Thursday, September 30, 2010

Thơ Trần Mạnh Hảo


HÀ NỘI – THU NÀY
Cây bàng lề trái
trút linh hồn
dâng máu trải đường thu

cây hoa sữa lề phải
giọt giọt hoa
nhỏ lệ khóc sương mù

bổ đề em Hà Nội
mùa thu
nhà toán học Ngô Bảo Châu
thấy toàn cừu đi lề phải

cấm lề trái
gió heo may không dám ra đường
gió heo may mang hồn Lý Công Uẩn
gió heo may mồ côi ông cha

Hà Nội vào đại lễ
hồn cha ông không dám về nhà
giặc đang chiếm bờ cõi
sao cháu con mở lễ hội ăn mừng ?
hàng cây cơm nguội rưng rưng

đám mây màu cháo loãng
cấm ăn mày vào phố
Hà Nội buồn
biết bố thí cho ai ?

bố thí Hồ Gươm lưỡi kiếm
bố thí Hồ Tây chim sâm cầm
bố thí cốm cho sen
bố thí sự tử tế cho người ?

Hà Nội giàu hơn Mỹ
chi bốn tỷ đô la ăn chơi
gió cồn cào thương bụng đói
nước sông Hồng nhoi nhói bỏ đi

Hà Nội
nghìn năm Thăng Long
gió thu nghèn nghẹn nấc

đêm của những vì sao mù
những hàng bàng chết giấc
những vỉa hè đỡ lấy cả mùa thu…

Trần Mạnh Hảo
Hà Nội – Sài Gòn mùa thu 2010
Nguồn dailynews

VN bloggers'


GƯƠNG MẶT BLOGGER VN ĐƯƠNG ĐẠI

Lịch sử hình thành và phát triển của các Blogger tại Việt Nam tuy chưa dài, chưa lớn mạnh nhưng đã tạo được một vị thế đáng kể trong lòng các độc giả và cư dân mạng, nhất là trong tình hình đang thiếu những thông tin phản biện và đa chiều như hiện nay.
Cộng đồng Blogger nay không chỉ là những bạn trẻ với những tâm sự cá nhân vô thưởng vô phạt mà còn là những người có học thức, có tầm hiểu biết cao, có quan hệ xã hội rộng rãi, có những ưu tư và quan tâm đến vận mệnh của đất nước như: BOXIT , ANH BA SÀM, NGUYỄN XUÂN DIỆN, NGUYỄN HỒNG KIÊN (GỐC SẬY BLOG), KAMI, HIỆU MINH, NGUYỄN QUANG LẬP (QUÊ CHOA BLOG), ĐÀO TUẤN, TRƯƠNG DUY NHẤT, NGUYỄN THẾ THỊNH, ĐÕ TRUNG QUÂN, BS HỒ HẢI, GIÁP VĂN (GIÁP VĂN DƯƠNG), NGUYỄN TRỌNG TẠO, TRẦN NHƯƠNG, PHẠM VIẾT ĐÀO, HUY BOM, BÚT LÔNG, HÃY DÀNH THỜI GIAN, NGƯỜI BUÔN GIÓ, MẸ NẤM, ...

Càng ngày xuất hiện càng nhiều Blogger là những nhà trí thức, văn nghệ sĩ với tuổi đời đang ở cái ngưỡng "cổ lai hi" như: NHẠC SĨ TÔ HẢI, GS TRẦN VĂN KHÊ, VƯƠNG TRÍ NHÀN, ...

Bên cạnh đó cộng đồng Blogger cũng đã vô cùng tiếc nuối với sự ra đi không lời từ giả của cây bút sắc xảo Huy Đức (OSIN BLOG).

Blog hiện nay không còn là những lời tâm sự, là bộc bạch những ưu tư cá nhân (trước đây gọi là Nhật ký cá nhân) mà còn là những bài viết có chất lượng, những bài phản biện sâu sắc, những tư liệu quý giá cho những người quan tâm, nghiên cứu, là những lời tự tình, suy tư, thổn thức với non sông đất nước,.

Mọi người có thể tìm thấy ở những Blogger này những phát biểu, những bài viết hay, những tư liệu quý mà cả hệ thống hàng trăm tờ báo giấy không bao giờ có được.

Những Blogger này càng làm cho khoảng cách giữa bạn đọc và người viết xích lại gần với nhau bằng những trao đổi thẳng thắn, bổ ích.

Mỗi Blogger một tích cách, một lĩnh vực, một cách thể hiện khác nhau ở chuyên môn của Blogger đó như sau:

•BOXITVN - Phản đối dự án bauxite và các vấn đề khác: - bạn đọc có thể tìm thấy ở đây những bài viết chính luận, thời sự, phản biện sâu sắc và ý nghĩa.
•ANH BA SÀM - Điểm tin hằng ngày: bạn đọc có thể tìm thấy những tin tức nóng hổi hằng ngày mà không cần phải lục tìm trên cái biển cả mênh mông thông tin của thế giới phẳng.
•NGUYỄN XUÂN DIỆN - Nhà hán nôm: bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin văn hóa, lịch sử quan trọng, bổ ích.
•TRẦN NHƯƠNG, NGUYỄN TRỌNG TẠO, NGUYỄN QUANG LẬP, PHẠM VIẾT ĐÀO - Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ: bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin bổ ích về đời sống chính trị, xã hội, văn học, văn hóa, lịch sử đang diễn ra và những trang văn thơ có chất lượng.
•TRƯƠNG DUY NHẤT, ĐÀO TUẤN - Nhà báo: bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin hay, góc nhìn khác, đa chiều, và đặc biệt là cách viết thẳng thắn, không ngại va chạm.
•BS HỒ HẢI - Bác sĩ thích triết học: bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin phản biện về giáo dục Việt Nam với những bài viết sắc xảo, những phát hiện động trời về "đào tạo" thạc sĩ, tiến sĩ, hợp tác đào tạo với nước ngoài hiện nay.
•NHẠC SĨ TÔ HẢI - Nhạc sĩ: bạn đọc có thể tìm được ở Blogger này những thông tin hay về lịch sử và ông cũng có những phản biện sâu sắc khác.
•....
Nhìn chung, tuy rằng mỗi người đang công tác và làm việc ở các lĩnh vực khác nhau, có cách thể hiện và tiếp cận vấn đề khác nhau nhưng họ có một điểm chung là ai cũng mong muốn góp lên tiếng nói thật, nói thẳng trước những vấn đề nhức nhối, cấp bách của nước nhà, ai cũng mong muốn góp một ít sức lực của mình nhằm khai thông cái sự "thiếu thốn thông tin" của người dân Việt Nam.

Bạn đọc có thể nhận thấy rằng những gì họ đã và đang làm thể hiện sự vô tư, không vụ lợi, tất cả vì một tương lai của giống nòi Việt Nam tươi đẹp, sánh ngang với thế giới, xứng đáng với nền văn hiến của dân tộc.

Với sự cảm mến thực sự, tôi mong muốn rằng mỗi người chúng ta hãy cổ vũ cho họ, động viên họ làm việc tốt hơn, có nhiều hơn những bài viết có ý nghĩa hơn và các bạn trẻ nên noi gương họ, hãy dũng cảm nói lên những suy nghĩ thật của mình, chúng ta hãy vì một Việt Nam tươi sáng.

DA VÀNG
Nguồn vedinh

Tuesday, September 28, 2010

David Zinczenko


25 Amazing Food Cures

Eat This, Not That
by David Zinczenko


When I was growing up, I spent a lot of time with slabs of meat on my face.(Righ picture: David Zinczenko)

As kids, my brother Eric and I fought like wild animals. He still sports a scar above his lip from a cut I accidentally gave him, and my nose isn't quite as straight as it might be if I hadn't taken so many shots to it. We're as close as can be today, but back in our teen years, we sported many a bruised ego and blackened eye. And the home remedy for the latter? A hunk of steak.

Turns out, a lot of moms don't have the whole story when it comes to food cures. Cold is good for a bruise, but meat doesn't do anything more than a bag of ice would. But there are plenty of foods that are effective home remedies for curing everything from pounding headaches to potency issues to procrastination. Take these 25 secret food cures, for instance. Incorporate these wonderfoods into your daily diet, and you'll be surprised at how quickly your body and your mind react.

And best of all? Nobody will laugh and call you "meat head."

1. BE MORE POSITIVE
Dark Chocolate
Research shows that dark chocolate can improve heart health, lower blood pressure, reduce LDL cholesterol, and increase the flow of blood to the brain. It also boosts serotonin and endorphin levels, which are associated with improved mood and greater concentration. Look for chocolate that is 60 percent cocoa or higher.

2. REDUCE ANXIETY
Garlic
Tuck a few extra cloves into your next stir-fry or pasta sauce: Research has found that enzymes in garlic can help increase the release of serotonin, a neurochemical that makes you feel relaxed.

3. FIRE UP YOUR MORNING METABOLISM
Caffeinated Coffee
A study published in the journal Physiology & Behavior found that the average metabolic rate of people who drank caffeinated coffee increased 16 percent over those who drank decaf. Caffeine stimulates your central nervous system by increasing your heart rate and breathing. (Want to know what else coffee is good for? Read 25 Best Nutrition Secrets Ever to find out.)

4. FIRE UP YOUR EVENING METABOLISM
Chile Peppers
It turns out that capsaicin, the compound that gives chile peppers their mouth-searing quality, can also jumpstart your fat-burning, muscle-building engines. According to a study published in the Journal of Nutritional Science and Vitaminology, eating 1 tablespoon of chopped red or green chiles boosts metabolism by 23 percent.

5. LOWER YOUR BLOOD PRESSURE
Fried Eggs
Go ahead, crack under pressure: Eating fried eggs may help reduce high blood pressure. In a test-tube study, scientists in Canada discovered that the breakfast standby produced the highest levels of ACE inhibitory peptides, amino acids that dilate blood vessels and allow blood to flow more easily. (For up-to-the-minute tips like these, be sure to follow me on Twitter here. You can lose weight effortlessly and look, feel and live better than ever!)

6. REDUCE STRESS
Gum
When you find yourself feeling overwhelmed at work, reach for the Wrigley’s: Chewing gum can help tame your tension, according to Australian researchers. People who chewed gum while taking multitasking tests experienced a 17 percent drop in self-reported stress. This might have to do with the fact that we associate chewing with positive social interactions, like mealtimes.

7. STAVE OFF DEPRESSION
Salmon

Omega-3s may calm your neurotic side, according to a study in the journal Psychosomatic Medicine. Researchers found that adults with the lowest blood levels of eicosapentaenoic acid (EPA) and docosahexaenoic acid (DHA) were more likely to have neuroses, which are symptoms for depression. Salmon is loaded with EPA and DHA, as are walnuts, flaxseeds, and even cauliflower.

8. SPEED WEIGHT LOSS
Yogurt
The probiotics in yogurt may help you drop pounds. British scientists found that these active organisms boost the breakdown of fat molecules in mice, preventing the rodents from gaining weight. Try the Horizon brand of yogurt—it contains the probiotic L. casei, the same organism used in the study.

9. AMP UP YOUR ENERGY
Grilled Chicken Breast
The protein in lean meat like chicken, fish, or pork loin isn't just good at squashing hunger and boosting metabolism—it's also a top source of energy. University of Illinois researchers found that people who ate higher amounts of protein had higher energy levels and didn't feel as tired as people with proportionally higher amounts of carbs in their diet.

10. BE MORE EFFICIENT
Kidney Beans
These legumes are an excellent source of thiamin and riboflavin. Both vitamins help your body use energy efficiently, so you won't be nodding off mid-Powerpoint.

11. STABILIZE YOUR BLOOD SUGAR
Barley
Swedish researchers found that if you eat barley—a key ingredient in whole-grain cereals—for breakfast, the fibrous grain cuts blood sugar response by 44 percent at lunch and 14 percent at dinner.

12. IMPROVE YOUR ENDURANCE
Clams
Clams stock your body with magnesium, which is important in metabolism, nerve function, and muscle function. When magnesium levels are low, your body produces more lactic acid—the same fatigue-inducing substance that you feel at the end of a long workout.

13. BOOST YOUR IMMUNITY
Rooibos Tea
Animal research suggests that this South African tea, also known as bush or redbush tea, may provide potent immunity-boosting benefits. In addition, Japanese researchers found that it may help prevent allergies and even cancer. Adagio offers a wide range of great-tasting rooibos teas.

14. STOP COUGHING
Honey
Penn State scientists have discovered that honey is a powerful cough suppressant—so next time you¹re hacking up a lung, head for the kitchen. When parents of 105 sick children doled out honey or dextromethorphan (the active ingredient in over-the-counter cough medicines like Robitussin), the honey was better at lessening cough frequency and severity. Try a drizzle in a cup of rooibos tea.

15.TAME A COLD
Kiwi
The vitamin C in kiwi won¹t prevent the onslaught of a cold, but it might decrease the duration of your symptoms. One kiwifruit provides 117 percent of your daily recommended intake of vitamin C.

16. SOOTHE A MIGRAINE
Olives
Foods rich in healthy monounsaturated fats help reduce inflammation, a catalyst for migraines. One study found that the anti-inflammatory compounds in olive oil suppress the enzymes involved in inflammation in the same manner as ibuprofen. Avocados and almonds are also high in monounsaturated fats.

17. LOWER YOUR CHOLESTEROL
Margarine
Not just any margarine, mind you—those containing plant sterols. In a Tufts University study, people who ate a butter substitute containing plant sterols with three meals each day saw their LDL (bad) cholesterol drop by 6 percent. How? The researchers say that plant sterols prevent cholesterol from being absorbed by the intestine. Promise Active and Smart Balance HeartRight are two great options.

18. REPAIR MUSCLE
Spinach
Popeye was onto something, it seems. Rutgers researchers discovered that treating human muscle cells with a compound found in spinach increased protein synthesis by 20 percent. The compound allows muscle tissue to repair itself faster, the researchers say. One thing to keep in mind, however: Spinach doesn't automatically make any salad a healthy option. Check out 20 Salads Worse Than a Whopper to see what I mean. You'll be absolutely shocked!

19. RECOVER FROM A WORKOUT
Green Tea
Brazilian scientists found that participants who consumed three cups of the beverage every day for a week had fewer markers of the cell damage caused by resistance to exercise. That means that green tea can help you recover faster after an intense workout.

20. REPLENISH YOUR BODY POST-WORKOUT
Low-Fat Chocolate Milk
Nothing like a little dessert after a long workout. British researchers found that low-fat chocolate milk does a better job than sports drinks at replenishing the body after a workout. Why? Because it has more electrolytes and higher fat content. And scientists at James Madison University found that the balance of fat, protein, and carbs in chocolate milk makes it nearly one-third more effective at replenishing muscles than other recovery beverages.

