Monday, January 31, 2011

Tunisia vs Vietnam


BELGIQUE: TIẾNG NÓI CỦA DÂN,
TIẾNG NÓI CỦA DÂN CHỦ , GƯƠNG SÁNG DÂN CHỦ-TUNISIA

Lebanon - Yemen - vietnam

Paris 28 tháng giêng 2011. Hôm kia khi viết xong bài thì ở Ai Cập dân chúng xuống đường biểu tình đòi Tổng thống Hosni Moubarack phải từ chức. Effet domino hay effet ketchup. Hiện tượng vết dầu loan, hay hiện tượng ketchup. Chai Ketchup chúc đầu mãi nay đã vọt ra. Cách mạnh Bông Lài đang đơm hoa kết trái. Ở Ai Cập con đường đầy máu cả ngàn người đang bị đàn áp vào tù ; hôm qua 4 người ngã gục, hôm nay lại tám người nữa. Tổng Thống Moubarack ra biện pháp mạnh, tung quân đội vào đàn áp, thiết luật Thiết quân Luật. Chờ xem, Quân đội cũng như ở Tunisie sẽ là cái chìa khóa. Cuộc đọ sức giữa cái Phải Dân Chủ và cái Trái Cường quyền Độc tài.

Vox populi, vox Dei. Ý Dân Ý Trời
Từ thời xa xưa, từ thời những Cộng Hòa La – mã, vào thế kỷ thứ V trước T.C. đã có từ ngữ nầy. « Tiếng nói của Dân, tiếng nói của Trời ».. Trước thời huy hoàng của Đế quốc La – mã, dân Hy – Lạp cũng đã biết tổ chức những thị xã (bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII trước T.C.) thành những đơn vị hành chánh nho nhỏ rồi. Ngay từ thế kỷ thứ V trước T.C. sau khi đã đánh đuổi được đoàn quân xâm lược của đế quốc khổng lồ Ba Tư, Hy Lạp đã bước vào một thời đại huy hoàng, với những nhà hiền triết như Parménide, Empédocle, Leucippe, họ cho ra đời một trường phái mới, với những nguồn tư tưởng mới, tư tưởng Dân chủ đa nguyên, với một một cái nhìn mới, cái nhìn Dân chủ, đa nguyên, cho một thế giới mới, thế giới Dân chủ : thành phố Athène với một chế độ Dân chủ là cái nôi của một nền văn minh mới, với nhiều trường phái tư tưởng chánh trị và trường phái nghệ thuật đầy sáng tạo đa nguyên đa diện.

Sau thời kỳ huy hoàng của Hy Lạp đến thời kỳ của La – mã. Người La – mã là người có đấu óc tổ chức. Những người La-mã đầu tiên thễ hiện dân chủ qua những tổ chức comita (tạm dịch là hội nghị – assemblée hay comice). Các hội nghị ấy là cái điển hình của một thể chế dân chủ trực tiếp, đây là một cố gắng đại diện cho tất cả những thành phần xã hội hay thành phần sắc tộc có mặt trong thành phố. Thành phần quý tộc trong các hội nghị lập thành một Hội đồng thành phố các bô lão (conseil municipal des anciens). Hôi đồng thành phố các bô lão cuối cùng biến thành Sénat (tạm dịch là Thượng Viện) các Bô lão. Theo truyền thuyết La – mã, Sénat đầu tiên gồm 300 bô lão (patres) của ba sắc tộc đầu tiên có mặt ở La – mã. Đó là 300 vị sénateurs – nghị sĩ đầu tiên của La – mã.
Về sau dân chúng và các bô lão cần một người lãnh đạo chánh trị duy nhứt gọi là rex. Rex do dân bầu, và các bô lão sẽ là những cố vấn tham mưu.

Nếu Dân Chủ Démocratia là của Hy – lạp thì Cộng hòa – République là do từ ngữ "Res publica", tức là "của công" của La Mã. Lãnh đạo, quản trị là coi sóc chăm sóc, làm việc cho của công, cho cộng đồng. Tiêu đề của Cộng hòa La – mã là "Senatus Populusque Romanus" - Pour le Senat et le peuple Romain, cho Thượng Viện và Nhơn dân La – mã. Câu nầy nói lên cái đoàn kết của Thượng Viện La – mã, nơi các đại diện những gia đình quý tộc La – mã và toàn thể các công dân La – mã. Vox Populi Vox Dei.

Như vậy, như chúng ta đã thấy từ ngàn xưa, vai trò người dân đã được đặt lên ngang hàng các quyền chức lãnh đạo. Những nhà chánh trị, những lãnh đạo một đất nước, một lãnh thổ đều cai trị quản trị do dân và vì dân, họ là những nhà đại diện nhơn dân quản trị một lãnh thổ, nhơn danh nhơn dân của lãnh thổ ấy.
Vox populi, Vox Dei. Đó là những thời đại huy hoàng của những thể chế Dân chủ và Cộng hòa.

Thế nhưng nhơn dân có thật sự cai quản là một chuyện khác. Vì quyền hành cuối cùng vẫn do các người đại diện nhơn danh Nhơn Dân.
Nhưng chẳng chốc, vì lòng tham lam, các bô lão, các quý tộc, các thành phần chức sắc hoặc cần một vị lãnh đạo, hay ngược lại có thể có một vị quan chức đầy tham vọng được bầu lên hoặc tự phong lên một chức vụ duy nhứt, chức vụ Rex tức là Vua . Vua – Rex cho một lãnh thổ nhỏ, Đế -Emperator dùng cho ông Vua đã bắt đầu tham lam đi cướp đất người, để chinh phục. Emperator -Empereur – Đế. Dân Tàu thêm mầu Vàng cho xôm tụ Hoàng Đế (Yellow Emperor). La – mã có tục lệ các Hoàng Đế lên ngôi tại mặt trận, các tướng khoác Long bào cho Hoàng Đế trước ba quân, (cũng như ở Việt Nam ta có Lê Hoàn được các tướng khoác Long Bào trước ba quân để thành Vua Lê Đại Hành). Nhưng khi được làm Vua thì không muốn xuống nữa, và cũng vì vậy, sợ đủ chuyện, sợ bị ám sát, sợ bị hạ bệ do đảo chánh, nên phải mua chuộc để có thêm tay chơn bộ hạ vây cánh. Nếu không mua chuộc được dân, phải làm cho dân sợ, phải khủng bố, phải đàn áp, phải có Công An riêng, lính hầu riêng, khám lớn, khám nhỏ, trại tập trung, trại cải tạo… Ngự Lâm Quân, Mật Vu, Công An ..KGB.. Stasi.

Nhưng không phải tự nhiên thành bạo chúa đâu? Những người bắt đầu một triều đại bao giờ cũng một minh quân, có tài quản trị ba quân, biết đảo chánh, biết làm cách mạng thay đổi một thời kỳ đen tối thành sáng sủa hơn. Chính thời gian cầm quyền đã biến các minh quân thành bạo chúa. Vì vậy không được cầm quyền lâu. Một thể chế muốn có dân chủ phải biết thay người lãnh đạo. Néron, Caligula trước khi biến thành những bạo chúa là những minh quân. Các Hiến Pháp các quốc gia dân chủ trên thế giới ngày nay đều hạn chế nhiệm kỳ các vị Chủ Tịch Nước, Tổng Thống ..kể cả các Đảng phái, người cầm quyền phải thay đổi, thay thế. Check and Balances, Kiểm soát và Thay thế là nền tảng của Dân chủ.

Trở lại thời La – mã, các tướng lãnh các bô lão và nhơn dân bầu Rex, lên ngôi Rex thì nhơn danh Dân, nhưng khi làm Vua thì phải Trị dân. Vì chức vị do Dân Bầu, quá nguy hiểm ! Dân bầu được thì Dân hạ bệ được. Nếu mua chuộc không đủ, trị dân không xong, thì chức Vua phải do Ý Chúa do Ý Trời, vì vậy phải Thần thánh hóa cái chức vụ Rex ấy, bày đặt nói là do Thiên mệnh, và nếu cần nói hơn nữa, nói Thiên Tử chẳng hạn, và buộc dân xem như ông ông Thần. Chế độ Dân chủ, chế độ Cộng Hòa của những Văn minh La-Hy chẳng chốc biến thành những chế độ Quân chủ Thần quyền của những thời đại đen tối Trung Cổ Âu Châu. Đó là ta nói chuyện bên trời tây, Âu Châu. Á Châu ta thì khỏi nói ? Chiến Quốc, Xuân Thu, Tam Quốc của Tàu ; Sứ quân , Trịnh Nguyễn của Việt nam. Sử ký Á châu có bao giờ nói đến người dân đâu ? Toàn chuyện các quan, các vua hết đánh nhau, nôi chiến để giành đất lẫn nhau, nếu có ngoại xâm đánh đuổi ngoại xâm cũng để giữ đất nước, nhưng khi hết ngoại xâm lại giành đánh giết lẫn nhau. Mỗi lần thay triều đại là mỗi lần làm cỏ sạch triều đại, chế độ cũ. Trần Thủ Độ bắt cháu lấy dì, để đổi máu mũ, giết cả họ nhà Lý trừ hậu hoạn, buộc gia đình nhà họ Trần phải lấy nhau để giữ cho máu mũ không bị lai đi. Thiếu Đức thiếu luân lý như vậy, nhưng lại có công giữ được đất nước mà Nhà Trần được sử ký Việt nam ghi tên nhớ ơn. Chỉ vì trong những quốc nạn biến cố Nhà Trần biết dựa vào dân và được cả toàn dân ủng hộ chống ngoại xâm. Nhà Lý cũng thế chỉ cần có một Tướng tài ba Lý Thường Kiệt với "Nam Quốc Sơn hà Nam Đế cư" khẳng định rõ ràng Không gian sanh tồn của dân tộc Việt là toàn dân Việt đã dám hy sanh đánh quân Tống. Chỉ cần một bài Hịch là Đức Trần Hưng Đạo đã thúc được lòng yêu nước của toàn dân Việt.

Vox Populi Vox Dei. Ý dân Ý Trời
Ngày nay, thế giới đang tự ru ngủ với những tập tục « tự cho là Dân Chủ ». Ai ai ngày nay cũng biết rằng Dân chủ là cái cần thiết cho một quốc gia, cho một dân tộc. Mọi người từ thường dân đến chánh khách đều nói từ ngữ Dân chủ trong những bài nói bài viết chánh trị. Và mọi người đều quan niệm rằng Dân chủ sẽ đến với Kinh tế Thị trường . Kinh tế thị trường mọi người có cái ăn, có cái mặc và có xài, có sắm, có tiêu thụ, nói tóm lại có Phát triển. Khi có Phát triển, chẳng bao lâu thì Dân chủ sẽ đến. Từ 1848, Karl Marx (Các Mác) cũng đã nói như vậy rồi. Trong Tư Bản Luận, Các – Mác, sau khi nghiên cứu tư bản trung lưu Anh quốc (le capitalisme bourgeois anglais) kết luận rằng kinh tế thị trường sẽ đem lại Dân Chủ . Vì Kinh tế thị trường sẽ tạo ra giai cấp tư sản trung lưu, giai cấp tư sản trung lưu rất cần ổn định, vốn liếng để đầu tư sáng tạo sản xuất. ..vi vậy sẽ cần Dân Chủ.

1. Trường Hợp Tunisie

Hai Tuần qua ở bên kia bờ Địa Trung Hải, chỉ cần mười ngày biểu tình là đã làm sập một chế độ 23 năm cầm quyền. Chế độ Ben Ali, độc đảng, độc tài, gia đình trị, tham nhũng, công an trị. 23 năm trị vì, bàn tay sắt trong chiếc găng nhung. Chế độ Ben Ali là biểu hiện của cái lý thuyết Các Mác. Tạo kinh tế thị trường, tạo một giới trung lưu tư sản doanh thương, tạo công ăn việc làm cho dân. Sáng tạo, sản xuất, thị trường, củng cố phát triển, xây nhà cao ốc, tạo khách sạn, hôtel, xây biệt thự … Làm giàu, làm giàu … thì dỉ nhiên có dân chủ. Và Tunisie được thế giới xem là nước có phát triển có dân chủ. Bất kể Ben Ali được bầu 5 lần, mỗi lần độc diển, số phiếu gần 100 %, bất kể người ngoại quốc khi đến làm ăn ở Tunisie đều phải đút lót, thông cảm, bôi trơn, biết điều.. Bất kể ai cũng biết là tất cả gia đình Ben Ali và vợ Ben Ali đều cầm tất cả những ngành doanh thương kỷ nghệ ở Tunisie.. Bất kể ở Tunisie không có một tờ báo tư độc lập, không có một đài phát thanh truyền hình độc lập… Bất kể, bất kể. … Không một ai nói đến nhơn quyền ở Tunisie, trái lại, ca tụng : hãy xem, dân Tunisie, có quyền làm ăn, buôn thúng bán bưng,.. Nhưng không ai thấy dân Tunisie không có quyền chủ trích, phê phán…. Hãy đi du lịch. Tunisie đi ! Tunisie đẹp lắm, rẽ lắm, dân Tunisie làm công rất rẽ. Hãy đầu tư ở Tunisie đi ! dân Tunisie khéo tay, lương rẽ. Tunisie ở gần nước Pháp chuyên chở rẽ, vé máy bay, vé tàu rẽ. Dân Tunisie biết tiếng Pháp ; các dịch vụ- trả lời qua điện thoại đặt bên Tunisie rất rẽ. Nói tóm lại , thiên hạ mê Tunisie, một chế độ tiên tiến, phụ nữ được giải phóng, giáo dục thoải mái, kinh tế mở cửa, Tunisie là một quốc gia (có một bề ngoài ) phát triển, đang lên, đầy triển vọng cho khu vực Địa Trung Hải. Ngành du lịch mở cửa cho du khách ra vào, rộng rãi. Công dân buôn bán tự do với du khách. Không ai nhìn thấy dân chúng Tunisie đang bị kềm kẹp.

