Monday, August 31, 2015

Hãy nói trước ngày chết

Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản.

Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cải nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?

Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng.

Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì họ là “ kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.

Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.

Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.

Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.

Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”
 
Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ.

Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.

Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân : “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế”  và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương.

Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hình dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH (1), Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế:  

“Tôi đã đi trên những đường hẽm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”  và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v. và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”
 
Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng” .

Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.

Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc.

Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.

Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết nhân đọc bài “Trịnh công sơn – Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.”
 
Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa…”
 
Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.

Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.

Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân hoặc đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không?

Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v.. mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.

Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác.

Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẻ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục.

Tại sao ông không viết?

Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ ?

Sự im lặng của các ông là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.

Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.

Trần Trung Đạo
(1) WGBH phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường, 29 tháng 2, 1982.
@Facebook/TTD

Sunday, August 30, 2015

Đức Phanxicô:
“Người cộng sản cầm nhầm cờ của chúng tôi, lá cờ của người nghèo”

Đức Phanxico nghèo

Đức Phanxicô nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn của nhật báo Rôma “Il Messagero”: Marx không có gì mới và “nạn nghèo khó là trọng tâm của Phúc Âm”.
 
Đức Phanxicô là người cộng sản ư? Chắc chắn là không! Đức Phanxicô chưa bao giờ nói người cộng sản đã lấy cắp người nghèo của Giáo hội như một vài tờ báo đã nói. Trong một cuộc phỏng vấn dài với ký giả Ý  Franca Giansoldati của nhật báo Rôma Il Messaggero, Đức Phanxicô đã nói chính xác như sau:
 
“Tôi chỉ đơn giản nói chính những người cộng sản đã lấy ngọn cờ nghèo khó của Giáo hội. Nghèo khó là trọng tâm của Phúc Âm. Đoạn 25 Phúc âm thánh Máthêu cho chúng ta thấy dựa trên tiêu chuẩn nào Chúa sẽ phán xét chúng ta: “Ta đói. Ta khát. Ta đau bệnh. Ta mình trần. Ta bị tù”. Các Mối Phúc Thật là một ngọn cờ khác. Người cộng sản nói tất cả những chuyện này là của họ. Lạ chưa! Họ đi sau chúng ta 20 thế kỷ! (Đức Giáo hoàng bật cười và nói thêm:) Vậy khi họ nói như vậy thì mình có thể nói với họ: A, các bạn là Kitô hữu!”
 
Những gì Đức Giáo hoàng nói là hoàn toàn rõ ràng. Ngài không nói người cộng sản lấy cắp “người nghèo của chúng ta” nhưng lấy cắp “ngọn cờ của người nghèo”: nói một cách khác là ngọn cờ bảo vệ người nghèo, bảo vệ phẩm cách và quyền lợi của họ, bảo vệ công chính xã hội cho họ, bảo vệ người nghèo của quả đất. Và bao nhiêu năm qua từ ngày các chế độ cộng sản sụp đổ, những chế độ bức bách dân chúng của họ đã đủ để có thể nói lên những điều này mà không gây hiểu lầm.
 
Dù chủ nghĩa mác-xít, như một ý thức hệ hay như một chế độ độc tài vẫn còn tồn tại ở một vài nước trên thế giới, thì sự thật đây là câu chuyện lịch sử có từ xưa. Chính xác là thế nên không được ngạc nhiên vì lời nói của Đức Giáo hoàng, người không sợ các câu chữ. Chắc chắn, trong hàng chục năm, người ta đã thấy cánh tả chính trị giương cao ngọn cờ người nghèo, còn cao hơn cả Giáo hội nên điều này đã ghi sâu vào tâm thức dư luận quần chúng. Đây không phải là lời cáo buộc nhưng là ghi nhận, dù sao, là Kitô hữu, chúng ta không được thoái thác mọi trách nhiệm của mình. Chắc chắn ngọn cờ người nghèo được chủ nghĩa xã hội giương lên là ngọn cờ giả, dù cho như Đức Gioan-Phaolô II đã từng nói, nhiều người đã giương lên trong thiện ý tốt.

Dù ngọn cờ người nghèo được Giáo hội giương lên không được tất cả mọi Kitô hữu cầm trong tay vì rất nhiều người trong số họ còn cầm ngọn cờ của một chủ nghĩa tự do không tương trợ hay họ còn nghĩ đến lợi ích riêng của mình nhiều quá thì họ không giương bất cứ một ngọn cờ nào.
 
Marta An Nguyễn chuyển dịch
@Phanxico

Saturday, August 29, 2015


Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ
 

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay!

Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

 Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.

Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!
Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!

Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.

Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.

Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?

Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!

5 tháng 7 , 2015
Nguyễn Đình Phùng
@vtl

Friday, August 28, 2015

Vá mảnh Giang Sơn

 Tặng Nguyễn Viết Dũng
 
Thach Nguyen's photo.
 
