CHỮ VIỆT CỔ – CHỮ KHOA ĐẨU
Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.
chữ khoa đẩu là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (chữ tượng âm)
chữ khắc trên bia đá lưng con rùa …
chữ có trước cả chữ tượng hình hàng nghìn năm và khác xa so chữ hán
chữ gần giống với chữ việt ngày nay .
Nguyên âm : viết trước (bên trái), sau (bên phải), hay ở trên phụ âm. Nguyên âm ‘u’ viết sau phụ âm và hơi thụt xuống.
Nguyên âm ‘ă’ không đi với khóa đuôi thì đọc âm ‘a’.
Phụ âm : viết trước (bên trái), sau(bên phải), hay ở dưới nguyên âm.Khóa đuôi : không có chữ gì khác viết ở trên, ở dưới hay bên phải khóa đuôi.
Riêng khóa o/u có 2 vị trí : trước hoặc sau nguyên âm.
Với vai trò khóa trước (hay khóa trái), đối với những nguyên âm viết trước hay trên phụ âm, hay là nguyên âm kép, khóa o/u được viết vào vị trí của phụ âm, và đẩy phụ âm ra sau.
Dấu thanh : viết dưới phụ âm. Những chữ có phụ âm bị đẩy ra sau thì dấu thanh viết dưới khóa o/u (khóa trái). Những chữ chỉ có 2 thanh (sắc , nặng) thì chỉ dùng dấu nặng, không viết dấu thì đọc với thanh sắc.
vdDấu thanh : viết dưới phụ âm. Những chữ có phụ âm bị đẩy ra sau thì dấu thanh viết dưới khóa o/u (khóa trái). Những chữ chỉ có 2 thanh (sắc , nặng) thì chỉ dùng dấu nặng, không viết dấu thì đọc với thanh sắc.
Hịch Khởi Nghĩa – Hai Bà Trưng
Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.
Tổng Hợp@minhtrietviet