Thursday, December 30, 2010

Thơ Trương Thúy Hậu



吳 氏 行

高 堂 遠 夢 測 凋 零
怍 別 昇 華 萬 里 程
一 圈 玫 瑰 花 在 墓
懨 懨 嗟 悼 曲 遺 情



Ngô Thị Hạnh


Cao đường viễn mộng trắc điêu linh
Tạc biệt Thăng Hoa vạn lý trình
Nhất quyển mai côi hoa tại mộ
Yêm yêm ta điệu khúc di tình
.



Một thời chinh chiến điêu linh,
Khúc quanh định mệnh Thăng Bình từ đây
Gửi em hoa viếng mộ này
Hắt hiu nhớ lại những ngày xưa kia.


Trương Thúy Hậu
Boston. Dec.24-2010


Đọc & xem thêm : qghc.com - vhnt/qghc

Tuesday, December 28, 2010

Lifestyle


A Story of Appreciation‏

Video youtube


This is a powerful message in our modern society. We seemed to have lost our bearing & our sense of direction.

One young academically excellent person went to apply for a managerial position in a big company.

He passed the first interview, the director did the last interview, made the last decision.

The director discovered from the CV that the youth's academic achievements were excellent all the way, from the secondary school until the postgraduate research, never had a year when he did not score.

The director asked, "Did you obtain any scholarships in school?" the youth answered "none".

The director asked, "Was it your father who paid for your school fees?" The youth answered, "My father passed away when I was one year old, it was my mother who paid for my school fees.

The director asked, "Where did your mother work?" The youth answered, "My mother worked as clothes cleaner. The director requested the youth to show his hands. The youth showed a pair of hands that were smooth and perfect.

The director asked, "Have you ever helped your mother wash the clothes before?" The youth answered, "Never, my mother always wanted me to study and read more books. Furthermore, my mother can wash clothes faster than me.

The director said, "I have a request. When you go back today, go and clean your mother's hands, and then see me tomorrow morning.*

The youth felt that his chance of landing the job was high. When he went back, he happily requested his mother to let him clean her hands. His mother felt strange, happy but with mixed feelings, she showed her hands to the kid.

The youth cleaned his mother's hands slowly. His tear fell as he did that. It was the first time he noticed that his mother's hands were so wrinkled, and there were so many bruises in her hands. Some bruises were so painful that his mother shivered when they were cleaned with water.

This was the first time the youth realized that it was this pair of hands that washed the clothes everyday to enable him to pay the school fee. The bruises in the mother's hands were the price that the mother had to pay for his graduation, academic excellence and his future.

After finishing the cleaning of his mother hands, the youth quietly washed all the remaining clothes for his mother.

That night, mother and son talked for a very long time.

Next morning, the youth went to the director's office.

The Director noticed the tears in the youth's eyes, asked: "Can you tell me what have you done and learned yesterday in your house?"

The youth answered, "I cleaned my mother's hand, and also finished cleaning all the remaining clothes'

The Director asked, "Please tell me your feelings."

The youth said, "Number 1, I know now what is appreciation. Without my mother, there would not the successful me today. Number 2, by working together and helping my mother, only I now realize how difficult and tough it is to get something done. Number 3, I have come to appreciate the importance and value of family relationship."

The director said, "This is what I am looking for to be my manager.
I want to recruit a person who can appreciate the help of others, a person who knows the sufferings of others to get things done, and a person who would not put money as his only goal in life. You are hired."

Later on, this young person worked very hard, and received the respect of his subordinates. Every employee worked diligently and as a team. The company's performance improved tremendously.

A child, who has been protected and habitually given whatever he wanted, would develop "entitlement mentality" and would always put himself first. He would be ignorant of his parent's efforts. When he starts work, he assumes that every person must listen to him, and when he becomes a manager, he would never know the sufferings of his employees and would always blame others. For this kind of people, who may be good academically, may be successful for a while, but eventually would not feel the sense of achievement. He will grumble and be full of hatred and fight for more. If we are this kind of protective parents, are we really showing love or are we destroying the kid instead?*

You can let your kid live in a big house, eat a good meal, learn piano, watch a big screen TV. But when you are cutting grass, please let them experience it. After a meal, let them wash their plates and bowls together with their brothers and sisters. It is not because you do not have money to hire a maid, but it is because you want to love them in a right way. You want them to understand, no matter how rich their parents are, one day their hair will grow gray, same as the mother of that young person. The most important thing is your kid learns how to appreciate the effort and experience the difficulty and learns the ability to work with others to get things done.

