Tuesday, April 30, 2013

30-4

CẢM XÚC NGÀY 30-4 –
 Từ Một Người Sống Giữa Lòng Hà Nội

“Một quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất, mà nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, thì người dân của quốc gia đó đã hy sinh xương máu một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị của giặc nội xâm. Mà giặc nội xâm thì lại tham lam và gian ác gấp trăm ngàn lần giặc ngoại xâm.”
 
Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi (Right:Luật sư Nguyễn Văn Đài)lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
 
Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.
 
Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
 
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
 
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.
 
Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
 
Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,… và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
 
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ và sự toàn ven lãnh thổ quốc gia đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
 
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi trả lời: “Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng.”
 
Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
 
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2013

Monday, April 29, 2013

30-4

 
Người đàn bà trong đêm, 29 Tháng Tư, 1975
 
Tôi, ngày xưa vẫn không bao giờ tin vào tôn giáo, Phật hay Chúa. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra trong đời làm thay đổi cả ý đó. Chuyện xảy ra vào đêm 29 Tháng Tư năm 1975. Từ đó đến nay, năm nào đến những ngày Tháng Tư, tôi và Minh Hà vẫn nhắc lại cho nhau.
 
Năm 1974, tôi ra trường Y Khoa và khóa 21 Quân Y Hiện Dịch, sau khi học khóa huấn luyện cuối cùng ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, đến lúc chọn đơn vị.
 
Tháng Ba năm 1975, tôi được phái đi miền Trung làm y sĩ cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh, đơn vị đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời quân đội. Chỉ khoảng 2 tuần sau, ngày 29 Tháng Ba, 1975 Đà Nẵng mất. Tôi may mắn thoát được bằng đường biển.
 
Về đến Sài Gòn, tình hình căng thẳng, thành phố rối loạn, dân chúng tìm đường đi. Tôi bàn với Minh Hà và xin phép bố mẹ hai bên làm một đám cưới, để khi cần, có thể cùng chạy với nhau.
 
Sau đám cưới, thật nhỏ và thật đơn giản, tôi trở ra Bà Rịa theo lệnh "tái phối trí" Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nhưng tôi đành quay về Sài Gòn do không gặp một quân y dược hay nha sĩ nào trong Tiểu Đoàn Quân Y. Trên đường về, tôi gặp một số quân lính của Sư Đoàn 18, từ Xuân Lộc cũng đang thoái lưu về hướng Sài Gòn.
 
Niềm hy vọng cuối cùng coi như sắp chấm dứt.
 
Chiều ngày 29 Tháng Tư năm 1975, không có phương tiện và cũng chẳng có quen ai, tôi dẫn Minh Hà ra bến Bạch Đằng ở Sài Gòn. Không ai trong gia đình hai bên có can đảm đi theo. Căn cứ Hải Quân đóng kín bằng hàng rào kẽm gai. Chẳng mấy chốc đêm tối đổ xuống. Vài tiếng súng nổ đâu đó. Dân chúng hỗn loạn, không có đường thoát.
 
Trong đêm, lúc tôi và Minh Hà vẫn còn đi loay hoay quanh bến tàu, bỗng có người đàn bà không hiểu ở đâu ra, gọi với theo, cho tôi biết cổng vào của Hải Quân đã mở. Cả ba chúng tôi cố đi thật nhanh như chạy và len thoát qua được cổng, vào trong căn cứ Hải Quân.
 
HQ-1 là chiếc tàu đầu tiên chúng tôi gặp. Nhưng hàng ngàn người đã đứng xếp hàng nơi cầu thang đợi lên tàu. Chúng tôi là những người ở hàng cuối cùng, không có hy vọng đến lượt. Tự nhiên người đàn bà đã dẫn dắt chúng tôi nói với Minh Hà, rằng, đằng sau tàu có người đang leo dây lên tàu.
 
Thế là cả ba người đi ra phía sau của tầu. Nhưng khi đến chỗ có người leo dây lên tàu thì tôi và Minh Hà không còn thấy người đàn bà đó nữa.
 
Tôi nắm dây, từ dưới đẩy Minh Hà, nhờ người ở trên kéo lên trước và chính mình leo dây theo sau. Lên được tàu thì chỉ độ hai phút đồng hồ sau lính Hải Quân chặt dây ở thang lên để tàu ra khơi.
 
Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, khi đang lênh đênh trên biển, chúng tôi được tin Sài Gòn đã mất.
Đến bây giờ, tôi vẫn không biết người đàn bà dẫn dắt chúng tôi là ai.
 
Minh Hà tin và tôi đồng ý, chắc chắn là Phật Bà Quan Âm hay Đức Mẹ, đã đến với chúng tôi trong lúc tuyệt vọng như thế.
 
Phạm Anh Dũng

KTVN

                                                                      

VẤN NẠN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

                                                                
 Nợ xấu hiện nay là một vấn nạn rất nghiêm trọng của kinh tế VN hiện nay. Tình trạng nầy đưa đến tai hại lớn cho sự ổn định và phục hồi phát triển kinh tế.
Trước hết nợ xấu (bad debt) là loại nợ không đòi lại được trong ba tháng qua hay lâu hơn nữa. Nó tồn đọng đó, rất có thể là mất luôn. Theo báa cáo của Ngân hàng Nhà nước thỉ nợ xấu vàokhoảng 12 tỷ mỹ kim. Nhưng theo cơ quan quốc tế thì nợ xấu ít nhứt khoảng 15 tỷ mỹ kim. Có thể còn cao ,  vì sự dấu diếm của cơ quan hay tổ chức liên hệ.
Nợ xấu ở VN có tỷ lệ cao gấp 5-6  lần so với các nước trong vùng.
 
Nợ là loại tín dụng cho vay để kinh doanh . Mà kinh doanh là có khi lời khi lỗ. Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế bị suy thoái, cơ sở kinh doanh tư nhứt là công ty quốc doanh bị lỗ nặng, và gần đây thị trường nhà cửa sụp đỗ đẩy nợ xấu tăng lên cách trầm trọng. ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
 
1. Nguồn gốc nợ xấu: Hệ thống ngân hàng
 
Ngay sau khi chiếm được Miền Nam, CSVN quốc doanh hóa tất cả các ngân hàng công và tư, và lập ra một hệ thống ngân hàng quốc doanh gồm ngân hàng trung ương hay ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng cũ của miền Nam bị  quốc hữu hóa.

Tiếp theo đó là biện pháp đổi tiền , một hình thức tiết kiệm bắt buộc và đồng thời là sự chiếm đoạt tài sản của dân. Rồi đến chiến dịch “cải tạo công thương nghiêp”, chánh quyền CS đánh tan nát công thương gia miền Nam. Do đó và sau đó chỉ có các ngân hàng quốc doanh. Việc cho vay được điều hành cách độc tài, kín đáo , và ít khi theo nguyên tắc nghiệp vụ thông thường cách nghiêm chỉnh.

Mãi tới khi có chủ trương “Đổi mới kinh tế” (1986) , chánh quyền cho phép thành lập các ngân hàng tư song song với hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Nhưng ngân hàng công vẫn ở vị thế và tỷ trọng cao trong hệ thống tài chánh. từ lảnh vực thương mại , đến công kỹ nghệ, nông nghiệp, hay hoạt động tài chánh khác.

