Monday, April 29, 2013

KTVN

                                                                      

VẤN NẠN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

                                                                
 Nợ xấu hiện nay là một vấn nạn rất nghiêm trọng của kinh tế VN hiện nay. Tình trạng nầy đưa đến tai hại lớn cho sự ổn định và phục hồi phát triển kinh tế.
Trước hết nợ xấu (bad debt) là loại nợ không đòi lại được trong ba tháng qua hay lâu hơn nữa. Nó tồn đọng đó, rất có thể là mất luôn. Theo báa cáo của Ngân hàng Nhà nước thỉ nợ xấu vàokhoảng 12 tỷ mỹ kim. Nhưng theo cơ quan quốc tế thì nợ xấu ít nhứt khoảng 15 tỷ mỹ kim. Có thể còn cao ,  vì sự dấu diếm của cơ quan hay tổ chức liên hệ.
Nợ xấu ở VN có tỷ lệ cao gấp 5-6  lần so với các nước trong vùng.
 
Nợ là loại tín dụng cho vay để kinh doanh . Mà kinh doanh là có khi lời khi lỗ. Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế bị suy thoái, cơ sở kinh doanh tư nhứt là công ty quốc doanh bị lỗ nặng, và gần đây thị trường nhà cửa sụp đỗ đẩy nợ xấu tăng lên cách trầm trọng. ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
 
1. Nguồn gốc nợ xấu: Hệ thống ngân hàng
 
Ngay sau khi chiếm được Miền Nam, CSVN quốc doanh hóa tất cả các ngân hàng công và tư, và lập ra một hệ thống ngân hàng quốc doanh gồm ngân hàng trung ương hay ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng cũ của miền Nam bị  quốc hữu hóa.

Tiếp theo đó là biện pháp đổi tiền , một hình thức tiết kiệm bắt buộc và đồng thời là sự chiếm đoạt tài sản của dân. Rồi đến chiến dịch “cải tạo công thương nghiêp”, chánh quyền CS đánh tan nát công thương gia miền Nam. Do đó và sau đó chỉ có các ngân hàng quốc doanh. Việc cho vay được điều hành cách độc tài, kín đáo , và ít khi theo nguyên tắc nghiệp vụ thông thường cách nghiêm chỉnh.

Mãi tới khi có chủ trương “Đổi mới kinh tế” (1986) , chánh quyền cho phép thành lập các ngân hàng tư song song với hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Nhưng ngân hàng công vẫn ở vị thế và tỷ trọng cao trong hệ thống tài chánh. từ lảnh vực thương mại , đến công kỹ nghệ, nông nghiệp, hay hoạt động tài chánh khác.

Ngân hàng tư được ra đời khá nhiều từ khoảng năm 1992 trở về sau. Các ngân hàng tư phần lớn vốn đầu tư là từ các “ nhà tư bản đỏ” và các doanh gia móc ngoặc với viên chức cao cấp. Các ngân hàng nầy bề ngoài vẫn như một ngân tại mọi quốc gia. Nhưng bên trong nó có mục tiêu mờ ám: huy dộng tiền tiết kiệm để cho vay những hoạt động xấu và sai trái như đầu cơ, chuyển tiến, buôn lậu…

Nguồn vốn của các ngân hàng từ tiền pháy hành , tiền từ ngân sách hay các quỷ tài chánh, từ tiết kiệm của dân, từ viện trợ . Tiền in ra bừa bãi , nếu mà không có tạo ra được sản phẩm hay dịch vụ tương ứng hay không có nguồn ngoại tê tăng thêm, rất có thể đưa tới lạm phát cao hơn.

Cách thứ làm việc của hai loại ngân hàng nầy không khác nhau . Kém chuyên nghiệp, sai luật, luồng lách , không minh bạch, không công bằng, bừa bãi, nhưt là tham nhũng.

