Monday, December 30, 2019
Sunday, November 24, 2019
Sông Bến Hải
Hiệp định Genève 20-7-1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.
Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80km thì gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngã ba sông cũng mang tên là Hiền Lương.
Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đã có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ 1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8 lần.
Cây cầu mà tôi đã đứng trên đó do người Pháp xây dựng năm 1952 bằng bê tông cốt sắt dài 178m, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải tối đa 18 tấn, gồm 7 nhịp, mặt cầu lát bằng 894 tấm ván gỗ thông, chia ra miền bắc một nửa, miền nam một nửa, mỗi bên 89m. Ở giữa cầu ngăn ra bằng hai vạch song song, trừ cảnh sát hai bên có thể đi qua hết chiều dài của cầu, người khác chỉ được đứng trong phạm vi giới hạn nam bắc của mình. Cây cầu này tồn tại 15 năm từ 1952 cho đến 1967 khi máy bay Mỹ phá sập.
Mỗi đầu cầu có một đồn cảnh sát 16 người (phía bắc gọi là đồn công an) thường xuyên cử hai nhân viên tuần tiễu an ninh trên cầu. Nghe nói ở Cửa Tùng cũng có một đồn cảnh sát ở bờ bắc thuộc xã Vinh Quang và một đồn ở phía nam thuộc xã Cát Sơn. Sau năm 1965, khi chiến tranh leo thang thì hệ thống đồn bót dọc hai bên sông Bến Hải đều ngưng hoạt động.
Phục vụ tại sư đoàn 1 bộ binh từ 1963 đến 1965 (1), tôi đã nhiều lần ra thăm cầu Hiền Lương, mổi lần đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. Vì là trong vùng 5 cây số phi quân sự, nên mỗi lần đến cầu đều phải mặc thường phục, nếu đi quân xa thì mang phải mang số ẩn tế, có khi vội thì lấy bùn bôi lấp đi bảng số quân xa.
Lần đầu tiên vào cuối năm 1963, lúc mới đến đơn vị mới là đã muốn đi thăm Bến Hải. Từ Huế theo quốc lộ số 1, qua Quảng Trị rồi Đông Hà, khi vào tới địa hạt Vĩnh Linh là đã thấy lòng nao nao vì nhớ nhà sau 9 năm xa miền Bắc. Dòng sông chẩy chậm, trên cầu gió nhẹ, đứng ở bên này vạch trắng mà nhớ lại những xót xa lúc xuống tầu há mồm rời miền Bắc.
Lần khác theo đoàn sinh viên Sài Gòn ra thăm Huế đi cùng với tướng Nguyễn Chánh Thi. Khi đoàn người tới chân cầu thì hai nhân viên công an miền Bắc sang bên này quan sát, quả nhiên không bao lâu sau thì có tin cộng sản phản đối sự hiện diện của tướng Thi ở vùng phi quân sự. Mấy ông Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Đình chiến từ đâu bỗng thấy kéo đến, bên ta trả lời là tướng Thi ngoài chức vụ tư lệnh sư đoàn có là đại biểu chính phủ tại khu 11 chiến thuật, một trách vụ hành chính. Thế là xong một hiệp, mà không biết trong vòng 21 năm đã có bao nhiêu vụ khiếu nại qua hai bên cầu.
Khoảng giữa tháng 9-1964 vài đồng nghiệp và tôi rủ nhau ra thăm Bến Hải. Hôm ấy tướng Lâm Văn Phát kéo quân vào Saigon áp lực đảo chính, ở ngoài giới tuyến nghe rõ nhạc hành quân trên đài phát thanh Saigon cùng với tin tức và kêu gọi của hai phe, đảo chính và phản đảo chính. Ở trên cầu Hiền Lương hai anh công an miền Bắc đến chào hỏi “đồng bào”, rồi tỏ ý chê bai, nói với chúng tôi là mấy anh tướng miền Nam thích đánh nhau tranh dành quyền hành, anh bạn Lý Hồng Sen nhanh trí đáp lại: bên tôi dân chủ như vậy đó, ai làm việc không được thì bắt xuống, bây giờ để chứng tỏ dân chủ, ở giữa cầu này, tôi hô đả đảo Nguyễn Khánh, đồng chí phải hô đả đảo Hồ Chí Minh, nói xong anh giơ tay hô lớn đả đảo Nguyễn Khánh, rồi đòi anh công an trả nợ phần của anh đối với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên anh bị ngọng, trách ngược lại người “đồng bào” kỳ cục. Chúng tôi bồi thêm, cật vấn anh ta tại sao chân cầu phía bắc lại có cái cổng lớn trên ghi bốn chữ Nam Bắc Một Nhà, giữa nhà sao lại xây cổng?
Khi Không quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu oanh tạc bắc vĩ tuyến 17, nhiệm vụ của quân y sư đoàn là bay trên trực thăng phía nam sông Bến Hải để yểm trợ cứu cấp trường hợp phi công bị trúng thương. Tôi nhớ hình như hồi đó quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng loại Huey, chở được tám người, hai cáng thương, thường bay hai chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp may mắn, chúng tôi đã có hy vọng tiếp cứu đuợc phi công Phạm Phú Quốc, nếu máy bay trúng đạn của anh còn bay được sâu về phía nam. Cuối cùng chúng tôi chẳng cứu được ai mà trớ trêu hơn nữa, chính chúng tôi phải lo cho mình, số là hôm ấy một trong hai chiếc trực thăng hỏng máy, phải đáp xuống đất, tất cả dụng cụ trang bị quân sự và y khoa phải tháo gỡ cùng với phi hành đoàn đưa sang chiếc thứ hai bay về sân bay thành nội Huế.
