bắn hết đi. Bọn giặc lái giết người, cho nó rục xương trong rừng đi.”
Đám lính cộng sản áp tải chúng tôi có vẻ hài lòng với nụ cười của tụi nó khi thấy đám phụ nữ và trẻ con sỉ vả chúng tôi. Chúng tôi im lặng. Lên phà. Cho dẫu mỗi chúng tôi có suy nghĩ gì đi nữa, tôi nghĩ, cũng đều ngỡ ngàng qua “cú sốc” đầu tiên kể từ ngày thua trận! Nhưng ngay bước đầu trên đất xã hội chủ nghĩa 20 năm, sự kiện vừa qua chứng tỏ cộng sản đã nhồi nhét trong đầu người dân từ bé đến lớn một lòng căm thù chúng tôi không thể nào tưởng tượng đến như vậy. Rõ ràng là từ trong quân ra đến dân và từ già đến trẻ trên cái đất xã hội chủ nghĩa này, chỉ có một cách hiểu một cách nói!
Phà Ô Lâu chỉ là chiếc xà-lan có chiếc tàu kéo cặp bên hông đẩy đi. Nó không giống bất cứ chiếc phà nào ở Mỹ Thuận hay Cần Thơ cả. Cũ kỹ, già nua, lỗi thời. Sông Hồng Hà mà tôi học trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” từ cuối những năm 30, bây giờ mới trông thấy, nhưng là trông thấy trong một tình cảnh hoàn toàn ngoài ý muốn. Phà cặp vào bãi cát chớ không có cầu, anh Vũ Tiến Phúc (cựu Đại Tá Pháo Binh) xin đi cầu vì đau bụng chịu không nỗi. Tụi nó không cho, mãi đến khi thấy anh Phúc nắm cái quần đi tới đi lui với dáng vẻ quýnh quáng vì phân bón xã hội chủ nghĩa ưu việt sắp … ra quần, chúng nó mới cho anh chui vô rừng giải quyết.
Sang bờ nam Sông Hồng, đoàn xe lại lăn bánh trên đường liên tỉnh 37. Lại có một đám phụ nữ với con nít “dàn chào” nữa. Họ đứng một bên đường, ném đá vào xe chúng tôi nhưng chỉ trúng tấm bạt phũ kín nghe lịch bịch. Khi xe qua khỏi, tôi thấy mấy cái miệng nhóp nhép lia lịa. Họ chửi họ nghe luôn chớ chúng tôi có nghe gì đâu. Nghĩ đến con người trong cái xã hội chủ nghĩa này mà tức cười vì họ chẳng khác những cái máy cát-xét, thu thế nào phát ra thế ấy!
Họ đưa chúng tôi vào giam giữ giữa khu rừng già thuộc xã Việt Cường, quận Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Dù rất chật nhưng cũng không còn một chỗ trống, cho nên tôi trong số 20 anh em phải nằm trên đám cỏ giữa trời. Tuy không bị mưa nhưng sương đêm ướt đẫm áo quần mền chiếu. Ngay ngày hôm sau, chúng tôi phải lên núi đốn cây đốn chổm (giống như cây nứa trong Nam) cất những dãy nhà giam để giam mình giam bạn! Do thường xuyên vào rừng lên núi, chúng tôi có dịp gần gủi với người dân trong vùng, dần dần giúp chúng tôi nhìn ra bản chất của CSVN qua một số sự kiện sau đây:
1. Một buổi chiều khi vác bó củi xuống núi trên đường về ngang dòng suối cạn còn cách trại hơn cây số, anh em chúng tôi dừng lại giữa suối rửa tay chân mặt mũi. Cùng đứng giữa dòng suối với chúng tôi là hai ông già rửa xe đạp, trong khi tiếng loa phóng thanh từ khu cư xá Lâm Trường trên sườn đồi, vang vang tiếng người xướng ngôn loan tin về vụ mùa thắng lợi” ở Hà Nam Ninh. Một trong hai ông già, vừa rửa xe vừa chửi đổng:
- “Bố tiên sư nó, vụ nào cũng thắng lợi mà năm nào dân cũng đói. Nói khoét mãi mà không ngượng!”
Tôi ngẫng lên nhìn ông ta để đánh giá câu chửi của ông có phải là thật không. Ông ta cũng nhìn tôi kèm theo nụ cười héo hắt. Thấy thế tôi hỏi ông:
- “Có thật vậy không ông?”
Ông ta đáp ngay:
- “Các anh sống trong Nam, các anh chưa hiểu được họ đâu. Tôi khuyên các anh hãy hiểu ngược lại tất cả những gì họ nói thì đúng sự thật.” Rồi cả hai ông đẩy xe đạp lên bờ, đạp tiếp. Tôi khều anh Trần Ngọc Thống (cựu Đại Tá, Bộ Tổng Tham Mưu):
- “Anh có đồng ý với tôi rằng hai ông già này là người dân dưới chế độ cộng sản nhưng không phải cộng sản hông?”
- “Đúng. Tôi tin chắc là trong dân chúng cũng nhiều người như vậy chứ không ít đâu.”
- “Tôi nghe nói vùng này là vùng họ chỉ định cư trú số anh em quân nhân viên chức bị kẹt lại hồi năm 1954, có thể do vậy mà họ có cảm tình với mình, nên mình chưa thể đánh giá người dân ở vùng khác cũng như người dân vùng này đâu anh.”
2. Tháng 09 cùng năm (1976), tất cả tù chính trị cấp Đại Tá được lệnh chuyển từ trại này mang vác đi bộ đến “Trại Cốc” nằm sâu trong một thung lũng, cách nhau khoảng 4 cây số.
Một hôm chúng nó dẫn chúng tôi đào lỗ trồng cột bằng cây rừng để kéo dây điện thoại dọc theo đường đá lởm chởm, từ bộ chỉ huy Liên Trại 1 đến Trại Cốc chúng tôi. Ngoài tên bộ đội cầm súng canh giữ, còn có tên quản giáo hướng dẫn công việc. Hắn khoảng 25 tuổi, ăn nói tương đối dễ chịu chớ không quát tháo mắng chửi như cái đám gặp ngày đầu tiên. Những vị trí hắn chỉ chúng tôi đào lỗ hầu như toàn đá nên khá vất vả. Mọi người mồ hôi nhỏ giọt từ hai bên má. Hắn đến cạnh nhóm chúng tôi nói nhỏ:
- “Các anh chưa quen lao động dưới cái nắng oi bức của mùa hè miền Bắc nên mau mệt.” Nói xong, anh ta hướng sang tên cầm súng và nói lớn:
- “Các anh nghĩ giải lao 10 phút.”
