Vài mẫu chuyện trong tù
1. Ngưu ốc.
Trại Cốc nằm sâu trong một thung lũng hẹp vùng rừng già phía Nam Yên Bái khoảng 6 cây số. Chúng nó nhốt hơn 300 anh em chúng tôi tại Trại 2 và Trại 3 trong thung lũng Cốc này. Tôi trong số một nửa anh em bị nhốt ở Trại 2. Chúng nó tổ chức anh em chúng tôi theo từng Tổ, mỗi Tồ trung bình 20 người. Mỗi khi ra lao động, mỗi Tổ có một tên cộng sản cầm súng gọi là “bộ đội võ trang” canh giữ chúng tôi, và một tên sĩ quan gọi là “quản giáo” giao công việc mà chúng tôi phải làm. Những Tổ lên núi đốn cây hoặc tìm củi, chúng gọi là “Tổ cơ động”.
Một tuần trước Tết Nguyên Đán đầu năm 1978, “Tổ cơ động” chúng tôi được lệnh đi đắp đập cho xã Việt Cường, cách Trại Cốc khoảng 6 hay 7 cây số. Chúng tôi phải mang theo một ít đồ dùng vì ở lại đó một tuần lễ. Họ dự trù chúng tôi trở về trại vào chiều Ba Mươi Tết! Đang giữa mùa Đông, rất lạnh. Phải mang theo “áo bông”, mũ trùm đầu và vớ len. Những cái áo bông này đến tuổi về hưu đã lâu, đó là cách nói cho bớt sự ghê rợn vì nó cũ lắm rồi, đủ thứ mùi trong cái hôi hám đè nặng khứu giác, nhưng thay vi đem bỏ họ lại phát cho chúng tôi! Nói đến đây tôi nhớ lại mẫu chuyện ngắn. Khi chúng tôi từ trong Nam ra Bắc đến trại nhà ngói trước khi chuyển đến trại Cốc này, bọn chúng bắt chúng tôi bày ra tất cả đồ đạc để chúng nó xét. Chúng bắt từng người chúng tôi phải ghi từng món vào danh sách đưa chúng nó. Tên Trung Úy Khảm, cầm danh sách của tôi, hắn đọc món nào tôi đưa món ấy cho hắn đúng với số lượng đã ghi. Đến đôi vớ, hắn hỏi:
Vớ là gì?”
“Báo cáo cán bộ. Vớ là vớ chớ vớ là gì.”
“Đưa tôi xem.” Hắn gay gắt.
“Báo cáo cán bộ. Vớ là vớ chớ vớ là gì.”
“Đưa tôi xem.” Hắn gay gắt.
Khi trông thấy đôi vớ, hắn nói với giọng ngạo mạn tự cho là mình dùng chữ đúng:
“Bít tất thì kêu bít tất, tại sao anh gọi là vớ?”
“Cán bộ chạm tự ái người miền Nam chúng tôi rồi. Nếu như tôi đặt câu hỏi ngược lại, tại sao vớ gọi là bít tất, cán bộ có giận không? Mỗi miền có nét đặc thù trong văn hoá, cũng như giọng nói của 3 miền có giống nhau đâu.”
Hắn dịu giọng: “Trong Nam các anh gọi là vớ à?”
“Đúng. Cũng như cán bộ gọi là bít tất vậy.”
“Thôi. Không tranh luận nữa .Tiếp tục đi.”
“Đúng. Cũng như cán bộ gọi là bít tất vậy.”
“Thôi. Không tranh luận nữa .Tiếp tục đi.”
Tổ chúng tôi và một Tổ nữa cùng toán nhà bếp, rời Trại Cốc trưa 23 Tết dưới cơn mưa phùn từng chập, trông như những đám bụi bay theo cơn gió nhẹ. Đến nơi thì áo quần chăn chiếu thấm ướt hết trơn. Tên quản giáo đứng canh chúng tôi, trong khi tên võ trang đi tìm người phụ trách của Xã. Thế rồi một người đại diện Xã với bốn cô gái đến. Hắn nói với tên võ trang:
“Đồng chí cho các anh ấy ở đây. Chật một chút, nhưng Xã không có địa điểm nào khác. Trên nóc còn trống, tôi bảo đem tranh đến lợp ngay bây giờ.”
