Wednesday, January 12, 2011

Logo

Lịch sử thiết kế của các logo

YAHOO:Ý tưởng chính đằng sau logo Yahoo! ra đời khi những nhà sáng lập của công ty Jerry Yang và David Filo khởi đầu một sách hướng dẫn cho những sở thích cá nhân của mình. Sự thành công khắp thế giới của công ty được dựa trên mục tiêu của hãng là “kết nối con người với những đam mê của bản thân, kết nối với cộng đồng và kiến thức của nhân loại” và sự chăm bẵm cẩn thận cho tín hiệu nhận dạng thương hiệu của công ty. Năm 1995 Yahoo! phát triển thành một tập đoàn và quyết định biểu lộ điều đó thông qua logo, ý tưởng và nhiệm vụ của công ty. Từ “Yahoo” là từ đại diện cho cụm từ “Yet Another Hierarchical Officious Oracle” nhưng nó cũng còn có nghĩa là thô sơ, bình dân và chất phác. Cả hai nhà sáng lập đều thích ý tưởng này. Màu đỏ được sử dụng cho logo của Yahoo cũng bổ trợ cho định nghĩa về yahoo. Phiên bản trước đó của logo giờ đây đã được sửa lại thành một icon màu đỏ tía với những biến tấu bao gồm cả logo Y!Bang và logo màu trắng.

YAMAHA: Công ty toàn cầu này của Nhật chuyên sản xuất và bán các sản phẩm bao gồm xe máy, thuyền, động cơ xuồng máy, xe trượt tuyết, xe dùng cho sân golf, các loại nhạc cụ, thiết bị âm thanh, robot và cả máy computer nữa. Công ty thành lập năm 1887 ở Hamamatsu, Nhật Bản. Khi lần đầu đi vào hoạt động, Yamaha chuyên sửa chữa nhạc cụ các loại trước khi sản xuất những chiếc đàn organ của chính hãng vào năm 1889. Kể từ đó về sau, công ty đã tạo lập nên “Nippon Gakki Seizo Kabishiki Kaisha” có nghĩa là “Nippon music instrument corporation”. Logo của công ty tượng trưng cho một nguồn ánh sáng có 3 cái chĩa chỉnh âm bắt chéo nhau. Biểu tượng này có ý chỉ công việc chỉnh sửa nhạc cụ của nhà sáng lập Torakusu Yamaha.

LACOSTE :Logo này mô tả một chú cá sấu, đưa ta trở lại những tháng ngày của Rene Lacoste, người đã từng đoạt giải trong các cuộc so tài tại giải đấu Wimblendon trong những năm 1925 và 1928. Vào khoảng thời gian diễn ra các cuộc tranh tài này, những vận động viên tennis vẫn được ban tổ chức yêu cầu trong lúc thi đấu phải mặc áo sơ mi trắng cổ đứng. Đây chẳng phải là một đề xuất dễ chịu chút nào và như một hệ quả tất yếu, công ty này bắt đầu sản xuất một loại sản phẩm áo sơ mi và cổ áo kiểu mới được làm từ Polyester, loại vải này mềm hơn và co giãn tốt hơn nhiều khi bạn chuyển động, chạy và xoạc. “Báo chí Hoa Kỳ tặng cho tôi biệt danh Cá sấu sau một vụ cá cược cho rằng chính tôi cùng với Đội trưởng đội tennis tham gia cup Davis Pháp đã làm ra sản phẩm này. Anh ấy hứa tặng tôi một chiếc cặp da cá sấu nếu tôi giành chiến thắng trong một trận đấu quan trọng đối với đội của chúng tôi. Công chúng Mỹ gán cái biệt danh này cho tôi, nhấn mạnh tính dẻo dai bền bỉ của tôi trên sân đấu tennis, không bao giờ từ bỏ miếng mồi của mình! Bởi vậy ông bạn Robert George mới vẽ cho tôi một chú cá sấu, sau này được thêu trên chiếc áo tôi mặc trên sân thi đấu.” – Rene Lacoste cho biết. Từ đó, chú Cá sấu được in trên áo và phổ biến rộng rãi trên thị trường cho đến tận ngày nay.