Khi chúng tôi dừng tay, đến cạnh bếp đang nấu chảo nước sôi với lá bàng. Lá bàng là loại lá lớn bằng bàn tay xòe, mùa này nó rụng quanh gốc cây. Khi nấu nước, tên cầm súng bảo chúng tôi:
- “Các anh lượm những lá bàng chuyển màu nâu (sắp khô) bỏ vào chảo mà uống như uống chè (trà) cho đỡ khát”. Nói xong, tên này mang súng đến gốc cây bàng xa xa đằng kia ngồi canh giữ chúng tôi, tên quản giáo từng bước đến cạnh tôi với anh Thống, hắn nói thật nhỏ vì sợ tên cầm súng nghe:
- “Các anh có thiên đường mà các anh không biết giữ.”
Tôi nhìn anh Thống, anh Thống nhìn tôi. Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi ngầm hiểu với nhau “không rõ tên này muốn bẫy mình hay sao đây”, nên hai đứa làm thinh. Chừng như hắn nhận ra điều đó, hắn nói tiếp:
- “Tôi đã vào Sài Gòn và tôi đã hiểu các anh.” Nói xong là anh ta bước đi ngay.
Qua thái độ của anh chàng gọi là cán bộ thông tin hay quản giáo vừa rồi, cho thấy giữa những người cộng sản với nhau, họ cũng canh chừng nhau nữa, huống gì là chúng tôi. Chúng tôi đến ngồi quây quần với các bạn cạnh chảo nước lá bàng như là cùng nhau giải khát, rồi thuật lại hai câu nói của anh ta cho các bạn nghe. Anh Thống nói:
- “Tôi thấy thằng này tuy trẻ nhưng câu nói của nó đáng cho mình để ý lắm.”
Tôi góp thêm:
- “Hoặc nó nói thật, hoặc nó xỏ mình. Nhưng quan sát thái độ của nó nhìn trước nhìn sau, khi nói xong là vội vàng đi ngay, tôi nghĩ là hắn nói thật. Vì hắn nói hắn đã vào Sài Gòn, được hiểu là hắn đã nghe tại chỗ về mình, được thấy tận mắt về cuộc sống của người miền Nam mình rồi.”
Anh Lê Minh Luân (cựu Đại Tá Không Quân) chen vào:
- “Liệu trên đất Bắc xã hội chủ nghĩa 20 năm này có một thằng bộ đội trẻ dám nhận xét ngược với đảng của nó không?”
Tôi đáp:
- “Chính tôi cũng tự hỏi như anh.”
Anh Thống:
- “Tôi vẫn tin không phải mọi người trên đất Bắc này đều là cộng sản. Riêng trường hợp thằng bộ đội này, tôi tin là hắn nói thật.”
Tôi tiếp lời:
- “Từ nay, anh em mình nên lắng nghe những mẫu chuyện của người dân quanh vùng mà mình gặp, tôi chắc là mình có thể tìm hiểu được ý thức chính trị của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này ra sao. Biết đâu mình sẽ ghi nhận được nhiều điều mà mình không ngờ như trường hợp thằng nhóc này cũng như với hai ông già rửa xe đạp hôm trước cũng nên.”
3. Vì trại chưa có rau ăn nên họ chỉ định 6 người đi mua rau ở chợ Yên Bái. Trong số này có tôi, anh Nguyễn Phán (cựu Đại Tá Quân Đoàn 2), và anh Dương Hiếu Nghĩa (cựu Đại Tá Thiết Giáp). Một tên cầm súng dẫn đi. Hắn đưa chúng tôi 3 cái đòn khiêng và 3 cái bao bố (loại đựng 100 kí lô), nghĩa là hai người một khiêng. Trên quảng đường đá lổm chổm chừng 6 cây số. Đến bờ nam sông Hồng, hắn không đưa toán chúng tôi sang phà Ô Lâu qua chợ Yên Bái mà ghé vào khu nhà bên nay Sông Hồng mua khoảng 150 kí lô chuối xanh còn trên cây để làm thức ăn mặn. Trông thấy cây ớt hiểm chín đỏ mà phát thèm, thèm chất cay của ớt để kích thích khẩu vị. Tôi mon men đến ông cụ đang ngồi hút thuốc lào ở thềm nhà:
- “Chào cụ. Cụ có thể cho tôi một trái ớt được không?”
Với giọng thiện cảm, ông hỏi tôi:
- “Ông ăn cay được không? Ớt này cay lắm đấy.”
- “Dạ được.” Nói xong, tôi bước đến cây ớt cạnh thềm nhà.
Ông cụ cười cười:
- “Ông ngồi đây xơi nước. Tôi bảo con gái tôi nó hái cho ông.”
Vừa nói ông ta vừa kéo cái ghế nhỏ cho tôi ngồi, rồi rót chun trà:
- “Hồng à! Con vặt (hái) cho ông này nắm ớt rồi gói lại đàng hoàng nghe con”.
- “Cám ơn cụ.”
- “Chè xanh đó. Xơi vào ông thấy thấm giọng và chống được cơn khát. Mùa hè của chúng tôi oi bức hơn trong Nam nhiều. Các ông chưa quen nên mau mệt lắm.”
Cô con gái đưa ông cụ một gói ớt lớn bằng cái chén ăn cơm. Ông cụ cho tôi hết gói đó. Tôi nói:
- “Cụ làm ơn nói với bộ đội võ trang giùm, nếu không thì tôi không dám nhận.”
Ông xoay qua hướng tên cầm súng:
- “Này anh bộ đội. Tôi cho ông này gói ớt đấy nhé!” Ông chỉ nói thế chớ không xin phép tắc gì cả, chứng tỏ ông cụ xem thường hắn. Chừng như hắn cũng nễ ông cụ, không biết có phải do hắn “tán” con gái ông cụ mà hắn nễ không?
Sau lời cám ơn rối rít, tôi chạy lại các bạn đang may mấy bao chuối. Tôi với anh Nghĩa một khiêng. Anh Nghĩa nghiêm giọng:
- “Ông cụ này có thiện cảm với anh em mình đó.”