Các cơ quan quốc tế và một số quốc gia có viện trợ choVN đã nhiều lần khuyến cáo chánh phủ phải cải sửa hệ thống tài chánh và ngân hàng. Nhưng thực tế, tình trạng đó kéo dài gần hai chục năm mà không giải quyết được bao nhiêu. Cho mãi tới độ ba năm gần đây, tình trạng càng ngày càng tệ hơn .

 Một trong những tệ hại của hệ thống ngân hàng là tình trạng nợ xấu ở mức kinh khủng .  Tệ nạn đó trong hai năm qua  làm cho một số ngân hàng lớn , công và tư, bị bể hay suy yếu. Một số viên chức điều hành bị tù. Tình trạng nầy góp phần vào sự xáo trộn hệ thống tài chánh, gây khó khăn cho sàn xuất, làm mất thêm niềm tin của dân chúng và của các cơ quan quốc tế.
Chánh sách tiền tệ và tín dụng của một nước hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia.
 
2.Tình trạng nợ xấu hiện nay
 
Theo ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu đến cuối năm 2012 là 252.000 tỷ đồng hay tương đương 12 tỷ 600 ngàn mỹ kim ( gần 10% Tổng sản lượng quốc qia) . Nhưng theo ước tính của các cơ quan quốc tế là khỏang 15 hay 20 tỷ mỹ kim. Tức là trung bình VN có tỷ lệ nợ xấu là 15% tổng số tín dụng. Trong đó khu vực quốc doanh chiếm 70% tổng nợ xấu. Có thể nói là quốc doanh là thử phạm chánh của nợ xấu.  Tỷ lệ nợ xấu như vậy là quá lớn so với các nước khác trong vùng. Các nước ASEAN có tỷ lệ nợ xấu từ 3-5% tông số tín dụng . Bình thường tại nhiều nước, nếu tỷ lệ nợ xấu 3% thí hệ thống tài chánh không bị anh hưởng xấu. Các con số thống kê của VN thường không chinh xác , nhứt là trong lảnh vực tài chánh. Hoặc là do ngân hàng dấu bớt. Hoặc là do các công ty quốc doanh dấu hay chế biến nợ cho ít xấu hơn bằng cách giản nợ , khoanh nợ, tái cấu trúc nợ.   Chánh quyền trung ương đôi khi ra lịnh các ngân hàng hay quỷ tín dụng cho vay mà không có thế chấp nào.

Cách tổng quát, tín dụng của hệ thống ngân hàng cho vay ra hoặc là dùng cho mục tiêu  sản xuất hoặc cho hoạt động phi sản xuất. Trong nền kinh tế đang phát triển , vốn liếng của quốc gia có giới hạn , mà nhu cầu thì rộng lớn,  nếu tiền cho vay ra để tiêu thụ hay hưởng thụ, tức là phi sản xuất nhiều quá thì sản lượng không tăng và không giải quyết thêm số thất nghiệp. Ngân hàng tín dụng VN trong nhiều năm nay ỏ trong tình trạng như vậy. Hiệu quả tín dụng rất kém. Nghĩa là vừa nghèo vừa phí phạm tiền bạc. Tiền thì của dân chúng , mà chánh quyền thì xài như tiền của mình.

Theo tin tức kinh tế của VN, thì có tới 80%  tín dụng cho lảnh vực phi sản xuất là đưa cho ngành bất động sản. Con số nầy nói lên tình trạng cho vay để đầu cơ địa ốc quá mức.
Quốc doanh không trả nợ nỗI là vì đa số bị lỗ. Trong 12 tập đoàn kinh tế (TDKT) hiện nay chỉ có một tập đoàn có lời là dầu hỏa, vì giá dầu quốc tế tăng. Hai TDKT lỗ năng và gần như sụp đỗ  là Vinashin và Vinalines có TDKT. Trong mấy năm qua, làm ăn không có kết quả tốt, mà tất cả TDKT và Tổng công ty đều nhào vô địa ốc. Bây giờ thì gánh sự lỗ lã to lớn khi thị trường địa ốc bị suy sụp.

