Wednesday, January 28, 2009


CAI HẠ CA

 

Trong thư tịch thi ca cổ đại Trung quốc còn lưu trữ được, có trên hai trăm ngàn bài thơ, duy nhất trong đó có môt bài của một nhân vật lịch sử, đúng hơn là thi nhân. Đó là bài “Cai Hạ Ca” của  Hạng Võ (232-202 BC), được sáng tác hơn 2200 năm về trước, ở những ngày chinh chiến sau cùng của cuộc đời của Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, thua  Lưu Bang người sáng lập nhà Hán (221-206 BC), tại đất Cai Hạ, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay.

Bài Cai Hạ Ca thuộc thể Chu-Ge (song-poem) cổ của nhà Chu này được sáng tác trong trường hợp rất đặc biệt,mà người Nhật gọi là thơ jisei no ku  (death poem) được sáng tác trước khi chết của văn hóa châu Á như ở Trung Quốc,Đại Hàn,Nhật Bản…qua đó vở nhạc kịch “Bawang Bie Ji” được dàn dựng,theo từng thời kỳ,như đoàn nghệ thuật ca múa của tỉnh Chiết Giang-Trung Quốc hiện nay mà nhiều người được biết qua chuyển ngữ quen thuộc Farewell My Concubine


Sử ký Tư Mã Thiên đoạn này, chép như sau, qua bản dịch của Nhữ Thành. (Sử ký Tư Mã Thiên - Nhữ Thành - nhà xuất bản Văn Học.VN 1993) :

“Hạng Vương đóng quân ở trong thành
Cai Hạ (Gai xia), binh ít, lương hết! Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Ban đêm, Hạng Vương nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng Vương liền kinh hoảng, nói:

- Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở đông như thế?

Nửa đêm Hạng Vương thức dậy, uống rượu trong trướng. Có mỹ nhân thường theo tên là Ngu, có con ngựa thường cỡi tên là Truy, Hạng Vương đau đớn, cảm khái ngâm :


CAI HẠ CA

Lực bạt sơn hề khí cái thế.
Thời bất lợi hề Truy bất thê.
Truy bất thê hề khả nại hà,
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà.
Hạng Võ

Sức nhố núi, khí trùm trời,
Ngựa Truy chùn lại bởi thời không may.
Ngựa chùn, biết tính sao đây,
Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng.
(Nhữ Thành dịch)



Hạng Vương ca mấy lần, mỹ nhân hoạ theo. Hạng Vương khóc chảy nước mắt! Tả hữu đều khóc, không ai có thể ngửng đầu lên nhìn.”….

Dã sử Trung Quốc cũng như truyện Hán Sở tranh hùng viết thêm vào ở đoạn trên như sau: Ngu Cơ quỳ dưới chân Hạng Vương, nước mắt Hạng Vương rơi xuống, chảy dài trên má Ngu Cơ. Sau khi Hang Vương hát xong, Ngu Cơ đứng dậy, nắm tay Hạng Vương mà hát rằng :


HOÀ HẠNG VÕ CAI HẠ CA-NGU CƠ

Hán quân kỷ lược địa,
Tứ diên Sở ca thanh.
Đại vương ý khí tận,
Tiện thiếp vô liêu sinh.


Ngu Cơ ca cùng Hạng Võ

Chàng ơi chiến địa giờ đây,
Bốn bề quân Hán bao vây chặt rồi.
Phận Người đến thế thì thôi,
Đại vương!Thiếp sao đây? ơi hởi chàng!
(Cao Kim Liên dịch)

Rời tay Hạng vương, Ngu Cơ vừa hát vừa múa, đoạn cuối, bi hùng và tráng lệ thay, Ngu Cơ rút kiếm đâm vào cổ, tự vẫn, để Hạng vương khỏi bận lòng nơi chiến địa. Bài hát này có tên là ”
Ngu Cơ cùng Hạng Võ ca” tại thành Cai Hạ.

Sau khi Ngu Cơ chết, Hạng Võ cùng 800 quân lên ngựa, phá vòng vây, hướng về phía sông Ô giang,quân hết thế cô,nhưng từ chối về lại Giang Đông,theo lời mời của đình trưởng cắm thuyền chờ đợi,và Hạng Võ nói :”ta còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa” và sau đó đã tự tử bằng kiếm, năm đó niên lịch ghi 232 BC.Hạng Võ lúc đó 31 tuổi và Ngu Cơ 24 tuổi.

Tương truyền chỗ máu Ngu Cơ đổ xuống,mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ múa trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo”

Đời sau trong nhân gian, cảm kích người con gái nước Sở, đã tự vẫn để Sở Bá Vương khỏi bận lòng trong giờ phút nguy nan, có thêm bài thơ :



NGU MỸ NHÂN

Di hận Giang đông ứng vị tiêu,
Phương hồn linh loạn nhiệm phong phiêu.
Bát thiên tử đệ đồng qui Hán,
Bất phụ quân ân thị Sở yêu.

NGƯỜI ĐẸP NGU CƠ

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi"
Mà viện quân Giang đông? không thấy tới!
Tám ngàn binh: hàng Hán rồi,
Không phụ ơn vua - chỉ Ngu Cơ thôi !
(Cao Kim Liên dịch)
02484b974dc9619d8a58908b91e3b6f1
Theo Hán Sở tranh hùng,
hồi 4,bản dịch Mộng Bình Sơn thì người đẹp Ngu Cơ gặp viên võ tướng trẻ 24 tuổi phạt Tần họ Hạng tại Đồ Sơn, Cối Kê.(Hình phải:Miếu thờ Hạng Võ bên bờ sông Ô Giang(phụ lưu sông Trường Giang chảy qua tỉnh An Huy-TQ)

Từ bài thơ Cai Hạ Ca, qua cái chết lịch sử của đôi trai tài gái sắc, đã là đề tài vô tận cho đời sau, đối với văn học nghệ thuật. (qua thơ, truyên, kịch, sân khấu, hội hoạ, điện ảnh…).Tại Trung Quốc,khoảng 1000 năm sau,Đổ Mục,(803-853) đời Đường có bài thơ Đề Ô Giang đìnhđời  Tống có 2 thi nhân là,Tăng Củng(Tăng Tử Cố,1019-1083)với bài Ngu Mỹ Nhân Thảo hành Lý‎ Thanh Chiếu(1084-1155)có bài thơ(từ) Ô Giang,nổi tiếng.