LADA :Logo này tượng trưng cho phù hiệu của nhà sản xuất xe hơi Nga AutoVAZ, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất ở Nga và Đông Âu, được thế giới biết đến nhiều hơn với cái tên LADA. Công ty thành lập năm 1966 đánh dấu bằng sự hợp tác với hãng Fiat, AutoVAZ là một công ty chuyên sản xuất xe hơi rất thành công bao gồm cả sản phẩm xe Volgas. Trụ sở của công ty đặt ở thành phố Togliattigrad vào những năm 1960. Lada được lên kế hoạch để trở thành một “chiếc xe hơi của nhân dân” do vậy chiếc Fiat 124 hạng nhẹ được công chúng tiếp nhận để có thể tồn tại trong điều kiện lái xe đầy rủi ro như ở Nga. Tuy nhiên những mẫu xe Lada thường được xem là những chiếc xe hơi “thô thiển”, thiếu hầu hết các thiết bị mà ta mong đợi ở những chiếc xe hiện đại, nhưng chúng đã rất thành công bởi giá thành vừa với túi tiền. Ngày nay nhà máy xe hơi này của Nga phải đấu tranh để tồn tại trong sự cạnh tranh xít xao của ngành công nghiệp xe hơi quốc tế. Nhiều thế kỷ trước, LADA là tên gọi của một loại thuyền nhỏ, nhanh và là điển hình cho con sông Volga, đây cũng là loại thuyền rất được ưa thích của những tên thủy tặc, chúng sử dụng chiếc thuyền này để đánh cướp những chiếc tàu buôn. Đồng thời trong tiếng Nga “lada” còn có nghĩa là: dễ thương, người yêu bé nhỏ. Chiếc tàu nho nhỏ trong logo được sử dụng để mô tả sức mạnh và quyền lực của sự thừa nhận đối với những điều kiện thô sơ ở Nga trong lúc sự hiện diện của chiếc Lada trên thế giới đã biểu tượng hóa ước nguyện của nhà sản xuất về một chiếc xe dòng phổ thông.

Lamborghini:Thiết kế logo có tổ chức rất tốt này, ngày nay thuộc quyền sở hữu của Volkswagen, đã được chính Ferrucio Lamborghini sáng tác. Những mẫu thiết kế khởi thủy đầu tiên của các sản phẩm mang nhãn hiệu Lamborghini được bắt đầu vào năm 1959 dưới hình thức là những chiếc máy kéo, lò nướng, lò sưởi và các hệ thống điều hòa nhiệt độ. Chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất và đem bán vào năm 1963. Chú bò đực được sử dụng trong logo nhằm mô tả sức mạnh của công ty và của chiếc xe. Logo này vẫn được sử dụng đến tận ngày nay với hình thức không thay đổi.

LEGO :Vào năm 1932 Ole Kirk Christiansen, một thợ mộc của xứ sở Đan Mạch thành lập Tập đoàn LEGO. Công việc kinh doanh đầy tính khai sáng đó của ông sau đó đã phát triển thành một tập đoàn toàn cầu, được biết đến rộng rãi khắp nơi như là một trong số những công ty sản xuất đồ chơi đáng khâm phục nhất trên thế giới. Ngày nay công ty gia đình này được điều hành bởi Kjeld Kirk Kristiansen người cháu gọi bằng ông của nhà sáng lập. Vào năm 1932, cửa hiệu của Ole Kirk bắt đầu sản xuất những món đồ chơi bằng gỗ, những tấm lót ủi đồ, thang xếp, heo bỏ ống tiết kiệm và xe hơi. Cho đến năm 1934 công ty quyết định thừa nhận cái tên LEGO, một từ được hình thành từ một cụm từ tiếng Đan Mạch “LEg GOdt” (chơi vui vẻ). Vào năm 1962, những sản phẩm đầu tiên của LEGO được giới thiệu ở Hoa Kỳ với hình thức là những bộ lắp ráp. Đến năm 1966, những bộ ráp hình LEGO đã có thêm hướng dẫn giúp các bạn trẻ lắp ráp bộ đồ chơi thành những chủng loại xe tải, cao ốc, tàu thủy và máy bay khác nhau. Vào năm 1973, logo LEGO mới thay thế cho những logotype trước đó để nhằm mục đích biểu tượng hóa những mong đợi từ phía công chúng đối với công ty này. Năm 1987 logo gạch xếp ra mắt công chúng. Logo mới của LEGO hợp nhất tất cả những sản phẩm của công ty dưới một banner duy nhất.

