Wednesday, January 28, 2009

THƯỢNG THƯ ĐÀO TẤN


Đào Tấn (1845-1907) người làng Vinh Thạnh, xã Phúc Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Đinh.

Đào Tấn (hình trái, tranh vẽ của Họa sĩ Lê Văn Miến) ba lần làm Tổng đốc (An Tinh-Nam Ngãi...), 4 lần làm Thượng thư (Công-Binh-Hình) qua 3 triều Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái và là cận thần của nhà vua yêu nước, vua Thành Thái. Nhận xét về quan thượng thư Đào Tấn, Charles Gosselin, kẻ được Toàn quyền Pháp đặc phái luôn theo dõi Đào Tấn cũng phải thốt lên rằng: "Một đời tận tuỵ trong nhiều chức vị quan trọng Đào Tấn vẫn tay trắng thanh bần, bao nhiêu ấy đủ thơm danh hậu thế và làm cho đại nhơn vượt lên trên hẳn nhiều đồng liêu khác ít được gương mẫu như đại nhơn" (Vương Hồng Sển trích dịch trong L’Empire d’Annam, 1904). Thời làm Tổng đốc An Tĩnh, ông đã có công cứu vớt 400 ngư dân Trung Hoa ở đảo Hải Nam trôi dạt vào Nghệ An và Hà Tĩnh, nên dân chúng đảo Hải Nam đã lập đền thờ Ông ở đảo này.

Ngoài ra, quan Thượng thư Đào Tấn cũng còn là nhà viết tuồng nổi tiếng. Ông đã sáng tác, chỉnh lý, cải biên, dàn dựng hơn 40 vở tuồng và tập lý luận phê bình sân khấu là Hý trường tùy bút. Ông sáng lập và chủ trì hoạt động rạp hát Như Thị Quan và hai gánh hát kiêm trường đào tạo nghệ thuật tuồng mang tên Học bộ đình tại thành Vinh (Nghệ An) và làng Vinh Thạnh quê hương, nơi diễn những vở tuồng của ông và là nơi đào tạo những nghệ sĩ tuồng xuất sắc nhiều thế hệ. Ông còn là tác giả của hơn 1000 bài thơ, từ và tập bút ký Mộng Mai văn sao. Nói chung, di sản nghệ thuật của Đào Tấn là hết sức phong phú.

Đào Tấn mất nay đã đúng 100 năm(2007). Ở trong nước, nhà xuất bản Sân Khấu vừa hoàn tất việc ấn hành cuốn Đào Tấn, gồm 3 tập, dày đến 2312 trang.

Đúng 100 năm (2007)tưởng niệm ngày mất của vị quan yêu nước và thanh liêm, nhà soạn tuồng Đào Tấn, tuy sống trong hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp đô hộ, triều đình Huế lệ thuộc Tòa Khâm sứ Pháp đặt tại Huế, với những viên khâm sứ ác ôn, với những bộ mặt quan lại Việt Nam xấu xa như Trương Như Cương, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải... Đào Tấn, về mặt chính trị và văn hóa, cùng cuộc sống giản dị, yêu đời, yêu người, đã nổi bật như là vì sao sáng nhất, riêng biệt một cõi, trong lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn đau thương của những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của dân tộc ta vậy.

Đọc thêm