Trời đất ơi! Lúc ấy nét mặt của gần 50 anh em chúng tôi trông như dài ngoằn xuống vì đây là cái chuồng trâu, nóc thì trống, nền đất loang lỗ với những bãi cứt trâu khô lổm chổm, làm sao mà nằm! Nhìn thấy được cái cảnh ấy của chúng tôi, một trong bốn cô gái lên tiếng:
“Đây là chuồng trâu nhưng không sử dụng lâu rồi. Chúng em sẽ mang rạ đến lót cho các anh.”
Anh Nguyễn Thế Lưỡng (Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến) nói:
“Tôi đo rồi, may lắm thì mỗi anh chỉ được 4 tấc (0.4m). Đó là tôi tính nằm sát các cọc tre hai đầu.”
“Ở cái kiểu này làm sao mà kéo đất nỗi!” Một anh khác than thở!
“Ở cái kiểu này làm sao mà kéo đất nỗi!” Một anh khác than thở!
Khoảng nửa giờ sau, một toán sáu cô gái mang tranh với rơm đến. Cũng chính các cô leo lên lợp lại nóc, và lót rơm trên nền. Có kêu ca gì thì cuối cùng cũng phải thu xếp với nhau chỗ nằm để mấy anh nhà bếp còn lo bữa ăn chiều. Sau khi gọi là thu xếp xong mới đứng quan sát. Chuồng trâu cạnh con đường làng và cách rìa làng khá xa, chung quanh là những đám rẫy chen lẫn với rừng. Từ xa, con nít khoảng trên dưới 10 tuổi, từng nhóm đến xem. Chúng nó nói với nhau:
“Ngụy đó mầy.”
Đứa khác cãi lại: “Không phải. Bố tao nói tù miền Nam. Mấy ông này làm đập cho mình đó.”
“Họ dữ không?”
“Họ có quát mình đâu mà biết.”
Đứa khác cãi lại: “Không phải. Bố tao nói tù miền Nam. Mấy ông này làm đập cho mình đó.”
“Họ dữ không?”
“Họ có quát mình đâu mà biết.”
Đại để qua lời của các cô gái cùng với vài câu chuyện của trẻ con, nhận định sơ khởi là người dân vùng này chừng như có chút thiện cảm với chúng tôi thì phải?
Cơm xong, tên võ trang dẫn đến bốn thanh niên. Hắn nói:
“Ban đêm, các anh không được ra khỏi khu vực này. Các đồng chí Dân Quân đây có trách nhiệm canh giữ các anh, sẽ làm nhiệm vụ nếu các anh không chấp hành lệnh nghiêm cấm.”
Vừa ra lệnh vừa đe dọa đó!
Tuy không có muỗi nhưng vẫn phải giăng mùng cho đỡ lạnh, vì chuồng trâu không có vách mà chỉ có mấy cây tre nhỏ ngang dọc chung quanh để rào trâu bò thôi. Quí vị có thể hình dung khi chúng tôi giăng mùng xong thì không ai nhận ra được cái mùng của mình ở chỗ nào nữa nếu như không chui vô mùng sau khi giăng. Vì vậy mà mỗi người phải cột cái gì đó để làm dấu như mảnh giấy trắng chẳng hạn, để khi nửa đêm dậy đi tiểu xong còn nhìn ra được cái mùng của mình mà chui vô. Mỗi khi nằm xuống phải xuôi hai tay dọc theo cơ thể hoặc khoanh hai tay trước ngực, từ từ ngã lưng xuống. Còn ngồi dậy, vẫn tư thế đó, từ từ ngóc đầu lên với thân mình. Giống như tập thể dục ở động tác giữ cho bụng thon ngực nở, cũng là giữ cho cái xương sống mềm mại dẻo dai vậy. Có điều là nửa đêm mà ngồi dậy thì vai hai người bạn bên phải bên trái, tự động “giành dân lấn đất” cái cõi không gian bé tí của mình. Không sao. Khi xong cái việc xả nước cho nhẹ bụng trở vào, phải tìm được cái mùng, chui vô. Bắt đầu lách dần hai bạn để có được một chỗ ngồi, xuôi tay hoặc khoanh tay lại, hơi nghiêng về một bên, dùng vai lách hai bạn và từ từ hạ người xuống để “đòi lại” cái cõi không gian bé tí mà nằm. Khi xuống được một bên lúc ấy mới từ từ nằm ngửa trên cái “giường rơm” trong cái chuồng trâu hoang phế!