LOTUS: Logo này lần đầu được chủ doanh nghiệp sử dụng vào năm 1952, tay đua người Anh Colin Chapman, người sáng lập công ty chuyên chế tạo động cơ ô tô. Logo Lotus trên thế giới được sử dụng để mô tả sự đam mê và sự sôi nổi là những thứ mà công ty luôn có trong quá trình phát triển và vận hành của mình. Logo của họ vẫn tiếp tục được sử dụng trong hình thức nguyên thủy kể từ ngày đó đến nay.

LUFTHANSA : Sự thúc đẩy của phong cách typography quốc tế và trào lưu tín hiệu nhận dạng thị giác là 2 nhân tố hội nhập với nhau trong suốt những năm 1960, với sự phát triển của những chương trình thiết kế có tính hệ thống cao được hoạch định để kết hợp các phần phức tạp và khác nhau thành một thể thống nhất. Hệ thống nhận diện thương hiệu của hãng hàng không Đức Lufthansa German Airlines năm 1962, được thai nghén và thực hiện tại Viện thiết kế Ulm (Ulm Institute of Design), là một nguyên mẫu đầu tiên để mọi người học hỏi. Những qui tắc của phong cách typography quốc tế đã mở rộng thành một CIP (corporate identity program) nhắm tới mọi nhu cầu truyền thông thị giác của một tập đoàn lớn. Hệ thống nhận dạng này được thiết kế bởi Olt Aicher và các cộng sự Thomas Gonda (1926-1988), Fritz Querengasser và Nick Roericht. Một con sếu đang sải cánh tung bay được hãng này sử dụng từ những năm 1930 vẫn giữ nguyên nhưng bao gồm luôn cả một vòng tròn và toàn bộ cấu trúc đó được sử dụng một cách liên đới cùng tên gọi Lufthansa với sự sắp xếp khoảng cách ký tự hết sức kiên định. Sự chuẩn mực hóa đã giảm thiểu những định dạng giấy xuống một mức độ mang đầy tính kinh tế. Những hệ thống đường gióng và các chi tiết theo phong cách typography đã được phát triển một cách thành công để nhằm cân nhắc từng nhu cầu truyền thông thị giác, từ việc đóng gói dịch vụ thức ăn cho đến thời gian biểu của chuyến bay và ký hiệu máy bay. Hệ thống CIP của Lufthansa đã trở thành nguyên mẫu quốc tế tiên phong đầu tiên đối với hệ thống nhận dạng khi từng chi tiết và thông số kỹ thuật được có sự nhất quán tuyệt đối.

LOUIS VUITTON : Louis Vuitton Mallettier, thường được viết gọn thành LV là một thương hiệu chuyên về mặt hàng da và thời trang xa xỉ của Pháp, một trong những phân nhánh chính của LVMH (Louis Vuitton Moët Hennessy), khối liên minh hàng xa xỉ lớn nhất trên thế giới. Logo của Luis Vuitton lần đầu được giới thiệu vào năm 1896 và nó đã trở nên đồng nghĩa với sự xa hoa kể từ đó đến nay. Ký hiệu Monogram Canvas nổi tiếng được sáng tạo như là một cách ngăn chặn hàng nhái. Thật cay đắng, thương hiệu này giờ đây được biết đến như là một trong những thương hiệu bị nhái nhiều nhất trong lịch sử ngành thời trang với chỉ hơn 1% trong số mặt hàng lưu thông được cho là đáng tin cậy. Những biểu tượng đồ họa của công ty này, chẳng hạn như hoa hay hình trang trí hoa lá bốn thùy (cũng như hình chữ viết LV viết lồng nhau), được dựa trên xu hướng sử dụng các thiết kế phương Đông và Nhật Bản ở thế kỷ 19. Năm 2001, Giám đốc mỹ thuật mới của Louis Vuitton, Marc Jacobs đã quyết định mời 9 nhà thiết kế, kiến trúc sư và họa sĩ bổ sung cách tiếp cận đầy tính tưởng tượng của họ cho thương hiệu của hãng. Sự cộng tác này còn có sự góp mặt của thiết kế Takashi Murakami và logo theo phong cách graffiti của Stephen Sprouse. Triển lãm biểu tượng của hãng đã tự cởi mở chính bản thân mình tại không gian gallery đậm tính chuyên môn ngay trong cửa hiệu “đinh” của Louis Vuitton giữa lòng thủ đô Paris tráng lệ. Trong thế giới ngày nay, Louis Vuitton khởi xướng những ý tưởng ngông cuồng, phong cách sống sang trọng cho những nhân vật giao thiệp rộng, những nhân vật nổi tiếng lúc nào cũng kè kè bên mình những chiếc túi xách tay và những chiếc bóp được lăng xê bằng thiết kế logo của Louis Vuitton gắn trên đó.