Ngân hàng tư được ra đời khá nhiều từ khoảng năm 1992 trở về sau. Các ngân hàng tư phần lớn vốn đầu tư là từ các “ nhà tư bản đỏ” và các doanh gia móc ngoặc với viên chức cao cấp. Các ngân hàng nầy bề ngoài vẫn như một ngân tại mọi quốc gia. Nhưng bên trong nó có mục tiêu mờ ám: huy dộng tiền tiết kiệm để cho vay những hoạt động xấu và sai trái như đầu cơ, chuyển tiến, buôn lậu…

Nguồn vốn của các ngân hàng từ tiền pháy hành , tiền từ ngân sách hay các quỷ tài chánh, từ tiết kiệm của dân, từ viện trợ . Tiền in ra bừa bãi , nếu mà không có tạo ra được sản phẩm hay dịch vụ tương ứng hay không có nguồn ngoại tê tăng thêm, rất có thể đưa tới lạm phát cao hơn.

Cách thứ làm việc của hai loại ngân hàng nầy không khác nhau . Kém chuyên nghiệp, sai luật, luồng lách , không minh bạch, không công bằng, bừa bãi, nhưt là tham nhũng.

Các cơ quan quốc tế và một số quốc gia có viện trợ choVN đã nhiều lần khuyến cáo chánh phủ phải cải sửa hệ thống tài chánh và ngân hàng. Nhưng thực tế, tình trạng đó kéo dài gần hai chục năm mà không giải quyết được bao nhiêu. Cho mãi tới độ ba năm gần đây, tình trạng càng ngày càng tệ hơn .

 Một trong những tệ hại của hệ thống ngân hàng là tình trạng nợ xấu ở mức kinh khủng .  Tệ nạn đó trong hai năm qua  làm cho một số ngân hàng lớn , công và tư, bị bể hay suy yếu. Một số viên chức điều hành bị tù. Tình trạng nầy góp phần vào sự xáo trộn hệ thống tài chánh, gây khó khăn cho sàn xuất, làm mất thêm niềm tin của dân chúng và của các cơ quan quốc tế.
Chánh sách tiền tệ và tín dụng của một nước hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia.
 
2.Tình trạng nợ xấu hiện nay
 
Theo ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu đến cuối năm 2012 là 252.000 tỷ đồng hay tương đương 12 tỷ 600 ngàn mỹ kim ( gần 10% Tổng sản lượng quốc qia) . Nhưng theo ước tính của các cơ quan quốc tế là khỏang 15 hay 20 tỷ mỹ kim. Tức là trung bình VN có tỷ lệ nợ xấu là 15% tổng số tín dụng. Trong đó khu vực quốc doanh chiếm 70% tổng nợ xấu. Có thể nói là quốc doanh là thử phạm chánh của nợ xấu.  Tỷ lệ nợ xấu như vậy là quá lớn so với các nước khác trong vùng. Các nước ASEAN có tỷ lệ nợ xấu từ 3-5% tông số tín dụng . Bình thường tại nhiều nước, nếu tỷ lệ nợ xấu 3% thí hệ thống tài chánh không bị anh hưởng xấu. Các con số thống kê của VN thường không chinh xác , nhứt là trong lảnh vực tài chánh. Hoặc là do ngân hàng dấu bớt. Hoặc là do các công ty quốc doanh dấu hay chế biến nợ cho ít xấu hơn bằng cách giản nợ , khoanh nợ, tái cấu trúc nợ.   Chánh quyền trung ương đôi khi ra lịnh các ngân hàng hay quỷ tín dụng cho vay mà không có thế chấp nào.

Cách tổng quát, tín dụng của hệ thống ngân hàng cho vay ra hoặc là dùng cho mục tiêu  sản xuất hoặc cho hoạt động phi sản xuất. Trong nền kinh tế đang phát triển , vốn liếng của quốc gia có giới hạn , mà nhu cầu thì rộng lớn,  nếu tiền cho vay ra để tiêu thụ hay hưởng thụ, tức là phi sản xuất nhiều quá thì sản lượng không tăng và không giải quyết thêm số thất nghiệp. Ngân hàng tín dụng VN trong nhiều năm nay ỏ trong tình trạng như vậy. Hiệu quả tín dụng rất kém. Nghĩa là vừa nghèo vừa phí phạm tiền bạc. Tiền thì của dân chúng , mà chánh quyền thì xài như tiền của mình.

Theo tin tức kinh tế của VN, thì có tới 80%  tín dụng cho lảnh vực phi sản xuất là đưa cho ngành bất động sản. Con số nầy nói lên tình trạng cho vay để đầu cơ địa ốc quá mức.
Quốc doanh không trả nợ nỗI là vì đa số bị lỗ. Trong 12 tập đoàn kinh tế (TDKT) hiện nay chỉ có một tập đoàn có lời là dầu hỏa, vì giá dầu quốc tế tăng. Hai TDKT lỗ năng và gần như sụp đỗ  là Vinashin và Vinalines có TDKT. Trong mấy năm qua, làm ăn không có kết quả tốt, mà tất cả TDKT và Tổng công ty đều nhào vô địa ốc. Bây giờ thì gánh sự lỗ lã to lớn khi thị trường địa ốc bị suy sụp.

Trong  37 năm qua , dù ở trong nền kinh tế CS thuần túy hay trong nền kinh tế pha trộn , quốc doanh làm tiêu hao tài sản quốc gia bằng hai lần trị giá mà khối quốc doanh đem lại cho nền kinh tế. Vụ nợ xấu là một trong những tai họa lớn nhứt mà quốc doanh mang đến cho người dân . Đó là chưa kể nợ nước ngoài của quốc doanh, mà những món nợ lớn đều phải có sự bảo đảm của chánh quyền . Sự trả nợ chậm của quốc doanh làm cho uy tín về thị trường tài chánh VN bị sụt giảm.
 
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu
 
Các nguyên nhân chánh đưa tới tình trạng nợ xấu như sau:
 
a. Do quản lý yếu kém của Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng VN là mõt trong các ngân hàng yếu nhứt trên thế giới. Nguyên nhân chánh của sư yếu kém bắt nguồn từ cách quản lý kinh tế tài chánh kiểu CS. Tiền bạc , vàng , ngoại tệ là thuộc quyền sở hữu của đảng và Nhà nước. Chánh quyền VN có những sách lược sai lệch về tiền tệ và tín dụng.
Sau khi chủ trương pha trộn nền kinh tế thị trường với kinh tế cộng sản, chánh quyền cho phép thành lập nhiều ngân hàng tư nhân , kể cả ngân hàng ngoại quốc.

Nhưng luật lệ ngân hàng không điều chỉnh kịp thời. Khả năng chuyên môn của các viên chức trong lảnh vực tài chánh yếu kém. Cho nên ngân hàng tư được các đảng viên cao cấp được coi như những nơi an toàn hợp pháp để kinh doanh, để cất giấu tiền tham nhũng, và là nơi để tài trợ cho vụ kinh doanh bất chánh, các vụ đầu cơ, buôn lậu và cả việc chuyển tiền ra ngoại quốc.

