Saturday, February 27, 2016

Khrushchev mới là người
giết chết chủ nghĩa cộng sản
12788302_1560222587639193_1737352379_n

Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu.

Đại hội XX đã đặt dấu chấm hết cho điều đó. Nó là khoảnh khắc của sự thật, một sự thanh tẩy từ bên trong sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin. Bài diễn văn của Khrushchev đã tạo ra những hoài nghi và suy nghĩ lại trong chính phong trào cộng sản trên toàn thế giới.

Những động cơ của Khrushchev khi ông đứng lên bục phát biểu sáng hôm 25 tháng 2 năm 1956, theo ông, là hoàn toàn đạo đức. Sau khi bị hạ bệ, cô lập trong dacha [nhà nghỉ dưỡng ở vùng quê] của mình, ông viết, “Hai bàn tay tôi vấy máu. Tôi đã làm mọi thứ mà những người khác cũng làm. Nhưng nếu hôm nay tôi phải bước lên bục để tố cáo Stalin lần nữa, tôi vẫn sẽ làm. Rồi một ngày tất cả sẽ phải chấm dứt.”
Dĩ nhiên, Khrushchev có liên quan mật thiết tới các cuộc đàn áp của Stalin, nhưng ông cũng không biết đến một nửa những gì đang diễn ra. Toàn bộ hệ thống chính phủ Stalin được xây dựng trên sự bí mật tuyệt đối, trong đó chỉ duy có mình Tổng Bí thư biết được mọi chuyện. Nền tảng sức mạnh của Stalin không phải là khủng bố, mà là độc quyền thông tin. Chính Khrushchev còn choáng váng khi phát hiện ra trong những năm 1930 và 1940, khoảng 70% số Đảng viên đã bị thủ tiêu.

Ban đầu, Khrushchev không có ý định giữ bí mật bài tố cáo Stalin của mình. Năm ngày sau Đại hội, bài phát biểu của ông đã được gửi tới tất cả lãnh đạo các nước cộng sản và được đọc trong các buổi họp chi bộ địa phương trên khắp Liên Xô. Nhưng người ta không biết thảo luận ra sao về nó. Và với lý do chính đáng, dù một phần sự thật đã hé lộ nhưng vấn đề trong quá trình phi Stalin hóa là người ta không biết phải làm gì tiếp theo.

Sau Đại hội, việc lý tưởng sai lầm và thối nát tận mạng đã rõ. Nhưng không có hệ tư tưởng khác thay thế, và cơn khủng hoảng – sự mục ruỗng chậm chạp trở nên rõ ràng trong giai đoạn trì trệ dưới thời Leonid Brezhnev – bắt đầu với bài phát biểu của Khrushchev và kéo dài suốt 30 năm, cho đến khi Mikhail Gorbachov lên nhận trách nhiệm cải cách.

Những hoài nghi sau Đại hội có thể còn mong manh, nhưng chúng vẫn gieo rắc những bất ổn thật sự. Trong cuộc biểu tình đầu tiên làm rung chuyển thế giới cộng sản năm 1956, rất nhiều người ở Gruzia đã yêu cầu sa thải Khrushchev và khôi phục những ký ức về Stalin. Cuộc nổi dậy ở Ba Lan và hỗn loạn hơn là cuộc Cách mạng Hungary 1956 đã đấu tranh cho điều ngược lại. Người Ba Lan yêu cầu một chế độ cộng sản có nhân tính, còn người Hungary, sau khi Imre Nagy tìm cách cải tổ chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng đã chối bỏ nó hoàn toàn.

Tất cả những cuộc biểu tình này đã bị đàn áp dã man, kết quả là nhiều người cộng sản Tây Âu đã rời bỏ Đảng sau khi vỡ mộng. Khrushchev cũng làm bùng lên mối hận thù giữa Mao Trạch Đông của Trung Quốc và Liên Xô, cho phép Mao soán lấy vương miện của người lãnh đạo cách mạng thế giới.

Lo lắng trước các cuộc biểu tình, Khrushchev đã cố gắng xoa dịu chiến dịch chống Stalin. Các tù nhân trong các Gulag [Trại cải tạo lao động] tiếp tục được thả, nhưng diễn ra trong im lặng. Những người sống sót sau cuộc thanh trừng được phục hồi Đảng tịch, họ được nhận công việc mới, nhưng bị cấm bàn luận về những nỗi kinh hoàng mà họ từng phải chịu đựng.

Sự câm lặng đó kéo dài cho đến năm 1961, khi Khrushchev tiết lộ thêm những tội ác dưới thời Stalin. Chúng được thông báo và bàn luận công khai trên truyền hình và đài phát thanh. Thi thể Stalin bị đưa ra khỏi Quảng trường Đỏ, những đài tưởng niệm Stalin bị đập phá, các thành phố khôi phục tên truyền thống của họ. Stalingrad đổi lại thành Volgograd.