Tim hồng vá lại mảnh Giang Sơn...
Trời Nam ải Bắc, trổi giọng hờn
Hồn thiêng u uẩn, vờn trong gió
Tổ Quốc đau thương trổi từng cơn.

Em ngồi vá lại mảnh cờ vàng
Tận tụy đường kim nét em đan
Em đan dòng lệ, hồn Tổ Quốc
Dẫu biết đường kim dặm bước ngàn.

Em ngồi vá lại mảnh đời đau
Mỗi mũi kim đan, mỗi giọt trào
Đêm khuya hằng ước lành dấu vá
Cờ thương lưu mãi tận ngàn sau.

Chí mong vá lại mảnh giang sơn
Tủi nhục trong em... vọng quốc hờn
Hồn thiêng sông núi nghìn u uẩn
Tổ Quốc thương đau... ngập uất hờn.

Em đi vá lại những mảnh đời
Đấu tranh tù tội lúc tàn hơi
Còn chút máu tươi, em truyền máu
Dẫu biết thân gầy héo tã tơi.

Còn lại gì đây? Vá đời em
Cả khối tâm tư trải màn đêm
Bóng ai thoáng hiện người dũng sĩ
Theo bước trống thiêng dội vang rền.

Cố vá cho xong mảnh cờ vàng
Mai trời lộng gió phất hiên ngang
Ủ hồn chiến sĩ, xương thành núi
Rộn vùng đất mẹ nụ cười vang.
 
Nguyên Thạch

Thursday, August 27, 2015

Sự thật đằng sau " Bông hồng cài áo " .


Ông Thích Nhất Hạnh đi Nhật , nhân mùa Vu Lan được cài cho 1 bông cẩm chướng trắng , ông hỏi thăm mới biết đó là tục cài hoa màu đỏ cho ai còn mẹ , cài hoa màu trắng cho ai mất mẹ , để tưởng nhớ mẹ . Sau đó khi đi Mỹ du học , ông viết " Bông hồng cài áo " lồng vào tập tục trên , ông gửi bài viết này cho đệ tử của ông . Các đệ tử bèn chép ra nhiều trăm bản kèm theo cành hoa hồng gửi đi cho bạn bè người quen , rồi đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành nhạc . Các chùa cho in bài viết này và phổ biến việc cài hoa . Cứ thế dần dần trở thành 1 tập tục trong các kỳ lễ Vu Lan , mà thật ra chẳng ai biết nguồn gốc của nó là từ đâu .
 
Ngoc Nhi Nguyen's photo. Sự thật tục cài hoa cho mẹ này là từ Mỹ , do bà Anna Jarvis (hình bên) đặt ra đầu tiên , từ năm 1907 .
Bà Anna Jarvis rất thương mẹ nhưng không may mẹ bà lại mất đột ngột đúng lúc 2 mẹ con đang có chuyện bất đồng cãi nhau đang giận nhau không nói chuyện . Điều này làm bà Anna Jarvis ray rứt , ân hận mãi .

Năm 1907 , bà Anna Jarvis gửi 500 đóa hoa cẩm chướng trắng cho tất cả các bà mẹ trong nhà thờ của mình , và nhắc nhở mọi người rằng hãy trân quý mẹ của mình khi bà còn sống , đừng như bà cãi nhau giận dỗi với mẹ rồi sau khi mẹ mất rồi mới hối hận .
Bà chọn hoa cẩm chướng trắng vì đó là hoa mà mẹ bà thích nhất . Lúc đó không có phân biệt hoa đỏ hoa trắng gì cả !

Sau đó bà Anna Jarvis cố gắng vận động chính quyền lẫn nhà thờ và bạn bè quen biết , để tổ chức 1 ngày Mother's Day , Ngày cho Mẹ . 1 năm sau , năm 1908 , ông John Wanamaker , 1 chủ tiệm hoa , tham gia chương trình vận động của bà , tình nguyện tặng miễn phí hàng ngàn đóa hoa cẩm chướng trắng cho mỗi năm khi bà Jarvis tổ chức ngày lễ Mẹ tại nhà thờ .

Đến năm 1914 , Tổng thống Mỹ là ông Wilson ra quyết nghị chính thức nhìn nhận Ngày Lễ Mẹ , để vinh danh tất cả các bà mẹ , còn sống hay đã chết .
Từ đó trở đi , mỗi năm hàng triệu người Mỹ tổ chức Ngày Lễ Mẹ và cài hoa cẩm chướng trắng . Nhưng vì nhiều người mua quá không đủ hoa trắng cung cấp , nên các chủ tiệm hoa tự " chế " ra thêm là hoa trắng là cho ai mất mẹ , và hoa đỏ là cho ai còn mẹ , để có thể bán được thêm hoa , và thế là sản sinh ra vụ hoa trắng hoa đỏ !

