Sunday, August 31, 2014

Thơ Lê Hòang Trúc

Ta Không Phải Ra Đi


Xin ngủ vạ trong hồn anh một lúc
Để hồi sinh nhận sóng gió cuộc đời
Che ánh sáng kéo dài đêm trần tục...
Nợ trăm năm đừng chối bỏ cuộc chơi

Anh có biết mùa thu này rất lạ

Người hôm xưa sống lại đòi tự do
Người năm cũ trở về chồng gạch đá
Xây hình hài đốt bỏ mối cam go

Tất cả sống để rồi ta thích sống

Ai cũng yêu cho dâu bể mĩm cười
Từng ngôi mộ bình yên trong hương khói
Dắt ta về ( ta không phải ra đi…)

Và anh biết có một điều chưa tỏ

Xích gần hơn sẽ thông suốt chuyện còn
Bên ngực trái phập phồng con tim nhỏ
Anh nghe gì khi hơi thở gần nhau.

 Lê Hòang Trúc
 27/08/2014
@facebook/lht

Bùi Thị Minh Hằng


Hội nghị Thành Đô và Bùi Thị Minh Hằng


Nội dung hội nghị Thành Đô năm 1990 là như thế nào có lẽ đến nay không bao nhiêu người được biết. Hậu quả của nó, nói như một nhà ngoại giao VN : « đã đưa VN vào vòng bắc thuộc mới ». Điều này đến nay đã được kiểm chứng hoàn toàn.

(Bắc thuộc ở đây có nghĩa là VN « lệ thuộc » vào TQ, tức bị mất chủ quyền. Điều này đúng, vì nếu ta xét lại nội dung các tuyên bố của hai đảng CS VN và TQ từ trước đến nay. TQ luôn được những ưu đãi trong những đầu tư về kinh tế, về khai thác quặng mỏ… kể cả những lãnh vực liên quan đến an ninh, chiến lược quốc gia. Nguyên tắc trao đổi bình đẳng giữa quốc gia không còn. Nền độc lập và chủ quyền của VN đã bị mất cho TQ).

Cho đến khi biến cố giàn khoan 981 của TQ đặt trên thềm lục địa của VN vào tháng 5 năm 2014. Việc này dấy lên trong dân chúng VN một làn sóng phẫn nộ. Người ta hy vọng quan hệ lệ thuộc này sẽ được chấm dứt. Hành vi đặt giàn khoan trong thềm lục địa của một nước khác là một hành vi vi phạm chủ quyền (souveraineté) nghiêm trọng, có thể gọi là « xâm lược ». TQ cùng lúc kéo hàng trăm chiếc tàu cảnh sát lẫn hải quân, đàn áp, húc đẩy, đâm chìm tàu của VN, gây thiệt hại sinh mạng và tài sản của ngư dân VN. Đối với một nước độc lập, có chủ quyền khác, hành vi của TQ có thể châm ngòi nổ chiến tranh. Phía VN là phía tự vệ, TQ là phía xâm lược.
Nhưng hình như nội dung thỏa thuận của hội nghị Thành Đô có tầm quan trọng hơn là vấn đề an ninh quốc gia, chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Đặc sứ của đảng CSVN vừa được gởi sang Bắc Kinh. Thông điệp của VN được bộ Ngoại giao VN công khai, với những điểm chính như sau :

- VN đã tỏ ra « hối tiếc » về những thiệt hại (gây ra cho những nhà đầu tư TQ) do bạo động đã xảy ra hồi tháng năm vừa qua.
- VN thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại.
- VN « lấy làm buồn » vì những những nạn nhân TQ thiệt mạng và bị thuơng.
- VN sẽ « hỗ trợ nhân đạo » cho những nạn nhân này.
- VN sẽ cử phái đoàn sang TQ để « thăm hỏi » gia đình, đại diện cho những nạn nhân.
- VN điều ta và sẽ xử lý nghiêm những người gây bạo động.

Xem ra, trong vụ giàn khoan 981 TQ xâm lấn thềm lục địa và hải phận VN, phía gây hấn không xin lỗi mà phía bị thiệt hại lên tiếng xin lỗi trước. Tức là thằng ăn cướp vô nhà phá phách trong nhà của mình, chủ nhà phải xin lỗi thằng ăn cướp.
Đáng lẽ, trước sự xâm lược của TQ, VN phải có các biện pháp « trừng phạt » TQ. Biện pháp nhẹ nhất có thể là phong tỏa tài sản các nhà đầu tư TQ, tạm thời trục xuất toàn bộ các công nhân, nhân viên, chủ cũng như thợ… các xí nghiệp TQ về nước.