Ngày 19-3-1965 tôi cũng muốn ra chứng kiến cảnh trục xuất giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến và ký giả Cao Minh Chiếm qua cầu Hiền Lương, nhưng vì bận công tác khác nên không thể ra coi được.
Năm 1967 cầu bị phi cơ Mỹ đánh sập, đến 1972 khi đem quân chiếm miền Nam, công binh cộng sản bắc cầu phao qua sông Bến Hải lùi 20m về phía thượng lưu cầu cũ. Năm 2003 công việc phục chế cầu Hiền Lương phỏng theo kiểu cũ hoàn thành, mặt cầu được lát bằng gỗ lim.
Tôi cứ băn khoăn về những yếu tố nào trong cuộc điều đình mặc cả giữa Pháp và Việt Minh trong cuộc đàm phán Genève đã đưa đến thỏa thuận nhận sông Bến Hải làm ranh giới, Cho đến mấy năm gần đây nhờ những tài liệu mới xuất bản (2) mới có thể lần ra manh mối việc chia đôi đất nước. Xin ghi lại ở đây những nét chính yếu.
Vào tuần lễ thứ ba của hội nghị, phương án vạch một giới tuyến nam bắc hầu như đã được công nhận, Phạm Văn Đồng đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới, các nước phương tây phản đối dữ dội.
Chu Ân Lai thấy cần phải thuyết phục phía Việt Minh, trên đường từ Genève trở về Bắc Kinh qua thăm Ấn Độ và Miến Điện, bèn triệu tập một phiên họp tại Quảng Tây với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, cùng hai cố vấn Trung Quốc bên cạnh Việt Minh là La Qúi Ba và Vi Quốc Thanh, để thông báo cho biết tình hình đàm phán và vấn đề chia vùng.
Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Liễu Châu (thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây) trong 8 phiên họp từ ngày, từ 3 đến 5 tháng 7, 1954. Sau khi Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh trình bày tình hình chiến trường, Chu Ân Lai thuyết giảng dài về vấn đề chiến tranh và hòa bình. Ông trình bày rất tỉ mỉ, cho rằng trước mắt có ba khả năng, thượng sách là hòa được, trung sách là đánh rồi hòa, hạ sách là đánh tiếp. Cuối cùng ông cho biết có hy vọng vạch đường phân giới tạm thời tại vĩ tuyến 16. Ông khuyến dụ: từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc là nơi Việt Nam hưng quốc, có 13 triệu dân, có hải cảng, có thể xây dựng. Vì người Pháp đòi chia vùng ở vĩ tuyến 18 và vì vĩ tuyến 16 ở phía nam Đà Nẵng nên muốn trấn an người Pháp, ông bảo cảng Đà Nẵng, Huế và quốc lộ số 9 (từ Đông Hà sang Lào, ở phía bắc thị xã Quảng Trị) có thể đặc biệt lưu lại cho Pháp một hai năm, như thế chúng ta có thể đòi các điều kiện khác.
Hồ Chí Minh nói vào lúc xế chiều ngày 4 tháng 7, ông nói ta phải giúp Mendès-France khỏi đổ, hạ quyết tâm tranh thủ hòa bình. Buổi tối hôm đó Chu Ân Lai báo cáo về trung ương, xin lùi ngày về Bắc Kinh, họp thêm một ngày nữa liên quan đến phương án giải quyết cụ thể.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.
Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80km thì gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngã ba sông cũng mang tên là Hiền Lương.
Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đã có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ 1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8 lần.
Cây cầu mà tôi đã đứng trên đó do người Pháp xây dựng năm 1952 bằng bê tông cốt sắt dài 178m, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải tối đa 18 tấn, gồm 7 nhịp, mặt cầu lát bằng 894 tấm ván gỗ thông, chia ra miền bắc một nửa, miền nam một nửa, mỗi bên 89m. Ở giữa cầu ngăn ra bằng hai vạch song song, trừ cảnh sát hai bên có thể đi qua hết chiều dài của cầu, người khác chỉ được đứng trong phạm vi giới hạn nam bắc của mình. Cây cầu này tồn tại 15 năm từ 1952 cho đến 1967 khi máy bay Mỹ phá sập.
Mỗi đầu cầu có một đồn cảnh sát 16 người (phía bắc gọi là đồn công an) thường xuyên cử hai nhân viên tuần tiễu an ninh trên cầu. Nghe nói ở Cửa Tùng cũng có một đồn cảnh sát ở bờ bắc thuộc xã Vinh Quang và một đồn ở phía nam thuộc xã Cát Sơn. Sau năm 1965, khi chiến tranh leo thang thì hệ thống đồn bót dọc hai bên sông Bến Hải đều ngưng hoạt động.