Tục lệ này lan truyền khắp nước Mỹ , rồi lan sang Nhật , cuối cùng lưu truyền vào Việt Nam .
Nhưng chính tại Mỹ , thì bà Anna Jarvis vào những năm cuối đời lại rất phẫn nộ và thất vọng vì chuyện này , vì bà nói ngày này đã bị kinh doanh hóa , biến thành cơ hội để các tiệm bán hoa kiếm lời . Từ hoa cẩm chướng trắng của mẹ bà nhảy qua hoa trắng hoa đỏ , để có đủ hoa mà bán , rồi lại từ cẩm chướng nhảy qua các loại hoa khác , cũng chỉ để bán được nhiều hoa nhiều tiền , mất hết ý nghĩa ban đầu !

Các chuyên gia tâm lý người Mỹ thì phản đối tục lệ hoa trắng hoa đỏ , vì sự phân biệt này làm cho những người đã mất mẹ phải cảm thấy đau lòng , buồn tủi . Phân biệt con còn mẹ với con mồ côi là không tôn trọng nhân quyền và quyền bình đẳng , nên sau này người Mỹ hầu như đã bỏ đi tập tục này . Hiện nay ở Mỹ dường như không còn ai cài hoa trắng , hoa đỏ vào ngày lễ Mẹ nữa .

Riêng ở VN , có lẽ vì không ai biết nguồn gốc tục lệ này và ý nghĩa thật sự của nó , chỉ thấy là phong trào hay hay nên theo . Riêng ở Làng Mai thì còn cài thêm đóa thứ 2 cho cha , cài bên trên đóa hoa cho mẹ để phân biệt . Trẻ em nào phải cài đến 2 đóa hoa trắng , hẳn sẽ buồn và tủi thân lắm .

 Đọc thêm :

Ngoc Nhi Nguyen

Wednesday, August 26, 2015

10 CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA BILL GATES GỬI ĐẾN GIỚI TRẺ


1. Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.
(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội).


Martdeal Mộtthươnghiệutriệuniềmvui's photo. 2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.
(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
.
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn).

 4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu).

 5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn).

 6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân).

 7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp).

 8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người).

 9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định).

 10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).


@internet

Tuesday, August 25, 2015

Đời còn dài những cuộc uống giải khuây


Ông già đóng cửa tiệm nước, kêu buồn, đi rủ bạn tổ hưu uống vài ly bia. Con gái hỏi sao buồn, ông gắt, biết rồi còn hỏi. Cái đài tưởng niệm ấy, rốt cuộc người ta vẫn xây. “Mình nói mà họ có thèm nghe đâu”, ông già cắm cẳn, khi dắt xe ra cửa. Chắc rồi, sao họ chịu nghe ông chủ quán cóc góc đường, một thường dân không tên tuổi - con gái nghĩ vậy, nhưng biết lời nào không nên nói, chỉ dặn vói theo “nhớ uống một chai thôi đó, yếu rồi”.

Trên đường dẫn bài báo mạng phản ứng mạnh nhất về vụ xây đền đài đắt đỏ, mẫu bình luận thứ 437 theo thứ tự từ trên xuống, là của ông già với đầy đủ họ tên, địa chỉ. Ông viết rằng dân mình nghèo quá, nước mình nợ nần chồng chất mà lãng phí chi. Xài xối xả không tiếc kiểu này chắc vì chẳng phải tiền họ làm ra, chớ của riêng thì vài ba ngàn cũng cân nhắc.

Từ khi con gái bày cho mấy đường lên mạng, ông già hay bày tỏ ý kiến ý cò của mình vào phần bình luận bên dưới vài bài báo chính luận mà ông quan tâm. Con gái cười, trẻ quan tâm đàn bà, già quan tâm đất nước. Chớ sao, ông già tằn mằn cọng râu, thiếu hai thứ đó sao được thành người

Có dạo ông già đi làm vài chai suốt, đó là lúc họ dừng dự án chặt cây vỉa hè, hoãn vụ dẹp gọn trại trẻ mồ côi, ngưng đập bỏ ngôi chợ hai trăm năm tuổi, xử đẹp những quan chức địa phương lùa nhầm trâu bò của người nghèo về nhà mình. Vui, rủ bạn bè ra quán, bàn luận nổ trời. Nghĩ, nguyện vọng tâm tư mình rốt cuộc cũng được lắng nghe. Ông già hể hả bảo, hồi xưa gõ cửa quan khó, nhứt là từ hồi tụ họp chừng chục người đã bị coi là bất hợp pháp, giờ chỉ cần ghi vài dòng trên trang mạng của một tòa báo lớn, ý kiến mình cũng tới chỗ cần tới. Coi bộ có chút tín hiệu tiến bộ, họ bắt đầu coi trọng tiếng nói của dân.