Ý tưởng về Gulag đi vào văn học với tác phẩm Một ngày trong đời của Ivan Denisovich của Alexander Solzhenitsyn. Chiến dịch chống Stalin thứ hai này kéo dài trong 2 năm, gần như không đủ để thay đổi tinh thần đất nước.

Đại hội XX đã đập tan phong trào cộng sản thế giới, và hàn gắn rạn nứt là điều không thể. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin, bởi mối đe dọa lớn nhất đối với chủ nghĩa cộng sản không phải là chủ nghĩa đế quốc hay bất đồng ý thức hệ, mà là sự vỡ mộng và nghèo nàn trí tuệ của chính nó.

Vậy nên cho dù ngày nay nước Nga thường đổ lỗi cho Gorbachev hay Boris Yeltsin vì sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng làm như thế là vừa vô ích vừa không công bằng. Chế độ cộng sản đã chết từ trước, và việc đem nước Nga thoát khỏi đống đổ nát một cách nguyên vẹn có thể là công lớn của Yeltsin. Dù tương lai của nước Nga là bất định, lịch sử của nó đang trở nên rõ ràng hơn, một phần bởi chúng ta biết Đại hội XX đã khởi đầu một giai đoạn đem lại dấu chấm hết cho chế độ chuyên quyền của Liên Xô.

Roy Medvedev, sử gia và nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Stalin, là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Stalin: Let History Judge, và Khrushchev: The Years in Power (viết cùng Zhores Medvedev).

Copyright: Project Syndicate 2006 – Khrushchev’s Secret Speech and End of Communism


Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Friday, February 26, 2016


"Bắc Kinh đòi 90% Biển Đông,
Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc"


Zachary Keck,biên tập viên tạp chí The Diplomat ngày 19/2 nhận xét, cái gọi là nguyên tắc của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (trên quan điểm chủ quyền lịch sử) đe dọa sự ổn định không chỉ ở Biển Đông hay châu Á mà đe dọa trật tự toàn cầu khiến Mỹ đã phải công khai phản đối đường 9 đoạn.

Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, Mỹ thể hiện rõ quan điểm của mình sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đối đầu, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Từ địa vị vững chắc của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện nay, có vẻ Washington rõ ràng sẽ không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, ít nhất là trong bối cảnh hiện tại.
Tuy nhiên, một số người theo đuổi tham vọng thực thi tuyên bố chủ quyền với Biển Đông ở Bắc Kinh có thể có những nhận định khác nhau về vấn đề này. 

Trường hợp Washington đã khoanh tay đứng nhìn quân đội Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough năm 2012 và tiếp tục nhăm nhe tìm cách đánh bật Manila ra khỏi bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đối tượng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines cũng nhảy vào tranh chấp - PV) khiến những người này tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dám "mạo hiểm đương đầu" với Trung Quốc ở Biển Đông.


Nếu Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo của Mỹ, điều này có khả năng tạo cho Bắc Kinh một khoảng tạm dừng lớn hơn để thúc đẩy tuyên bố của họ ở Biển Đông, và nó cũng sẽ đặt Mỹ vào tình thế khó khăn hơn. 
Vì vậy chính quyền Obama đã đưa các biện pháp thích hợp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á. 
Khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn của mình, Washington sẽ tránh bị rơi vào khả năng va chạm với Trung Quốc.(Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương hôm 5/2 công khai phản đối đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông. Quan điểm này được liên tục lặp lại bởi các quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng John Kerry, Tư lệnh Không quân Bộ tư lệnh Thái Bình Dương hay Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.)

Quan trọng hơn, việc Mỹ thách thức yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó gây bất ổn không chỉ cho khu vực châu Á. Tuyên bố của Trung Quốc đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông bắt nguồn từ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về "chủ quyền lịch sử".
Năm 2008, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng đường 9 đoạn Trung Quốc (tự vẽ ra) ở Biển Đông "cho thấy chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có từ thời cổ đại"?!

Nếu cứ để Trung Quốc tự thiết lập "nguyên tắc" một mình một kiểu như vậy sẽ là một thảm họa với vô số xung đột chủ quyền bởi sự dịch chuyển biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử.

Đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc yêu sách "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, cứ lý luận theo kiểu Bắc Kinh thì người Mông Cổ có quyền đòi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Hoa lục.

Lý luận theo kiểu Trung Quốc, đế chế Ottoman đã kiểm soát phần lớn châu Âu ở những thời điểm khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có quyền đòi "chủ quyền" với toàn bộ châu lục này. 

Tương tự, Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền hầu hết Tây Âu và Đông Âu thời kỳ Napoleon và Đức quốc xã, Nga có quyền yêu cầu "chủ quyền" ở các nước Đông Âu do biên giới Liên Xô để lại....

Trớ trêu hơn nữa, một số quốc gia có thể áp dụng "nguyên tắc đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang bám lấy để yêu sách chủ quyền với chính một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc từng là thuộc địa của Đức, Pháp và Anh thời thế kỷ 19, 20 thì họ cũng có thể yêu sách "chủ quyền" với những vùng đất này như những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông. 