Chỉ một bên tựa vào triền núi, ba bên còn lại là đất trống, gió lạnh tự do thổi vào cái chuồng trâu tôi tàn chật chội và hôi hám, làm cho mấy chục anh em chúng tôi lạnh cả ngoài lẫn trong! Anh Kim (Đại Tá Tổng Nha Tài Chánh & Thanh Tra Quân Phí) vui tính, tạo chút không khí vui vui để phá bớt nỗi buồn giữa cái lạnh của mùa Đông núi rừng Tây Bắc:
“Đúng là chúng mình đang ở trong “ngưu ốc” các anh à! (chuồng trâu) Dã man thiệt! Mẹ kiếp! Mình ở trong chuồng trâu chật hẹp hôi thúi thế này, nếu còn gặp lại mấy thằng bạn ở Tây ở Mỹ, nói cho chúng nó nghe. Tôi nghĩ, đếch có thằng nào tin mình đâu. Không chừng chúng nó còn cho là mình bị cộng sản nhốt tù rồi tức mà nói xấu cộng sản nữa đó.”
Tiếng một anh nào đó trong bóng đêm mịt mù lạnh lẽo:
“Thì mình cứ tưởng như đang ở “Niu Dót” để có giấc ngủ yên lành còn hơn là nói đến mấy anh bên Tây bên Mỹ, hổng chừng họ còn nói chúng mình ngu mới bị tù là khác .”
“Thôi các bạn ơi! Cho có là Niu-Dót hay ngưu ốc đi nữa, chúng mình còn tệ hơn mấy con cá mòi trong hộp. Bạn bè nó có tin hay không tin mặc kệ. Thân mình chưa biết ra sao, ở đó mà nói đến bạn bè bên Tây bên Mỹ”.
“Ông chán đời thế! Sao hồi 30 tháng 4 ông không đi cho rồi, bây giờ nói chuyện vui một chút mà ông cũng trách.”
“Họ có cho đi đâu mà đi. Họ giành chỗ cho gia đình họ chớ đâu đến lượt mình. Thôi, đừng có nhắc nữa, tức lắm.”
“Thì ông nhắc chớ chúng tôi có nhắc đâu.”
“Thôi các anh à! Bạn tù với nhau, cùng nằm trong cái chuồng trâu hôi thúi này phải chia sẻ cho nhau không hết, lại còn gắt gỏng nhau cho thêm đau lòng!. Ngủ đi, để mai làm trâu kéo đất đắp đập cho người ta.”
Thưa quí vị, thật ra những lời bàn qua tán lại giữa anh em chúng tôi với nhau không phải là vô nghĩa, vì trong một ý nghĩa nào đó, tùy theo người nghe sẽ nhận ra tâm trạng cùng những ước vọng của mỗi người chúng tôi. Chẳng hạn như chữ Niu-Dót, dù thể hiện cái tâm trạng buồn khi ngủ trong chuồng trâu nhưng vẫn kèm theo tính khôi hài sẳn có. Nghĩ cho cùng, những câu chuyện đó cũng giúp anh em chúng tôi có những giây phút nhẹ nhàng trong đầu, vì bận nghe chuyện trên trời dưới biển mà quên đi nỗi buồn sâu thẳm!
Khẩu phần hằng ngày của chúng tôi được tăng thêm 200 gram gạo do Xã cung cấp, do vậy mà phần ăn sáng cũng nhiều một chút. Nói đến tiêu chuẩn gạo, chẳng những tù chính trị chúng tôi quan tâm đến lượng khẩu phần gạo hằng ngày, mà người dân xã hội chủ nghĩa, thậm chí đến các cấp lãnh đạo của cộng sản từ trong đảng đến bộ máy cầm quyền, cũng đều quan tâm đến. Xin trưng dẫn:
“Số lượng gạo mà họ gọi là tiêu chuẩn bán cho mỗi thành phần xã hội, cấp càng cao càng được số lượng nhiều hơn với lý do viện dẫn là cấp lãnh đạo cần được bồi dưỡng có sức khỏe để lãnh đạo. Và bao trùm hơn hết là cái chính sách cai trị của cộng sản nắm chắc cái bao tử thông qua tờ hộ khẩu. Bất cứ ai trong gia đình nào đó mà không thi hành lệnh của địa phương thì họ cắt hộ khẩu, tức là không bán gạo theo tiêu chuẩn. Bởi trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tất cả cơ sở mua bán kinh doanh sản xuất đều do đảng với nhà nước làm chủ, cho nên khi nhà nước không bán lương thực thực phẩm thì không còn chỗ nào để mua hết. Vậy là đói rồi, mà đói thì phải bò. Bò đến ông lãnh đạo địa phương làm kiểm điểm và cam kết sửa sai, tức là luôn luôn thi hành mệnh lệnh. Lúc ấy, lãnh đạo cứu xét cấp tiêu chuẩn trở lại.”