Trong nước không có một tự do ngôn luận ư ? không có một tờ báo đối lập ư ?, không có một đài truyền thông đối lập ư ?, không có một người bất đồng chánh kiến ư ? vì họ đã hoặc ly hương hoặc ở tù. Cũng như các quốc gia chậm tiến đang lên có chỉ số phát triển cao như Việt Nam, như Trung Quốc, như Ai Cập, . . thiếu dân chủ thiếu nhơn quyền, chả sao. Vì các quốc gia chậm tiến ấy có một quan niệm Dân chủ một quan niệm Nhơn quyền khác các người Âu Tây . Và cứ thế giòng sông Phát trìển, giòng sông đầu tư và lợi nhuận lặng lẻ trôi. Những nhà đấu tranh dân chủ ?, những nhà bất đồng chánh kiến ? bị đàn áp, bị đi tù, người Âu tây chúng ta đã có những cơ quan từ thiện và lương tân theo dõi, nào Amnesty International, nào Human Rights Watchers, và chúng ta cũng có một Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa Bình để cứu mạng. Thật đáng hảnh diện cho giải Nobel khi giải Nobel Hòa bình được tặng cho những vị Tổng thống Mỹ cựu hay đương nhiệm như Jimmy Carter và Barack Obama, và cho cả những cựu hay đương nhiệm tù chánh trị như Bà Aung San Sưu Ky và ông Lưu Hiển Ba… Với giải Nobel hòa bình chúng ta có thể đem lại Dân chủ cho Thế giới chậm tiến .

Đang viết đến đây thì tôi nhận được một bài dịch do một bạn đồng môn Yersin gởi cho Việt Thức của bài viết của Ông Jacques Attali đã đăng trên tuần báo Express của Pháp tuần trước. Jacques Attali,cựu đảng viên Đảng Xã hội Pháp từng là cố vấn chánh trị cố Tổng Thống François Mitterand Pháp (1916 – 1996 ), thuộc phái tả, là một tay bình luận gia chánh trị , kinh tế hàng đầu của nhóm trí thức phái tả Pháp của những năm 1990/ 2000. Vừa qua Ông được Tổng Thống Nicolas Sarkozy giao cho nhiệm vụ thành lập một ban nghiên cứu tình hình kinh tế những năm sắp tới, hậu khủng hoảng kinh tế và tài chánh, và đề nghị những biện pháp cải tổ. Đầu năm 2010, ông đã đệ trình bản báo cáo ấy với những đề nghị táo bạo gây xôn xao một dạo cho dư luận các chuyên gia kinh tế và chánh trị Pháp.Quý vị có thể tham khảo bài viết trên trên Vietthuc.org.
Lý luận của ông Attali cho là lý thuyết của Các – Mác, ngày nay vẫn đúng. Muốn có Dân chủ phải có Phát triển qua Kinh tế thị trường Nhưng tại sao Tunisie đã qua giai đoạn Kinh tế thị trường, nhưng vẫn không có Dân chủ . Và muốn được Dân Chủ Dân chúng phải xuống đường đi tìm Dân chủ. Và như vậy đừng hòng trông mong Trung Quốc Việt Nam Ai Cập Phi Châu Algérie hay Syrie … một cách tự nhiên, Dân chủ phải do dân tự tìm lấy không ai cho cả. Và cũng không phải do tư bản vào đầu tư phát triển mà Dân chủ đến.

Tất cả những quốc gia chậm tiến kể trên đều phải trải qua một cuộc Cách Mạng để tìm Dân Chủ ! Nhưng không được Cách mạng kiểu Mác xít vì những cuộc Cách Mạng kiểu Mác Xít đều biến thành những Độc tài cả ! Những anh hùng giải phóng nhơn dân ngày xưa, nay đã biến thành những nhà độc tài khác máu với nhơn dân mình : Cuba, Việt Nam, Trung Quốc Bắc Hàn, … Lybie, Syrie, Ai Cập.

Và Attali phân tách để có một cuộc Cách Mạng thật sự Dân chủ. Quốc gia đó, phải hội đủ 5 điều kiện:
1. Một giai cấp trung lưu tư sản có trí thức và đủ sức mạnh sáng tạo và tổ chức. Điều kiện nầy Việt Nam ngày nay bắt đầu có.
2 . Một quân đội thế tục – dân sự (anh bạn tôi muốn dịch từ laïque , từ laïque ý muốn nói là không dính líu gì đến Tôn giáo,) Tôi không đồng ý quan điểm của Attali, Laïque là ở trường hợp Tunisie, cả quốc gia Tunisie là Laïque, Tunisie cấm không cho các thiếu nữ đội khăn tôn giáo đến những nơi công cộng. Tunisie cấm những đảng phái có mầu sắc tôn giáo. Nhưng một quốc gia như Tàu hay Việt Nam ? Điều kiện nầy không có, Tàu và Việt Nam không phải thế tục, laïque, Tàu và Việt Nam chống Tôn giáo, nhưng Đảng Cộng sản và thuyết Cộng sản là một Tôn giáo, với các linh mục chánh ủy ,các chi bộ Đảng là nhà thờ.. Quân đội phải độc lập. Làm sao Quân đôi làm Cách mạng khi Quân đội bị quân ủy thuộc Đảng Cộng sản nắm mọi quyết định?
3 . Một giới trẻ không còn gì để mất. như giới trẻ Việt Nam?
4 . Sự thiếu vắng một nhà lãnh đạo được lòng dân và có khả năng thu hút quần chúng. Người lãnh đạo phải được phát từ dân. Đã qua rồi cái thời các lãnh đạo… bao năm lê chơn tìm đường cứu quốc, đã qua rồi cái thời các lý thuyết nhập cảnh từ phương xa, Cộng sản, hay Nhơn Vị, đã qua rồi cái thời đi tìm triết lý cuộc sống, từ người nước ngoài Khổng tử hay Jésus, và cũng đã qua rồi cái thời phải đi tìm đàn anh đở đầu, Tàu, Nga, Tây hay Mỹ. Người Việt Nam hãy lớn lên, hãy tự tin, hãy trưởng thành để lo đến cái thân mình.
5 . Một môi trường thuận lợi. Môi trường Việt Nam hôm nay thuận lợi rất thuận lợi ; Chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền yếu như thế nầy. Dân chúng Việt Nam hết mê hết sợ, phỉ nhổ ngạo báng, động một chút là xuống đường, phản đối không bằng lòng. Chưa bao giờ bạn bè ngoại quốc nó khinh như thế nầy. Thụy Điển người bạn muôn đời, người bạn từ những thời chống Mỹ cứu nước, nay đã hết kiên nhẫn , vì tham nhũng, vì gian manh, đã đóng cửa Tòa Đại sứ hổng thèm chơi với thằng bạn du côn nữa. Và Nhựt bổn, người bạn Nhựt bổn bao nhiêu năm chịu đựng nay, cũng bỏ.

Ngày hôm nay, khi tôi viết những giòng nầy. Dân chúng Tunisie vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình. Nhưng trong ôn hòa, không xô xát, hổn loạn, nhưng vẫn cương quyết. Họ đòi gi? Họ đòi phải có một chánh phủ đàng hoàng và tử tế, biết tôn trọng dân và lẽ phải, công bằng, dân chủ, và sạch sẻ nghĩa là không xử dụng lại những viên chức cũ lem nhem, có dính líu với thời Ben Ali. Dẹp bỏ tất cả cựu viên chức của Đảng cầm quyền cũ. Bất kể Tunisie không có người giỏi , bất kể không có chuyên viên… Nhưng nhân dân Tunisie vẫn tin tưởng rằng, sau cuộc Cách mạng, với tin thần với lòng yêu nước, với đạo đức Tunisie vẫn vượt qua mọi trở ngại.

2. Trường hợp Belgique - Vương quốc Bỉ

Như chúng ta cũng đã biết Vương quốc Bỉ gồm có hai phần khu vực với hai ngôn ngữ khác nhau với những tập tục khác nhau. Một vùng gần biên giới Pháp, gọi là Wallonie, nói ngôn ngữ Pháp, tập tục sanh hoạt giống người pháp. Và một vùng phía Bắc thủ phủ Bruxelles, nói tiếng Hoà lan, flamand tập tục và sanh hoạt giống người Hòa lan. Cả hai ngôn ngữ nầy đều là hai quốc ngữ của Vương quốc Bỉ . Các công chức Bỉ bắt buộc phải nói cả hai quốc ngữ. Anh bạn nhà báo truyền hình Đỗ Hiếu của Đài RFA, dân Bruxelles thứ thiệt từng là công chức Bỉ biết nói cả hai quốc ngữ Bỉ !

Vương quốc Bỉ không có chánh phủ từ hơn 10 tháng nay. Lý do, các nhà chánh trị Flamands, muốn ly khai thành lập một nước Bỉ hoàn toàn của dân Bỉ gốc Flamands, không bằng lòng có dân Bỉ gốc Wallons trong nhà nước, trong các nội các, trong cả các quyết định chánh trị ; viện cớ rằng Wallonie nghèo, dân Wallon không xứng đáng vi không có phát triển không có một nền kinh tế cao, và Flandres ngày nay phải nuôi sống Wallonie. Cũng như dân miền Nam Việt Nam Sàigon và đồng bằng sông Cửu Long đòi bỏ miền Bắc và Hà nội nghèo nàn, không có sanh hoạt kinh tế chỉ đề Sài gòn nuôi mấy năm nay.

Từ mười tháng nay, Vương quốc Bỉ đang bị khủng hoảng chánh phủ không thành lập được, do các nhà chánh trị và các Đảng phái cầm quyền hay đối lập cãi cọ nhau.

Tuần qua dân chúng Bỉ xuống đường biểu tình, đòi các nhà chánh trị phải giải quyết, phải có nội các, phải có thủ tướng điều hành. Vox Populi , vox Dei. Nhà vua hứa sẽ giải quyết mọi mâu thuẩn để mau lẹ có một nhà nước điều hành.

Hai trường hợp người dân đã đứng lên, quyết định vận mạng đất nước mình.

Và Việt Nam?

Hãy nhìn vào Tunisie, 23 năm độc tài, cũng dùi cui, cũng lựu đạn cay, cũng đàn áp, bỏ tù. Hôm nay, Công An đã xin lỗi dân, Quân đội, (dám từ chối không bắn vào dân), ngày nay đứng ra bảo đảm với người dân là chăm sóc để giữ Dân chủ trong tất cả những chuyển tiếp, trong tất cả mọi quyết định để thành lập một nội các tạm thời, trong cuộc bầu cử tương lai.

Tunisie đã trưởng thành, dân chúng Tunisie hết mê hết sợ đã dám đứng lên giành quyền tự chủ vận mạng đất nước mình.Cách mạng Bông Lài đã thành công

Chừng nào cách mạng Bông sen? Thời cơ đã đến.
Nước đã mất đất, Nước đã mất biển,
Nước sẽ mất Dân.
Nếu Dân Việt Nam không đứng lên giữ nước.

Dân Việt Nam sẽ mất luôn tiếng nói, sẽ mất luôn quốc ngữ.

Còn chần chờ gì nữa?

Phan Văn Song
25/01/2011
Nguồn vietland
Đọc thêm : nguoivietnamchau

Buddhism


Chiếc Bè

Có người kia đi đến một vùng nước rộng, thấy mé mình đứng rất nguy hiểm và ghê sợ, còn mé bên kia thì yên ổn hiền lành.

Muốn sang qua đò, thì lại không cầu. Anh bèn nghĩ: "Ta hãy bẻ cây làm tạm một chiếc bè để đưa ta qua sông". Sau khi đến mé bên kia rồi, anh ta bèn nghĩ: "Nhờ chiếc bè này mà ta qua được bên này, như vậy, ta phải nhớ ân nó mà đội nó lên đầu hay vác nó trên vai luôn luôn bất cứ đi đâu ở đâu". Các anh nghĩ thế nào về các việc làm của người này? Làm như thế, người ấy có cư xử đúng lẽ với chiếc bè của anh ta không?

Các đệ tử thưa:

- Thưa Thế Tôn, không ạ!

- Vậy thì, người ấy phải đối xử bằng cách nào đối với chiếc bè ấy mới phải lẽ? Đối với nó, đừng lưu luyếùn gì nữa. Nó chỉ là phương tiện. Hãy để chiếc bè ấy tha hồ theo dòng nước mà trôi đi, hoặc giữ lại bến ấy cho ai khác, muốn dùng qua sông thì dùng!

Ớ các tì kheo! Giáo lý của ta chẳng khác nào chiếc bè trên đây nó dùng để chở qua sông, chứ đâu phải đội lên đầu, hay vác trên vai khi đã sang được qua sông!

Nguồn maivoo

Thơ Đoàn Văn Cừ


Chợ Tết

Video Canhthiepdauxuan

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ gìa chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng nghộ nghĩnh đuổi theo sau
Sương trắng giỏ đầu cành như giọt sữa.

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ

Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghe người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi dọn bán

Một thày khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu

Áo cụ lý bị người chen lấn kéo
Khăn trên đầu đương chít cũng bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi

Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa
Những mẹt cau đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết

Con gà trống màu thâm như cục tiết
Một người qua cầm cẳng dốc lên xem
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh

Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.


Đoàn Văn Cừ
Nguồn vnthuquan
Đọc thêm :oldcottage - songviet - thica - nguyenxuandien -

Sunday, January 30, 2011

Cờ Vàng


Tháng 1-2011
Hai thành phố Raleigh, North Carolina và Irvine,California
Công nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

RALEIGH-NC Hôm nay, 18 tháng 1, 2011, Thị trưởng Raleigh, Ông Charles Meeker, đã ký "Proclamation" công nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là lá cờ chính thức, biểu tượng của Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn, tại Thành phố Raleigh, North Carolina.