Thông điệp còn nói thêm một điều quan trọng :
« trao đổi với Lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài… »

Thế nào là « không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua » ?
Tức là nếu TQ có đem giàn khoan đi đặt đâu đó trên thềm lục địa của VN, thì VN sẽ không để các vụ biểu tình phản đối xảy ra, không làm rùm vấn đề trước quốc tế như lúc trước ?

Nếu vậy thì vụ án bà Hằng cũng là lễ vật kiến thiên triều.


Trương Nhân Tuấn

Thursday, August 28, 2014

Photography

Những hình ảnh hiếm quý
VERY RARE PHOTOS


Pablo Picasso & Brigitte Bardot - 1956
Pablo%20Picasso%20%26%20Brigitte%20Bardot%20-%201956

William Harley and Arthur Davidson, 1914 -- The Founders of Harley Davidson Motorcycles
William%20Harley%20and%20Arthur%20Davidson%2C%201914%20--%20The%20Founders%20of%20Harley%20Davidson%20Motorcycles%20



Sean Connery as James Bond, poses with Aston Martin DB5 - 1965
Sean%20Connery%20as%20James%20Bond%2C%20poses%20with%20Aston%20Martin%20DB5%20-%201965

Mt Rushmore construction - 1939
Mt%20Rushmore%20construction%20-%201939

Che Guevara and Fidel Castro
Che%20Guevara%20and%20Fidel%20Castro%20

Howard Carter, an English archaeologist, examining the opened sarcophagus of King Tut.
Howard%20Carter%2C%20an%20English%20archaeologist%2C%20examining%20the%20opened%20sarcophagus%20of%20King%20Tut.

Hilter as the best man in Joseph Goebbels wedding
Hilter%20as%20the%20best%20man%20in%20Joseph%20Goebbels%20wedding%20


Vladimir Putin as a teenager (2nd from the left, in a hat)
Vladimir%20Putin%20as%20a%20teenager%20%282nd%20from%20the%20left%2C%20in%20a%20hat%29
The first Walmart store opened in 1962
The%20first%20Walmart%20store%20opened%20in%201962

Marathon Runners at the first modern Olympic Games held in Athens, Greece - 1896Marathon%20Runners%20at%20the%20first%20modern%20Olympic%20Games%20held%20in%20Athens%2C%20Greece%20-%201896

Early drawings by Walt Disney of Mickey Mouse
Early%20drawings%20by%20Walt%20Disney%20of%20Mickey%20Mouse

Steve Jobs sitting with Bill Gates discussing the future of computing in 1991.Steve%20Jobs%20sitting%20with%20Bill%20Gates%20discussing%20the%20future%20of%20computing%20in%201991.

Hachiko before his burial in 1935
Hachiko%20before%20his%20burial%20in%201935
The Japanese dog was famous for his incredible loyalty. 
His owner passed away and didn't come home on his usual train one evening in 1925. 
Hachiko returned to the station every day and waited for him to come home for 9 years until his own death.

Osama Bin Laden after practicing judo
%20Osama%20Bin%20Laden%20after%20practicing%20judo

Bruce Lee dancing
Bruce%20Lee%20dancing%20

Diane Keaton and Al Pacino on set for The Godfather 1972
%20Diane%20Keaton%20and%20Al%20Pacino%20on%20set%20for%20The%20Godfather%201972

Queen Elizabeth during her WWII service.
Queen%20Elizabeth%20during%20her%20WWII%20service.%20

The original Star Wars cast seen just before filming
The%20original%20Star%20Wars%20cast%20seen%20just%20before%20filming

Cameramen recording the lion roar for the MGM logo
Cameramen%20recording%20the%20lion%20roar%20for%20the%20MGM%20logo

Charlie Chaplin and Albert Einstein
Charlie%20Chaplin%20and%20Albert%20Einstein%20

President FDR's funeral in 1945
President%20FDR%27s%20funeral%20in%201945

Ernest Hemingway's passport photo - 1923
Ernest%20Hemingway%27s%20passport%20photo%20-%201923

Audrey Hepburn shopping with her pet deer, Ip, in Beverly Hills, CA -1958.
Audrey%20Hepburn%20shopping%20with%20her%20pet%20deer%2C%20Ip%2C%20in%20Beverly%20Hills%2C%20CA%20-1958.%20

Bill Gates' mug shot for driving without a license 1977
Bill%20Gates%27%20mug%20shot%20for%20driving%20without%20a%20license%201977
 
Arnold Schwarzenegger in New York for the first time in 1968

Barack Obama on his high school basketball team

A goung Bill Clinton meeting J.F. Kennedy
_A%20young%20Bill%20Clinton%20meets%20John%20F.%20Kennedy




@internet

Tây Tạng

TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo
 cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?


Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính:
 
Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với 1 dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng ...Ngài.   Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông. Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm.  Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.
 
May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam... Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”.
 
Vài hôm sau tôi nhận bài viết phản bác bài viết trên với cái tựa khá dài  “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”” của tác giả Nguyễn Kha. Tác giả dành khá nhiều công sức để tìm kiếm gần như tất cả các phương tiện truyền thông thông dụng, từ google cho đến các trang web Tây Tạng và nhất là nghe kỹ youtube thu lại buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở chùa Viên Giác.
 
Theo tác giả Nguyễn Kha, ngoài ba lần nhắc đến Việt Nam trong chiến tranh, trong toàn bộ buổi thuyết pháp Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là Ngài HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNG “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNG “RICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra”.
 
Đến Viên Giác, Hannover, Đức
 
Một lần, bạn tôi, Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas gọi để thảo luận về chuyện “TT Ngô Đình Diệm tặng gạo cho dân Tây Tạng” này. Tôi nói với anh, trên quan điểm chính trị và nhân đạo, tôi tin là có nhưng thú thật tôi không chứng minh được bằng tài liệu nào. Biết tôi sắp đi Đức, anh Phước dặn tôi để đích thân nhờ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover xác nhận dùm chuyện “hàng tấn gạo” này. Tôi hứa sẽ bạch với thầy.
 
Tôi đến Hannover chiều thứ Năm tuần trước. Lần đầu đến viếng chùa Viên Giác, nhưng về tình cảm, với tôi đây là chuyến trở về. Viên Giác Hannover không có bóng đa già và những mùa thu ngập lá như Viên Giác Hội An. Viên Giác Hannover  không có thằng bé ngồi nhìn bóng trăng soi trên sân gạch mà nhớ đến mẹ mình trong những đêm rằm Vu Lan tháng Bảy như Viên Giác Hội An. Cây đa già đã chết, thằng bé đã đi xa nhưng ký ức của một phần đời cô đơn nhất vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn nó.
 
Sau những chuyện riêng tư, thăm hỏi sức khỏe, tôi bạch với Hòa thượng Thích Như Điển trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không?
 
Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.  
 
Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu.
 
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng
 
Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn, và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục ngàn tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng. “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn tôi như thế.
 
Tôi thật có duyên với câu chuyện “hàng tấn gạo” này vì người đón gia đình tôi ở phi trường và cả nhà ga Berlin lại là chị Hoa Lan. Chúng tôi không biết nhau trước. Chị ở Berlin nên Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không? Chị Hoa Lan trả lời “Không”. Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết. Vì tôi đã được hòa thượng xác nhận bằng tài liệu chính thức của chính phủ Ấn nên việc chị Hoa Lan có nói hay không không còn là chuyện quan trọng.
 
Giá trị của tài liệu
 
Tài liệu do Hòa thượng Như Điển chuyển dày 116 trang do Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách và Quốc Hội Tây Tạng (Tibetan Parliamentary and Policy Research Centre) công bố năm 2006. Trung tâm đặt văn phòng tại H-10, 2nd Floor, Lajpat Nagar - III, New Delhi - 110024, INDIA.  Đây là tổng kết các biên bản ghi lại các buổi phỏng vấn các lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ. Những người được phỏng vấn có Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru, Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon, Bộ trưởng Thương mại Shri D.P. Karmarkar, Thứ trưởng Ngoại Giao Shri A.K. Chanda, Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Shri T.T. Krishnamachari và nhiều viên chức cao cấp khác có liên hệ đến tiến trình định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn từ năm 1952 đến năm 2005.
 
Phỏng vấn Thủ tướng Nehru
 
Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia, cơ quan cứu trợ tư có liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như tên các trại do các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?
 
Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”.
 
Các cơ quan thiện nguyện tư cung cấp thức ăn, áo quần, thuốc men v.v. gồm có (1) Co-operative for American Relief Everywhere; (2) American Emergency Committee for Tibetan Refugees; (3) Catholic Relief Services in India; (4) National Christian Council of India; (5) World Veterans’ Federation; (6)  Indian Red Cross Society; (7) Junior Chamber International; (8) The Buddhist Society of Thailand. Không có một trại tỵ nạn nào được đặt dưới sự điều hành bởi các cơ quan từ thiện ngoại quốc.”
 
Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon
 
Ngày 30 tháng Tư, 1962,  người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon: “Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng Ngoại Giao Ấ Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”.
 
Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật.
 
Người xác nhận nghĩa cử cao quý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không phải là một viên chức cấp thấp chăm lo công việc cứu trợ hay một phóng viên báo chí góp nhặt tin tức đó đây mà chính từ lời phát ngôn trang trọng của cố Thủ Tướng  Shri Jawaharlal Nehru, người có thẩm quyền cao nhất của chính phủ Ấn và cũng là nhà kiến trúc nên quốc gia dân chủ Ấn Độ hiện đại ngày nay.
 
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết.
 
Lý do không “hoang đường” mà rất đơn giản và dễ hiểu.
 
Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đở những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo.
 
Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm việc đó trong “âm thầm” mà đã chính thức thông báo cho Thủ tướng Ấn Độ Shri Jawaharlal Nehru biết và được thủ tướng vui mừng đón nhận. Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo.
 
Hai lý do đó chẳng “hoang đường” nhưng rất đơn giản và dễ hiểu mà vị lãnh đạo một quốc gia cùng số phận với Tây Tạng hẳn phải biết.
 
Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài.  Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc.
 
Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa.  
 
Không thể đánh giá một con người đã sống, một biến cố đã xảy ra hơn nửa thế kỷ bằng tiêu chuẩn ngày nay. Phương pháp đó thiếu đặc tính khách quan và lịch sử. Dân chủ là một tiến trình từ thấp đến cao, từ non trẻ đến trưởng thành chứ không phải là một sản phẩm được chế tạo theo một công thức, mẫu mực nhất định hay được nhập từ một quốc gia nào. Nền dân chủ Mỹ trả giá bằng sinh mạng của sáu trăm ngàn người lính hai miền trong năm năm nội chiến. Nền dân chủ Nam Hàn cũng phải chịu đựng ám sát, đảo chính, độc tài, tham nhũng trước khi trở thành một trong G20 của thế giới ngày nay.
 
Việt Nam Cộng Hòa, sau hiệp định Geneva, từ một thường dân cho đến nguyên thủ quốc gia đều bắt đầu hành trình dân chủ đầy gai góc bằng hai bàn tay trắng, vừa học vừa hành trong máu và nước mắt. Không ai muốn nhưng đã để lại những hố sâu, những vết nứt trên đường đi của các thế hệ hôm nay. Một người Việt Nam có trách nhiệm, nếu không giúp lấp lại những cách ngăn, không giúp xoa dịu nỗi đau, không giúp bắt một nhịp cầu cảm thông thì cũng không nên đào sâu thêm hố hận thù, chia rẽ trong lòng một dân tộc đang quá khao khát thương yêu và đoàn kết.
 
Trần Trung Đạo
(Trên xe lửa từ Berlin đi Prague, chiều 26-8-2014)
 
 Tham khảo:
-       Indian Parliament on the issue of Tibet RAJYA SABHA DEBATES 1952 -2005 (http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf)

Wednesday, August 27, 2014

Lê Hòang Trúc

Ta Không Phải Ra Đi


Xin ngủ vạ trong hồn anh một lúc
Để hồi sinh nhận sóng gió cuộc đời
Che ánh sáng kéo dài đêm trần tục...
Nợ trăm năm đừng chối bỏ cuộc chơi



Anh có biết mùa thu này rất lạ
Người hôm xưa sống lại đòi tự do
Người năm cũ trở về chồng gạch đá
Xây hình hài đốt bỏ mối cam go


Tất cả sống để rồi ta thích sống
Ai cũng yêu cho dâu bể mĩm cười
Từng ngôi mộ bình yên trong hương khói
Dắt ta về ( ta không phải ra đi…)


Và anh biết có một điều chưa tỏ
Xích gần hơn sẽ thông suốt chuyện còn
Bên ngực trái phập phồng con tim nhỏ
Anh nghe gì khi hơi thở gần nhau.

 
Lê Hòang Trúc
 27/08/2014
@facebook/lht

Tuesday, August 26, 2014

Tuấn Khanh

Giá của một nghệ sĩ cung đình

Thành Long (Jackie Chan) rất bình tĩnh nói rằng mình chịu mọi trách nhiệm về việc con trai mình bị bắt vị tội sử dụng và buôn ma tuý. Ông nói trách nhiệm rất lớn thuộc về ông, với tư cách là một đại sứ chống nạn ma tuý do Trung Quốc đề cử từ năm 2009.