Mặt khác lãi suất ngân hàng quá cao. Lãi suất cho vay lên tới 18%-20% , trong tình trạng kinh tế suy thoai năng thì doanh thương không thể trả nỗi tiền lời ngân hàng.

b. Do cơ cấu và sách lược kinh tế 
CSVN luôn chủ trương quốc doanh phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế . Quốc doanh được mọi ưu tiên, trong đó có tín dụng. Quốc doanh vay nhiều nhưng thế chấp rất ít. Khi không tiền trả nợ thì ngân hàng không thể dùng biện pháp phát mãi thế chấp. Nguyên do khác là Chánh quyền sai lầm trong sách lược “đầu tư cốt có số lượng mà không kề phẩm chất và hiệu quả”. Cho nên có rất nhiều dự án hay chương trình thiếu tính cách khả thi, đầu tư để chỉ nhằm mục tiêu đạt được tỷ suất phát triển kinh tế cao, 8%-9%/năm. Khi thi hành thì sai phạm kỹ thuật hay xin tăng thêm tiền cho dự án.

c. Do sự xáo trộn thị trường địa ốc
Đây là nguyên nhơn chánh yếu và sau cùng của nợ xấu. Vào những năm kinh tế khá. Làm ăn có lời. Tham nhũng mạnh tay và vô nhiều bạc, đảng viên đua nhau tìm mực sống cao sang hơn. Lúc đó cũng có một số người ngọai quốc tỏ vẽ thích làm ăn ở VN. Tất cả các điều nầy tạo ra nhu cầu to lớn về nhà cửa,( ít nhứt trong suy tính) nhứt là nhà loại  sang , mắc tiền ( một vài triệu mỹ kim). Các nhà đầu tư nhào vô , từ các doanh gia tư , các nhà tư bản đỏ , các công ty quốc doanh, các ngân hàng, một số nhà đầu tư ngoại quốc. Họ làm giá nhà lên cao . Họ bỏ nhiều tỷ bạc, đi vay bầt kể tiền lời bao nhiêu. Truớc khi sụp đổ , có một thời huy hoàng , nhiều người giàu to vì nhà đất.

Nhưng vì lượng định sai lầm , tính toán không đúng, lại thêm nền kinh tế bấp bênh. Cầu địa ốc sụt giảm mạnh. Nhà mới xây bán rất khó . Giá nhà sụt trên 50%. Nhà đang xây bị bỏ dở. Có cả gần trăm ngàn nhà vừa xây xong bán không được.

d.Do tham nhũng
Tham nhũng ở VN ở mức khủng khiếp mà không có cách nào chửa trị được , nếu chế độ nầy còn tồn tại.
Tham nhũng là một trong những nguyên nhân đưa tới nợ xấu. Tham những ở mọi giai đoạn của việc vay nợ: làm kế hoạch dõm, vay nợ không thế chấp tài sản hay một tài sản vay hai ba nợ, cho vay theo lịnh cấp trên, cứu xét cẩu thả kế hoạch kinh doanh của người đi vay nợ, ăn hoa hồng trên số tiền cho vay, lấy tiên khi nợ đáo hạn mà được hoản nợ, khi khoanh nợ . chánh quyền xóa nợ hay bỏ tiền trợ cấp trả nợ . Nghiã là cán bộ, viên chức đủ trò ma giáo dể chia chát tiền bạc cho nhau. Số nợ xấu càng ngày càng xấu hơn, nghĩa là nhiều hơn và mất cũng nhiều hơn.Không ai chịu trách nhiệm . 
 
4. Hậu quả tai hại của nợ xấu 
 
Tình trạng nợ xấu hiện nay rất nghiệm trọng. Nó ảnh hưởng xấ đến nền kinh tế đang suy thoái . Một số hậu quả quan trọng như sau:
 
a.      Sản suất suy giảm . Kinh tế bất ổn
Trước hết nợ xấu là một phần của tín dụng được cho vay để ổn định và phát triển kinh tế . Tiền nợ tới ngày đáo hạn không đòi được thì số thanh khoản của ngân hàng ít đi. Số tiền để cho vay ra ít đi. Lãi suất ngân hàng tăng, từ 18% -20%. Làm cho nhiều cở sở kinh doanh không thể đi vay được , nó đưa tới tình trạng đóng cửa nhiều hơn .Chỉ trong hai năm 2011 và 2012 đã có tới khoảng 100.000 cở sơ thương nghiệp và sản xuất nhỏ và vừa khu vực tư doanh và nhiều quốc doanh lỗ thêm , nhứt là các tập đàn kinh tế và tổng công ty bị lỗ lớn , tổng cộng gần 10 tỷ mỹ kim. Trong khi đó nhu cầu tín dụng hay nhu cầu tiền vốn của các cở sở còn lại tăng . Nhưng ngân hàng thiếu tiền cho vay.Do đó sản xuất bị khó khăn. Tình trạng suy thoái kinh tế càng tệ hại thêm.

b.      Lạm phát gia tăng
Như chúng ta biết, cách tổng quát , lạm phát là tình trạng tài chánh kinh tế khi số lượng tiền tệ và tín dụng lưu hành cao hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ ở thời điểm đó. Hậu quả rõ ràng nhứt là khi đó giá cả gia tăng. Lạm phát như những cơn giông bảo, gây nhiệu thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế.
Để bù đấp phần nào sự thiếu hụt ngân khoản cho vay vì nạn nợ xấu , chánh phủ cho in thêm tiền và một mặt để giúp các ngân hàng, mặt khác để cứu các quốc doanh. Khi tiền mặt gia tăng thêm thì cơn bảo lạm phát cũng thổi tới.

Ở VN lạm phát rất cao và xảy ra thường xuyên. Những lần lạm phát lên cao là những lần kinh tế nát tan. Như các năm: 1985 lạm phát lên đến gần 700%.
Trong giai đoạn kinh tế đổi mới, có lúc kinh tế vãn cao hơn bình thường. Như năm 2008 trên 20%, năm 2011 24%, năm 2012 trên 10%. Và hiện nay đang có khuynh hướng tăng cao lại.
Trong tình trạng nầy vừa muốn chống lạm phát vừa muốn bù đấp vốn do nợ xấu bị mất, thực sự có khó. Cách của VN thì dễ tăng lạm phát.

c. Kinh tế đối ngoại và Hội nhập toàn cầu
Như chúng ta biết nền kinh tế VN sống nhờ ngoại lực nhiều hơn nội lực
        
 Quốc tế hiểu thêm bản chất kinh tế XHCN
Thực sự sau 38 năm , thế giớI biết khá nhiều về bản chản chát chế độ chánh trị cũng như chế độ kinh tế XHCN. Vụ nổ ra nợ xấu cho mọi người biết thêm một trong những đặc tính cố hữu của chế độ XHCN là : đồng ý sửa chửa , nhưng rồi không cải sửa, hay thi hành biện pháp sửa điều gì miễn là có lợi cho đảng và cho cán bộ có liên hệ.
        
Đầu tư ngoại quốc giảm
Đầu tư ngoại quốc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế VN. Nó đóng góp khoảng 30% tông sản lượng và trên 50% trị giá xuất cảng. Trong tình trạng có lạm phát cao, hệ thống tài chánh yếu, đồng bạc bắp bênh, các nhà đầu tư ngoạI quốc giảm, ho có khuynh hướng chuyển qua Indonesia. Trong năm qua đầu tư ngoại quốc giảm 48%.
        
Viện trợ quốc tế
VN có may mắn được các cơ quan quôc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển  Á châu, quỷ tiềin tệ quốc tế và một số nước viện trợ mỗ năm khoảng 5 tỷ mỹ kim.
Khuyết điểm về tài chánh và ngân hàng được các cơ quan viện trợ lưu ý từ lâu. Vụ nợ xấy hiện nay làm cho những cơ quan nầy suy nghĩ và sẽ cứng rắng hơn.
 
5. Các biện pháp giải quyết nợ xấu
Nợ xấu của VN dã ở mực báo động từ những năm 2008. Nhưng chánh quyền loay quay mãi không giải quyết được để nó trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Nó là một loại bịnh có sức tàn phá mạnh nền kinh tế. Tình trạng nợ không đòi được ở VN có nhiều điểm khác với các nước khác. Nó có căn nguyên từ bàn chất nền kinh tế hơn là từ lồi kỹ thuãt của hệ thống ngân hàng.