21. IMPROVE FOCUS AND CONCENTRATION
Sardines
According to research published in Nutrition Journal, fish oil can help increase your ability to concentrate. Credit EPA and DHA, fatty acids that bolster communication among brain cells and help regulate neurotransmitters responsible for mental focus. Salmon, trout, halibut, and tuna are also great sources of EPA and DHA.

22. AVOID ALZHEIMER¹S DISEASE
Bananas
The antioxidants in bananas, apples, and oranges may help protect you from Alzheimer's, report Korean scientists. The researchers discovered that plant chemicals known as polyphenols helped shield brain cells from oxidative stress, a key cause of the disease.

23. PROTECT YOUR BRAIN
Steak
Vitamin B12, an essential nutrient found in meat, milk, and fish, may help protect you against brain loss, say British scientists. The researchers found that older people with the highest blood levels of the vitamin were six times less likely to have brain shrinkage than those with the lowest levels.

24. BUILD LONG-LASTING BRAINPOWER
Carrots
Researchers from Harvard found that men who consumed more beta-carotene over 18 years had significantly delayed cognitive aging. Carrots are a tremendous source of the antioxidant, as are other orange foods like butternut squash, pumpkin, and bell peppers.

25. SHARPEN YOUR SENSES
Ground Flaxseed
Flax is the best source of alpha-linolenic acid (ALA)—a healthy fat that improves the workings of the cerebral cortex, the area of the brain that processes sensory information, including that of pleasure. To meet your quota, sprinkle 1 tablespoon flaxseed on salads or oatmeal once a day, or mix it into a smoothie or shake.

David Zinczenko
Source yahoo
Read more The 35 Best Tailgate Foods

Thơ Hoàng Ngọc Liên


Khúc Cổ Bồn Ca

Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp,
Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi!
(Vũ Hoàng Chương)


Thung lũng vào Thu, lạnh chớm qua,
Vẳng nghe nhạc khúc Cổ Bồn Ca
Âm vang dư hưởng như hồn bướm
Vẫy cánh chìm trong đáy chậu hoa.

Ơi hời nhạc suối chan hòa,
Tiếng vô thanh, điệu vô ba khởi nguồn.
Biển Tây-Ðông, trời Vân-Sơn
Rừng Phong Liễu rủ, ngàn non dặm dài.

Ghé chân in dấu lớp trần ai
Vương ánh Chân Như thoắt cảm hoài.
Dõi bến bờ xa, gần ảo ảnh,
Ðường đi không tới, vãng không lai.

Cảnh nào, hình dáng chưa phai,
Lại thêm một chặng chông gai bước lần.
Thương hương, tiếc ngọc lỡ chân,
Mượn cung cổ khúc, một lần dặn nhau.

Tự cổ đồng thanh ứng, khí cầu,
Làm chi đo mực nước nông, sâu.
Sao còn dò dẫm lòng sông, biển?
Ta vẫn về nơi đã bắt đầu!

Hoàng Ngọc Liên
Cõi Không 06-06-01
Nguồn hoangngoclien
Đọc thêm: cobonca

Cải Lương VN


Nghệ Thuật Sân Khấu Cải Lương - 80 năm...

Video Vương Thúy Kiểu 3

Những Chặng Ðường ...

Sân khấu là một loại hình nghệ thuật của nhiều ngành nghệ thuật khác tổng hợp như văn, thơ, nhạc, ca múa, kịch, hội họa, kiến trúc, kỷ thuật ánh sáng; nội dung các vở diễn có triết học, mỹ học, tâm lý học, xã hội học, có cả những vấn đề thuộc về tôn giáo, lịch sử, chính trị, đạo đức, dân tộc; và đặc biệt sản phẩm của sân khấu thể hiện đươc tình cảm của con người như buồn, vui, thương, ghét, hận, có cái cười, cái khóc, cái sống, cái chết: có quá khứ, hiện tại và tương lai.

Sân khấu là loại hình kỳ diệu, một loại hình duy nhứt của nghệ thuật mà con Người là phương tiện thể hiện sáng tạo, do đó sân khấu không thể không có diễn viên. Nhân vật trong kịch bản được sống lại trên sân khấu qua tài năng của diễn viên; người diễn viên tài năng góp phần nâng cao kỹ thuật sân khấu khiến cho hình thức sân khấu thêm đa dạng, thêm nhiều khả năng thể hiện sự tái tạo cuộc sống và tâm lý của mọi từng lớp nhân vật trong xã hội.

Cuộc sống phong phú bao nhiêu thì sân khấu đa dạng bấy nhiêu. Sân khấu có nhiều hình thức thể hiện như Tuồng, Chèo, Hát Bội, Cải Lương, Hát Bài Chòi, Kịch Nói, Kịch Câm. . . .
Mỗi một loại hình nghệ thuật sân khấu như Tuồng, Chèo, Hát Bội, Cải Lương, Kịch. . . đều có một chiều dài lịch sử phong phú và da dạng, có nhiều đặc trưng nghệ thuật tinh túy khác nhau, cần phải có một sự nghiên cứu sâu sắc, sưu tầm thật nhiều tài liệu và phải trực tiếp được xem các nghệ sĩ tài danh ca diễn những danh phẩm liên quan tới loại hình nghệ thuật đó thì mới có thể hiểu đươc.

Người viết xin mời quí độc giả cùng đi du ngoạn trên những chặng đường 80 năm của nghệ thuật sân khấu cải lương.

80 năm, những chặng đường của nghệ thuật Sân Khấu Cải Lương...

Như đã trình bày ở trên, nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp nhiều ngành nghệ thuật khác nhau nhưng diễn viên mới là chủ thể sáng tạo của nghệ thuật sân khấu. Do đó những ngành nghệ thuật khác như hội họa, dàn cảnh, trang trí, ánh sáng ... đều có phận sự hổ trợ cho nghệ thuật biểu diễn của diễn viên, nếu không thì tự thân của các ngành nghệ thuật đó sẽ không có ý nghĩa gì trong cái không gian của sân khấu.

Theo dõi những chặng đường của nghệ thuật sân khấu cải lương là theo dõi sự phát triển của nghệ thuật ca và diễn của người diễn viên thông qua các soạn phẩm tuồng cải lương và công việc dàn dựng của đạo diễn.

Ðặc trưng của nghệ thuật sân khấu cải lương là ca cổ nhạc và diễn xuất. Nếu diễn một vở tuồng cải lương mà không có ca những bài bản cổ nhạc thì đó là một vở kịch nói chớ không phải cải lương. Ngược lại, nếu chỉ có ca những bài ca cổ nhạc mà không có diễn xuất thì người ta sẽ hiểu đó là đờn ca tài tử chớ không phải là hát cải lương.

Ðờn Ca Tài Tử: Buổi Sơ Khai của Nghệ Thuật Sân Khấu Cải Lương
Tưởng cũng cần nhắc qua những ngày mới chào đời của nghệ thuật sân khấu cải lương.
Hồi năm 1967, Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế, trụ sở số 133 đường Cô Bắc, Saigon có tổ chức hội thảo về đề tài: “Kỷ niệm 50 năm sân khấu cải lương“. Tham dự buổi hội thảo có các ông: nhà học giả kiêm khảo cổ Vương Hồng Sển, cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, ông Thanh Trung Trần Văn Khải, nhà nghiên cứu hát bội Ðỗ Văn Rỡ, các ký giả kịch trường như các ông Trần Tấn Quốc (sáng lập viên Giải thưởng Thanh Tâm, tặng huy chương vàng cho những diễn viên nam, nữ ca, diễn hay nhứt trong năm), ký giả Hồi Ngọc, Nguyễn Ang Ca, Tô Yến Châu, Phùng Mậu, Lê Hiền, Phong Vân, Ngọc Linh, Hồng Sơn, các soạn giả cải lương của các đoàn hát đang diễn ở Saigon, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, và các nghệ sĩ tài danh Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Duy Lân, Ba Thâu, Năm Thiên, Hai Nữ, Kim Cúc, Kim Chưởng, Minh Tơ, Thành Tôn, Chín Viễn, Tám Vân, Thành Ðươc, Hữu Phước, Việt Hùng, Ngọc Nuôi, Hồng Giang, Thanh Nga, Bích Sơn, Ngọc Hương, Kim Giác, Kim Hồng, Như Mai... Ban thơ ký đoàn là Thu An, Nguyễn Phương, Ngọc Linh, Kiên Giang, Ngọc Văn.

Soạn giả Duy Lân, kiêm giáo sư kịch nghệ trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, viết và trình bày bản tham luận về “Lịch Sử 50 năm của sân khấu cải lương (1917 - 1967)“. Bản tham luận đó đươc toàn thể cử tọa buổi Hội Thảo tán thành. Theo Duy Lân, sân khấu cải lương đã đươc hình thành như sau:

- Năm 1910, ở Mỹ Tho có Ban đờn ca tài tử của ông Nguyễn Tống Triều hay Tư Triều (đờn kìm), Chín Quắn (đờn độc huyền), Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Võ (đờn cò), cô Hai Nhiễu (đờn tranh), và cô Ba Ðắc ca. Bài ca đươc hoan nghinh nhứt là bản Tứ Ðại ốn “Bùi Kiệm - Nguyệt Nga“ .
- Năm 1911, ông Trần Chánh Chiếu, chủ của Minh Tân Khách Sạn ở ngang ga xe lửa Mỹ Tho, mời Ban Tài Tử Tư Triều đến đờn ca ở Minh Tân Khách Sạn nên thu hút đươc đông đảo khách hàng.
- Chủ rạp chiếu bóng Casino ở sau chợ Mỹ Tho thấy vậy mới mời Ban đờn ca tài tử nầy trình diễn mỗi tối Thứ Tư và Thứ Bảy trước khi chiếu phim.
- Nhà hàng Cữu Long Giang, sau chợ Saigon, đường Espagne (sau gọi là đường Lê Thánh Tôn) cũng mời Ban đờn ca tài tử Tư Triều đờn ca. Lúc nầy cô Ba Ðắc ca bài Tứ đại oán Bùi Kiệm - Nguyệt Nga có ra bộ nên khán giả càng ưa thích. Từ đó sanh ra một lối ca tài tử đươc gọi là Ca Ra Bộ.
- Năm 1916, thầy André Lê Văn Thận, Cò tàu ở Sadec thành lập gánh xiếc có phụ diễn vài màn Ca Ra Bộ. Ông André Thận mời ông Mạnh Tư Trương Duy Toản làm soạn giả viết tuồng cho gánh hát của ông. Tuồng hát thời kỳ nầy chỉ là những bài Ca Ra Bộ được kết nối nhau theo lối kể chuyện. Bài thứ nhứt: Bài Tứ đại oán, Bùi Kiệm thi rớt trở về. Bài thứ 2, Bình Bán Vắn: Bùi Kiệm và Bùi ông cãi nhau về việc thi không đậu. Bài thứ 3 trở lại bài Tứ đại oán lớp Xang Dài: Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga.
- Năm 1917, ông Pierre Châu Văn Tú, chủ rạp hát Thầy Năm Tú sang lại gánh hát của ông André Thận, lập thành gánh hát Thầy Năm Tú, có tranh cảnh, y trang, dàn nhạc cổ và nhạc Tây. Soạn giả Mạnh Tư Trương Duy Toản đươc mời về viết tuồng cho gánh hát Thầy Năm Tú. Các vở tuồng nổi tiếng lúc ấy là Hạnh Nguyên Cống Hồ, Trang Tử Cổ Bồn Ca. Gánh hát Thầy Năm Tú diễn thường trực tại rạp hát Thầy Năm Tú ở sau chợ Mỹ Tho, Thứ Bảy lên hát ở rạp Eden Saigon. Về sau, Thứ Bảy và Chúa Nhựt hát tại rạp Moderne (tức là rạp Long Phụng ở đường Gia Long sau nầy.)
- Nhóm tài tử miền Tây ở Bạc Liêu có ông Bầu hát bội Bầu An tục gọi là Phó Tổng An, cha của nhạc sĩ Lê Tài Khị mà sau nầy giới nghệ sĩ sân khấu cải lương tôn vinh là Hậu Tổ của Cải Lương. Con của ông Khị là nhạc sĩ Lê Văn Chột (tự Ba Chột) và con rể của ông Khị là nhạc sĩ Trịnh Thiên Tư, là hai nhạc sĩ có công lớn trong việc ghi chép lại các bài bản cổ nhạc giúp cho việc truyền dạy cổ nhạc dễ dàng và có nề nếp quy củ hơn. Ông Trịnh Thiên Tư lại sáng tác các bài ca cổ nhạc để diễn giải lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến lịch sử cận đại.
- Môn đệ của nhạc sư Lê Tài Khị có ông Cao Văn Lầu, cha đẻ của bài Dạ Cổ Hồi Lang, sau nầy là bản vọng cổ và có ông Trần Văn Trung (tức soạn giả Mộng Vân), cha đẻ của các loại tuồng kiếm hiệp, La Mã. Ông Mộng Vân đã sáng tác các bài bản ngắn rất đươc phổ biến trong sân khấu cải lương như: Sương Chiều, Tú Anh, Phong Ba Ðình, Phong Nguyệt, Thủ Phong Nguyệt, Tô Võ, Giang Tô Ðiểu Ngữ, Qúy Phi Túy Tửu. . .
- Nhóm đờn ca tài tử miền Ðông đứng đầu là nhạc sư Ba Ðôi (Nguyễn Quang Ðại) có các môn đệ như nhạc sĩ Giáo Thinh, Tư Nghị, Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài Sang và những môn đệ như Chín Kỳ, Hai Phát, Tư Huyện, Hai Biểu, Sáu Quý, Bảy Hàm, Hai Khuê, Năm Hưng...

Như đã kể trên, từ Ca Ra Bộ tới Hát Cải Lương, lối hát mới chỉ cần một khoảng thời gian bảy năm để tự khẳng định cho mình một phong cách ca diễn mới. Các nhạc sĩ, các ca sĩ trong phong trào đờn ca tài tử ở các địa phương đều tự rèn luyện mình để trở thành những nhạc sĩ, diễn viên tiền phong của ngành nghệ thuật sân khấu cải lương.

Ca Ra Bộ thì chủ yếu là ca, người ca sĩ phải có giọng tốt, lối ca hay, chỉ cần ca thật hay để diễn đạt tình cảm của bài ca, còn điệu bộ thì chỉ là những cử chỉ minh họa theo lời ca.
Hát cải lương thì bài ca là bài hát mang tính sân khấu biểu diễn. Trong hát cải lương, ca và diễn quan trọng như nhau, có trường hợp phải múa, phải có những động tác hình thể để diễn đạt tâm trạng nhân vật mà không cần lời nói, có khi lời nói đối thoại bình thường mà hiệu quả cao hơn ca.