Được biết Raleigh là thủ đô của Tiểu bang North Carolina, nằm về phiá nam cuả Thủ đô HTĐ, khoảng 5 giờ xe hơi.

Raleigh là thành phố lớn hàng thứ hai của NC, đặc biệt có khu vực nghiên cứu và kỷ nghệ high-tech nổi tiếng.(Bản tin:Bùi Mạnh Hùng/Washington DC))

IRVINE/CA - Hội đồng thành phố Irvine chiều nay lúc 5 giờ 45 đã vinh danh và công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho di sản của người Mỹ gốc Việt và cho tập thể người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản tại thành phố Irvine.

Chúng tôi toàn thể hội đồng thành phố Irvine hôm nay long trọng vinh danh lá Cờ Vàng và ghi nhận sự hy sinh của rất nhiều chiến sĩ QLVNCH và Hoa Kỳ, và mong mỏi siết chặt mối tương quan của thành phố Irvine và cộng đồng Việt Nam,” lời ông Sukhee Kang, thị trưởng (trong hình người thứ năm từ trái sang phải, giữa LS Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ tịch Ban Ðại Diện Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Nam California; và ông Khanh Nguyễn, phó chủ tịch ngoại vụ); ông Bruce Trần,phó chủ tịch nội vụ; ông Trần Văn Minh, tổng thư ký và khoảng 20 đồng hương và đại diện các hội đoàn vui mừng hiện diện.(Bản tin:Linh Nguyễn/Người Việt)

International Politics


Việt Nam sẽ là Tunisia

Đặc điểm cố hữu của những cuộc nổi dậy thành công là không thể dự đoán được. Cuộc nổi dậy gần đây của tầng lớp trung lưu đã lật đổ chế độ Zine el-Abidine Ben Ali ở Tunisia, và nó chỉ có thể được giải thích thông qua những gì trí nhớ còn ghi lại được; chứ nhìn bề ngoài, gần như không ai trông thấy quá trình nó xảy đến.

Hiện tại các nhà phân tích đang dồn sự chú ý vào khối hỗn hợp nổ gồm: rất nhiều người trẻ tuổi có giáo dục và rất ít việc làm, một tầng lớp tinh hoa “độc tài đạo tặc”, và thất bại của bộ máy an ninh, không bảo vệ nổi chế độ khi những con chip đã hỏng hóc.

Các nhà phân tích khác đang tranh cãi xem liệu trường hợp Tunisia có lặp lại ở các nước Ảrập láng giềng, bao gồm Algeria, Ai Cập và Yemen, hay không. Và nếu có, các nền dân chủ của thế giới nên phản ứng với tình hình hỗn loạn đó như thế nào.

Các bộ trưởng ngoại giao từ Washington, London, Tokyo đến Paris và Berlin đang cố xác định xem lập trường nào khả dĩ nhất giúp chính phủ của họ tìm một cơ sở chung để hợp tác với những người có thể nắm quyền nếu cuộc nổi dậy thành công, mà lại không làm đảo lộn quan hệ hiện nay nếu chính quyền bị thất thế kia thay đổi được tình hình.

Nếu các vị bộ trưởng ấy khôn ngoan thì họ không nên chỉ nhìn vào thế giới Ả rập.

Cuộc nổi dậy ở Tunisia khá giống với phong trào phản đối làm nghiêng ngả chế độ mullah ở Iran mới cách đây hơn một năm. Lý do không phải là vấn đề Hồi giáo mà là công bằng xã hội và tự do cá nhân. Và nếu đúng như thế thì các nhà phân tích nên nghiên cứu sự tương đồng của phong trào đó với tất cả các quốc gia khác, dù Hồi giáo hay không, trong những giai đoạn phát triển khó khăn của họ.

Ở nhiều nước đang phát triển, giáo dục và mạng xã hội số hóa đã khiến các cư dân thành thị trẻ tuổi nhận thức được những gì mà họ không có. Ở một số nơi, họ không có được những món đồ mà một người bình thường có thể mua nếu anh ta hoặc cô ta có nghề nghiệp ổn định. Ở vài nơi khác, họ không được quyền nói ra những gì họ nghĩ, không được phép thay đổi lãnh đạo, chứ đừng nói gì thay đổi hệ thống.

Việt Nam rơi vào trường hợp thứ hai.

Kể từ năm 1991, tầng lớp tinh hoa là đảng viên cộng sản đã khá thành công trong việc đưa hàng tiêu dùng đến tay công dân. Những người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi ký ức về sự đói nghèo khốn khổ – kết quả sự thất bại của Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực (1975-1986) – những người dân đó đã rất hạnh phúc với cái mà một khoản thu nhập bình quân đầu người 1200 USD mang lại: nhà ở tốt hơn, đủ ăn, xe máy, tivi, và tiền để thỉnh thoảng mua sắm đồ xa xỉ. Khảo sát về Chỉ số Hạnh phúc, do Tạp chí Forbes tài trợ, thường xuyên cho thấy dân Việt Nam nằm trong số những người lạc quan nhất thế giới, tin tưởng rằng cuộc sống đang tiến triển theo hướng tốt hơn.

Tuy nhiên một nhúm người Việt vẫn khăng khăng khi than thở trên blog, trên Facebook và trên giấy rằng thịnh vượng về vật chất là chưa đủ, và vẫn còn thiếu các quyền tự do chính trị căn bản. Cho đến nay, đại đa số người Việt nhìn những kẻ đó một cách giễu cợt, và nếu có để ý đến thì coi những người đó như những người lập dị chưa biết nghĩ. Họ nhún vai mỗi khi những kẻ bất mãn bị đánh đập hay bắt giam vì các tội như “lợi dụng Internet, kích động đa đảng và dân chủ”.

Thái độ thụ động về chính trị của phần lớn người Việt Nam có thể được giải thích là do không hiểu biết về thế giới bên ngoài. Những tờ báo hăng hái đã đưa tin thường xuyên và rõ ràng là không qua kiểm duyệt về các sự kiện ở Tunisia và hiện giờ là ở Ai Cập, kể từ khi chế độ Ben Ali bị lật đổ hồi giữa tháng 1. Và, cũng như những cuộc bạo động làm rung chuyển Bangkok một năm về trước chỉ là chuyện để báo chí đưa tin cho ăn khách, cảm nghĩ hiện nay dường như là “ơn Trời, chuyện ấy không xảy ra ở đây”.

Ở một nước một thời từng chính thức đi theo chủ nghĩa quân bình song lại là nơi những màn phô trương của cải lại đang thịnh hành, nhiều người thành thị trẻ và có giáo dục chỉ mong cũng đạt được một sự giàu có thô thiển như thế. Gần như tất cả các công dân đều tin tưởng rằng nếu chăm chỉ và có chút may mắn, họ sẽ được hưởng một cuộc sống khá giả hơn, dễ chịu hơn.

Theo bảng “Chỉ số Thịnh vượng” của Viện Legatum – một bản phân tích lớn vừa được công bố hôm 26-1, thì năm qua Việt Nam đã nhảy 16 bậc và hiện đang xếp thứ 61 trên tổng số 110 nước được khảo sát. Tunisia đứng thứ 48 trong cùng cái bảng xếp hạng “đánh giá toàn cầu về của cải và hạnh phúc” này.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã vừa thay mới tầng lớp tinh hoa chính trị của đất nước, nâng một số lên và đưa một số về hưu. Điều mà người ta thường được nghe qua tấm màn tin đồn bao phủ những sự kiện như thế, là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Không chỉ là tăng về lượng, mà cả về chất nữa – tìm những hình thức đầu tư và các chính sách nào có thể đưa Việt Nam ra khỏi hàng ngũ các nước xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa sử dụng nhiều lao động chân tay.

Đó là lời hứa hẹn mà chính quyền có thể không thực hiện nổi. Có lẽ các đảng viên hiểu rằng tính chính đáng của chế độ của họ bây giờ phụ thuộc sâu sắc vào việc nâng cao được mức sống của người dân, và họ sẽ hành động theo hướng đó. Thế nhưng, dường như cũng chắc chắn không kém là các nhà cải cách trong nội bộ đảng cầm quyền này sẽ tiếp tục bị bó chân bởi một hệ thống đã xơ cứng, với các đặc điểm nổi bật: bao cấp, tham nhũng lan tràn và tình trạng cát cứ ở địa phương.

Nếu những tiến bộ kinh tế suốt một phần tư thế kỷ qua của Việt Nam bị gián đoạn hoặc ngừng lại, chắc chắn hỗn loạn sẽ xảy ra theo đó. Có hàng triệu thanh niên cưỡi xe máy, mỗi người sở hữu một điện thoại di động 3G – bất kỳ ai đã từng chứng kiến những dịp ăn mừng chiến thắng của tuyển bóng đá Việt Nam đều có thể hình dung cái cảnh sẽ xảy ra khi cũng nguồn năng lượng ấy bị chuyển hóa thành cơn hăng hái chính trị. Và nếu, giống như ở Tunisia, tâm trạng của người dân trở thành tồi tệ một cách không cứu vãn nổi, nếu một, hai cuộc đụng độ nhỏ xảy ra và có người chết, nếu hàng chục nghìn người thách thức những quyền lực đang tồn tại kia, thì liệu chính quyền có thể trông cậy vào lực lượng bảo vệ của nó, các Công an Nhân dân, hay không?

Việt Nam, quốc gia 86 triệu dân, có 1,2 triệu công an cảnh sát, theo một ước đoán của chuyên gia đáng kính về quốc phòng, nhà phân tích Carl Thayer. Xét tổng thể, họ là một đám tham nhũng, lạm dụng quyền lực, có mặt ở khắp mọi nơi, và người dân thường thì tránh họ càng xa càng tốt. Xét về cá nhân, hầu hết công an – cũng như trường hợp Tunisia – đều thuộc tầng lớp trung lưu thấp, những người coi sự nghiệp làm công an là con đường để tiến thân.

Các đơn vị công an chuyên trách tỏ ra xuất sắc trong việc kiểm soát và áp chế những người Việt Nam nào chia sẻ ý kiến xúi giục nổi loạn của họ với ai khác. Các cán bộ an ninh nội địa thường xuyên cảnh báo rằng các thế lực thù địch chống Việt Nam mưu tính tổ chức một cuộc “cách mạng màu” kiểu Đông Âu. Công an còn được hỗ trợ bởi hệ thống luật pháp cấm cản việc thành lập các nhóm vận động độc lập, vốn là nguồn mầm của xã hội dân sự ở rất nhiều quốc gia.

Những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam có vẻ bị cô lập và còn ít về số lượng, và chừng nào còn như thế thì còn không địch được với công an. Tuy thế, hãy giả sử tăng trưởng kinh tế bị gián đoạn hay ngừng hẳn xem? Và thử tưởng tượng một thanh niên Việt Nam có bằng đại học, không sao tìm được công ăn việc làm ổn định, liền bày một mẹt hàng vỉa hè để bán dưa hấu? Hãy thử hình dung mấy công an bắt giữ anh ta vì đã bán hàng không giấy phép, và tịch thu hết số tiền anh ta có? Hãy thử hình dung anh ta phản đối những thứ quyền lực hiện hành, và bị phớt lờ hoặc bị sỉ nhục?

Điều ấy xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Và hãy hình dung cảnh vào lúc ấy, một người bán hàng rong trẻ tuổi, có học, tẩm xăng vào người, đứng trước trụ sở cơ quan đảng và châm lửa?

Adam Boutzan là bút danh của một cây viết viết độc lập.

Adam Boutzan
Đan Thanh dịch
Nguồn: Asia Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Saturday, January 29, 2011

wikiHow


How to Write a Poem
Video : 5min.com

Writing a poem is all about observing the world within you or around you. You can write about anything, from love to the rusty gate at the old farm. As long as you are enjoying it or finding a release of tension through it, you're on the right track.

1.Read and listen to poetry. Whether someone who has never seen a sonnet nor heard haiku can truly be a poet is an open question. It is almost certain, though, that any poet who has been published or who has garnered any following enhanced their skills by reading or listening to good poetry, even if they later scoffed at conventional notions of what was "good." "Good" poems fall into three categories: those that are recognized as classics, those that seem to be popular, and those that you personally like. Poems typically being short, there is no reason not to explore plenty of both.

2.Find a spark. A poem may be born as a snippet of verse, maybe just a line or two that seems to come out of nowhere. This is usually called 'inspiration', and the remainder of the poem need only be written around it.

At other times you may want to write about a specific thing or idea. If this is the case, do a little planning. Write down all the words and phrases that come to mind when you think of that idea. Allow yourself to put all your ideas into words.

It may sound difficult, but do not be afraid to voice your exact feelings. Emotions are what make poems, and if you lie about your emotions it can be easily sensed in the poem. Write them down as quickly as possible, and when you're done, go through the list and look for connections or certain items that get your creative juices flowing.

3. Think about what you want to achieve with your poem. Perhaps you want to write a poem to express your love for your boyfriend or girlfriend; perhaps you want to commemorate a tragic event; or maybe you just want to get an "A" in your poetry class. Think about why you are writing your poem and who your intended audience is, and then proceed in your writing accordingly.

4 . Decide which poetry style suits your subject. There are a great many different poetic styles. [1]. If you see "Winter icicles / plummeting like Enron stock..." perhaps you've got a haiku in your head. As a poet, you have a wide variety of set forms to choose from: limericks, sonnets, villanelles ... the list goes on and on. You may also choose to abandon form altogether and write your poem in free verse. While the choice may not always be as obvious as the example above, the best form for the poem will usually manifest itself during the writing process.