Trong phạm vi thi ca, riêng ở Việt Nam chúng ta, tiêu biểu có thể ghi nhận như sau :

Phạm Huy Thông
(1916-1988) trong trường ca Tiếng địch sông Ô xuất bản năm 1935, đã viết :


Thiếp đâu ngờ, quân vương hỡi, chí trượng phu.
Lại không hơn lòng nhi nữ chút nào ư?
Nếu vì thiếp, chỉ than ôi, vì tiện thiếp
Mà chàng quên vì chí cao cùng sự nghiệp
Thì thân hèn thà vơ vất dưới tuyền đài...
Bằng vì quyến, vì thương thân hèn mọn
Mà đến nỗi chàng đành buông chí lớn...
Dứt lời, nàng hăng hái
Tới bên chàng, cao tuốt lưỡi gươm xanh
Rồi tự ải…

Cụ Nguyễn Du (1766-1820), trong truyện Kiều, khi tả tiếng đàn Thuý Kiều đàn cho Kim Trọng nghe, cũng có viết(Hình phải:Lăng mộ Ngu Cơ tại tỉnh An Huy-TQ):



Khúc đâu Hán Sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau …

Đặc biệt, trong tập Bắc hành tạp lục nhân đi sứ Trung Quốc năm 1813, Cụ đã đến nơi yên nghỉ cuối cùng của thi nhân võ tướng họ Hạng, xúc cảm cảnh vật hiện tiền và chạnh nhớ tích xưa, đã viết 2 bài ”Sở triêu vương mộ”,(Bắc hành tạp lục 1,2,3 - Trịnh Nguyễn Đàm Giang. Biên soạn - Diễn thơ) như sau:


SỞ BÁ VƯƠNG MỘ (1)

Bạt sơn dang đỉnh nại thiên hà?
Túc hậu du du ký thiển sa.
Bá thượng dữ thành thiên tử khí,
Trướng trung không thính mỹ nhân ca.
Nhãn tiền phiến thạch anh hùng tại,
Sự hậu quần nho khẩu thiệt đa.
Duc mịch Trường lăng nhất phối thổ,
Xích mi loạn hậu biến bồng ma.

SỞ BÁ VƯƠNG MỘ 1

Dời núi nhắc vạc trời chẳng trợ,
Cánh hận chan chan phủ cát mờ.
Đất Bá khí thiên tử đã hiện,
Trong trướng nghe người đẹp hát lời.
Rõ mặt anh hùng đá còn đây.
Chuyện sau nhà nho nói nhiều rồi.
Nấm đất Trương giang dù muốn kiếm,
Xích mi sau loạn còn cỏ thôi.

SỞ BÁ VƯƠNG MỘ (2)

Lộ bàng phiến thạch độc tranh vanh,
Bất thị Ô giang thị Lỗ thành.
Cập thức bại vong phi chiến tội,
Không lao trí lực dữ thiên tranh.
Cổ kim vô ná anh hùng lệ,
Phong vũ do văn sắt sá thanh.
Tịch mịch nhị thời vô tảo tế,
Xuân lai Ngu thảo tự trùng sanh.

SỞ BÁ VƯƠNG MỘ 2

Tấm đá bên đường đứng tranh vanh,
Chẳng thuộc Ô giang chính Lỗ thành.
Chiến bại không vì mưu trận kém,
Không phí trí lực với trời tranh.
Xưa nay bao anh hùng rơi lệ,
Mưa gió nghe như tiếng thét quanh.
Vắng vẻ hai thời không cúng bái,
Cỏ Ngu xuân về lại tươi xanh.

Image result for xiang yu tomb
Từ bài Cai Hạ Ca, cuộc tình diễm lệ và cái chết bi tráng của Ngu Cơ và Hạng Võ, của hơn 2200 năm trước tại Trung Quốc là chuyện tình số một trên thế giới, nếu đem so sánh với các câu chuyện tình khác của nhân loại như: Đường Minh Hoàng - Dương Quí Phi(Trung Quốc),Shâh Jâhn - Muta Mâhl (Ấn Độ), Tristan - Iseult (Aí Nhĩ Lan), John Alden - Priscilla Mullins (Mỹ)…

Và cũng từ đó, câu chuyện tình yêu muôn thưở này được phong phú hóa qua các bộ môn văn học, nghệ thuật, theo đó với những: thơ, truyện, sân khấu, kịch ảnh, hội hoạ ....đã làm say mê lòng người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại,như là thương ca vô tận vậy.

Trương Thúy Hậu
2005
Nghe nhạc :

VEXILLOLOGY

THƯỢNG THƯ ĐÀO TẤN


Đào Tấn (1845-1907) người làng Vinh Thạnh, xã Phúc Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Đinh.

Đào Tấn (hình trái, tranh vẽ của Họa sĩ Lê Văn Miến) ba lần làm Tổng đốc (An Tinh-Nam Ngãi...), 4 lần làm Thượng thư (Công-Binh-Hình) qua 3 triều Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái và là cận thần của nhà vua yêu nước, vua Thành Thái. Nhận xét về quan thượng thư Đào Tấn, Charles Gosselin, kẻ được Toàn quyền Pháp đặc phái luôn theo dõi Đào Tấn cũng phải thốt lên rằng: "Một đời tận tuỵ trong nhiều chức vị quan trọng Đào Tấn vẫn tay trắng thanh bần, bao nhiêu ấy đủ thơm danh hậu thế và làm cho đại nhơn vượt lên trên hẳn nhiều đồng liêu khác ít được gương mẫu như đại nhơn" (Vương Hồng Sển trích dịch trong L’Empire d’Annam, 1904). Thời làm Tổng đốc An Tĩnh, ông đã có công cứu vớt 400 ngư dân Trung Hoa ở đảo Hải Nam trôi dạt vào Nghệ An và Hà Tĩnh, nên dân chúng đảo Hải Nam đã lập đền thờ Ông ở đảo này.

Ngoài ra, quan Thượng thư Đào Tấn cũng còn là nhà viết tuồng nổi tiếng. Ông đã sáng tác, chỉnh lý, cải biên, dàn dựng hơn 40 vở tuồng và tập lý luận phê bình sân khấu là Hý trường tùy bút. Ông sáng lập và chủ trì hoạt động rạp hát Như Thị Quan và hai gánh hát kiêm trường đào tạo nghệ thuật tuồng mang tên Học bộ đình tại thành Vinh (Nghệ An) và làng Vinh Thạnh quê hương, nơi diễn những vở tuồng của ông và là nơi đào tạo những nghệ sĩ tuồng xuất sắc nhiều thế hệ. Ông còn là tác giả của hơn 1000 bài thơ, từ và tập bút ký Mộng Mai văn sao. Nói chung, di sản nghệ thuật của Đào Tấn là hết sức phong phú.

Đào Tấn mất nay đã đúng 100 năm(2007). Ở trong nước, nhà xuất bản Sân Khấu vừa hoàn tất việc ấn hành cuốn Đào Tấn, gồm 3 tập, dày đến 2312 trang.

Đúng 100 năm (2007)tưởng niệm ngày mất của vị quan yêu nước và thanh liêm, nhà soạn tuồng Đào Tấn, tuy sống trong hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp đô hộ, triều đình Huế lệ thuộc Tòa Khâm sứ Pháp đặt tại Huế, với những viên khâm sứ ác ôn, với những bộ mặt quan lại Việt Nam xấu xa như Trương Như Cương, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải... Đào Tấn, về mặt chính trị và văn hóa, cùng cuộc sống giản dị, yêu đời, yêu người, đã nổi bật như là vì sao sáng nhất, riêng biệt một cõi, trong lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn đau thương của những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của dân tộc ta vậy.

Đọc thêm

Tuesday, January 27, 2009

THƠ NGUYỄN DU


Thiên địa phiêu chu phù tợ diệp
Văn chương tàn tức nhược như ty
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ
Đông phong thành hạ bất thăng tình

NGUYỄN DU

Thuyền con chiếc lá giữa trời
Thơ văn tiếng thở như lời tơ than
Trông vời hồng rụng ngổn ngang
Tìm đâu chốn cũ muôn vàn dưới kia.