Chỉ con gái trề môi dài thượt, bảo chưa chắc đâu, họ chỉ nhường mình mấy chuyện cỏn con, xử phạt những viên chức cấp thấp. Họ chỉ xức dầu gió những vết xước tầm thường, vẫn còn bao nhiêu vết thương sâu, còn bao nhiêu chỗ hoại tử hết đường cứu chữa, họ vẫn để đó. Như thể từ nhỏ con gái đã ăn suốt khổ qua hầm ớt hiểm, rau đắng nấu sa tế, sầu đâu nhồi tiêu sọ, nên ba mươi tuổi đầu lúc nào cũng nhìn vấn đề một cách đắng cay. Hay vì không thân thế, con nhỏ phải cất mảnh bằng thạc sĩ lên đầu tủ đi làm nhân viên bán hàng trong siêu thị, nên bất mãn cuộc đời.

Nên ông già sửng cồ khi con gái tiên đoán, vụ xây đền đài ngàn tỉ chẳng thể nào dừng lại. Sao không, dư luận vào cuộc rồi, bao nhiêu tờ báo rút tít “lãng phí” ngay trang bìa, bài báo nào cũng dùng những câu chữ mạnh mẽ để phản đối, những người có tiếng nói đầy sức nặng cũng lên tiếng can ngăn cuộc xài tiền thả dàn này. Và còn có hàng ngàn bạn đọc như ông già góp ý can ngăn, người nghèo không ngắm tượng đài mà no bụng, họ cần cơm gạo, họ cần con trâu để cày nương rẫy, đàn gà để đẻ trứng. Cái khí thế phản ứng bừng bừng vậy, giới chức trách đâu thể không nghe.

Nhưng rồi ông phát hiện ra cái cách nhìn đời đen thui của con gái, rủi thay luôn đúng. Họ chỉ thả con săn sắt cho đám dân ngây thơ như ông tưởng rằng người ta đã cúi xuống từng phận người. Đài tưởng niệm vẫn xây, và còn những cổng chào, những quảng trường cẩn đá hoa cương, những trung tâm hành chính bóng lộn, những cái chợ quê hoành tráng. Ông già có thay tên đổi họ, hoặc xui cả xóm biên hàng ngàn mẫu bình luận trên báo mạng, cũng không ngăn nổi tiền thuế của mình đổ vào công cuộc viển vông. Và còn nhiều cuộc viển vông bốc hơi mà chẳng để lại cái xác nào, dù tệ như cổng chào vào thành phố mà ai cũng bảo y chang lò gạch.

Càng nhớ càng rầu, mấy ông già kêu thêm chai nữa.
Con gái đón cha ở cửa, đỡ lấy những bước chân xương xẩu liêu xiêu, thương nhiều hơn giận, “đã nói uống một chai thôi mà, có chịu nghe đâu”. Phải giữ sức, mai kia sẽ còn uống hoài, chuyện buồn còn xảy ra dài dài để ông già dắt xe đạp đi làm vài ly. Con gái biết vậy, nhưng nó còn làm được gì ngoài việc lên mạng tìm coi có lá thuốc, bài thuốc nào phòng chống cao huyết áp cho người cao tuổi không thể nào kiêng cữ được rượu bia.


Nguyễn Ngọc Tư

Sunday, August 23, 2015

Trung Quốc Sẽ Sụp Đổ Vì Tham Vọng Tập Cận Bình

Trung Quốc tiến vào thế kỷ 21 với một tâm trạng vừa vui mừng vừa lo sợ. Vui mừng vì trong những năm tháng gần đây uy tín của quốc gia này có chiều hướng đi lên. Lo sợ vì thực trang kinh tế phát triển quá mau lẹ. Phản ứng phụ nguy hiểm nhất của tốc độ phát triển nhanh trong một xã hội có nền chính trị độc tài và có thu nhập chỉ đủ sống là sự xuất hiện ngày càng trầm trọng của hố cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, và của nạn tham nhũng đe dọa sự sống còn của chế độ.


