Friday, December 22, 2023

MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR


Wednesday, December 20, 2023

 Hồi Ức của Ô. Nguyễn Văn Ngân, Cựu Phụ Tá TT Nguyễn Văn Thiệu

Thởi Luận.– Ngày 6 tháng 11, 2023 ông Nguyễn Văn Ngân, cựu Phụ tá đặc biệt về chính trị Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã từ trần đột ngột ngày 1 tháng 11, 2023 do bệnh tim tại bệnh viện Lakewood, Nam California, hưởng thọ 88 tuổi.


Sự nghiệp của ông thời Đệ Nhị Cộng Hòa là phụ tá Tổng thống đặc trách các cơ quan dân cử như Thượng Hạ Viện, Tối Cao Pháp Viện và Giám sát viện. Công việc hầu hết diễn ra trong hậu trường nhưng rất quan trọng và được Tổng thống Thiệu trọng nể. Nhiều sự kiện thời đệ nhị Cộng hòa nếu ông không nói ra thì mai sau có thể sẽ không ai biết hoặc biết lõm bõm nếu không nói là có thể sai lầm.

Thế nhưng xuất thân của ông ra sao, ít người biết vì ông chỉ mang cấp Đại úy khi từ trường Quân Cảnh được chọn về làm chuyên viên của Ủy ban Lãnh đạo quốc gia. Lại có tin đổn ông là “cộng sản nằm vùng” tại Dinh Độc lập như Huỳnh Văn Trọng.

Thực sự thì ông đã sống tại Liên Khu IV trong thời kháng chiến chống Pháp 1945-1955 (gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và phân khu Bình Trị Thiên). Ông gia nhập bộ đội Việt Minh từ lúc còn rất trẻ, cùng đơn vị và một khóa sĩ quan Quân Chính với nhà văn Phùng Quán (Nhân Văn Giai phẩm), trong các năm 1949, 50, 51.

Nhưng năm 1952 Ông bị cộng sản cầm tù cùng một số trí thức Liên Khu IV dưới tội danh “gián điệp Pháp”. Đây là thời kỳ đảng Lao Động đã ra công khai và đang chuẩn bị công cuộc cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức sẽ được phát động cuối năm 1953. Ông được phóng thích do Hiệp định Genève cuối tháng 10, 1954.

Tại Mỹ, trước khi nghỉ làm việc vì tuổi đã cao, hai ông bà mở tiệm dry clean ở thành phố Norwark. Ông bà chia phiên trông tiệm nên chỉ có một người vừa làm chủ vừa làm thợ. Mỗi lần tôi đến thăm ông, khi bước vô cửa tiệm thì có tiếng chuông báo ông biết để ông từ phía sau tiệm bước ra gặp bạn hữu hoặc tiếp thân chủ, đa số là phụ nữ mang tới giao cho ông những túi đựng quần áo dơ. Khi đó ông phải soát xét tình trạng từng món đồ hầu kịp thời báo cho khách biết để tránh sự than phiền, khiếu nại hay bắt đền khi họ tới lấy đồ đã giặt xong. Tôi đã đứng xem ông Ngân làm công việc này và ngạc nhiên tự hỏi ông học nghề này từ bao giờ và sao ông không đeo khẩu trang, đeo găng tay khi tiếp xúc với những áo quần của khách mang tới giặt vốn đã nhét vô bao nhiều ngày nên đã bốc mùi khiến tôi chỉ đúng xa và xem thôi mà đã muốn nhăn mặt.

Nhìn cung cách ông làm việc cần cù như một người tỵ nạn bình thường, mấy ai biết con người đó đã một thời tạo ra những ông to bà lớn biểu tượng cho sân khấu chính trường của Miền Nam Việt Nam.

Gặp ông nhiều năm nay, tôi cũng ngạc nhiên là dù cho thời gian lặng lẽ trôi qua nhưng sức khỏe của ông vẫn phong độ, cử chỉ nhanh nhẹn hơn hẳn những người thuộc lớp tuổi của ông. Theo bà Ngân thì mới đây, ông đã một mình sơn lại cả trong và ngoài căn nhà ông bà và bốn người con trưởng thành đang ở.

Ngày 2 tháng 11, 2023 khi được tin ông mất, chúng tôi lên thăm thì bà Ngân vừa nhạt nhòa nước mắt vừa nói về ông với vẻ ngạc nhiên tại sao ông lại ra đi quá đột ngột chỉ sau một đêm vô bệnh viện như thế. Bà cũng nói hàng ngày ông tập thể dục rất đều đặn như bơi lội tại hồ bơi của khu chung cư và đi bộ. Bà đưa chúng tôi ra vườn sau, chỉ cho xem kia là cây hồng mềm mà ông vửa leo lên cưa cụt những cành cao sau khi đã hái hàng trăm trái, đây là ông trồng cây ăn trái, nhiều nhất là cây măng cầu. Bà chỉ một cây măng cầu mà ông vửa mới trồng được vài hôm và tính hôm nay mới bón phân vào gốc.