BÙI GIÁNG dịch

VIET NAM:FLAGS WAR ON YOUTUBE



Cuộc chiến Quốc-Cộng từ 1945 đến nay vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt trong thời đại High Tech hiện nay, trên Internet, trên YOUTUBE. Một bài báo được ví có sức mạnh bằng cả sư đoàn, thì một cuốn video lại có sức mạnh gấp 10 lần,100 lần hơn. Trên nhiều mặt trận, chỉ thử lấy mặt đối kháng Quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Cờ Đỏ của đảng Cọng Sản Việt Nam, như các links sau,đối chiếu, phân tích và suy gẫm chung cuộc.(click để xem)

Chào Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, như thường lệ vào mỗi sáng thứ 2, đầu tuần,cũng như hàng trăm video khác trong Chiến dịch Cờ Vàng.

Thông tấn xã Cộng Sản VN hiện tại, điên cuồng phản công Chiến dich Cờ Vàng.Ngọn cờ chính nghĩa đã có từ 120 năm nay đã hướng dẫn dân tộc Việt trong công cuộc chống Thực dân Pháp trước đây, và chống Cộng Sản VN hiện nay, và ra đời trước Cờ Đỏ (1945) hơn nửa thế kỷ(55 năm)

Chống cờ máu,của toàn dân Việt. Ngoài ra,Thông tấn xã CSVN cũng tung lên YouTube các video ngắn như: Lễ thăng cờ tại quảng trường Ba Đinh, Tiến quân ca, Tiến bước dưới quân kỳ, Vệ quốc quân... với các lời ca: Cờ in máu, xây xác quân thù, ra đi bảo tồn sông núi, mang tự do hạnh phúc cho dân... Với lời lẽ dữ tợn, man rợ của Tiến quân ca. Bảo tồn sông núi mà lại cắt đất dâng biển cho Cộng sản Trung quốc, mang hạnh phúc cho dân mà lại đi cướp đất của dân,như trong bài Vệ quốc quân... Người dân Việt hiện sống trong nước, nếu nhận biết được các thông tin rộng rãi trên, sẽ vùng lên diệt trừ đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng hơn. Chính nghĩa Quốc gia sẽ chiến thắng bạo quyền khủng bố Cộng Sản Việt Nam ,và Quốc kỳ Việt Nam CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ sớm tung bay trên toàn đất nước Việt Nam thân yêu vậy.

HỌA SĨ LÊ VĂN MIẾN


Năm 1995, nhà xuất bản Thuận Hóa-Huế phát hành cuốn Lê Văn Miến, người họa sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên… của Nguyễn Khắc Phê.
Nhà xuất bản Kim Đồng ở trong nước, trong Mục sách Danh nhân nước Việt, năm 2006 đã xuất bản cuốn Lê Văn Miến - Người họa sĩ đầu tiên. Sách dày 212
trang, cỡ sách (12.5 cm-20.5cm). Giá bán 10.000 VN đồng. Sách viết dành cho trẻ em.

Cả hai cuốn sách trên đều ca ngợi lòng yêu nước cũng như sĩ khí của vị họa sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam này. Cho tới nay, mọi người được biết không quá 6 bức tranh mà họa sĩ đã vẽ. Trong đó có bức hình quan Thượng thư và cũng là nhà soạn tuồng Đào Tấn (1845-1907,hình phải).

Các links dưới đây là các bài viết về người họa sĩ yêu nước tiền bối này, nhưng do quan điểm đấu tranh giai cấp của Đề cương văn hóa 1943 của đảng Cọng sản VN, nên khác xa với thực tế


Họa sĩ Việt Nam
Lê Văn Miến: Người họa sĩ đầu tiên
Lê Văn Miến: Họa sĩ sinh bất phùng thời

FLAGBERLIN 2007


Tổ chức Liên hiệp quốc tế các Hội đoàn Cờ xí (FIAV) tổ chức The 22th International Congress of Vexillology "FlagBerlin 2007" tại Berlin-Đức Quốc năm 2007

Mục đích của Đại hội là: Phát triển khoa học cờ xí, chia xẻ thông tin, thu nhận hội viên mới và thắt chặt liên lạc giữa các hội đoàn các nước. Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại Hòa Lan vào năm 1965.Liên hiệp quốc tế các Hội đoàn cờ xí hiện có 42 hội đoàn chính thức, cùng khoảng gần 15 hội đoàn chưa chính thức. Riêng nước Mỹ có 8 hội đoàn chính thức. Hiệp hội Cờ xí Hoa Kỳ cũng đã 3 lần tổ chức Đại hội FIAV vào các năm 1969 tại Boston (Đại hội 3), năm 1977 tại Washington DC, và năm 1987 tại San Francisco.Người Việt chúng ta, chưa có lập hội này.

Hình phải : Cờ Đại hội Cờ Xí quốc tế Berlin năm 2007

Đọc thêm:
Flagberlin2007

Quốc kỳ Việt Nam


Quốc kỳ Việt Nam CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ

  Audio Ai cũng thấy

Quốc kỳ là biểu tượng của một quốc gia về ý chí, sức mạnh và sự thống nhất của toàn dân mà mọi công dân đều hãnh diện treo cao, kính cẩn chào khi bình thường và xả thân chiến đấu để bảo vệ khi hữu sự.

Quốc kỳ hiện diện mọi nơi như là hình ảnh và hồn thiêng đất nước, tại các công sở, trường học, các tòa đại sứ đại diện cho quốc gia, dẫn đầu các đoàn thể thao, diễn hành văn hóa... như là niềm kiêu hảnh quốc gia, là người hướng dẫn chỉ đường cho mọi hoạt động của toàn dân, được sinh sống trong công bằng, tự do và dân chủ.

Theo lịch sử, quốc kỳ có lâu đời nhất thế giới là quốc kỳ nước Đan Mạch có từ năm 1219,Hoa kỳ 1776,Pháp 1789,Anh 1801 và Nhật 1858.


Quốc kỳ Viêt Nam chính thống và lâu đời nhất là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, đươc vua Thành Thái, nhà vua yêu nước chống Pháp, ban hành bằng chỉ dụ vào năm 1890 (hình.1).Có nhiều bài viết về Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng có hai bài được nhiều người biết nhiều hơn cả, đó là bài Tìm hiểu Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và bài Quốc kỳ Việt Nam: Nguồn gốc và Lẽ chính thống của Kỹ sư Nguyễn Đình Sài. Bài của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy,viết năm 1986 khi các dữ kiện thông tin trên Internet chưa hình thành, nên có khác biệt với bài của Kỹ sư Nguyễn Đình Sài viết năm 2003.Tất cả các bài viết trên đều thống nhất ở một điểm là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (yellow flag with three horizontal red stripes) là lá cờ đầu tiên, chính thống và là di sản của toàn dân Việt Nam,chống Thực dân Pháp và Cộng Sản.