HARLEY DAVIDSON: Harley Davidson không chỉ là một cái tên, mà còn là một truyền thuyết, gợi lên hình ảnh kinh điển về những xa lộ chạy dài xuyên suốt Hoa Kỳ, tiếng gầm rú của động cơ nghe như tiếng sấm rền, sự bóng nhoáng của kim loại crôm mô phỏng ánh chớp giật trên nền trời. Lịch sử của chiếc mô tô Harley-Davidson khởi đầu ở Milwaukee năm 1902, lúc ấy chàng trai 21 tuổi William S. Harley sáng tạo một mẫu thiết kế dành cho loại xe máy 1 xi-lanh. Năm 1903, anh này hợp tác với Arthur Davidson (20 tuổi) để lắp ráp chiếc Harley-Davidson đầu tiên. Những chiếc Harley-Davidson có thiết kế độc đáo và hấp dẫn các khách hàng trung thành của mình, và chúng giữ giá trị rất tốt khi bán lại nếu so với các loại xe khác. Một chiếc Harley-Davidson được bảo trì tốt có thể sẽ chẳng bao giờ rớt giá. Logo Harley-Davidson được biết đến với tên gọi logo “Bar and Shield” (tạm dịch: Thanh ngang và Lá chắn) ra đời năm 1910. Logo này trở nên nổi tiếng bởi công ty đã tạo dựng một thương vụ lợi nhuận phụ trội bằng cách cấp license cho logo (cỡ khoảng 41 triệu USD thu nhập trong năm 2004). Thật thú vị là mỗi đại lý bán lẻ của Harley-Davidson đều có logo riêng cho cửa hàng của mình, nói lên điều gì đó về đại lý, khiến nó khác hẳn bất kỳ đại lý nào khác trên thế giới.

Hoechst Hoechst : Logo này tiêu biểu cho sự kết thúc vào năm 1999, sau sự liên doanh của Rhône Poulenc và Hoechst để thành lập nên Aventis, sau đó là công ty Sanofi Aventis. Logo đầu tiên của hãng mô tả một chú sư tử đang nằm dài, giữ chặt trong vuốt phải một phù hiệu với những chữ đầu MLB, đại diện cho “Master Lucius & Bruening” – những chủ sở hữu và nhà sáng lập ban đầu của công ty. Năm 1947 công ty giới thiệu biểu tượng mới mô tả một cái tháp và cây cầu. Năm 1951, logo này được thay đổi lại, cái tháp đã chuyển từ bên phải sang bên trái của hình ảnhvà cây cầu được đặt nghiêng lên phía phải của vòng tròn. Một biến đổi lớn khác diễn ra năm 1960, bởi người ta cảm thấy vòng tròn đơn giản và mỏng dính đó không đủ để làm nổi bật logo và vì thế cái hộp bao quanh được thêm vào. Thay đổi cuối cùng và gần đây nhất là vào năm 1997, đó là lúc logo của hãng trở nên trừu tượng hơn nhiều với một font chữ màu xanh dương đơn giản mang tên của doanh nghiệp, theo sau đó là hình vuông màu xanh dương giản dị ở góc phải trên của logo. Người ta cảm thấy rằng logo này tượng trưng tốt hơn cho những tuyên bố mạnh mẽ và đầy tự tin, là những cái mà công ty muốn liên hệ với những chuẩn mực chất lượng, sự cách tân, tiến bộ và phát triển.

