Wednesday, January 28, 2009


CAI HẠ CA

 

Trong thư tịch thi ca cổ đại Trung quốc còn lưu trữ được, có trên hai trăm ngàn bài thơ, duy nhất trong đó có môt bài của một nhân vật lịch sử, đúng hơn là thi nhân. Đó là bài “Cai Hạ Ca” của  Hạng Võ (232-202 BC), được sáng tác hơn 2200 năm về trước, ở những ngày chinh chiến sau cùng của cuộc đời của Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, thua  Lưu Bang người sáng lập nhà Hán (221-206 BC), tại đất Cai Hạ, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay.

Bài Cai Hạ Ca thuộc thể Chu-Ge (song-poem) cổ của nhà Chu này được sáng tác trong trường hợp rất đặc biệt,mà người Nhật gọi là thơ jisei no ku  (death poem) được sáng tác trước khi chết của văn hóa châu Á như ở Trung Quốc,Đại Hàn,Nhật Bản…qua đó vở nhạc kịch “Bawang Bie Ji” được dàn dựng,theo từng thời kỳ,như đoàn nghệ thuật ca múa của tỉnh Chiết Giang-Trung Quốc hiện nay mà nhiều người được biết qua chuyển ngữ quen thuộc Farewell My Concubine


Sử ký Tư Mã Thiên đoạn này, chép như sau, qua bản dịch của Nhữ Thành. (Sử ký Tư Mã Thiên - Nhữ Thành - nhà xuất bản Văn Học.VN 1993) :

“Hạng Vương đóng quân ở trong thành
Cai Hạ (Gai xia), binh ít, lương hết! Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Ban đêm, Hạng Vương nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng Vương liền kinh hoảng, nói:

- Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở đông như thế?

Nửa đêm Hạng Vương thức dậy, uống rượu trong trướng. Có mỹ nhân thường theo tên là Ngu, có con ngựa thường cỡi tên là Truy, Hạng Vương đau đớn, cảm khái ngâm :


CAI HẠ CA

Lực bạt sơn hề khí cái thế.
Thời bất lợi hề Truy bất thê.
Truy bất thê hề khả nại hà,
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà.
Hạng Võ

Sức nhố núi, khí trùm trời,
Ngựa Truy chùn lại bởi thời không may.
Ngựa chùn, biết tính sao đây,
Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng.
(Nhữ Thành dịch)



Hạng Vương ca mấy lần, mỹ nhân hoạ theo. Hạng Vương khóc chảy nước mắt! Tả hữu đều khóc, không ai có thể ngửng đầu lên nhìn.”….

Dã sử Trung Quốc cũng như truyện Hán Sở tranh hùng viết thêm vào ở đoạn trên như sau: Ngu Cơ quỳ dưới chân Hạng Vương, nước mắt Hạng Vương rơi xuống, chảy dài trên má Ngu Cơ. Sau khi Hang Vương hát xong, Ngu Cơ đứng dậy, nắm tay Hạng Vương mà hát rằng :


HOÀ HẠNG VÕ CAI HẠ CA-NGU CƠ

Hán quân kỷ lược địa,
Tứ diên Sở ca thanh.
Đại vương ý khí tận,
Tiện thiếp vô liêu sinh.


Ngu Cơ ca cùng Hạng Võ

Chàng ơi chiến địa giờ đây,
Bốn bề quân Hán bao vây chặt rồi.
Phận Người đến thế thì thôi,
Đại vương!Thiếp sao đây? ơi hởi chàng!
(Cao Kim Liên dịch)

Rời tay Hạng vương, Ngu Cơ vừa hát vừa múa, đoạn cuối, bi hùng và tráng lệ thay, Ngu Cơ rút kiếm đâm vào cổ, tự vẫn, để Hạng vương khỏi bận lòng nơi chiến địa. Bài hát này có tên là ”
Ngu Cơ cùng Hạng Võ ca” tại thành Cai Hạ.

Sau khi Ngu Cơ chết, Hạng Võ cùng 800 quân lên ngựa, phá vòng vây, hướng về phía sông Ô giang,quân hết thế cô,nhưng từ chối về lại Giang Đông,theo lời mời của đình trưởng cắm thuyền chờ đợi,và Hạng Võ nói :”ta còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa” và sau đó đã tự tử bằng kiếm, năm đó niên lịch ghi 232 BC.Hạng Võ lúc đó 31 tuổi và Ngu Cơ 24 tuổi.

Tương truyền chỗ máu Ngu Cơ đổ xuống,mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ múa trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo”

Đời sau trong nhân gian, cảm kích người con gái nước Sở, đã tự vẫn để Sở Bá Vương khỏi bận lòng trong giờ phút nguy nan, có thêm bài thơ :



NGU MỸ NHÂN

Di hận Giang đông ứng vị tiêu,
Phương hồn linh loạn nhiệm phong phiêu.
Bát thiên tử đệ đồng qui Hán,
Bất phụ quân ân thị Sở yêu.