Chúng tôi không cầm được nước mắt khi bà vừa khóc vừa nói : “Mấy hôm trước ông nói vời tôi, sinh nhật này, anh sẽ đưa em ra tiệm ăn. Thế mà đến sinh nhật tôi, ngày 1 tháng 11 thì ông đã bỏ tôi mà đi rồi”.

Những khi nói chuyện với ông, tôi không khỏi kinh ngạc vì ông có một trí nhớ phải nói là phi thường… Cho nên những năm gần đây, mỗi năm tôi đều xin ông một cuộc phỏng vấn hoặc ông viết cho tờ Giai Phẩm Xuân Thời Luận ít chuyện về những năm tháng cũ mà ông là một kho sử liệu tiềm ẩn vô giá.

Dưới đây là những đoạn tóm lược từ nhiều bài viết về hồi ức chặng đời trước khi bước vô Dinh Độc lập của ông đã đăng trên Thời Luận:

Đỗ Tiến Đức
tóm lược

Đọc toàn bài:
Hồi Ức của Ô. Nguyễn Văn Ngân

Monday, December 11, 2023

 Chương 12: Rời Việt Nam

52 năm theo thầy học đạo và phụng sự
– Hồi kí của Sư cô Chân Không
(Đọc đoạn cuối)

Tuesday, December 5, 2023

 Rosalynn


She’d smile, and birds would feel
that they no longer had to sing,
or it may be I failed
to hear their song.

Within a crowd, I’d hope her glance
might be for me, but knew that she
was shy, and wished to be alone.
I’d pay to sit behind her,
blind to what was on the screen,
and watch the image flicker on her hair.

I’d glow when her diminished voice
would clear my muddled thoughts,
like lightning flashing in a gloomy sky.

The nothing in my soul with her aloof
was changed to foolish fullness
when she came to be with me.

With shyness gone
and hair caressed with gray,
her smile still makes the birds forget to sing
and me to hear their song.

Jimmy Carter
1995

Jimmy Carter penned a sweet poem to his beloved wife Rosalynn in 1995 which has been shared ahead of the former first lady's hometown funeral on Wednesday

Rosalynn

Em mỉm cười, bỗng chim chóc
cảm thấy không cần hót, hay
có thể là tôi không còn nghe
bài ca của chúng.

Giữa đám đông, sao tôi mong
cái liếc ấy dành cho mình, nhưng
biết em e thẹn, thích riêng tư.
Tôi sẵn sàng trả tiền để ngồi sau lưng,
không nhìn lên màn bạc,
chỉ cần thấy ảnh hình ẩn hiện
trên mái tóc em.

Tôi sẽ toả rạng khi nhẹ nhàng em cất tiếng
làm tan biến những ý nghĩ rối ren,
như tia chớp loé lên
giữa bầu trời u ám.

Sự trống rỗng trong tôi khi em hờ hững
biến thành cơn cuồng nhiệt đầy tràn
ngày em bước đến bên tôi.

Thẹn thùng không còn nữa,
tóc bạc giờ đã vuốt ve mái đầu,
nhưng nụ cười em
vẫn làm bầy chim quên hót, và tôi
vẫn quên nghe bài ca của chúng.

ianbui dịch
(2020.10.01)

Xem thêm :
Rosalynn Carter funeral-Nov.28.2023
Jimmy Carter’s poem to wife Rosalynn

Ảnh trên: Chân dung Đệ Nhất Phu Nhân Mỹ Rosalynn Carter do chồng là Tổng Thống Mỹ thứ 39, Jimmy Carter vẽ.

Saturday, November 18, 2023

 Tổng Thống Ngô Đình Diệm & Phật giáo

Bà Cố Ngô Đình Thị Hiệp & cháu trai là Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận kể:

Khi còn là quan Tuần Vũ (Tuần Phủ) tỉnh Bình Thuận, mỗi khi được triệu hồi về kinh thành Huế để họp với Quan Phụ Chánh đại thần Nguyễn Hữu Bài vài ngày, Sau khi nghị sự, Cụ Diệm thường hay có những chuyến đi dã ngoại đến lăng mộ hoàng gia hay chùa chiền xung quanh kinh thành Huế. Mỗi lần đi thường có Bà Hiệp & Cố Hồng Y Thuận (khi đó còn là 1 cậu bé) đi cùng. Lần nào đi cũng có Hồng Y Thuận & Tổng Thống chụp rất nhiều hình phong cảnh & cháu trai mình. Tổng Thống có rất ít sở thích cá nhân nhưng sở thích chụp hình là 1 điều những ai tiếp xúc thân cận đều biết.