Từ Ca Ra Bộ tới Hát Cải Lương, nghệ thuật sân khấu cải lương đã chịu nhiều ảnh hưởng của Hát Bội và các loại hình nghệ thuật sân khấu khác như Hí Khúc Trung Quốc, Kịch của nước Pháp, của nước Anh. Hát cải lương, nghệ sĩ nào ca hay thì đươc gọi là kép ca, đào ca hay kép mùi, đào mùi. Những người không có giọng tốt nhưng diễn hay thì gọi là kép diễn, đào diễn, còn được gọi theo tính chất của nhân vật mà họ tự diễn như kép độc, đào độc, kép lẳng, hề, lão, mụ...

Từ bước đầu hình thành, sân khấu cải lương đã chia thành hai dòng sân khấu lớn: Cải lương tuồng Tàu và cải lương tuồng Tây mà người dân mê xem hát gọi là cải lương tuồng cổ và cải lương tuồng xã hội.
Vai trò của người soạn giả kiêm đạo diễn (hồi xưa gọi là thầy tuồng) có ảnh hưởng quan trọng trong việc định hình cho loại hình nghệ thuật sân khấu theo dòng tuồng Tàu hay tuồng Tây thông qua soạn phẩm sân khấu của mình.

1 - Dòng sân khấu cải lương tuồng Tàu
Năm 1917, ông Mạnh Tư Trương Duy Toản là soạn giả, viết tuồng và dạy ca, dạy hát cho diễn viên của gánh hát Thầy Năm Tú. Ông Trương Duy Toản giỏi về Nho học nên các vở tuồng đầu tiên của ông viết là những tuồng viết theo tích của truyện Tàu như Hạnh Nguyên Cống Hồ, Trang Tử Cổ Bồn Ca, Trang Châu Mộng Hồ Ðiệp...
Năm 1920, ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, nguyên là thơ ký của hãng rượu Phước Hiệp do ông Vương Thiệu làm chủ. Ông Vương Thiệu trước kia là một nghệ sĩ đoàn hát Tiều, giải nghệ để kinh doanh nghề nấu rượu nên trong những cuộc tiệc liên hoan trong nội bộ của hãng rượu Phước Hiệp, ông Vương Thiệu rước gánh hát Tiều (những bạn đồng nghiệp cũ của ông) về hát cho công nhân xem. Ông Nguyễn Trọng Quyền làm quen với các nghệ sĩ của đoàn hát Tiều, học đờn cò và học hát Tiều vì ông giỏi chữ Nho và biết nói rành tiếng Tiều, tiếng Quảng. Khi thấy gánh hát của Thầy Năm Tú, gánh Nam Ðồng Ban của ông Hai Cu (Mỹ Tho) thu hút đông đảo khán giả, việc kinh doanh đoàn hát mang lại nhiều lợi nhuận nên ông Vương Có (con của ông Vương Thiệu) lập ra gánh hát Tập Ích Ban và mời ông Nguyễn Trọng Quyền làm thầy tuồng.
Ông Nguyễn Trọng Quyền, bút hiệu Mộc Quán đã sáng tác cho gánh hát Tập Ích Ban những vở tuồng cải lương Châu Trần Kết Nghĩa, Tây Sương Ký, Thố Nhận Oan Ương và nhuận sắc tuồng Bội Phu Quả Báo của ông Phạm Công Bình. Từ năm 1923 đến năm 1953, ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền làm soạn giả cho các gánh hát Huỳnh Kỳ của ông Bầu Phước Georges, gánh hát Tái Ðồng Ban của ông Hai Cu, gánh hát Hữu Thành của ông Bầu Nguyễn Bá Phương ở Thốt Nốt, gánh hát Phụng Hảo 3 của ông Bầu Nguyễn Bửu, gánh hát Kỳ Quan của ông Bầu Năm Hý, gánh hát Thái Bình của ông Bầu Tư Thới, và gánh hát Phụng Hảo 4 của ông Bầu Châu Văn Sáu.
Ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền làm soạn giả trong 50 năm, sáng tác đươc 85 vở tuồng cải lương và 3 truyện thơ, đa số các tuồng đó đươc nhà in Phạm Văn Thìn xuất bản và đươc nhiều đoàn hát sử dụng như tuồng Phụng Nghi Ðình, Mạnh Lệ Quân thốt hài, San Hậu (viết theo tuồng hát bội San Hậu), Tây Sương Ký, Tái Sanh Duyên, Vạn Huê Lầu.

Là thầy tuồng khi nghệ thuật cải lương mới đươc khai sanh, ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền là người thầy trực tiếp chỉ dạy ca, hát cho các nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Ba Vân, Từ Anh, Bảy Nhiêu, Tư Út, Sáu Trâm, Ngọc Hải, Sáu Ngọc Sương, Tường Vi, Tư Thới, Thanh Tao. . . Các nghệ sĩ Năm Châu, Bảy Nhiêu, Năm Phỉ mỗi khi nhắc đến ông Nguyễn Trọng Quyền đều hết lòng cung kính, gọi là một bậc minh sư. Cô Phùng Há, Sáu Trâm và Ngọc Hải là học trò và là dưỡng nữ của ông Nguyễn Trọng Quyền. Giới nghệ sĩ sân khấu cải lương tiền phong và các nghệ sĩ tài danh của những thập niên 1950, 1960, 1970 đều tôn vinh ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền là Hậu Tổ của cải lương.

Ông Nguyễn Trọng Quyền, bút danh Mộc Quán, sanh năm 1876, tại làng Thạnh Hòa, xã Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên, con của ông Nguyễn Văn Tường và bà Trương Thị Thạnh. Ông Nguyễn Trọng Quyền bị đứt mạch máu não, trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Châu Ðốc, ngày 21 tháng 9 năm 1953 (Quý Tỵ).
Ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền là người khai sanh ra dòng nghệ thuật sân khấu tuồng Tàu. Ông đã viết lời Việt và sửa cách phát âm theo lối Việt một số bản nhạc của sân khấu hát Tiều, hát Quảng để dùng trong các tuồng Tàu do ông sáng tác. Các bài bản đó đến nay trở thành cổ nhạc Việt Nam tuy vẫn còn giữ cái tên của nhạc Tiều hay nhạc Quảng cũ như Ú Liu Ú Xáng, Xang Xừ Líu, Xáng Xáng Lìu, Khốc Hồng Thiên, Xách Xủi, Tân Xái Phí, Bạc Cấm Lùng, Dì Phảnh, Mành Bản...
Ông đã sử dụng lối ước lệ và tượng trưng của Hát Bội, rút kinh nghiệm của loại Hát Tiều và lối hát của Hý Khúc Trung Quốc (thời Nguyên) để biến chế thành một lối hát tuồng Tàu cho các nghệ sĩ Việt Nam, (Phùng Há, Năm Phỉ, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Tư Thới. . .)

Ðặc trưng của lối hát tuồng Tàu (phỏng theo lối hát Hý Khúc Trung Quốc) như sau:
Trong nghệ thuật biểu diễn tuồng Tàu, yếu tố âm nhạc, đặc biệt là các bài ca chiếm địa vị chính yếu. Vì vậy những lời thoại đối đáp giữa các nhân vật không thể tự nhiên như ngôn ngữ ở ngoài đời thường mà phải ngâm nga, nhấn nhá theo tiết tấu và âm điệu nhạc. Người ta gọi ngôn ngữ tuồng kết hợp với âm nhạc như vậy là ngôn ngữ đã đươc âm nhạc hóa.

Về động tác hình thể thì cũng không phải diễn như ở cuộc sống bình thường mà là phải đươc nâng lên thành múa, thành vũ đạo. Người trong nghề gọi là các động tác được cường điệu, đươc vũ đạo hóa. Ví dụ từ việc dâng trà, cách phất tay áo, tay vuốt râu, mỗi bước đi...nói chung để biểu lộ cảm xúc của nhân vật thì động tác hình thể phải được cách điệu hóa, đươc nâng lên thành vũ đạo kết hợp nhuần nhuyễn với cách ca ngâm và hát thay cho những lời đối thoại bình thường.

Trong nghệ thuật hát tuồng Tàu (theo loại hát của Hý Khúc Trung Quốc), một điểm quan trọng không thể thiếu là khi động tác hình thể được "vũ điệu hóa" và lời thoại được "âm nhạc hóa" thì tiết tấu của ca và diễn phải được "cường điệu hóa". Tiếng trống, thanh la và tiếng mỏ đệm theo động tác diễn xuất của diễn viên làm tăng thêm biểu cảm tâm lý của nhân vật mà họ thụ diễn, làm tăng thêm kịch tính của lớp diễn đó, đến độ diễn viên chớp mắt, đảo tròng con ngươi, ngón tay run rẩy đều theo nhịp trống điểm. Vì vậy, tiết tấu có một vai trò đặc biệt trong việc biểu diễn hý khúc, trong việc hát tuồng Tàu, tiết tấu kết hợp chặt chẻ với động tác hát, nói lối, diễn, đánh võ, múa bộ, đồng thời tiết tấu là một thủ pháp thiết yếu dùng để làm tăng thêm kịch tính.

Các gánh hát Tập Ích Ban, Huỳnh Kỳ, Văn Hí Ban, Văn Võ Hí Ban, Tiến Hóa, Phụng Hảo, Tam Phụng, Nam Phi, Thái Bình, Nam Phong. . . đều hát tuồng Tàu và theo phong cách biểu diễn như đã kể (1920 - 1950).
Về sau, các đoàn hát Thanh Bình - Kim Mai, Minh Tô, Huỳnh Long, Khánh Hồng... hát những vở tuồng của ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, tuy có cải sửa đôi chút hoặc giản lược những bài bản của Tàu nhưng cách diễn xuất, điệu bộ và nhạc nền vẫn giữ lối cách điệu hóa như xưa và bỏ việc đánh trống chiến, bỏ gỏ thanh la.

2 - Dòng sân khấu cải lương tuồng Tây.
Dòng sân khấu tuồng Tây song hành với dòng sân khấu tuồng Tàu để tạo nên những sắc thái đa dạng cho ngành nghệ thuật sân khấu cải lương non trẻ.
Năm 1917, Ông Pierre Châu Văn Tú, du học bên Pháp trở về nước, đem áp dụng những điều sở đắc của ông về nghệ thuật sân khấu Pháp trong việc xây dựng một rạp hát (rạp hát Thầy Năm Tú ở sau chợï Mỹ Tho), lập một đoàn hát cải lương với bảng hiệu là gánh hát Thầy Năm Tú và một xưởng chế tạo máy hát dĩa với nhản hiệu “La voix du maitre“.

Thầy Năm Tú đã nâng hình thức Ca Ra Bộ thành hình thức hát cải lương, có tuồng tích do soạn giả Mạnh Tư Trương Duy Toản sáng tác. Ðêm diễn cải lương của gánh hát thầy Năm Tú có phông, màn, tranh cảnh trang trí, có dàn đèn, có dàn đờn cổ nhạc đờn cho diễn viên ca và khi màn hát buông xuống, có dàn đờn tân nhạc đờn giúp vui cho khán giả trong khi chờ dọn cảnh màn sau. Tuy nhiên không phải ông Châu Văn Tú là người khơi nguồn cho dòng sân khấu cải lương tuồng Tây mà chính là nghệ sĩ Năm Châu, kép hát của gánh Thầy Năm Tú, mới là người có công lớn trong việc mở một lối đi cho sân khấu, khác với các vở tuồng Tàu đang rất thịnh hành trong thời điểm nầy.

Nghệ sĩ Năm Châu, tức Nguyễn Thành Châu, sanh ngày 09 tháng 01 năm 1906, tại tổng Thuận Trị, làng Ðiều Hòa, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Cha của anh là công chức Tòa Bố tỉnh Mỹ Tho, vì làm mích lòng ông Tỉnh Trưởng người Pháp, bị thuyên chuyển ra làm việc ở đảo Phú Quốc. Anh Năm Châu học năm thứ hai trường Collège de Mỹtho (Ban Trung Học), khi bãi trường, anh ra Phú Quốc thăm cha. Vì bão tố, tàu bè không trở về đất liền kịp ngày tựu trường, anh bị trễ nên bị cúp học bổng và bị đuổi. Gia đình định cho anh học tiếp ở trường Taberd, nhưng anh quyết định tự lập, theo nghiệp cầm ca, anh gia nhập gánh hát Thầy Năm Tú năm 1922.

Năm 1923, nghệ sĩ Năm Châu gia nhập gánh hát Trần Ðắc, anh sáng tác vở tuồng cải lương đầu tiên là Nghĩa Bộc Thủ Phần, vở tuồng kế là Tiễn Biệt Phu.
Năm 1924, anh sáng tác các vở: Tái Sanh Duyên, Mổ Tim Tỷ Can, Thôi Tử Thí Tề Quân, Võ Tòng Sát Tẩu, Anh Hùng Náo Tam Môn Nhai. Những vở nầy trước đây soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền sáng tác cho gánh hát Tập Ích Ban. Khi mới vào nghề sáng tác, nghệ sĩ Năm Châu vẫn phải dựa theo cốt truyện Tàu và mô phỏng theo một số tác phẩm của bậc tiền bối Nguyễn Trọng Quyền, nhưng dưới ngòi bút của nghệ sĩ Năm Châu, cũng là những truyện như Anh Hùng Náo Tam Môn Nhai, Võ Tòng sát tẩu. . . lời văn bớt những chữ nho, bớt điển tích của Tàu và bài ca nặng về những bài bản cổ nhạc Việt Nam. Vì vậy cùng là một tựa tuồng, cốt chuyện giống nhau nhưng cách diễn những vở tuồng của nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu sáng tác đã lượt bỏ khá nhiều lối ca, lối diễn theo phong cách tuồng Tàu.