Souce internet

Monday, December 27, 2010

CSVN


Người đóng vai bác Hồ

Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.

Nó hỏi:
- Có vở mới không ông?

Mình nói:
- Không.

Nó nói:
- Từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới, tôi chẳng có vai.

Mình nói đùa:
- Ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác.

Nó bảo:
- Hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu.

Mới sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chang Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.

Kịch, phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạc, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/04 hay 02/09 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hợi vớ được khẳm tiền.

Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy... nó kiếm gần chục triệu.

Vào Sài Gòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em "non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không..." hai triệu ngon ơ.

Đó là thằng Hợi nói,chứ không phải Bác nói! Ngu ơi!

Thằng Tùng cứt nói:
- Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện cũng không trúng như thế.

Thằng Hợi nói:
- Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.

Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.

Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

Thằng Hợi càng khổ hơn. Anh Tạo (Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên:
- Đó là thằng Hợi nói chứ không phải Bác nói, ngu ơi!

Nhiều lần điên lên anh Tạo quát:
- Bác nói đéo gì nói thế hả!

Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kỳ được.

Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát:
- Bác! Mày đứng thế đấy hả?

Mọi người cười rũ.

Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo:
- Không được gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý.

Anh Tạo nghe liền.

Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên:
- Ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.

Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:
- Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.

Chết cười.

Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thắm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.

Một đêm diễn xong, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói:
- Mày ngu thế.

Nó bảo:
- Sao?

Hoàng Dũng nói:
- Mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái, có chết không.

Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.

Anh Tạo mắng:
- Mày ngu thế!

Nó bảo:
- Sao?

Anh Tạo nói:
- Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta?

Nó bảo:
- Em đang vào vai Bác mà.

Anh Tạo nói:
- Vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa!

Nó ra hậu đài thở dài nói:
- Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế nào?

Thằng Tùng cứt nói:
- Mày làm Bác mà đéo biết, còn hỏi tụi tao.

Nguyễn Quang Lập
Nguồn saigonecho

Xmas


Quà Giáng sinh cho cha

Video Hang Be Lem

Rob ra khỏi giường, thay quần áo và đi xuống nhà dưới, đến bên cây Giáng Sinh, mặt trời đã mọc lên, thay thế cho vì sao sáng lúc nãy. Ôi, Giáng Sinh năm nay vui quá, tim anh lại đập mạnh lần nữa. Anh vừa ngượng ngùng vừa hãnh diện khi cha anh sung sướng kể lại cho mẹ anh và các em nghe chuyện anh đã dậy sớm, một mình làm xong công việc mà ông phải làm.

Ðang ngủ say tự nhiên anh Rob thức giấc và tỉnh ra hẳn. Mới bốn giờ sáng, giờ mà trước kia cha anh vẫn thường gọi anh dậy để ra giúp ông vắt sữa bò. Thật lạ, những thói quen từ lúc còn nhỏ bây giờ vẫn gắn liền với anh. Ðã năm mươi năm rồi, cha anh mất cũng đã ba mươi năm, mà mỗi buổi sáng anh vẫn thức giấc vào lúc bốn giờ. Anh đã tập được thói quen ngủ thêm vào buổi sáng, nhưng hôm nay là lễ Giáng Sinh, anh không muốn ngủ thêm nữa. Anh thả hồn về quá khứ, nghĩ về chuyện quá khứ là điều lúc này anh thường làm một cách dễ dàng. Năm đó anh mới mười lăm tuổi, sống trong nông trại của cha. Anh thương cha lắm, nhưng anh không nhận biết điều đó cho đến một ngày, đó là vài ngày trước lễ Giáng Sinh, khi anh nghe những lời cha nói với mẹ.

- Bà ơi, buổi sáng tôi không muốn đánh thức thằng Rob dậy, nó đang tuổi lớn, nó lớn mau quá, nó cần ngủ nhiều. Bà không tưởng tượng được mỗi khi tôi gọi nó dậy là nó đang ngủ say chừng nào. Phải mà tôi làm việc một mình được thì tôi không gọi nó dậy làm gì.