Những cách giải quyết nợ xấu thông thường:

a.Sai áp tài sản thế chấp
Thông thường ở mọi nước khi một ngân hàng không đòi đưọc nợ thì ngân hàng có quyền sai áp tài sản thế chấp. Ở VN thì biện pháp nầy không thực hiện được dễ dàng.Bởi các lý do: Khi đi vay tín dụng ngân hàng định giá tài sản thế chấp cao hơn thực tế, hoặc là trị giá tài sản ở thời điểm không trả nợ bị xuống thấp hơn nhiều , nhứt là nhà đất. Đối với các công ty quốc doanh, tài sản thế chấp rất ít có khi không có thế chấp gì cả.

b.Khai phá sản
Các cơ sở kinh doanh có quyền khai phá sản dể xóa nợ. Các công ty quốc doanh lớn khai phá sản dưới diện doanh nghiệp, tức là sắp xếp lại việc trả nợ. Nhưng đó chỉ là hình thức. Thực tế các công ty khai phá sản gần như không còn gì để trả nợ, hoặc các công ty nầy trông chờ chánh quyền trợ cấp tiền để trả nợ. Lây tiền dân bù dắp cứu quốc doanh vốn là ổ tham nhũng.và đồng thời làm gia tăng khối lương tiền in thêm.

c.Hạn chế tín dụng
Nợ xấu quá lớn thì có hai vấn đề cho ngân hàng. Một là số tiền mặt bị giảm mạnh, nên ngân hàng phải hạn chế cho vay thêm. Hai là vì nợ không đòi được cao quá mức an toàn của ngân hàng . Ba là một số ngân hàng bị lỗ.
Mặt khác , chánh quyền cho tăng lãi suất tín dụng từ 14%-16%  lên 18%-20%. lãi suất càng cao thì khả năng hoàn trái càng giảm.
Đó là vấn đê khó khăn hiện nay trên thị trường tài chánh.

d.Lập công ty mua bán nợ
Việt nam đã thành lập công ty quốc doanh VAMC, hồi cuối năm 2012, để mua bán các món nợ tồn động. Các ngân hàng có nợ xấu giao cho VAMC từng món nợ một với số nợ còn thiếu. VAMC cấp một trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng đem các trái phiếu nầy đến chiết khấu ở ngân hành trung ương. Cá ngân hàng có trái phiếu nhận được một số tiền, tạm thờI cho vay ra. Vấn đề có nhiều phức tạp. Diều nầy bất công là vì khi cho vay ra có nhiều lời thì ngân hàng thương mãi hưởng hết . Nhưng nay thu nợ không được thì nhờ nhà nước giúp tiền để tồn tại. Cho tới giờ thì chưa thấy VAMC bắt đầu chương trình và biện pháp thi hành.

Ngoài ra, trước kia chánh quyền cũng đã từng dùng tiền công trợ cấp cho các quốc doanh dể trả nợ. Số tiền nầy không nhỏ. Chánh quyền dùng số tiền rất lớn của dân hay tiền vay mượn quốc tế để trợ cấp, để “bail out”  cho quốc doanh trong việc trả nợ, hay che dấu nợ xấu, hay cho hoản trả nợ.

Ngoài ra , để giảm bớt phần nào nợ xấu, chánh quyền phải giảm bớt đầu tư công. Bởi vì ngoài nguyên nhân chánh yếu của nợ xấu là do đầu cơ địa ốc, thì còn do đầu tư công bừa bãi trong nhiều năm qua.

Hồi tháng ba vừa qua, chánh quyền VN có kế hoạch giảm nợ xấu xuống còn 6%. Tức là  phải giải quyết độ 6-7 tỷ mỹ kim nợ xấu. Chuyện không dễ. Vì các con nợ thì gần kiệt sức. Ngân hàng Nhà nước và chánh phủ sẽ bao nợ như thế nào. In thêm tiền nữa hay nhờ  đến Quỷ tiền tệ quốc tế (IMF ) cứu giúp . Chưa biết sao, vì mới chỉ còn là ý tưởng của một kế hoạch.
 
Chánh quyền vừ cho biết có kế hoạch cứu thị trường địa ốc. Chánh quyền định sẽ bỏ ra 1,5 tỷ mỹ kim đ6ẻ giúp các công ty địa ốc. Chưa có chi tiết vè kế hoạch nầy. Nhưng số tiền nầy rất nhỏ , chỉ bằng 1/10 nơ xấu Hơn nữa lần nầy chánh phủ cũng sẽ dùng tiền dân chúng để giứp cho các nhà tư bản đỏ mà thôi.
Nợ xấu hiện nay của VN tựa như môt loại ung thư . Nó có tác dụng làm nền kinh tế yếu thêm .
 
Trên bình diện xã hội, nợ xdấu ở VN là một bất công kinh tế . Đa số người dân không có hưởng được lợi ích kinh tế, khi những món tín dụng nầy từ lúc tung ra, trong khi vận dụng và khi nó bế tắc.
Những biện pháp chỉ nhằm giải quyết một phần nợ xấu chỉ là phiến diện. Vấn đề cần phải được giải quyết trên toàn bộ nền kinh tế.
 
Nguyễn Bá Lộc
Cali tháng 4 năm 2013

Saturday, April 27, 2013

VietNam War


 
President Kennedy 0n VietNam War
 
Mời bà con nghe lại phát biểu của TT Kennedy hơn 50 năm trước về CNCS xâm nhập miền Nam, VN và các nước Đông Nam Á. Hãy sau nghe lại và suy ngẫm về CNCS mà TT Kennedy đã nói hơn nửa thế kỷ trước.
 
“Miền Nam Việt Nam đã bị tấn công, đôi khi bởi một sát thủ duy nhất, đôi khi do một nhóm du kích, và gần đây do các tiểu đoàn. Các biên giới hòa bình của Miến Điện, Campuchia, và Ấn Độ đã nhiều lần bị vi phạm. Và ở Lào, những người dân sống trong hòa bình có nguy cơ mất đi nền độc lập mà họ đã giành được cách đây không lâu.
 
Không ai có thể gọi đây là ‘các cuộc chiến tranh giải phóng’, vì đây là những nước tự do, sống dưới chính phủ của họ. Cũng không phải những cuộc xâm lược này là không có thật, bởi vì những người đàn ông bị đâm trong nhà của họ chứ không phải bị bắn chết ngoài bãi chiến trường”.
 
  
 

Friday, April 26, 2013

Tháng Tư đen

 
Vài Cảm Nghĩ Cho
Ngày 30 Tháng 4 Năm 2013
 
Hàng năm, cứ đến ngày 30 tháng Tư là đa số người Việt mang căn cước tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đều đến tham dự những buổi tưởng niệm Ngày Quốc Hận trong hội đoàn của mình.

 Mục đích việc tham dự không phải là để luyến nhớ quá khứ mà chính là để làm sáng tỏ chính nghĩa của quân dân Miền Nam trong cuộc chiến tự vệ chống lại sự xâm lăng của ngụy quyền Cộng sản ở Miền Bắc; và cũng là dịp để củng cố thêm niềm tin cho chính bản thân mình và cho thế hệ hậu duệ về thế tất thắng của phong trào đấu tranh đòi Tự do Dân chủ của quần chúng đang được phát động trong nước.  
 