1 lần nọ Cụ Diệm dắt Bà Hiệp & Hồng Y Thuận đến viếng thăm chùa Quốc Ân, đây là 1 trong những ngôi chùa cổ nhất trong kinh thành Huế. Nơi đó dưới bóng mát của cây đa hơn trăm tuổi, cụ Diệm đứng lại khi nghe tiếng chuông chùa bắt đầu vang lên. Lắng nghe những âm thanh thuần khiết đượm vẻ u sầu của những tiếng chuông, Cụ dường như hoàn toàn thanh thản & thư thái.

Họ đi dạo trong khu vườn rộng lớn của ngôi chùa. Trong sự yên bình của buổi chiều muộn,ngôi chùa cổ là một viên ngọc hoàn hảo của kiến trúc truyền thống, dường như để nhắc nhở anh chị em về sự phù phiếm của mọi hành động của con người.

Khi họ bước đi, Cụ Diệm nhớ lại bài thơ của Hòa thượng Hạnh Đoan, vị trụ trì sáng lập ngôi chùa trước khi ngài viên tịch năm 1728.
Cụ cất giọng ngâm lại bài thơ trước sự thích thú của em gái mình:

“Tịch tịch kính vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không”

Lặng lẽ gương không chiếu bóng
Sáng trưng ngọc chẳng thu hình
Rõ ràng vật không phải vật
Mênh mông không chẳng là không.

Bà Hiệp hỏi: Anh thực sự hứng thú với thể loại thơ này à?
Cụ Diệm trầm ngâm một lúc trước khi trả lời:
“Anh không hiểu hết sự sâu xa của bài thơ. Tuy nhiên nó ảnh hưởng anh 1 cách lạ lùng. Anh cảm thấy buồn khi anh ngâm bài thơ. Sau đó lại cảm thấy vui vẻ lại vì nó. Sau cùng anh lại cảm thấy rất bình yên.”

Bà Hiệp cười: “Em biết anh rất thích bài thơ này. Nó hoàn toàn khác với những bài thơ được viết của Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài.”

Cụ Diệm lắc đầu, “Anh không nghĩ vậy. Bề ngoài, những bài thơ của ngài Thượng Thư dường như ám chỉ ông thiên hướng hành động. Tuy nhiên nếu em đọc chúng một cách cẩn thận, em sẽ bắt đầu nhận ra rằng ông ấy cũng miễn cưỡng đưa ra sự cân nhắc quá mức đối với thế giới vật chất. Thơ ông thường xuyên diễn giải Truyền đạo, ‘Sự hư ảo của mọi hư ảo, tất cả mọi thứ đều là hư ảo.

Bà Hiệp hỏi: “Từ khi còn nhỏ, anh đã có thường xuyên đến chùa và thiền định ở đó.
Tại sao họ lại hấp dẫn anh đến vậy? Nếu anh không phải là người Công giáo, anh có muốn trở thành Phật tử không?”

Cụ Diệm trả lời: “Anh chưa bao giờ tưởng tượng mình không có đức tin Kitô giáo. Nhưng anh hiểu tại sao rất nhiều quan lại nổi tiếng của chúng ta đã là những nhà Nho vĩ đại trong suốt cuộc đời làm quan, tìm thấy đường đến một ngôi chùa Phật giáo vào cuối cuộc đời của họ.

Cha đỡ đầu của anh, Hoàng tử Hương Thuyên, vốn là một tu sĩ Phật giáo như vậy. Anh luôn được truyền cảm hứng để thiền định bất cứ khi nào anh bước chân đến đất chùa.”

Nhiều năm sau đó, khi cụ Diệm bị cáo buộc là kỳ thị Phật giáo, bà Hiệp nhớ lại buổi chiều hôm đó, khi bà chứng kiến sự yêu thích & trân quý của anh bà đối với 1 bài kinh của 1 danh tăng Phật giáo.

@linhkieu/Fb

Tuesday, October 24, 2023

 