Trong  37 năm qua , dù ở trong nền kinh tế CS thuần túy hay trong nền kinh tế pha trộn , quốc doanh làm tiêu hao tài sản quốc gia bằng hai lần trị giá mà khối quốc doanh đem lại cho nền kinh tế. Vụ nợ xấu là một trong những tai họa lớn nhứt mà quốc doanh mang đến cho người dân . Đó là chưa kể nợ nước ngoài của quốc doanh, mà những món nợ lớn đều phải có sự bảo đảm của chánh quyền . Sự trả nợ chậm của quốc doanh làm cho uy tín về thị trường tài chánh VN bị sụt giảm.
 
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu
 
Các nguyên nhân chánh đưa tới tình trạng nợ xấu như sau:
 
a. Do quản lý yếu kém của Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng VN là mõt trong các ngân hàng yếu nhứt trên thế giới. Nguyên nhân chánh của sư yếu kém bắt nguồn từ cách quản lý kinh tế tài chánh kiểu CS. Tiền bạc , vàng , ngoại tệ là thuộc quyền sở hữu của đảng và Nhà nước. Chánh quyền VN có những sách lược sai lệch về tiền tệ và tín dụng.
Sau khi chủ trương pha trộn nền kinh tế thị trường với kinh tế cộng sản, chánh quyền cho phép thành lập nhiều ngân hàng tư nhân , kể cả ngân hàng ngoại quốc.

Nhưng luật lệ ngân hàng không điều chỉnh kịp thời. Khả năng chuyên môn của các viên chức trong lảnh vực tài chánh yếu kém. Cho nên ngân hàng tư được các đảng viên cao cấp được coi như những nơi an toàn hợp pháp để kinh doanh, để cất giấu tiền tham nhũng, và là nơi để tài trợ cho vụ kinh doanh bất chánh, các vụ đầu cơ, buôn lậu và cả việc chuyển tiền ra ngoại quốc.

Mặt khác lãi suất ngân hàng quá cao. Lãi suất cho vay lên tới 18%-20% , trong tình trạng kinh tế suy thoai năng thì doanh thương không thể trả nỗi tiền lời ngân hàng.

b. Do cơ cấu và sách lược kinh tế 
CSVN luôn chủ trương quốc doanh phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế . Quốc doanh được mọi ưu tiên, trong đó có tín dụng. Quốc doanh vay nhiều nhưng thế chấp rất ít. Khi không tiền trả nợ thì ngân hàng không thể dùng biện pháp phát mãi thế chấp. Nguyên do khác là Chánh quyền sai lầm trong sách lược “đầu tư cốt có số lượng mà không kề phẩm chất và hiệu quả”. Cho nên có rất nhiều dự án hay chương trình thiếu tính cách khả thi, đầu tư để chỉ nhằm mục tiêu đạt được tỷ suất phát triển kinh tế cao, 8%-9%/năm. Khi thi hành thì sai phạm kỹ thuật hay xin tăng thêm tiền cho dự án.

c. Do sự xáo trộn thị trường địa ốc
Đây là nguyên nhơn chánh yếu và sau cùng của nợ xấu. Vào những năm kinh tế khá. Làm ăn có lời. Tham nhũng mạnh tay và vô nhiều bạc, đảng viên đua nhau tìm mực sống cao sang hơn. Lúc đó cũng có một số người ngọai quốc tỏ vẽ thích làm ăn ở VN. Tất cả các điều nầy tạo ra nhu cầu to lớn về nhà cửa,( ít nhứt trong suy tính) nhứt là nhà loại  sang , mắc tiền ( một vài triệu mỹ kim). Các nhà đầu tư nhào vô , từ các doanh gia tư , các nhà tư bản đỏ , các công ty quốc doanh, các ngân hàng, một số nhà đầu tư ngoại quốc. Họ làm giá nhà lên cao . Họ bỏ nhiều tỷ bạc, đi vay bầt kể tiền lời bao nhiêu. Truớc khi sụp đổ , có một thời huy hoàng , nhiều người giàu to vì nhà đất.