Năm 1926, nghệ sĩ Năm Châu gia nhập gánh hát Tái Ðồng Ban của ông Bầu Hai Cu (cha của kép Hai Giỏi, người chồng quá cố của cô Năm Phỉ). Năm Châu sáng tác vở Mộc Quế Anh dâng cây.
Thành phần đào kép của gánh hát Tái Ðồng Ban gồm nhiều nghệ sĩ tài danh như bên đào có: Phùng Há, Ba Liên, Ba Nhàn, Ba Ðiều, Tư Nhỏ, Sáu Trâm, Sáu Tò; bên kép có: Năm Châu, Tám Mẹo, Ba Du, Tư Út, Hai Ngỡi, Hai Bông, Bảy Nhiêu, Tư Thới, Tư Chơi. Gánh Tái Ðồng Ban mời ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền làm thầy tuồng vì vậy các vở tuồng ăn khách cũ của ông ở gánh Tập Ích Ban được dựng lại như tuồng Giọt Máu Chung Tình (tức Võ Ðông Sơ - Bạch Thu Hà), Phụng Nghi Ðình, Hoa Mộc Lan. . .
Minh sư xuất cao đồ, ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền chẳng những đào luyện nghệ thuật ca hát, diễn xuất cho các nghệ sĩ Năm Châu, Bảy Nhiêu... mà còn dạy cho các nghệ sĩ nầy kỷ thuật sáng tác tuồng cải lương. Năm Châu và nhóm nghệ sĩ trong gánh hát Tái Ðồng Ban như Tư Chơi, Tư Trang, Năm Nở, Duy Lân, Bảy Nhiêu sáng tác được nhiều tuồng cải lương. Một số tuồng của các soạn giả vừa kể thiên về tuồng xã hội Việt Nam, dựa theo cốt truyện của các tiểu thuyết của ông Hồ Biểu Chánh (Ngọn Cỏ Gió Ðùa, Tội Của Ai, Kiếp Nghèo Phận Bạc, Những trẻ lạc loài..). hoặc tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn (Hồn Bướm Mơ Tiên, Ðoạn Tuyệt, Hoa Rơi Cửa Phật, Gánh Hàng Hoa, Nửa Chừng Xuân, Một Tối Tân Hôn...)

Ðến cuối thập niên 1930, nghệ sĩ Tư Chơi có những sáng tác mới, không dựa theo các tiểu thuyết của Tây hay của Việt như các vở tuồng Khúc Oan Vô Lượng, Gánh cải Trạng Nguyên, Lỡ Tay Trót Ðã Nhúng Chàm, và nghệ sĩ Tư Chơi là người nghệ sĩ đầu tiên sử dụng nhạc Pháp lời Việt trong các vở tuồng Hoạt Kê Hài Hước của anh. Các vở Hoạt Kê Hài Hước (opérette) viết theo luật Tam Duy Nhất của nền kịch cổ điển Pháp (Hành động duy nhất, Thời gian duy nhất, Địa diểm duy nhất) và các bài ca thịnh hành của Pháp như J’ai deux amours, C’est à Capri, Tant qu’il y aura des étoiles, Marinella, Tango Chinois,... được viết lời Việt dùng trong các vở Hoạt Kê Hài Hước đó.

Từ những năm 1929 đến năm 1936, nghệ sĩ Năm Châu chuyển hướng sáng tác, anh lấy cốt truyện của tiểu thuyết Pháp hoặc lấy các vở kịch cổ điển của nước Pháp, nước Anh để sáng tác thành tuồng cải lương. Năm 1929, nghệ sĩ Năm Châu sáng tác vở Bằng Hữu Binh Nhung (phóng tác theo Les trois mousquetaires). Những vở phỏng dịch hoặc phóng tác theo tiểu thuyết và kịch cổ điển Anh, Pháp của Năm Châu, Duy Lân có:
Áo người quân tử (L’homme en habit)
Túy Hoa vương nữ (Marie Tudor của Victor Hugo)
Giá trò và danh dự (Le Cid của Corneille)
Bằng hữu binh nhung (Les trois mousquetaires)
Miếng thịt người (Le marchand de Venise)
Gió ngược chiều (Ruy Blas)
Tơ vương đến thác (Trà Hoa Nữ) (La dame aux camélias)
Cánh bườm đen (Tristan et Iseult)
Giai nhân và ác quỷ (La belle et la bête)

Sân khấu cải lương tuồng Tây là tiếng gọi chung những vở tuồng không phải diễn theo phong cách cải lương tuồng Tàu (y phục cổ trang, ca diễn theo trình thức vũ đạo hóa, âm nhạc hóa với tiết tấu cường điệu.). Cải lương tuồng Tây gồm có những vở phóng tác theo kịch Anh, kịch Pháp hoặc tiểu thuyết của Pháp, và những vở tuồng xã hội Việt Nam phóng tác theo các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Phú Ðức, Nhất Linh, Khái Hưng, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn...
Phong cách diễn xuất tuồng Tây chú trọng ca và diễn xuất tự nhiên, gần với cuộc sống thật thường ngày theo chủ trương của nghệ sĩ Năm Châu là xây dựng “Một sân khấu Thật và Ðẹp”.

3 - Năm 1930 - 1940, thời kỳ bá chủ của các loại tuồng Tiên, tuồng Phật và tuồng kiếm hiệp La Mã.
Năm 1930, nạn kinh tế khủng hoảng đổ ập xuống Ðông Dương nói chung và miền Nam nói riêng, làm ảnh hưởng tới đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Lúa gạo xuống giá chỉ còn một cắc hai (0,12) một giạ 40 lít mà dân chúng không có tiền để mua, lấy đâu ra tiền để mua vé coi hát. Những gánh hát đại ban như gánh hát Trần Ðắc, Huỳnh Kỳ, Nghĩa Hiệp Ban, Nam Hưng Ban, Phước Trung Nam, Ðồng Thinh, Phước Tường đều lần lượt bị rã gánh.

Nhiều đạo giáo mới ra đời trong thời gian đất nước lâm vào cơn khủng khoảng nầy (đạo Cao Ðài khai đạo nhằm ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần 1926; Hòa Hảo khai đạo ngày 18 tháng 5 năm 1939...) dân chúng quá khổ sở nên vào chùa, gia nhập đạo giáo để khẩn cầu Trời Phật cứu khổ cứu nạn, giúp cho mưa thuận gió hòa, nông ngư đắc lợi.

Ông Trương Văn Thông, Bầu gánh hát Tân Thinh để tâm đến việc người dân sùng đạo khi gặp cảnh khó khăn, nên chủ trương cho gánh hát Tân Thinh của ông hát những tuồng Tiên, tuồng Phật như: Thích Ca đắc đạo, Ngũ Nương Tiên xuất thế, Bình Linh Hội, Hổn Ngươn trận, Quan Âm Diệu Thiện... Ông bầu Trương Văn Thông lại cho áp dụng nhiều trò xảo thuật như mỗi bước đi của thái tử Sỉ Ðạt Ta là nở một hoa sen, hoạt cảnh trong 10 phút đổi 7 cảnh từ tạo thiên lập địa tới triều đại vua cha của Sỉ Ðạt Ta, nhiều cảnh Phật hóa phép diệt quỷ, trừ ma tới cám dỗ khi Người tu dưới cội bồ đề... Dân đang cầu mong có phép Tiên phép Phật cứu khổ cứu nàn, vô xem hát của gánh Tân Thinh, dân thấy những cảnh hóa phép của Tiên, của Phật nên rất thích.

Gánh hát Tân Thinh vẫn thu hút đông đảo khán giả ngay trong thời kỳ cả nước ta đang lâm vào cơn kinh tế khủng hoảng nhờ vào các tuồng Tiên, tuồng Phật kể trên.
Gánh hát Văn Võ Hí Ban bắt chước gánh Tân Thinh, hát tuồng Tam Tạng thỉnh kinh, Mục Liên Thanh Ðề, Quan Âm Thị Kính, cũng thu hút được nhiều khán giả.
Gánh hát Thỉ Phát Khuê hát tuồng Quan âm Diệu Thiện, Phập nhập Niết Bàn.
Gánh hát Tân Thiếu Niên hát tuồng Phong Thần, Phong Kiếm Xuân Thu, Tôn Tẩn đại chiến Hải Triều, Na Tra lóc thịt, Nam Du Huê Quang, Bắc Du Chôn Võ, Ðông Du Bát Tiên, Tây Du Tam Tạng. . . Các gánh hát triệt để khai thác các trò xảo thuật, thần tiên đấu phép, thăng thiên, độn thổ...
Tuồng Tiên, tuồng Phật lấn áp các loại tuồng Tàu, tuồng tâm lý xã hội nhưng thời gian đó không lâu vì sau cuộc khủng hoảng kinh tế (năm 1934) dân chúng tỏ ra không thiết tha gì đến các tuồng Tiên, Phật đó nữa.

Năm 1934 đến năm 1945, môn phái tuồng Kiếm Hiệp ra đời và bản vọng cổ trở thành bản nhạc vua sân khấu.
Khi miền Nam thoát khỏi nạn khủng hoảng kinh tế, lúa gạo có giá trở lại, mức sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu xem hát, giải trí cũng tăng. Lúc đó ở Saigon ngoài hai hãng dĩa hát có từ trước là hãng Pathé, Béka, nay có thêm mấy hãng mới: Asia, Odéon,. Tửu quán Ðức Thành Hưng ở đường d’Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn) là trung tâm thi thố đờn ca cổ nhạc, quy tụ được rất nhiều nam, nữ danh ca của các miền Lục Tỉnh.

Những danh ca vọng cổ trong làng dĩa nhựa được yêu chuộng nhất trong thời điểm nầy có các nữ danh ca: Tư Sạng, Ngọc Nữ, Năm Cần Thơ, Ba Bến Tre, Ba Trà Vinh, Tư Bé, Hai Ðá, Ba Ðược. . .Nam danh ca có: Năm Nghĩa, Tám Thưa, Hồng Châu, Năm Phồi, Ba Giáo, Tám Bằng, Thanh Tao, Tư Xe, Bảy Bửu, Út Trà Ôn, Bảy Cao...

Bản vọng cổ từ nhịp 8, tăng lên thành nhịp 16, rồi 32 nhịp, được kỹ thuật ca luyến láy và những giọng ca thiên phú làm tăng thêm giá trị đến độ bản vọng cổ được coi là một bản nhạc vua của sân khấu cải lương. Những danh ca vọng cổ dù chưa rành kỷ thuật diễn xuất cũng được trao cho vai kép chánh vì thời điểm nầy khán giả thích nghe ca vọng cổ.

Soạn giả Mộng Vân (Nguyễn Văn Trung) là soạn giả từ năm1932 đến năm 1952, người Bạc Liêu, muốn khai thác tối đa những giọng ca vọng cổ của các danh ca Bạc Liêu nên ông lập ra một môn phái mới, đó là môn phái tuồng kiếm hiệp kỳ tình. Tuồng của soạn giả Mộng Vân viết dựa theo các tiểu thuyết kiếm hiệp xuất bản tại Hà Nội mà người ta gọi là loại tiểu thuyết ba xu. Tiểu thuyết kiếm hiệp như Long Hình Quái Khách, Bồng Lai Hiệp Khách, Người Nhạn Trắng, Thiếu Lâm Trường Hận, Hỏa thiêu Hồng Liên Tư, Lục Kiếm Ðồng, Bích Liên Giáo Chủ... của các tác giả Lý Ngọc Hưng, Lâm Tuyền, Thanh Bình, Hải Bằng...Các tuồng kiếm hiệp của Mộng Vân sáng tác cũng giữ nguyên tựa của tiểu thuyết, được cung cấp cho ba đoàn hát lớn, ba đoàn hát nầy theo phong cách diễn xuất của loại tuồng kiếm hiệp mà kỷ thuật dàn dựng và ca diễn được quy định theo một trình thức như sau: “Ðấu poignard, nhảy cửa sổ, ca vọng cổ, phựt đèn màu”. Soạn giả Mộng Vân sáng tác thêm nhiều bài bản nhỏ để hát trước khi vô vọng cổ, làm cho bản vọng cổ thêm hấp dẫn, đa dạng và khiến cho khán giả thích thú đến độ phải vỗ tay khi nghe nghệ sĩ danh ca vô chữ Hò đầu của bài vọng cổ. Các bài bản nhỏ đã làm giàu thêm cho vốn liếng cổ nhạc đó là: Giang Tô, Phong Nguyệt, Thủ Phong Nguyệt, Tô Võ Chăn Dê, Lạc Xuân Hoa, Nhạn Về, Kiều Nương, Sương Chiều, Tú Anh, Uyên Ương Hồ Vũ, Vạn Huê Trường Hận, Chi Hoa Trường Hận...

Ba đoàn hát hát các tuồng kiếm hiệp La Mã đó là gánh Phát Thanh của Bầu Ba Tẹt (tức kép Thiện Tâm), gánh Hậu Tấn - Bảy Cao và gánh Hậu Tấn - Năm Nghĩa. (Các danh ca vọng cổ Năm Nghĩa, Bảy Cao, Ba Khuê, Năm Phồi đều là người quê quán ở Bạc Liêu, đồng quê hương với soạn giả Mộng Vân). Các danh ca đệ tử của soạn giả Mộng Vân đều trở thành các bầu gánh hát nổi danh, tiếp tục con đường sáng tác và biểu diễn các tuồng kiếp hiệp: nghệ sĩ Thiện Tâm (Ba Tẹt, Bầu đoàn Phát Thanh), Bảy Cao (Bầu đoàn Hoa Sen), Năm Nghĩa (Bầu đoàn Thanh Minh), Vân Sinh (Bầu đoàn Hương Hoa), Ba Khuê (Bầu đoàn Hữu Tâm), Thanh Tao (bầu đoàn Thanh Tao), Út Trà Ôn (bầu đoàn Thống Nhứt)...

Cải lương tuồng kiếm hiệp La Mã đã đẩy lui các loại tuồng Tiên, tuồng Phật và làm cho các loại tuồng Tàu, tuồng Tây và tuồng xã hội Việt Nam phải chịu một thời gian điêu đứng.
Nối tiếp con đường sáng tác các tuồng kiếm hiệp của Mộng Vân có hai soạn giả Sáu Phát và Sáu Hải.
Soạn giả Sáu Hải có trình độ Tây học, anh không sáng tác các tuồng theo truyện kiếm hiệp xuất bản ở Việt Nam mà dựa theo những truyện kiếm hiệp Tây Phương để phóng tác (truyện le Capitan, Le pont de soupire của Michel Zévaco, truyện Le compte de Monte Cristo, ...) Tuồng của soạn giả Sáu Hải bao giờ cũng chú trọng văn chương trau chuốc, kỷ thuật tinh tế. Ngày nay nhiều bài ca như các bản Nam Xuân qua Nam Ai, những bản Oán ca độc chiếc của Sáu Hải còn lưu lại là những áng văn chương rất hay, được dùng trong việc dạy ca của các lò cổ nhạc.