Phòng Tố Danh (Jaycee Chan), người con trai 32 tuổi của Thành Long bị bắt vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, tại quận Đông Quan, Bắc Kinh, trong một cuộc bố ráp đầy chủ ý của công an trong việc ‘dằn mặt’ ngôi sao điện ảnh Thành Long, mà lâu nay vẫn được coi là nhân vật công chúng làm đẹp  cho nhánh Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân.


Viết trên trang blog của mình thuộc hệ thống mạng Vi bác (Weibo), Thành Long vẫn rất bình tĩnh như một chính trị gia “Tôi và Danh cúi đầu xin lỗi xã hội”. Trang blog có đến 23 triệu người theo dõi của Thành Long quan trọng không kém như một cơ quan văn hoá của nhà nước vì sự theo dõi chặt chẽ của công chúng, và cũng là nơi mà Thành Long nhiều năm nay sử dụng nó như một công cụ để bày tỏ các quan điểm có lợi cho chính sách cầm quyền của Nhà nước Bắc Kinh hoặc cho các nhân vật chính trị mà Thành Long nương tựa vào đó.

CNN dẫn lời của Thành Long, cho biết ngôi sao điện ảnh này “hết sức giận dữ” trước việc làm của con mình. Thế nhưng trái lại với cảm giác mà ông ta trình bày, người ta vẫn nhận thấy sự bình tĩnh và khôn khéo của Thành Long trước công chúng, không khác gì cách mà ông lấy được lòng nhà nước Bắc Kinh, trở thành một trong những nghệ sĩ có quyền lực riêng trong bóng tối chính trị, dù xuất thân của ông là một người thành đạt từ Hương Cảng, từ lúc vùng đất này thịnh vượng trong tay của người Anh.

Những lời đồn đãi và tin tức thực tế ở Hương Cảng lúc này, cho thấy thời đại những người hoạt động nghệ thuật mượn chính trị để tiến thân như Thành Long đang đứng trước bờ vực thẳm, nền chính trị thanh toán lẫn nhau, tiếm quyền, vây cánh riêng của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Giang Trạch Dân… khi sụp đổ, đã để lộ những hình ảnh những vương triều bí mật, trong đó những người như Thành Long đã sớm chọn phe và biến mình thành những nghệ sĩ cung đình. Báo chí Trung Quốc đã ám chỉ nhiều về chuyện Chương Tử Di dính líu đến các quan chức cấp cao, hoặc trực diện tấn công vào hệ thống tuyển mỹ nữ cho các ‘ngài’ từ CCTV, đài truyền hình lớn nhất Trung Quốc.

Hơn một thập niên nay, từ khi thế lực chính trị của  Thành Long vững chắc hơn, các bộ phim của ông cũng dần nhạt hơn, và không còn dấu ấn nào như thời kỳ các bộ phim Tuý quyền (1978) hay Quán ăn lưu động (1984). Những phát ngôn lấy lòng chính quyền Bắc Kinh về cai trị đã khiến dân chúng Hương Cảng, Đài Loan… ngày càng bất mãn. Ngày 1/6 vừa rồi, khi nửa triệu người Hương Cảng xuống đường đòi dân chủ và tự do, Thành Long đã nhắc lại câu nói từng làm thất vọng hàng triệu người hâm mộ “sai lầm của chúng ta là đã để cho Hương Cảng có quá nhiều tự do”. Nhưng đó không chỉ là một lần, Thành Long nhiều lần chứng minh vai trò nghệ sĩ cung đình khi nói những điều như “Người Trung Quốc cần bị kiểm soát” hay “Đài Loan bầu cử à? Thật là một trò cười”.

Tờ Epoch Times cho biết danh sách 10 cái tên thuộc hàng cặn bã lừng danh của Trung Quốc do dân chúng bầu chọn trên mạng, có tên Thành Long trong đó. Trong những ngày tháng Giang Trạch Dân cầm quyền, giết và mổ lấy nội tạng hàng chục ngàn người Pháp Luân Công, Thành Long đã né tránh khi được báo chí phương Tây phỏng vấn. Thậm chí, sau khi nói rằng mình không biết gì cả, Thành Long đã cười, nói thêm “ở Trung Quốc, người ta có thể nghe thấy rất nhiều tin đồn”.