Hãi hùng chưa quí vị?
Hãi hùng chưa quí vị?
Cũng xã hội chủ nghĩa có cái chính sách rất ư kỳ lạ. Họ cưỡng bách phụ nữ đi làm, bằng cách chỉ cho các con của người mẹ có đi làm mới được hưởng quyền lợi dù hết sức nhỏ nhoi. Nếu trong gia đình chỉ có người chồng đi làm còn vợ ở nhà, thì các con của gia đình này không có chút quyền lợi gì trong cuộc sống cả. Nói rõ hơn là những đứa con đó không có tiêu chuẩn gạo hằng tháng. Trong một xã hội mà người dân chỉ biết có gạo với gạo, còn gì mà nói nữa!
Xin nói thêm rằng, những năm 50 khi nắm quyền cai trị nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh (HCM) khoe cái chính sách gọi là “giải phóng phụ nữ”, nhưng thực tế người phụ nữ bị cưỡng bách đi làm như nói ở trên. Chưa hết, khi lao động mà cần đến đến sự vận chuyển, thì ngày trước phụ nữ dùng cái đòn gánh trên vai để gánh hai cái thúng hay thùng ở hai đầu đòn gánh. HCM giải phóng phụ nữ bằng cách dùng ba người phụ nữ đẩy cái xe cải tiến với trọng lượng 150 kí lô. Nghĩa là không cho gánh nữa mà là đẩy xe để chuyên chở trọng ượng nhiều hơn gánh. Nói rõ hơn, người phụ nữ phải làm việc nặng nhọc hơn! Chính sách “giải phóng phụ nữ” của HCM là như vậy đó!
Trở lại công việc đắp đập. Anh em chúng tôi trong hai Tổ này đã hai ba lần đắp đập nên tổ chức công việc nhanh lắm. Sau đó, cứ phá triền núi, kéo đất đổ xuống đường thông thủy ngăn dần dòng nước thượng lưu. Đào một đường bên cạnh đập gọi là đập tràn, để khi mực nước cao quá thì nước theo đường đó đổ xuống hạ lưu. Khi muốn bắt cá cứ cuốc giữa mặt đập mà xả nước. Bắt cá xong, muốn nuôi cá nữa thì đắp phần giữa mặt đập lại là có cái hồ như trước. Họ không làm cống để tháo nước, mà khoa học kỹ thuật của họ trong đắp đập nuôi cá là như vậy.
Nguồn nước dùng cho mọi nhu cầu của “cư dân trong ngưu ốc” bất đắc dĩ này là dòng suối nhỏ, cách chuồng trâu chúng tôi ở khoảng 100 thước. Nước thì có nhưng đục lắm, vì phía trên có chỗ cho trâu bò qua lại hai bên bờ. Đục thì đục, có nước dùng là may rồi. Mỗi chiều sau khi tắm giặt xong, nói nghe ngon lành lắm nhưng thật sự chỉ là qua loa cho có gọi là tắm, vì trời lạnh mà nước suối càng lạnh hơn. Nhóm “ca nhạc sĩ bất đắc dĩ” chúng tôi tập hát để “trình diễn” trong đêm Giao Thừa: Anh Nguyễn Thành Trí (Đại Tá, Thủy Quân Lục Chiến), anh Nguyễn Quang Chiểu (Đại Tá Bộ Binh), anh Nguyễn Phán (Đại Tá, Quân Đoàn 2), anh Nguyễn Thiều (Đại Tá Bộ Binh), và tôi. Anh Trí sáng tác bài “Đâu Cũng Là Quê Hương”. Tôi nói “bất đắc dĩ”, vì bộ chỉ huy trại bảo tù chính trị chúng tôi tổ chức ca hát mừng Xuân.