BÀI THƠ CHO NGUYỄN VIẾT DŨNG,

NGƯỜI TRAI NƯỚC VIỆT PHI THƯỜNG

(Người đầu tiên can đảm treo lá cờ vàng ba sọc đỏ tại Nghệ An, quê hương của Hồ Chí Minh và là người thanh niên sinh trưởng sau 1975, mặc quân phục, đeo huy hiệu Quân Lực VNCH.)
*
"Lành bay xa, dữ bay xa"
Cờ Vàng và Lính Quốc Gia ngày nào
Bốn Mươi Năm chẳng hư hao
Để nay măng được tự hào vươn lên
Và như định mệnh gắn liền
Tên em là Dũng, cái tên phi thường
Vì em mang nặng quê hương
Và không chùn bước trên đường nguy nan
Xót nhìn dân nước lầm than
Em khao khát một Việt Nam quật cường
Cờ Vàng bay khắp quê hương
Để hàn gắn những đau thương cho đời
Năm châu mong tiến cùng người
Tự do dân chủ em thời đấu tranh
Dấn thân cho ước nguyện thành
Dù đường dẫn đến mộng lành gian lao
Cộng không cho phép người nào
Quốc gia nối chí anh hào như em
Trả thù, cộng nghiến dân đen
Cho tan chí lớn, cho hèn tư duy
Nhưng em đã chọn đường đi
Phục em, khi phách nam nhi anh hào
Nhìn em trong lớp chiến bào
Khác chi Phù Đổng ngày nào vươn vai
Cánh dù bay bổng chí trai
Em ơi, núi rộng sông dài chờ em
Việt Nam chờ vỡ đêm đen
Đống Đa chờ thắp hoa đèn mừng Xuân...
Hoan hô dũng cảm tinh thần
Dưới cờ chính nghĩa, cộng quân tan tành !!!

Ngô Minh Hằng
21/4/2015

Friday, October 20, 2023

Thơ Đỗ Tư Nghĩa
 


 BI KHÚC I

Sầu một khối , lênh đênh về với bóng
Cõi nhân gian , ôi biết mấy đêm dài !
Thân cũng rã tiêu điều theo với mộng
Ngày cũng tàn theo với tóc xanh phai !
Ồ , mây trắng còn bay qua trái đất
Còn ta chăng , giọt nước giữa vô cùng?
Ôm bóng tối , chợt cười vui, chợt khóc
Nhìn quanh đời , sương khói quá mênh mông.
Bước lững thững qua trần gian một bận
Đã thấy sầu in vết dưới chân im
Không vội vã vì chưng giờ sẽ đến
Xua ngày xanh mất hút dưới sương chìm.
Đưa mắt ngó , mang mang bờ cõi rộng
Đời xa xăm chợt thấy đã u hoài
Chân bước tới miên man bờ gió lộng
Đẩy ta về bên nấm mộ tương lai .

BI KHÚC II
Ta mang đời qua con sông xanh
Ơ thờ giòng nước cuộn mông mênh
Ai đuổi ta đi ngàn gió bụi
Lạc loài trong những xứ không tên ?
Ra đi là đi không trở về
Dặm đời kia còn ta lê thê
Rừng rậm ôi rừng che khuất lối
Che mặt mày ta mấy thuở u mê.
Ai giam ta trên đồi quạnh hiu
Gượng cười ôm hạt lệ cô liêu
Gọi người chỉ thấy ngàn cây lạnh
Sương trắng bay bay ngoài sân chiều.

BI KHÚC III
Ngày tháng như hàng cây quạnh hiu
Dần phai phai, bóng xế trời chiều
Ta đi ,ta ở, ta nào khóc
Thê thiết trên trần gian tịch liêu ?
Ta đốt đời ta, thiêu tuổi xanh
Trả về cho đất cát mong manh
U mê nào biết thân là mộng
Lững thững đi trên cầu tử sinh.
Ta vỗ về ta như trẻ thơ
Bên đời mắt nhỏ lệ đơn sơ
Đìu hiu trái đất đâu còn mẹ
Sông núi xanh còn ta lãng du.

BI KHÚC IV
Ai đã gọi ta về xem lửa tắt
Đường bụi hồng hoa lá rụng lê thê
Khi sấm dậy tâm linh vừa mở mắt
Thấy nhân gian muôn giọt lệ ê chề.
Thân mỏng mảnh nuôi hồn không đủ ấm
Tay chơ vơ không với được vô cùng
Xác hiu hắt mang hồn qua mấy dặm
Một hôm nào nghe máu khóc trong xương
Tay muốn níu,tay thèm buông trái đất
,Nhìn lại đời, ôi chỉ một mùa không
Dăm thoáng mộng dần xa như bóng mất
Ôi,lửa tàn sao đốt nổi mê cung ?
Chân nhẹ bước trên thời gian lặng lẽ
Cười đôi lần, riêng nhỏ lệ trăm năm
Niềm vui cũ là hoa khi bóng xế
Nửa ngày xanh thương nhớ cũng vô ngần.
Đêm đã phủ dặm đường kia lối nọ
Mờ mịt rồi đâu thấy được tâm linh
Ta nằm xuống- chia buồn cây với cỏ
Ôi, một ngày ai khóc mộ ta xanh ?

Dalat.18.VI.72.
Những ngày đi tìm kiếm chân thân.
Đỗ Tư Nghĩa.

PHẠM ĐOAN TRANG

Video:   ROMANZA - Vu Do Math duet with Pham Doan Trang.



Em đứng đó mùa Xuân như bất tận,

Nghe ngoài kia cuồng nộ sóng biển Đông.

Hoàng-Trường sa vọng tiếng thét vẫy vùng,

Hồn sông núi thiêng liêng thúc giục gọi !