HUMMER : là thương hiệu cho các loại xe cơ giới tiện ích thể thao (H2, H3, SUVs) và xe địa hình cỡ lớn (H1), được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn AM General Corporation – được biết đến với tên gọi General Motors từ năm 1999. Ban đầu những chiếc Hummer được sản xuất cho quân đội sử dụng và mau chóng trở thành loại xe địa hình siêu hạng. Năm 1992, AM General bắt đầu bán phiên bản xe dân sự M998 Hum-Vee hay HMMWV dưới tên gọi mới là “Hummer”. Hai mẫu xe Hummer đầu tiên là những chiếc khá nặng, to với các bộ truyền động phức tạp và động cơ cỡ bự. Loại H3 nhỏ hơn, hướng tới những người muốn tậu một chiếc SUV kinh tế. Tư cách đại lý phân phối xe Hummer được tạo lập quanh một chữ “H” đóng vai trò như hình vẽ cực lớn mà ta có thể thấy được từ xa lộ. Logo Hummer được thiết kế tốt nhất chính là logo cho chiếc Horch. Chữ H của nó được tạo hình để gợi lên cổng vào của một tòa lâu đài hay thành phố. General Motors đạt hiệu quả cao trong việc cấp giấy license cho dòng xe Hummer này. Một lượng lớn các công ty đã được cấp license cho nhãn hiệu Hummer sử dụng trên đèn chớp, các loại nước hoa, xe đạp, áo khoác, giày, ván trượt, mũ nón, máy laptop, đồ trang sức, quần áo, máy CD và những thứ vật dụng khác.


Huyndai Motor Company: là một công ty của Hàn Quốc chuyên sản xuất ô tô. Những dòng xe của họ có mặt ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Năm 2003 HMC là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 7 của thế giới và nhà sản xuất xe hơi lớn nhất của Hàn Quốc. Nhà sáng lập của công ty là ông Chung Ju-yung, người đã thành lập công ty Huyndai Motor Co. vào năm 1947. HMC được thành lập sau đó vào năm 1967. Công ty bắt đầu sản xuất những mẫu xe với công nghệ riêng của hãng vào năm 1988. Những chiếc Huyndai thường bị cho là không đáng tin cậy, không có động lực thúc đẩy và hàng cấp thấp bởi chất lượng đóng xe của chúng. Năm 1998, Huyndai Motor Group bắt đầu đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất, thiết kế, chất lượng và các nghiên cứu dài hơi dành cho các chủng loại xe của hãng, nhằm xây dựng bản thân thành một thương hiệu đáng tin cậy. Ngày nay Huyndai là một trong 100 thương hiệu giá trị nhất trên toàn thế giới. Logo của Huyndai xuất hiện dưới hình thức một chữ H hình oval (biểu tượng hóa chính bản thân công ty). Đường viền hình ê-lip thể hiện sự khuếch trương của công ty và chữ ‘H’ đầy kiểu cách và đầy thiên kiến biểu trưng cho 2 người (khách hàng và công ty) đang bắt tay nhau.