Nhưng vì lượng định sai lầm , tính toán không đúng, lại thêm nền kinh tế bấp bênh. Cầu địa ốc sụt giảm mạnh. Nhà mới xây bán rất khó . Giá nhà sụt trên 50%. Nhà đang xây bị bỏ dở. Có cả gần trăm ngàn nhà vừa xây xong bán không được.

d.Do tham nhũng
Tham nhũng ở VN ở mức khủng khiếp mà không có cách nào chửa trị được , nếu chế độ nầy còn tồn tại.
Tham nhũng là một trong những nguyên nhân đưa tới nợ xấu. Tham những ở mọi giai đoạn của việc vay nợ: làm kế hoạch dõm, vay nợ không thế chấp tài sản hay một tài sản vay hai ba nợ, cho vay theo lịnh cấp trên, cứu xét cẩu thả kế hoạch kinh doanh của người đi vay nợ, ăn hoa hồng trên số tiền cho vay, lấy tiên khi nợ đáo hạn mà được hoản nợ, khi khoanh nợ . chánh quyền xóa nợ hay bỏ tiền trợ cấp trả nợ . Nghiã là cán bộ, viên chức đủ trò ma giáo dể chia chát tiền bạc cho nhau. Số nợ xấu càng ngày càng xấu hơn, nghĩa là nhiều hơn và mất cũng nhiều hơn.Không ai chịu trách nhiệm . 
 
4. Hậu quả tai hại của nợ xấu 
 
Tình trạng nợ xấu hiện nay rất nghiệm trọng. Nó ảnh hưởng xấ đến nền kinh tế đang suy thoái . Một số hậu quả quan trọng như sau:
 
a.      Sản suất suy giảm . Kinh tế bất ổn
Trước hết nợ xấu là một phần của tín dụng được cho vay để ổn định và phát triển kinh tế . Tiền nợ tới ngày đáo hạn không đòi được thì số thanh khoản của ngân hàng ít đi. Số tiền để cho vay ra ít đi. Lãi suất ngân hàng tăng, từ 18% -20%. Làm cho nhiều cở sở kinh doanh không thể đi vay được , nó đưa tới tình trạng đóng cửa nhiều hơn .Chỉ trong hai năm 2011 và 2012 đã có tới khoảng 100.000 cở sơ thương nghiệp và sản xuất nhỏ và vừa khu vực tư doanh và nhiều quốc doanh lỗ thêm , nhứt là các tập đàn kinh tế và tổng công ty bị lỗ lớn , tổng cộng gần 10 tỷ mỹ kim. Trong khi đó nhu cầu tín dụng hay nhu cầu tiền vốn của các cở sở còn lại tăng . Nhưng ngân hàng thiếu tiền cho vay.Do đó sản xuất bị khó khăn. Tình trạng suy thoái kinh tế càng tệ hại thêm.

b.      Lạm phát gia tăng
Như chúng ta biết, cách tổng quát , lạm phát là tình trạng tài chánh kinh tế khi số lượng tiền tệ và tín dụng lưu hành cao hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ ở thời điểm đó. Hậu quả rõ ràng nhứt là khi đó giá cả gia tăng. Lạm phát như những cơn giông bảo, gây nhiệu thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế.
Để bù đấp phần nào sự thiếu hụt ngân khoản cho vay vì nạn nợ xấu , chánh phủ cho in thêm tiền và một mặt để giúp các ngân hàng, mặt khác để cứu các quốc doanh. Khi tiền mặt gia tăng thêm thì cơn bảo lạm phát cũng thổi tới.

