ĐẾ QUỐC VIỆT NAM
TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP
do Vua Bảo Đại công bố ngày 11-3-1945
“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai t...uyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.
“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.
“Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích nói trên.
“Khâm thử.
“Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại”.
Ngày 17-4-1945, ông Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn vào và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân 2 ngày sau đó ngày 19/4/1945. Danh sách Nội các Trần Trọng Kim:
1. Trần Trọng Kim, Giáo sư, Học giả, nhà Sử học: Thủ tướng.
2. Trần Văn Chương, Luật sư: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
3. Trần Đình Nam, Y sĩ: Bộ trưởng Nội vụ.
4. Trịnh Đình Thảo, Luật sư: Bộ trưởng Tư pháp.
5. Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán: Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ.
6. Vũ Văn Hiền, Luật sư: Bộ trưởng Tài chính.
7. Phan Anh, Luật sư: Bộ trưởng Thanh niên.
8. Lưu Văn Lang, Kỹ sư: Bộ trưởng Công chính.
9. Vũ Ngọc Anh, Bác sĩ: Bộ trưởng Y tế.
10. Hồ Tá Khanh, Bác sĩ: Bộ trưởng Kinh tế.
11. Nguyễn Hữu Thi, cựu Y sĩ: Bộ trưởng Tiếp tế.
Người Nhật đề nghị Vua Bảo Đại cho thành lập Quân Đội nhưng nhà vua xét thấy quân Nhật sẽ bại trận nên không đồng ý, vì vậy trong Nội các Trần Trọng Kim đã không có Bộ Quốc Phòng.
“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.
“Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích nói trên.
“Khâm thử.
“Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại”.
Ngày 17-4-1945, ông Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn vào và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân 2 ngày sau đó ngày 19/4/1945. Danh sách Nội các Trần Trọng Kim:
1. Trần Trọng Kim, Giáo sư, Học giả, nhà Sử học: Thủ tướng.
2. Trần Văn Chương, Luật sư: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
3. Trần Đình Nam, Y sĩ: Bộ trưởng Nội vụ.
4. Trịnh Đình Thảo, Luật sư: Bộ trưởng Tư pháp.
5. Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán: Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ.
6. Vũ Văn Hiền, Luật sư: Bộ trưởng Tài chính.
7. Phan Anh, Luật sư: Bộ trưởng Thanh niên.
8. Lưu Văn Lang, Kỹ sư: Bộ trưởng Công chính.
9. Vũ Ngọc Anh, Bác sĩ: Bộ trưởng Y tế.
10. Hồ Tá Khanh, Bác sĩ: Bộ trưởng Kinh tế.
11. Nguyễn Hữu Thi, cựu Y sĩ: Bộ trưởng Tiếp tế.
Người Nhật đề nghị Vua Bảo Đại cho thành lập Quân Đội nhưng nhà vua xét thấy quân Nhật sẽ bại trận nên không đồng ý, vì vậy trong Nội các Trần Trọng Kim đã không có Bộ Quốc Phòng.
Nguồn: Hồi Ký Con Rồng Việt Nam của Vua Bảo Đại