Thật vậy, sau khi xâm chiếm được Miền Nam, Lê Duẩn đã không còn che dấu sự thật khi nói “chúng ta đánh cho Liên xô và cho Trung quốc”. Mới đây, nhân kỹ niệm 40 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, với sự tham dự của Tổng Tư Lệnh Không Quân Liên Bang Nga và Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Chủng Không Quân Trung Quốc, Phó Thủ Tưóng CSVN, Nguyễn Thượng Nhân, đã hết lòng bày tỏ “sự biết ơn sâu sắc trước các sự giúp đỡ chí tình, trong sáng về vật chat và tinh thần” của Liên Xô và Trung Quốc dành cho đảng CSVN trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam.

Các điều thú nhận trên đây chứng tỏ ngụy quyền CS Hà Nội xâm chiếm Miền Nam nhằm thực hiện tham vọng của Cộng sản Nga và Tàu là áp đặt chủ nghĩa CS lên toàn nước VN, và cũng nói lên sự hiện diện về nhân lực, vật lực, tài lực của quân đội Liên Xô và Trung Quốc ở Miền Bắc, một điều mà CSVN đã cố bưng bít trong suốt cuộc chiến vừa qua.
 
Từ sau thập niên 1960, một số hoạt đầu chính trị, cố tình hay ngây thơ, chấp nhận lời giải thích của CS Hà Nội, cho rằng cuộc chiến tranh ở VN là một cuộc “chiến tranh nhân dân”. Nhưng theo sự đánh giá khách quan của ông Uwe Siemon-Netto, người Đức, tác gỉả quyển sách “A Reporter’s Love For A Wonderful People”, thì đây chỉ là cách định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp.Theo tác gỉa,“chiến tranh nhân dân” phải được hiểu là cuộc “chiến tranh của nhân dân” và thực tế đã cho thấy không phải như vậy.”Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975 đã có khoảng 3.8 triệu người VN bị giết; khoàng 164,000 thường dân miền Nam bị thủ tiêu trong cuộc trù diệt bởi CS trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường đại học Hawaii. Ngũ giác đài ước đoán khoảng 950,000 lính Bắc Việt và hơn 200 ngàn binh sĩ VNCH đã ngã xuống ngoài mặt trận…
 
Từ những dẫn chứng trên, tác giả người Đức kết luận“đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân”. Cũng chính vị tác giả nầy đã dùng các câu hỏi rất thông thường sau đây để tự trả lời việc ai xâm lược ai trong cuộc chìến vừa qua:
 
-“Ai khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị Miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc không? Không.”

-“Có du kích quân Miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng cùng vợ và con cái họ ở đồng quê Miền Bắc hay không? Không.”
 
-“Chế độ Miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt phú hào địa chủ và các đối thủ khác theo cách thống trị lối Sô Viết của họ hay không? Không”.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều tác gỉả ngoại quốc, trong thời gian gần đây, đã nói lên, thay cho chúng ta, chính nghĩa của chế độ VNCH trong cuộc chiến tự vệ chống lại sự xâm lược của CSVN. Và như mọi người đã biết, các tài liệu giải mật ở Lầu Năm Góc đã phơi bày việc Hoa kỳ, để được bắt tay với Trung cộng, đã không giữ lời cam kết giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt với sự chi viện hùng hậu của Liên Xô và Trung Cộng. Hậu quả là Cộng sản Bắc Việt đã áp đặt chế độ độc tài đảng trị lên toàn thể đất nước thân yêu VN từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
 
Như mọi người đã chứng kiến, qua lịch sử từ cổ chí kim, không có một chế độ độc tài nào có thể tồn tại vĩnh viễn. Điển hình là sự sụp đổ vừa qua của các nước độc tài đảng trị của cộng sản ở Liên Xô vả ở các nước Đông Âu.Tiếp đến là sự sụp đổ mới đây của các nước độc tài cá nhân ở Tunisia, Egypt, Lybia, và sắp tới sẽ là Syria. Miến Điện, một nước độc tài quân phiệt, cũng đã tự chuyển biến để tránh bị sụp đổ bằng cách chấp nhận đối lập và tự do báo chí. Thực tế nầy đã chứng minh bánh xe lịch sử đang lăn về hướng Tự do, Dân chủ và không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản được.
 
Giữa lúc bánh xe lịch sử đang chuyển mình trên đường nghiền nát những thể chế chính trị đi ngược lại lòng dân, ngược chiều lại trào lưu Dân chủ, Tự do thì tại VN, nhà cầm quyền cộng sản vẫn ngoan cố lội dòng nước ngược.Một nghịch lý là nhân dịp nhà nước CSVN bày trò tham khảo ý dân để sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 thì Tổng Bí Thư Đảng và Chủ Tịch Quốc Hội đã vội kết tội những góp ý của quần chúng đòi Tự do, Dân chủ là “suy thoái chính trị, đạo đức,xã hội, và cần phải được xử lý”.

Chế độ Hà nội vẫn nhất quyết ôm chặt lấy Điều 4 của Hiến Pháp để dành độc quyền chính trị cho đảng cộng sản, tức chỉ có đảng mới là lực lượng duy nhất xứng đáng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều nầy đồng nghĩa với việc cả chính phủ, kinh tế quốc dân, và nhất là quân đội đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của đảng. Nhưng cho dù một người có sự hiểu biết tầm thường đến đâu đi nữa cũng nhận rõ là nếu còn Điều 4 nầy thì làm gì có tam quyền Hành Pháp,Lập Pháp,Tư Pháp phân lập?; làm gì còn có Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước?; làm gì người dân còn có đầy đủ quyền tự do khi mà Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp không còn độc lập; khi mà quân đội chỉ biết “còn đảng còn mình” thay vì phải bảo vệ đất nước, bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân đúng như danh xưng của nó là Quân Đội Nhân Dân?
 
Chính vì những nguyên nhân nêu trên đã phát sinh ra phong trào phản kháng sự độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN, bắt đầu là Kiến Nghi của 72 nhà trí thức, theo sau là Tuyên Bố của Công Dân Tự Do, rồi đến Thơ Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo VN, Lời Tuyên Bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, Lời Kêu Gọi của cụ Lê Quang Liêm thuộc Phật Giáo Hòa Hảo, và gần nhất là Lời Kêu Gọi của Khối 8406.
 
Mức độ của sự phản kháng đã được nâng cao về hình thức lẫn nội dung.Việc phản kháng bắt đầu dưới hình thức Kiến Nghi và Góp Ý, tức là có sự mặc nhiên công nhận nhà nước CSVN và nội dung hàm ý một sự đạo đạt lên nhà nước ý kiến đề nghị hay lời thỉnh cầu.

Nhưng về sau đã chuyển sang hình thức “Tuyên Bố”, “LờiTuyên Bố”, hay “Lời Kêu Gọi:” tức là đã minh thị không công nhận nhà nước CSVN, và nội dung là lấy quyền tự quyết dân tộc để đưa ra các yêu sách đòi nhà cầm quyền cộng sản phải thực thi. Các yêu sách nầy không chỉ đơn thuần đòi sửa đổi hay hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, hay tách rời đảng ra khỏi quân đội v.v.., mà còn đi xa tới việc đòi trả quyền thật sự làm chủ đất nước lại cho nhân dân, đòi bầu cử Quốc Hội Lập Hiến có sự giám sát của quốc tế v.v. Phải chăng đây là dấu hiệu mở đầu cho “cuộc đấu tranh bất bạo động” để dẫn tới cuộc “cách mạng đòi quyền tự quyết dân tộc.”?
 