KFC : Đầu những năm 1950 ở thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ, Pete Harman đã mở một nhà hàng thức ăn nhanh (fast food). Năm 1952, Harman gặp Sanders ở Chicago; vào lúc đó, Sanders, một đầu bếp linh hoạt và có kinh nghiệm, đang triển khai một nhà hàng thành công ở Corbin, Kentucky. Trong suốt thời gian ở đó, Harman đã ghé thăm nhà hàng này mỗi ngày và nếm thử món thịt gà được bọc trong một hỗn hợp tẩm ướp đặc biệt gồm thảo dược và các loại gia vị của Sanders. Ông tỏ ra rất thích thú với món gà và lớp vỏ bao của nó tới mức ông đã đề nghị Sanders hợp tác làm ăn, xây dựng doanh nghiệp chuyên làm món thịt gà hấp dẫn này. Rồi sau đó thực khách đổ xô đến nếm món gà vỏ giòn đặc biệt, thế là công việc làm ăn của họ ngày một phát đạt. Người ta biết đến món gà rán này với tên gọi “Kentucky Fried Chicken” – Gà rán Kentucky và như là một hệ quả từ tính đại chúng của nó, các cửa hiệu nhượng quyền bắt đầu mọc ra như nấm trên toàn quốc. Thương hiệu “Kentucky Fried Chicken” đã được thay đổi thành tên viết tắt KFC vào đầu những năm 1990 và vì vậy nó xóa bỏ luôn cái ý nghĩa “có chất béo” của từ rán (fried). Bản thân logo, như được trình bày ở phía bên trái, mô tả hình ảnh người sáng lập ra KFC – đó chính là Sanders. KFC đã giữ nguyên tín hiệu thị giác của mình mà không hề thay đổi – duy trì những yếu tố nhận biết về hình ảnh của Đại tá Sanders nghiêm nghị nhưng vẫn thích ứng với những chuyển đổi thị giác của ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Thương hiệu KFC mới được tiếp nối bởi một logo có diện tích 65.000 foot vuông (1foot = 12” = 30.48 cm) bên trong món tráng miệng Area 51 với cái tên “Face from Space” (“Khuôn mặt đến từ không gian”) và có chứa tới 14.000 miếng lát màu trắng, 6.000 miếng màu đỏ, 12.000 miếng màu vỏ trứng, 28.000 miếng màu đen và 5.000 miếng màu be. Logo KFC phiên bản mới được Tesser ở San Francisco thiết kế. Bức vẽ có động thái, chiều sâu và chiều kích mà vẫn không cần dùng đến bóng đổ, chứng tỏ tập hợp những hình dạng được tạo hình tốt vẫn có thể truyền thông một cách trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn bất cứ thứ bóng đổ nào có thể làm được. Thương hiệu mới chuyển tải những nỗ lực của KFC thể hiện trong 2 năm trở lại đây nhằm mục đích tạo sinh khí cho thương hiệu bằng những mẫu quảng cáo mạnh mẽ và tươi tắn, đồng thời định vị bản thân để cạnh tranh với các ông lớn như Burger King và McDonald’s. Đây là một thiết kế logo doanh nghiệp rất hợp cho cho một loạt các kết xuất như: web, TV, ấn phẩm và các ngữ cảnh môi trường khác, trên hết nó phù hợp với đối tượng thưởng ngoạn, thị trường và ngữ cảnh thị giác của nó.

Kodak :Được thành lập bởi doanh nhân Henry Strong và nhà phát minh George Eastman,
Eastman Kodak dưới hình thức một công ty công chúng đa quốc gia của Hoa Kỳ được biết đến như là một công ty chuyên sản xuất và cung cấp một loạt các thiết bị và chất liệu ngành ảnh. Eastman khoái ký tự K hơn vì nó có vẻ sắc sảo và mạnh mẽ. Năm 1960, công ty này giới thiệu với công chúng hình tượng cái nếp quăn góc. Yếu tố “K” đầy chất đồ họa không hề được giới thiệu bên cạnh chiếc hộp cho mãi đến tận những năm 1970. Năm 1987 chứng kiến một cách tân mới của logo này với tư cách là một font chữ có vẻ đương đại hơn thay thế cho kiểu chữ cũ. Eastman Kodak Co. gần đây đã giới thiệu biểu tượng doanh nghiệp mới khi phát minh ra hình ảnh độc đáo với tư cách là một người đột phá thức thời của thế kỷ 21. Kodak bị buộc phải cải tổ bản thân và điều đó dẫn đến việc nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp này. Vì vậy chúng ta có thể thấy rõ sự phá bung khuôn phép và tung ra một tín hiệu nhận dạng mới của doanh nghiệp để thay thế cho cái (đã tồn tại 50 năm) hiện nay của họ. Logo mới mô tả một chữ “a” độc đáo và một font chữ tròn ung ủng. Logo mới, đơn giản hóa của Kodak hôm nay vẫn giữ nguyên màu đỏ và vàng độc đáo công ty nhưng bỏ đi chiếc hộp có chứa từ “Kodak” của 70 năm trở về trước.

Phạm Xuân Bách, Phạm Hồ
Dịch từ bản tiếng Anh trong mục LOGO DESIGN HISTORY đăng trên tạp chí điện tử của LogoOrange Design Group

Nguồnpolygon