Trời lạnh nhưng vẫn phải tập, vì khi về đến trại là đêm Giao Thừa rồi, bây giờ không tập thì không có thì giờ nào khác. Còn nếu không tổ chức ca hát mừng Xuân, không khéo lại bị bọn họ chụp cho cái mũ “chống đối cải tạo” hay “lấy nạng chống trời” là lắm thứ rắc rối. Không ngờ khi tập hát, dân trong làng nhất là đám con nít với những cô gái tuổi choai choai, kéo nhau đến xem khá đông. Trông cũng hay hay với những “khán giả măng non” này.
Một tuần trôi qua, dưới cái lạnh đậm đà của ngày cuối năm âm lịch, chúng tôi giã từ “ngưu ốc”, nơi mà có muốn hay không muốn, cũng để lại trong chúng tôi những buổi chiều khó quên trong cuộc sống của người tù chính trị trong tay cộng sản. Về đến trại, tắm giặt, cơm xong là chuẩn bị vào chương trình “văn nghệ Giao Thừa”.
Tù trình diễn tù xem, nhưng cũng có một số quản giáo với võ trang ngồi xem từ đầu đến cuối. Sau phần văn nghệ đầu là màn Táo Quân. Các vai:
Ngọc Hoàng Thượng Đế: Anh Phạm Duy Khang (Đại Tá Bộ Binh).
Nam Tào Bắc Đẩu: Anh Huỳnh Minh Quang (Đại Tá Không Quân) với một anh nữa mà tôi quên tên.
Táo Trại 2: Anh Nguyễn Văn Sáu (Đại Tá Pháo Binh).
Nam Tào Bắc Đẩu: Anh Huỳnh Minh Quang (Đại Tá Không Quân) với một anh nữa mà tôi quên tên.
Táo Trại 2: Anh Nguyễn Văn Sáu (Đại Tá Pháo Binh).
Màn này bắt đầu với hoạt cảnh Táo Trại 2 đội một bó củi vào thiên đình, áo quần xốc xếch, tay chân run rẩy. Táo quỳ xuống xin lỗi Ngọc Hoàng đến trễ, vì phải lên núi lấy củi cho nhà bếp. Ngọc Hoàng cảm động quá nên tha lỗi. Táo Trại 2 móc cái sớ bèo nhèo trong túi áo thứ 3 ra (mặc 3 áo), rồi bắt đầu đọc. Trong sớ có đoạn than phiền vấn đề lao động vất vả nhưng ăn không đủ no, đau ốm không thuốc uống, ..v..v.. Hai ông Nam Tào Bắc Đẩu mũi lòng, bèn lên tiếng ủng hộ Táo Trại 2 bằng cách cường điệu thêm khi tâu với Ngọc Hoàng. Thế là Ngọc Hoàng Thượng Đế Phạm Duy Khang nổi trận lôi đình, ra lệnh cho Táo trại 2 phải sửa sai. Tù chính trị chúng tôi vỗ tay thật dài và cười thật to, trong khi cả đám quản giáo với võ trang ngồi êm re. Anh em chúng tôi thì thầm với nhau:
“Chết cha rồi! Trông thằng nào thằng nấy cái mặt cũng hầm hầm kia kìa.”
“Sớ Táo Quân là trò giải trí truyền thống chớ có gì đâu mà sợ.”
“Đó là cách nhìn của mình, còn bọn nó là cộng sản. Chữ của nó có cùng nghĩa với mình đâu, bọn nó dám quần các anh Ngọc Hoàng Thượng Đế với Nam Tào Bắc Đẩu của mình lắm à!”
Và y như rằng, cả bốn anh “Ngọc Hoàng Thượng Đế, Táo Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu” bị chúng gọi sang bộ chỉ huy quát mắng dữ dội. Cuối cùng, các anh phải làm kiểm điểm. Kiểm điểm cũng là một hình thức trừng phạt.
Như thường lệ, sau một ngày lên núi đốn cây, anh em kéo nhau xuống dòng suối bé tí tắm giặt, gặp anh Khang, tôi nửa đùa nửa thiệt:
“Ngọc Hoàng ơi! Vụ đó xong chưa?”
“Thôi đi bố! Tụi tôi bị chúng nó chửi như chó! Ngọc Hoàng cái mẹ gì nữa”.
“Thôi đi bố! Tụi tôi bị chúng nó chửi như chó! Ngọc Hoàng cái mẹ gì nữa”.
Phạm Bá Hoa
@ interntet
@ interntet