Đảng CSVN đã cướp chính quyền bằng bạo lực, đã duy trì chế độ chuyên chính của họ bằng bạo lực, và đã đặt đảng nằm trên pháp luật, thì việc trông chờ chế độ Hà Nội đáp ứng các “Tuyên Bố” hoăc “Lời Kêu Gọi” vửa nêu trên phải chăng chỉ là một điều hoang tưởng? Chắc chắn là không. Phong trào đối kháng của thiểu số 72 nhà trí thức, của các vị lãnh đạo tôn giáo lần nầy đã được “quần chúng hóa” và đã thể hiện qua việc quần chúng sốt sắng tham gia vào việc ký tên ủng hộ Tuyên Bố của Công Dân Tự Do, và Thơ Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo VN.
 
Khối lượng quần chúng tham gia hưởng ứng này đang trở thành một sức mạnh tiềm tàng, có thể trở thành “lực lượng hành động” khi các yêu sách của họ không được đáp ứng. Tới lúc đó, lực lượng hành động ắt phải đối đầu với lưc lượng công an quân đội, một công cụ bảo vệ đắc lực cho sự tồn vong của Đảng và nhà nước CSVN.
 
Trước mắt, phong trào đối kháng ở trong nước hiện đang có nhiều yếu tố thuận lợi như :

-Có sự kết hợp và hưởng ứng của tầng lớp trí thức, của các tôn giáo lớn như Hòa Hảo, Phật Giáo, và nhất là của Công Giáo.
-Có điều kiện về thông tin và kết nối hành động nhờ vào phương tiện truyền thông đại chúng như email, facebook,twitter, thoát khỏi bức tường bưng bít tuyên truyền của nhà nước CSVN.
-Giới trẻ trong nước đã nhập cuộc, điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Vy, qua diễn đàn “danlambao”. Anh Nguyễn Vy đã lên tiếng kêu gọi: “tại sao mười mấy ngàn người cùng lý tưởng nhưng mình không thể cùng nhau biến chữ ký thành hành động.Chẳng lẽ mười mấy ngàn người như mình sẽ chỉ ký và ngồi đợi ngưởi mình ký tên phản đối sẽ chấp thuận.Có ông vua nào ngồi yên và chấp thuận một tờ sớ yêu cầu thoái vị? Điều nầy là điên rồ, và tại sao mười mấy ngàn người, chí ít cũng có kiến thức và yêu nước như mình lại ngồi chờ đợi một điều điên rồ như vậy….Mình sẽ cùng hợp lại, trong mười mấy ngàn người nầy, ít nhất là mười ngàn người đang sinh sống tại VN. Mình sẽ cùng gặp mặt,cùng xuống đường, trực tiếp kêu gọi người dân ủng hộ cùng đứng vào hàng ngũ với mình để có Tự do,Dân chủ cho VN, bầu cử Dân chủ cho VN chứ không phải đòi lại Trường Sa hoặc chống Trung cộng. Hai điều nầy chế độ sau sẽ thực hiện vì đảng cộng sản không có khả năng thực hiện. …”. -
-Có thêm sáu tháng để phong trào đối kháng tiếp nhận them chữ ký ủng hộ của quần chúng, trực tiếp mở rộng lực lượng hành động theo lời kêu gọi của người bạn trẻ Nguyễn Vy, sau khi Quốc Hội cộng sản ra thông báo dời ngày góp ý cho Hiến Pháp đến ngày 30 - 9 - 2013 thay vì 7 - 3 - 2013.
 
Nếu giải pháp một cuộc diễn biến hoà bình vừa phân tích nêu trên bị loại bỏ, vậy chỉ còn lại khả năng một cuộc đối đầu giữa một bên đòi trả lại quyền làm chủ that sự đất nước cho dân để người dân soạn thảo Hiến Pháp, và một bên quyết giành cho đảng cộng sản quyền lãnh đạo đất nước và quyền tự làm Hiến Pháp.
 
Nếu như sức mạnh của nhà nước cộng sản dựa vào lực lượng quân đội, thì sức mạnh của phong trào đối kháng sẽ phải dựa vào lực lượng hành động. Lực lượng nầy sẽ được hình thành khi hàng ngũ những người đã và đang ký tên ủng hộ phong trào đấu tranh tự nguyện nhập cuộc để hành động, theo như lời kêu gọi của người bạn trẻ Nguyễn Vy.
 
Trong lúc phong trào đấu tranh đang có những yếu tố thuận lợi như đã ghi nhận,thì tiềm lực của lực lượng hành động, một khi đã được hình thành, nhất định phải vượt xa con số  lần xuống đường biểu tình trước đây của quần chúng tại Hà Nội và Sàigòn đề chống Tàu cộng và đòi lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho VN.Và nếu như lần nầy con số đó lên tới vài chục ngàn, hay nhiều hơn nữa, thì khả năng trấn áp của công an và quân đội sẽ như thế nào?
 
Một tiền lệ trong năm 2011 ở Ai Cập cho thấy khi đại bộ phận quần chúng đứng lên nhập cuộc thì quân đội sẽ ngã về phiá quần chúng. Rõ ràng là chỉ khi Hội Đồng Quân Sự nhận thấy hàng sĩ quan cấp úy chỉ huy xe tăng bao vây quảng trường Xanh Tahir bỏ ngũ, quay về với đoàn người biểu tình, thì các tướng lảnh mới áp lực buộc Tổng Thống Mubarak phải từ chức.
 
Riêng ở trong nước, mới đây, ngày 17- 3 - 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc, các hàng rào chận đường của lực lượng công an đủ loai đã không ngăn cản nổi làn sóng của hàng ngàn dân, cùng gia đình nạn nhân, đẩy cổ xe mang quan tài của anh Nguyễn Anh Tuấn đến trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tinh để đòi công lý. Nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn đã bị chết oan mà nghi can là con rể và con gái của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tinh. Giám đốc công an tỉnh, sau đó, phải mở cuộc điều tra khởi tố và bắt giữ 4 nghi can, thay vi lúc đầu qui trách cái chết của anh Tuấn là “uống rượu”, “sặc nước”, và “chết đuối”.

Hai tiền lệ trên cho thấy quần chúng, khi được kích động bởi mục tiêu tranh đấu chính đáng, có thể mau chóng kết hợp lại thành một đối lực, trong khí thế của sự tức nước vỡ bờ, bắt buộc đối phương phải cân nhắc khi tìm biện pháp đối phó.
 
Trước cao trào hiện tại đang đòi đảng CSVN trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân, một quyền chính đáng rất phổ thông trên toàn thế giới, việc đại bộ phận quần chúng mọi cấp, mọi giới ở các thành phố lớn, đặc biệt là tại Hà Nội và Sàigòn, chịu kết hợp thành những lực lượng hành động, có qui mô lớn từ năm tới mười vạn người xuống đường biểu dương sức mạnh, không phải là một điều xa vời. Và tới lúc đó, việc các sĩ quan và binh lính trẻ trong lực lượng quân đội và công an của nhà nước cộng sản, thay vỉ nổ súng vào đồng bào hay thân nhân của mỉnh, thì họ sẽ quay về đứng trong hàng ngũ quần chúng, không phải lả điều không thể xảy ra.

Gỉả định nầy đã dựa vào việc họ có học hơn tầng lớp cuồng tín và quá khích của những năm 1945 hoặc 1954, bổng lộc của họ cũng không đáng kể so với những đặc quyền và đặc lợi của giới lãnh đạo CS, và nhất là họ có đủ trình độ để nhận ra những sai lầm của chế độ mà họ đang phục vụ.
 