Phục vụ tại sư đoàn 1 bộ binh từ 1963 đến 1965 (1), tôi đã nhiều lần ra thăm cầu Hiền Lương, mổi lần đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. Vì là trong vùng 5 cây số phi quân sự, nên mỗi lần đến cầu đều phải mặc thường phục, nếu đi quân xa thì mang phải mang số ẩn tế, có khi vội thì lấy bùn bôi lấp đi bảng số quân xa.
Lần đầu tiên vào cuối năm 1963, lúc mới đến đơn vị mới là đã muốn đi thăm Bến Hải. Từ Huế theo quốc lộ số 1, qua Quảng Trị rồi Đông Hà, khi vào tới địa hạt Vĩnh Linh là đã thấy lòng nao nao vì nhớ nhà sau 9 năm xa miền Bắc. Dòng sông chẩy chậm, trên cầu gió nhẹ, đứng ở bên này vạch trắng mà nhớ lại những xót xa lúc xuống tầu há mồm rời miền Bắc.
Lần khác theo đoàn sinh viên Sài Gòn ra thăm Huế đi cùng với tướng Nguyễn Chánh Thi. Khi đoàn người tới chân cầu thì hai nhân viên công an miền Bắc sang bên này quan sát, quả nhiên không bao lâu sau thì có tin cộng sản phản đối sự hiện diện của tướng Thi ở vùng phi quân sự. Mấy ông Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Đình chiến từ đâu bỗng thấy kéo đến, bên ta trả lời là tướng Thi ngoài chức vụ tư lệnh sư đoàn có là đại biểu chính phủ tại khu 11 chiến thuật, một trách vụ hành chính. Thế là xong một hiệp, mà không biết trong vòng 21 năm đã có bao nhiêu vụ khiếu nại qua hai bên cầu.
Khoảng giữa tháng 9-1964 vài đồng nghiệp và tôi rủ nhau ra thăm Bến Hải. Hôm ấy tướng Lâm Văn Phát kéo quân vào Saigon áp lực đảo chính, ở ngoài giới tuyến nghe rõ nhạc hành quân trên đài phát thanh Saigon cùng với tin tức và kêu gọi của hai phe, đảo chính và phản đảo chính. Ở trên cầu Hiền Lương hai anh công an miền Bắc đến chào hỏi “đồng bào”, rồi tỏ ý chê bai, nói với chúng tôi là mấy anh tướng miền Nam thích đánh nhau tranh dành quyền hành, anh bạn Lý Hồng Sen nhanh trí đáp lại: bên tôi dân chủ như vậy đó, ai làm việc không được thì bắt xuống, bây giờ để chứng tỏ dân chủ, ở giữa cầu này, tôi hô đả đảo Nguyễn Khánh, đồng chí phải hô đả đảo Hồ Chí Minh, nói xong anh giơ tay hô lớn đả đảo Nguyễn Khánh, rồi đòi anh công an trả nợ phần của anh đối với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên anh bị ngọng, trách ngược lại người “đồng bào” kỳ cục. Chúng tôi bồi thêm, cật vấn anh ta tại sao chân cầu phía bắc lại có cái cổng lớn trên ghi bốn chữ Nam Bắc Một Nhà, giữa nhà sao lại xây cổng?
Khi Không quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu oanh tạc bắc vĩ tuyến 17, nhiệm vụ của quân y sư đoàn là bay trên trực thăng phía nam sông Bến Hải để yểm trợ cứu cấp trường hợp phi công bị trúng thương. Tôi nhớ hình như hồi đó quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng loại Huey, chở được tám người, hai cáng thương, thường bay hai chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp may mắn, chúng tôi đã có hy vọng tiếp cứu đuợc phi công Phạm Phú Quốc, nếu máy bay trúng đạn của anh còn bay được sâu về phía nam. Cuối cùng chúng tôi chẳng cứu được ai mà trớ trêu hơn nữa, chính chúng tôi phải lo cho mình, số là hôm ấy một trong hai chiếc trực thăng hỏng máy, phải đáp xuống đất, tất cả dụng cụ trang bị quân sự và y khoa phải tháo gỡ cùng với phi hành đoàn đưa sang chiếc thứ hai bay về sân bay thành nội Huế.
Ngày 19-3-1965 tôi cũng muốn ra chứng kiến cảnh trục xuất giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến và ký giả Cao Minh Chiếm qua cầu Hiền Lương, nhưng vì bận công tác khác nên không thể ra coi được.
Năm 1967 cầu bị phi cơ Mỹ đánh sập, đến 1972 khi đem quân chiếm miền Nam, công binh cộng sản bắc cầu phao qua sông Bến Hải lùi 20m về phía thượng lưu cầu cũ. Năm 2003 công việc phục chế cầu Hiền Lương phỏng theo kiểu cũ hoàn thành, mặt cầu được lát bằng gỗ lim.
Tôi cứ băn khoăn về những yếu tố nào trong cuộc điều đình mặc cả giữa Pháp và Việt Minh trong cuộc đàm phán Genève đã đưa đến thỏa thuận nhận sông Bến Hải làm ranh giới, Cho đến mấy năm gần đây nhờ những tài liệu mới xuất bản (2) mới có thể lần ra manh mối việc chia đôi đất nước. Xin ghi lại ở đây những nét chính yếu.
