Monday, April 22, 2013

Boston tragedy


 Tình người trong thảm kịch Boston
 
 Nhiều vận động viên vừa hoàn thành đường chạy dài mệt mỏi tiếp tục chạy đến bệnh viện để hiến
máu cứu người bị thương, những phóng viên đầu tiên lao thẳng tới hiện trường vụ nổ bom, người Boston không ngại ngần cung cấp thực phẩm và nơi trú tạm thời cho các nạn nhân...

Buổi chiều định mệnh ngày thứ Hai, những người đầu tiên vừa vượt qua vạch cuối cùng trong cuộc đua Marathon Boston lần thứ 117 hàng năm, hai vụ nổ bom xảy ra làm cả thành phố bàng hoàng. Ít nhất 3 người chết và hơn một trăm người bị thương. Những vỉa hè vương máu, các bộ phận cơ thể rải rác khắp nơi...

Và, nơi đâu có thảm kịch, nơi ấy có anh hùng xuất hiện. Trong khói bụi đổ nát của vụ nổ, những vận
động viên, người cổ vũ ở mọi tầng lớp xã hội được huy động. Dù được đào tạo hay không đào tạo sơ cứu, hàng trăm người vẫn vội vã lao tới hiện trường để tìm kiếm những người bị thương. Các vận động viên xé áo của mình băng bó vết thương cho nạn nhân. Người phóng viên đầu tiên cố đẩy chiếc xe lăn của người phụ nữ tới nơi an toàn rồi trở lại nơi xảy ra thảm kịch. (Dù được đào tạo sơ cứu hay không, hàng trăm người vẫn vội vã lao tới hiện trường để tìm kiếm những người bị thương. Ảnh: Getty Images)
 
Quân đội Mỹ đưa ra hình ảnh lấy từ truyền hình về hai người lính chỉ vừa kết thúc cuộc đua dài mệt mỏi đã chạy thẳng tới hiện trường. Joe Andruzzi - cựu vận động viên bóng bầu dục Mỹ bế một phụ nữ bị thương đến lều dã chiến. Nhà hoạt động hòa bình Carlos Arredondo xé áo cầm máu cho một người thanh niên. Hình ảnh ông với bàn tay đầy máu, chạy bên cạnh chiếc xe lăn khi lực lượng y tế đến đưa nạn nhân lên xe cứu thương đã được đăng tải rộng rãi. Tại 5 bệnh viện ở Boston, nhân viên y tế làm việc không biết mệt mỏi.
 
Những vận động viên tới chặng cuối của cuộc đua lại tiếp tục lao đến bệnh viện Massachusetts để hiến máu. Rất nhiều người cũng chạy theo họ. Vài giờ sau vụ nổ, các bệnh viện ngừng tiếp nhận máu hiến vì đã có đủ.
 
Những cửa hiệu gần nơi xảy ra vụ nổ bom sẵn sàng cung cấp mọi thứ từ Wi-Fi, đến điện thoại di động hay đồ ăn cho người dân và vận động viên. Nhà hàng El Pelon Taquería ghi rõ: "chỉ trả tiền nếu bạn có thể"; Make Shift Boston mở rộng mọi cánh cửa cung cấp nước uống, điện thoại và internet; nhà hàng Oleana đảm bảo cung cấp bữa ăn nóng cho bất kỳ ai có nhu cầu...
 
Nhiều hãng hàng không sẵn sàng thay đổi chuyến bay cho các vận động viên bị mắc kẹt muốn rời khỏi thành phố. Có hãng như Southwest Airlines tuyên bố sẽ đảm bảo nơi ăn chốn ở cho du khách bị ảnh hưởng mà không tính thêm chi phí.
 
Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, các trang web đưa ra mọi hình thức hỗ trợ cho người muốn
tham gia trợ giúp các nạn nhân. Chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, trang web Boston.com đã có hơn 3.000 đăng ký cung cấp nơi ở, đồ ăn, quần áo, cho người bị ảnh hưởng. Người Boston thậm chí không ngồi thụ động chờ người hỏi trợ giúp. "Một vận động viên kể rằng, anh ta phải dừng lại vô số lần vì có quá nhiều người dân Boston hỏi có cần giúp đỡ", Billy Baker, phóng viên tờ Boston Globe, cho biết. Mọi trang mạng tràn ngập lời cầu nguyện và chia sẻ...
 
Zuker một thành viên tham gia cuộc chạy đua cho biết anh cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đua vẫn tiếp diễn và đích đến là bệnh viện. Nơi hầu hết các vận động viên đã tham gia hiến máu tình nguyện cho những nạn nhân của vụ nổ khi cần thiết. Anh mô tả hành động này khiến cho đích đến trở thành "nơi hạnh phúc nhất trên trái đất".
 
Còn một người dân ở Boston thì chia sẻ: "Trong thảm kịch, tình người dâng tràn. Tôi thực sự tự hào về quê hương tôi
 
Thái An
(theo dailybeast)