Có thể nói đây là một viễn kiến lạc quan cho cuộc đối đầu lịch sử ít tốn kém xương máu, giữa quần chúng bị áp bức và chế độ đảng trị của CSVN trong những ngày sắp tới. Hồn thiêng sông núi của đất nước còn đó thì cơ may người dân giành lại được quyền làm chủ đất nước theo viễn kiến trên không phải là điều không thể xảy ra.
 
Triệu Huỳnh Võ
Elk Grove, Ngày 4 tháng 4 năm 2013
  danlambao  -

Thursday, April 25, 2013

NY Times

 
BÁO NEW YORK TIMES ĐĂNG TRANG NHẤT:
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM BẤT MÃN CHƯA TỪNG THẤY

 Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.
 
 Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo, và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
 
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội, và nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.
 
Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
 
Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì những kẻ phản chiến đã tiếp tay cho Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản. Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay.
 
Tưởng cũng nên nhắc lại là tờ báo New York Times trước đây là một trong những tờ báo thiên tả phản đối chiến tranh Việt Nam, nay bài viết được đăng trong dịp tháng tư đen cho thấy sự hối hận của những kẻ phản chiến, và là một cái tát vào mặt bạo quyền Cộng sản Việt Nam trên lãnh vực ngoại giao.
 
@internet

Wednesday, April 24, 2013

VNCH


Hình ảnh đẹp trước 1975
 
 



Tuesday, April 23, 2013

30/4


Tháng Tư, Chết Và Sống!
 
Chết không phải là đã tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
(Chúc Thư)
 
Trong một cuộc phỏng vấn với một sĩ quan VNCH đã trải qua những giờ phút kinh hoàng trên bãi biển An Dương vào ngày 26 Tháng Ba, 1975, khi một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị kẹt lại trên bờ biển, trước mặt là biển cả chỉ có một chiếc tàu nhỏ hải quân vào đón thương binh, sau lưng là quân thù và đạn pháo, phần lớn những người lính thất trận đã bị “chết cạn” trên bờ biển tại đây hay bị bắt làm tù binh, tôi đã đặt câu hỏi với người lính còn sống sót đến hôm nay, là điều gì khiến cho ông suy nghĩ nhất, sau ba mươi tám năm dài trôi qua?
 
Ðiều ông nói có thể khi mới nghe qua, chúng ta ngạc nhiên, nhưng nghĩ lại nghe thật giản dị, nhưng không khỏi xót xa:“Ðiều ân hận của tôi là đã không được chết!”

Tôi nghĩ rằng câu nói của ông, người lính già, trong giờ phút nhắc lại chuyện cả một quân đội tan rã, bao nhiêu người đã nằm lại trên những con đường lui binh, trên những bờ biển tuyệt vọng của miền Nam, là một câu nói phát xuất từ đáy lòng, không khoa trương hay đại ngôn chút nào, bởi sự sống có trăm nghìn lần khó khăn hơn sự chết!(R.Thẻ bài tử sĩ tìm thấy trên bãi biển An Dương. (Hình: Huy Phương)

Bản năng sinh tồn của mọi loài là cố bám lấy sự sống. Chúng ta cũng không trách ai những ngày hỗn loạn, tìm được một chỗ trên trực thăng hay ra đi với toàn bộ gia đình an toàn trên một chiến hạm ra khơi trong khi xe tăng của địch quân đã vào đến Sài Gòn. Khi những con tàu rời bến Khánh Hội, khi những chiếc trực thăng đã bốc lên cao giữa một thủ đô đang hứng chịu những quả đạn pháo kích cùng với cảnh hỗn loạn của một giờ thất thủ, ở những nơi nào đó, có những người lính đang tuân thủ lệnh chỉ huy giữ đất một phút không rời, hay thất vọng đành quàng vai ôm nhau, chia chung cái chết.
Ba mươi tám năm sau, những người còn sống sót, bằng cách này hay cách khác, lần lượt ra khỏi đất nước, đã thật sự còn sống không hay cũng như đã chết. Có những vị tướng đã chết lẫm liệt, cho những ông tướng khác sống cuộc đời tầm thường trên đất khách, ngày hai buổi sáng chiều và chết quạnh quẽ, hay thậm chí còn quay về bợ đỡ kẻ thù.

Có những người lính đã chết trong những giờ cuối cùng để cho chiến hữu họ được sống, qua ngày đoạn tháng, trở về trên những con đường tắm máu ngày xưa, nhưng đầu óc trống rỗng, ngu ngơ như những người mất trí nhớ. Có những người còn thân thể còn lành lặn nhưng tâm thần tê liệt, trở lại rong chơi giữa số phận nghiệt ngã của đồng đội què cụt quanh mình.
Trở lại câu trả lời của người lính già, ông nói ngày xưa, nếu nằm lại với anh em trên bãi biển, cái chết đến một cách thật dễ dàng, nhưng cái sống bao nhiêu năm nay quả là khó, vì không biết sống thế nào cho đáng sống, cho khỏi hổ thẹn với chính mình, nhất là khi nghĩ đến những người đã chết ngay trước mặt mình, đã chết ngay sau lưng khi mình đã may mắn được ra đi.
Sống phải chăng không dễ, vì sự sống còn mang nặng nghĩa vụ với những người đã chết.

Chúng tôi xin nhắc lại một câu chuyện cũ. Ngày 21 Tháng Sáu, 1945, khi quân đội Nhật không giữ được Okinawa, tại bộ tư lệnh của đơn vị tại Mabumi, Tướng Mitsuri Ushijima đã viết thư trình lên Thiên Hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo, trước khi tiến hành việc mổ bụng tự sát, ông đã nói với Ðại Tá Hiromichi Yahara:
“Ðại Tá Yahara, ông cũng như tôi lẽ ra phải tự sát. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng đây là lệnh từ cấp chỉ huy của ông!”
Yahara do đó là sĩ quan cao cấp bên phía Nhật sống sót sau trận đánh và về sau ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Trận Ðánh Vì Okinawa.” Như vậy, sống còn phải chăng cũng là một nghĩa vụ?
 
Lòng dũng cảm không chỉ dành cho những vị anh hùng đã tự sát. Sống cũng cần lòng dũng cảm.

Từ ba mươi tám năm nay có những người sống trong sợ hãi, tê cứng tứ chi và đầu óc. Họ sợ khi trở về Việt Nam bị công an làm khó dễ, họ sợ con cái của họ còn ở bên kia sẽ bị liên lụy, họ sợ sẽ không được trở về để thăm viếng người thân, nếu ở bên này họ có một cử chỉ hay lời nói nào chống lại hay gây bất lợi cho chế độ trong nước. Toàn là những cái sợ cho lợi lộc của bản thân(Right:Bia mộ 132 tử sĩ. (Hình: Tố Thuận). Chúng tôi cũng xin nói thêm đây không phải là một người dân bình thường, tình cờ một đêm nọ, có mặt trên bãi biển, là điểm hẹn của những người vượt biển, nên bị lùa xuống ghe, bất đắc dĩ phải bỏ nước ra đi, mà họ là những người quyết định chọn cái chết để tìm con đường sống, hay đã đánh đổi bằng những năm tháng tù đày khốn khổ nơi chốn rừng thiêng nước độc. Họ cũng không phải là những người lính vô danh, những người này có hoạt động trong các hội đoàn, có tên tuổi, có chức vị.
 