2014 JUNE 29 Tapcanbinh.jpg AA300Những người lãnh đạo Trung Quốc ý thức đầy đủ mối nghuy hiểm nói trên và đang tìm cách hóa giải. Còn người dân Trung Quốc thì hy vọng là với các thế hệ lãnh đạo thứ tư, thứ năm… (ba thế hệ trước là do Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang trạch Dân đại diện) Trung Nam Hải sẽ có không gian chính trị rộng rãi hơn để có thể dân chủ hóa một cách tiệm tiến, hầu tránh một cuộc nổi dây của qaần chúng.
Trung Quốc là quốc gia có một dân số và kích thước của một tiểu lục địa. Phần đất này, ngày nay, không còn sống biệt lập nữa, mà đã hội nhập gần như toàn vẹn vào sinh hoạt của thế giới. Cho nên những gì đã và đang xảy ra tại Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến phần còn lại của nhân loại.
Việc tìm hiểu những chuyển biến chính trị đó rất cần thiết cho việc tiên liệu vấn đề an ninh và cuộc sống hòa bình của các dân tộc khác. Cho nên, trong những đoạn viết tiếp theo, một số ý kiến sẽ được đóng góp với ước mong làm rộng dư luận cần quan tâm. Xin mời qúy độc giả đọc tiếp.
Trung Quốc dưới ba triều đại cộng sản đầu tiên
Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949 và có công thống nhất đất nước nhưng ông ta đã gây nạn đói trong các năm 1959-1961 và phát động Cách Mạng Văn Hóa trong 10 năm tiếp theo, làm nhiều triệu người chết. Chiến tranh quốc-cộng tại Trung Quốc đã được thuật đi thuật lại nhiều lần, nên ở đây chỉ xin nhắc lại một số thông tin ít được phổ biến.
Năm 1948 khi đưa quân lên đánh chiếm căn cứ Mãn Châu, quân Quốc Dân Đảng của Tưởng dần dần xa cách Mỹ vì không được Mỹ viện trợ nữa. Cuối năm 1948 Tưởng cho vợ là Tống Mỹ Linh sang Mỹ cầu viện nhưng Mỹ lờ đi không đáp ứng. Cuối năm 1949 Tưởng thua và phải mang 2 triệu quân chạy ra đảo Đài Loan. Ngày 1/10/1949 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô ở Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh.
Dư luận Mỹ chỉ trích và lên án tổng thống Truman đã để cộng sản chiếm Trung Hoa. Joe Mc Carthy cho rằng việc ngăn chặn Tàu bành trướng cần phải chi viện nhiều và lâu dài hơn nữa. Câu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa chưa bao giờ được trả lời công khai. Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Truman từ 70% tụt xuống còn 30%. Bộ trưởng ngoại giao Mỹ thời Truman bị đánh giá thấp. Việc để mất Trung Hoa đưa đến nhiều hậu quả thảm khốc.
Năm 1950 Nga và Trung Cộng giúp Bắc Hàn xâm lược Nam Triều Tiên. Mỹ phải đưa quân sang can thiệp. Chiến tranh tiếp diễn mãi tới tháng 7/1953 mới chấm dứt. Cũng từ 1950 Mao giúp Việt Minh chống Pháp thắng lợi. Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ tháng 5/1954 nên đất nước Việt Nam bị chia đôi. Mỹ phải nhảy vào bảo vệ và xây dựng miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng cho đến năm 1973 cuộc chiến mới ngã ngũ. Mỹ đã phải rút lui trong “danh dự” khỏi miền Nam VN và chiu mang tiếng với đồng minh và thế giới. Đó là những viêc xảy ra trên bình diện quốc tế.
Tại quốc nội Mao hăm hở lên kế hoạch Đại Nhảy vọt làm 37,5 triệu người chết đói. Chết nhiều nhất xảy ra tại An Huy. Cam túc, Hồ Nam, Tứ Xuyên nhưng không ai dám lên tiếng. Lầm lỗi này khiến Mao mất chức vụ chủ tịch nước. Đó là một vụ chết đói lớn nhất lịch sử Trung Hoa. Đói đến nỗi tại nhiều nơi người ta ăn thịt trẻ em bằng cách đổi con cho nhau để tránh phải chứng kiến cảnh tượng ăn thịt chính con mình.
Vụ chết đói vừa chấm dứt thì Mao phát động cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa để trà thù những người buộc ông phải từ chức. Chém giết lại xảy ra liên tục thêm 10 năm nữa và làm thêm 20 triệu nhân mạng phải hy sinh.
Như vậy, trong suốt 26 năm cầm quyền Mao đã giết hại 60 triệu dân và kéo lùi nước Tàu về thời Trung Cổ. Mao đã biến nước Tàu thành một địa ngục đói khổ và tang thương thê thảm nhất. Một người phạm tội ác chống nhân loại mà vẫn được ca tụng và sung ái như Mao thì thật là một điều quái gở chỉ có thể có ở bên Tàu.
Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 và mất năm 1997. Sau khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay được một thời gian ngắn thì Đặng Tiểu Bình dần dần nắm quyền kiểm soát cả đảng cộng sản và xã hội Trung Hoa. Năm 1978 ông đưa đất nước ông vào kỹ nguyên cải cách “mở cửa”. Năm 1979 ông sang thăm Mỹ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước và ngay sau đó dạy cho Việt Nam một bài học nằm trong chính sách ngăn chặn ảnh hưởng Nga tại Đông Nam Á.
Cuộc biểu tình khổng lồ tại Thiên An Môn đã diễn ra dưới thời Đặng Tiểu Bình. Nhiều người tin rằng ông ta đã nhúng tay vào máu trong cuộc thảm sát phong trào tại quảng trường này. Sau biến cố họ Đặng rút khỏi chính trường. Thiên An Môn gây chia rẽ trong đảng và quân đội, giữa hai phe bênh và chống.
Theo ước lượng của Mỹ có khoảng từ 4000 người đến 6000 người bị giết. Khối Xô Viết ước tính có 10.000 người bị giết và khoảng 30.000 người bị thương. Bằng chứng cho thắy rõ là những người công sản da vàng đã sẵn sàng dùng quân đội của họ bắn giết đồng bảo ruột thịt để bảo vệ địa vị của Đảng một cách mù quáng.
Giang Trạch Dân sinh năm 1926. Ông là người được Đặng Tiểu bình chọn ra thay thế và trở thảnh lãnh đạo tối cao vào thập niên 1990. Đặng Tiểu Bình chuyển hết quyền hành cho Giang Trạch Dân. Chính sách mở cửa của Đặng rất khôn ngoan khiến nền kinh tế của Trung Quốc tiến nhanh và mạnh trong vòng ba năm.
Dưới thời Giang tệ nạn tham nhũng gia tăng như vũ bão. Doanh nghiệp nhà nước đóng cửa nhiều. Quan chức tham nhũng lấy đi 10% GDP của Quốc gia. Tỷ lệ tội phạm phát triển chưa từng thấy tại các thành phố.
Năm 1999, Pháp Luân Công, một môn pháp tu dưỡng cơ thể và tinh thần tại Hoa Lục bị Giang Trạch Dân chỉ đạo đàn áp một cách dã man. Tổng cộng có khoảng 7000 nạn nhân bị bắn giết hoặc tra tấn cho tới chết.
Bộ ngoại giao Canada thu thập nhiều bằng chứng tố cáo Trung Cộng cho mổ gan và thận tử tù đem bán với giá cao. Tội ác tầy trời này được coi là chưa từng có trên trái đất. Giang bị coi như người đàn áp diệt chủng Pháp Luân Công và bị kết án tù tại 17 quốc gia trên thế giới. Nếu Giang đến các nước này y sẽ phải đối mặt với 20 năm tù giam vì tội diệt chủng nói trên.
Năm 2002 Giang nhường chức cho Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư đảng. Các lãnh đạo cộng sản của Tầu từ Mao, Đặng cho đến Giang toàn là những tên uống máu người không tanh. Bọn này giết hại đồng bào mình và bị cả thế giới, nhất là Tây Phương khinh bỉ, ghê tớm và coi như thú vật.
Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ tư
Hồ Cẩm Đào thuộc thế hệ lãnh đạo thứ tư. Ông sinh năm 1942 và tốt nghiệp đại học hạng ưu. Sau khi đươc Giang Trạch Dân nhường ngôi, ông làm chủ tịch nước từ năm 2003 tới năm 2013.
Tự do hóa tư tưởng là làn sóng thứ ba được Hồ Cẩm Đào phát động vào thời gian Đại Hội 17 (tháng 10//2007) của đảng cộng sản Trung Quốc. Làn song thứ nhất ám chỉ cuộc vận động mang tên “Thực hành là điều kiện duy nhất của sự thật” nhằm dẹp bỏ chủ thuyết Mao-Ít. Làn sóng thứ hai, được đưa ra trong dịp Đặng Tiểu Bình đi khảo sát miền Nam năm 1992 , là thời gian áp dụng kinh tế thị trường.
Đại Hội 17 đưa ra lộ trình cho tương lai Trung Quốc. Mục tiêu của thời kỳ này là xây dựng một “xã hội hài hòa” và phương tiện để đạt mục tiêu đó là chủ nghiã “dân chủ xã hội”. Tính cho đến ngày nay, thời gian này là thời gian duy nhất dân Tàu được hưởng sự an bình và không có chém giết hoặc tù đầy ghê tởm trong nội bộ.
Theo Hồ Cẩm Đào, phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng ưu tiên cao nhất. Không có phát triển kinh tế Trung Quốc không thể khắc phục được những khó khăn đang phải đối phó hiện nay. Trung Quốc phải tiếp thu nhãn quan khoa học, nghĩa lả phải nhắm tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã nội.
Quan trọng hơn cả là phát triển phải hướng vào nhân dân. Nói khác, chế độ phải mang tính xã hội chủ nghĩa nhân đạo. Chỉ khi nào phát triển hướng về nhân dân thì mục tiêu xã hội hài hòa mới có khả năng thực hiện.
Dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc quan tâm khảo sát sự thực hành dân chủ xã hội ở Âu Châu. Tuy nhiên với mặc cảm tự tôn Đại Hán, giới lãnh đạo đảng vẫn không chấp nhận hệ thống đa nguyên và vẫn tiếp tục tìm kiếm xem có cách nào đề một đảng chính trị có thể đại diện cho những quyền lợi kinh tế và xã hội khác nhau.
Một chế độ chính trị chuyên chế và một sự thịnh vượng kinh tế nhất định, vẫn có thể cùng xuất hiện trong một thời gian nào đó, như là điều đang xảy ra tại Trung Quốc hiện nay, nhưng sự thịnh vượng này sẽ không lâu dài. Thiếu ba yếu tố hiện đại hóa Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được cấp độ phát triển tiếp theo.
Ba yếu tố đó là : thứ nhất, hiện đại hóa nhà nước thành một thiết chế bền vững, hiệu qủa, không phụ thuộc vào cá nhân con người; thứ hai, chế độ phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chỉ xuất phát từ luật pháp, đảng cầm quyền không được ngồi lên trên pháp luật; thứ ba, lập một hệ thống ràng buộc ràng buộc trách nhiệm của chính quyền.
Chế độ pháp trị và hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền không phải là những giá trị phương Tây. Không có những giá trị này thì không thể có hiện ̣đại hóa theo đúng nghĩa của ngôn từ này.
Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm
Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm. Ông sinh năm 1953 và đậu tiến sĩ luật. Tháng 10/2010 Tập được bầu làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Ngày 15/11/2012 Tập được bầu làm tổng bí thư, rồi ít lâu sau lên làm chủ tịch Quân Ủy. Ngày 13/3/2013 ông được bầu làm Chủ Tịch Nước.
Kể từ thời Mao đến nay chưa có một cá nhân lãnh đạo nào lại thâu tóm nhiều quyền lực vào trong tay một cách nhanh chóng như Tập Cận Bình. Chưa có một lãnh đạo nào lại thúc đẩy một chương trình trọn vẹn phục hồi các giá trị cũ và sức mạnh thô bạo của đảng cộng sản như Tập Cận Bình đang làm. Tại Trung Quốc hiện nay, những nhà tranh đấu ôn hòa cho một xã hội dân sự cũng bị nghiêm trị, khiến phải im tiếng. Tập đang được gọi bằng mọi thứ tên, từ một nhà “độc tài mới” đến một “hoàng đế mới” của thời hiện đại.
Từ khi lên ngôi đến nay Tập đã bỏ tù những đối thủ chính trị của mình trong một chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn được mệnh danh là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”. Chiến dịch này đã gieo sợ hãi và gây bất ổn tâm lý trong các cấp đảng viên từ thấp đến cao. Hàng trăm quan liêu tham nhũng đã bị tống giam và mấy chục tỷ đô la tài sản tham nhũng đã bị tịch thu.
Một vị tướng có nhiều uy danh, tên Từ Tài Hậu, đã bị tống giam. Một chính khách có thế lực nhất nhì trong nước tên Chu Vĩnh Khang cũng đã bị Tập tóm cổ và đem ra xử tội trước tòa án. Dân chúng hoang mang tự hỏi “Nếu Tập có thể triệt luôn cả Chu Vĩnh Khang thì ai là người có thể thoạt khỏi bàn tay hung hãn của Tập ?”
Sự trỗi dậy của Tập Cận Bình được coi như một bước ngoặt vì ông đã xóa bỏ mô hình lãnh đạo tập thể của Đặng Tiểu Bình. Theo mô hình này các quyết sách phải được thông qua do sự đồng thuận của chín ủy viên trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị rồi mới được đem ra thi hành. Như vậy là để tránh dẫm lại tệ sùng bái cá nhân hay một cuộc Cách Mạng Văn Hóa thứ hai như dưới thời Mao cai trị.
Mặc dầu có người cha bị Mao Trach Đông hành hạ và bỏ tù nhưng Tập vẫn hướng đến Mao để tìm nguồn khích lệ. Trong một tập tiểu luận xuất bản gần đây, Tập đòi hỏi các đảng viên không được từ bỏ tinh thần Mao Trạch Đông. Tập đã đăng đàn diễn thuyết nhiều lần để khẳng định : “vai trò của thủ lĩnh số một là then chốt”.
Sáu cơ quan cao nhất trong Bộ Chính Trị được tái cơ cấu năm 2012. Tập cầm đầu cả sáu cơ quan đó. Nhờ thế mà ông đã có cơ hội đưa kẻ cựu thù không đội trời chung là Bạc Hy Lai ra xét xử. Ông không chỉ nói mà còn hành động. Báo chí Trung Quốc mô tả ông là một người xay mê quyền lực.
Trong khi lời khuyên của Đặng Tiểu Bình, là cả nước phải ẩn mình đề chờ đợi thời cơ, vẫn còn văng vẳng bên tai, thì Tập tin rằng những năm tháng ẩn mình đã qua rồi. Tập muốn cùng với Mao và Đặng họp thành một bô ba lãnh tụ vĩ đại được nhân dân Trung Quốc và thế giới muôn đời kính phục.