NGƯỜI ĐẸP NGU CƠ

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi"
Mà viện quân Giang đông? không thấy tới!
Tám ngàn binh: hàng Hán rồi,
Không phụ ơn vua - chỉ Ngu Cơ thôi !
(Cao Kim Liên dịch)
02484b974dc9619d8a58908b91e3b6f1
Theo Hán Sở tranh hùng,
hồi 4,bản dịch Mộng Bình Sơn thì người đẹp Ngu Cơ gặp viên võ tướng trẻ 24 tuổi phạt Tần họ Hạng tại Đồ Sơn, Cối Kê.(Hình phải:Miếu thờ Hạng Võ bên bờ sông Ô Giang(phụ lưu sông Trường Giang chảy qua tỉnh An Huy-TQ)

Từ bài thơ Cai Hạ Ca, qua cái chết lịch sử của đôi trai tài gái sắc, đã là đề tài vô tận cho đời sau, đối với văn học nghệ thuật. (qua thơ, truyên, kịch, sân khấu, hội hoạ, điện ảnh…).Tại Trung Quốc,khoảng 1000 năm sau,Đổ Mục,(803-853) đời Đường có bài thơ Đề Ô Giang đìnhđời  Tống có 2 thi nhân là,Tăng Củng(Tăng Tử Cố,1019-1083)với bài Ngu Mỹ Nhân Thảo hành Lý‎ Thanh Chiếu(1084-1155)có bài thơ(từ) Ô Giang,nổi tiếng.

Trong phạm vi thi ca, riêng ở Việt Nam chúng ta, tiêu biểu có thể ghi nhận như sau :

Phạm Huy Thông
(1916-1988) trong trường ca Tiếng địch sông Ô xuất bản năm 1935, đã viết :


Thiếp đâu ngờ, quân vương hỡi, chí trượng phu.
Lại không hơn lòng nhi nữ chút nào ư?
Nếu vì thiếp, chỉ than ôi, vì tiện thiếp
Mà chàng quên vì chí cao cùng sự nghiệp
Thì thân hèn thà vơ vất dưới tuyền đài...
Bằng vì quyến, vì thương thân hèn mọn
Mà đến nỗi chàng đành buông chí lớn...
Dứt lời, nàng hăng hái
Tới bên chàng, cao tuốt lưỡi gươm xanh
Rồi tự ải…

Cụ Nguyễn Du (1766-1820), trong truyện Kiều, khi tả tiếng đàn Thuý Kiều đàn cho Kim Trọng nghe, cũng có viết(Hình phải:Lăng mộ Ngu Cơ tại tỉnh An Huy-TQ):



Khúc đâu Hán Sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau …

Đặc biệt, trong tập Bắc hành tạp lục nhân đi sứ Trung Quốc năm 1813, Cụ đã đến nơi yên nghỉ cuối cùng của thi nhân võ tướng họ Hạng, xúc cảm cảnh vật hiện tiền và chạnh nhớ tích xưa, đã viết 2 bài ”Sở triêu vương mộ”,(Bắc hành tạp lục 1,2,3 - Trịnh Nguyễn Đàm Giang. Biên soạn - Diễn thơ) như sau:


SỞ BÁ VƯƠNG MỘ (1)

Bạt sơn dang đỉnh nại thiên hà?
Túc hậu du du ký thiển sa.
Bá thượng dữ thành thiên tử khí,
Trướng trung không thính mỹ nhân ca.
Nhãn tiền phiến thạch anh hùng tại,
Sự hậu quần nho khẩu thiệt đa.
Duc mịch Trường lăng nhất phối thổ,
Xích mi loạn hậu biến bồng ma.

SỞ BÁ VƯƠNG MỘ 1

Dời núi nhắc vạc trời chẳng trợ,
Cánh hận chan chan phủ cát mờ.
Đất Bá khí thiên tử đã hiện,
Trong trướng nghe người đẹp hát lời.
Rõ mặt anh hùng đá còn đây.
Chuyện sau nhà nho nói nhiều rồi.
Nấm đất Trương giang dù muốn kiếm,
Xích mi sau loạn còn cỏ thôi.

SỞ BÁ VƯƠNG MỘ (2)

Lộ bàng phiến thạch độc tranh vanh,
Bất thị Ô giang thị Lỗ thành.
Cập thức bại vong phi chiến tội,
Không lao trí lực dữ thiên tranh.
Cổ kim vô ná anh hùng lệ,
Phong vũ do văn sắt sá thanh.
Tịch mịch nhị thời vô tảo tế,
Xuân lai Ngu thảo tự trùng sanh.

SỞ BÁ VƯƠNG MỘ 2

Tấm đá bên đường đứng tranh vanh,
Chẳng thuộc Ô giang chính Lỗ thành.
Chiến bại không vì mưu trận kém,
Không phí trí lực với trời tranh.
Xưa nay bao anh hùng rơi lệ,
Mưa gió nghe như tiếng thét quanh.
Vắng vẻ hai thời không cúng bái,
Cỏ Ngu xuân về lại tươi xanh.

Image result for xiang yu tomb
Từ bài Cai Hạ Ca, cuộc tình diễm lệ và cái chết bi tráng của Ngu Cơ và Hạng Võ, của hơn 2200 năm trước tại Trung Quốc là chuyện tình số một trên thế giới, nếu đem so sánh với các câu chuyện tình khác của nhân loại như: Đường Minh Hoàng - Dương Quí Phi(Trung Quốc),Shâh Jâhn - Muta Mâhl (Ấn Độ), Tristan - Iseult (Aí Nhĩ Lan), John Alden - Priscilla Mullins (Mỹ)…

Và cũng từ đó, câu chuyện tình yêu muôn thưở này được phong phú hóa qua các bộ môn văn học, nghệ thuật, theo đó với những: thơ, truyện, sân khấu, kịch ảnh, hội hoạ ....đã làm say mê lòng người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại,như là thương ca vô tận vậy.

Trương Thúy Hậu
2005
Nghe nhạc :