Mẹ anh nói:

- Ông đâu có làm một mình được, với lại nó lớn rồi, rồi cũng đến lúc nó phải tự lo tự làm thôi.

Và anh nghe cha anh nói:

- Bà nói đúng nhưng mà thật lòng tôi không muốn gọi nó dậy sớm như vầy.

Khi nghe câu cha nói, tâm trí của Rob bỗng sáng lên một ý nghĩ đặc biệt: cha thương anh rất nhiều! Chẳng bao giờ Rob nghĩ đến tình thương của cha, tình cha con có đó, cha thì phải thương con, đó là chuyện dĩ nhiên, anh không nghĩ gì về tình thương của cha. Cha mẹ anh cũng chẳng bao giờ nói là ông bà thương con. Ông bà không có thì giờ để nghĩ hay nói những điều đó. Lúc nào ông bà cũng bận rộn với bao nhiêu công việc trong nông trại sleight.

Biết cha thương mình, Rob không muốn chậm chạp lười biếng, để cha phải gọi hai ba lần mới dậy. Dù buồn ngủ, anh cố ngồi dậy, ra khỏi giường. Mắt vẫn còn buồn ngủ nhưng anh cố gắng thay quần áo và ra khỏi phòng. Ðêm hôm đó, anh còn nhớ đó là buổi tối trước ngày lễ Giáng Sinh, năm anh mười lăm tuổi. Anh nằm suy nghĩ: ngày mai là Giáng Sinh rồi nhưng gia đình anh nghèo. Ðiều đặc biệt trong ngày Giáng Sinh của gia đình anh chỉ là được ăn gà tây do cha anh nuôi và ăn bánh pie mẹ anh làm. Mấy người chị của anh thường may một cái gì đó làm quà cho người trong gia đình.

Cha mẹ anh thì mua cho anh cái gì anh cần dùng, không chỉ một cái áo ấm nhưng có lẽ còn những món quà khác nữa, có khi ông bà kèm thêm một quyển sách. Trong năm anh cũng có để dành tiền để mua cho cha và mẹ, mỗi người một món quà. Anh suy nghĩ: năm nay đã mười lăm tuổi, mình phải tặng cho cha một món quà gì quý hơn, tốt hơn. Như lệ thường mỗi năm, hôm trước anh đã đi đến tiệm Mười-Hào mua cho cha một cái cà-vạt. Anh thấy món quà đó cũng được, nhưng tối nay, đêm trước lễ Giáng Sinh anh nằm và suy nghĩ: giá mà mình được nghe cha mẹ nói chuyện với nhau sớm hơn thì mình đã có đủ thì giờ để dành thêm tiền để mua cho cha một món quà đặc biệt hơn.

Anh Rob vẫn nằm trên giường, nhìn qua cánh cửa sổ nhỏ anh thấy đêm nay các vì sao thật sáng, hình như sáng hơn những đêm trước. Có một vì sao thật là sáng và anh nghĩ, có lẽ đó là vì sao ở làng Bết-lê-hem ngày xưa. Anh nhớ khi còn nhỏ, có lần anh hỏi cha:

- Ba ơi, chuồng chiên là cái gì?

Cha anh trả lời:

- Là chỗ nuôi súc vật, cũng giống như của mình vậy.

Rồi anh nghĩ: "Vậy là lúc đó Chúa Giê-xu sinh ra trong một chỗ nuôi súc vật giống như của nhà mình, và chính trong chuồng súc vật đó, các mục đồng và những nhà thông thái đã đem dâng cho Chúa Hài Ðồng những món quà Giáng Sinh đặc biệt!" Ý tưởng đó đến với anh một cách rõ ràng, sáng lòe lên như những con dao bằng bạc. Bỗng anh nghĩ: Tại sao mình không tặng cho cha một món quà đặc biệt ngay trong chuồng bò của nhà mình? Mình có thể dậy sớm, dậy trước bốn giờ sáng, mình có thể lén vào chuồng bò, vắt sữa giùm cho cha. Mình có thể làm công việc đó một mình. Vắt sữa xong, mình dọn dẹp sạch sẽ. Khi cha thức dậy, đi vào chuồng bò để vắt sữa, ông sẽ thấy là có người đã làm hết cho ông rồi, và ông sẽ biết người đó là ai.