Do Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chống thực dân Pháp trước đây và Cọng Sản Việt Nam sau này, nên các tài liệu và dữ kiện liên quan về lịch sử lá cờ đều bị thực dân Pháp và đảng Cọng Sản Việt Nam che dấu, bưng bít và tiêu hủy mà cho tới nay, với tính lịch sử quan trọng của vấn đề, vẫn chưa được mọi công dân Việt Nam hiểu biết được rõ ràng và tường tận lá cờ mà cha ông chúng ta đã hãnh diện và đổ biết bao nhiêu xương máu để hi sinh vì tương lai đất nước và dân tộc.

Đã 120 năm qua, kể từ năm 1890 lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như là trụ cột, đã hướng dẫn quốc dân Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió của lịch sử nước nhà trong công cuộc chống thực dân Pháp trước đây và Cọng Sản hiện nay nhằm đem lại công bằng, tự do dân chủ và hạnh phúc cho toàn dân.

Trước tình thế mới có tính quyết định sự thống nhất lòng dân về một mối, đã đến lúc mọi công dân Việt Nam, hiện sống ở trong nước cũng như đang ở hải ngoại, cần phải thấu hiểu nguồn gốc xuất hiện và ý nghĩa thiêng liêng của lá quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vì yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải đáp ứng, để toàn dân đồng tâm nhất trí tiến lên dưới ngọn cờ chính nghĩa (great flag) biểu hiệu tinh thần quốc gia dân tộc mà tiền nhân đã xây dựng, cương quyết phất cao và tiến lên viết trang sử mới của một nước Việt Nam của thế kỷ 21, không còn cọng sản.

Trở lại lịch sử của thời kỳ chống thực dân Pháp và sự xuất hiện của Cờ vàng Ba Sọc Đỏ vào năm 1890, trong bối cảnh đầy oai hùng và khí phách của lịch sử dân tộc, mà cha ông chúng ta chiến đấu chống quân thù diễn tiến như sau:

Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẳng, mở đầu cuộc xâm chiếm nước ta. Ngay từ buổi đầu và trong suốt hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp từ đó cho đến khi Nhà vua yêu nước, vua Thành Thái phất cờ chống Pháp qua chỉ dụ Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ năm 1890, có những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp :

- Miền Nam có Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương...
- Miền Trung có Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Hiệu...
- Miền Bắc có Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật...

Tất cả các công cuộc chống Pháp mạnh mẽ trong thời kỳ này đều bao gồm trong 2 phong trào là Văn Thân (The Literati) nhằm chống lại hiệp ước 1874 và Cần Vương (Save the King) chống lại hiệp ước 1884.

Mặc dầu vậy, sự kháng Pháp vẫn thất bại, triều Nguyễn phải ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với thực dân Pháp, đặc biệt hiệp ước ký năm 1884 dưới thời vua Phúc Kiến phải chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp. Theo hiệp ước Giáp Thân ký tại Huế ngày 6-6-1884 thì lãnh thổ nước Việt Nam bị thực dân Pháp chia cắt làm 3 phần:

- Miền Nam, là thuộc địa Pháp, được gọi là Cochinchina,
- Miền Bắc, theo chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ, được gọi là Tonkin
- Miền Trung, bao gồm từ Bình Thuận đến Thanh Hóa,thực dân Pháp áp đặt chế độ bảo hộ, và đặt tên là Annam, dùng lại danh xưng mà người Tàu đã dùng để chỉ nước Việt Nam chúng ta.

Vậy là, chỉ trong vòng 26 năm, kể từ năm 1858 cho đến năm 1884, từ một đất nước Việt Nam độc lập,với dân số khoảng gần 7 triệu người,(theo U.S.Census Bureau) có chủ quyền và rộng lớn với diện tích là 128.400 sq mi/ 332.642 km2, thì từ năm 1884, thực dân Pháp đã chiếm hết hơn một nửa đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, đổi thành nước Annam,với diện tích còn lại là 58.000 sq mi/ 150.200 m2, chỉ gồm phần đất miền Trung(từ tỉnh Bình Thuận đến tỉnh Thanh Hóa),lại đặt dưới qui chế bảo hộ, quyền hành nằm trong tay người Pháp, với các viên quan người Pháp cai trị địa phương như Toàn quyền,Thống đốc, Thống sứ, Công sứ... Ở miền Trung, có toà Khâm sứ, đặt cạnh triều đình Nguyễn ở Huế. Cả 3 miền đất nước bị sát nhập vào Liên bang Đông Dương (French Indochina) năm 1887, bao gồm thêm hai nước lân bang là Cam bốt và Lào, dùng cờ Liên bang Đông Dương(nền vàng,góc trái trên có cờ Tam tài của Pháp)do thực dân Pháp áp đặt.

Vì vậy, một năm sau khi phải chịu ký hiệp ước bất bình đẳng đó với Pháp, trước cảnh nước mất nhà tan, toàn thể quân dân ta nổi dậy tấn công quân Pháp trú đóng tại đồn Mang Cá - Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885 (đêm 22 rạng gày 23 tháng 4 âm lịch). Cuộc binh biến không thành, vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở - Quảng Trị, và xuống chiếu Cần Vương, được sĩ phu và dân chúng khắp cả nước ủng hộ mạnh mẽ. Bốn năm sau, do sự phản nghịch của tên Trương Quang Ngọc, nhà vua bị bắt (năm 1888), khi đó mới 16 tuổi, và cuối năm đó, vua bị thực dân Pháp đày qua Algeria (Phi châu).

Cũng một năm sau khi vua Hàm Nghi chống Pháp bị bắt và bị đi đày, năm 1889 vua Thành Thái lên ngôi. Nhà vua và các cận thần, cũng như các sĩ phu Việt Nam nhận định rằng, dưới lá cờ Cần Vương là Cờ Vàng (1802-1885,hình 2)của nhà Nguyễn có từ thời vua Gia Long và Cờ Vàng Đại Nam (1885-1890, hình 3) của vua Đồng Khánh, theo lệnh Pháp, thay thế sau đó, đã không còn đủ sức thuyết phục, không tập trung được sức mạnh toàn dân và các phong trào nổi dậy với mục đích chỉ là cứu vua (Cần vương),lại còn cấm đạo (Văn Thân bình Tây sát Tả)cũng như xác quyết Viêt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân,không như người Pháp áp đặt theo hiệp ước 1884,nên vua Thành Thái (1879-1954) đã có chỉ dụ ban hành Quốc Kỳ Việt Nam CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ năm 1890, là lá cờ chính nghĩa cho sự đoàn kết và thống nhất quốc gia. Quốc gia thuộc về toàn dân

Ở đây, nên ghi nhận thêm rằng là, lịch sử hình thành quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như sự hình thành quốc kỳ các nước, đều có khởi điểm từ những quốc biến trọng đại tương tự , ví như sự hình thành của quốc kỳ Đan Mạch (The Dannebrog) năm 1219,nhà vua nước này là Waldemar II đã treo lên khi đánh thắng quân Estonia, hoặc như là quốc kỳ Nhật Bản (Hinomaru) là lá cờ tiên phong,do thiền sư Nichiren, dâng lên vị tướng quân thống lãnh, trong công cuộc chiến đấu chống quân xâm lăng Trung hoa(nhà Nguyên) trong năm 1274,và chính thức trở thành quốc kỳ dưới triều Minh Trị Thiên Hoàng, từ năm 1858 cho đến nay.