Chính phủ ông Shinzo Abe có thể yêu sách chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc vì Hoàng gia Nhật đã từng kiểm soát chúng một thời.
Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

Tất cả điều này nói lên rằng nguyên tắc đằng sau cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trật tự toàn cầu. Cứ theo cái cách Bắc Kinh giải thích thì ngay cả Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới sẽ trở nên sẽ trở nên hỗn loạn.

Hồng Thủy

Tuesday, February 23, 2016

Ngô Đình Diệm & Hồ Chí Minh

Sunday, February 21, 2016

Hình ảnh tương phản
trong chế độ cọng sản tại Việt Nam


Wednesday, February 17, 2016

Hà Nội chiều mồng 3 Tết 2016
Nhiếp ảnh gia Hồ Hải Hoàng



Đọc thêm :



Thursday, February 11, 2016

Bài thơ Xuân vừa viết

Phút giao thừa vừa sang
Dê quày quả ra đi, Khỉ vừa nhào tới
nhảy tót lên bàn huênh hoang tưởng giữa rừng già!


Đất nước mỗi ngày thêm tàn tạ,
Những mặt người nhầu nát lê trên phố mỗi ngày.
Đòi ruộng, đòi vườn
Đòi mồ, đòi mả
Đòi tự do, công lý, nhân quyền!


Những mặt người héo hon bên những cột rút tiền
Khi Tết sầm sập đến
Khi cơn đói dày vò trong dạ
Khi cơn khát sữa làm em thơ mệt lả
Khi áo mùa đông không đủ ấm trẻ đến trường.
Tiền rỗng cả máy rút tiền.
Túng bấn càng thêm túng bấn.


Đất nước của những oan khuất ngút trời
Đất nước của những dân oan
ngày nối ngày đi đòi ruộng, đòi nhà, đòi công lý.
Mòn gót trên những phố phường
Mỏi mòn trong vô vọng.


Ôi mùa Xuân, biết khi nào đến với những người vô gia cư
đang oằn mình trong giá rét những đêm đông
dọc ngang những phố phường
tiếng ngáy đều đều sao quá thê lương.


Chong đêm bên đèn
Những bậc thức giả mắm môi ngẫm cơ trời
Lối thoát dường như chưa có.


Ngựa vẫn ăn cỏ bến Bồ Đề
Tướng quân còn mê mải những nơi đâu?
Sao chưa về bến đợi?


Hát một khúc hát buồn mênh mang khi xuân đến
Trong cỏ cây mong mầm bật nên chồi
Cỏ vô danh dâng nhựa sống ngút bên trời.
Hy vọng đến, trên cánh đồng Việt Nam
khi mùa Xuân vừa tới!


Lâm Khang

@xuandienhannom

Sunday, February 7, 2016

Chuyện ở tiệm

Giờ ăn trưa, thấy dì Duyên ngồi chùi nước mắt nghe bài "Xuân này con không về", tôi khều dì hỏi:
- Nhớ Việt Nam lắm hả dì?
...
Bả đưa tay quẹt con mắt đen thui lem luốc, nghẹn giọng kể:
-Con biết không, ngày xưa nhà dì có tới 6 ông anh đi lính quốc gia lận.Cứ mỗi dịp xuân về, là ở nhà ngong ngóng chờ tin mấy ổng.

Dì là út, lần nào về ,mấy ổng cũng mua thiệt nhiều quà cho dì, cõng dì trên vai đi chơi khắp xóm.

Mà ,nhiều năm mấy ổng không về ăn tết được, chỉ biên thư cho mẹ , bảo là tụi việt cộng đang đánh vào rát lắm, phải ở lại cầm súng chiến đấu với anh em.
Mấy ổng nói, về thì ai cũng muốn. Nhưng bản thân mình an vui, êm ấm ,mà bạn bè còn đang vất vả chiến đấu thì không cảm thấy an lòng.

Thế rồi, 4 ông lần lượt gởi xác lại sa trường. Có những cái Tết, nhận được giấy báo tử của con trên tay, mẹ của dì xỉu lên xỉu xuống.

Vậy mà ,2 ông còn lại vẫn nhất định không chịu bỏ cuộc, dù sau này Mỹ đã bỏ đi. Hai ổng chỉ buông súng khi miền Nam đã thật sự bị thất thủ.

Ngừng một chút để lau đôi mắt hoen đỏ, dì kể tiếp:
- Mẹ của dì tuy rất đau đớn, nhưng không hề cảm thấy hối tiếc, bởi vì các anh của dì đã sống và chiến đấu hào hùng để bảo vệ tổ quốc.

Không như lính bộ đội bây giờ. Tội nghiệp,họ tuy cũng là lính, nhưng lại không được phép bắn trả lại kẻ thù của mình , và không được quyền sống đúng với lý tưởng !

Tính ra, thân nhân của lính bộ đội cộng sản mới chính là những người đáng thương nhứt.

Trang Lê