Vào tuần lễ thứ ba của hội nghị, phương án vạch một giới tuyến nam bắc hầu như đã được công nhận, Phạm Văn Đồng đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới, các nước phương tây phản đối dữ dội.
Chu Ân Lai thấy cần phải thuyết phục phía Việt Minh, trên đường từ Genève trở về Bắc Kinh qua thăm Ấn Độ và Miến Điện, bèn triệu tập một phiên họp tại Quảng Tây với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, cùng hai cố vấn Trung Quốc bên cạnh Việt Minh là La Qúi Ba và Vi Quốc Thanh, để thông báo cho biết tình hình đàm phán và vấn đề chia vùng.
Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Liễu Châu (thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây) trong 8 phiên họp từ ngày, từ 3 đến 5 tháng 7, 1954. Sau khi Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh trình bày tình hình chiến trường, Chu Ân Lai thuyết giảng dài về vấn đề chiến tranh và hòa bình. Ông trình bày rất tỉ mỉ, cho rằng trước mắt có ba khả năng, thượng sách là hòa được, trung sách là đánh rồi hòa, hạ sách là đánh tiếp. Cuối cùng ông cho biết có hy vọng vạch đường phân giới tạm thời tại vĩ tuyến 16. Ông khuyến dụ: từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc là nơi Việt Nam hưng quốc, có 13 triệu dân, có hải cảng, có thể xây dựng. Vì người Pháp đòi chia vùng ở vĩ tuyến 18 và vì vĩ tuyến 16 ở phía nam Đà Nẵng nên muốn trấn an người Pháp, ông bảo cảng Đà Nẵng, Huế và quốc lộ số 9 (từ Đông Hà sang Lào, ở phía bắc thị xã Quảng Trị) có thể đặc biệt lưu lại cho Pháp một hai năm, như thế chúng ta có thể đòi các điều kiện khác.
Hồ Chí Minh nói vào lúc xế chiều ngày 4 tháng 7, ông nói ta phải giúp Mendès-France khỏi đổ, hạ quyết tâm tranh thủ hòa bình. Buổi tối hôm đó Chu Ân Lai báo cáo về trung ương, xin lùi ngày về Bắc Kinh, họp thêm một ngày nữa liên quan đến phương án giải quyết cụ thể.
Trong phiên họp sáng ngày 5 tháng 7, 1954 Võ Nguyên Giáp biểu thị đồng ý chọn vĩ tuyến 16, nhưng nói thêm vì Phạm Văn Đồng đang đề xuất phương án vĩ tuyến 13, nên có thể lùi từng bước, đến vĩ tuyến 16 là giới hạn cuối cùng, khi rút quân miền Nam thì rút từ cấp tỉnh trở lên, nhưng từ cấp huyện trở xuống và đội du kích không rút, đem cất giấu vũ khí.
Vi Quốc Thanh đồng ý với ý kiến chủ hòa của Chu Ân Lai, nếu tiếp tục đánh, có thể đuổi được kẻ địch yếu, nhưng lại đưa vào kể địch mạnh (Mỹ). Đó là tình hình đòi hỏi chúng ta phải tránh né nhất. Chu Ân Lai nói xen vào: đó không phải là giả thiết mà là sự thật.
Khi kết quả hội nghị Liễu Châu đã thực hiện hoàn toàn theo dự kiến của Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh phát biểu có tính cách tổng kết, hiện nay chúng ta đang đứng trước ngã tư đường, có khả năng hòa cũng có khả năng chiến, phương hướng chủ yếu là tranh thủ hòa chuẩn bị chiến. Bởi vì khẩu hiệu trước đây là kháng chiến đến cùng, bây giờ lại muốn hòa, đối với người bình thường thậm chí là cán bộ, rốt cuộc thì cái nào đúng đây. Nên vấn đề hàng đầu là đả thông tư tưởng, nếu chuẩn bị tiếp thu Hà Nội, thì phải chuẩn bị một loạt cán bộ mà hiện nay không đủ, vẫn cần các đồng chí cố vấn giúp đỡ.
Ngay trong ngày kết thúc hội nghị, Hồ Chí Minh đã tự tay thảo chỉ thị 5/7 gửi cho Phạm Văn Đồng, xác định “phương án thấp nhất trong đàm phán” (chấp nhận vĩ tuyến 16), chỉ thị này gửi qua Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc trước, nếu không có ý kiến, sẽ chuyển cho đồng chí để tiến hành.
Tối ngày 5 tháng 7, cử hành phiên họp thứ tám, chủ yếu bàn về tình hình sau khi ngưng bắn, tiếp quản thành thị, hội nghị thảo luận và sửa chữa bốn điều trong “Bố cáo yên dân khi vào thành phố” do La Qúi Ba khởi thảo, tiếp theo bàn luận và sửa chữa “Chính sách vùng tiếp quản” cũng do La Qúi Ba khởi thảo. Cuối cùng Chu Ân Lai tuyên bố kết thúc hội nghị.
Một tuần lễ sau khi về Bắc Kinh, Chu Ân Lai trở lại Genève ngày 12-7-1954, nghe các phụ tá báo cáo tình hình đàm phán. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Văn Thiên cho rằng đoàn đại biểu Việt Minh lần lữa không chịu theo chỉ thị 5/7 của Hồ Chí Minh là do đã đề cao lực lượng của mình và đặc biệt là đánh giá quá cao chiến thắng Điện Biên Phủ, vì thế đã không nhượng bộ thích ứng, đồng thời còn có tư tưởng Liên bang Đông Dương, không phân biệt nổi cách mạng nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc là hai loại không cùng tính chất.