4 - Thời Vàng Son của sân khấu cải lương.(1954 - 1975)
Từ năm 1945 đến năm 1954, các đoàn hát cải lương chỉ hát được ở những thành phố lớn vì tình hình an ninh ở các quận, huyện, làng xã không được bảo đảm. Các đoàn hát diễn lại những tuồng Tàu, tuồng kiếm hiệp, tuồng Phật (Quan Âm Thị Kính) và ít hát tuồng xã hội và nhất là ít có tuồng tích sáng tác mới vì trong thời kỳ có chiến tranh Việt Pháp, tình hình kiểm duyệt rất là khó khăn.
Từ Năm 1954 đến năm 1975, có thể nói đây là một thời vàng son của sân khấu cải lương.
Năm 1954, hòa bình được lập lại, dân chúng làm ăn phát đạt, nhu cầu giải trí gia tăng, việc giao thông thuận lợi nên nhiều nghệ sĩ vay tiền để lập gánh hát mới hoặc phát triển thêm những cơ cấu tổ chức của gánh hát cũ. Thời điểm nầy có những gánh hát đại ban như Thanh Minh (Thanh Minh Thanh Nga), Hoa Sen, Việt Kịch Năm Châu, Kim Thanh - Út Trà Ôn, Thủ Ðô Ba Bản, Kim Chung, Dạ Lý Hương, Hữu Tâm, Hương Hoa, Việt Hùng - Minh Chí, Kim Chưởng, Hương Mùa Thu, Trăng Mùa Thu, Trâm Vàng, Ánh Chiêu Dương, Thúy Nga - Phước Trọng, Thủ Ðô Tấn Tài, Út Bạch Lan - Thành Ðược, Thanh Hương - Hùng Minh, ...
Những soạn giả cải lương được khán giả ái mộ có Năm Châu, Tư Trang, Năm Nở, Duy Lân, Mộng Vân, Bảy Cao, Năm Nghóa, Tư Thới, cô Bảy Nam, Trần Văn May, Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Lê Khanh, Mộc Linh, Hà Triều Hoa Phượng, Hồng Khâm, Kiên Giang Hà Huy Hà, Viễn Châu, Ngọc Huyền Lan, Ngọc Văn, Hồi Ngọc, Thu An, Vân An, Ngọc Linh, Nhị Kiều, Phương Ngọc, Nguyễn Liêu, Thế Châu, Hồng Kinh, Minh Nguyệt, Yên Ba, Loan Thảo, . . .

Ðoàn Hoa Sen của ông Bầu Bảy Cao theo khuynh hướng tuồng cải lương chiến tranh, được khán giả tặng cho danh hiệu tuồng “cắc bùm”, gồm có các vở Nợ Núi Sông, Mộng Hòa Bình, Ðàn Chim Sắt, Ðêm lạnh trong tù.
Ðoàn Thanh Minh (Thanh Minh Thanh Nga) dẫn đầu loại tuồng dã sử Việt Nam và các tuồng xã hội cận đại: (dã sử) Ðồ Bàn Di Hận, Biên Thùy Nổi Sóng, Hồi Trống Vân Lâu, Nẻo Tắt Hoành Sơn, Áo Gấm Khôi Nguyên, Cầu Gỗ Hồng Mai Thôn, Núi Liễu Sông Bằng, Ðường Lên Xứ Thái, Tình Tráng Sĩ, Ðường Về Núi Lam, Cành đào Thăng Long... Các vở tuồng xã hội có: Tấm lòng của biển, Con gái chị Hằng, Ðêm Vĩnh biệt, Rồi ba mươi năm sau, Tần nương thất, Ðôi mắt người xưa, Bóng chim tăm cá, Bọt biển, Chuyện tình và tiền, Lệnh của Bà, Chuyện tình 17, Hoa đồng cỏ nội, Chuyện xóm mình, Chén trà của quỷ, Tiền rừng bạc biển, Bông hồng cày áo, Vàng sáu bạc mười, ...

Mỗi một đoàn hát tùy theo quan điểm nghệ thuật của người chủ Bầu, chọn cho gánh hát của mình một loại hình nghệ thuật sân khấu thích hợïp. Ví dụ đoàn hát Phụng Hảo của bà Bảy Phùng Há thì thích trình diễn những vở tuồng Tàu; đoàn Kim Chưởng, đoàn Hương Mùa Thu hát những vở tuồng hương xa, kiếm hiệp; đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương thì chuyên diễn tuồng xã hội cận đại; đoàn Minh Tơ, Huỳnh Long chuyên hát tuồng Tàu theo lối cải lương Hồ Quảng...
Các soạn giả sáng tác các vở tuồng tự do theo quan điểm của mình, trình bày nhiều vấn đề xã hội và lý giải theo quan niệm và sở thích riêng. Ðặc biệt là trong giai đoạn sân khấu cải lương phát triển rầm rộ đó, soạn giả, thầy tuồng, họa sĩ và các chuyên viên kỷ thuật sân khấu có nhiều thuận tiện để áp dụng những thành tựu khoa học, văn học và mỹ thuật của xã hội vào trong tác phẩm của mình.

5- Sân khấu cải lương sau năm 1975. . .
Sau năm 1975, tất cả các đoàn hát cải lương cũ bị giải tán hết. Những đoàn mới thành lập là do Ðảng và Sở Văn Hóa Thông Tin dựng lên và quản lý với danh nghĩa là đoàn cải lương tập thể và đoàn hát Quốc Doanh. Các đoàn cải lương tập thể đều do cán bộ của Sở Văn Hóa Thông Tin làm trưởng đoàn. Có các đoàn cải lương Saigon 1, Saigon 2, Saigon 3, đoàn Thanh Nga, đoàn Phước Chung, đoàn Hương Mùa Thu, 2 đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ và Huỳnh Long, hai đoàn kịch nói Kim Cương và Bông Hồng. Một đoàn cải lương Quốc doanh Ðoàn Văn Công.

Năm 1975, rạp hát cải lương có: Hưng Ðạo, Nguyễn Văn Hảo, Quốc Thanh, Thăng Long, Kim Châu, Ðại Ðồng Cao Thắng, rạp Olympic, rạp Kinh Thành (Cầu Ông Lãnh), rạp Long Vân, rạp Lao Ðộng B, rạp Lệ Thanh B, rạp Hào Huê Chợ Lớn, rạp Thủ Ðô, Kinh Thành (Kim Biên), rạp Cây Gõ, rạp Quốc Thái, rạp Cao Ðồng Hưng, Rạp Ðại Ðồng Gia Ðịnh, rạp Kinh Thành Tân Ðịnh, rạp Hòa Bình...(20 rạp dành cho hát cải lương).

Ðến năm 2000, tất cả các rạp hát kể trên, trừ rạp Hưng Ðạo là còn dành cho hát cải lương, còn các rạp hát kia đã được Sở Văn Hóa ký họp đồng cho mướn làm vũ trường, dancing hoặc restaurant, nhà hàng tổ chức tiệc cưới...
Các đoàn hát cải lương tập thể cũng lần lượt được giải tán, chỉ còn lại ba đoàn cải lương quốc doanh Trần Hữu Trang 1, 2, 3.
Soạn giả được tự do sáng tác tuồng cải lương theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khi nào đề cương tuồng được Ban chỉ huy trại sáng tác thông qua (đúng định hướng XHCN) thì được vô trại sáng tác. Phải được Hội đồng duyệt của Trại sáng tác thông qua phát thảo 1, người sáng tác sẽ viết kỹ hơn, có viết bài ca thành phác thảo 2. Phác thảo 2 được thông qua thì mới tới việc hoàn chỉnh vở tuồng trên kịch bản. Rồi được thông qua lần thứ ba, tuồng sẽ được đưa lên sàn tập. Lại được kiểm duyệt khi chạy đường giây. Khi được thông qua lần thứ tư thì tuồng sẽ được hội đồng duyệt duyệt sơ khảo. Và lần duyệt thứ năm là duyệt phúc khảo. 5 lần kiểm duyệt mà qua được trót lọt hết thì mới hát cho khán giả xem.

Ðến khán giả thì khán giả không xem nữa vì họ muốn coi hát chớ không phải đi nghe thông cáo hay xem chỉ thị. Trên đây là một lời tự thú của một soạn giả, bạn của tôi ở trong nuớc gởi thơ cho tôi. Ðó cũng là một lời giải thích tại sao Cải Lương bị khán giả bỏ rơi, cải lương đang dẩy chết!
Quí vị đã du ngoạn trên các nẽo đường lang thang của nghệ thuật sân khấu cải lương từ năm 1917 đến năm 2005, chỉ là như cỡi ngựa xem hoa, với một bài báo ngắn, người viết chỉ có thể nói một cách tổng quát sự hình thành và những bước trưởng thành của nghệ thuật sân khấu cải lương. Nếu đi sâu từng bộ môn như văn chương, cốt chuyện tuồng cải lương, hội họa trang trí, cổ nhạc, nhạc nền...v..v..thì mỗi ngành nghệ thuật đó đều đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu nghiêm túc.

Như trên đã kể, nghệ thuật sân khấu là một loại hình nghệ thuật của nhiều ngành nghệ thuật khác tổng họp như văn, thơ, nhạc, múa, hội họa, kiến trúc... Những thành tựu của các ngành nghệ thuật vừa kể có góp phần làm phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương và ngược lại, nghệ thuật sân khấu cải lương cũng ảnh hưởng tới sự quảng bá và sự phát triển của các ngành nghệ thuật tổng hợp đó.

Nguyễn Phương
Soạn giả cải lương
Nguồn tranquanghai

Sunday, September 26, 2010

songchi's blog


Khi nào một quốc gia bị diệt vong,
một dân tộc bị mất nước?

Trong bài “Những suy nghĩ từ sự kiện bộ phim “Lý Công Uẩn-đường đến thành Thăng Long” tôi có viết rằng ở Việt Nam sự lệ thuộc về văn hóa nước ngoài, đâu phải đến bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên, bài viết nói trên chủ yếu chỉ đề cập đến lĩnh vực phim ảnh, cụ thể là sự ảnh hưởng từ phim truyền hìnhTrung Quốc và cả Hàn Quốc đối với phim truyền hình Việt Nam. Song, phim ảnh chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong đời sống mọi mặt của một quốc gia, thực tế là hiện nay, sau 65 năm dài dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang bị ảnh hưởng, phụ thuộc về mọi mặt từ phía nước láng giềng Trung Quốc.

LỆ THUỘC TRUNG QUỐC VỀ MỌI MẶT

Về kinh tế, cán cân thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc quá chênh lệch, (mọi người có thể dễ dàng vào google để tìm hiểu những thông tin chính xác về vấn đề này), nhập siêu từ Trung Quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt Nam, hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc thường là hàng thô, hoặc rau quả tươi sống, kim ngạch xuất khẩu thấp còn khi nhập về lại nhập những thứ như sắt thép, phân bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất, vải sợi …, giá cao dẫn đến tổng kim ngạch nhập khẩu cao…

Không chỉ những loại hàng hóa “nặng” tiền như vừa kể mà cái gì do Trung Quốc làm ra cũng có mặt ở Việt Nam, từ hũ xì dầu, gói bột nêm, rau quả tươi, đồ chơi trẻ em… cho tới cây tăm tre cũng có, tuồn qua Việt Nam bằng đủ mọi con đường từ chính thức đến buôn lậu, từ thành thị đến vùng quê hẻo lánh…góp phần làm cho đời sống của các doanh nghiệp nhỏ và bà con nông dân Việt nam thêm khó khăn.

Trong lĩnh vực đấu thầu thì Trung Quốc luôn luôn bỏ giá thầu thấp, lại biết chi “hoa hồng” rất đậm nên rất nhiều công trình lớn, trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất…ở Việt Nam đều rơi vào tay các công ty Trung Quốc, như hầu hết các công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn từ Bắc vào Nam-từ nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Hải Phòng, Quảng Ninh, Duyên Hải…trong đó nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng tại tỉnh Bình Thuận có tổng số vốn đầu tư đến1,75 tỷ dollars.

Và người dân cũng không quên những dự án do Trung Quốc đầu tư bị dư luận lên án dữ dội nhưng nhà nước Việt Nam vẫn cho triển khai như dự án khai thác bauxite tại Lâm Đồng hay vụ nhiều tỉnh phía Bắc cho các công ty Trung Quốc, Đài Loan thuê rừng đầu nguồn dài hạn; mới đây nhà nước Việt Nam lại còn chuẩn bị cắt đất ở vùng biên giới để làm khu kinh tế chung giữa hai nước-cụ thể là vùng đất thuộc tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, mở đường cho hàng hóa Trung quốc càng dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam, chưa nói đến sự nguy cơ về an ninh quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ v.v…

Về văn hóa, phim Trung Quốc tràn ngập trên màn ảnh nhỏ cả nước, (đến mức có nhiều nhà giáo dục, nhà trí thức đã phải lên tiếng lo ngại rằng trẻ em Việt Nam bây giờ nhiều khi thuộc sử Tàu hơn cả sử Việt nhờ…xem phim lịch sử, dã sử của Tàu!), sách truyện Trung Quốc đủ các thể loại võ hiệp kỳ tình, điều tra phá án, tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng hay táo bạo về sex…tràn ngập ở các hiệu sách lớn nhỏ. Vào tháng 4.2009 nhà nước Việt Nam còn chấp thuận cho mở thí điểm Học viện Khổng tử tại Việt Nam, đây thực chất là một cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài do nhà nước Trung Quốc tài trợ nhằm mở rộng ảnh hưởng của nền văn hóa Trung quốc…

Về chính trị? Điều này thì rất nhiều nhà trí thức cho đến đảng viên cộng sản lão thành, tướng tá trong quân đội của chính quyền đều đã lên tiếng cảnh báo từ lâu, và rất nhiều lần: chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có một nhà cầm quyền nào bị xỏ mũi dắt dây, bị chơi xấu, bắt nạt…bởi một nhà nước ngoại bang nặng nề trong suốt nhiều năm như thế, chưa bao giờ có một “triều đại” nào hèn hạ, khiếp nhược trước ngoại bang đến thế! Mất đất, mất đảo, mất biển…đã đành, tàu bè của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đánh chìm, ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc đánh, cướp, bắt nộp tiền chuộc…nhà cầm quyền cũng chẳng dám lên tiếng mạnh, còn cấm báo chí đưa tin nhiều về những chuyện này, sinh viên học sinh biểu tình chống Trung Quốc thì bị công an đàn áp, những người viết báo, viết blog phản đối Trung quốc thì bị chính quyền gây áp lực làm cho mất việc, cuộc sống khốn đốn hoặc phải vào tù vì những tội danh ngụy tạo như tội “trốn thuế” của blogger Điếu Cày…

Sự mất cảnh giác, lệ thuộc từ trong ý thức hay tinh thần nô dịch ngoại bang đã từ từ thấm vào não bộ, linh hồn của những người lãnh đạo từ trên xuống dưới, khiến họ để xảy ra hàng loạt sự việc không thể hiểu nổi, từ vụ báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam lại đưa tin “theo quan điểm của Trung Quốc” về Hoàng Sa, pano kỷ niệm ngày Quân đội nhân dân Việt Nam lại lấy hình lính Trung Quốc, trang phục mới thay đổi sau ngày 22.12.2009 của một số quân, binh chủng trong quân đội Việt Nam rất giống với quân phục của lính Trung Quốc, phim lịch sử Việt Nam lại để cho người Trung Quốc làm…, thậm chí những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam còn tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng long-Hà Nội đúng vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa!

