Friday, September 3, 2010

Nguyễn Quang Duy


Huyền thoại và sự thật :
Hồ Chí Minh và Cải cách Ruộng đất.
Trích đoạn :

Hồ Chí Minh khóc trong sửa sai?

Về việc ông Hồ đã khóc khi đọc quyết định sửa sai và xin đồng bào tha lỗi, ông Nguyễn Minh Cần cho biết như sau: “Ngày 29/10/1956 – mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân dân Hà Nội, uỷ viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Lao Động VN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng”.

Tài liệu của Cục Lưu trữ Quốc gia Nga về CCRĐ

Gần đây có hai bức thư của Hồ Chí Minh gởi Stalin, xin được xem xét và cấp chỉ dẫn cho Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, được phát hiện lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia Nga.

Bức thư thứ nhất:

Đồng chí Stalin kính mến:
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này…..
Hồ Chí Minh 30/10/1952

Bức thư thứ hai:

Đồng chí Stalin kính mến:
Xin gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị đồng chí xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh 31/10/1952

Đối chiếu với Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử thì trong tháng 9 và 10 năm 1952 ông Hồ đang ở trong nước. Nhưng theo hồi ký của Vu Hoá Thẩm thì hạ tuần 9-1952, Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chuyến đi còn để báo cáo và xin phép Liên Xô và Trung Quốc chấp nhận Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình này do chính ông Hồ và hai đồng chí Trung Quốc Lưu Shao Shi và Văn Sha San đồng soạn.

Cả hai bức thư đều viết bằng tiếng Nga. Trong bức thư thứ nhất Hồ Chí Minh viết tên mình bằng tiếng Nga và ký tên bằng tiếng Trung Hoa. Trong bức thư thứ hai ông viết tên mình bằng tiếng Nga và ký tên bằng tiếng Việt. Ông Nguyễn Minh Cần cho biết nét chữ Nga trong hai bức thơ là nét chữ của một phụ nữ.

Chương trình CCRĐ “Của Bác” chắc vẫn còn được lưu trữ trong Cục Lưu trữ Quốc gia Nga và một ngày sẽ được phát hiện. Biết đâu con số 5% dân số là thành phần địa chủ đã được đề xướng từ Chương trình CCRĐ “Của Bác”.

Một xã hội chỉ biết sợ và biết thù

Linh mục Lê Đức Trong tham dự họp đấu địa chủ đã kể lại: “Vào phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: ‘Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó ngồi ở đằng sau ta…’ Người ngồi sau run sợ ! Một lúc nữa, đội lại nói: ‘Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta’. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi! Sợ sệt và sợ sệt…!” Sau ba đợt đấu: đấu chính trị, đấu giảm tô vầ đấu cải cách ruộng đất, miền Bắc phủ một màu tang trắng. Sự kinh hoàng sợ hãi của cái chết bao trùm khắp nơi. Cuộc sửa sai gia tăng sự sợ hãi vì người tham gia cải cách nay sợ bị trả thù. Một xã hội chỉ biết sợ và biết thù là căn bản để ĐCS dựa vào đó xây dựng một nền chuyên chính vô sản, một thể chế công an trị còn tồn tại đến ngày nay.

Cũng cần nói CCRĐ đã phá tan nền tảng văn hoá nhân bản của dân tộc, phá tan phong tục cổ truyền và nếp sống làng thôn Việt Nam, để từ đó ĐCS dễ dàng áp đặt tư tưởng Nga Xô-viết và Trung Quốc của Mao vào cuộc sống của mọi tầng lớp dân chúng tại miền Bắc Việt Nam.

Cuối đời Hồ Chí Minh

Câu chuyện bà Năm bị xử bắn do cố vấn Trung Quốc và do Trường Chinh quyết định chỉ là một trong rất nhiều huyền thoại do chính ông Hồ dựng nên. Huyền thoại có thể dối gạt dân chúng. Nhưng sự thực mới có thể thuyết phục được nội bộ giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đương thời. Nhiều bằng chứng cho thấy sau sửa sai, uy tín và quyền lực của Hồ Chí Minh đã mất dần và sau đó lọt vào tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

Nghiên cứu về lịch sử cận đại Việt Nam mà thiếu tìm hiểu cặn kẽ vai trò của Hồ Chí Minh là một thiếu sót lớn. Thế nhưng tài liệu về Hồ Chí Minh lại thiếu, không có, hay lại đầy huyền thoại tuyên truyền dối trá. Bài viết trước người viết đã cho thấy việc ông Hồ ra lệnh bắn bà Năm nhằm xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam (xin xem bài Vai Trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất hay bài Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh để biết chi tiết). Bài viết này làm rõ thêm việc Hồ Chí Minh tạo ra những những huyền thoại chỉ để “bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”, trong khi CCRĐ đã giết hàng trăm ngàn dân vô tội.

Không riêng gì trong CCRĐ, cuộc đời Hồ Chí Minh đã gắn liền với đam mê quyền lực. Ngày 2/9/1945 là ngày mà ông Hồ đạt được tột đỉnh quyền lực, được đa số dân Việt ủng hộ. Ngày 2/9/1969 Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng, một trùng hợp ngẫu nhiên hay một hành động kết liễu một đời người? Càng ngày càng nhiều chỉ dấu cho thấy vào cuối đời Hồ Chí Minh trong tay không còn chút quyền lực hay chỉ là một người tù trong một nhà tù do chính ông dựng lên.

Hiểu rõ sự thực cuộc đời của Hồ Chí Minh chẳng những giúp chúng ta hiểu thêm về con người thật của ông mà còn giúp chúng ta viết lại một lịch sử cận đại Việt Nam. Một lịch sử đầy huyền thoại tuyên truyền dối trá chỉ nhằm để “bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”.

Đọc hết toàn bài tại : vietvungvinh

Nguyễn Quang Duy
31/8/2010, Melbourne, Australia
Nguồn: vietvungvinh