Khó khăn hiện nay là Pháp chủ trương lấy vĩ tuyến 18 làm giới hạn, trong khi Trung ương Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đồng ý lấy vĩ tuyến 16, nhưng đoàn đại biểu VN vẫn dừng lại ở vĩ tuyến 14-15.
9 giờ 30 tối hôm đó Chu Ân Lai đến khách sạn của đoàn đại biểu Việt Nam hội đàm với Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Trần Công Tường thì được biết ngày 11 và 12-7-1954 Phạm Văn Đồng đã gặp Mendès-France, Phạm Văn Đồng thử thăm dò vĩ tuyến 16, nhưng Mendès-France ngang nhiên từ chối, kiên trì đòi vĩ tuyến 18. Đến nửa đêm, nhận thấy nơi Phạm Văn Đồng trú ngụ không đủ bảo đảm bí mật, Chu Ân Lai đề nghị về nơi ông trú ngụ tại biệt thự Vạn Hoa bàn tiếp, tại đây Chu Ân Lai cho Phạm Văn Đồng biết là nếu tiếp tục đánh nhau, ít ra cũng phải ba năm, thế nhưng Mỹ can thiệp là điều khó tránh khỏi, lúc đó không phải là vấn đề ba năm nữa.
Chu Ân Lai cho rằng nếu VN muốn giữ vùng tập kết tại Liên Khu Năm (Quảng Ngãi, Bình Định) thì phía Pháp cũng đòi giữ vùng tập kết tại đồng bằng sông Hồng. Nếu dứt khoát lấy ranh giới vĩ tuyến 16 thì có thể thành lập một dạng quốc gia ở phía bắc, qua phổ thông bầu cử mà hoàn thành thống nhất.
Chu Ân Lai còn cho biết sau chỉ thị 5/7, Mao Trạch Đông có thương nghị lại với Hồ Chí Minh và hai người đã đồng ý lấy đường số 9 làm giới tuyến, dù điểm này không viết trong văn kiện 5/7.
Ngày hôm sau, 13-7-1954, Chu Ân Lai tiếp Mendès-France lúc 10 giờ 30 sáng tại biệt thự Vạn Hoa. Thủ tướng Pháp trải ra một bản đồ trước mặt Chu Ân Lai và nói: không có đường giới tuyến nào thích hợp hơn vĩ tuyến 18. Nhất định ngài sẽ nói với tôi Việt Minh chiếm nhiều nơi giữa vĩ tuyến 13 đến 16, thế nhưng giữa vĩ tuyến 16 và 18 chúng tôi có vùng chiếm lĩnh.
Không thể lấy diện tích ra để so sánh, trên thực tế những thành phố như Hà nội Hải phòng, Huế, Tourane, đồng bằng sông Hồng, tính quan trọng về dân số, chính trị, kinh tế đều lớn hơn những vùng mà Việt Minh rút khỏi. Lấy dân số ra mà nói, vùng chúng tôi phải rút là 300.000 dân, còn Việt Minh chỉ phải rút có 30.000 người.
Vạch đường giới tuyến về địa lý, lịch sử và logique đều nên lấy porte d’Annam (cổng An Nam tức là Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1833 trên đèo Ngang) gần vĩ tuyến 18 là hợp lý nhất. Vì biết Mendès-France chiều hôm ấy sẽ về Paris gặp Foster Dulles, Chu Ân Lai nhấn mạnh muốn để cho hòa bình được củng cố phải có sự bảo đảm của các nước tham dự, ám chỉ không muốn Mỹ đứng ngoài cuộc đàm phán, đồng thời khéo léo cho biết Việt Minh có khả năng nhượng bộ.
Đến ngày 19 tháng 7, cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, vấn đề vạch đường giới tuyến còn giằng co. Hồi 12 giờ 45 ngày hôm đó, Mendès-France và Eden cùng với các phụ tá đến gặp Chu Ân Lai thảo luận một giờ đồng hồ. Khi kết thúc Eden đề nghị phụ tá Caccia của ông sẽ gặp Trương Văn Thiên thảo luận thêm vào buổi chiều. Năm giờ bốn mươi lăm phút chiêù ngày 19-7-1954, thứ trưởng Trương Văn Thiên đến nơi ở của phái đoàn Anh, hội kiến với Caccia, phụ tá Eden. Trương Văn Thiên thông báo nhượng bộ cuối cùng, có thể chấp nhận đường giới tuyến khoảng 10 cây số về phía bắc đường số 9. Thiên nhấn mạnh nếu đối phương không tiếp nhận, chúng tôi chỉ có thể mua vé bay bay về nhà. Caccia nói 10 cây số sợ rằng hẹp quá. Thiên nói có thể bắt chước Triều Tiên, thiết lập khu phi quân sự 5 cây số ở mỗi bên. Caccia đề nghị là giữa đường số 9 và vĩ tuyến 17 có hai con sông, có thể chọn một trong hai con sông đó làm giới tuyến (Bến Hải và Sa Lung?). Tiếp đó hai người bàn đến vấn đề tổng tuyển cử…
Chiều tối ngày 20 tháng 7 năm 1954 vì đại biểu Campuchia, đại biểu Lào và đại biểu Việt Nam Ngô Đình Luyện lại có những đề nghị khác, cuộc thương lượng phải kéo dài thêm, mà hạn chót của Mendès-France đối với quốc hội Pháp là nửa đêm, nên đồng hồ trong phòng họp phải ngưng lại vào lúc 24 giờ. Mãi đến 3 giờ 20 sáng đại biểu quân sự hai bên mới có thể tề tựu tại đại sảnh của Liên Hiệp Quốc, thiếu tướng Delteil đại diện quân đội viễn chinh Pháp, thứ trưởng Quốc Phòng Tạ Quang Bửu đại diện Việt Minh ký tên trên hiệp định đình chiến. Sau khi ký xong Tạ Quang Bửu tươi cười tới trước mặt Delteil đề nghị bây giờ chúng ta hãy cùng uống một ly sâm banh. Delteil trả lời: chắc ông biết rõ là tôi không thể nhận lời, nói xong ông ta đi thẳng về phía phái đoàn của mình.
