Saturday, September 25, 2010

Điện ảnh VN


KIM VÂN KIỀU-
CUỐN PHIM TRUYỆN ĐẦU TIÊN CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

"Kim Vân Kiều" là cuốn phim truyện đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam do ông E.A.Famechon (Pháp) hợp tác với ông Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện. Các nhân vật trong phim do diễn viên nhà hát Quảng Lạc sắm vai. Đây được coi là cuốn phim tư liệu điện ảnh đầu tiên về Đông Dương.

Ngày 10-8-1920, tại trung tâm Hà Nội, bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đã khai trương rạp chiếu bóng đầu tiên ở Việt Nam: Pathé Frères (Anh em Pathé).

Năm 1921, lại mở cửa phòng chiếu thứ hai Le Tonkinois (Người Bắc Kỳ). Cả hai phòng chiếu đều của một chỉ người Pháp. Rạp đầu tiên chủ yếu là nhằm đáp ứng yêu cầu giải trí của các quan chức và kiều dân Pháp. Rạp thứ hai là để thỏa mãn những khao khát của giới trí thức, thanh niên thành thị người Việt đối với môn nghệ thuật thứ bảy mới mẻ.

Rạp hát dành cho người Việt tất nhiên sẽ có nhu cầu khao khát xem phim nói tiếng Việt.Đây là sáng kiến của một người mang quốc tịch Pháp, có lên là E.A. Famechon và có sự cộng tác của một người Việt được ghi tên là Mr. Vĩnh (Nguyễn Văn Vĩnh). Thực hiện là Công ty thương mại Indochine Films et Cinémas (ICF). Cốt truyện là thi phẩm kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, lần đầu tiên được E.A. Famechon chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, không có sự thay đổi biến dạng đáng kể-nào trong các tình tiết, chi tiết. Các diễn viên của rạp hát Quảng Lạc sắm vai các nhân vật trong truyện: Cô Tiên trong vai Kiều, cô Cương trong vai Vân, cô Đính trong vai Hoạn Thư, bà Tám Long trong vai Đạm Tiên, bà Ba Nhang trong vai Giác Duyên, bà Giáo trong vai Tú Bà, bà Chín Sâm trong vai Vương Bà, anh Hoàn trong vai Kim Trọng, ông Tám Ngân trong vai Thúc Sinh, ông Năm Xế trong vai Vương Ông, ông Hai Giò trong vai Thúc ông, ông Lộ trong vai ông Phủ, ông Sáu Phú trong vai Từ Hải, ông Cương trong vai Mã Giám Sinh... đã góp phần làm sống lại truyện Kiều trên màn ảnh.

Phim dài 1500 m, phần ngoại cảnh được quay ở các vùng phụ cận của Hà Nội: dinh Từ Hải là sân chùa Láng, nơi Kiều viếng mộ Đạm Tiên là nghĩa trang Yên Thái. Các vai diễn do các đào kép của ban tuồng Quảng Lạc đảm nhiệm.Phim được công chiếu vào ngày 14 tháng 3 năm 1924 tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền.

Khi cuốn phim được chiếu ở Hà Nội, báo L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bình luận: "Tối qua, hãng ICF đã đưa ra trình diễn trên màn ảnh cuốn truyện thơ cổ điển Kim Vân Kiều. Tác phẩm vô cùng hấp dẫn, mang lại vinh dự cho các nhà đạo diễn, các nghệ sĩ diễn viên và cho cả những nhà kỹ thuật quay phim".

Báo Indépendance Tonkinoise (Bắc kỳ Độc lập) viết: "Nếu như ở góc độ thuần túy Việt Nam, sự trình diễn trên màn ảnh làm mất mát từ tiểu thuyết một phần khá lớn cái chất văn chương và chất thơ tạo nên cái đẹp của nguyên tác, thì đối với đầu óc phương Tây, Thúy Kiều được đưa lên màn ảnh đã thay chất thơ bằng những hành động sống, và chúng ta phải thừa nhận rằng, theo góc độ này, mục đích nhắm tới đã đạt được. Phim truyện này đã bắc cầu cho công chúng Pháp đến với tác phẩm văn chương Việt Nam sẽ làm toại ý nhiều người và sự thành công của nó là chắc chắn".

Báo L'Opinion (Dư luận) nhận xét: "Với phim truyện Kim Vân Kiều, chúng ta chứng kiến một sự kiện nghệ thuật mà tầm quan trọng thật khó đong đo trong lịch sử nghệ thuật điện ảnh. Nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật châu Á vừa đánh dấu sự gặp gỡ nhau trong phim này".

Và từ góc độ ấy, góc độ của văn hóa lịch sử, nhà bình luận đã đánh giá: "Mối quan tâm gìn giữ tính chính xác trong các chi tiết của cốt truyện, sự cố gắng trung thành với chân lý nghệ thuật, đã làm cho cuốn phim trở thành tư liệu điện ảnh đầu tiên mà chúng ta có về Đông Dương".

Báo L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bình luận: "Tối qua, hãng ICF đã đưa ra trình diễn trên màn ảnh cuốn truyện thơ cổ điển Kim Vân Kiều. Tác phẩm vô cùng hấp dẫn, mang lại vinh dự cho các nhà đạo diễn, các nghệ sĩ diễn viên và cho cả những nhà kỹ thuật quay phim".