LÒNG YÊU NƯỚC VÀ TỰ HÀO DÂN TỘC BỊ THUI CHỘT

Khi nào một quốc gia bị diệt vong, một dân tộc bị mất nước? Khi đông đảo người dân chỉ biết lo cho cuộc sống và quyền lợi của cá nhân và gia đình; khi nhà nước và những người lãnh đạo đất nước đó hèn hạ, khiếp nhược trước ngoại bang, thậm chí đã bị mua chuộc, nên chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng phái, của nhóm lợi ích mà không nghĩ đến vận mệnh đất nước.Điều đó rõ ràng đang xảy ra tại Việt Nam hôm nay.
Về phía nhà nước Việt Nam, có lẽ không cần phải chứng minh nữa.
Về phía người dân, từ trước đến nay người Việt Nam vẫn tự hào rằng dân tộc mình có truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh liên tiếp chống lại các thế lực ngoại xâm để giữ vững quyền độc lập tự chủ cho quốc gia.

Song, thực tế hiện nay lại cho chúng ta thấy một sự thật đáng buồn rằng lòng yêu nước ở người Việt Nam vẫn còn nhưng không thể hiện được hết sức mạnh quật khởi của nó vì nhiều nguyên nhân: số đông người Việt đang sống trong nước do bị bưng bít thông tin, không nắm vững tình hình cũng như thực chất của mối quan hệ giữa hai nước Việt-Trung nên bàng quan, hoặc có biết mà mũ ni che tai, cho rằng chuyện chính trị, đối ngoại là chuyện của nhà nước lo, người dân chỉ lo chuyện kiếm sống cũng đã hết hơi rồi còn tâm trí đâu nghĩ đến điều gì khác; bên cạnh đó, chính sự khiếp nhược của nhà nước đã làm thui chột ngọn lửa nhiệt tình yêu nước ở người dân, khi họ bức xúc lên tiếng về những nguy cơ đến từ phương Bắc thì lập tức bị bịt miệng, cách này hay cách khác, khiến họ thêm nản lòng không còn muốn nói nữa. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng nước tuy nhỏ, yếu nhưng nếu lòng dân thu về một mối, quyết tâm chống lại kẻ xâm lược thì chúng ta sẽ chiến thắng, bảo toàn bờ cõi giang sơn và ngược lại. Làm nhụt chí khí, tinh thần quật cường của người dân, điều đó hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam!

Còn lòng tự hào dân tộc ở người Việt Nam? Nếu như tinh thần yêu nước của người Việt Nam hôm nay bị chính sách hèn hạ khiếp nhược của nhà nước Việt Nam làm thui chột đi, thì đời sống xã hội và thực trạng tụt hậu, thua kém về nhiều mặt ngay cả với các nước lánh giềng nhỏ bé chung quanh đã làm cho lòng tự hào của người Việt bị tổn thương, dẫn đến nhiều hiện tượng trái nghịch đáng buồn. Như tâm lý vọng ngoại ở rất nhiều người-cái gì của ngoại cũng tốt, từ cái tăm tre mà dán mác ngoại cũng dễ bán chạy hơn (!) cho đến làm phim cũng nhái theo phim Hàn phim Tàu, lời hát thì chen lẫn tiếng Việt và tiếng Anh, tên ca sĩ, nghệ sĩ cũng nửa Tây nửa ta mới sang…Đã có những bài báo kể những mẩu chuyện về cách ứng xử khác hẳn nhau đối với khách của các cô nhân viên trong các cửa hàng cho đến tiếp viên hàng không, khi thấy khách ngoại quốc thì nụ cười rất tươi, giọng nói dịu dàng hết mực, liên tục “sorry, thank you” mà với khách Việt thì…

Khi bài viết “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của nhân vật Đỗ Ngọc Bích xuất hiện trên báo BBC vào tháng 4.2010, đông đảo người Việt Nam từ trong và ngoài nước đã không thể không lên tiếng, bày tỏ sự phẫn nộ của mình trước những lập luận chứng tỏ một sự kém hiểu biết và một tâm thế nô dịch ngoại bang lộ liễu đến vậy ở một tác giả hoàn toàn là người Việt, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Còn tôi, tôi chợt nghĩ không biết liệu có những ai khác suy nghĩ kiểu như cô Bích này không?

Một nhà nước tự chọn cho mình con đường đi sai lầm trong quan hệ với ngoại bang đến nỗi bây giờ khó bề rút chân ra, mối nguy mất nước đã rất lớn. Nhưng khi một dân tộc thờ ơ với vận mệnh của chính nước mình, mất đi lòng kiêu hãnh, tự hào dân tộc là nguy cơ mất nước lớn hơn gấp bội. Thật ra tôi không tin rằng trong giai đoạn trước mắt Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam. Trung Quốc cần có thêm thời gian để lớn mạnh hơn nữa, vả chăng, trong thời đại ngày nay, có rất nhiều cách để khống chế, thu lợi, “bắt hồn bắt xác” một quốc gia, một dân tộc khác mà không cần phải dùng đến chiến tranh. Còn đến thời điểm cần dùng vũ lực, vừa để tìm chỗ luyện quân, vừa dằn mặt thế giới, chính thức lên tiếng với thế giới rằng một cường quốc quân sự mới, một đế chế lãnh đạo mới đã xuất hiện…thì với Trung Quốc, có sự chọn lựa nào dễ dàng, thuận lợi hơn Việt Nam? Đụng đến các nước khác, từ Thái Lan nhỏ bé cho đến Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, Ấn…đâu phải dễ chơi?

Lịch sử dường như cũng có những điềm báo của nó. Phải chăng vận nước đến ngày lao đao nên xui cho những người lãnh đạo Việt Nam mới dở khôn dở dại hết tính đến chuyện dời đô về tận chân núi Ba Vì, xây trục Thăng Long hình mũi tên bắn thẳng vào Trung tâm hành chính quốc gia (theo cách nói của Tiến sĩ kiến trúc sư Trần Trọng Hanh)…May mà vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận, nhà cầm quyền Hà Nội mới tạm lui bước nhưng ai mà biết sự tạm lui đó là bao lâu khi một ví dụ sờ sờ trước mắt: dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam tốn kém, đầy phiêu lưu mới bị Quốc hội bác bỏ trong tháng 6.2010 thì nay, trong Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN lại thấy có câu“Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc-Nam”!

Lại cũng là điềm báo: nước đến ngày tàn khi “triều đình” gạt bỏ mọi lời nói phải, bắt người yêu nước vào tù còn kẻ phá hoại bất tài thì trọng dụng, việc lớn không lo chỉ lo đi bịt miệng người dân bằng mọi cách; hết ra Quyết định 97/2009/QĐ-TTg bịt miệng giới trí thức, khoa học lại ra Thông tư số 04/2010/TT-TTCP Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nai, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong đó có quy định cấm khiếu nại tập thể, như vậy là bịt miệng người dân thấp cổ bị oan sai hết đường khiếu kiện; hết tìm cách chặn tường lửa, phá hoại các trang mạng “lề trái” lại bôi nhọ uy tín những cá nhân cất tiếng nói chỉ trích chế độ…

Cuối cùng, có một điều khác nhau căn bản giữa sự tồn tại của hai chế độ chính trị độc đảng với đường lối, thể chế rất giống nhau tại Trung Quốc và Việt Nam: đó là Đảng cộng sản Trung Quốc cũng gây ra vô vàn tội ác, sự sai lầm cho nhân dân của họ, nhưng nếu ĐCSTQ có tồn tại thêm vài thập niên nữa thì cũng chẳng có quốc gia nào chiếm được Trung Quốc nhưng nếu ĐCSVN mà tồn tại thêm một thập niên nữa thôi thì Việt Nam mất nước là điều chắc chắn!

Song Chi.
Nguồn songchi’s blog

Saturday, September 25, 2010

Điện ảnh VN


KIM VÂN KIỀU-
CUỐN PHIM TRUYỆN ĐẦU TIÊN CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

"Kim Vân Kiều" là cuốn phim truyện đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam do ông E.A.Famechon (Pháp) hợp tác với ông Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện. Các nhân vật trong phim do diễn viên nhà hát Quảng Lạc sắm vai. Đây được coi là cuốn phim tư liệu điện ảnh đầu tiên về Đông Dương.

Ngày 10-8-1920, tại trung tâm Hà Nội, bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đã khai trương rạp chiếu bóng đầu tiên ở Việt Nam: Pathé Frères (Anh em Pathé).

Năm 1921, lại mở cửa phòng chiếu thứ hai Le Tonkinois (Người Bắc Kỳ). Cả hai phòng chiếu đều của một chỉ người Pháp. Rạp đầu tiên chủ yếu là nhằm đáp ứng yêu cầu giải trí của các quan chức và kiều dân Pháp. Rạp thứ hai là để thỏa mãn những khao khát của giới trí thức, thanh niên thành thị người Việt đối với môn nghệ thuật thứ bảy mới mẻ.

Rạp hát dành cho người Việt tất nhiên sẽ có nhu cầu khao khát xem phim nói tiếng Việt.Đây là sáng kiến của một người mang quốc tịch Pháp, có lên là E.A. Famechon và có sự cộng tác của một người Việt được ghi tên là Mr. Vĩnh (Nguyễn Văn Vĩnh). Thực hiện là Công ty thương mại Indochine Films et Cinémas (ICF). Cốt truyện là thi phẩm kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, lần đầu tiên được E.A. Famechon chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, không có sự thay đổi biến dạng đáng kể-nào trong các tình tiết, chi tiết. Các diễn viên của rạp hát Quảng Lạc sắm vai các nhân vật trong truyện: Cô Tiên trong vai Kiều, cô Cương trong vai Vân, cô Đính trong vai Hoạn Thư, bà Tám Long trong vai Đạm Tiên, bà Ba Nhang trong vai Giác Duyên, bà Giáo trong vai Tú Bà, bà Chín Sâm trong vai Vương Bà, anh Hoàn trong vai Kim Trọng, ông Tám Ngân trong vai Thúc Sinh, ông Năm Xế trong vai Vương Ông, ông Hai Giò trong vai Thúc ông, ông Lộ trong vai ông Phủ, ông Sáu Phú trong vai Từ Hải, ông Cương trong vai Mã Giám Sinh... đã góp phần làm sống lại truyện Kiều trên màn ảnh.

Phim dài 1500 m, phần ngoại cảnh được quay ở các vùng phụ cận của Hà Nội: dinh Từ Hải là sân chùa Láng, nơi Kiều viếng mộ Đạm Tiên là nghĩa trang Yên Thái. Các vai diễn do các đào kép của ban tuồng Quảng Lạc đảm nhiệm.Phim được công chiếu vào ngày 14 tháng 3 năm 1924 tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền.

Khi cuốn phim được chiếu ở Hà Nội, báo L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bình luận: "Tối qua, hãng ICF đã đưa ra trình diễn trên màn ảnh cuốn truyện thơ cổ điển Kim Vân Kiều. Tác phẩm vô cùng hấp dẫn, mang lại vinh dự cho các nhà đạo diễn, các nghệ sĩ diễn viên và cho cả những nhà kỹ thuật quay phim".

Báo Indépendance Tonkinoise (Bắc kỳ Độc lập) viết: "Nếu như ở góc độ thuần túy Việt Nam, sự trình diễn trên màn ảnh làm mất mát từ tiểu thuyết một phần khá lớn cái chất văn chương và chất thơ tạo nên cái đẹp của nguyên tác, thì đối với đầu óc phương Tây, Thúy Kiều được đưa lên màn ảnh đã thay chất thơ bằng những hành động sống, và chúng ta phải thừa nhận rằng, theo góc độ này, mục đích nhắm tới đã đạt được. Phim truyện này đã bắc cầu cho công chúng Pháp đến với tác phẩm văn chương Việt Nam sẽ làm toại ý nhiều người và sự thành công của nó là chắc chắn".

Báo L'Opinion (Dư luận) nhận xét: "Với phim truyện Kim Vân Kiều, chúng ta chứng kiến một sự kiện nghệ thuật mà tầm quan trọng thật khó đong đo trong lịch sử nghệ thuật điện ảnh. Nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật châu Á vừa đánh dấu sự gặp gỡ nhau trong phim này".

Và từ góc độ ấy, góc độ của văn hóa lịch sử, nhà bình luận đã đánh giá: "Mối quan tâm gìn giữ tính chính xác trong các chi tiết của cốt truyện, sự cố gắng trung thành với chân lý nghệ thuật, đã làm cho cuốn phim trở thành tư liệu điện ảnh đầu tiên mà chúng ta có về Đông Dương".

Báo L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bình luận: "Tối qua, hãng ICF đã đưa ra trình diễn trên màn ảnh cuốn truyện thơ cổ điển Kim Vân Kiều. Tác phẩm vô cùng hấp dẫn, mang lại vinh dự cho các nhà đạo diễn, các nghệ sĩ diễn viên và cho cả những nhà kỹ thuật quay phim".

Báo Indépendance Tonkinoise (Bắc kỳ Độc lập) viết: "Nếu như ở góc độ thuần túy Việt Nam, sự trình diễn trên màn ảnh làm mất mát từ tiểu thuyết một phần khá lớn cái chất văn chương và chất thơ tạo nên cái đẹp của nguyên tác, thì đối với đầu óc phương Tây, Thúy Kiều được đưa lên màn ảnh đã thay chất thơ bằng những hành động sống, và chúng ta phải thừa nhận rằng, theo góc độ này, mục đích nhắm tới đã đạt được. Phim truyện này đã bắc cầu cho công chúng Pháp đến với tác phẩm văn chương Việt Nam sẽ làm toại ý nhiều người và sự thành công của nó là chắc chắn".