Một người bạn người Hoa gốc Quảng Đông, đi du lịch Hương Cảng từ năm 2009, như một cách về thăm quê, đã kể rằng “Thành Long bị dân chúng xem như một kẻ khốn nạn, vì lên truyền hình kêu gọi bỏ tiếng Quảng trong trường học, chỉ nên cho dạy tiếng phổ thông, theo ý của Bắc Kinh”. Rất nhiều người Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn, đã kể cho nhau nghe và tẩy chay Thành Long vì kiểu bám đuôi chính trị của ông ta. “Không hiểu sao báo chí tiếng Việt lại rất ít người nói về điều này”. Người bạn này nói.

Thành Long hôm nay khôn khéo và giảo hoạt hơn rất nhiều, không giống những bộ phim vào vai khờ khạo và đáng yêu mà ông đã chiếm được cảm tình khán giả. Người nghệ sĩ tự vẽ lên mặt mình nhiều màu sắc và nhăn nhó, múa may theo yêu cầu chính trị đã bóp chết tài năng của mình, thậm chí tự bóp chết giá trị sống như một người bình thường, để trở thành một bài học đáng nhớ cho đời sau, khi người có học tự bán mình cho quyền lực và danh lợi.

Điều mà người ta tự hỏi là giá nào để một người nghệ sĩ tự biến mình thành những tên hề ngắn hạn cho các sân khấu thô bỉ như vậy? Thật khó để định được giá như vậy từ những trái tim bình thường. Có thể giá chỉ được định từ những trái tim thô bỉ không kém các sân khấu ấy, mà không chỉ Trung Quốc, mà ở bất kỳ một quốc gia suy đồi nào cũng luôn có những kẻ chực chờ xin được bán mình để được làm nghệ sĩ chốn cung đình, làm văn nô như vậy.

Monday, August 25, 2014

USA

" Giá trị Mỹ "

Cách đây 200 năm, ngày 24-8-1814, quân Anh đã tấn công Washington DC và đốt Nhà trắng. Vụ việc xảy ra chỉ 14 năm sau khi công trình kiến trúc Tòa bạch ốc hoàn thành. Nước Mỹ có nhiều biểu tượng văn hóa lịch sử và Nhà trắng là một trong số đó. 

Chuyện kể rằng, theo sử gia David McCullough, vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân vào Nhà trắng là John Adams. Ông đến đó ngày 1-11-1800, trên chiếc xe ngựa, lúc khoảng 1 giờ chiều. Công trình lúc đó còn dang dở, phân nửa số phòng chưa được trát vữa, chỉ mới xây xong một trong ba cầu thang và giàn giáo còn dựng ngổn ngang trong tầng hầm. Adams tiếp khách nguyên hôm đó. Cuối ngày, ông dùng bữa tối rồi lên lầu ngủ. Sử gia McCullough kể thêm về bức thư Tổng thống Adams viết cho vợ (Abigail), không lâu sau khi đến Nhà trắng: “Tôi cầu Chúa ban phúc lành cho ngôi nhà này và tất cả những ai sẽ sống tại đây. Cầu mong rằng không ai trừ những người sáng suốt và thành thật sẽ nắm quyền cai trị dưới mái nhà này”. 

Trong suốt chiều dài lịch sử chính trị Mỹ, có những tổng thống không phải lúc nào cũng “sáng suốt” và có không ít tổng thống chẳng phải lúc nào cũng “thành thật”; nhưng có điều gần như chắc chắn rằng nước Mỹ không có tổng thống nào làm việc không vì quyền lợi quốc gia mà chỉ biết “ăn bốc, ăn hốt”, chỉ lo vơ vét túi riêng, chỉ lo xây bè lập cánh bất chấp số phận nước nhà… Nước Mỹ không có tổng thống nào làm ô uế lịch sử dân tộc bằng việc bán rẻ danh dự quốc gia vì lợi ích cá nhân hay lợi ích đảng phái…

Cứ chỉ trích những khiếm khuyết của Mỹ, nếu vẫn sống và nuôi một sự căm thù nước Mỹ một cách không thể giải thích, nhưng cùng lúc, hãy để ý rằng, đó là những khiếm khuyết mà rất nhiều nước cũng có. Còn ưu điểm của họ? Liệu có bao nhiêu nước có thể làm được tương tự? Nước Mỹ mạnh và có sức ảnh hưởng không chỉ bởi họ giàu, họ đứng đầu thế giới về quân sự, họ có đồng đôla… Họ mạnh vì họ đã tạo ra được cái gọi là “giá trị Mỹ”. Chỉ riêng lịch sử tổng thống Mỹ đã có thể chứng minh một phần điều đó.
Cách đây 200 năm, ngày 24-8-1814, quân Anh đã tấn công Washington DC và đốt Nhà trắng. Vụ việc xảy ra chỉ 14 năm sau khi công trình kiến trúc Tòa bạch ốc hoàn thành. Nước Mỹ có nhiều biểu tượng văn hóa lịch sử và Nhà trắng là một trong số đó.