Hoang Dung
Xem thêm :

Monday, October 9, 2023



FAREWELL CAPTAIN  ĐỒNG


Thôi về đi cuối đường chiều,
 Có Thầy Trí Tựu, Trí Siêu độ đường. 
Bể dâu qua cuộc tang thương, 
Tro tàn một nắm quê hương muôn đời.
 
Oct.10,2023

Đọc thêm :



SAIGON TRONG KHÚC NHỚ QUÊN


Có nhớ hay quên cũng là Sàigòn 
Phố nghiêng vai chào nhau mừng buổi sáng 
Một góc cà phê phần ba ly pha đậm 
Một mình thả trôi vị đắng cuộc đời 

 Không là phố quen của tuổi hai mươi
 Phố cũ khó tìm, người về không biết 
Những đổi thay đến từng dấu vết 
Ngóng thật lâu chưa biết ngõ ra vào 

 Bây giờ phố xưa không còn trẻ đâu 
Tiếng rao đêm đã khàn hơn một chút 
Chiếc xe già nua mỏi hơn buổi trước 

Người đạp xe quen gội tóc muối tiêu 
 Nhớ thật nhiều và quên cũng thật nhiều 
Không thể quên phần ba ly cà fé đậm 
Trong mưa khuya nhớ thương lời rao sáng 

Giữa nắng ngày thương nhớ tiếng rao đêm 
 Sài gòn vẫn Sài gòn lẫn lộn nhớ quên 
Trong nỗi quên đã nẩy mầm niềm nhớ 
Bởi ngàn năm Sài gòn trong hơi thở 
Trái tim xa quê nhịp đập vẫn Sàigòn. 

 TRẦN KIÊU BẠC

Tuesday, September 26, 2023

 TIỀN TIP NHÀ HÀNG 

Video: Skating waiters


     Tiền boa hay tip là tiền thưởng cho người phục vụ như lái taxi, hớt tóc, khuân vác hành lý... từ người hưởng dụng, như là lời cám ơn cụ thể.

    Trong nhà hàng ăn uống, tiền boa (pour boire, pourboire) mà người Pháp thường gọi, cũng như tiền Tip mà người Mỹ thường dùng bắt nguồn từ cụm từ To Insure Promptness, nghĩa là để được nhanh chóng trong khi ăn uống, cần được cung ứng bảo đảm. Tiền tip là tiền thưởng trên tỉ lệ phần trăm tổng chi phí dịch vụ và tùy tâm, không bắt buộc

     Trong dịch vụ kinh doanh nhà hàng, thực khách cho tiền tip, qua đó để nói lời cám ơn sự phục vụ, thể hiện thông cảm giúp đỡ lẫn nhau,khiến cả 2 bên vui vẻ, hài lòng cùng mong muốn được gặp lại tương tự trong tương lai vì lòng hiếu khách và niềm đam mê nghệ thuật ẩm thực. Hơn thế  nữa là thực khách ý thức về nghĩa vụ chia sẻ lợi tức xã hội đến người lao động chân tay yếu kém lợi tức.

     Về loại tiền thưởng này quan niệm tích cực cho rằng tiền thưởng (tip) và phí dịch vụ (automatic gratuity, service charge) như là ý niệm chia hoa hồng(commission) về lợi tức trung gian trong mua bán thường tình. 

     Trái lại và tiêu cực hơn, xem tiền tip như tiền bị lấy xâu trong sòng bạc, hay là 1 thứ tiền cho vô căn cứ phải làm sau khi được hưởng lợi thay vì đưa trước để mưu cầu như tiền hối lộ(bribe).

     Mọi người đều quan tâm và nghi ngại vấn đề này khi đi ăn nhà hàng để hành xử sao cho phù hợp lý và tình, về cả 2 phía nhà hàng và thực khách. Ở đây, cũng thử điểm qua văn hóa tiền tip trên thế giới ra sao.

    Phong tục tip tại nhà hàng thể hiện sự đánh giá cao với người phục vụ của mình về một bữa ăn khó quên và có thể khác nhau bởi các chuẩn mực văn hóa và luật tiền lương tùy vùng hay quốc gia, nhưng thông thường là 15-20% cọng thêm vào hóa đơn nhà hàng. Ví dụ : 

   - Ở châu Mỹ . Mỹ, Canada và Colombia thường tip cho nhân viên 15-20% , Argentina, Mexico, Nicaragua và Peru, với mức thưởng 10-15%.