- “Đúng anh. Ông ta gọi chúng mình là “các ông” với ý kính trọng, chớ không như cái đám phụ nữ với con nít trong ngày đầu tiên trên đất Bắc mà mình gặp ở gần phà Ô Lâu. Tôi nghĩ là rồi đây người dân vùng này sẽ nhìn mình tốt hơn, và cư xử với mình tốt hơn. Rõ ràng là mình có cơ hội tiếp xúc với người dân, mình với họ sẽ hiểu nhau hơn. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một hình thức chiến tranh chính trị mà.”
Số chuối xanh mua về, họ bảo các anh nhà bếp xắc từng khoanh rồi chẻ làm hai cho vào chảo, cho thêm muối và bột ngọt vào, quậy những thứ ấy vào nhau gọi là “món ăn mặn” nhiều ngày của chúng tôi.
4. Lần đi chợ kế tiếp, chúng tôi vẫn 6 người do tên cầm súng hướng dẫn. Hắn ra lệnh:
- “Các anh lấy 2 xe cải tiến đi mua cải bắp.”
Tôi nhìn qua nhìn lại có ý tìm chiếc xe, hắn thấy tôi cứ nhìn qua nhìn lại, hắn quát:
- “Không đi lấy xe mà nhìn gì thế kia?”
- “Tôi không thấy xe ở đâu làm sao lấy.”
- “Thế cái gì kia?” Vừa gắt gỏng hắn vừa chỉ chiếc xe cút-kít bên kia dòng suối nhỏ.
- “Cái đó là xe cải tiến hả bộ đội?”
Hắn trừng mắt nhìn tôi:
- “Anh đùa à. Xe để đấy mà còn hỏi”.
- “Không. Tôi không biết đó là xe cải tiến mà cán bộ”.
- “Cái anh này buồn cười chưa. Thế các anh gọi nó là cái gì?”
- ‘Trong Nam chúng tôi gọi nó là “xe cút kít”.
- “Ra lấy đi, đừng có đứng đó mà lý sự”.
Chúng tôi qua chiếc cầu nhỏ, lôi hai chiếc cút-kít từ trong bờ rào ra. Chưa biết phải làm gì tiếp, hắn lại quát: - “Vào kho mượn giây để kéo. Đứng đó làm gì?”
Mỗi chiếc xe “cút kít” mà họ gọi là xe cải tiến do hai người kéo và một người đẩy. Đến đám bắp cải của hợp tác xã nào đó sát bờ nam Sông Hồng, nhìn thấy một cô gái mặc quần tây áo sơ-mi, mang giày ống, cổ quấn khăn quàng ấm vì là đầu mùa đông, tóc uốn dợn phần đuôi. Nhìn chung, đây là cô gái sáng sủa so với hai cô gái đang trong rẫy bắp cải. Cô ta giao việc cho hai cô kia đang quần quật chặt gốc bắp cải. Tên cầm súng bảo chúng tôi đứng chờ, hắn đến nói chuyện với cô gái mang giày ống chắc là về chuyện mua bán. Hắn trở lại anh em chúng tôi:
- “Đấy là con gái của nữ đồng chí lãnh đạo Công An Huyện (Trấn Yên). Người ta đưa bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, cho lên xe cột lại. Các anh cẩn thận, không được nói linh tinh nghe chưa?”
Nói xong, hắn đi về phía ngôi nhà gần bờ sông. Nghe hắn nói cô ta là con bà Trưởng Công An cũng hơi ớn, vì hai chữ Công An nghe lạnh lùng rồi, huống chi là con gái của Trưởng Công An quận. Một cô lo cân. Cân xong, cô kia chất sang một bên, lúc ấy có tiếng của cô mang giày ống:
- “Yến. Em gở hết những lá xanh bên ngoài rồi cân lại cho mấy anh đó.”
Thế là hai cô gái phụ việc làm lại từ đầu mà chẳng nghe càu nhàu gì cả, trong khi cô gái mang giày ống gọi chúng tôi đến nhận bắp cải. Đang chất bắp cải lên xe, cô ta đứng cạnh tôi:
- “Anh biết dùng lá cải bắp làm dưa ăn không?”
Tôi dùng chữ bắp cải còn cô ta dùng chữ cải bắp. Thấy cô ta nói chuyện có vẻ nhẹ nhàng và tự nhiên, tôi đáp:
- “Có. Tôi biết cách làm và cũng biết ăn nữa cô.”
- “Tôi cho các anh những lá này, đem về cắt ra phơi một nắng, nấu nước muối đổ vào. Vài hôm là ăn được.”
- “Không được đâu cô.”
- “Anh vừa nói anh ăn được mà?.”
- “Cô phải nói với anh bộ đội võ trang mới được. Nếu cô không nói thì anh bộ đội võ trang cho là tôi ăn cắp, tôi sẽ bị phạt giam khi về trại.”
- “Được. Tôi sẽ nói cho anh.”
Trong khi chờ tên võ trang trở lại, cô ta hỏi:
- “Quê anh ở đâu?”
- “Tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà trong Nam chúng tôi thường gọi là Miền Tây, nhưng tôi sống ở Sài Gòn lâu rồi cô.”
- “Anh có thường được thư gia đình không?”
Tôi khựng lại, vì không hiểu cô ta hỏi thật hay dò xét. Con của Trưởng Công An quận mà. Thấy tôi ngập ngừng, cô ta nói:
- “Tôi hỏi thật, anh đừng sợ. Tôi có vào Nam rồi. Tôi thấy người miền Nam thành thật mà dễ mến nữa. Tôi nói thật đấy.”
Tôi có phần vững dạ:
- “Vâng. Thỉnh thoảng thôi, vì người ta ấn định thời gian chớ không phải lúc nào cũng được gởi đâu cô.”
- “Lần sau các anh có ra đây, mang theo thư đưa tôi gởi cho. Các anh đừng sợ. Tôi hỏi thêm, các anh có bị người ta đánh không?”