Sông Bến Hải đi vào lịch sử từ giờ phút đó..
Thursday, November 7, 2019
Friday, October 25, 2019
CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ
NHỮNG NGƯỜI THẦY CỦA VUA CHÚA VIỆT
NHỮNG NGƯỜI THẦY CỦA VUA CHÚA VIỆT
1-Những người thầy cao cả của vua Hàm Nghi
Thầy giáo Nguyễn Doãn Cử, quê Vũ Thư – Thái Bình đỗ cử nhân, được làm giảng
quan của phủ Tôn Nhân, chuyên dạy con em vương hầu nhà Nguyễn. Có lần, cậu bé
Ưng Lịch không thuộc bài, thầy Cử đã phạt đòn thẳng tay, bất chấp trò là dòng
dõi vương tôn. Sau đó thầy cử liền dâng sớ tạ tội, cáo quan về quê cũ.
Nhưng vua Tự Đức chẳng những không quở trách mà còn đưa thêm roi cho thầy và
nói: Khanh quý trẫm vì nể trọng khuôn phép, chứ không phải nể quyền uy nơi
trẫm. Nếu không nghiêm như vậy thì làm sao đào luyện được tài năng, hoàng tộc
sẽ không có người kế nghiệp xứng đáng.
Cậu bé Ưng Lịch bị thầy đánh đòn ấy sau này trở thành vua Hàm Nghi, một ông
vua yêu nước được lưu danh trong sử sách.
Trong các thầy dạy vua Hàm Nghi, người đời cũng nhớ đến thầy Nguyễn Nhuận.
Dù không đỗ cao, ông là một nhà Nho được kính nể không chỉ vì trí tuệ uyên thâm
mà còn cả sự liêm khiết, quang minh. Sau một thời gian mở trường dạy ở quê, ông
được mời vào kinh dạy con cháu hoàng tộc. Trong các học trò của ông có cả Ưng
Lịch, khi đó là một cậu bé ngỗ nghịch ít được chú ý đến.
Sau này Ưng Lịch trở thành vua Hàm Nghi, nhớ công ơn thầy dạy dỗ, muốn phong
cho thầy một chức quan trong triều. Để tạ ơn vua, nghĩ đến quê mình có vùng đất
Tuyên Hóa nghèo khổ lại toàn là núi rừng, dân chúng ít học, thầy Nguyễn Nhuận
đã xin được về Tuyên Hóa nhận chức Tri huyện.
Thời gian cụ làm quan ở huyện này, toàn huyện không có ăn xin ăn mày, không
có trộm cắp, vườn tược nhà nhà thông thương, hoa quả không bị mất trộm, nhà nhà
không phải đóng cửa khi chủ đi vắng…
2.- Vua Lê Hiến Tông và bát canh của người thầy
Lê Hiến Tông (1461 – 1504) là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà. Dưới
thời của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua
cha Lê Thánh Tông.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi lại một câu chuyện cảm động về đạo thầy trò
trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.
Nội dung câu chuyện như sau: Xa giá về đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra
lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy, vua chọn 2-3 cận thần
cùng một vị quan sở tại tháp tùng vua vào nhà thầy giáo. Vua ôn tồn nói với mọi
người đi theo:
– Hôm nay trẫm về đây là để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán vì
vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán.
Mọi người bái tạ nhà vua rồi đi vào các quán dịch. Ở đó, các quan địa phương
chuẩn bị chu đáo, có chăng đèn, kết hoa, có bàn trà nước. Nhà vua đi bộ cùng
viên quan trấn và mấy quan hầu cận tiến vào nhà thầy. Không trống phách, không
nhạc nhã, không có tiếng hô dẹp đường. Cụ Thượng thư già cùng các con cháu và
giai nhân mũ áo chỉnh tề ra tận đầu thôn bày hương án nghênh tiếp nhà vua.
Thấy thầy giáo, vua vội vàng đến gần cụ. Theo nghĩa vua tôi, cụ sụp lạy. Nhà
vua hai tay nâng vai thầy lên, ôn tồn:
– Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ.