   - Ở Trung Đông và Châu Phi, tương tự như ở Châu Mỹ, tiền tip là phong tục và được set up vào hóa đơn. Số tiền thay đổi tùy theo nhà hàng và tình trạng kinh tế của đất nước. Ở Qatar, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nhận tiền tip từ 15-20%. Ngay cả ở những thành phố như Dubai, nơi yêu cầu thêm 10% phí dịch vụ vào hóa đơn, nhân viên nhà hàng vẫn mong đợi một khoản tiền thưởng bổ sung 15-20% cho nỗ lực của họ. Ở   Jordan, Maroc và Nam Phi, nhân viên phục vụ sẽ nhận được ít nhất 10-15% tiền tip. Các nhà hàng ở các quốc gia du lịch nổi tiếng như Ai Cập và Israel cũng sẽ tính thêm phí dịch vụ vào hóa đơn. 

 - Ở Châu Âu, việc để lại số tiền tip 15-20% là không cần thiết và đôi khi bị coi là thiếu hiểu biết vì nhiều quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã có luật quy định tiền thưởng. 

   Hà Lan tính tiền tip vào giá công bố của họ. Tuy nhiên, thông thường mọi người vẫn để lại một khoản tiền tip khoảng 5-10% để được phục vụ tốt, tiền tip được gọi là fooi trong tiếng Hà Lan. 

  Các quốc gia EU khác thường thêm phí dịch vụ vào hóa đơn bao gồm Cộng hòa Séc, Pháp, Hungary, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Ở những quốc gia này, tiền tip không phải là thông lệ mà được coi là một hành động hào phóng để đổi lấy dịch vụ đặc biệt.

Nước Đức, Ireland, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh không có nền văn hóa tiền tip mạnh mẽ nên việc để lại tiền thưởng là tùy thuộc vào thực khách. Nguyên tắc chung là để lại tiền boa 5-10% trừ khi hóa đơn đã tính phí.

   Áo, Ý và Nga, việc tip không được thực hiện thường xuyên nhưng mọi
người cũng thường hào phóng tip vì mức lương nhân viên phục vụ quá thấp. Một số nhà hàng ở Ý sẽ thêm coperto, nghĩa là "phí trang trải" vào hóa đơn, nhưng khoản tiền thưởng này không phải lúc nào cũng được chia sẻ với nhân viên, vì vậy nếu thực khách muốn tip ở Ý, hãy để lại tiền mặt để đảm bảo người phục vụ sẽ nhận được tiền tip. Ở Đức, tiền tip được gọi là trinkgeld, có nghĩa là “tiền uống rượu”; như pourboire ở Pháp.

 - Ở Đông Á và Nam Thái Bình Dương , các quốc gia ở Đông Á và Nam Thái Bình Dương không có nhiều văn hóa tip nên việc tặng tiền tip là điều không mong đợi, thậm chí có thể bị từ chối. 

   Trung Quốc, Myanmar, Singapore và Đài Bắc, tiền tip được coi là không cần thiết, tuy nhiên một số nhà hàng thời thượng ở Trung Quốc đang bắt đầu nhận tiền tip, vậy ai biết được tương lai sẽ ra sao? 

 Các quốc gia châu Á khác, như Nhật Bản và Nepal, tin tưởng hoàn toàn vào dịch vụ tốt chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống, vì vậy tiền tip chỉ nên thưởng cho dịch vụ tốt. Ở Nhật Bản, thậm chí có thể bị từ chối tiền tip một cách lịch sự. 

   Do làn sóng du lịch tràn vào, các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và một số vùng của Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên cởi mở hơn trong việc nhận tiền tip, tuy vậy tiền tip vẫn không được coi là thông lệ, vì thế sẽ không sai lầm nếu bạn không để lại tiền tip. Ở Úc và New Zealand, cũng không mong đợi tiền tip nhưng sẽ đánh giá cao nếu làm khác đi, đó là một khía cạnh đẹp đẽ của văn hóa ẩm thực.

     Theo thống kê năm nay(2023)toàn nước Mỹ có 749.404 nhà hàng xử dụng 15.5 triệu nhân viên so với 135.45 triệu nhân viên làm toàn thời gian(full time)trong các ngành nghề khác. So ra khoảng 1 nhân viên nhà hàng phục vụ cho gần 10 nhân viên khác hoặc cho trên 20 người dân Mỹ theo dân số nước Mỹ (2023)là 334.233.854 người và con số này là lý tưởng.

Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ(United States Census Bureau) năm 2023 dân số Việt Nam tại Mỹ là 2.3 triệu. Viện Nghiên cứu Nhập cư (Institute for Immigration Research)cho biết có 8.900 nhà hàng Việt Nam ở Mỹ vào năm 2014 và con số này ngày càng tăng lên.

Ngành nhà hàng Hoa Kỳ đạt doanh thu 898 tỷ USD trong năm 2022, tăng 166,5 tỷ USD so với năm 2021.Con số này cho biết, riêng doanh thu từ hoạt động nhà hàng tại Mỹ mỗi năm, gấp đôi tổng sản lượng quốc gia Việt Nam(GDP) trong năm (2023).

Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ NRA(National Restaurant Association’s)cho biết đại dịch COVID 19 đã gây sập tiệm trên 110,000 nhà hàng.

    Ngành nhà hàng và dịch vụ thực phẩm là ngành thứ hai của quốc gia sử dụng lao động khu vực tư nhân lớn nhất, bằng 10% tổng lực lượng lao động của Hoa Kỳ, bao gồm 12,2 triệu việc làm tại các địa điểm ăn uống, cộng với 3,2 triệu việc làm dịch vụ ăn uống trong các lĩnh vực khác và cứ 20 ngươì dân Mỹ thì có 1 nhân viên nhà hàng phục vụ. 

     Biết rõ điều đó nên nhằm giúp hoạt động nhà hàng hữu hiệu Cơ quan Thuế vụ Mỹ IRS (Internal Revenue Service)vào năm 2012, quy đinh (by rules & regulations) tiền thưởng tự động(automatic gratuity) 18% như là phí dịch vụ(service charge) được ghi vào hóa đơn bàn tiệc có 6 thực khách trở lên bắt đầu từ tháng 1 năm 2014 trên toàn nước Mỹ. Với bản cập nhật này từ IRS, tiền thưởng tự động sẽ được tính vào tiền lương cố định của nhân viên và bị đánh thuế, khác với tiền tip truyền thống.

    Như trên đã nói hiện tại có gần 10.000 nhà hàng Việt Nam trên đất Mỹ, nên thử khảo sát cách hoạt đông của 1 nhà hàng Việt Nam xem ra sao từ đó, có thể hình dung được người Việt hoạt động trong nghành này và thực khách mà đa phần là người Việt, đặc biệt nhân viên trong việc thụ hưởng được tiền tip hoặc phí dịch vụ(automatic gratuity)trong mưu cầu cuộc sống hạnh phúc. (Chuyện về nhà hàng lắm chuyện như trong phần 6 ở đây, click để đoc :  Đứa con dâu)


     Kinh doanh nhà hàng để hoạt động tốt chung quy tùy thuộc :


         - Thi hành luật pháp(sở thuế, sở vệ sinh, cứu hỏa...)

         - Công luận( báo chí, đài phát thanh...)

         - Chủ nhà hàng

         - Nhân viên.

         - Lương bỗng nhân viên.


     3 mục sau quan trọng và quan trọng nhất là lương bỗng nhân viên.


     1.Chủ nhà hàng


     Tổ chức tổng quan của nhà hàng trung bình có 60 chỗ ngồi trở lên, có parking lot...

    Chủ nhân đầu tư khoảng $500.000, diện tích nhà hàng 5.000 sf (kể cả kho đông lạnh).

    Cỡ này, hiện tại muốn hoạt động tốt, doanh thu tổng gộp(gross revenue) phải từ $120.000 mỗi tháng trở lên.


     2.Nhân viên  


    Nhà bếp như bếp trưởng(chef cook) theo nhà hàng Mỹ thì phải có bằng cấp từ trường dạy nấu ăn(culinary school), chứng chỉ sức khỏe...nhà hàng Việt chỉ giản dị là do bí quyết truyền thống(authentic tradition)như nấu phở, cùng các điều tương tự theo phong cách Á đông.


Nhân viên nhà hàng chia làm 2 bộ phận: giàn dưới bếp và giàn trên.


   -Giàn bếp: gồm bếp trưởng, bếp phụ và cọng sự linh tinh. Giàn nhân sự này là chính, cố định và nòng cốt, nên thường được chủ nhân trả lương cố định hàng tháng.

  -Giàn trên: gồm manager kiêm host, cashier, waiter/waitress(chạy bàn), busboy(dọn bàn).

Manager và cashier hưởng lương cố định(fixed salary).

Waiter, waitress và busboy hưởng lương khoán(contract salary) .


    Do nước Mỹ tôn trọng tự do dân chủ, coi trọng ý chí người dân nên có sự khác biệt về luât liên bang và tiểu bang về mức lương tối thiểu, dao động tùy tiểu bang, thành phố, nhưng tổng quát :


      -Lương cố định dựa trên căn bản từ mức lương tối thiểu($15)và bổ sung theo thỏa thuận chủ nhà hàng và nhân viên

        -Lương khoán từ $S6.75 và tiền tip


     Số lượng nhân viên nhà hàng thông thường được dự tính theo doanh thu tổng gộp(gross revenue)của nhà hàng hàng ngày. Có nghĩa là nếu doanh thu :


        - $500 thì phải có 1 nhân viên nhà bếp (cooker).

        - $1000 thì cần 1 nhân viên chạy bàn(waiter/waitress)


 Như vậy 1 nhà hàng trung bình, doanh thu tổng gộp mỗi ngày là $4.000 thì có khoảng 12 nhân viên.

 

     3.Lương bỗng và tiền tip.