Tôi nhìn thẳng cô ta và chậm rãi trả lời để dò xem cô ta hỏi thật hay giăng bẫy:
- “Cám ơn cô. Chúng tôi không mang thư theo được đâu vì bộ đội võ trang xét kỹ lắm. Về đánh đập thì tôi và các bạn cùng Tổ với tôi chưa bị, nhưng chửi rủa nhục mạ thì thường lắm, thường đến mức mỗi khi người ta bắt đầu thì chúng tôi thuộc luôn mấy câu sau rồi. Đối với chúng tôi, điều đó còn đau hơn đánh đập vì trình độ của chúng tôi ít nhất cũng phải tốt nghiệp trung học rồi cô.”
Cô ta đứng yên một lúc, chừng như có chút xúc động:
- “Họ có cho các anh ăn no không?”
- “Nếu tôi nói với cô là chốc nữa đây tôi sẽ ăn hai củ khoai mì mà cô gọi là sắn, để chiều về tôi ăn một lúc hai phần, cô có tin tôi không? Hai phần gộp lại là hai chén cơm độn bắp, đó là hạnh phúc của chúng tôi!”
Cô ta xoay mặt ra bờ sông. Yên lặng.
Tôi tiếp:
- “Cô hỏi tôi những câu ẩn chứa tình người làm tôi cảm thấy ngại ngùng. Ngại ngùng vì vị trí giữa cô với anh em chúng tôi là một khoảng cách chính trị, mà chúng tôi là những người bị tù đày sau khi chúng tôi thua trận!”
Giọng cô ta trầm xuống:
- “Vào Nam, tôi mới hiểu người miền Nam các anh. Trong ấy có người thân của gia đình tôi vào đó từ năm 1954, cũng ở trong quân đội như mấy anh. Tôi muốn giúp các anh điều gì chớ không có ý dò xét anh đâu, anh đừng ngại. Bây giờ tôi lo công việc.”
Nói xong cô ta trở lại nhà lều ở đầu đám rẫy. Có lẽ cô ta thấy tên cầm súng đang đến nên cô ta không nói nữa thì phải? Tôi nói vói theo:
- “Cám ơn cô.”
Tên cầm súng đến bảo chúng tôi ăn trưa rồi chuẩn bị về trại. Nói xong, hắn quay lại nhà lúc nảy. Sáu anh em chúng tôi đang ngồi ăn khoai mì, cô gái mang giày ống đi ngang, đứng nhìn:
- “Các anh ăn thế làm sao no?”
- “Tôi nói với cô rồi. Chúng tôi đâu có cách nào khác. Hai củ khoai này là phần ăn của mỗi anh em chúng tôi đây!”
- “Các anh ráng giữ sức khỏe để về với gia đình. Chào các anh. Tôi về ăn trưa.”
- “Chào cô.”
Phải nói rằng, sau cái lần nghe ông cụ già rửa xe đạp vạch trần sự tuyên truyền dối trá trên làn sóng phát thanh, đến tên quản giáo nói như trách chúng tôi có thiên đường mà không biết giữ, đến lần mua chuối xanh nhìn thấy thái độ của ông cụ đối xử với chúng tôi rất tình người, hôm nay đến cô gái con bà Trưởng Công An quận mà họ gọi là huyện Trấn Yên này nói chuyện với chúng tôi ẩn chứa sự thông cảm với chúng tôi, cho phép tôi nhận ra rằng: “Không phải mọi người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc đều là cộng sản dù họ sinh ra và lớn lên trong chính sách giáo dục của cộng sản, ngay cả cô con gái của Trưởng Công An quận Trấn Yên này cũng vậy. Tôi nghĩ, chúng ta thua trận gần hai năm rồi, nhưng có vẻ như chúng ta thắng cộng sản về chính nghĩa thì phải. Bởi vì qua nét nhìn, người dân xã hội chủ nghĩa vùng rừng núi nơi đây dù chưa thể xem là tiêu biểu cho cả miền Bắc, nhưng rõ ràng họ cư xử với chúng tôi có đạo nghĩa. Tôi nghĩ, điều đó không mang ý nghĩa của lòng thương hại, mà là ý nghĩa của sự đồng cảm ý thức chính trị. Phải chăng, sự thua trận của chúng ta lại giúp cho người dân có cơ hội cũng như hoàn cảnh nhận định được chế độ nào là chính nghĩa? Trong cái rủi (ro) có cái may (mắn), trong cái nguy (hiểm) có cái cơ (hội) là thế. Chúng tôi vẫn tiếp tục quan sát để có được nhận định vững vàng hơn”.
5. Tổ chúng tôi là Tổ cơ động nên hết việc này họ bảo làm việc kia mà hầu hết là leo núi đốn cây. Đầu tiên là đốn cây cung cấp cho mấy Tổ kia cất thêm căn trại. Cứ sáng sớm, mỗi người lãnh vài củ khoai mì cho vào túi áo treillis, lon guigoze nước chín xách tay, đến nhà kho gặp anh Tạ Văn Kiệt (năm 1955 là Quận Trưởng Quận Trà Ôn, Vĩnh Long) mượn dao. Tên cầm súng dắt đến chân núi, hắn chờ ở đó và chúng tôi cùng leo núi.
Một hôm, khi vác cây trên đường đỉnh để xuống núi, trông thấy một ông có lẽ cũng khoảng 50-60 gì đó đang ngồi ôm đứa con trai trong lòng, chúng tôi dừng lại nhưng cũng ngài ngại vì không biết thái độ ông ta đối với chúng tôi ra sao. Thấy ông không có vẻ gì phản đối, tôi hỏi:
- “Cháu làm sao mà ông ôm cháu vậy?”
Nhìn chúng tôi một lúc, ông đáp:
- “Cháu nhà tôi bị sốt rét ông à! Ở đây người ta chỉ phát cho mỗi thứ thuốc xuyên tâm liên không trị được gì hết.”
- “Nếu ngày mai ông với cháu có đến đây, tôi sẽ tặng cháu vài viên thuốc uống chống sốt rét. Ông cho cháu uống thử xem sao”.
- “Cám ơn ông. Mai tôi chờ ở đây. Ông coi chừng mấy đứa bộ đội bắt gặp là nó phạt ông đó.”
Ngày hôm sau là ngày chót chúng tôi đốn cây trên núi này. Tôi gặp ông già và đứa bé áng chừng 10 tuổi, hỏi ra mới biết cháu 16 tuổi. Tôi đưa ông già 10 viên Chloroquine và dặn mỗi ngày uống một viên. Tôi quá đổi ngạc nhiên về sự vui mừng của ông già:
- “Ông cho cháu uống thử chớ tôi không dám chắc là cháu hết bệnh ngay đâu, vì tôi không phải là thầy thuốc.”
