Sunday, May 28, 2017

Hát Cho Linh Hồn Các Anh
Cám Ơn Anh



Saturday, May 13, 2017

Chuyện về “Bác Hồ” với Lê Thị Huệ


Lê Thị Dung,Lê Thị Huệ, và Lê Thị Hanh là 3 con gái của ông phú hộ Lê Quang Hiển tại Cao Lãnh .Ông Hiển là một trong những vị chức sắc đầu đạo đầu tiên của đạo Cao Đài và là sĩ phu yêu nước, tham gia phong trào Đông Du, phò Cường Để.

Lê Thị Hạnh là vợ nhà báo Diệp Văn Kỳ(1895-1945), con nhà báo Diệp Văn Cương(1862-1929).

Ông Diệp Văn Cương có vợ là Công nữ Thiện Niệm (con của Thoại Thái Vương Hồng Y, em vua Dục Đức và là cô ruột vua Thành Thái), khi ông làm thông ngôn tại Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế và sinh hạ Diệp Văn Kỳ tại đây.

Diệp Văn Kỳ thua Nguyễn sinh Cung (Hồ Chí Minh) khoảng 5 tuổi, cùng học trường Tiểu học bên cửa Thượng Tứ, Huế và là bạn thân thiết với Cung . Lúc này Cung ở trong Thành Nội và nhà ở hiện nay là Nhà lưu niệm HCM,số 158 đường Mai Thúc Loan -Huế. Nhà này do 2 Thượng thư Đào Tấn và Cao Xuân Dục hùn tiền mua cho Nguyễn Sinh Sắc, theo sự gửi gắm của bạn 2 ông là Hồ Sĩ Tạo . Thời gian này khoảng từ năm 1895 đến1901. Và Nguyễn Sinh Khiêm cũng ở đây với cha mẹ và em(HCM).Riêng Nguyễn Thị Thanh thì còn ở với ông ngoại ngoài Nghệ An. Năm 1911 anh Ba xuống tàu qua Pháp thì khoảng năm1915, Diệp Văn Kỳ cũng qua Pháp học Luật và hoạt động cách mạng cùng các nhà yêu nước VN tại đây.

Thời Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông khoảng năm 1929 đến 1931, Diệp Văn Kỳ hay gửi tiền cho Quốc mỗi khi có thư Quốc gửi về xin. Lúc này Kỳ làm báo cùng hành nghề luật sư, giàu có tại Saigon. Cũng nên nói thêm là, Diệp Văn Kỳ thừa hưởng từ cha ông về tính hào phóng,chiêu hiền đãi sĩ,chẳng hạn như năm 1928 Kỳ đã biếu thi sĩ Tản Đà 1.000 đồng bạc Đông Dương,tương đương 33 lượng vàng hồi đó, khi Tản Đà thất bại tại đất Bắc vào Nam làm báo,ngay buổi sơ ngộ đầu tiên.

Do Lê Thị Huệ là chị vợ Diệp Văn Kỳ, mà Kỳ lại bạn thân Nguyễn Sinh Cung, nên cặp đôi Sinh Cung - Thị Huệ dễ nảy nở thành "cặp đôi toàn hảo". Tiếc là cơ Trời đã định, tân lang theo Mác Lê, còn tân nương nương tựa cửa Phật cho đến khi mất năm 1980 tại một ngôi chùa bên ngoài thành phố Saigon. Còn nếu chuyện khác đi thì ...thì sao ?

Năm 1910 Nguyễn Sinh Sắc, bị Triều đình Huế cho thôi quan, vào Cao Lãnh ở và được Diệp Văn Cương cùng Lê Quang Hiển giúp đỡ. Buổi đầu,Nguyễn Sinh Sắc tá túc tại nhà ông Hiển(gần như kiểu sui gia), nhà nay không còn nhưng hiện tại thuộc khu phố Đặng Văn Binh, cạnh trụ sở Cảnh sát Giao thông thị xã Cao Lãnh. Thống đốc Ngân hàng QGVN là Lê Quang Uyển( năm 1975) gọi Lê Thị Huệ là cô ruột.

Sự kiện Hồ Chí Minh và Lê Thị Huệ là có thật,theo nhân gian trong Nam biết, kể lại và họ thất vọng với nghi án Hồ Chí Minh cho lệnh giết Diệp Văn Kỳ để giữ bí mật đời tư.

Tháng Tám năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Nam Bộ. Họ lùng sục tìm bắt ông Kỳ, khi đó đang giả làm thầy dòng, trốn trong nhà thờ Trảng Bàng (Tây Ninh), bị Việt Minh phát giác, rồi bắt dẫn đi, hạ sát trong đêm tối. Các bài viết của Sơn Tùng có điểm sơ qua các điều nêu trên,ví như cuốn Búp Sen Xanh.
 

Hoàng Dung
Đọc thêm :

Sunday, May 7, 2017

Hoa Thương Nhớ Ai
Nhac&lời Nguyễn Hữu Thiết
Thanh Thúy ca
(Thu âm trước năm 1975)