 

         - lương cố định(fixed salary)

         - lương khoán(contract salary) .  

      Nên biết rằng nhân viên chạy bàn lao động chân tay, lương khoán từ $6.75 một giờ, mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ, 2 tay bưng thức ăn nóng chạy bàn khoảng 10 miles... nếu không được hưởng tiền phí dịch vụ hoặc tiền tip, thì không ai chịu làm cả, nhà hàng ngưng hoạt động, thực khách không có chỗ ăn uống. Hãy nghe 1 đầu bếp tâm sự:

     "Mấy ai biết được sự hy sinh mà nghề này đòi hỏi. Bên trong người đầu bếp là một thanh niên mất hết mọi thứ để thực hiện ước mơ. Ngày 12 tiếng, tuần 6 ngày, mất hết cả bạn bè, mất những khoảnh khắc bên gia đình, đám cưới, sinh nhật, những cuộc hẹn hò , sức khỏe và đôi khi là cả cuộc sống do những áp lực nghề nghiệp đòi hỏi. Ngay cả ăn, chúng tôi cũng phải ăn vội để kịp làm việc. Thành ra, nếu thức ăn có mang lên trể đôi chút, xin quý vị vui lòng cảm phiền...Để tâm hồn mỗi ngày hoàn thiện, vượt qua chính mình và cống hiến những điều tốt nhất cho mọi người, nhưng mấy ai thấy và hiểu được điều này. Vì nghệ thuật nấu nướng, cung cấp thực đơn cho mọi người, hạnh phúc cho tất cả. Chúng tôi có mặt nơi đây.

        Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ(NRA) thì nhân viên phục vụ nhà hàng hiện tại có 25% người Hispanic, 13% người da đen, 7% người da vàng… Ở Mỹ, dân lao động nông nghiệp(farming)và chạy bàn trong nhà hàng(waiter/waitress), thu nhập lương khoán thấp hơn cả.

    Nhà hàng nói chung, nhất là nhà hàng của người Việt làm chủ, để hoạt động chân chính và hữu hiệu, tuân thủ luật pháp, tránh dư luận không hay ... nên set up tính tiền rõ ràng trong hóa đơn ăn uống(bill receipt):

            - Thức ăn 

            - Thuế.

            - Phí dịch vụ


            - Tip


   - Phí dịch vụ 18% áp dụng cho 6 thực khách trở lên.

   Tiền phí dịch vụ thường được chủ nhà hàng trả thẳng cho nhân viên có lương cố định, và có thể nhận hằng ngày hay cuối tháng, do thỏa thuận giữa chủ nhà hàng và nhân viên, để tiện lợi. Nhân viên chạy bàn(waiter/waitress))không nhận được từ khoản tiền này, mà chỉ được hưởng tiền tip.  Ví dụ, hóa đơn Phở Hà Nội gây tranh cãi:


(Hình phải): Bill receipt không ghi rõ số lượng thực khách(guest).

Hóa đơn ghi :

Thức ăn: $49.50 .
Thuế: $ 4.52  .
Phí dịch vụ: $8.91

Tổng cọng  hóa đơn: $ 62.93.

Tính phí dịch vụ là không đúng quy định. Click:Chủ nhà hàng giải thích.  

Dưới 6 thực khách, không được tính phí dịch vụ(service charge), chỉ được phép ghi tiền tip.

   - Tiền tip áp dụng cho 1 người trở lên, không bắt buộc và tùy hảo tâm của khách trong khoảng 15%-20%. Thực khách khi nhận bill thanh toán, sẽ ghi số tiền cho tip trên bill và nhà hàng cọng thêm tiền này khi thanh toán. Hiện tại nhân viên chạy bàn tuy hưởng lương khoán, nhưng công nhật tính, nhờ tiền tip, tính ra cũng được hưởng trên $20/giờ.


     Tiền thưởng tự động(automatic gratuity) được tổng kết trong tờ khai lương bỗng(payroll)hàng năm của chủ nhà hàng và phải chịu thuế. 
 
      Tiền típ thì không, nhưng thuế lợi tức cá nhân thì mọi người dân đều phải khai báo hằng năm.

     Vừa qua(Thursday, September 21, 2023), báo chí truyền thông đã lưu tâm đến tiệm phở Hà Nội tại South Bay, Cupertino, California về những đều bất lợi đã nói ở trên.

 

     Để xây dựng cọng đồng thăng tiến(enrich our community), để mai thức dậy còn thấy vui, nên để ý đến câu dưới như là tâm nguyện của chủ nhân, nhân viên nhà hàng và thực khách trong sự hiểu biết, tin cẩn, tôn trọng, khoan thứ và thương yêu:


Uống ít ít kẻo say, rộng lượng cho nhiều nhiều.

Drink Responsibly Tip Generously .

 

 Hoang Dung

@hoidonghuongquangtri