- “Tôi mừng vì ở miền Bắc này có bao giờ tôi trông thấy thuốc ngoại đâu, tôi tin là cháu sẽ hết bệnh.”
Từ hôm sau tôi không có dịp gặp ông cho đến một hôm. Hôm ấy chúng tôi sang dãy núi khác để đốn cây chổm lợp nhà, làm vách nhà, và làm vạt giường nằm, xa hơn khu vực đốn cây làm cột nhà. Khi vừa leo đến đỉnh núi, tôi trông thấy ông với đứa bé mạnh khỏe. Ông nhìn qua nhìn lại, tôi đoán là ông sợ có thằng cầm súng đi theo, tôi nói ngay:
- “Bộ đội cầm súng ở dưới đường chớ không theo chúng tôi”. Ông đừng sợ”.
Hai bàn tay ông già nắm lấy tay tôi thật chặt, miệng ríu rít:
- “Cả gia đình tôi cám ơn ông. Cháu chỉ uống viên đầu tiên là hết sốt rét, tôi cho cháu uống thêm 2 viên nữa, mấy viên còn lại gia đình tôi chia cho hai đứa cháu cũng bị sốt rét. Tất cả chúng nó khỏe hết rồi. Thuốc ngoại hay lắm ông ơi!”
- “Sao ông biết tôi ở đây mà chờ?”
- “Mấy hôm tôi đến chỗ cũ không gặp ông, tôi phải tìm hỏi mãi mới biết là Tổ đốn cây đã chuyển sang đốn chổm. Tôi đoán mấy ông đốn ở núi này nên tôi chờ. May quá, được gặp ông.”
Rồi ông xuống giọng như tâm tình:
- “Gia đình tôi nghèo lắm, có cơm độn ngày hai bữa là khá rồi. Tôi có mang biếu ông hai củ lang (khoai lang) ông nhận giùm tôi. Ơn của ông to lắm.”
Vừa nói ông vừa bước đến gốc cây, hai tay bươi đám lá khô lôi ra cái gói lá chuối, sau khi thổi bụi trên củ khoai, ông cầm hai tay run run đưa tôi làm tôi xúc động thật sự. Sự xúc động của tôi một phần vì hai củ khoai mà như ông nói đã trích trong phần ăn của gia đình ông, phần khác là thái độ cùng cách xử sự của ông đối với anh em chúng tôi nói chung và với tôi nói riêng. Ông đã lặn lội tìm cách gặp tôi để đền ơn mà không ngại núi rừng, cũng không sợ bị tên quản giáo hay cầm súng bắt gặp, nếu không phải là tấm lòng thì ông đâu cần phải hành động như vậy. Nhưng ở đây tôi còn nhìn sang hai góc độ nữa: “Một là góc độ chính trị. Rõ ràng là người dân xã hội chủ nghĩa nơi đây không phải ai cũng ủng hộ chế độ cộng sản. Sống trong lòng chế độ nhưng sự phản kháng vẫn tiềm ẩn trong lòng họ, có cơ hội thích hợp là họ bộc lộ như trường hợp ông già nêu trên. Và hai là góc độ kinh tế. Cả một quốc gia chỉ uống toàn thuốc “xuyên tâm liên” thì một dân tộc bệnh hoạn yếu đuối là đúng thôi! Tuy ông chưa biết công hiệu của viên thuốc ra sao, chỉ cầm trong tay viên thuốc ngoại quốc đã đủ làm cho ông tin tưởng con của ông hết bệnh rồi. Tội nghiệp cho người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa này biết bao!“
6. Tháng 4 năm 1978, chúng tôi bị chuyển từ Yên Bái xuống trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh do Công An giam giữ. Dần dần anh em tù chính trị chúng tôi trong một Đội gồm đủ các cấp bậc các thành phần. Sự kiện trong đoạn này là lúc Đội chúng tôi phụ trách trồng bí rợ và trồng bắp trong thung lũng cỏ tranh, hai bên là vách núi, thượng nguồn dòng nước nhỏ là làng cùi và xa hơn chút nữa là Nông Trường trồng trà. Sáng sớm chúng tôi rời trại đến chiều mới về mà họ gọi là “làm thông tầm”. Mỗi ngày chúng tôi đi và về khoảng 8 cây số.
Nơi chúng tôi chọn là ngã ba đường mòn để làm cái lều nhỏ xíu nấu nước cho Đội và anh em tự nấu cái gì đó để ăn. Con đường mòn này dài theo thung lũng, có cái ngã ba leo lên dốc núi khá cao để qua thung lũng bên kia thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, vì bên đó có nhiều người dân từ Phủ Lý vào khai phá trồng trọt. Trong số những người dân làm lụng bên đó có một gia đình bốn người, gồm: Một ông già khoảng 60 tuổi với 3 đứa cháu: Một cô gái khoảng 20 tuổi, với hai cậu bé 12 và 14 tuổi. Theo lời ông cụ, mỗi lần vào đó một tuần, về lại Phủ Lý vài ngày thì trở vô. Nhìn thấy cả gia đình gánh khoai mì từ thung lũng bên kia, leo lên đỉnh núi cao, tuột dốc xuống thung lũng chúng tôi đang làm, lại leo lên cái đỉnh núi nữa mới xuống đến con đường đá để ra Ba Sao rồi về Phủ Lý. Những củ khoai mì cột chặt ở hai đầu cây tre mà gánh. Ông cụ với cô gái, mỗi người khoảng 15 kí lô, mỗi cậu bé 7 kí lô. Nhìn tận mắt cái lam lũ của gia đình này thật là tội nghiệp! Cuộc sống của họ bi đát quá! Hơn 20 năm sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc cằn cỗi này, họ chỉ được ăn những củ khoai mì mà họ đổ ra biết bao công lao cộng với hiểm nguy của núi rừng mới có được! Nếu muốn ăn gạo, phải bán 3 kí lô khoai mì mới đủ mua 1 kí lô gạo. Từ khi Đội chúng tôi vào đây, mỗi khi gia đình này cũng như những gia đình khác đi ngang đều ghé vào lều xin nước uống, vì chúng tôi luôn có nước trà. Một hôm tôi hỏi:
- “Mỗi lần vào rẫy, bác phải mang theo thức ăn hay vào mua trong đó?”