Tại giai đoạn lịch sử này,Vua Thành Thái đã cùng các cận thần là Đào Tấn,thượng thư bộ Công và Lê Văn Miến,hành tẩu bộ Công,bí mật xây dựng lực lượng vũ trang, chế tạo vũ khí và cất dấu trong Duyêt Thị Đường,để mưu cầu khởi nghĩa chống Pháp, tiếp tục sự nghiệp của vua Hàm Nghi. Công việc bị bại lộ, nên năm 1903 vua Thành Thái tìm cách trốn ra nước ngoài,qua ngã Trung Hoa, nhưng bị thực dân Pháp bắt lại. Năm 1907, thực dân Pháp, qua Cơ Mật Viện thuộc triều đình Huế, ép vua từ chức và quản thúc vua tại Vũng Tàu. Năm 1907, vua Duy Tân lên ngôi và mưu cầu chống Pháp theo gương vua Cha là vua Thành Thái, kể từ đây các cao trào nổi dậy chống Pháp dữ dội dưới ngọn cờ dân tộc CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ mà vua Thành Thái đã có dụ ban hành năm 1890, là:

- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám từ năm 1883 đến năm 1913
- Phong trào chống thuế ở miền Trung của Trần Quí Cáp năm 1908
- Vụ Hà Thành đầu độc năm 1908
- Cuộc khởi nghĩa tại kinh thành Huế của vua Duy Tân cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân năm 1916
- Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh văn Cấn và Lương Ngọc Quyến năm 1917.
- Biểu tình chống Pháp tại Tòa Đề hình Pháp ở Hà Nội,về án tử hình của Phan Bội Châu, lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội năm 1925.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng do đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo năm 1930...

Công cuộc chống Pháp của vua Duy Tân cùng đảng Việt Nam Quang Phục , qua cuộc khởi nghĩa ở kinh thành Huế năm 1916, cũng bị thất bại. Quân khởi nghĩa bị tàn sát dã man. Vua Duy Tân bị thực dân Pháp bắt và đày qua Réunion, Phi Châu cùng phụ hoàng là vua Thành Thái ngay trong năm đó. Công cuộc chống thực dân Pháp của toàn dân sau đó vẫn mạnh mẽ tiếp tục dưới ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cho đến sau này. Tiếc thay Hồ Chí Minh đã theo lệnh Cọng sản đệ tam quốc tế, thành lập đảng Cọng sản Việt Nam (1930) và xử dụng hệ thống cờ cọng sản quốc tế: Cờ Đỏ Sao Vàng; và Cờ Búa Liềm (1945). Sau khi quân Nhật bại trân, trái với ý nguyện toàn dân và chỉ dụ của vua Thành Thái, Hồ Chí Minh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp qua thỏa ước sơ bộ ngày 6-3-1946 đón quân Pháp trở lại Việt Nam, rồi gây ra hai cuộc chiến tranh phi nghĩa, kéo dài mất 30 năm, gây không biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân tộc, cho đến năm 1975.

Trên đây là bối cảnh và sự ra đời của quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ qua lịch sử. Những diễn tiến về công cuộc đấu tranh của con dân Việt dưới bóng Cờ Vàng đã và đang còn tiếp tục, sẽ được đề cập ở phần sau.

Theo môn Cờ học(vexillology),trong số 20 mẫu cờ của hơn 200 quốc gia trên thế giới hình thành với ý nghĩa thiêng liêng của chính nó, thì quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, xét về mặt chuyên môn như sau:

- về dạng thiết kế thuộc loại ba sọc, hai màu (three stripes, bicolor).
- về màu sắc thì màu vàng và màu đỏ là màu thông dụng. So với quốc kỳ các nước trên thế giới thì màu vàng thường được dùng làm cờ chiếm tỉ lệ là 43% và màu đỏ là 70%
- về kích thước mẫu của Quốc kỳ Việt Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chiều cao (rộng) của cờ bằng 2/3 chiều dài (ratio 2:3). Đây là tỉ lệ thông dụng nhất được dùng so với quốc kỳ các quốc gia khác
- ý nghĩa phổ quát quốc tế về màu cờ được xử dụng trong quốc kỳ các nước, thì màu vàng, là biểu thị của ánh sáng mặt trời, sự thịnh vượng,công lý và hi vọng. Màu đỏ, biểu tượng của sức mạnh,lòng dũng cảm,sự hi sinh và tình yêu.

Theo người dân Việt Nam chúng ta thì Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mang tính triết lý là biểu tượng của toàn dân Việt Nam,máu đỏ da vàng,ba miền Trung Nam Bắc đoàn kết và thống nhất.

Ngoài ra quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ còn thêm các đặc điểm sau:

- màu sắc giản dị, rõ ràng, trẻ em cũng có thể vẽ được dễ dàng qua trí nhớ.
- không trùng hợp với bất cứ quốc kỳ nào trên thế giới.
- dễ phân biêt, dễ thấy từ xa trong rừng cờ, khi bay trong gió,hoặc kể cả khi cuốn hoặc xếp gấp lại.
- bao hàm đầy đủ ý nghĩa và là biểu tượng cao nhất của quốc gia Việt Nam.

Dưới khía cạnh chuyên môn của môn Cờ hoc (Vexillology) và những qui thức của Liên hiệp các hội cờ quốc tế(Fédération internationale des associations vexillologiques),thì Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được đánh giá là một mẫu cờ đẹp(good flag),nhất là biểu tượng triết lý quốc gia dân tộc.

Trong hai bài viết về Quốc kỳ Việt Nam như đã nói trên, cũng như nhiều bài viết khác, cho rằng người vẽ mẫu quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là họa sĩ Lê Văn Đệ (1906-1966). Điều này không đúng. Trái lại, người sáng tạo ra Quốc kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc là Họa sĩ nổi tiếng Lê Văn Miến(1873-1943,(hình trái)người họa sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam, vẽ vào năm 1890, khi đang học tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp (École nationale supérieure des Beaux Arts). Quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có từ năm 1890, so với năm sinh của họa sĩ Lê Văn Đệ, thì chắc chắn là không phải. Vả lại, ở giai đoạn này, triều đình Huế còn xử dụng chữ Hán trong các công văn, nên có thể có sự nhầm lẫn khi đọc chữ Miến và chữ Đệ, nhất là trong lối viết thảo thư của chữ Hán.