Điểm qua lịch sử Trung Quốc ta thấy tham vọng nói trên của Tập Cận Bình chỉ là một tham vọng hồ đồ. Tham vọng này xuất phát từ tính kiêu ngạo Hán Tộc. Cố tật này đã kìm hãm dân tộc Trung Hoa không cho họ phát triển thành một cường quốc cùa thế giới.
Thật vậy, qua các triều đại của lịch sử Trung Quốc, ta thấy tính kiêu ngạo Hán Tộc đã là nguồn gốc của chiến tranh. Chiến tranh liên tục từ đời này qua đời khác khiến nên kinh tế không thoát khỏi ngõ bí và đất nước nghèo nàn lạc hâu. Cuối cùng Trung Quốc đã bị Tây Phương xâu sé và phải chịu thân phận chư hầu cách đây hơn một thế kỷ.
Đến nay, khi Mao Trạch Đông có cơ hội giải phóng và thống nhất đất nước thì cũng chỉ vì cái tật xấu này mà Mao đã giết chết 60 triệu sinh linh và làm tiêu tan đất nước. Đặng Tiểu Bình tuy có khôn ngoan vực lại được nền kinh tế, nhưng với cái tính kiêu ngạo đó vẫn giữ trong đầu, Đặng không cho Trung Quốc thoát khỏi gông cùm độc trị để trờ thành dân chủ. Hồ Cẩm Đào thông minh đưa ra sách lược cứu vãn tình thế nhưng sách lược này lại đang bị Tập Cận Bình sé bỏ.
Trong mấy thập niên gần đây, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, đã ồ ạt đầu tư vào Hoa Lục đề hưởng lợi vì nhân công rẻ. Mỹ và Âu Châu cho rằng khi nển kinh tế trở nên khá giả thì Trung Quốc sẽ từ bỏ chế độ cộng sản, nhưng việc đó vẫn chưa thấy xảy ra. Nhiều dư luận sốt ruột cho rằng đây là một sai lầm lớn vì Mỹ đã nuôi Trung Cộng cho béo để họ trở thành mối đe dọa cho toàn thế giới.
Tuy nhiên nếu căn cứ vào những nghiên cứu vững chắc hơn thì phải nói rằng còn khá lâu Trung Quốc mới có thể trở thành nguy hiểm. Việc Trung Cộng có thể gây chiến tranh vào lúc này chỉ là một huyễn tượng. Thứ nhất, Trung Cộng đang bị bao vây chặt chẽ bởi các nước xung quanh, Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thứ hai, nhất cử nhất động của Bắc Knh thường xuyên bị Ngũ Giác Đài theo dõi xát xao và sẵn sàng ứng phó.
Trung bình cải tổ một nền văn hóa phải cần từ vài thế hệ đến vài thế kỷ, mà Tập thì chỉ mới lên ngôi được có vài năm và chỉ còn trụ được nhiều nhất là vài năm nữa tại vị thế hiện nay. Như vậy, dù cho tham vọng có lớn đến đâu, y cũng không có đủ thời gian để thực hiện.
Thêm nữa, lời khuyên của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa mất hết giá trị. Tập còn rất nhiều việc phải làm ở trong nước trước khi có thể gây rắc rối với các nước xung quanh và thế giới. Nước Tàu tuy đã có đôi chút tiến bộ về kinh tế nhưng chưa thể nói là đã trở thành một quốc gia hiện đại để có thể hành động như một siêu cường trong thế giới hiện nay.
Tập còn phải chiêm nghiệm sâu sắc hơn nữa và đọc đi đọc lại nhiều lần bài học về sự sụp đổ cũa Liên Xô. Lúc này việc quan trọng nhất phải làm là lo cho nhân dân Hoa Lục học tập nếp sống văn minh để khỏi bị thế giới khinh bỉ. Đó là một việc phù hợp với khả năng lãnh đạo của Tập và thực tế của đất nước. Những việc vượt quá sức mình hãy để cho các thế hệ nối tiếp phụ trách, theo đà tiến và đòi hỏi của lịch sử.
Ngày nay, dưới ảnh hưởng của hai hiện tượng toàn cầu hóa và hiện đại hóa, sách lược bành trướng bằng con đường chiến tranh và bạo lực đả chấm dứt. Trước mắt chỉ còn lại con đường hòa bình và dân chủ.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 8 năm 2015