Ở VN lạm phát rất cao và xảy ra thường xuyên. Những lần lạm phát lên cao là những lần kinh tế nát tan. Như các năm: 1985 lạm phát lên đến gần 700%.
Trong giai đoạn kinh tế đổi mới, có lúc kinh tế vãn cao hơn bình thường. Như năm 2008 trên 20%, năm 2011 24%, năm 2012 trên 10%. Và hiện nay đang có khuynh hướng tăng cao lại.
Trong tình trạng nầy vừa muốn chống lạm phát vừa muốn bù đấp vốn do nợ xấu bị mất, thực sự có khó. Cách của VN thì dễ tăng lạm phát.

c. Kinh tế đối ngoại và Hội nhập toàn cầu
Như chúng ta biết nền kinh tế VN sống nhờ ngoại lực nhiều hơn nội lực
        
 Quốc tế hiểu thêm bản chất kinh tế XHCN
Thực sự sau 38 năm , thế giớI biết khá nhiều về bản chản chát chế độ chánh trị cũng như chế độ kinh tế XHCN. Vụ nổ ra nợ xấu cho mọi người biết thêm một trong những đặc tính cố hữu của chế độ XHCN là : đồng ý sửa chửa , nhưng rồi không cải sửa, hay thi hành biện pháp sửa điều gì miễn là có lợi cho đảng và cho cán bộ có liên hệ.
        
Đầu tư ngoại quốc giảm
Đầu tư ngoại quốc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế VN. Nó đóng góp khoảng 30% tông sản lượng và trên 50% trị giá xuất cảng. Trong tình trạng có lạm phát cao, hệ thống tài chánh yếu, đồng bạc bắp bênh, các nhà đầu tư ngoạI quốc giảm, ho có khuynh hướng chuyển qua Indonesia. Trong năm qua đầu tư ngoại quốc giảm 48%.
        
Viện trợ quốc tế
VN có may mắn được các cơ quan quôc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển  Á châu, quỷ tiềin tệ quốc tế và một số nước viện trợ mỗ năm khoảng 5 tỷ mỹ kim.
Khuyết điểm về tài chánh và ngân hàng được các cơ quan viện trợ lưu ý từ lâu. Vụ nợ xấy hiện nay làm cho những cơ quan nầy suy nghĩ và sẽ cứng rắng hơn.
 
5. Các biện pháp giải quyết nợ xấu
Nợ xấu của VN dã ở mực báo động từ những năm 2008. Nhưng chánh quyền loay quay mãi không giải quyết được để nó trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Nó là một loại bịnh có sức tàn phá mạnh nền kinh tế. Tình trạng nợ không đòi được ở VN có nhiều điểm khác với các nước khác. Nó có căn nguyên từ bàn chất nền kinh tế hơn là từ lồi kỹ thuãt của hệ thống ngân hàng.

Những cách giải quyết nợ xấu thông thường:

a.Sai áp tài sản thế chấp
Thông thường ở mọi nước khi một ngân hàng không đòi đưọc nợ thì ngân hàng có quyền sai áp tài sản thế chấp. Ở VN thì biện pháp nầy không thực hiện được dễ dàng.Bởi các lý do: Khi đi vay tín dụng ngân hàng định giá tài sản thế chấp cao hơn thực tế, hoặc là trị giá tài sản ở thời điểm không trả nợ bị xuống thấp hơn nhiều , nhứt là nhà đất. Đối với các công ty quốc doanh, tài sản thế chấp rất ít có khi không có thế chấp gì cả.

b.Khai phá sản
Các cơ sở kinh doanh có quyền khai phá sản dể xóa nợ. Các công ty quốc doanh lớn khai phá sản dưới diện doanh nghiệp, tức là sắp xếp lại việc trả nợ. Nhưng đó chỉ là hình thức. Thực tế các công ty khai phá sản gần như không còn gì để trả nợ, hoặc các công ty nầy trông chờ chánh quyền trợ cấp tiền để trả nợ. Lây tiền dân bù dắp cứu quốc doanh vốn là ổ tham nhũng.và đồng thời làm gia tăng khối lương tiền in thêm.