Vua nói với những người đang quỳ rạp hai bên đường:
– Cho tất cả các người đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư!
Vua nhắc lại lời nói với các quân sĩ và với người thân của thầy giáo:
– Hôm nay trẫm đến đây là học trò về thăm thầy, chứ không phải thiên tử đi
kinh lý, nghi lễ ở chốn triều đình dùng vào lúc khác!
Ngôi nhà thầy Nguyễn Bảo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái
của chủ nhân – một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình
đứng vấn an thầy. Cụ giật mình:
– Tâu bệ hạ đâu lại có thể như thế được. Đạo thầy là nặng, song phép nước cao
hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu! Người ngoài trông vào sao
tiện ạ!
Nhà vua nhẹ nhàng:
– Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử
ngồi chung là đã quá lắm rồi.
Nói xong, nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Vua hỏi thăm sức khoẻ và
đời sống của thầy cùng gia đình, xin xem những bài thơ của thầy làm khi nhàn
rỗi ở chốn thôn dã. Khi người nhà của cụ giáo dâng trầu nước chỉ đứng ở sân
dưới thềm, chuyển qua các thị vệ dâng lên cụ giáo và nhà vua.
Vua Hiến Tông lại khoát tay:
– Thôi để họ mang thẳng lên đây, chắc họ cũng muốn gần vua một chút. Âu cũng là
cái lộc của lão tiên sinh đây!
Thưởng thức chén trà ngát hương sen đồng nội, nhà vua nói với các quan theo
hầu:
– Trẫm cho các ngươi lui! Chiều nay trẫm không dùng “ngự thiện”, trẫm xin với
lão tiên sinh cùng gia đình ăn bữa cơm quê. Trẫm muốn được ngồi chung mâm với
thầy cũ cho thoả tình thầy trò, chắc lão tiên sinh cho phép.
Cụ giáo nghẹn ngào:
– Xin bái tạ đức vua! Thánh chỉ đã truyền, thần xin vâng mệnh!
Bữa cơm thầy trò chiều hôm đó diễn ra thân mật. Các con cụ đứng hầu từ xa
ngắm thầy trò nhà vua đối ẩm với thứ rượu nếp quý quê nhà hương thơm sực nức,
nghe thầy trò nhà vua vừa ăn vừa ngâm nga thơ phú. Cụ Châu Khê có lẽ còn vui
hơn cả nhà vua, bởi lẽ là ông có học trò ở ngôi tôn quý nhất nước vẫn mực thước
thuỷ chung giữ đạo nghĩa thầy trò. Ông càng hài lòng vì học trò cũ của ông dẫu
ngồi trên ngai vàng vẫn không quên gốc.
Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói với cụ
Châu Khê:
– Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua
đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon.
Trích từ nguyenhoangsaigon
Friday, October 18, 2019
Tuesday, September 17, 2019
HOÀNG CHÍ PHONG
phát biểu trước Ủy Ban Quốc Hội Mỹ ( 9/17)
(Ủy ban điều hành về vấn đề Trung Quốc- Executive Commission on China (CECC)
Xem đoạn cuối bài điều trần ở phút 6.55 trở đi :
..."Một em bé được sinh ra hôm nay, không chắc sẽ tổ chức được sinh nhật lần thứ 28 của mình vào ngày 1 tháng 7 năm 2047, ngày của kỳ hạn cuối, khi chính sách 50 năm của Hồng Kông không có thay đổi nào được xem xét. Thời hạn đó lại gần với chúng ta hơn là, tính cho đến ngày cuối đó . Không có cách gì quay lại đươc đâu.
..."Một em bé được sinh ra hôm nay, không chắc sẽ tổ chức được sinh nhật lần thứ 28 của mình vào ngày 1 tháng 7 năm 2047, ngày của kỳ hạn cuối, khi chính sách 50 năm của Hồng Kông không có thay đổi nào được xem xét. Thời hạn đó lại gần với chúng ta hơn là, tính cho đến ngày cuối đó . Không có cách gì quay lại đươc đâu.
Nhiều thập kỷ tới, khi các nhà sử học nhìn lại, tôi chắc chắn rằng năm 2019, hay sớm hơn là năm 2014, hóa ra sẽ là một bước ngoặt. Tôi cũng hy vọng rằng các nhà sử học sẽ ghi nhớ để tôn vinh việc Quốc hội Hoa Kỳ đã đứng về phía người dân Hồng Kông."
Wednesday, August 21, 2019
Sunday, August 18, 2019
DIỄN TIẾN PHONG TRÀO PHẢN KHÁNG TẠI HONG KONG
1.- Tháng 3 : Dân chúng biểu tình phản kháng và yêu cầu rút lại dự luật dẫn độ( extradition bill), có hàng ngàn người tham dự và ôn hòa.
2.- Xuống đường trong hai ngày 9 và 12 tháng 6, đám đông lên đến 2 triệu người .
3.- Ngày 1 tháng 7 : Ra tuyên cáo 5 điểm :
. Yêu cầu hoàn toàn rút lại dự luật dẫn độ.
. Rút lại lời tuyên bố cho rằng các cuộc biểu tình vào ngày 9 tháng 6 và 12 tháng 6 là bạo loạn
. Rút các cáo buộc hình sự đối với tất cả người biểu tình
. Điều tra kỹ lưỡng sự lạm quyền của cảnh sát.