Như trên đã nói, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đối thủ hàng đầu của thực dân Pháp và của đảng Cọng sản Việt Nam nên từ khi ba vị Vua chống Pháp bị đi đày, cho đến nay lịch sử quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bị gián đoạn xử dụng gồm 2 thời kỳ:

- Dưới chế độ thực dân Pháp: từ năm 1920 đến năm 1948, chính quyền bảo hộ Pháp, qua vua bù nhìn Khải Định, đã thay đổi hình dạng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhập ba sọc đỏ làm thành một sọc đỏ lớn (hình 4), vì người Pháp cho rằng, nước Việt Nam chỉ còn là nước Annam, mà theo hiệp ước năm 1884, chỉ gồm từ Bình Thuận đến Thanh Hóa, hơn nữa thay đổi cờ mới để bắt buộc người dân chấp nhận hiện tại, quên đi một nước Việt Nam gồm ba miền (cờ ba sọc), cũng như kìm hãm và tiêu diệt phong trào chống thực dân Pháp. Ngoài ra, cũng cần thêm rằng, ở giai đoạn cuối của chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, người Pháp dã tâm lập Nam Kỳ Quốc, là phần đất Nam phần hiện nay,với Cờ Vàng ba sọc xanh (hình  5) nhưng chỉ tồn tại có 2 năm, từ tháng 6 năm 1946 đến tháng 6 năm 1948

- Dưới chế độ Cộng sản Việt Nam: từ 1954 đến 1975 ở miền Bắc và từ 1975 cho đến nay trên toàn cả nước.Đảng Cọng sản Việt Nam, nằm trong hệ thống đệ tam Quốc tế Cọng sản, do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930. Năm 1945, đảng Cọng sản Việt Nam cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, với Cờ Quẻ Ly (hình 6).Cờ này chỉ xuất hiện trong vòng 4 tháng từ ngày 17-4-1945 đến ngày 23-8-1945. Ngày 2-9-1945, đảng Cọng sản Việt Nam lên nắm chính quyền và xử dụng Cờ Đỏ Sao Vàng làm quốc kỳ.

Để nắm độc quyền cai trị với chế độ độc đảng, nhằm loại trừ các đảng phái quốc gia chống Pháp và chống Cọng, Hồ Chí Minh ký hiệp ước sơ bộ với Pháp ngày 06/03/1946, đặt quốc gia Việt Nam,do vua Bảo Đại đã tuyên bố độc lập từ năm 1945,trở lại nằm trong Liên Hiệp Pháp,chấp nhận cho Pháp mang 15.000 quân từ miền Nam ra đóng ở Bắc Việt.

Ngày 19/05/1946 Đô đốc D’Argenlieu của Pháp đến Hà Nội và đã được chính quyền Cọng sản đón rước long trọng, tràn ngập cờ đỏ sao vàng, trước sự ngỡ ngàng của dân chúng thủ đô. Và để lừa dối dân chúng, Hồ Chí Minh đã bịa đặt đó là ngày sinh nhật của chính mình. Sử gia Phạm Văn Sơn trong bộ Việt Sử Toàn Thư ở phần 4 - chương 5 mục "Những mưu mô của hai phe Thực, Cọng" trang 494 đã viết "Tóm lại việc ký Sơ ước 6-3 là điều lợi cho cả hai phe Thực, Cộng và chỉ tai hại cho những người quốc gia mà thôi".

Sau đó, dưới lá Cờ Đỏ Sao Vàng, đảng Cọng Sản Việt Nam đã tự động gây nên cuộc chiến tranh không cần thiết với Pháp, kéo dài đến 9 năm (1946-1954), làm thiệt mạng 1.000.000 người Việt, bất kể những thỏa ước ký ngày 8-3-1949 tại điện Élysée giữa vua Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol, công nhận nền độc lập của Việt Nam, tương tự như trường hợp nước Ấn Độ năm 1947 đã dành độc lập từ tay Anh và Pháp, cũng như các quốc gia khác, đã làm được, khi chủ nghĩa thực dân đã đến hồi cáo chung, mà không cần tốn xương máu của nhân dân. Sau đó, do không chiếm được cả nước, để cọng sản hóa toàn nước Việt Nam theo chủ trương của Cọng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã âm mưu với Thực dân Pháp chia đôi đất nước Việt Nam năm 1954, mặc dầu gặp phải sự phản đối quyết liệt và dữ dội của toàn dân Việt, rồi sau đó, vi phạm hiệp định đình chiến Genève năm 1954, lại tiếp tục gây chiến tranh với miền Nam suốt thêm 21 năm nữa, làm cho 3.000.000 người Việt bị chêt oan uổng, cho đến khi chiếm được miền Nam vào ngày 30-4-1975, và tuyên truyền dối trá là đã có công thống nhất đất nước.

Tại những vùng "giải phóng" do Cọng sản kiểm soát, từ năm 1945 trở đi, ở miền Bắc từ năm 1954 đến 1975, và trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ 1975 đến nay, hình ảnh quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đầu tiên và chính thống có từ năm 1890, kế tục trung thành và lâu dài qua các chế độ từ đó (1890), vì bị cấm treo, nên chỉ còn lại trong tâm khảm người dân những hoài niệm về tinh thần bất khuất chống thực dân Pháp, những uất hận về âm mưu của Thực-Cọng và dân chúng chỉ còn hy vọng tương lai đất nước ở một ngày mai tươi sáng hơn, khi không còn Cọng sản, khi ngọn Cờ Vàng chính nghĩa được phất phới tung bay trên toàn lãnh thổ.

Người dân Việt Nam, quả thực do sự oái oăm của lịch sử đã bị sống oan ức trong bức màn sắt của Cọng sản, bị lừa dối và hi sinh oan uổng cho chủ nghĩa cọng sản quốc tế,suốt hơn 80 năm qua,kể từ khi Hồ Chí Minh,theo phái Đệ tam quốc tế, đưa chủ nghĩa cọng sản từ Liên Sô vào áp dụng tại Việt Nam.

Đặc biệt, dưới lá Cờ Búa Liềm, Cờ Đỏ Sao Vàng và Cờ của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam (hình phải), một công cụ của đảng Cọng sản Việt Nam, tất cả đã gây nên những tội ác lịch sử sau: 

- Đưa dân tộc Việt Nam vào địa ngục cộng sản,làm tay sai cho cộng sản quốc tế(Liên Sô, Trung Quốc...).
- Cắt nhượng đất biên giới phía Bắc(thác Bản Giốc-ải Nam Quan),quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và biển (một phần vịnh Bắc Việt kéo sâu về phía am biển Đông) cho Trung Quốc.
- Thỏa hiệp với Thực dân Pháp chia đôi đất nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 vào ngày 20-7-1954, vì quyền lợi riêng của đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ trương đấu tranh giai cấp,làm đảo lộn trật tự xã hôi Việt Nam,hủy hoại tận gốc rể nền tảng đạo lý dân tộc đã có hơn 4.000 năm văn hiến.
- Gây ra hai cuộc chiến tranh tương tàn kéo dài suốt 30 năm,làm làm thiệt mạng hơn 4.000.000 người dân Việt.
- Gây nên biết bao đổ vỡ, tang thương không hàn gắn được,trong lòng dân tộc, mà lịch sử Việt Nam không bao giờ có.
- Thảm sát hàng ngàn vị lãnh đạo các đảng phái quốc gia,tôn giáo,trí thức,nhân sĩ... chống lại Cọng sản từ năm 1945 trở đi.
- Cải cách ruộng đất tại miền Bắc giết chết hơn 172.000 người,đày ải hơn 500.000 dân vô tội trong các trại lao động tập trung từ năm 1949 đến năm 1956
- Hành hạ và cầm tù các văn nghệ sĩ miền Bắc chống đối, qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956.
- Thảm sát hơn 6.000 thường dân vô tội tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 và nhiều nơi khác trên toàn miền Nam.
- Giết hằng ngàn và cầm tù hằng trăm ngàn người trong các trại cải tạo tại miền Nam sau ngày 30-4-1975…Tổng cọng trong 60 năm,từ năm 1930 đến năm 1990,đảng Cọng sản Việt Nam đã giết 1.000.000 người dân Việt vô tội.
- Phá hủy toàn bộ hệ thống kinh tế lâu đời và thịnh vượng của miền Nam qua việc cải tạo công thương nghiệp từ năm 1976,đẩy cả nước xuống vực thẳm nghèo đói và lạc hậu.
- Gây nên cuộc chiến tranh vô nghĩa 10 năm (1979-1989)tại nước láng giềng Campuchia, dưới danh xưng nghĩa vụ quốc tế vô sản,làm thiệt mạng hơn 50.000 thanh niên Việt Nam vô tội.
- 500.000 người dân Việt chết ngoài biển cả khi chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 đến 1989.
- Và hiện nay(kể từ năm 2008),đã giao một phần đất chiến lược của đất nước tại Cao Nguyên Trung Phần,rừng phòng hộ biên giới phía Bắc và phía Tây VN,cho Tàu cọng,dưới danh nghĩa hợp đồng khai thác quặng mỏ bauxite,như là một chư hầu của Trung cọng...