Ðến ba giờ kém mười lăm, Rob thức dậy, thay quần áo rồi sè sẹ đi xuống nhà dưới. Anh đi thật cẩn thận để không có một tiếng động nào. Trên nóc chuồng bò, một vì sao thật sáng chiếu xuống. Mấy con bò nhìn anh, vừa buồn ngủ vừa ngạc nhiên. Anh nói thầm với chúng: "Chào mấy ông chủ!" Anh lấy mấy thùng đựng sữa ra và chuẩn bị vắt sữa. Anh chưa bao giờ vắt sữa bò một mình như vầy, nhưng anh thấy cũng dễ. Vừa làm anh vừa nghĩ đến nỗi ngạc nhiên của cha: Sáng nay ông sẽ vào đánh thức anh dậy, nói rằng ông sẽ xuống chuồng bò trước, rồi anh xuống giúp ông. Ông sẽ đi đến chuồng bò, mở cửa và sẽ đi lấy hai cái thùng đựng sữa, nhưng hai cái thùng không còn đó mà ở trong nhà để sữa và đã đầy sữa rồi. Công tác vắt sữa bò sáng nay dễ hơn là anh nghĩ. Ðây là lần đầu tiên anh làm việc này mà không xem là bổn phận mình phải làm. Ðây là món quà anh tặng cho cha, người yêu thương anh. Khi hai thùng sữa đã đầy, anh Rob đậy lại, đóng cửa nhà để sữa thật cẩn thận và dọn dẹp mọi sự sạch sẽ.

Anh trở về phòng, anh chỉ có một phút để thay quần áo và lên giường nằm, vì cha anh đã thức dậy. Anh lấy mền phủ cả người, làm như đang ngủ say. Cha anh mở cửa phòng và gọi: Mình phải dậy con ơi, dù bữa nay là lễ Giáng Sinh. Anh trả lời, làm như đang ngủ: Dạ, Cha anh nói: Ba đi xuống trước chuẩn bị rồi con xuống nhen. Xong ông đóng cửa phòng lại. Rob nằm yên trên giường, cười một mình. Chỉ vài phút nữa là cha anh sẽ biết hết mọi việc. Tim anh đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Những phút giây này sao mà dài quá, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua. Anh không biết là bao lâu nữa. Rồi anh nghe tiếng chân cha đi lên. Cánh cửa phòng mở ra, anh nằm yên không nhúc nhích.

Cha anh lên tiếng: - Rob!

- Dạ, thưa Ba.

Cha anh vừa cười mà hình như cũng vừa khóc, tiếng cười lạ lắm.

- Con tưởng Ba không biết sao?

Ông đến đứng bên cạnh giường, kéo mền của anh ra. Anh nói:

- Ðó là quà Giáng Sinh con tặng cho Ba.

Anh ngồi dậy quơ tay tìm cha và ôm ông thật chặt. Hai cánh tay cha cũng ôm lấy người anh. Trời vẫn còn tối, hai cha con không nhìn thấy mặt nhau.

Cha anh nói:

- Cảm ơn con, chưa bao giờ có một người nào làm cho cha một điều tốt đẹp như thế.

Anh đáp:

- Con chỉ muốn ba biết rằng, con muốn làm một đứa con ngoan.

Những lời đó tự nhiên thoát ra khỏi miệng anh, anh không biết mình nói gì, nhưng lòng anh tràn ngập tình yêu. Vài giây sau, cha anh nói:

- Vậy thì chắc bây giờ ba có thể trở vào giường ngủ thêm chút nữa. Ồ nhưng mà không được, mấy đứa nhỏ dậy hết rồi. Mỗi buổi sáng Giáng Sinh, khi mấy đứa con ra nhìn cây Noel, Ba chẳng bao giờ có mặt với mấy đứa con, vì năm nào Ba cũng phải ở ngoài chuồng bò vắt sữa. Thôi dậy ra đây với Ba!