- “Đâu có mang gì theo ngoài ngô (bắp) hoặc gạo với muối. Trong đó cũng đâu có gì ăn được ngoài rau, mà rau đâu phải lúc nào cũng có. Khi trồng chưa ăn được, phải chia nhau vào rừng tìm những thứ ăn được hái về ăn”.
- “Bác làm gì ăn khi có rau?”
- “Luộc chấm với muối chớ có gì khác đâu ông”.
- “Bác có quen dùng bột ngọt không?”
Ông già hỏi lại:
- “Ông nói bột ngọt là gì thế?”
Cậu bé nhanh miệng:
- “Là mì chính đó Nội”.
Tôi hỏi cậu bé:
- “Vậy là ở nhà có dùng phải không cậu bé?”
- “Dạ có, nhưng ít khi lắm, vì phải mua”.
- “Bây giờ tôi biếu bác một ít đủ nấu canh trong mấy hôm ông với các cháu ở trong rẫy. Dù sao thì có chút canh dễ ăn hơn”.
Tôi quay sang chú Hổ:
- “Hổ ơi! Chú ráng cho ông cụ đầy hai muỗng bột ngọt nghe Hổ”. Chú Hổ trẻ lắm, trong tổ chức Phục Quốc bị bắt do Công An cộng sản gài bẫy.
Nhìn thằng bé cứ mân mê gói bột ngọt chút xíu trên tay với nụ cười vừa dễ thương vừa tội nghiệp! Chừng như nó đang nghĩ là sẽ được những bữa ăn ngon do cái gói nhỏ xíu này vậy!
Ông già run run:
- “Cám ơn ông. Thật là quí hóa quá”.
- “Không có chi đâu bác. Chắc bác cũng biết, trong hoàn cảnh chúng tôi chẳng phải nhiều nhỏi gì, nhưng giúp nhau được gì thì anh em chúng tôi không hẹp bụng đâu”.
- “Chúng tôi biết. Ngoài Phủ Lý cũng biết. Tuy các ông như vậy (ý nói ở tù), nhưng cuộc sống của các ông vẫn hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi làm gì có cơm trắng như các ông, chỉ mong ăn no chứ đâu dám mong ăn ngon”.
- “Thật tình tôi không ngờ cuộc sống của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này kém cuộc sống của người dân trong Nam chúng tôi không thể tưởng tượng được, dù rằng chúng tôi phải đương đầu với chiến tranh triền miên do ngoài này gây ra”.
Ông già buông một lời than rất tội nghiệp:
- “Ngoài này nghèo lắm ông ơi!”
Một hôm, khi vác cây trên đường đỉnh để xuống núi, trông thấy một ông có lẽ cũng khoảng 50-60 gì đó đang ngồi ôm đứa con trai trong lòng, chúng tôi dừng lại nhưng cũng ngài ngại vì không biết thái độ ông ta đối với chúng tôi ra sao. Thấy ông không có vẻ gì phản đối, tôi hỏi:
- “Cháu làm sao mà ông ôm cháu vậy?”
Nhìn chúng tôi một lúc, ông đáp:
- “Cháu nhà tôi bị sốt rét ông à! Ở đây người ta chỉ phát cho mỗi thứ thuốc xuyên tâm liên không trị được gì hết.”
- “Nếu ngày mai ông với cháu có đến đây, tôi sẽ tặng cháu vài viên thuốc uống chống sốt rét. Ông cho cháu uống thử xem sao”.
- “Cám ơn ông. Mai tôi chờ ở đây. Ông coi chừng mấy đứa bộ đội bắt gặp là nó phạt ông đó.”
Ngày hôm sau là ngày chót chúng tôi đốn cây trên núi này. Tôi gặp ông già và đứa bé áng chừng 10 tuổi, hỏi ra mới biết cháu 16 tuổi. Tôi đưa ông già 10 viên Chloroquine và dặn mỗi ngày uống một viên. Tôi quá đổi ngạc nhiên về sự vui mừng của ông già:
- “Ông cho cháu uống thử chớ tôi không dám chắc là cháu hết bệnh ngay đâu, vì tôi không phải là thầy thuốc.”
- “Tôi mừng vì ở miền Bắc này có bao giờ tôi trông thấy thuốc ngoại đâu, tôi tin là cháu sẽ hết bệnh.”
Từ hôm sau tôi không có dịp gặp ông cho đến một hôm. Hôm ấy chúng tôi sang dãy núi khác để đốn cây chổm lợp nhà, làm vách nhà, và làm vạt giường nằm, xa hơn khu vực đốn cây làm cột nhà. Khi vừa leo đến đỉnh núi, tôi trông thấy ông với đứa bé mạnh khỏe. Ông nhìn qua nhìn lại, tôi đoán là ông sợ có thằng cầm súng đi theo, tôi nói ngay:
- “Bộ đội cầm súng ở dưới đường chớ không theo chúng tôi”. Ông đừng sợ”.
Hai bàn tay ông già nắm lấy tay tôi thật chặt, miệng ríu rít:
- “Cả gia đình tôi cám ơn ông. Cháu chỉ uống viên đầu tiên là hết sốt rét, tôi cho cháu uống thêm 2 viên nữa, mấy viên còn lại gia đình tôi chia cho hai đứa cháu cũng bị sốt rét. Tất cả chúng nó khỏe hết rồi. Thuốc ngoại hay lắm ông ơi!”
- “Sao ông biết tôi ở đây mà chờ?”
- “Mấy hôm tôi đến chỗ cũ không gặp ông, tôi phải tìm hỏi mãi mới biết là Tổ đốn cây đã chuyển sang đốn chổm. Tôi đoán mấy ông đốn ở núi này nên tôi chờ. May quá, được gặp ông.”
Rồi ông xuống giọng như tâm tình:
- “Gia đình tôi nghèo lắm, có cơm độn ngày hai bữa là khá rồi. Tôi có mang biếu ông hai củ lang (khoai lang) ông nhận giùm tôi. Ơn của ông to lắm.”