Ngày nào người dân Việt còn bị cưỡng bức sống dưới lá cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng là ngày đó ngư dân Việt còn bị Trung cọng giết chết ngoài biển khơi,dân oan bị công an tra tấn đến chết,người yêu nước chống bá quyền phương Bắc,bảo vệ Hoàng sa-Trường Sa bị đàn áp,bắt bớ và tù đày…

Cờ Đỏ Sao Vàng (hình phải)xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc nỗi dậy của Cộng sản tại Nam kỳ vào năm 1940 và trở thành quốc kỳ vào năm 1945 bởi sắc lệnh của Hồ Chí Minh ngày 5-9-1945,tuy mẫu Cờ đỏ sao vàng rập theo khuôn mẫu Liên Sô,nhưng cho tới nay vẫn có sự tranh chấp về việc người tạo mẫu cờ này là Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?

Theo sự giải thích về cờ này, trong các tài liệu của đảng Cộng sản Việt Nam viết:
- Nền cờ màu đỏ, tượng trưng cho sự đấu tranh giai cấp.
- Ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa, là biểu hiện của 5 thành phần: sĩ, nông, công, thương, binh đoàn kết.

Đảng Cộng sản Việt Nam lấy mô hình cờ Liên Sô củ (hình phải)áp dụng từ năm1924 dưới thời Lénin cho đến năm 1991, khi đảng Cọng sản Liên Sô tan rả,tách làm 2 phần để làm thành cờ nước và cờ đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

- Nền đỏ,hình búa liềm màu vàng đưa vào chính giữa nền, làm thành cờ đảng từ năm 1930.- Nền đỏ, ngôi sao đỏ viền vàng, đổi thành sao vàng, đưa vào chính giữa, làm thành cờ nước từ 1945 đến nay là quốc kỳ Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Biểu tượng của Cờ mang ý nghĩa đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa cộng sản, mà đảng CSVN đã đề ra trong cương lĩnh từ năm 1930, gây nên hận thù, chia rẻ và không phù hợp với tinh thần đạo lý, tính yêu chuộng hòa bình, tính khoan dung, độ lượng của dân tộc Việt Nam... Ngoài ra, phân chia thành phần sĩ nông công thương binh là không cần thiết, vì đó là nền tảng xã hội của mọi quốc gia, ngoại trừ nhằm mục đích là để phân biệt đối xử (discrimination), làm nền tảng căn bản cho đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Cọng sản. Tính triết lý của cờ là chỉ phục vụ chủ nghĩa cộng sản quốc tế, không phù hợp với nguyện vọng quốc gia dân tộc.

Cờ này dễ nhầm lẫn vì tương tự với quốc kỳ nước Morocco(hình phải)ở châu Phi đã có từ năm 1915. Và điều quan trọng hơn nữa là Cờ Đỏ Sao Vàng rập khuôn mẫu hình cờ của các quốc gia cộng sản đàn anh là Liên Xô cũ và Trung cộng, làm mất đi lòng kiêu hãnh dân tộc, không thống nhất được lòng dân,và tạo đà cản trở mọi sinh hoạt phát triển cộng đồng quốc quốc gia vậy.

Dựa theo các tiêu chuẩn nêu trên của môn Cờ học (vexillology) và qui thức của FIAV, thì Cờ Đỏ Sao Vàng là cờ xấu (bad flag) về cả hình thức lẫn nội dung.

Như trên đã nói, sau khi đảng Cộng sản Việt Nam theo lệnh Cộng sản quốc tế, thỏa hiệp với Thực dân để chia đôi đất nước vào năm 1954 tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc, theo chế độ Cộng Sản với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, xử dụng mẫu cờ chung của khối cọng sản Cờ Đỏ Sao Vàng, gần một triệu người từ miền Bắc may mắn trốn chạy được vào miền Nam, sống dưới chế độ tự do của nước Việt Nam Cộng Hòa với di sản Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ truyền thống,kế thừa tiếp tục từ năm 1948 bởi vua Bảo Đại với quốc hiệu là Quốc Gia Việt Nam . Nhưng sau đó, đảng Cộng Sản Việt Nam,xé bỏ hiệp định đình chiến Genève 1954 và hiệp định Paris 1973, gây thêm một cuộc chiến tranh nữa trong lòng dân tộc,kéo dài đến 21 năm,làm hao tổn không biết bao nhiêu xương máu và tài sản của nhân dân (không như trường hợp thống nhất của nước Đức năm 1990),cho đến khi chiếm được toàn miền Nam vào ngày 30-4-1975,và đổi danh xưng cả nước,thành nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Hàng triệu người Việt,lại phải bỏ hết tài sản,bất chấp sinh mạng,hàng trăm ngàn người phải bỏ xác ngoài biển cả,trốn chạy chế độ Cọng sản Việt Nam, vượt biên, vượt biển ra nước ngoài, mang theo di sản duy nhất là Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ,tượng trưng cho nền độc lập và tự do của tổ quốc.

Người Việt trốn chạy Cọng sản qui tụ thành các cộng đồng hải ngoại ở khắp năm châu, nay đã lên tới hơn 3 triệu người, sống rải rác tại 90 quốc gia. Tuy được sống trong các chế độ tự do dân chủ thuộc các quốc gia trên thế giới, nhưng lòng luôn hướng về tổ quốc, đất nước Việt Nam thân yêu và dân nhân đang sống đọa đày dưới chế độ Cọng sản, không có công bằng tự do dân chủ, nên luôn luôn tranh đấu để đất nước sớm thoát khỏi chế độ độc tài đảng trị Cọng sản, để người dân được sống trong công bằng, tự do và no cơm ấm áo.
 
