Chiến dịch ‘Phải Lên Tiếng’
hướng về người tranh đấu bị bắt
Video vietnamtoidau
Ðó là một trong những bức thư được gửi đi trong chiến dịch “Phải Lên Tiếng,” theo lời kêu gọi của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường, một tổ chức thanh niên sinh viên vừa hoàn tất Ðại Hội Thế Giới lần thứ 6 tại Manila, Philippines.
“Chính sau Ðại Hội 6 các bạn trẻ rất phấn khởi muốn làm một cái gì đó, nên mới có chiến dịch 'Phải Lên Tiếng này',” Phan Ðình Quốc, tổng thư ký của của Lên Ðường và là một người trong ban tổ chức Ðại Hội 6, nói với Người Việt.
Cũng vào lúc đó, chính quyền Việt Nam tung ra một đợt bắt bớ nhiều người trẻ vì vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa nên, theo Quốc, “các bạn trẻ trong Ðại Hội 6 nghĩ ra việc viết thư cho tù nhân.”
Cũng trong buổi phỏng vấn với báo Người Việt, Phan Ðình Quốc nói Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường “muốn chính thức xin lỗi với anh Thái Văn Dung và với gia đình.”
Danh tánh Thái Văn Dung xuất hiện lần đầu tiên trên một thông cáo báo chí do ban tổ chức công bố trong lúc đang diễn ra Ðại Hội 6. Bản thông cáo nói công an Việt Nam tìm cách xâm nhập Ðại Hội 6 và bị trục xuất, trong đó có nêu tên Thái Văn Dung. Vài tiếng sau, bản thông cáo được sửa lại, không còn nêu tên cụ thể. Tới cuối tháng 8, khi công an bắt giữ 13 thanh niên Công Giáo, Thái Văn Dung bị bắt trong số này.
Quốc giải thích, “khi đó có rất nhiều vụ mưu toan xâm nhập xảy ra tại đại hội, có bằng chứng phía chính quyền Việt Nam gởi công an từ trong nước ra, và có cả bằng chứng họ dùng tới xã hội đen ở Phi.”
“Có những chuyện xảy ra tại Ðại Hội 6 nên đã đưa ra thông cáo báo chí,” Quốc nói, “và rất tiếc là thông cáo báo chí có ghi tên Thái Văn Dung. Mạng Lưới xin lỗi là đã gây khó khăn cho Dung và gia đình.”
Chiến dịch “Phải Lên Tiếng” là một chuỗi sinh hoạt dự trù kéo dài 3 tháng, lên tới đỉnh điểm là ngày 10 tháng 12, Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.
Quốc cho biết, “Phải Lên Tiếng” có 3 giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất, là viết thư cho cho người bị bắt, viết thư cho gia đình họ.
* Giai đoạn thứ hai, là nhân dịp một tháng sau ngày có vụ bắt bớ, sẽ tung ra một số video “Phải Lên Tiếng” nêu cao tinh thần dấn thân của người tranh đấu.
* Một tuần sinh hoạt, gọi là “week of action,” hiện dự trù kéo dài từ 1 tháng 11 tới 7 tháng 11, với các sinh hoạt khắp nơi cho các hội đoàn.
Tuần sinh hoạt này hiện có một số sinh hoạt đề nghị như gây quỹ giúp gia đình những người bị tù, đêm thắp nến, những chuyến đi vận động với các nhà dân cử, các cơ quan chính quyền, các tổ chức tôn giáo để lên tiếng về tình hình nhân quyền bị vi phạm tại Việt Nam.
Hiện nay, chiến dịch “Phải Lên Tiếng” đang trong giai đoạn viết thư gởi về Việt Nam . “Chúng tôi cũng viết thư thẳng cho người bị bắt, gởi ngay tới trại giam. Mình biết là sẽ không tới tay người tù, nhưng những bức thư này sẽ gởi một thông điệp rất rõ ràng tới nhà cầm quyền, là thanh niên sinh viên hải ngoại không làm ngơ khi bạn bè mình trong nước bị bắt.”
Ðể gửi thư, người tham gia có thể vào trang mạng phailentieng.lenduong.net tìm hiểu. Thư có thể viết bằng email, hoặc viết tay rồi scan, rồi gởi về địa chỉ: phailentieng@lenduong.net.
“Chúng tôi sẽ làm hết sức để chuyển thư đến cho gia đình của các nhà hoạt động trẻ yêu nước,” Quốc nói.
“Nhưng liệu những bức thư này có gây mất an toàn cho người bị tù?,” báo Người Việt hỏi. Quốc trả lời:
“Các bạn đã không sợ hãi khi đã quyết định đứng lên biểu tình vì công lý và lòng yêu nước. Nếu chúng ta là những người yêu nước nhưng không có phương tiên để cùng biểu tình với các bạn tại quốc nội, ít nhất chúng ta có thể giúp về mặt tinh thần qua những bức thư nàỵ. Những chiến dịch viết thư trong quá khứ đã có thành công vì đã giúp các nhà đối kháng thêm niềm tin và đã tạo sư chú y của công động quốc tế. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng những bức thư này sẽ giúp các bạn hơn là làm hại. Không chỉ thế, những bức thư này sẽ cho nhà cầm quyền CSVN biết rằng thế giới đang quan tâm.”
Chiến dịch “Phải Lên Tiếng” có sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, với các nhóm hoạt động trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, Quốc cho biết.
Mục tiêu là để “đặt áp lực lên cộng sản Việt Nam ” và để “khuyến khích tinh thần người tranh đấu trong nước.”
“Chúng tôi không muốn là xong đại hội rồi mọi chuyện lại xìu xuống. Chính những bạn trẻ tham dự đại hội đã hứng khởi đề nghị ra chương trình hành động này.”