Vừa nói ông vừa bước đến gốc cây, hai tay bươi đám lá khô lôi ra cái gói lá chuối, sau khi thổi bụi trên củ khoai, ông cầm hai tay run run đưa tôi làm tôi xúc động thật sự. Sự xúc động của tôi một phần vì hai củ khoai mà như ông nói đã trích trong phần ăn của gia đình ông, phần khác là thái độ cùng cách xử sự của ông đối với anh em chúng tôi nói chung và với tôi nói riêng. Ông đã lặn lội tìm cách gặp tôi để đền ơn mà không ngại núi rừng, cũng không sợ bị tên quản giáo hay cầm súng bắt gặp, nếu không phải là tấm lòng thì ông đâu cần phải hành động như vậy. Nhưng ở đây tôi còn nhìn sang hai góc độ nữa: “Một là góc độ chính trị. Rõ ràng là người dân xã hội chủ nghĩa nơi đây không phải ai cũng ủng hộ chế độ cộng sản. Sống trong lòng chế độ nhưng sự phản kháng vẫn tiềm ẩn trong lòng họ, có cơ hội thích hợp là họ bộc lộ như trường hợp ông già nêu trên. Và hai là góc độ kinh tế. Cả một quốc gia chỉ uống toàn thuốc “xuyên tâm liên” thì một dân tộc bệnh hoạn yếu đuối là đúng thôi! Tuy ông chưa biết công hiệu của viên thuốc ra sao, chỉ cầm trong tay viên thuốc ngoại quốc đã đủ làm cho ông tin tưởng con của ông hết bệnh rồi. Tội nghiệp cho người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa này biết bao!“
6. Tháng 4 năm 1978, chúng tôi bị chuyển từ Yên Bái xuống trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh do Công An giam giữ. Dần dần anh em tù chính trị chúng tôi trong một Đội gồm đủ các cấp bậc các thành phần. Sự kiện trong đoạn này là lúc Đội chúng tôi phụ trách trồng bí rợ và trồng bắp trong thung lũng cỏ tranh, hai bên là vách núi, thượng nguồn dòng nước nhỏ là làng cùi và xa hơn chút nữa là Nông Trường trồng trà. Sáng sớm chúng tôi rời trại đến chiều mới về mà họ gọi là “làm thông tầm”. Mỗi ngày chúng tôi đi và về khoảng 8 cây số.
Nơi chúng tôi chọn là ngã ba đường mòn để làm cái lều nhỏ xíu nấu nước cho Đội và anh em tự nấu cái gì đó để ăn. Con đường mòn này dài theo thung lũng, có cái ngã ba leo lên dốc núi khá cao để qua thung lũng bên kia thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, vì bên đó có nhiều người dân từ Phủ Lý vào khai phá trồng trọt. Trong số những người dân làm lụng bên đó có một gia đình bốn người, gồm: Một ông già khoảng 60 tuổi với 3 đứa cháu: Một cô gái khoảng 20 tuổi, với hai cậu bé 12 và 14 tuổi. Theo lời ông cụ, mỗi lần vào đó một tuần, về lại Phủ Lý vài ngày thì trở vô. Nhìn thấy cả gia đình gánh khoai mì từ thung lũng bên kia, leo lên đỉnh núi cao, tuột dốc xuống thung lũng chúng tôi đang làm, lại leo lên cái đỉnh núi nữa mới xuống đến con đường đá để ra Ba Sao rồi về Phủ Lý. Những củ khoai mì cột chặt ở hai đầu cây tre mà gánh. Ông cụ với cô gái, mỗi người khoảng 15 kí lô, mỗi cậu bé 7 kí lô. Nhìn tận mắt cái lam lũ của gia đình này thật là tội nghiệp! Cuộc sống của họ bi đát quá! Hơn 20 năm sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc cằn cỗi này, họ chỉ được ăn những củ khoai mì mà họ đổ ra biết bao công lao cộng với hiểm nguy của núi rừng mới có được! Nếu muốn ăn gạo, phải bán 3 kí lô khoai mì mới đủ mua 1 kí lô gạo. Từ khi Đội chúng tôi vào đây, mỗi khi gia đình này cũng như những gia đình khác đi ngang đều ghé vào lều xin nước uống, vì chúng tôi luôn có nước trà. Một hôm tôi hỏi:
- “Mỗi lần vào rẫy, bác phải mang theo thức ăn hay vào mua trong đó?”
- “Đâu có mang gì theo ngoài ngô (bắp) hoặc gạo với muối. Trong đó cũng đâu có gì ăn được ngoài rau, mà rau đâu phải lúc nào cũng có. Khi trồng chưa ăn được, phải chia nhau vào rừng tìm những thứ ăn được hái về ăn”.
- “Bác làm gì ăn khi có rau?”
- “Luộc chấm với muối chớ có gì khác đâu ông”.
- “Bác có quen dùng bột ngọt không?”
Ông già hỏi lại:
- “Ông nói bột ngọt là gì thế?”
Cậu bé nhanh miệng:
- “Là mì chính đó Nội”.
Tôi hỏi cậu bé:
- “Vậy là ở nhà có dùng phải không cậu bé?”
- “Dạ có, nhưng ít khi lắm, vì phải mua”.
- “Bây giờ tôi biếu bác một ít đủ nấu canh trong mấy hôm ông với các cháu ở trong rẫy. Dù sao thì có chút canh dễ ăn hơn”.
Tôi quay sang chú Hổ:
- “Hổ ơi! Chú ráng cho ông cụ đầy hai muỗng bột ngọt nghe Hổ”. Chú Hổ trẻ lắm, trong tổ chức Phục Quốc bị bắt do Công An cộng sản gài bẫy.
Nhìn thằng bé cứ mân mê gói bột ngọt chút xíu trên tay với nụ cười vừa dễ thương vừa tội nghiệp! Chừng như nó đang nghĩ là sẽ được những bữa ăn ngon do cái gói nhỏ xíu này vậy!
Ông già run run:
- “Cám ơn ông. Thật là quí hóa quá”.
- “Không có chi đâu bác. Chắc bác cũng biết, trong hoàn cảnh chúng tôi chẳng phải nhiều nhỏi gì, nhưng giúp nhau được gì thì anh em chúng tôi không hẹp bụng đâu”.
- “Chúng tôi biết. Ngoài Phủ Lý cũng biết. Tuy các ông như vậy (ý nói ở tù), nhưng cuộc sống của các ông vẫn hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi làm gì có cơm trắng như các ông, chỉ mong ăn no chứ đâu dám mong ăn ngon”.