Chuyện kể rằng, theo sử gia David McCullough, vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân vào Nhà trắng là John Adams. Ông đến đó ngày 1-11-1800, trên chiếc xe ngựa, lúc khoảng 1 giờ chiều. Công trình lúc đó còn dang dở, phân nửa số phòng chưa được trát vữa, chỉ mới xây xong một trong ba cầu thang và giàn giáo còn dựng ngổn ngang trong tầng hầm. Adams tiếp khách nguyên hôm đó.

Cuối ngày, ông dùng bữa tối rồi lên lầu ngủ. Sử gia McCullough kể thêm về bức thư Tổng thống Adams viết cho vợ (Abigail), không lâu sau khi đến Nhà trắng: “Tôi cầu Chúa ban phúc lành cho ngôi nhà này và tất cả những ai sẽ sống tại đây. Cầu mong rằng không ai trừ những người sáng suốt và thành thật sẽ nắm quyền cai trị dưới mái nhà này”.

Trong suốt chiều dài lịch sử chính trị Mỹ, có những tổng thống không phải lúc nào cũng “sáng suốt” và có không ít tổng thống chẳng phải lúc nào cũng “thành thật”; nhưng có điều gần như chắc chắn rằng nước Mỹ không có tổng thống nào làm việc không vì quyền lợi quốc gia mà chỉ biết “ăn bốc, ăn hốt”, chỉ lo vơ vét túi riêng, chỉ lo xây bè lập cánh bất chấp số phận nước nhà… Nước Mỹ không có tổng thống nào làm ô uế lịch sử dân tộc bằng việc bán rẻ danh dự quốc gia vì lợi ích cá nhân hay lợi ích đảng phái…

Cứ chỉ trích những khiếm khuyết của Mỹ, nếu vẫn sống và nuôi một sự căm thù nước Mỹ một cách không thể giải thích, nhưng cùng lúc, hãy để ý rằng, đó là những khiếm khuyết mà rất nhiều nước cũng có.

Còn ưu điểm của họ? Liệu có bao nhiêu nước có thể làm được tương tự? Nước Mỹ mạnh và có sức ảnh hưởng không chỉ bởi họ giàu, họ đứng đầu thế giới về quân sự, họ có đồng đôla… Họ mạnh vì họ đã tạo ra được cái gọi là “giá trị Mỹ”. Chỉ riêng lịch sử tổng thống Mỹ đã có thể chứng minh một phần điều đó.


Manh Kim

Sunday, August 24, 2014

Sông Cửu Long

Thủy điện Mekong
có thể 'tống' miền Tây ra biển


SÀI GÒN 24-8 (NV) .- Nông dân miền Tây của miền nam Việt Nam nay đã cảm nhận được hậu quả của các dự án thủy điện trên sông Mekong. Đó là tường thuật của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Trẻ em miền Tây ngụp lặn bắt ốc kiếm sống vào mùa lụt. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Theo tường thuật này, dự báo của các chuyên gia về những dự án thủy điện trên sông Mekong nay đang thành hiện thực, đồng bằng sông Mekong - khu vực phía Tây của miền Nam Việt Nam (miền Tây) đang mất cân bằng về nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa và hệ sinh thái đang suy kiệt.

Tại một hội thảo nhằm chuẩn bị cho việc tham vấn về Dự án xây dựng đập thủy điện Donsahong tại dòng chính của sông Mekong trên đất Lào, vừa diễn ra ở Cần Thơ hồi cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Hiệp, một nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), than rằng, hồi xưa khi nước lưu thông tự nhiên, nông dân dễ dàng ứng phó với hạn hán, lụt lội. Còn bây giờ khi dòng chảy của nước thay đổi do tác động của thủy điện, nông dân không biết đâu mà lường.