5. Try to fit into a particular scene you want to write about. For example, if you want to write about nature, try to visit a park or a small forest nearby. The natural scenery may inspire few lines, even if they're not perfect.

6 . Listen to your poem. While many people today have been exposed to poetry only in written form, poetry was predominantly an aural art for thousands of years, and the sound of a poem is still important. As you write and edit your poem, read it aloud and listen to how it sounds.
This is where poems can become songs. It is easier to find a tune for regular meter, so maybe you want to cut words out or put some in to get the same number of syllables in each line. Memorize it. If you believe it, then maybe someone else will learn it and love it before it is a song.

7 . Write down your thoughts as they come to you. Don't edit as you write, or do edit as you write - the choice is yours. However, you should try both methods at least a couple times to see what works best for you.

8. Choose the right words. It's been said that if a novel is "words in the best order," then a poem is "the best words in the best order." Think of the words you use as building blocks of different sizes and shapes. Some words will fit together perfectly, and some won't. You want to keep working at your poem until you have built a strong structure of words. Use only those words that are necessary, and those that enhance the meaning of the poem. Choose your words carefully. The differences between similar sounding words or synonyms can lead to interesting word play.

9 . Use concrete imagery and vivid descriptions.
- Love, hate, happiness: these are all abstract concepts. Many (perhaps all) poems are, deep down, about emotions and other abstractions. Nevertheless, it's hard to build a strong poem using only abstractions - it's just not interesting. The key, then, is to replace or enhance abstractions with concrete images, things that you can appreciate with your senses: a rose, a shark, or a crackling fire, for example. The concept of the objective correlative may be useful. An objective correlative is an object, several objects, or a series of events (all concrete things) that evoke the emotion or idea of the poem.
- Really powerful poetry not only uses concrete images; it also describes them vividly. Show your readers and listeners what you're talking about--help them to experience the imagery of the poem. Put in some "sensory" handles. These are words that describe the things that you hear, see, taste, touch, and smell, so that the reader can identify with their own experience. Give some examples rather than purely mental/intellectual descriptions. As a silly example, consider "He made a loud sound", versus "He made a loud sound like a hippo eating 100 stale pecan pies with metal teeth".

10 . Use poetic devices to enhance your poem's beauty and meaning. The most well known poetic device is rhyme. Rhyme can add suspense to your lines, enhance your meaning, or make the poem more cohesive. It can also make it prettier. Don't overuse rhyme. It's a crime. In fact, you don't have to use rhyme at all. Other poetic devices include meter, metaphor, assonance, alliteration, and repetition. If you don't know what these are, you may want to look in a poetry book or search the Internet. Poetic devices can establish a poem, or, if they bring too much attention to themselves, can ruin it.

11 . Save your most powerful message or insight for the end of your poem. The last line is to a poem what a punch line is to a joke--something that evokes an emotional response. Give the reader something to think about, something to dwell on after reading your poem. Resist the urge to explain it; let the reader become engaged with the poem in developing an understanding of your experience or message.

12 . Edit your poem. When the basic poem is written, set it aside for awhile and then read the poem out loud to yourself. Go through it and balance the choice of words with the rhythm. Take out unnecessary words and replace imagery that isn't working. Some people edit a poem all at once, while others come back to it again and again over time. Don't be afraid to rewrite if some part of the poem is not working. Some poems have lines that simply don't convey an element well, and can be replaced.

13 . Get opinions. It can be hard to critique your own work, so after you've done an initial edit, try to get some friends or a poetry group (there are plenty online) to look at your poem for you. You may not like all their suggestions, and you don't have to take any of them, but you might find some insight that will make your poem better. Feedback is good. Pass your poem around, and ask your friends to critique your work. Tell them to be honest, even if it's painful. Filter their responses, heeding and ignoring, then edit as you see fit.


Soutce : wikihow.com
Read more : eHow

Friday, January 28, 2011

Âm nhạc VN


Đôi danh ca
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và Ngọc Cẩm
Nguyễn Hữu Thiết sinh ngày 16-6-1828, từ nhỏ đã mê hát, lúc ra Huế học trung học, Ông được một giáo sư người Pháp dạy xướng âm. Sau năm 1945, ông hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tuyên Hóa (Quảng Bình) và năm 1948 kết hôn với Ngọc Cẩm. Cuối năm 1953, ông bà về lại Sài Gòn và trở thành một đôi song ca ăn ý. Có 2 con gái cũng là ca sĩ : Hồng Danh, Hồng Hạnh.

Tác Phẩm của ông : Dấu Ấn Một Thời - Ai Đi Ngoài Sương Gió - Chàng là ai - Giọt mưa chiều hay nước mắt em - Gửi Người Tôi Yêu - Hoa thương nhớ ai - Nàng Xuân Của Tôi - Người Đã Đi Rồi - Tình Người Còn Đó .Phỏng vấn(Báo TN):

Con đường nghệ thuật của ông bắt đầu như thế nào?

- Tôi sinh ra tại Phan Thiết, từ nhỏ đã mê hát, lúc ra Huế học trung học, tôi được một giáo sư người Pháp dạy xướng âm. Sau năm 1945, tôi hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tuyên Hóa (Quảng Bình) và năm 1948 kết hôn với Ngọc Cẩm. Cả hai đã chung sức, đem tiếng hát của mình phục vụ ở chiến khu Bình Trị Thiên. Cuối năm 1953, chúng tôi về lại Sài Gòn và trở thành một đôi song ca ăn ý.

- 2 ca khúc "Gạo trắng trăng thanh" và "Trăng rụng xuống cầu" được ông bà thể hiện rất thành công và phát hành đĩa hát bán rất chạy thập niên 50. Ông có cảm nhận như thế nào về thành công đó?

- Khó có thể quên được khi đĩa hát của chúng tôi phát hành bán chạy như tôm tươi. Đại lý các tỉnh hàng ngày đến chen nhau mua, chỉ gọi tắt tên của ca khúc như: "Bán cho 200 đĩa Trăng rụng, 200 đĩa Gạo trắng". Đây là thời điểm vàng son trong sự nghiệp của tôi và bà xã. Một hãng ghi âm đã tặng chiếc xe hơi Consul, đổi lại, chúng tôi sẽ là ca sĩ độc quyền cho họ.

- Cuộc sống của ông hiện nay ra sao?

- Tôi hài lòng với gia đình của mình, tôi và Ngọc Cẩm lúc nào cũng sát cánh bên nhau, vui vầy cùng con cháu. Mắt tôi hầu như không nhìn được nữa, nhưng tôi vẫn theo dõi những vui buồn của đời sống âm nhạc bằng cách nhờ con cháu đọc tin tức qua báo chí. Cho dù bây giờ tuổi đã cao, tình yêu âm nhạc trong tôi thì không bao giờ nguội lạnh.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết đã qua đời tại Sài Gòn lúc 20g20 ngày 31-10-2002.

Nguồn amnhacviet
Đọc thêm :bluemelodyvn - lequocanh - nhipcauonline

Người Việt Úc châu


CUỘC HÀNH TRÌNH 35 NĂM
Cộng Đồng Người Việt Tự Do Melbourne - Australia




Nguồn Daihoc/CTCT

Thursday, January 27, 2011

Truyện ngắn


Ngày Tết nhớ Mẹ

Video Longme - Metoi - Metoi

Lúc tôi “gõ” những dòng chữ này thì u tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ một trăm. Bây giờ u tôi hòan toàn bị lẫn, không còn biết gì nữa. Con cái ngồi bên cạnh cũng chẳng biết là ai. Đầu óc gần như không còn hoạt động nhưng cơ thể thì vẫn khoẻ mạnh. Những chuyện bốn năm chục năm về trước, u tôi nhớ đến từng chi tiết. Chuyện gì mới xẩy ra ngày hôm nay hoặc cách vài ba năm thì lại quên chẳng biết đâu vào đâu. U tôi vẫn đi lại ăn uống bình thường và không hề phải dùng bất cứ loại thuốc men gì. Mỗi ngày u tôi còn nhai nát mấy quả cau. Lúc nào u tôi cũng cười, môi đỏ tươi, chuyện trò rôm rả, “Cốt trầu đỏ thắm làn môi mẹ”.

Ở vào tuổi của u tôi mà có được sức khoẻ như vậy cũng hiếm lắm. Ông chú tôi cứ nói đùa; " ngày trước, mỗi lần sinh các anh chị thì bác uống đến mấy chục bát nước đái nên bây giờ mới được như vậy". Tôi nhớ cách đây có đến mười năm, ông Thủ Tướng Ấn Ðộ khuyên dân chúng mỗi ngày nên uống lấy một bát nước đái. Bản thân ông ngày nào cũng đái vào cái ly rồi uống chính nước đái của ông. Chắc là ông Thủ Tướng phải kinh qua những kinh nghiệm bản thân cũng như có nhiều dữ kiện chắc chắn nên mới khuyên bảo dân chúng như vậy.

U tôi là thường trú nhân của nuớc Mỹ nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Đã mấy năm nay u tôi “cư trú bất hợp pháp” ngay trên quê hương mình . Cứ mỗi ba tháng u tôi phải “nộp phạt” bốn trăm ngàn đồng bạc Việt Nam vì “tội” cư ngụ trong ngôi nhà trên nền đất thấm ướt mồ hôi và nước mắt của chính mình.

Cả cuộc đời của u tôi là một chuỗi ngày vất vả khó nhọc. Đến tuổi già cũng được an nhàn, các con cháu hết lòng phụng dưỡng nên u tôi cũng phần nào được an ủi và yên lòng. Trải qua bao nhiêu cay đắng nhục nhằn của cuộc đời, u tôi vẫn luôn vui vẻ chịu đựng và phó thác tất cả trong sự quan phòng của Thiên Chúa. U tôi rất ngoan đạo, mỗi ngày vài ba lần đi nhà thờ cầu nguyện. Trong nhà lúc nào cũng rầm rì những câu kinh, buổi sáng lúc vừa thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ. U tôi thuộc nhiều bài hát đạo, thỉnh thoảng cũng cất tiếng hát một mình rất nhỏ nhẹ và cung kính. Chắc thời con gái u tôi cũng đã là một ca viên trong hội hát của nhà thờ. Tiếng hát con gái của u tôi phải mượt mà như giải luạ dưới nắng xuân, phải tinh khôi trong suốt như khối thủy tinh trong nắng hè.

Năm mới đến với những ngày Tết vui tươi rộn ràng. Người giầu có Tết của người giầu với cỗ bàn đủ món, quần áo luạ là đủ bộ. Người nghèo manh áo vá che thân, ngày đầu năm dè dặt đụng đũa miếng thịt gọi là hơi hướm Tết Nhất. Nhưng giầu hay nghèo thì ai cũng hy vọng, cũng mơ ước vào ngày tháng trong năm mới được khoẻ mạnh hơn, may mắn hơn, cơm no hơn và áo ấm hơn.

Những ngày Tết năm xưa đang chạy nhẩy trong tôi, quê hương mến thương xa đến nửa vòng trái đất và lại không được ngồi bên cạnh người mẹ yêu qúy trong giây phút giao hoà của Trời Đất. Quang cảnh chợ Tết và bao nhiêu niềm vui của ngày Tết lúc tôi mới lên năm tuổi đang lao xao chạy nhẩy trên chuyến xe u tôi cõng tôi đưa về miền dĩ vãng. U tôi dắt tay tôi đi chợ Tết, tay kia xách một cái bị cói. Hôm nay u tôi diện đẹp lắm. Khăn nhung quần lĩnh, áo len mầu đỏ thẫm, lưng thắt ruột tượng mầu xanh da trời buông thõng bên hông. Thời con gái u tôi là một thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng. Chẳng thế mà thày tôi,một học sinh đã nhiều năm “nói tiếng tây nhiều hơn tiếng ta” và quen với lối sống thành thị đã “phải lòng” u tôi. Mãi đến cách đây mấy năm, u tôi vẫn còn nhớ lại ngày cưới với hơn một trăm chiếc xe tay và tiệc tùng đình đám đến cả hơn tuần lễ.

Đường đê dưới cơn mưa phùn ở miền Bắc chỉ hơi ẩm ướt. Những vạt hoa cải vàng nhạt nhòa dưới chân đê chạy dài ra đến tận bờ sông. U tôi rón rén bước đi nhẹ nhàng dưới làn nước mờ sương của buổi sớm mai lúc Trời Đất chuyển mình bước sang Xuân. Tiếng người gọi nhau nói cười rộn rã, ai cũng hớn hở chờ đón những ngày tháng trong năm mới tràn đầy phúc lộc và thật nhiều may mắn . Con đường đi đến chợ huyện tràn ngập những xôn xao rộn ràng của một mùa Xuân mới Đến chợ Huyện, u tôi mua cho tôi hai cái bánh rán. Chiếc bánh rán tròn như quả quít, lớp mật bóng nhẫy dưới những hạt vừng óng ả vàng rộm. Nhân đậu xanh ngậy mùi đường mía thơm ngào ngạt. Tôi bám áo u tôi đi xem chợ, vừa ăn bánh vừa xem một ông già làm những con tò-he đủ mầu sắc với nhiều hình thù của muông thú. Phiên chợ ngày Tết chắc hẳn phải nhiều người mua bán hơn những buổi chợ quanh năm. Người đi người đến ai cũng có vẻ vội vàng tất bật mua bán. Gặp những người trong làng, u tôi đều đứng lại chuyện trò một lúc. Chuyện mùa màng, chuyện sắm sửa những vật dụng và đồ ăn thức uống cho ba ngày Tết.