Báo L'Opinion (Dư luận) nhận xét: "Với phim truyện Kim Vân Kiều, chúng ta chứng kiến một sự kiện nghệ thuật mà tầm quan trọng thật khó đong đo trong lịch sử nghệ thuật điện ảnh. Nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật châu Á vừa đánh dấu sự gặp gỡ nhau trong phim này".

Báo Trung Bắc Tân Văn: "Số là lần này là lần thứ nhất mới có một bản chớp bóng dùng một sự tích An Nam, dùng con hát An Nam đóng, lấy những nơi thắng cảnh tự nhiên của An Nam làm cảnh trí, là lần đầu. Cái nghề chớp bóng xưa nay người An Nam chúng ta chưa từng biết; các phương pháp, các lề lối đều là phải tin cấp ở nhà chuyên môn Tây, người ta bảo thế nào là phải thì cứ thế mà làm. Những lẽ mình bàn góp vào cho hợp với sự tích, hợp với phong tục An Nam ta, thì cũng phải để tuỳ nhà chuyên môn người ta lượng nghĩ mà châm chước mà thôi, chứ mình không bắt buộc được người ta phải theo ý mình... Và bản chớp bóng này, hiệu Indochine Film làm ra cốt để chớp ra cho khách châu Âu xem nhiều hơn là khách bản quốc, cho nên phần nhiều những chỗ chúng ta cho là hay thì quý hiệu lại bỏ đi không chụp, mà có nhiều chỗ lại thêm thắt ra để người Âu châu dễ hiểu... Nói tổng lại thì cái tinh thần truyện Kim Vân Kiều ở trong bản chớp bóng này mất cả, chỉ còn trơ mấy cách hoạt động dễ hiểu nhất cho con mắt những người không có cảm tình gì với truyện Kim Vân Kiều mà thôi... Kế đến hôm qua, bản quán chủ nhiệm đi xem, thấy các quý quan khen là hay, là được, thì cũng mừng cho quý hội đã khéo thừa được một sự hiểu sai truyện Kim Vân Kiều mà làm nên một bản chớp bóng hay".

Tờ Hữu Thanh viết: "Hồi 4 giờ rưỡi hôm 14 Mars (tháng 3) này, Hội Indochine Film có đem chớp thử Kim Vân Kiều tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền. Hôm ấy là hôm chớp thử nên chỉ mới có mấy nhà văn chương và mấy nhà báo Tây, Nam đến xem mà thôi".

Sáu tháng sau, bộ phim được đưa vào trình chiếu ở Sài Gòn.Cũng nhận được nhiều ý kiến phê bình khá sôi nổi.

Đông Pháp thời báo ngày 24 tháng 9 năm 1924: "Tối hôm 19 Septembre (tháng 9) vừa rồi, nhà chớp bóng Casino bắt đầu chớp bản Kim Vân Kiều mà sở Indochine Film đã có công luyện tập từ năm ngoái tại Hà Nội. Hôm đó người đi coi rất đông, các ghế đều chật như nêm khiến cho bao nhiêu người đến chậm phải chen chúc nhau đứng mà coi... Trong bản chớp bóng có ba nhân vật quan trọng là Kim-Vân-Kiều, chỉ có vai nàng Kiều là hình dung đặng đôi chút cái diện mạo tư dung của Kiều. Song, tiếc cho vai chàng Kim chẳng khác chi một anh ‘ngốc’, diện mạo đã chẳng ra chi mà đến thái độ mới lại khả bỉ sao... Trong bản chớp bóng, ký giả chỉ xin phục riêng có vai đóng Hoạn Thư là tài tình... Dáng dấp đã khéo, mà cử động lại thần tình... thiệt không những hình dung đặng Hoạn Thư mà cái thái độ có thể in như các nhân vật đóng ở các bản chớp bóng bên Tây... Còn đến như vai đóng Từ Hải thì mới lại khả ố nữa, rõ ra mặt một “thầy đội” chứ không có cái vẻ chi là nhà đại tướng"

Đáng tiếc trong kho bảo quản của Viện Lưu trữ Quốc gia không còn bản gốc bộ phim được coi là "cổ" nhất này.


Nguồn &Tác giả:Chưa tìm ra
Nguồn
vn.360plus

Thơ Phan Phụng Thạch


lưu bút mùa hạ
Khi nắng hạ trở về trong mắt biếc
Các em rồi trăm đứa sẽ trăm phương
Ta đứng đó giữa muôn ngàn cách biệt
Mắt rưng buồn và hồn cũng mù sương.

Trang lưu bút gói cho tròn kỷ niệm

Gom chút tình ngày tháng đã trôi qua
Rồi mai mốt nơi chân trời góc biển
Làm hành trang cho những cuộc chia xa.

Từng buổi học sân trường loang nắng đổ
Các em ngồi trong ý nghĩ chia ly
Trời ngày mai nắng vàng hay bão tố?
Khi đàn chim sắp rời tổ bay đi.

Rồi một mai khi mùa thu trở lại
Các em còn về với tuổi thơ hồng ?
Hay cuộc chiến đưa các em đi mãi?
Và trường đời sẽ lắm núi nhiều sông!


Phan Phụng Thạch
Quảng Trị,1972
Đọc thêm : caohuudien - thomiennam - tranquangloc

Friday, September 24, 2010

Tony Blair


CUỘC ĐỜI CHÍNH TRỊ CỦA TÔI

Tuần báo Time số ra ngày 13 tháng Chín 2010 đăng bài trích đoạn “A Cal l to Greatness” lấy ra từ trong cuốn sách mới xuất bản: “A Journey: My Political Life” do cựu Thủ Tướng Anh Quốc Tony Blair viết những cảm nghĩ của ông về nước Mỹ và những vị Tổng Thống Mỹ ông có dịp làm việc chung với họ.

TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TƯỚNG, tôi trở nên yêu qúi nước Mỹ - tôi yêu cái đặc điểm gợi nguồn cảm hứng của nước Mỹ, tôi yêu cái triết lý tự lập, xây dựng từ hai bàn tay trắng, không cần nhờ vả vào ai. Cá nhân tôi không xây dựng sự nghiệp của mình theo kiếu đó, và tôi cũng không quen biết nhiều người Mỹ khi còn nhỏ, cái thời cắp sách đi học, hay khi lên đại học. Mãi đến năm 32 tuổi tôi mới đi thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên. Nhân sinh quan của tôi về nước Mỹ hình thành qua những phim ảnh, chương trình TV, và một vài chung đụng lẻ tẻ với du khách Mỹ.

Tôi có chung cái cảm nghĩ giống như nhiều dân Anh khác là hay nhíu mặt, chau mày khi nghĩ đến người anh em họ xa ở bên châu Mỹ. Nhưng vào năm 1985, tôi được tham dự trong phái đoàn đại biểu Quốc Hội Anh đi gặp Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ James Baker, nghe ông nói chuyện về đề tài đánh thuế hai lần, một vấn đề vừa mới nổi lên trong tình hình chung ở hai nước. Tôi không hề biết chút gì về ông Jim, song ai đó đã quyết định tôi sẽ là người phải đứng ra trình bầy với ông Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ về trường hợp của nước Anh, và phải thuyết trình một cách hùng hồn, mạnh mẽ. Giống như bất cứ một luật sư trẻ tuổi tài hoa vào lúc bấy giờ, tôi vội vàng thu thập tất cả những dữ kiện về đề tài, và nghiên cứu hối hả để mau trở thành một chuyên gia về đề tài đó. Kế đến, được vinh dự đi công tác bằng máy bay siêu thanh Concord làm cho tôi cảm thấy như mình là một nhân vật hết sức quan trọng. Nhưng rồi, sau phiên họp, tôi đã phải bước ra khỏi phòng họp tả tơi như một võ sĩ bại trận. Quả thực là trước khi họp, tôi tự tin một cách chắc ăn rằng buổi nói chuyện sẽ nghiêng phần thắng về phía tôi. Trận đấu hầu như đã được sắp xếp xong, tôi sẽ hạ nốc ao đối thủ ngay ở hiệp nhì. Nào ngờ, khi lâm trận tôi gặp một địch thủ siêu đẳng, cỡ võ sĩ Rocky Mariciano, và tay này cứ thế mà đánh cho tôi biết bao nhiêu đòn đích đáng. Vâng, quả thực ông Jim đã chủ động ngay từ đầu, ông ta nắm vững từng con số, từng chi tiết một, ông giải thích cho tôi cặn kẽ từng điểm phải làm như thế nào mới là đúng, ông khiến cho tôi bẽ mặt như một con hổ giấy, và làm cho tôi như con cá chết đuối nhìn sao ở trên trời. Tóm lại, ông là một người rất thông minh. Bài học mà tôi lãnh hội ngày hôm đó là người Mỹ thông minh lắm, có những người hết sức thông minh. Đó là một bài học hữu ích cho tôi khi tôi lên làm Thủ Tướng.

Tôi có dịp làm việc chặt chẽ với hai Tổng Thống, Bill Clinton và George Bush, và biết được vị tổng thống thứ ba là ông Barack Obama, qua việc làm gần đây của tôi về tình hình ở Trung Đông. Nghệ thuật lãnh đạo là một năng khiếu riêng tư của mỗi cá nhân. Người đời thường nghĩ rằng nhà lãnh đạo là loại người duy nhất có khả năng tồn trữ những kiến thức mà người khác không có. Mặc cho giới truyền thông có xu hướng lôi đầu người lãnh đạo xuống đất đen, và phô bầy những nhược điểm của họ cho công chúng biết, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo, nhất là những tổng thống của Hoa Kỳ thường là những nhân vật có tài trí vượt trội lên cao, giống như người đứng từ trên đỉnh núi Olympia. Chức vụ tổng thống Mỹ thường do những cá nhân xuất chúng nắm giữ, họ khiến cho mọi người phải cảm phục.

Trong vai trò Thủ tướng nước Anh, tôi thường hay có dịp gần gũi thân mật với các tổng thống Hoa Kỳ - và khi đó bạn sẽ nhìn thấy những tính nết, đặc điểm cá nhân của từng người một. Bạn sẽ không chỉ quan sát họ dưới góc cạnh của một nhân vật đang nắm quyền lực ở xa bạn, song bạn có dịp nhìn rõ ông ta như những diễn viên bằng xương bằng thịt trong vở tuồng nhiều kịch tính của sân khấu chính trị. Trong trường hợp của tôi, tôi ở vị trí hết sức thuận lợi để nhận xét về những ông tổng thống, và cũng từ đó khiến tôi có thêm lòng kính trọng, ngưỡng mộ phẩm chất nghệ thuật lãnh đạo mà nước Mỹ đã sản sinh ra những vị tổng thống đó. Người ta thường hỏi tôi: “Ông hãy nói cho tôi nghe cảm nghĩ, hay những gì ông biết về ông Bill Clinton , và ông George Bush?”, và câu trả lời của tôi là: “Đây là sự thật mà tôi biết từ trong hậu trường, nó như sau: Hai ông ấy hoàn toàn khác hẳn nhau!.”. Nhưng cả hai đều có những ưu điểm riêng của họ.

Sức Đề Kháng và Khả Năng Nhận Xét Bén Nhậy

KHI MỚI GẶP ÔNG BILL CLINTON LẦN ĐẦU, tôi nhận thấy ông ta là một chính khách tài ba, siêu đẳng nhất mà tôi từng gặp, cho đến bây giờ ông ta vẫn còn có những đặc điểm đó. Khả năng và kinh nghiệm xuất chúng của ông trong việc am hiểu hành động chính trị nhiều khi làm cho người ta quên mất ông ta còn là một nhà tư tưởng vĩ đại. Ông có những chương trình, tư tưởng về triết lý chính trị rất rõ ràng được suy nghiệm sâu xa, đến nơi đến chốn. Ông có sự duyên dáng vô tận trong việc xã giao, làm quen với mọi người dân giả bình thường. Tôi nhớ hồi năm 2003, khi ông đến dự Hội Nghị thường niên của Đảng Lao Động Anh, tổ chức tại khu nghỉ mát Blackpool vùng bờ biển phía Bắc nước Anh. Buổi tối, ông ta đi ra ngoài phố, ăn hamburger tại tiệm McDonald, để thưởng thức gió chiều lành lạnh với người dân điạ phương. Chỉ trong chớp mắt, ông làm quen với dân chúng ở đây, và câu chuyện nở như pháo rang, cứ như thể là ông ta đã từng đến đây vào mỗi tối thứ Ba để ăn tối với họ. Trong nhiều năm liên tiếp phe cực hữu cố tìm cách bôi nhọ ông Bill Clinton bằng cách mô tả ông là một tay giảo hoạt chỉ có cái miệng khéo nói, trơn như bôi mỡ. Vâng, ông Bill quả thực là một chính khách có tài ăn nói giỏi. Nhưng cử tri bầu cho ông lên làm tổng thống vì họ khôn ngoan,thông minh. Họ không bầu cho ông chỉ vì ông là chính khách có tài ăn nói. Họ bầu ông lên làm tổng thống vì ông đem đến cho họ những chương trình hành động hợp lý, tân tiến, và có thể thực hiện được, dựa vào những nguyên tắc triết lý liên quan đến tình hình cuộc sống của cử tri. Trước ông, không có một ứng cử viên nào đưa ra được điều gì hay, mới lạ cả.

Ông Bill Clinton có một sức đề kháng, chống chỏi tiềm ẩn bền bỉ. (Bạn hãy nhớ lại cái giai đoạn ông bị lôi ra đòi truất phế. Quả là quá đáng, kinh khủng thật. Thế mà ông ta đã thắng lướt được. Nhờ đâu mà ông có thể bảo vệ được danh dự của mình? Làm cách nào để ông giữ được ghế tổng thống, và khi ra đi, vẫn có đến hơn 60% cử tri ủng hộ ông.). Trời cho ông ta có tính bình tĩnh, rất “cool”, cái tính này có tự bẩm sinh, và nó lộ ra vào những lúc ông bị tấn công tới tấp. Hơn thế nữa ông là một Tổng Thống rất thông minh, sáng trí. Có nhiều lần ông điều khiển chức vụ tổng thống một cách dễ dàng, thoải mái, chẳng hạn như ông chỉ đạo nền kinh tế một cách tài tình, làm được nhiều cải cách đáng khen, giải quyết cơn khủng hoảng ở Kosovo rất khéo, chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo tài ba. Nếu như ông còn làm tổng thống sau biến cố 9/11 khi nước Mỹ bị đánh khủng bố, ông sẽ lãnh đạo ra sao? Đó là một đề tài rất hấp dẫn nhiều người muốn bàn đến. Hoàn cảnh thế giới biến đổi rất nhanh, sự thông minh, duyên dáng của ông chưa đủ. Cần phải có một nhân vật có đủ “ca lip”, hay “cường độ cứng rắn” để đối phó với tình thế. Tôi tin rằng ông chính là người hội đủ những yếu tố này, để có thể đưa ra những quyết định tốt đep ảnh hưởng đến tình hình thế giới.