Báo Indépendance Tonkinoise (Bắc kỳ Độc lập) viết: "Nếu như ở góc độ thuần túy Việt Nam, sự trình diễn trên màn ảnh làm mất mát từ tiểu thuyết một phần khá lớn cái chất văn chương và chất thơ tạo nên cái đẹp của nguyên tác, thì đối với đầu óc phương Tây, Thúy Kiều được đưa lên màn ảnh đã thay chất thơ bằng những hành động sống, và chúng ta phải thừa nhận rằng, theo góc độ này, mục đích nhắm tới đã đạt được. Phim truyện này đã bắc cầu cho công chúng Pháp đến với tác phẩm văn chương Việt Nam sẽ làm toại ý nhiều người và sự thành công của nó là chắc chắn".

Báo L'Opinion (Dư luận) nhận xét: "Với phim truyện Kim Vân Kiều, chúng ta chứng kiến một sự kiện nghệ thuật mà tầm quan trọng thật khó đong đo trong lịch sử nghệ thuật điện ảnh. Nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật châu Á vừa đánh dấu sự gặp gỡ nhau trong phim này".

Báo Trung Bắc Tân Văn: "Số là lần này là lần thứ nhất mới có một bản chớp bóng dùng một sự tích An Nam, dùng con hát An Nam đóng, lấy những nơi thắng cảnh tự nhiên của An Nam làm cảnh trí, là lần đầu. Cái nghề chớp bóng xưa nay người An Nam chúng ta chưa từng biết; các phương pháp, các lề lối đều là phải tin cấp ở nhà chuyên môn Tây, người ta bảo thế nào là phải thì cứ thế mà làm. Những lẽ mình bàn góp vào cho hợp với sự tích, hợp với phong tục An Nam ta, thì cũng phải để tuỳ nhà chuyên môn người ta lượng nghĩ mà châm chước mà thôi, chứ mình không bắt buộc được người ta phải theo ý mình... Và bản chớp bóng này, hiệu Indochine Film làm ra cốt để chớp ra cho khách châu Âu xem nhiều hơn là khách bản quốc, cho nên phần nhiều những chỗ chúng ta cho là hay thì quý hiệu lại bỏ đi không chụp, mà có nhiều chỗ lại thêm thắt ra để người Âu châu dễ hiểu... Nói tổng lại thì cái tinh thần truyện Kim Vân Kiều ở trong bản chớp bóng này mất cả, chỉ còn trơ mấy cách hoạt động dễ hiểu nhất cho con mắt những người không có cảm tình gì với truyện Kim Vân Kiều mà thôi... Kế đến hôm qua, bản quán chủ nhiệm đi xem, thấy các quý quan khen là hay, là được, thì cũng mừng cho quý hội đã khéo thừa được một sự hiểu sai truyện Kim Vân Kiều mà làm nên một bản chớp bóng hay".

Tờ Hữu Thanh viết: "Hồi 4 giờ rưỡi hôm 14 Mars (tháng 3) này, Hội Indochine Film có đem chớp thử Kim Vân Kiều tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền. Hôm ấy là hôm chớp thử nên chỉ mới có mấy nhà văn chương và mấy nhà báo Tây, Nam đến xem mà thôi".

Sáu tháng sau, bộ phim được đưa vào trình chiếu ở Sài Gòn.Cũng nhận được nhiều ý kiến phê bình khá sôi nổi.

Đông Pháp thời báo ngày 24 tháng 9 năm 1924: "Tối hôm 19 Septembre (tháng 9) vừa rồi, nhà chớp bóng Casino bắt đầu chớp bản Kim Vân Kiều mà sở Indochine Film đã có công luyện tập từ năm ngoái tại Hà Nội. Hôm đó người đi coi rất đông, các ghế đều chật như nêm khiến cho bao nhiêu người đến chậm phải chen chúc nhau đứng mà coi... Trong bản chớp bóng có ba nhân vật quan trọng là Kim-Vân-Kiều, chỉ có vai nàng Kiều là hình dung đặng đôi chút cái diện mạo tư dung của Kiều. Song, tiếc cho vai chàng Kim chẳng khác chi một anh ‘ngốc’, diện mạo đã chẳng ra chi mà đến thái độ mới lại khả bỉ sao... Trong bản chớp bóng, ký giả chỉ xin phục riêng có vai đóng Hoạn Thư là tài tình... Dáng dấp đã khéo, mà cử động lại thần tình... thiệt không những hình dung đặng Hoạn Thư mà cái thái độ có thể in như các nhân vật đóng ở các bản chớp bóng bên Tây... Còn đến như vai đóng Từ Hải thì mới lại khả ố nữa, rõ ra mặt một “thầy đội” chứ không có cái vẻ chi là nhà đại tướng"

Đáng tiếc trong kho bảo quản của Viện Lưu trữ Quốc gia không còn bản gốc bộ phim được coi là "cổ" nhất này.


Nguồn &Tác giả:Chưa tìm ra
Nguồn
vn.360plus