Sự thật đằng sau " Bông hồng cài áo " .
Ông Thích Nhất Hạnh đi Nhật , nhân mùa Vu Lan được cài cho 1 bông cẩm chướng trắng , ông hỏi thăm mới biết đó là tục cài hoa màu đỏ cho ai còn mẹ , cài hoa màu trắng cho ai mất mẹ , để tưởng nhớ mẹ . Sau đó khi đi Mỹ du học , ông viết " Bông hồng cài áo " lồng vào tập tục trên , ông gửi bài viết này cho đệ tử của ông . Các đệ tử bèn chép ra nhiều trăm bản kèm theo cành hoa hồng gửi đi cho bạn bè người quen , rồi đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành nhạc . Các chùa cho in bài viết này và phổ biến việc cài hoa . Cứ thế dần dần trở thành 1 tập tục trong các kỳ lễ Vu Lan , mà thật ra chẳng ai biết nguồn gốc của nó là từ đâu .
Sự thật tục cài hoa cho mẹ này là từ Mỹ , do bà Anna Jarvis (hình bên) đặt ra đầu tiên , từ năm 1907 .
Bà Anna Jarvis rất thương mẹ nhưng không may mẹ bà lại mất đột ngột đúng lúc 2 mẹ con đang có chuyện bất đồng cãi nhau đang giận nhau không nói chuyện . Điều này làm bà Anna Jarvis ray rứt , ân hận mãi .
Năm 1907 , bà Anna Jarvis gửi 500 đóa hoa cẩm chướng trắng cho tất cả các bà mẹ trong nhà thờ của mình , và nhắc nhở mọi người rằng hãy trân quý mẹ của mình khi bà còn sống , đừng như bà cãi nhau giận dỗi với mẹ rồi sau khi mẹ mất rồi mới hối hận .
Bà chọn hoa cẩm chướng trắng vì đó là hoa mà mẹ bà thích nhất . Lúc đó không có phân biệt hoa đỏ hoa trắng gì cả !
Sau đó bà Anna Jarvis cố gắng vận động chính quyền lẫn nhà thờ và bạn bè quen biết , để tổ chức 1 ngày Mother's Day , Ngày cho Mẹ . 1 năm sau , năm 1908 , ông John Wanamaker , 1 chủ tiệm hoa , tham gia chương trình vận động của bà , tình nguyện tặng miễn phí hàng ngàn đóa hoa cẩm chướng trắng cho mỗi năm khi bà Jarvis tổ chức ngày lễ Mẹ tại nhà thờ .
Đến năm 1914 , Tổng thống Mỹ là ông Wilson ra quyết nghị chính thức nhìn nhận Ngày Lễ Mẹ , để vinh danh tất cả các bà mẹ , còn sống hay đã chết .
Từ đó trở đi , mỗi năm hàng triệu người Mỹ tổ chức Ngày Lễ Mẹ và cài hoa cẩm chướng trắng . Nhưng vì nhiều người mua quá không đủ hoa trắng cung cấp , nên các chủ tiệm hoa tự " chế " ra thêm là hoa trắng là cho ai mất mẹ , và hoa đỏ là cho ai còn mẹ , để có thể bán được thêm hoa , và thế là sản sinh ra vụ hoa trắng hoa đỏ !
Tục lệ này lan truyền khắp nước Mỹ , rồi lan sang Nhật , cuối cùng lưu truyền vào Việt Nam .
Nhưng chính tại Mỹ , thì bà Anna Jarvis vào những năm cuối đời lại rất phẫn nộ và thất vọng vì chuyện này , vì bà nói ngày này đã bị kinh doanh hóa , biến thành cơ hội để các tiệm bán hoa kiếm lời . Từ hoa cẩm chướng trắng của mẹ bà nhảy qua hoa trắng hoa đỏ , để có đủ hoa mà bán , rồi lại từ cẩm chướng nhảy qua các loại hoa khác , cũng chỉ để bán được nhiều hoa nhiều tiền , mất hết ý nghĩa ban đầu !
Các chuyên gia tâm lý người Mỹ thì phản đối tục lệ hoa trắng hoa đỏ , vì sự phân biệt này làm cho những người đã mất mẹ phải cảm thấy đau lòng , buồn tủi . Phân biệt con còn mẹ với con mồ côi là không tôn trọng nhân quyền và quyền bình đẳng , nên sau này người Mỹ hầu như đã bỏ đi tập tục này . Hiện nay ở Mỹ dường như không còn ai cài hoa trắng , hoa đỏ vào ngày lễ Mẹ nữa .
Riêng ở VN , có lẽ vì không ai biết nguồn gốc tục lệ này và ý nghĩa thật sự của nó , chỉ thấy là phong trào hay hay nên theo . Riêng ở Làng Mai thì còn cài thêm đóa thứ 2 cho cha , cài bên trên đóa hoa cho mẹ để phân biệt . Trẻ em nào phải cài đến 2 đóa hoa trắng , hẳn sẽ buồn và tủi thân lắm .
Đọc thêm :
Ngoc Nhi Nguyen