. Giải tán Hội đồng Lập pháp theo lệnh hành chính, và ngay lập tức thực hiện phổ thông đầu phiếu.
. Rút lại lời tuyên bố cho rằng các cuộc biểu tình vào ngày 9 tháng 6 và 12 tháng 6 là bạo loạn
. Rút các cáo buộc hình sự đối với tất cả người biểu tình
. Điều tra kỹ lưỡng sự lạm quyền của cảnh sát.
. Giải tán Hội đồng Lập pháp theo lệnh hành chính, và ngay lập tức thực hiện phổ thông đầu phiếu.
4.- Ngày 5 tháng 8, 2.300 nhân viên phi trường Hong Kong đình công hổ trợ phong trào phản kháng, 224 chuyến bay bị hủy. Đây là đòn đánh mạnh của người dân Hong Kong nhằm áp lực tuyệt đối, được ví như là vụ đổ 342 kiên trà tại cảng Boston trong cách mạng Mỹ chống thực dân Anh ngày 16 tháng 12 năm 1773 trong việc dành độc lập cho nước Mỹ.
5.- Do yêu sách không được giải quyết, đêm 16 tháng 6, hội thảo 16 trường đại học kêu gọi khẩn cấp thành lập" Liên minh Mỹ-Anh-Hong Kong nhằm bảo vệ các quyền của nhân dân Hong Kong", vì sự vi phạm thỏa ước Trung-Anh 1984 của chính quyền Trung quốc lục địa.
Các cuộc xuống đường đang tiếp tục hôm nay 18.8.
Xem thêm :
Friday, August 9, 2019
GÁNH TRẦU MỸ HỘI
Thương nhớ gởi về quê Mỹ-Hội
Dòng đời thắm thoát bấy nhiêu năm
Bao mùa mưa nắng bao thay đổi
Mà bóng người xưa vẫn bặt tăm .
Thuở xưa Mỹ-Hội êm đềm quá
Cây trái sum suê đủ bốn mùa
Phước Lý về ngang Thành Tuy Hạ
Nhà em ở dưới rặng cau thưa.
Nhà em có Mẹ già gầy yếu
Ba mất từ khi em biết đi
Mẹ bán thúng trầu lưng buổi chợ
Nuôi em khôn lớn tuổi xuân thì.
Ngày ấy anh về thăm Mỹ-Hội
Qua phà Cát Lái ghé Long Tân
Tìm em trưa nắng tan phiên chợ
Thăm Mẹ thăm em đã mấy lần.
Con gái miệt vườn, không trang điểm
Nhưng em rất đẹp, tánh ngoan hiền
Má hồng, mắt biếc, làn môi đỏ
Giúp Mẹ gánh trầu buổi chợ phiên.
Anh trai tỉnh lỵ ra trường lớn
Ăn học, làm quen nếp thị thành
Hai đứa cùng nhau chung ước hẹn
Chờ anh đi kiếm chút công danh.
Mỗi bận trở về thăm xóm cũ
Ra vườn gom hái lá trầu vàng
Trầu cau chung gánh – chung duyên nợ
Đủ nghĩa cho tình ta chứa chan.
Gặp nhau rồi lại xa nhau nữa
Căn dặn đừng quên sớm trở về
Em đứng bên bờ sông Cát Lái
Nhìn theo như níu bóng người đi.
Chiếc phà tách bến, dòng sông rộng
Nước xoáy lao chao đám lục bình
Run rẩy những chồi hoa tím tím
Thương em bịn rịn bước không đành.
Công danh đeo đuổi chi mà khổ
Đã lỡ bon chen chốn lụy phiền
Chưa kịp đến ngày tin Mẹ mất
Gánh trầu giờ trĩu nặng vai em.
Anh về lần ấy, hay lần cuối
Ngồi kế bên em xếp liễn trầu
Chợt thấy bàn tay gầy guộc quá
Lần đầu xao xuyến nụ hôn nhau.
Anh đốt trầm hương xin khấn Mẹ
Sau này được kết nghĩa trăm năm
Em làm nội trợ, nuôi con nhỏ
Thôi gánh trầu, thôi những nhọc nhằn.
Rồi buổi quê hương tàn cuộc chiến
Anh xa thành phố, sống trên rừng
Mười năm dày dạn cùng sương gió
Ai hẹn ngày về giữa gió sương?
Mỹ-Hội cũng thay từng cảnh sống
Chợ phiên cần gạo, chẳng mua trầu
Cau khô, trầu héo, buồn trong thúng
Vườn cũ thưa dần những bóng cau.
Em có khi nào qua Cát Lái
Bến phà đứng đợi một bên bờ
Nước sông cuồn cuộn xuôi dòng nhớ
Những mảng lục bình theo sóng đưa?
Như mảng lục bình trong nước xoáy
Không về trở lại bến sông xưa
Dòng đời xô dạt anh xa mãi
Mà bóng người thương chẳng nhạt mờ.
Biết có ai về quê Mỹ-Hội
Nhắn dùm người cũ mấy lời thăm
Giờ thân viễn xứ còn trôi nổi
Xin hiểu lòng nhau – tạ lỗi lầm.
DƯƠNG QUÂN
Subscribe to:
Posts (Atom)