Chợ Tết ở nơi thôn dã nghèo nàn nhưng thật vui vẻ. Mọi người ai cũng muốn quên đi những khó nhọc vất vả trong năm, những buồn phiền lo lắng cũng được xếp lại một xó để có được một niềm vui sau những ngày dầm mưa giãi nắng ngoài đồng ruộng, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Cô hàng xén cười tươi, áo nâu non quần lĩnh đen nhánh, cất lời chào hỏi mời mọc mua bán. Giọng chào hàng trong trẻo thật duyên dáng của cô hàng xén như cầm chân đám trai tráng ngẩn ngơ nhìn. Những chiếc bút máy bên một chồng vở còn thơm mùi giấy của cô hàng xén là một ước ao của tôi nhưng ước ao ấy chỉ là mộng mơ vào những ngày mới chập chững đánh vần tập đọc. Ông hàng thịt mặt mũi bóng nhẫy, tay dao tay thớt hò hét sai bảo vợ con. Thày u tôi đánh đụng với chú tôi con lợn gần một tạ, đủ thịt để làm giò nem ninh mọc trong suốt cả những ngày Tết kéo dài cho đến giữa tháng Giêng. U tôi đi ngang qua hàng thịt nhưng cũng đứng lại hỏi han xem giá cả ra sao. Cụ lang ngồi giữa hai bồ đựng thuốc Nam bắt mạch hốt thuốc, mùi thơm của những vị thuốc Bắc thoang thoảng trong cơn gió nhẹ. Ông thầy bói ngồi chồm hổm ngáp vặt chờ thân chủ, đôi kính đen như mờ mịt sau cây nhang đã gần tàn, hai cái chân gà khô khẳng khiu trong một cái đĩa đặt trên mặt tráp nhìn thật trơ trọi như vận may rủi của chính ông thầy. Chỗ ngồi của người bán rau quả chiếm gần nửa chợ. Những bó cải ngồng non xanh biếc bên cạnh rổ quýt vàng thẫm. Rau thơm rau mùi chẳng thiếu thứ nào. Mấy bà hàng rau khăn mỏ quạ kín đầu, bã trầu đỏ thắm cắn răng chuyện trò ầm ĩ. Mấy tiếng cãi nhau lọt thỏm vào tiếng nói tiếng cười hớn hơ mừng Xuân đón Tết.

Đến gần trưa, u tôi dẫn tôi đến khu hàng quán ăn uống. Gánh phở, hàng thịt chó, hàng bán lòng lợn tiết canh và nhiều thức ăn uống khác. U tôi xà vào một gánh bún riêu có vẻ quen thuộc. Gọi là gánh bún riêu nhưng khi cô hàng dọn lên chiếc mẹt có một nắm rau chuối rau thơm thì hai bát “bún” lại là bánh đúc thái nhỏ. Gạch cua đồng nổi lềnh bềnh trên bát “bún” lấm tấm vàng. Nước canh cua ngọt lịm thơm ngai ngái mùi đất. Chắc là những con cua từ trong hang bò ra chưa kịp rũ sạch bùn đất đã bò vào nồi làm món ăn ngọt ngào thơm ngon cho người dân quê. Tôi cũng được ăn một bát to như bát của u tôi, húp cạn bát mà vẫn thòm thèm. Ăn xong cô hàng bún cho tôi một cái kẹo bột và mời u tôi miếng trầu. Chuyện trò qua lại với cô hàng bún một lúc rồi u tôi dẫn tôi sang chỗ bán đồ chơi cho trẻ con. U tôi mua cho tôi một con gà làm bằng đất. Con gà trống có cái mào đỏ chót và bộ lông vàng mượt. Trên lưng con gà có một cái ống còn thơm mùi tre, tôi thổi hết hơi vào, con gà gáy vang trời. Thích quá! U tôi còn mua cho tôi một bức tranh Tết vẽ một đám lợn con đang bú mẹ. Con lợn xề nằm lim dim mắt âu yếm đàn con. Năm nay tôi đã biết đọc biết viết nhưng đêm đến tôi vẫn rúc vào nách u tôi ngủ mê mệt. Hơi ấm của u tôi là bếp lửa mến yêu, dạt dào lòng mẹ bao bọc chở che.

Sắm sửa Tết cho tôi xong rồi, u tôi mới đến chỗ bán mật. Bà bán mật gặp khách hàng quen cầm tay u tôi mời chào rối rít. U tôi lấy trong bị cói ra một cái lọ sành mua đầy mật rồi cũng mua một lọ chè Tầu và vài loại mứt cho ngày Tết. Đến hàng bán vải vóc thì u tôi mới thực sự bận rộn so sánh hàng tốt xấu và giá cả cho khỏi bị hớ. Tiếng xé những vuông vải đủ mầu xoàn xoạt trong gió. U tôi mua vải cho cả nhà để sang Xuân gọi thợ may đến đo cắt. U tôi cũng không quên mua vải để khâu cho bà nội tôi cái áo bông.

Chợ búa mua sắm xong thì cũng đã đến giờ phải đi về. U tôi một tay xách cái bị cói, tay kia cặp những xấp vải còn thơm bột hồ đi trên đường đê. Tôi nắm áo u tôi nhẩy chân sáo giữa những người đi người về. Ai cũng cười cợt chuyện trò to tiếng. Các bà mời nhau ăn trầu, các ông dừng chân bên bờ đê mang cái điếu cầy ra hút thuốc lào khói mù mịt. Lúc xuống khỏi bờ đê rẽ xuống con đường ngay đình làng, u tôi bảo đến mùng năm Tết có phường hát đến “làm trò”. Tôi chưa được xem “làm trò” bao giờ nên cũng không có gì thích thú. Tôi thích ở nhà thổi con gà trống gáy và chơi cục pháo xiết. Tiếng gáy của con gà trống và tiếng lẹt đẹt của cục pháo xiết là Tết, là mùa Xuân mới rộn ràng của tôi.

Tôi gọi điện thoại về chúc thọ và mừng tuổi u tôi:
“U có khoẻ không? U ăn Tết có to không”
Tiếng nói của u tôi vẫn to và khỏe, giọng thật vui:
“Cám ơn ông, Chúa thương tôi vẫn khỏe. Chiều nay mời ông về sơi cơm nhá.”

U tôi đã không nhận ra được tiếng nói của đứa con mà u đã mang nặng đẻ đau. Tôi ngậm ngùi chưa biết nói gì thì u tôi tiếp:
“Cây quít nhà mình sai quả lắm. Mấy con lợn chóng nhớn quá.”

Cây quít và mấy con lợn u tôi nói đến là chuyện ngày xửa ngày xưa, nơi chốn mà u tôi đã cầm tay dắt tôi đi chợ Tết, một làng quê nhỏ bé nghèo nàn dưới chân núi Gôi cạnh dòng sông Lò Gạch bốn mùa nước đỏ quạch như nhuộm phẩm. U tôi vẫn còn những ngày Tết đầy hương sắc với một trời kỷ niệm và một mùa Xuân vui tươi chan hoà Hồng Ân.

Trương Phú Thứ

Wednesday, January 26, 2011

Phạm Huê


Kỳ Phùng Địch Thủ
Edward Everett - Abraham Lincoln

1. Năm 1863, một trận chiến khủng khiếp bùng nổ ở địa điểm Gettysburg(Hình phải) trong ba ngày từ 1 tháng 7 đến 3 tháng 7 đã vĩnh viễn thay đổi bộ mặt thị trấn thôn dã nhỏ bé này. Bãi chiến trường rộng lớn ngổn ngang thi thể của hơn 7.500 binh sĩ tử trận và mấy ngàn xác ngựa của Binh đoàn Potomac thuộc Liên bang miền Bắc (Union) cũng như Binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh miền Nam (Confederacy). Tử khí bốc lên từ hàng ngàn thi thể đang thối rữa của binh sĩ, chiến đấu từ hai bên chiến tuyến nhưng cùng nằm xuống trên một trận địa làm cư dân thị trấn mắc bệnh nghiêm trọng, và việc chôn cất tử tế những người lính trận vong trở nên ưu tiên hàng đầu đối với cư dân Gettysburg.

Theo sự hướng dẫn của David Wills, một luật sư giàu có 32 tuổi, tiểu bang Pennsylvania ứng tiền mua một khu đất rộng 17 mẫu Anh (69.000 m2) để xây dựng một nghĩa trang nhằm tôn vinh những người lính thiệt mạng trong trận đánh mùa hè năm ấy. Lúc đầu, Wills dự định tổ chức lễ cung hiến nghĩa trang vào thứ Tư ngày 12 tháng 9 và mời Edward Everett, một người đã từng là Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Thống đốc tiểu bang Massachusetts và Viện trưởng Đại học đường Harvard làm diễn giả chính. Vào lúc ấy, Everett được xem là nhà hùng biện tài danh nhất. Trong lời phúc đáp, Everett cho biết ông không thể chuẩn bị cho bài diễn văn trong một thời gian ngắn như thế nên ông xin đề nghị dời ngày lễ, ban tổ chức đồng ý và ấn định ngày lễ sẽ được cử hành vào thứ Năm ngày 19 tháng 11.

Sau đó, Wills và ban tổ chức mới nghĩ đến việc mời tổng thống Abraham Lincoln cùng đến tham dự buổi lễ, trong bức thư mời, Wills đã viết: “Chúng tôi mong ước sau phần diễn thuyết của cựu TNS Everett thì tổng thống, với tư cách là người đứng đầu ngành hành pháp của quốc gia, sẽ chính thức công nhận khu đất này cho mục đích thiêng liêng bằng vài lời cung hiến”. Vai trò của Lincoln trong buổi lễ là không quan trọng, chỉ tương tự như tập quán mời một nhân vật nổi tiếng đến cắt băng khánh thành khai trương mà thôi.

Ngày 18 tháng 11 Tổng Thống Lincoln đến Gettysburg bằng xe lửa, nghĩ qua đêm tại nhà của Wills ở quãng trường thị trấn, tại đây ông hoàn tất bài diễn văn đã viết dang dở từ Washington (cũng có các giai thoại khác cho rằng tổng thống Lincoln đã hoàn tất bài diễn văn đơn giản của ông trên tuyến tàu lửa và viết nó trên bì thư). Vào lúc 9:30 sáng ngày 19 tháng 11, tổng thống Lincoln gia nhập cuộc diễu hành với các nhân vật quan trọng trong chánh quyền, hầu hết cư dân của thị trấn và các góa phụ tử sĩ rồi họ cùng đi đến khu đất sẽ được cung hiến. Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang: Andrew Gregg Curtin, tiểu bang Pennsylvania; Augustus Bradford, tiểu bang Maryland; Oliver P. Morton, tiểu bang Indiana; Horatio Seymour, tiểu bang New York; Joel Parker, tiểu bang New Jersey, và David Tod, tiểu bang Ohio.

Sau những nghi thức khai mạc, nhân vật chánh Edward Everett đứng lên phát biểu trước. Vào thời điểm của 150 năm trước, con người chưa phát minh ra điện, chưa có microphones, chưa có amplifiers và chưa có speakers, những cuộc nói chuyện trước công chúng phải dựa phần lớn vào người diễn giả có một giọng nói thật rõ ràng, trong trẻo và vang dội; khán giả bên dưới khán đài phải giữ im lặng gần như tuyệt đối để lắng nghe từng tiếng từng chữ phát ra từ diễn giả. Everett với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác cộng đồng đã biến ông trở thành một nhà hùng biện nhất trên đất nước Hoa Kỳ. Với một giọng nói vang dội, ông có thể nói không ngừng trong suốt nhiều tiếng đồng hồ khiến người nghe quên bẵng luôn cả thời gian. Cái hay của Everett ở chỗ là sau khi soạn thảo xong bài diễn văn thì ông đã nhớ nằm lòng từng chi tiết một, ông không bao giờ cầm đến những trang giấy mà vẫn có thể thao thao bất tuyệt.

Một tuần lễ trước đó, Everett đã đắm chìm nhiều giờ trong những báo cáo của trận chiến, ông đã thấm nhuần từng chi tiết nhỏ của trận đánh ba ngày để có thể từng câu từng chữ diễn dịch cho khán giả của ông mường tượng được sự kinh hoàng của trận chiến. Everett trong bài nói chuyện đã đóng vai một sứ giả khuấy động sự xúc động của mọi người. Trong bài diễn văn hai tiếng đồng hồ, ông đã thành công tường thuật trận chiến và nêu đích danh kẻ thù đã gây ra tội ác này. Nhiều người trong đám đông đã sụt sùi rơi lệ. Sử gia sau này đã đánh giá và cho rằng Everett đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ trong bài diễn văn gần như hay nhất trong thời chiến của ông.

Chấm dứt xong bài diễn văn, Everett ngồi xuống ̣để nhường lời lại cho Tổng Thống. Với giọng nói chậm rãi nhưng bình tĩnh, Abraham Lincoln chỉ dùng đúng 2 phút đồng hồ là làm xong nhiệm vụ đọc bài diễn từ. Bài diễn văn chỉ cô đọng lại có 10 câu (sentence) và bao gồm 285 chữ nhưng đã gói ghém lại tất cả những gì cần phải nói. Mười lăm ngàn khán giả bên dưới khán đài vừa nghe xong lời tường thuật suốt hai tiếng đồng hồ của cựu TNS Everett về một trận chiến kinh hoàng nhất thế kỷ lại tiếp tục say mê uống lấy từng chữ từng câu của bài diễn văn ngắn nhưng súc tích từ tổng thống Abraham Lincoln. Sau khi dứt lời, tổng thống Lincoln ngồi xuống và ngay lập tức tiếp nhận một tràng pháo tay gần như không bao giờ chấm dứt của quần chúng. Bài phát biểu 2 phút của ông đã trở thành một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất trong lịch sử đất nước Hoa Kỳ, hay còn được gọi tắt là Gettysburg's address.