Hình thức tranh đấu cao nhất là Chiến dịch Cờ Vàng, nhằm mục đích là dấy lên lòng yêu nước, tưởng nhớ công lao tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ vô danh, đã hy sinh anh dũng chống thực dân Pháp và Cọng sản dưới ngọn Cờ Vàng thiêng liêng, cũng như kêu gọi mọi người dân trong nước, nhất là thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên, học sinh, không có cơ hội để tìm hiểu lịch sử nước nhà, vì sự lừa dối, bưng bít và cấm đoán của đảng Cọng sản Việt Nam, để từ đó, mọi công dân Việt, cùng nhau đứng lên dưới ngọn cờ chính nghĩa,mà vua Thành Thái đã phất lên năm 1890 để hướng dẫn toàn dân chống thực dân Pháp trước đây, cũng như để đạp đổ chế độ Cọng sản hôm nay, nhằm mục đích tối hậu là xây dựng một đất nước Viêt Nam hùng mạnh,người dân có được cuộc sống công bằng,tự do,dân chủ, nhân quyền và hạnh phúc, trong thế kỷ 21 này.

Về Chiến dịch Cờ Vàng,được phát động mạnh mẽ trên toàn thế giới,các nước ở Úc Châu,Âu Châu,Canada ,Nhật Bản...và gặt hái được nhiều thành tích tốt đẹp,ở đâu cũng rợp bóng Cờ Vàng.Riêng tại Hoa Kỳ,chẳnghạn như trong quyết nghị của Hội đồng thành phố Boston,bang Massachusetts-USA, ngày 30 tháng 7 năm 2003, và các bản quyết nghị tương tự tại các nơi khác,xác lập ở đoạn 4 về quốc kỳ Việt Nam CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ, như sau:

This yellow flag with three red stripes is widely embraced because of its long history as a symbol of resilience, freedom and democracy BOTH IN VIET NAM ITSELF AND VIETNAMESE - AMERICAN COMMUNITIES THROUGHOUT BOSTON AND ELSEWHERE; AND

Quốc kỳ Việt Nam CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ là lá cờ nguyên thủy và chính thống của toàn dân Việt Nam, là biểu tượng trường cửu chiến đấu cho tự do dân chủ CỦA MỌI CÔNG DÂN HIỆN ĐANG SINH SỐNG (tự do)TẠI HẢI NGOẠI HAY CÒN(bị kềm kẹp)Ở TRONG NƯỚC.

Đó cũng là tinh thần của 136 Quyết nghị của 113 thành phố,12 quận hạt và 14 tiểu bang Hoa Kỳ đã công nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ từ ngày 19 tháng 2 năm 2003 cho đến nay(Oct.2010) và còn tiếp tục, là lá cờ của toàn thể nhân dân Việt Nam kiên cường và bất khuất.

Về mặt quốc tế, sự sụp đổ của đảng Cọng sản Liên Sô năm 1991 và những nước Cọng sản chư hầu Đông âu trong thời gian đó,cũng như quyết nghị số 1481 của Cộng đồng Âu châu,gồm 46 nước họp ngày 25-1-2006 tại Strasbourg-Pháp quốc,đã lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại và các đài tưởng niệm 100 triêu nạn nhân Cọng sản,hiện đang được xây dựng tại nhiều thủ đô trên thế giới, như là hồi chuông chung cuộc, nói lên sự sụp đổ tất yếu của các chế độ Cọng sản vô nhân trên thế giới còn lại, trong đó có chế độ Cọng sản Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, với tội ác của đảng Cọng sản Việt Nam “bán nước,buôn dân”như đã nêu ở trên, với thần tượng giả tạo Hồ Chí Minh,tay sai cọng sản Nga Tàu,đang bị vạch trần và đạp đổ, với tham nhũng, thối nát và độc tài đảng trị của chế độ, cũng như sự ra đời của các đảng phái đối lâp, sự hình thành khối dân chủ 8406, phong trào đòi tự do tôn giáo,công nhân đình công và nông dân nỗi dậy chống cướp đất,trí thức phản biện,phong trào thanh niên sinh viên học sinh trong nước biểu tình tố cáo và lên án đảng Cọng sản Việt Nam dâng đất(Biên giới Việt-Trung-Hoàng Sa-Trường Sa)và biển(vịnh Bắc Viêt),khai thác bauxite ở Tây nguyên,rừng phòng hộ biên giới cho đàn anh Tàu cọng,phong trào chống áp bức, độc tài, đòi hỏi công lý, nhân quyền và tự do dân chủ đang nổi lên vô cùng anh dũng,mãnh liệt và đặc biệt trong thời gian từ tháng 6,7 /2011 đã đàn áp thô bạo và dã man các người dân yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung quốc xâm lược,đã nói lên dã tâm bán nước của đảng CSVN và ngụy quyền Hà Nội...,những điều này chắc chắn,tất cả vì ích nước lợi nhà, nhân dân sẽ tiếp tục đứng lên quật nhào và đào hố chôn sâu đảng Cọng sản Việt Nam và ngụy quyền Hà Nội nhanh chóng.

Cũng như các dân tộc khác trên thế giới, tuy phải kinh qua những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử, phải thay đổi quốc kỳ, quốc ca, vì sự áp đặt bạo quyền, điều đó chỉ có tính cách tạm thời và đoản kỳ so với chiều dài lịch sử mỗi nước, nhưng cuối cùng và vĩnh viễn, bao giờ chính nghĩa cũng chiến thắng hung tàn. Lịch sử quốc kỳ các nước thuộc khối Cọng sản củ như Nga,Đức, Bulgaria, Rumania,... bị bắt buộc phải dùng hệ thống cờ quốc tế Cọng sản: Cờ Búa Liềm, Cờ Đỏ Sao Vàng, sau khi Cọng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, đã chính thức trở về với quốc kỳ nguyên thuỷ của nước họ, đã có từ những thế kỷ trước.Trường hợp Việt Nam chắc chắn cũng sẽ diễn ra theo bánh xe lịch sử như thế.

Hơn bao giờ hết, bổn phận và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại hiện nay, là dương cao ngọn cờ chính nghĩa,Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, toàn dân một lòng, quyết tiến về phía trước, cương quyết đập tan mọi âm mưu bán nước của đảng CSVN và cướp nước của đảng CS Trung quốc,đạp đổ ngụy quyền Hà Nội, dành lại công lý, nhân quyền và tự do dân chủ,đồng thời cùng nhau đoàn kết xây dựng lại một nước Việt Nam hùng mạnh và phú cường. Đó là sứ mệnh thiêng liêng cao cả nhất, vẳng đi từ tiếng gọi của tiền nhân thưở trước,cho chính mình hôm nay và tương lai con cháu mai hậu.

Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ,nối tiếp truyền thống Cờ Vàng dựng nước thuở bà Trưng,bà Triệu của tổ tiên,sẽ tung bay trên mọi nẽo đường đất nước Việt Nam thân yêu theo tiếng quốc ca trong tiếng reo hò của toàn dân Việt chúng ta trong thời gian tới.

“Này công dân ơi !
Đứng lên đáp lời sông núi,
Đồng lòng cùng đi…”

TRƯƠNG THÚY HẬU
Tài liệu tham khảo
36. Việt sử toàn thư - Sử gia Phạm Văn Sơn
37.
Cờ học Việt Nam
38. Video Lá cờ máu
39 .Video "Sự Thật Về Hồ Chí Minh" (gồm 5 phần) :
phần 1 - phần 2 - phần 3 - phần 4 - phần 5

Viết nhân ngày Quốc hận 53 năm ”Chia đôi đất nước”20 tháng 7 năm 2007. Và cập nhật hóa đến ngày 20-10-2011