- “Thật tình tôi không ngờ cuộc sống của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này kém cuộc sống của người dân trong Nam chúng tôi không thể tưởng tượng được, dù rằng chúng tôi phải đương đầu với chiến tranh triền miên do ngoài này gây ra”.
Ông già buông một lời than rất tội nghiệp:
- “Ngoài này nghèo lắm ông ơi!”
Thưa quí vị quí bạn,
Chỉ một số sự kiện trên đây đã làm cho chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên, từ ngạc nhiên dẫn chúng tôi đến suy nghĩ, và nhận ra rằng, không phải tất cả người dân xã hội chủ nghĩa đều là cộng sản, bởi:
“Về chính trị, CSVN sử dụng giáo dục học đường và giáo dục xã hội bằng những chính sách của họ để bịt mắt bịt tai bịt miệng người dân, làm cho người dân chỉ được thấy những gì chúng cho thấy, được nghe những gì chúng cho nghe, và được nói những gì chúng cho phép nói, cho nên mọi người chỉ thấy một mặt của cuộc sống theo mục đích chính trị của CSVN. Vì vậy mà họ nhìn chúng tôi bằng đôi mắt căm thù để rồi mạt sát chúng tôi. Nhưng khi họ được vào miền Nam hoặc nghe bà con nói lại, giúp họ hiểu người miền Nam nói chung và quân nhân chúng tôi nói riêng, từ căm thù họ chuyển sang thiện cảm đến mức tâm tình trong những lúc tiếp xúc trực tiếp. Chính những lúc tâm tình với “những người tù chính trị chúng tôi”, họ mới thật sự cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống khi được tự do nói lên những dồn nén ẩn ức trong lòng, hoàn toàn khác hẳn với cuộc sống đầy sợ hãi và dối trá dưới chế độ cộng sản”.
“Nhớ lại ngày đầu tiên đến bến phà Ô Lâu cạnh thị xã Yên Bái, anh em chúng tôi bị đám đàn bà con nít sỉ vả mắng chửi. Hai năm sau đó, anh em chúng tôi từ bến phà Ô Lâu bờ Bắc Sông Hồng đi bộ lên con đường sát cạnh thị xã Yên Bái, lại được đám đàn bà con nít chào đón và vẫy tay tiễn chúng tôi khi đoàn xe lăn bánh xuống hướng Hà Nội. Từ mắng chửi với lòng thù hận chuyển sang những cái vẫy tay thân thiện, rõ ràng là chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa đã thắng độc tài cộng sản: “Thắng trong chính nghĩa sau khi thua trong bạo lực”.
“Về kinh tế, CSVN đã đẩy người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc xuống nghèo khổ đến tận cùng của nghèo khổ, so với người dân tự do 20 năm trên đất Nam đến mức dưới ánh mắt họ “miền Nam là một thiên đường”.
7. Để chấm hết bài này, mời quí vị theo dõi một chuyện vui vui cho bài viết nhẹ nhàng chút chút. Ở tù mà nói vui vui cũng khó nghe phải không quí vị. Biết vậy, nhưng chúng tôi phải tìm niềm vui trong nỗi khổ để giữ vững nghị lực mà hi vọng …
Chuyện là bếp của Đội chúng tôi có anh bạn sồn sồn và hai chú bạn trẻ. Trẻ là chú Hổ nấu cơm và chú Phùng A Ốn nấu nước, sồn sồn là anh Trương Đình Thăng (cựu Đốc Sự Hành Chánh) lấy củi cung cấp cho hai chú trẻ. Anh Thăng cẩn thận lắm, khi vác củi về còn chặt nhỏ phơi khô mới “giao nhà bếp”. Nhờ vậy mà cứ vào đến chòi một lúc là chú Ốn gọi các bạn đến lấy nước sôi, vì dòng nước bên cạnh trong khi có sẳn củi khô. Các bạn cần nấu cơm thì đến lạch nước nhỏ vo gạo, cho nước vào rồi đem gởi hai chú vừa nấu nước vừa nấu giùm những lon gô cơm hay luộc ít đọt bí rợ. Một hôm anh Thăng vác củi về là “tấn công” tôi:
- “Anh Hoa, hai dì cháu con nhỏ đó hỏi thăm anh kìa”.
- “Gì kỳ vậy. Hai dì cháu nào mà hỏi bất tử vậy cha nội?”
- “Đừng vờ vịt nữa. Tuần trước có hai người, một sồn sồn coi cũng được với một trẻ xinh xinh, ghé lều xin nước uống đó chớ ai. Có không? Khai mau lên?”
- “A! Hôm ấy là chú Hổ mời uống nước chớ hổng phải tôi à nghe. Lúc tôi vác cuốc về lều cũng là lúc bà ta đi ra, chớ có nói gì đâu mà bây giờ hỏi thăm”.
Anh Thăng cười cười:
- “Tôi hổng biết, người ta hỏi thăm thì tôi chuyển lời thôi. Còn muốn biết có hay không thì hôm nào dì cháu người ta ghé uống nước mà hỏi”.
- “Anh quỷ quái lắm. Bộ quen với ai trên núi rồi về đây kiếm chuyện với tôi phải hông? Khai thiệt nghe coi”.
Chú Hổ nhảy vào:
- “Anh Thăng có bồ rồi anh Hoa ơi”.
Anh Thăng xuống giọng chậm rãi:
- “Đi trên núi, người ta chào mình, mình chào người ta chớ bồ bịch gì đâu”.
Tôi bắt bí anh:
- “Vậy là nhận rồi hén. Người ta là ai? Khai lẹ lên”.
- “Người ta là dì cháu đấy. Sao hỏi kỹ thế”.
- “Hỏi kỹ đặng nghiên cứu xem có nên mét hay không vậy mà”.
Anh Thăng cười lớn:
- “Đó” thì chưa rõ, chớ “Đây” có hiếu với vợ lắm, đừng hòng mà đe với dọa”.
Tôi bèn cười theo:
- “Ô! Đây cũng thế. Vậy là phe ta rồi. Cho bắt tay cái đi”.
Phạm Bá Hoa
Trích trong “Ký Sự Trong Tù”
Nguồn nguoivietboston .com