c.Hạn chế tín dụng
Nợ xấu quá lớn thì có hai vấn đề cho ngân hàng. Một là số tiền mặt bị giảm mạnh, nên ngân hàng phải hạn chế cho vay thêm. Hai là vì nợ không đòi được cao quá mức an toàn của ngân hàng . Ba là một số ngân hàng bị lỗ.
Mặt khác , chánh quyền cho tăng lãi suất tín dụng từ 14%-16%  lên 18%-20%. lãi suất càng cao thì khả năng hoàn trái càng giảm.
Đó là vấn đê khó khăn hiện nay trên thị trường tài chánh.

d.Lập công ty mua bán nợ
Việt nam đã thành lập công ty quốc doanh VAMC, hồi cuối năm 2012, để mua bán các món nợ tồn động. Các ngân hàng có nợ xấu giao cho VAMC từng món nợ một với số nợ còn thiếu. VAMC cấp một trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng đem các trái phiếu nầy đến chiết khấu ở ngân hành trung ương. Cá ngân hàng có trái phiếu nhận được một số tiền, tạm thờI cho vay ra. Vấn đề có nhiều phức tạp. Diều nầy bất công là vì khi cho vay ra có nhiều lời thì ngân hàng thương mãi hưởng hết . Nhưng nay thu nợ không được thì nhờ nhà nước giúp tiền để tồn tại. Cho tới giờ thì chưa thấy VAMC bắt đầu chương trình và biện pháp thi hành.

Ngoài ra, trước kia chánh quyền cũng đã từng dùng tiền công trợ cấp cho các quốc doanh dể trả nợ. Số tiền nầy không nhỏ. Chánh quyền dùng số tiền rất lớn của dân hay tiền vay mượn quốc tế để trợ cấp, để “bail out”  cho quốc doanh trong việc trả nợ, hay che dấu nợ xấu, hay cho hoản trả nợ.

Ngoài ra , để giảm bớt phần nào nợ xấu, chánh quyền phải giảm bớt đầu tư công. Bởi vì ngoài nguyên nhân chánh yếu của nợ xấu là do đầu cơ địa ốc, thì còn do đầu tư công bừa bãi trong nhiều năm qua.

Hồi tháng ba vừa qua, chánh quyền VN có kế hoạch giảm nợ xấu xuống còn 6%. Tức là  phải giải quyết độ 6-7 tỷ mỹ kim nợ xấu. Chuyện không dễ. Vì các con nợ thì gần kiệt sức. Ngân hàng Nhà nước và chánh phủ sẽ bao nợ như thế nào. In thêm tiền nữa hay nhờ  đến Quỷ tiền tệ quốc tế (IMF ) cứu giúp . Chưa biết sao, vì mới chỉ còn là ý tưởng của một kế hoạch.
 
Chánh quyền vừ cho biết có kế hoạch cứu thị trường địa ốc. Chánh quyền định sẽ bỏ ra 1,5 tỷ mỹ kim đ6ẻ giúp các công ty địa ốc. Chưa có chi tiết vè kế hoạch nầy. Nhưng số tiền nầy rất nhỏ , chỉ bằng 1/10 nơ xấu Hơn nữa lần nầy chánh phủ cũng sẽ dùng tiền dân chúng để giứp cho các nhà tư bản đỏ mà thôi.
Nợ xấu hiện nay của VN tựa như môt loại ung thư . Nó có tác dụng làm nền kinh tế yếu thêm .
 
Trên bình diện xã hội, nợ xdấu ở VN là một bất công kinh tế . Đa số người dân không có hưởng được lợi ích kinh tế, khi những món tín dụng nầy từ lúc tung ra, trong khi vận dụng và khi nó bế tắc.
Những biện pháp chỉ nhằm giải quyết một phần nợ xấu chỉ là phiến diện. Vấn đề cần phải được giải quyết trên toàn bộ nền kinh tế.
 
Nguyễn Bá Lộc
Cali tháng 4 năm 2013