Monday, April 1, 2013

Giải Thanh Tâm


Nghiệp báo” của người sáng lập giải Thanh Tâm
 
Trích đoạn :
 
4d4d025fd6292c83a2fbe2aeebafc29e-305.jpgNăm 1950 khi vừa làm chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dội thì ông Trần Tấn Quốc liền mở ngay “Trang Kịch Trường” nói về hoạt động cải lương, để rồi về sau rất nhiều tờ báo cũng theo chân mở trang kịch trường với đường lối gần giống như ông chủ trương.
 
Suốt cuộc đời dấn thân Trước khi nói về hoạt động cùng thành tích đạt được của trang kịch trường trên báo Tiếng Dội, tôi sơ lược qua về tiểu sử ông Quốc, cũng như cơ duyên nào đưa đẩy ông vào nghiệp báo chí để rồi suốt cuộc đời dấn thân vào trong cái nhục vinh của “nghiệp báo” này.
 
Ông Trần Tấn Quốc sinh năm 1914 tại Cao Lãnh, học thi đậu bằng Sơ Học (Certificat d’Etudes Primaires). Theo lời ông kể thì ông yêu thích nghề làm báo từ lúc còn ngồi ghế nhà trường. Hai nhà báo mà ông ngưỡng mộ nhứt là: Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, và ông Diệp Văn Kỳ chủ bút tờ nhựt báo Thần Chung.
 
Ông Diệp Văn Kỳ là người Huế, thân mẫu là một bà công chúa em gái Vua Thành Thái. Từng du học bên Pháp đậu bằng Cử Nhân Luật, ông Kỳ về nước không chen chân vào đường quan lộ mà chọn nghề làm báo. Là người miền Trung nhưng ông lại lọt vào “hũ nếp” ở đồng bằng song Cửu Long, (vợ ông Kỳ là bà Lê Thị Hạnh, con của một đại điền chủ giàu có số một ở Cao Lãnh).
 
Lúc ông Quốc đang học ở trường tiểu học Cao Lãnh thì ông Diệp Văn Kỳ nhân dịp về thăm quê vợ có đến thăm trường ông. Trước khi ra về, ông Diệp Văn Kỳ nói thẳng đám học sinh:
 
“Các em ráng học, để sau này giúp ích cho nước nhà. Chắc thầy các em đã nói cho các em biết tôi là ai hỉ? Có người lại bảo, tại sao tôi không ra làm quan? Nhưng làm quan để mà chi? Khi ta chỉ sung sướng một mình còn bao nhiêu đồng bào ta cực khổ, thì làm quan có ích gì? Tuy nhiên, về sau muốn làm nghề gì, thì lúc còn nhỏ cũng phải ráng học cái đã. Vậy tôi khuyên các em ráng học...”
 
Ông Quốc kể lại:
 
“Lời khuyên bảo của ông Kỳ thật là ngàn vàng, nhưng thay vì đây càng ráng học để sau này giúp ích cho nước nhà như lời ông khuyên bảo, thì bắt đầu từ đó, tôi muốn... làm báo! Để làm gì? Thật ra tôi chưa biết làm báo để làm gì, điều chắc chắn làm báo để... thành ông chủ bút, như... ông chủ bút Diệp Văn Kỳ.”
 
Năm 1930 ở Cao Lãnh có phong trào người dân biểu tình chống nhà cầm quyền thuộc địa Pháp. Ông Quốc mới 17 tuổi tham gia biểu tình bị bắt kêu án 5 năm đày đi Côn Đảo, vì tội “hoạt động phá hoại chống Nhà Nước”. Thọ án 4 năm thì được “phóng thích có điều kiện” về quê nhà ở Cao Lãnh, mỗi tuần phải đi trình diện chính quyền sở tại.
 
Về nhà được một thời gian thì ông Trần Tấn Quốc lại bị thêm một tai nạn nữa, do bài cảm tưởng dưới đây gởi đáng báo:
 

Ngành Mai