2. Ngày hôm sau, diễn giả Edward Everett tức thì viết một bức thư ngắn gửi đến cho Tổng Thống Lincoln đánh giá cao tính ngắn gọn của bài phát biểu của Lincoln như sau: "Tôi rất vui nếu như tôi có thể tự đề cao mình rằng tôi đã đạt đến gần ý tưởng chính của lễ kỷ niệm trong vòng hai giờ, như là ông đã làm được việc ấy trong hai phút" (I should be glad, if I could flatter myself that I came as near to the central idea of the occasion, in two hours, as you did in two minutes) .

Lincoln cũng đã đáp lời bằng một bức thư lễ độ như sau: “Trên cương vị của chúng ta ngày hôm qua, ông không thể đọc một bài diễn văn ngắn ngủi cũng như tôi thì không thể tiếp theo bằng một lời tóm lược quá dài. Tôi rất vui mừng được ngài đánh giá rằng diễn văn của tôi đã không làm hỏng một buổi lễ cung hiến quan trọng” (In our respective parts yesterday, you could not have been excused to make a short address, nor I a long one. I am pleased to know that, in your judgment, the little that I did say was not entirely a failure).

Bài diễn văn nổi tiếng chỉ vỏn vẹn trong 285 chữ, với nội dung như sau:

"87 năm trước đây, trên lục địa này, ông cha ta đã khai sinh ra một quốc gia mới - một quốc gia được sinh ra trong tự do, và họ đã đề xướng một bản tuyên ngôn rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Giờ đây chúng ta đang bi lôi cuốn vào một cuộc nội chiến lớn lao để thử thách xem dân tộc ta hay bất cứ quốc gia nào khác được sinh ra còn có thể tồn tại lâu dài hay không. Chúng ta đã đụng độ nhau trên chiến trường rộng lớn của trận chiến. Giờ đây, chúng ta cống hiến một phần đất của chiến trường này để làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người đã hiến dâng mạng sống của họ để tổ quốc của ta được tồn tại. Việc làm này hoàn toàn phù hợp, đúng đắn và chúng ta phải nên làm như vậy.

Nhưng trong một ý nghĩa rộng lớn, chúng ta không thể cống hiến, chúng ta không thể hiến dâng, và chúng ta không thể thần thánh hoá mảnh đất này. Chính những con người dũng cảm, còn sống hay đã khuất, những người đã chiến đấu tại nơi đây đã làm điều mà những con người yếu đuối như chúng ta không thể làm gì thêm hơn nữa... Thế giới có thể sẽ không quan tâm và có thể cũng chẳng nhớ những điều chúng ta đang nói tại nơi đây, nhưng thế giới không thể nào quên những gì mà những con người dũng cảm đó đã làm tại đây. Đấy là cho chúng ta, những người còn sống, cần cống hiến mình cho chính nghĩa vẫn chưa hoàn tất, mà những người từng chiến đấu ở đây đã cống hiến đời mình để sự thành công của chính nghĩa ấy mau được hoàn tất.

Đấy là cho chúng ta, những người hiện diện tại nơi này tiếp nhận trọng trách đang đặt trước mặt chúng ta. – chúng ta tiếp nhận từ những người đã khuất hiện đang được vinh danh lòng tận tuỵ với chính nghĩa mà họ đã cống hiến bằng chính sinh mạng của họ – ngay tại đây, chúng ta quyết tâm không để họ chết vô ích – đất nước này, dưới sự che chở của Thiên Chúa, sẽ nẩy sinh một nền tự do mới – và chính quyền này của dân, do dân, vì dân sẽ không tàn lụi khỏi mặt đất."

“Four score and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.

But, in a larger sense, we can not dedicate -- we can not consecrate -- we can not hallow -- this ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced.

It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us -- that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of devotion -- that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain -- that this nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth."

3. Cuộc so tài của Everett và Lincoln chỉ ngấm ngầm mà không lộ liểu, nó không có kết quả thắng thua rõ rệt như một trận chiến hay một trận túc cầu với cúp vàng về cho người thắng cuộc. Tuy nhiên khán giả tham dự ngày lễ khánh thành nghĩa trang Gettysburg cũng như hậu thế đã nhìn thấy ngay sự "thắng bại" trong cuộc thi đấu này. Bài phát biểu của Tổng Thống Abraham Lincoln đã đi vào lịch sử và mãi mãi được khắc ghi vào trong ký ức của mọi người. Không những thế, nó đã được dùng làm bài học thuộc lòng cho trẻ em ở bậc tiểu học của toàn quốc và đối với những người lần giỡ lại những trang sử cũ, họ đều phải công nhận đó là những ý nghĩa chân chính hay còn là chân lý của cuộc chiến tranh bảo vệ tự do.

Những người sống trong xã hội miền bắc nước Mỹ trong thời gian cuộc nội chiến nam bắc đều biết đến tên tuổi của Edward Everett. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là một thần đồng, tốt nghiệp đại học Harvard ở năm 17 tuổi, ông đã có sự nghiệp thành công ở cả ba lãnh vực, giáo dục, tôn giáo và quốc hội. Ông đã phục vụ năm nhiệm kỳ dân biểu, bốn nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang Massachusetts, bốn năm làm đại sứ HK tại Luân Đôn, từng giữ chức vụ ngoại trưởng HK vào thời tổng thống Millard Fillmore, đảm nhiệm một nhiệm kỳ Thượng Nghị Sĩ 6 năm và cũng đã làm qua viện trưởng đại học đường Harvard.

Ngược lại, thành tích của Tổng Thống Abraham Lincoln thì không đáng kể, là một người ít học nhất trong số những tổng thống Hoa Kỳ trong lịch sử, cọng chung lại thì thời gian Lincoln cắp sách đến trường còn chưa tới một năm. Về thành tích thì hình như cũng chỉ có một mình Abe. Lincoln chưa từng ngồi lên ghế thống đốc tiểu bang hoặc nghị viên của Thượng Nghị Viện. Ông chỉ làm dân biểu liên bang có một nhiệm kỳ. Nói cho đúng thì thành tích của Abe. Lincoln không thể nào so bì ngang hàng với học giả Ed. Everett, thế nhưng bài nói chuyện hai phút đồng hồ, 285 chữ, 10 câu nói của ông đã đánh đỗ cả một gánh học vấn của ngài cựu TNS trong trận so tài này.

Ngày nay, hình như rất ít người trên đất nước Hoa Kỳ (họa hoằng chỉ có những nhà sử học uyên bác) đọc qua, biết quá bài diễn văn thành công của Edward Everett, nhưng khi nhắc tới “Gettysburg address” thì ai ai cũng đều biết đến tên tuổi của Abraham Lincoln, các trẻ em tiểu học có thể thuộc lòng vanh vách từng câu từng chữ của bài nói chuyện này và có thể cũng vì vậy mà Tổng Thống Lincoln được những sử gia bình chọn là một trong bốn vị tổng thống vĩ đại nhất của đất nước Hoa Kỳ.

Chúng ta phải công nhận rằng cuộc nội chiến nam bắc tại Hoa Kỳ vào thập niên 1860 với bốn năm chiến tranh, hàng trăm ngàn nhân mạng hy sinh là một trong những cuộc chiến thảm khốc nhất trên thế giới. Thế nhưng cũng chính tại cuộc chiến này, mỗi một con người, bất kể là miền nam hay phương bắc, khi thân xác của họ hy sinh nằm xuống họ đều được tổ quốc vinh danh, đều được đối xử bình đẳng như một người yêu nước hy sinh vì lý tưởng (bất kể Cộng Hòa hay Liên Hiệp). Cũng chỉ có tại quốc gia nầy vết thương chiến tranh được hàn gắn nhanh nhất và tiếp theo đó là một sự phát triển kinh tế vượt bực để đưa quốc gia nầy tiến lên đến hàng cường quốc trên thế giới.

Trong khi đó ở những cuộc nội chiến khác trên thế giới, từ Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc, Hàn Quốc, VietNam, Nam Tư thì những "anh em" trong cùng một nước, ngay cả trong cùng một gia đình nhưng khác ý thức hệ thì lúc nào họ cũng hằn học, cay cú, ăn tươi nuốt sống. Những con người đối xử với nhau không hơn một con vật. Ngay đến khi đối thủ của mình đã nằm xuống mà họ vẫn không chịu buông tha. So với tinh thần rộng rãi của người Mỹ thì những dân tộc kia cần phải mở rộng tấm lòng của họ thì mới đủ sức để ôm ấp và bao dung thế giới này.

Phạm Huê
Nguồn từ: massmoments.org -
vi.wikipedia.org

Tuesday, January 25, 2011

Tem thư Việt Nam


Tem thư Việt Nam lưu hành tại Nederland
do nhómVinh Danh Cờ Vàng thực hiện


Tem Tưởng Niệm ” Hải Chiến
Hoàng Sa 19-01-1974 “. Phát
hành tháng 1/2011 tại Hòa Lan

Tem Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận
30 tháng 4 năm 1975 Phát hành
năm 2009 tại Hòa Lan

Tem kỷ niệm Cờ Vàng
Phát hành năm 2006 tại Hòa Lan

Tem lưu niệm The Four Days Marches,
Nijmegen 2005. Phát hành ngày
28.02.2006 tại USA

Nguồn : vinhdanhcovang

Thơ Nguyễn Đình Hoài Việt


Toàn dân toàn quân tổng nổi dậy

Video Tongnoiday

Hãy đứng dậy, toàn quân dân cả nước ,
Lửa căm hờn đã bùng phát khắp nơi .
Quyền tự do bị tước đoạt lâu rồi.
Đã đến lúc ta phải đòi quyền sống .

Lửa Hà Nội Thái Hà đang bừng sáng ,
Đi tiền phong trước họng súng giặc thù,
Như sóng thần tức nước sẽ vỡ bờ,
Trôi nuốt sống bọn giặc Hồ vẫy chết.

Hãy đứng dậy toàn quân dân đoàn kết
Nắm tay nhau ta nối kết tình thương
Luôn đề cao cảnh giác bọn bất lương,
Gây đổ máu sân giáo đường thánh địa.

Hỡi các bạn nam nữ sinh giới trẻ,
Là mầm non của thế hệ tương lai.
Hãy tiếp tay thắp ngọn đuốc sáng ngời ,
Sao hèn nhát sống mãi hoài bóng tối ?

Đường dân chủ thênh thang rất khó tới,,
Không ai cho, tự tìm lấy mà đi .
Bọn Cộng nô đần độn chúng ngu si
Sao ta mãi tin những gì nói láo.

Hãy nhập cuộc dầu bên lương hay đạo
Là bạn dân hay bộ đội, thương gia
Hãy xuống đường, ủng hộ xứ Thái Hà
Đòi trả lại quyền Tự Do Dân Chủ.

Trung ương đảng bọn người vô liêm sỉ
Giàu kếch xù tư bản đỏ Satan
Bịp đồng bào hút máu mủ nhân dân
Hại đồng đội sẽ đến phiên giết bạn.

Hãy can đảm phanh phui muôn sự thật
Để mọi người biết phân biệt trắng đen .
Đảng cầm quyền luôn ăn cướp của dân
Bán phụ nữ, bắt lương dân đối kháng.

Tại hải ngoại, các hội đoàn, chính đảng
Chia nhiều phe mang kiếp sống lưu vong ,
Đấm đá nhau đau xót nhục quê hương .
Hãy đoàn kết ta chung lòng diệt Cộng.

Giờ đã điểm, không ngồi chờ sung rụng ,
Không chùm mền giao khoán trắng cho ai ?
Các bạn ơi, ta tự cứu ta thôi
Chẳng thà chết không chung trời Cộng Sản.

Nguyễn Đình Hoài Việt
Oct.05/08
Nguồn:community.vietfun.com

Monday, January 24, 2011

Truyện ngắn


Nghỉ hè ở Mallorca

Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13 (Hình phải : Tác giả Phạm Tín An Ninh).

Chiếc xe bus của công ty du lịch đưa chúng tôi đi qua vài thành phố cảng, sang trọng và sầm uất, nằm dọc theo bờ biển, để đến Alcudia, khu nghỉ mát nằm phía đông bắc Palma chừng ba giờ xe. Chúng tôi chọn nơi này, vì bờ biển đẹp, một cái vịnh nhỏ, nằm khuất sau dãy núi Victoria, nên không có sóng và khá an toàn cho trẻ em. Những em bé năm, sáu tuổi có thể lội ra cách bờ 50-60 mét.

Thực ra kỳ nghỉ hè này chỉ là món nợ mà vợ chồng tôi phải trả cho con bé cháu nội. Trước đây hai năm tôi hứa với cô bé là sẽ thưởng một kỳ nghỉ hè hai tuần lễ ở Mallorca nếu nó đọc và viết được tiếng Việt. Chúng tôi ở trong một khách sạn, đi bộ ra biển chừng vài phút. (Đa số khách sạn ở vùng này giống như những khu apartment, mỗi phòng trọ, ngoài các phòng ngủ, còn có phòng khách và bếp với đầy đủ dụng cụ nấu ăn). Ở Bắc Âu thời tiết lạnh đến bảy, tám tháng, không có nhiều dịp được ra biển tắm, nên con bé cháu nội rất mê biển. Sáng nào, mới vừa thức dậy, con bé cũng giục ông bà nội ra biển, mãi đến chiều, khi trời sắp tắt nắng mới chịu trở về. Đã vậy khi về đến khách sạn, cô bé còn xin được tiếp tục bơi lội trong hồ tắm của khách sạn đến tối mịt mới chịu vào phòng. Trong khi bà xã làm thức ăn, tôi có nhiệm vụ ngồi trên bờ hồ trông chừng con bé.