Một lần tôi có hẹn phỏng vấn với một cán bộ xây dựng nông thôn trên một chương trình truyền hình về quá trình hoạt động của đơn vị ông trước năm 1975. Trước giờ thu hình, tôi gọi điện thoại cho ông, ở đầu dây bên kia, vợ ông trả lời “ông không có nhà.” Tôi ngỡ rằng ông đang trên đường đến đài truyền hình, nhưng khi tôi xưng danh tánh, bà vợ cho tôi biết “ông đã đi xa – out of town!” Trời đất! Mới hôm qua đây, ông “ừ è” với tôi, mà chỉ trong thời gian, chưa đến 24 tiếng đồng hồ, ông đã trốn chạy một buổi phỏng vấn, cũng là trốn chạy cái dĩ vãng mà ông thường tự cho là hào hùng ngày xưa, chỉ vì một nỗi sợ hãi nào đó, mà bản thân ông không đủ can đảm nói thật với tôi là ông sợ.

Một người nữa đang sống, bề ngoài có vẻ hào hùng nhưng còn sợ hãi. Ðây là một cựu sĩ quan có chức vụ trong một hội đoàn cựu quân nhân, và vào dịp Tháng Tư năm nay, tôi muốn mời ông lên một chương trình nói về những ngày “lui binh.” Ðến giờ thu hình, không thấy ông đến, sốt ruột, tôi gọi cho ông. Ông trả lời vắn tắt, trong khi đèn đuốc, sân quay, chuyên viên và cả tôi đang chờ ông: “Tôi bận, không đến được!”

Ông biết truyền thông đi xa, có khi về tận bên kia, cẩn thận ẩn mình đi là tốt. Có điều tôi không hiểu sao ông lại dấn thân đi làm việc cộng đồng, trong khi lòng ông đầy sự sợ hãi. Ông muốn về Việt Nam chăng, hay là ông còn mẹ, còn em mà ông lấy cớ muốn bảo vệ họ, sự sợ hãi lớn lao đến dường ấy hay sao? Bây giờ mà cái bóng ma cộng sản còn lởn vởn bao trùm lên đời sống của ông, một người đã cao bay xa chạy, trong khi tuổi trẻ ở trong nước, những người dân bị phản bội, sống giữa kìm kẹp tù đày, vẫn không hề biết sợ hãi là gì!

Tướng McArthur nói: “Old soldiers never die; they just fade away – Người lính già không chết; họ chỉ phai nhạt dần đi.” Chết đã đành, sống mà phai nhạt, mờ dần trong quên lãng như cỏ cây, thì còn gì buồn hơn nữa!

Chết và sống, điều gì khó hơn?

Huy Phương

Monday, April 22, 2013

Boston tragedy


 Tình người trong thảm kịch Boston
 
 Nhiều vận động viên vừa hoàn thành đường chạy dài mệt mỏi tiếp tục chạy đến bệnh viện để hiến
máu cứu người bị thương, những phóng viên đầu tiên lao thẳng tới hiện trường vụ nổ bom, người Boston không ngại ngần cung cấp thực phẩm và nơi trú tạm thời cho các nạn nhân...

Buổi chiều định mệnh ngày thứ Hai, những người đầu tiên vừa vượt qua vạch cuối cùng trong cuộc đua Marathon Boston lần thứ 117 hàng năm, hai vụ nổ bom xảy ra làm cả thành phố bàng hoàng. Ít nhất 3 người chết và hơn một trăm người bị thương. Những vỉa hè vương máu, các bộ phận cơ thể rải rác khắp nơi...

Và, nơi đâu có thảm kịch, nơi ấy có anh hùng xuất hiện. Trong khói bụi đổ nát của vụ nổ, những vận
động viên, người cổ vũ ở mọi tầng lớp xã hội được huy động. Dù được đào tạo hay không đào tạo sơ cứu, hàng trăm người vẫn vội vã lao tới hiện trường để tìm kiếm những người bị thương. Các vận động viên xé áo của mình băng bó vết thương cho nạn nhân. Người phóng viên đầu tiên cố đẩy chiếc xe lăn của người phụ nữ tới nơi an toàn rồi trở lại nơi xảy ra thảm kịch. (Dù được đào tạo sơ cứu hay không, hàng trăm người vẫn vội vã lao tới hiện trường để tìm kiếm những người bị thương. Ảnh: Getty Images)
 
Quân đội Mỹ đưa ra hình ảnh lấy từ truyền hình về hai người lính chỉ vừa kết thúc cuộc đua dài mệt mỏi đã chạy thẳng tới hiện trường. Joe Andruzzi - cựu vận động viên bóng bầu dục Mỹ bế một phụ nữ bị thương đến lều dã chiến. Nhà hoạt động hòa bình Carlos Arredondo xé áo cầm máu cho một người thanh niên. Hình ảnh ông với bàn tay đầy máu, chạy bên cạnh chiếc xe lăn khi lực lượng y tế đến đưa nạn nhân lên xe cứu thương đã được đăng tải rộng rãi. Tại 5 bệnh viện ở Boston, nhân viên y tế làm việc không biết mệt mỏi.
 
Những vận động viên tới chặng cuối của cuộc đua lại tiếp tục lao đến bệnh viện Massachusetts để hiến máu. Rất nhiều người cũng chạy theo họ. Vài giờ sau vụ nổ, các bệnh viện ngừng tiếp nhận máu hiến vì đã có đủ.
 
Những cửa hiệu gần nơi xảy ra vụ nổ bom sẵn sàng cung cấp mọi thứ từ Wi-Fi, đến điện thoại di động hay đồ ăn cho người dân và vận động viên. Nhà hàng El Pelon Taquería ghi rõ: "chỉ trả tiền nếu bạn có thể"; Make Shift Boston mở rộng mọi cánh cửa cung cấp nước uống, điện thoại và internet; nhà hàng Oleana đảm bảo cung cấp bữa ăn nóng cho bất kỳ ai có nhu cầu...
 
Nhiều hãng hàng không sẵn sàng thay đổi chuyến bay cho các vận động viên bị mắc kẹt muốn rời khỏi thành phố. Có hãng như Southwest Airlines tuyên bố sẽ đảm bảo nơi ăn chốn ở cho du khách bị ảnh hưởng mà không tính thêm chi phí.
 
Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, các trang web đưa ra mọi hình thức hỗ trợ cho người muốn
tham gia trợ giúp các nạn nhân. Chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, trang web Boston.com đã có hơn 3.000 đăng ký cung cấp nơi ở, đồ ăn, quần áo, cho người bị ảnh hưởng. Người Boston thậm chí không ngồi thụ động chờ người hỏi trợ giúp. "Một vận động viên kể rằng, anh ta phải dừng lại vô số lần vì có quá nhiều người dân Boston hỏi có cần giúp đỡ", Billy Baker, phóng viên tờ Boston Globe, cho biết. Mọi trang mạng tràn ngập lời cầu nguyện và chia sẻ...
 
Zuker một thành viên tham gia cuộc chạy đua cho biết anh cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đua vẫn tiếp diễn và đích đến là bệnh viện. Nơi hầu hết các vận động viên đã tham gia hiến máu tình nguyện cho những nạn nhân của vụ nổ khi cần thiết. Anh mô tả hành động này khiến cho đích đến trở thành "nơi hạnh phúc nhất trên trái đất".
 
Còn một người dân ở Boston thì chia sẻ: "Trong thảm kịch, tình người dâng tràn. Tôi thực sự tự hào về quê hương tôi
 
Thái An
(theo dailybeast)