Ông George Bush là loại người trực tính, hay nói thẳng, và ông cũng rất thông minh. Nhiều tranh biếm hoạ chính trị khôi hài thường hay mô tả ông George Bush như một thằng ngố, bỗng dưng được lên làm tổng thống. Thực ra chẳng có ai bỗng dưng được ngồi vào ghế tổng thống đâu, và lịch sử về những cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ cho thấy biết bao nhân vật có tiếng là thông minh cũng vẫn rơi đài la liệt, bởi vì thông minh thôi vẫn chưa đủ. Ở Hoa Kỳ cũng như ở bên Anh, trong đấu trường chính trị, nếu bạn chỉ được gọi là thông minh bạn vẫn có thể bị ăn tươi nuốt sống như thường, bạn phải vượt trội hơn ngoài sự thông minh,và sáng trí. Ông George Bush có đặc tính là hết sức trầm tĩnh. Tôi có mặt ở Toà Bạch Cung vào chiều ngày 20 tháng 9 năm 2001 với tổng thống Bush trước khi ông ra Quốc Hội đọc diễn văn về vấn đề quân khủng bố tấn công ở New York và Washington chín ngày trước đó. Tôi thấy ông chẳng có chút gì là hoảng hốt, lo sợ, hay băn khoăn gì cả. Ông ta tỏ ra rất bình thản, ung dung. Ông có trách nhiệm hoàn thành sứ mạng của một tổng thống. Ông không bị buộc phải làm cái sứ mạng đó, và ông cũng không mong chờ nhận đón trách nhiệm này. Ông không lượm cái sứ mạng làm tổng thống ở dưới mặt đất lên. Trách nhiệm của một tổng thống đã đi tìm ông, và trao lên vai ông. Trong tâm trí của ông vấn đề hết sức rõ ràng là tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, và trong vai trò Tổng thống một một cường quốc mạnh nhất thế giới, ông phải xông pha ra gánh vác trách nhiệm này vì hoàn cảnh thay đổi. Tôi buột miệng hỏi ông xem ông có bối rối không. Ông trả lời thật: “Chẳng có gì phải bối rối cả. Tôi có sẵn trong tay bài diễn văn, và bản thông điệp tôi hết sức rõ ràng.”. Tôi ngạc nhiên trước thái độ bình tĩnh của ông. Tôi quan sát ông thật kỹ. Quả thực trông ông rất ung dung, bình thản.

Ông George Bush cũng có lối mẫn cảm riêng của ông. Nhưng lối mẫn cảm của ông Bush khác với lối của ông Clinton – ít có ý nghĩa về chính trị, song lại nặng về tính chất đúng hay sai, phải hay quấy nhiều hơn. Điều này không nói lên đặc điểm về khả năng phân tích sự việc, hay trình độ trí thức khác nhau của mỗi ông. Song nó chỉ là bản chất của mỗi ông. Nó là như thế đó. Vì tôi thuộc trường phái của ông Clinton , hay lo xa, và muốn mọi việc chu toàn, nên đôi lúc tôi cảm thấy bối rối, và hồi hộp nữa. Tôi sẽ có mặt cùng với Tổng Thống Bush trong buổi họp báo, ngay tại trung tâm điểm của mọi biến động làm chao đảo thế giới, tôi có định nhắc chừng ông: George, nhớ giải thích vấn đề đấy nhé, đừng có chỉ nói suông thôi.
Tuy nhiên qua thời gian quen biết ông Bush khá lâu, và suy gẫm lại những biến cố trong quá khứ, sau khi hết làm thủ tướng, tôi thấy từ từ nhận ra được những đức tính của ông Bush. Ông là một người trực tính, thẳng thừng, đơn giản và có khi liều lĩnh, táo bạo. Đó là ưu điểm và sức mạnh của ông. Thỉnh thoảng, vì chúng ta cứ mải mê lý sự với nhau, chúng ta chỉ lo đi tìm lối thoát cho một đoạn đường khó khăn ngắn ngủi, vài tuần, một năm, hai năm, mà quên đi mất tính chất lâu dài, bao la trong sự phán xét của dòng lịch sử.

Và rồi tiếp đến là ông Barack Obama. Ông bước lên sân khấu chính trường ngay sau khi cơn khủng hoảng tài chánh, và hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan xảy ra ở mức độ hết sức trầm trọng. Chưa hết, ông còn phải đối đầu với tình hình kinh tế suy thoái nhị trùng, và phải tìm cách ngăn chặn Iran trong việc nước này phát triển vũ khí nguyên tử. Và giống như nhiều vị lãnh tụ trước đây, ông là một người lãnh đạo mới, cá tính làm chính trị của ông cần phải có thời gian học hỏi kinh nghiệm, hiểu rõ tình hình. Về cá tính của ông, thì rất rõ ràng, ông là một con người có ý chí sắt đá. Người ta kỳ vọng rất nhiều nơi ông trong vai trò tổng thống. Nhưng những kỳ vọng sau này lại đi kèm với những chỉ trích quá đáng. Trong suốt quá trình làm việc, ông tỏ ra là một nhân vật tài giỏi, trầm tĩnh như từ bấy lâu nay. Và thưa các bạn, để làm được việc này không dễ đâu.Tôi chỉ giữ được tình thế ổn định, vững vàng vào lúc cuối nhiệm kỳ.

Tôi nghĩ rằng tôi hiểu được vị tổng thống mới này đang cố gắng làm những gì. Thay vì chống đối kịch liệt những việc làm của tổng thống tiền nhiệm, ông chỉ trích người đi trước rất ít, có khi còn đồng ý nữa, vì dụng đích chính trị. Phải thành thật mà nói, để cải tiến tình hình kinh tế, và bảo vệ an ninh, ông Obama cũng cứng rắn không thua gì ông Bush đâu. Ông ta đang tìm cách uốn nắn nền kinh tế đi vào khuôn khổ theo ý của ông. Ông tìm cách tránh những tác hại quá đáng của tình hình kinh tế, và không để Hoa Kỳ mất sự ủng hộ của đồng minh, để họ hợp tác với Mỹ trong việc đương đầu với tình hình an ninh thế giới.

Một Quan Niệm Rõ Ràng Về Quốc Gia

DĨ NHIÊN, BA ÔNG CLINTON, BUSH OBAMA có cá tính khác nhau. Nhưng cả ba ông đều có chung một điểm. Đó là họ có cùng một quan niệm rất rõ ràng về nước Mỹ. Là một cường quốc, nước Mỹ phải sử xự, phải lãnh đạo nuớc mình và thế giới như thế nào. Trên thế giới, có nhiều nhà lãnh đạo khác nhau, thuộc mọi xu hướng, cá tính khác nhau, và tôi đã từng gặp đủ loại nguyên thủ, lãnh đạo.

Tôi nhớ có lần tôi ngồi họp trước mặt một vài nhà lãnh đạo, họ dở đến mức độ trong bụng tôi phải rủa thầm: “Lậy Chuá tôi, sao dân chúng của nước nào mà bất hạnh đến thế, họ có những tên lãnh tụ ngu như bò”. Vâng, bạn sẽ gặp những nhà lãnh đạo ngu si, ích kỷ, tham lợi, nhỏ mọn, và tính khí không xứng đáng làm lãnh tụ. Có những người trông hết sức quái đản, sản phẩm của một hệ thống chính trị điên rồ,bệnh hoạn. Có những nhà lãnh đạo vừa bất tài, vừa ngô nghê, không biết tí gì về vai trò, quyền hạn của mình. Đã có lần tôi hỏi một câu hơi tàn nhẫn khi được tin về một nhà lãnh đạo qua đời: “Làm sao họ dám nói như vậy về lãnh tụ của họ?”.

Nhưng cạnh đó, lại có những nhà lãnh đạo vừa thông minh, vừa khôn ngoan và tử tế. Họ là những người làm cho bạn phải cảm phục và quí mến. Và chính ở điểm này chúng ta cần ghi nhận: Có rất nhiều người hội đủ những đức tính đó, nhiều hơn mức bạn thường nghĩ.
Theo ý của tôi, ngoài những thử thách về chính sách, óc phán xét, tài năng chính trị, và khả năng thao lược, cuộc thử thách quan trọng về tài lãnh đạo của vị nguyên thủ là thử xem ông ta có đặt quyền lợi quốc gia trên hết hay không. Ông ta có đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc cao hơn lợi ích chính trị cá nhân của mình hay không? Đó chính là cuộc thử nghiệm tối thượng. Có rất ít vị nguyên thủ đậu được cuộc thi này. Cả ba vị tổng thống tôi vừa kể trên đều làm được chuyện đó, có điều là vì một lý do ẩn số, lòng dạ của họ không được biểu lộ ra ngoài để mọi người thấu hiểu.

Người Mỹ có thể bị tai tiếng đủ điều đối với thế giới bên ngoài, nào là kiêu ngạo, ồn ào, ích kỷ chỉ lo phận mình, hiếp đáp người khác, và nặng tay với bạn bè. Nhưng chắc chắn nuớc Mỹ vẫn là một nước giầu mạnh, hùng cường vì một lý do nào đó. Người ta vẫn nhìn vào nước Mỹ như một tấm gương để noi theo, phải chăng nước này có tinh hoa riêng của nó. Vâng, trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mã thượng, hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, xuất phát từ tinh thần khai phá biên cương mới để lập nghiệp, và nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến đấu dành độc lập, đến cuộc Nội Chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện tình cờ. Tất cả đã làm thành một nước Mỹ vĩ đại. Cái tinh thần mã thượng này không có nghĩa là người Mỹ tử tế, tốt hơn, hay thành công hơn người nước khác. Nó chính là cảm nghĩ của họ về đất nước mình sống. Chính lòng nhiệt tình của họ đối với xứ sở đã phá bỏ được những ngăn cách về mầu da, giai cấp, tôn giáo, hay qúa trình trưởng thành.

Lý tưởng của người Mỹ là những giá trị đạo đức mà họ ấp ủ. Lý tưởng này gồm có: Tự do cá nhân, Tôn trọng luật pháp, Dân chủ. Nó cũng nằm trong quá trình thành đạt của mỗi cá nhân: hễ giỏi là được trọng dụng, phải tự làm lấy, và siêng năng, chịu khó tất sẽ thành công.. Song có lẽ điểm quan trọng nhất phải nói là mọi người Mỹ đều ước ao duy trì cho được những giá trị trên, và ráng bảo vệ những giá trị đó. Họ coi những giá trị đó là ưu tiên hàng đầu cho cá nhân mình, sau đó là cho đất nước. Chính vì những giá trị đạo đức này, giúp cho nước Mỹ cương quyết đương đầu với những khó khăn, thử thách. Vì lý tưởng đó mà binh lính Mỹ chấp nhận hy sinh. Vì nó mà mọi người dân Mỹ du sang giầu hay nghèo hèn đều sẵn sàng đứng nghiêm chỉnh chào khi bản quốc ca “The Star-Spangled Banner” được trổi lên. Hiển nhiên là lý tưởng đó không phải lúc nào cũng được thực hiện, song mọi người đều cố gắng thực thi cho bằng được.

Người Mỹ Cần Phải Duy Trì Lòng Tự Tin.

VÀI NĂM SẮP TỚI, DÂN MỸ SẼ ĐƯỢC DỊP THỬ THÁCH VỀ TÁNH TÌNH CỦA MÌNH. Nước Mỹ sẽ không yêu mến người giữ chức tổng thống nhiều như những vị tổng thống trước đây. Nhưng nước Mỹ vẫn nên duy trì sự tin tưởng, lòng tin vào đất nước của mình. Đó là một lý tưởng, nhờ nó mà chúng ta có tinh thần lạc quan, làm được thành tích mới, hãy ráng gìn giữ nó. Sự tự tin là một bảo vật, tặng phẩm quí báu cho một quốc gia. Thế giới có thể thay đổi. Một vài nước mới trở thành cường quốc. Nhưng điều đó không làm suy giảm nhu cầu phải có lý tưởng của dân Mỹ. Lý tưởng này giúp cho nước Mỹ trẻ trung trở lại, tái xác nhận vị thế của mình, và tăng thêm trách nhiệm của nó.Bao giờ cũng hay có trường hợp thử thách xem người dân có còn muốn can dự, nhập cuộc, hay họ muốn rút lui, nhảy ra khỏi cuộc chơi.Tôi nghĩ câu trả lời trong trường hợp của nước Mỹ nằm ở lý tưởng mà dân nước này thường ấp ủ.


Tôi có một người bạn, cha mẹ của anh là người di dân sang Mỹ lập nghiệp. Họ là người gốc Do Thái ở Âu châu đến Mỹ để tìm kiếm sự an ninh. Cha mẹ của anh định cư, và sinh sống ở New York Gia đình không thuộc vào hàng khá giả cho lắm. Cha của anh chết lúc anh còn nhỏ. Mẹ của anh tiếp tục ở vậy nuôi con. Sau một thời gian, anh lớn lên, trưởng thành và trở nên giầu có. Anh thường mời mẹ anh đi chơi xa, ra ngoài nước Mỹ. Nhưng bà chẳng bao giờ chịu đi chơi đâu cả. Cuối cùng đến khi cụ mất, gia đình đi tìm cái hộp đựng nữ trang của cụ, cất gởi trong tủ sắt của ngân hàng. Trong tủ sắt này, con cháu còn tìm thấy một cái hộp nhỏ khác. Hộp này không có chìa khoá. Vì vậy họ phải dùng khoan để mở ra. Họ thắc mắc không hiểu bà cụ để món nữ trang quí giá gì ở trong đó, đến nỗi phải cất kỹ như vậy. Mở được nắp hộp ra. Trong đó có thêm một lớp giấy bao nữa, và cuối cùng là một bao thơ. Mọi người tò mò, hồi hộp không hiểu trong bao thơ đó có cái gì.

Bao thơ đó đựng cái chứng chỉ trở thành Công Dân Mỹ của bà cụ . Ngoài ra, không có gì khác. Chứng chỉ trở thành công dân Mỹ của bà cụ được cụ coi quí trọng như bảo vật, quí hơn bất cứ loại báu vật nào của cụ. Vâng, trở thành công dân Mỹ là điều bà cụ trân qúi nhất. Ngày nay, nước Mỹ cũng nên quí trọng đất nước, dân chúng của mình như vậy.

Nguyễn Minh Tâm

(dịch theo Time)
Nguồn internet