Ở đây, hầu hết khách du lịch đến từ Âu Châu, đa số là người Bắc Âu và Đức. Suốt tuần lễ đầu tiên, tôi không gặp người Á châu nào, ngoại trừ gia đình người Tàu làm chủ một nhà hàng buffet, sinh sống ở đây đã lâu năm. Một hôm, khi nằm trên chiếc ghế dựa bên hồ tắm nhìn trời, bất ngờ nghe cô bé cháu nội nói chuyện bằng tiếng Việt với một người nào đó. Nhìn xuống hồ tôi nhận ra một cô gái tóc đen đang tắm và đùa giỡn với con bé. Thấy tôi nhìn, cô gái lạ đưa tay vẫy, và nở một nụ cười chào tôi. Giữa một nơi xa lạ, người đồng hương dễ quen nhau.

Trưa hôm sau, trong lúc vợ chồng tôi nằm trốn nắng dưới cây dù lớn ngoài bãi tắm, con bé cháu nội dắt tay cô gái đến chào chúng tôi. Cô gái tự giới thiệu tên mình là Lam Khê, khoảng chừng 19, 20 tuổi, khuôn mặt khá xinh và đôi mắt thật to, tự nhiên dễ mến. Nhưng điều làm tôi chú ý chính là cái tên Lam Khê, trùng hợp với một địa danh vẫn còn đậm trong ký ức, cho dù cuộc đời thăng trầm đây đó của tôi còn có biết bao nhiêu cái tên để nhớ.

Buổi chiều, khi vợ chồng tôi và cô bé cháu nội đang ăn tối trong nhà hàng buffet của một người chủ gốc Tàu, thì bất ngờ thấy Lam Khê đi vào cùng với một người đàn bà Việt Nam và một người đàn ông ngoại quốc. Có lẽ Lam Khê đã kể về chúng tôi, nên cả hai người đến chào và bắt tay chúng tôi. Khi đứng lên bắt tay bà mẹ, tôi bất ngờ đến giật mình khi nhận ra người đàn bà này chính là người mà tôi vừa nghĩ tới sáng nay khi gặp Lam Khê. Trong khi tôi đang ngạc nhiên về những cuộc hạnh ngộ bất ngờ trong đời mình, thì bà nở nụ cười giới thiệu người đàn ông ngoại quốc đi bên cạnh:

-Đây là ông xã em. Anh người Đức. Chúng em sống ở thành phố Hamburg.
Tôi đưa tay bắt tay và gật đầu chào người đàn ông, nhưng lại hỏi bà:
-Xin lỗi, tên bà có phải là Hà Giang?
-Sao ông bà biết tên tôi? Người đàn bà trố mắt nhìn chúng tôi ngạc nhiên.
-Không ngờ tôi lại gặp bà ở đây - Tôi vừa nói vừa kéo ghế mời cả ba người- Hóa ra chúng ta đã từng gặp nhau. Chúng tôi xin được mời ông bà và cháu Lam Khê.

Bà ngồi xuống bên cạnh vợ tôi, nét ngạc nhiên vẫn còn nguyên trên mặt. Để đánh tan không khí căng thẳng, tôi giải thích:

- Tôi biết bà khi tôi đang ở tù ngoài miền Bắc. Sáng nay khi gặp và biết tên cháu Lam Khê, tôi đã nghĩ ngay đến bà. Bởi cái tên Lam Khê, tôi và đám bạn tù không thể nào quên. Không ngờ bây giờ lại gặp bà ở đây. Xin cám ơn tình cảm và lòng tốt của bà đã dành cho chúng tôi trong những ngày sa cơ khốn khó.

Bà nhìn tôi dò xét. Suốt bữa ăn, chúng tôi nhắc lại những ngày vui buồn ở vùng núi xa xăm ấy. Trong khung cảnh vui vẻ, nhưng nhìn khuôn mặt và nụ cười không trọn, tôi có cảm giác bà ta đang ưu tư một điều gì đó.

Lam Khê, cái tên khá đẹp đó lại là một khu núi rừng Thanh Hóa, tiêu điều hoang vắng, nằm sát biên giới Lào-Việt, mà bọn tù “cải tạo” chúng tôi bị đưa đến đây để phát rừng trồng cây, xây dựng một lâm trường, trong một mùa hè nắng và gió Lào muốn cháy cả thịt da.

Ngày đầu mới đến, giữa một khu núi rừng xa xôi hẻo lánh, chúng tôi chỉ thấy có hai căn nhà lá cọ vừa mới dựng lên, trong đó chỉ có vài người ở. Họ được giới thiệu là “những bảo vệ và cán bộ lâm trường”. Điều làm chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú là sự có mặt của một cô con gái trẻ, trông dáng dấp e ấp thư sinh, mà lại là “thủ trưởng” toàn bộ lâm trường này. Tôi nhớ một câu ví von của người nào đó: “Hoa lạc giữa rừng gươm”!

Cả đội tù chúng tôi trên sáu mươi người được lệnh ngồi trên một bãi cỏ bên bìa rừng, để “nghe nữ đồng chí giám đốc lâm trường lên lớp”. Mặc một bộ đồ công nhân màu xanh, rộng thùng thình, khuôn mặt không một chút phấn son, nhưng trông khá xinh với đôi mắt thật to và buồn. Cô chào chúng tôi bằng một nụ cười, nói năng từ tốn, tự giới thiệu tên là Hà Giang, trước khi nói về địa thế, đặc tính khu rừng, cách thức phát hoang và phương pháp an toàn. Cô gọi chúng tôi là các chú và xưng mình là em. Sự kiện chưa từng thấy trong những năm tù. Cuối cùng cô nhờ anh đội trưởng cắt cử cho cô năm người để cô hướng dẫn việc đo đạc, cấm cọc, căng giây. Tôi được may mắn nằm trong năm thằng được chọn.

Dường như từ ngày có chúng tôi, đôi mắt của cô trông bớt buồn hơn. Nhiều lúc cô đùa giỡn rất thân tình. Mỗi ngày năm đứa chúng tôi theo cô vào rừng để đo đạc. Những lúc ấy cô thường ngồi tâm tình. Cô kể về đời mình và thường hỏi mỗi người chúng tôi về hoàn cảnh cha mẹ, vợ con ở quê nhà. Nghe chúng tôi kể sự gian truân của gia đình cùng nỗi nhớ thương vô vọng, nhiều lần cô đã lau nước mắt. Thấy một anh đeo trên cổ tấm ảnh của vợ lồng trong mảnh gỗ mun nhỏ, cô xin được xem rồi bảo nhỏ “các chú thật chung tình”.

Hà Giang là một sinh viên giỏi, được gửi sang Đông Đức học về Lâm Nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trở về đúng vào lúc đảng Cộng Sản phát động phong trào “trí thức đi thực tế”, cô được đưa lên Lào Cai, hướng dẫn những người dân tộc trồng và bảo vệ rừng. Mới đến Lào Cai vài tháng, chưa quen với khí hậu khắc nghiệt và tập quán địa phương, thì giặc “bành trướng” Trung Quốc tràn qua biên giới. Rất may mắn, lúc ấy cô đang về học một lớp chính trị ở Hà Nội, nên thoát nạn và được Bộ điều vào Thanh Hóa để thành lập lâm trường mới. Đó chính là lâm trường mà chúng tôi đang có mặt. Thực ra đây chỉ là một vùng núi rừng hoang vắng, với ban điều hành gồm năm người, do cô làm giám đốc, cơ sở chỉ là hai căn nhà lá, công nhân là 60 thằng tù khổ sai bọn tôi, và dụng cụ chỉ có toàn dao phát rừng và vài cái cuốc chim!

Một hôm, thấy thấp thoáng một người đàn ông lạ, chúng tôi hỏi cô. Ngập ngừng một lúc thì cô mới buồn bã tâm sự. Người đàn ông ấy là một công nhân máy kéo tiên tiến, đang phục vụ ở một lâm trường khác, cách nơi này hơn hai mươi cây số, có nhiều tuổi đảng, được đảng bộ sắp xếp để lâp gia đình với cô, làm gương cho kế hoạch “trí thức cùng chung sống với công nhân” của đảng mới đề ra. Mục đích làm cho đám công nhân ít học, phấn khởi trước sự ưu ái của đảng, đem hết sức lực ra phục vụ và trung thành với đảng. Đây cũng là “phần thưởng” để cô được bổ nhậm về lâm trường mới này với chức danh giám đốc!

Chúng tôi ngạc nhiên, vì gã công nhân tiên tiến này trông lớn hơn cô nhiều tuổi, rổ mặt, đen đủi, cục mịch. Không có điều nào hợp với cô con gái có học và dễ thương này. Cô còn bảo là trong trái tim cô, không hề có một ngăn nhỏ nào dành cho anh ta, nhưng không dám làm trái ý đảng, sẽ bị kỷ luật nặng, vì vậy cô phải gật đầu, nhưng tìm cách trì hoãn đám cưới được ngày nào hay ngày ấy. Cô nói là cô đang trong thời kỳ “nín thở qua sông”!

Mặc dù có cảm tình và tội nghiệp cô, nhưng chúng tôi luôn “đề cao cảnh giác” không dám nói điều gì. Vì kinh nghiệm cho chúng tôi biết, Cộng Sản luôn gài nhiều cái bẫy chung quanh, và chuyện “mỹ nhân kế” không phải bây giờ mới có. Một hôm, trong lúc ngồi nghỉ trưa, cô lấy ra từ chiếc bao nhỏ, mời chúng tôi mỗi người một củ khoai lang luôc, rồi buột miệng hỏi:

-Nghe nói các anh ở trong trại bị bọn công an hành hạ dữ lắm phải không?

- Bọn tôi là những người thua trận, thì chuyện bị tù đày, hành hạ cũng là lẽ thường tình - Một anh bạn tù trong bọn tôi trả lời.

Cô trầm ngâm giây lác rồi lên tiếng:

- Theo em thì trong cuộc chiến ấy, tất cả chúng ta, miền Bắc và miền Nam, chẳng có ai chiến thắng. Chỉ có những kẻ ngu muội, luôn cúi đầu làm tay sai ngoại bang, mà cứ tưởng là mình đại thắng, để cầm tù và hành hạ lẫn nhau thôi. Chỉ trong các nước Cộng Sản mới có chuyện lạ đời: một lũ ngu dốt lại được giao trách nhiệm “giáo dục, cải tạo” những người trí thức, mà đòi hỏi người ta phải tiến bộ tốt! Khôi hài thật!

Bọn tôi chỉ im lặng. Những lần nói chuyện sau đó cô thường bảo là cô rất ghê tởm cái đảng Cộng sản, nhưng muốn chống lại hay thoát ra, phải trả bằng mạng sống, có khi làm khốn khổ cho cả gia đình. Điều làm chúng tôi vui là được lao động thoải mái, không cần phải đạt một chỉ tiêu nào, và thường được cô cho bồi dưỡng bằng khoai, có khi mì sợi. Anh em nào có áo quần dân sự hay khăn tắm mang theo, Cô nhận mang đi đổi lấy gạo, đường hay vài loại thực phẩm khác.

Lâm trường mới khởi công vừa được hơn ba tuần thì trại tù có lệnh biên chế. Tôi bị chuyển sang một trại mới, tiếc nuối những ngày lao động tương đối thoải mái, hiếm hoi trong gần bảy năm tù.

Chiều hôm sau, khi dắt con bé cháu nội ra hồ tắm trong khách sạn, tôi bất ngờ gặp Hà Giang và cô con gái Lam Khê. Hai mẹ con đang nằm trên ghế đọc sách. Thấy tôi, Hà Giang ngồi dậy, mời tôi ngồi vào ghế bên cạnh và vui vẻ bảo Lam Khê xuống hồ bơi và chơi đùa với con bé cháu nội của tôi, dặn dò trông chừng con bé, và có nhã ý muốn đến phòng trọ thăm bà xã của tôi.

Chúng tôi mời cơm, nhưng bà từ chối, chỉ xin uống trà. Khi tách trà vừa cạn, bà đề nghị chúng tôi cứ gọi bà bằng cô và đột ngột hỏi tôi:

- Anh còn nhớ anh Đôn không ?

Thấy tôi chau mày, bà nói thêm như để xác định:

- Trần Chánh Đôn!

Tôi hỏi lại:

- Đôn pilot, cùng toán đo đạc với tôi lúc làm việc với cô ở lâm trường?

Hà Giang gật đầu, không nói. Một lúc, tôi thấy bà đưa khăn tay lau nước mắt. Và sau đó, vợ chồng tôi ngồi nghe tâm sự của bà:

- Anh Đôn đã chết rồi! Tất cả là do lỗi của em. Chính em đã cung cấp cho anh Đôn thực phẩm, thuốc men, tấm bản đồ và một chiếc la bàn, em lấy của lâm trường khi ấy, và chỉ vẽ cho anh cách thức trốn khỏi lâm trường cùng với ba người bạn tù khác. Với tấm bản đồ, cái la bàn và sự hướng dẫn tường tận của em, em tin chắc là các anh ấy đã dễ dàng trốn được qua khỏi biên giới. Không ngờ sau hơn ba tuần, khi em đang khấp khởi mừng thầm thì được tin tất cả đều bị bắt tại Lào. Em như muốn quỵ xuống, mất ăn mất ngủ, nhưng cũng cố giữ bình tĩnh tìm cách hỏi một số cán bộ công an trại giam. Họ cho biết là tất cả bốn anh đều bị công an bắn chết trên đường dẫn độ từ Lào về trại, bởi các anh đã chống cự để tìm cách thoát thân. Mặc dù tin tưởng vào thái độ kiên cường và tư cách của các anh, dù có tra tấn thế nào các anh cũng sẽ không khai ra sự tiếp tay trợ giúp của em, nhưng em vẫn lo sợ bị liên lụy, nếu họ phát hiện tấm bản đồ và cái la bàn của lâm trường thì hậu quả khôn lường, nên em đã khẩn trương chạy về Bộ, năn nỉ và hối lộ tất cả số tiền dành dụm để ông Thứ Trưởng cho em được trở lại Đông Đức hai tuần, đệ trình cho trường đại học cũ một số nghiên cứu mà em vừa viết xong, sau hơn một năm tốt nghiệp và ra thực tế ngoài lâm trường. May mắn em được ông ta gật đầu, và liên lạc can thiệp bên tòa đại sứ Đức cấp visa sớm. Chỉ hơn mười ngày là em rời khỏi nước. Tất nhiên đó chỉ là cái cớ. Sau khi sang Đức, em trốn lại ở nhà vợ chồng người bạn Đức mà em quen thân lúc còn học ở đây. Ông chồng em mà anh chị gặp tối hôm qua trong quán ăn, là anh ruột của cô bạn thân này. Anh ấy đã hết lòng lo lắng và chở che em.

