Saturday, November 18, 2023

 Tổng Thống Ngô Đình Diệm & Phật giáo

Bà Cố Ngô Đình Thị Hiệp & cháu trai là Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận kể:

Khi còn là quan Tuần Vũ (Tuần Phủ) tỉnh Bình Thuận, mỗi khi được triệu hồi về kinh thành Huế để họp với Quan Phụ Chánh đại thần Nguyễn Hữu Bài vài ngày, Sau khi nghị sự, Cụ Diệm thường hay có những chuyến đi dã ngoại đến lăng mộ hoàng gia hay chùa chiền xung quanh kinh thành Huế. Mỗi lần đi thường có Bà Hiệp & Cố Hồng Y Thuận (khi đó còn là 1 cậu bé) đi cùng. Lần nào đi cũng có Hồng Y Thuận & Tổng Thống chụp rất nhiều hình phong cảnh & cháu trai mình. Tổng Thống có rất ít sở thích cá nhân nhưng sở thích chụp hình là 1 điều những ai tiếp xúc thân cận đều biết.

1 lần nọ Cụ Diệm dắt Bà Hiệp & Hồng Y Thuận đến viếng thăm chùa Quốc Ân, đây là 1 trong những ngôi chùa cổ nhất trong kinh thành Huế. Nơi đó dưới bóng mát của cây đa hơn trăm tuổi, cụ Diệm đứng lại khi nghe tiếng chuông chùa bắt đầu vang lên. Lắng nghe những âm thanh thuần khiết đượm vẻ u sầu của những tiếng chuông, Cụ dường như hoàn toàn thanh thản & thư thái.

Họ đi dạo trong khu vườn rộng lớn của ngôi chùa. Trong sự yên bình của buổi chiều muộn,ngôi chùa cổ là một viên ngọc hoàn hảo của kiến trúc truyền thống, dường như để nhắc nhở anh chị em về sự phù phiếm của mọi hành động của con người.

Khi họ bước đi, Cụ Diệm nhớ lại bài thơ của Hòa thượng Hạnh Đoan, vị trụ trì sáng lập ngôi chùa trước khi ngài viên tịch năm 1728.
Cụ cất giọng ngâm lại bài thơ trước sự thích thú của em gái mình:

“Tịch tịch kính vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không”

Lặng lẽ gương không chiếu bóng
Sáng trưng ngọc chẳng thu hình
Rõ ràng vật không phải vật
Mênh mông không chẳng là không.

Bà Hiệp hỏi: Anh thực sự hứng thú với thể loại thơ này à?
Cụ Diệm trầm ngâm một lúc trước khi trả lời:
“Anh không hiểu hết sự sâu xa của bài thơ. Tuy nhiên nó ảnh hưởng anh 1 cách lạ lùng. Anh cảm thấy buồn khi anh ngâm bài thơ. Sau đó lại cảm thấy vui vẻ lại vì nó. Sau cùng anh lại cảm thấy rất bình yên.”

Bà Hiệp cười: “Em biết anh rất thích bài thơ này. Nó hoàn toàn khác với những bài thơ được viết của Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài.”

Cụ Diệm lắc đầu, “Anh không nghĩ vậy. Bề ngoài, những bài thơ của ngài Thượng Thư dường như ám chỉ ông thiên hướng hành động. Tuy nhiên nếu em đọc chúng một cách cẩn thận, em sẽ bắt đầu nhận ra rằng ông ấy cũng miễn cưỡng đưa ra sự cân nhắc quá mức đối với thế giới vật chất. Thơ ông thường xuyên diễn giải Truyền đạo, ‘Sự hư ảo của mọi hư ảo, tất cả mọi thứ đều là hư ảo.

Bà Hiệp hỏi: “Từ khi còn nhỏ, anh đã có thường xuyên đến chùa và thiền định ở đó.
Tại sao họ lại hấp dẫn anh đến vậy? Nếu anh không phải là người Công giáo, anh có muốn trở thành Phật tử không?”

Cụ Diệm trả lời: “Anh chưa bao giờ tưởng tượng mình không có đức tin Kitô giáo. Nhưng anh hiểu tại sao rất nhiều quan lại nổi tiếng của chúng ta đã là những nhà Nho vĩ đại trong suốt cuộc đời làm quan, tìm thấy đường đến một ngôi chùa Phật giáo vào cuối cuộc đời của họ.

Cha đỡ đầu của anh, Hoàng tử Hương Thuyên, vốn là một tu sĩ Phật giáo như vậy. Anh luôn được truyền cảm hứng để thiền định bất cứ khi nào anh bước chân đến đất chùa.”

Nhiều năm sau đó, khi cụ Diệm bị cáo buộc là kỳ thị Phật giáo, bà Hiệp nhớ lại buổi chiều hôm đó, khi bà chứng kiến sự yêu thích & trân quý của anh bà đối với 1 bài kinh của 1 danh tăng Phật giáo.

@linhkieu/Fb