Theo ông Hiệp, ở miền Tây hiện nay, mùa mưa dòng chảy tràn quá lớn, nông dân không kịp trở tay, nhưng đến mùa khô thì dòng chảy kiệt, nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng càng ngày càng sâu. Cũng vì vậy, nông dân miền Tây càng ngày càng khó tính toán trong việc trồng trọt. Các nguồn lợi thủy sản như cá, tôm,… càng ngày càng ít. Chưa kể vì phù sa giảm, chi phí cho phân bón không ngừng gia tăng.

Giới nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện trên sông Mekong từng cảnh báo, khi thủy điện Donsahong hoàn tất, vào mùa khô, khu vực hạ du của sông Mekong sẽ mất 50% lượng nước, 75% lượng cá.

Ông Lê Anh Tuấn, làm việc tại Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ, nói thêm, Donsahong chỉ là dự án thủy điện thứ hai trên dòng chính Mekong. Hiện có tới 19 dự án thủy điện đã, đang hoặc sẽ xây trên dòng chính của sông Mekong. Trong số này, riêng đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc đang có bốn dự án đã hoàn tất và đang hoạt động, chưa kể bốn dự án khác sẽ được xây dựng.

Tại Lào, dự án thủy điện Xayabury đang được xây dựng, dự án thủy điện Donsahong đang chuẩn bị khởi công, Lào còn dự tính sẽ thực hiện thêm bảy dự án thủy điện khác. Ngoài Lào, Cambodiaa cũng đang dự tính thực hiện hai dự án thủy điện trên sông Mekong.

Ông Dương Văn Ni, một tiến sĩ cũng làm việc tại Đại học Cần Thơ, cảnh báo, trong bối canh tác động của biến đổi khí hậu đối với miền Tây càng ngày càng lớn, các dự án thủy điện trên sông Mekong không chỉ mở đường cho nước mặn xâm nhập sâu vào ruộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô.

Điều đáng sợ nhất là việc có quá nhiều đập nước nối nhau theo kiểu bậc thang sẽ làm nông dân miền Tây chết ngộp nếu các đập thủy điện này đồng loạt xả lũ vào mùa mưa. Chỉ cần một trong các đập bị vỡ, tác động dây chuyền sẽ tạo ra một khối nước khổng lồ, đẩy toàn bộ vùng hạ du ở khu vực đồng bằng sông Mekong trôi ra biển.

Việc thi nhau xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong, dòng sông được xem là lớn nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông, từng được báo động liên tục bởi tác động tiêu cực tới cuộc sống của khoảng 60 triệu người và hủy diệt môi trường của bốn quốc gia nằm ở hạ lưu con sông này là Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Lào, trong đó, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Hồi năm 2011, Việt Nam chính thức đề nghị hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong ít nhất 10 năm để nghiên cứu về tác động của chúng nhưng đề nghị đó không được quan tâm. 

Sau khi khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi, tháng 9 năm 2013, Lào loan báo sẽ thực hiện tiếp đập thủy điện Don Sahong và đến lúc đó, cả Thái Lan, Cambodia, Việt Nam mới đồng loạt bày tỏ sự lo ngại về tác hại của các đập thủy điện đối với môi trường, hệ sinh thái và ngư nghiệp ở khu vực hạ lưu Mekong.

Tranh luận giữa bốn quốc gia trong Ủy hội sông Mekong (Lào, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam) trở thành kịch liệt. Hồi giữa Tháng Giêng năm nay, cuộc họp của Ủy hội sông Mekong đã không đạt kết quả mà chính quyền và dân chúng nhiều quốc gia ở hạ lưu con sông này mong đợi: Ngưng thực hiện dự án thủy điện Don Sahong.

Gần đây, dường như sức ép từ Thái Lan, Cambodia, Việt Nam có vẻ bắt đầu có hiệu quả, hồi hạ tuần Tháng Sáu, tại cuộc họp lần thứ 20 của ủy hội, Lào tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các quốc gia có liên quan về dự án thủy điện Don Sahong. Tuy Lào đã chấp nhận “tham vấn trước” nhưng giới bảo vệ môi trường vẫn lo ngại đó chỉ là hình thức trấn an. (G.Đ.)


@nguoiviet

Saturday, August 23, 2014

CCRĐ

Về một bài báo mở màn chiến dịch
 Cải Cách Ruộng Đất ký tên CB của Hồ Chí Minh
 
Địa chủ ác ghê
 
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:


- Giết chết 14 nông dân.


- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.


- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.


- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !


Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:


- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.


- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.


- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.


- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.


 - Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
 
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
 
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
 
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
 
(21-7-1953)
C.B.
Báo NHÂN DÂN