Rời khỏi Việt Nam, ngoài quê hương và gia đình, em còn mang theo hình ảnh của anh Đôn. Xin anh chị đừng ngạc nhiên, em yêu anh ấy! Ngoài sự hiểu biết, đẹp trai với nụ cười độ lượng, em còn nhìn thấy bên trong của anh Đôn là sự thủy chung và lòng tự trong, có cả một chút nghệ sĩ lãng mạn nữa.Thời gian làm việc bên nhau, trong khu núi rừng Lam Khê ấy, em đã học được ở anh rất nhiều điều hay, nghe anh hát những bản tình ca, đọc những bài thơ lãng mạn, tuyệt vời. Trái tim em lần đầu tiên biết rung động. Tội nghiệp, em yêu anh Đôn trong một hoàn cảnh quá nghiệt ngã. Điều duy nhất mà em có thể làm được cho người yêu của mình là giúp anh trốn trại, vượt ra khỏi khung cảnh đày ải man rợ, để anh ấy luôn được xứng đáng với những điều anh đang có. Vì chính những điều ấy đã làm cho trái tim em rung động, để em biết thế nào là một tình yêu, mà nếu không gặp anh ấy, có lẽ suốt cả đời em không có được. Quan trọng hơn, đó lại là thứ vũ khí tốt nhất, hiệu quả nhất giúp em đủ can đảm và nghị lực để chống lại số phận, mà trước đó em nghĩ là sẽ tới một ngày em sẽ phải đầu hàng, buông xuôi, bất lực.

Hà Giang ngưng lại, lau tiếp những giọt nước mắt chảy dài trên gò má. Tôi rót thêm trà mời cô.

Bà xã tôi hỏi:

- Cô có giữ tấm ảnh nào của anh Đôn?

- Tiếc là khi ấy anh Đôn không có tấm ảnh nào hết. Anh có cho em địa chỉ của bố mẹ anh ở thành phố Nha Trang, nhưng em gởi mấy cái thư về địa chỉ ấy đều bị trả lại, với lý do: người nhận không còn ở tại địa chỉ này. Nghe nói bố mẹ anh đều là thầy giáo, không biết có bị đi vùng kinh tế mới hay không?

Tôi đưa tay ngăn lời cô:

- Cô còn nhớ địa chỉ ấy không? Chúng tôi cũng đều là người gốc Nha Trang. Tôi có thể hỏi thăm tin tức cho cô. Nhân tiện chúng tôi cũng muốn biếu cha mẹ anh ít tiền, vì Đôn cũng là bạn tù của tôi.

Hà Giang chau mày:

- Lâu quá, nên em quên, nhưng có thể em còn giữ ở nhà. Em xin địa chỉ e-mail để gởi đến anh chị, nếu em tìm lại được. Em thiết tha muốn gặp bố mẹ anh Đôn, nếu các người còn sống.

Thực ra chuyện Hà Giang yêu Đôn, cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên nhiều lắm. Đúng như Hà Giang nói: Đôn là một phi công trẻ. Bao nhiêu năm trong cảnh khốn cùng, đã không làm mất đi nét đẹp trai, tính nghệ sĩ và tư cách của Đôn. Bạn tù ai cũng quí mến. Chuyện Đôn cùng ba người bạn tù khác trốn trại, khi tôi đã bị chuyển đi trại khác hơn tám tháng, sau này ra hải ngoại, tôi có nghe đám bạn bè kể lại, nhưng mỗi người mỗi cách.

Chỉ hơn một tuần về lại nhà, sau kỳ nghỉ hè khá thú vị, nhất là bất ngờ gặp lại Hà Giang, hồi tưởng lại một thời tù đày, tôi nhận được e-mail của Hà Giang gởi thăm, có ghi địa chỉ của ông bà Trần Chánh Nghị, cha mẹ Đôn, ở Nha Trang.

Tôi viết thư nhờ người bạn thân còn ở lại Nha Trang, tìm đến địa chỉ nhà Đôn mà Hà Giang vừa mới cho. Tôi cũng cho anh bạn biết là gia đình Đôn đã dọn đi nơi khác, nhưng từ đó hỏi thăm biết đâu có thể tìm ra manh mối.

Sau gần hai tháng, tôi nhận được thư hồi âm của người bạn cũ. Một đoạn trong thư làm tôi bất ngờ, nhưng sáng lên hy vọng:

“Đúng như mày viết, gia đình người này đã dọn đi khá lâu rồi. Nhưng có người láng giềng cho biết là ông bà chủ nhà đã qua đời hơn hai mươi năm nay. Ông bà chỉ có người con trai duy nhất bị tàn tật, hình như là đang đi tu ở một ngôi chùa nào đó. Tao dò tìm khắp nơi theo lời kể khá mơ hồ của những người hàng xóm, đến nay vẫn chưa gặp được...“

Tôi đọc đi đọc lại dòng chữ “Ông bà chỉ có người con trai duy nhất“, rồi chạy ra ngân hàng gởi một ít tiền cho người bạn, kèm theo lời nhắn: Mày cố gắng mọi cách tìm gặp người con trai này, và hỏi có phải tên là Trần Chánh Đôn. Có gì ra bưu điện gọi điện thoại cho tao biết.

Tôi nôn nao chờ đợi, bỗng một hôm, lúc nửa đêm, điện thoại reo. Bốc ống nghe lên, tôi vui mừng và hồi họp khi nghe tiếng của người bạn từ Việt Nam:

“Tao đã tìm được anh ta. Đúng là Trần Chánh Đôn. Bây giờ là đại đức Thích Thiện Hòa. Anh đang tu ở một ngôi chùa nhỏ, nằm dưới triền núi, phía trên đèo Ngoạn Mục, đèo Bellevue đó, thuộc quận Đơn Dương, cách Đà Lạt gần bốn mươi cây số. Chùa do người bác ruột xây dựng và làm trụ trì. Tội nghiệp, ông Thiện Hòa bị mù một con mắt và què cả hai chân, nhưng khuôn mặt trông đẹp và phúc hậu lắm. Tao nghĩ là ông không bao giờ rời khỏi chùa, vì từ dưới chân núi đi lên, tao đếm hơn năm mươi bậc tam cấp.“

Tôi viết e-mail cho Hà Giang, báo cho cô cái tin bất ngờ này. Đắn đo mãi, cuối cùng mới quyết định nói thật mọi điều. Nhớ lại nhiều lần cô lau nước mắt khi kể về Đôn với vợ chồng tôi ở Mallorca, tôi nghĩ là cô sẽ đau lòng lắm khi nhận được tin này.

Sáng hôm sau tôi nhận e-mail hồi âm của Hà Giang:

“Anh Chị ơi.

Em đã khóc hết nước mắt khi nhận được tin anh Đôn. Suốt cả đêm hôm qua em không thể nào chợp mắt. Em phải xin nghỉ làm hôm nay, và bây giờ lòng dạ cứ thẫn thờ. Không thể ngờ là anh Đôn vẫn còn sống. Em vừa mừng nhưng cũng vừa đau lòng lắm, khi biết anh đã bị mù một mắt và tàn phế cả đôi chân.

Suy nghĩ mãi, em mới dám nói ra điều này với anh chị, vì anh cũng là bạn của anh Đôn và với em như là một người anh, người chú.

- Cháu Lâm Khê, đứa con gái mà anh chị đã gặp ở Mallorca, chính là giọt máu của anh Đôn. Trước ngày chia tay, để anh ra đi, chúng em có đôi ngày hạnh phúc ngắn ngủi trong rừng, em tự nguyện dâng hiến cho anh, thay cho lời hẹn ước, là dù góc biển chân trời nào, dù có phải trải qua bao nhiêu giông bão, chúng em cũng sẽ tìm gặp để đoàn viên. Nhưng rồi ông trời đã hại em, vì em cứ đinh ninh là anh ấy đã chết. Để tang cho anh đến sáu năm, em mới lấy ông chồng này, đền đáp lòng yêu thương và cưu mang đùm bọc của ông khi em thân cô trôi dạt xứ người. Bây giờ biết được anh Đôn còn sống, nhưng đã trở thành một vị đại đức, em vừa hối hận vừa băn khoăn, không biết phải làm sao. Em tha thiết xin anh chị cho em một lời khuyên, để em biết mình sẽ phải làm gì. Bây giờ chắc anh ấy chẳng cần một sự giúp đỡ vật chất nào, nhưng còn Lam Khê, dù sao nó cũng l giọt máu của anh. Làm thế nào để cha con nhận ra nhau? Lam Khê cũng nghĩ là ba nó đã chết. Thỉnh thoảng cháu hỏi em về ba nó. Cháu thương và hãnh diện về ba cháu lắm.“

Cuối cùng, vợ chồng tôi bàn tính mãi nhưng cũng không tìm ra một lời khuyên nào để giúp Hà Giang, ngoài việc hỏi cô nếu muốn gặp Đôn, vợ tôi có thể giúp cô, cùng về Việt Nam, vì vợ tôi sống ở Nha Trang khá lâu, lại có thằng bạn thân ở đó, biết rõ đường đi đến vùng núi Đơn Dương, Đà Lạt, nơi có ngôi chùa.

Không ngờ Hà Giang mừng rỡ đón nhận đề nghị này, và xin vợ tôi về Việt Nam ngay trong tuần để đón giùm mẹ con cô tại phi trường Tân Sơn Nhất. Đây là lần đầu tiên cô bước chân đến miền Nam Việt Nam. Số chuyến bay và giờ đến phi trường, cô sẽ cho biết sớm.

Và dưới đây là lời kể của vợ tôi, về cuộc trùng phùng:

...Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt. Thầy đem cả triết lý đời và đạo để an ủi, khuyến khích và hướng dẫn Lam Khê bước đi trong cuộc sống có quá nhiều muộn phiền và bất trắc. Thầy nói thật hay và cảm động. Thầy kể lại chuyện trốn tù, lý do vì sao bị bắt, chuyện thầy bị đánh vỡ một con mắt và bị bắn nát hai bàn chân chỉ vì thầy nhất định không khai người nào đã giúp thầy cùng ba người bạn tù trốn trại một cách tài tình mà chúng nghi ngờ, mặc dù thầy đã kịp giấu tấm bản đồ và cái la bàn dưới một tảng đá trước khi bị bắt. Họ không đưa về trại cũ mà giao cho một trại tù khác. Bị biệt giam ở đây đến mấy năm mà thầy chẳng biết vì sao không chết. Hà Giang ngồi khóc nức nở. Sau khi mọi người tìm lại được sự bình tĩnh, Hà Giang xin cúng dường cho chùa một số hiện kim, nhưng thầy Thiện Hòa từ chối, bảo là nhà chùa không cần một số tiền lớn như vậy. Hà Giang tha thiết xin được đưa thầy đi sang Đức làm đôi chân giả và thay con mắt mù lòa, thầy cũng chối từ, bảo thầy đã quen rồi với những mất mát ấy, hơn nữa bây giờ thầy đã tu hành, năm tháng chỉ quanh quẩn trong chùa, không cần thiết phải đi đó đi đây. Thầy có mở một lớp học dạy các em học sinh nghèo hiếu học trong vùng, nhưng phòng học là gian nhà trống vách ngay phía sau chùa.

Đêm cuối cùng ở Nha Trang, Hà Giang quyết định đổi vé máy bay, ở lại một thời gian nữa. Cô cho biết là mẹ con cô sẽ cố gắng thuyết phục Đôn, để mua cho anh cái xe lăn, xin được xây lại ngôi chùa mới, thay những bậc tam cấp bằng con đường lát đá, đặc biệt phía sau chùa, từ gian phòng Thầy dạy học nhìn ra, đã có sẵn khu rừng với ít hoa dã quỳ, cô sẽ cho sửa sang lại thành một khu vườn đẹp đẽ, trồng thêm hoa, làm suối nước, và xin đặt tên là Lam Khê Viên, vì chữ Lam nghe cũng hợp với khung cảnh chùa chiền...

Khi ngồi viết những dòng này, tôi không biết là những điều mong ước của Hà Giang có được thầy Thích Thiện Hòa chấp nhận hay không, và cuộc tình đẹp và bi tráng này có còn sống mãi trong lòng mỗi người cho đến thiên thu.

Phạm Tín An Ninh

Nhà văn Phạm Tín An Ninh: Sinh ra và lớn lên tại Khánh Hòa, Tuổi Quý Mùi. Mất mẹ lúc 3 tuổi, nên sống với ông bà nội. Lúc nhỏ, theo học tại trường Trung học Văn Hóa và Võ Tánh Nha Trang. Nhập ngũ: Khóa 18 SQ Trừ Bị Thủ Đức. Phục vụ tại Sư Đoàn 23 BB. Sau tháng 4/75: Đi tù tại các trại tù Nam và Bắc Việt Nam.(Thân sinh cũng bị đi tù và chết trong tù cải tạo vào tháng 6/1976). Vượt biên, định cư tại Vương Quốc Na-Uy từ năm 1984. Đi học và làm việc trong ngành Ngân Hàng Bưu Điện. Về hưu từ đầu năm 2008. Tác phẩm: Ở Cuối Hai Con Đường (2008), Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân (sẽ xuất bản)

Nguồn : voanews