Rob ra khỏi giường, thay quần áo và đi xuống nhà dưới, đến bên cây Giáng Sinh, mặt trời đã mọc lên, thay thế cho vì sao sáng lúc nãy. Ôi, Giáng Sinh năm nay vui quá, tim anh lại đập mạnh lần nữa. Anh vừa ngượng ngùng vừa hãnh diện khi cha anh sung sướng kể lại cho mẹ anh và các em nghe chuyện anh đã dậy sớm, một mình làm xong công việc mà ông phải làm. Cha anh nói với anh:

- Con biết không, từ trước đến giờ, đây là món quà Giáng Sinh mà Ba thích nhất. Ngày nào Ba còn sống ba sẽ không bao giờ quên. Mỗi buổi sáng lễ Giáng Sinh Ba sẽ lại nhớ đến món quà con tặng cho Ba hôm nay.

Anh Rob và cha nhớ mãi ngày Giáng Sinh đặc biệt năm đó. Bây giờ cha anh đã qua đời, anh nhớ ngày đó một mình. Niềm vui và hạnh phúc của Giáng Sinh đã đến với anh, khi một mình trong chuồng bò, anh tự tay làm nên món quà tình yêu chân thật đầu tiên trong cuộc đời.


Pearl S. Buck – “Christmas Day in the Morning”

Nguồn internet

Case study of Law


Vụ thả tử tù của Tô Ký

Tô Ký là một vị quan võ, thông minh, tài trí và có lòng nhân đạo, liêm chính, cần mẫn, được vua Túc Tôn nhà Đường trọng dụng. Sau khi dẹp loạn An Lộc Sơn, số người bị bắt giam có đến hàng trăm ngàn người. Nhà vua liền cử Tô Ký đến Lư Châu, một trấn quan trọng có nhiều hình án để thanh tra xem xét lại. Trước khi Tô Ký đi, vua Túc Tôn có lời dụ: “Nhân dân đều là con đỏ của triều đình, vì đói rét hoặc vì ngu dốt hoặc vì cưỡng ép mà phạm tội, trẫm lấy làm thương xót, vậy trừ những kẻ cùng hung cực ác ra, còn thì nên khoan thứ, khiến cho chúng có dịp sửa mình, ăn năn hối cải”. Tô Ký vâng lệnh lạy tạ vua rồi lui về sửa soạn lên đường.

Tới Lư Châu, Tô Ký từ chối tất cả những cuộc chiêu đãi tiệc tùng, mua chuộc của các quan, dân địa phương. Tô Ký bắt tay vào xét ngay các việc hình án.

Sau một tháng xem lại hồ sơ của hơn một ngàn tù nhân tại nhà giam ở Lư Châu và cân nhắc; Tô Ký thả cho về gần tám trăm người, chỉ giữ lại hơn hai trăm người bị khép vào án tử. Sau đó, Tô Ký lại xem xét kỹ một lần nữa và cho giảm hơn một trăm án tử thành án đi đày, số còn lại đều là những kẻ gian ác có bằng chứng rõ ràng, phải y án xử tử, chỉ chờ ngày hành quyết.

Gặp ngày 30 tết, cả nhà Tô Ký sum họp, chuyện trò vui vầy. Đang uống rượu vui, bỗng một ý nghĩ thoáng qua, làm cho Tô Ký dừng chén lại và tỏ ý không vui. Bà mẹ lấy làm lạ, hỏi vì cớ gì. Tô Ký cung kính bẩm lại với mẹ:

- Thưa mẹ, người đời ai chẳng muốn được sống trong cảnh đoàn viên sum họp, nhất là ngày Tết, cảnh ấy lại càng nên có. Con được ngồi hầu mẹ và vợ con vui vẻ thế này nên con sực nghĩ đến bọn tử tù kia, đang chịu cảnh gông cùm xiềng xích, đã không mong gì sống, đến cả cánh vui vầy hôm nay ai cũng được hưởng, mà chúng phải khổ sở, nhớ thương cha mẹ vợ con, thật đáng nên thương xót.Bà mẹ nghe nói xiết bao cảm động, bèn sai quản gia đem các thứ bánh trái chi phát cho các tử tù.

Tiệc xong, Tô Ký lên công đường, truyền lệnh cho cai ngục giải tết cả tử tù đến cho quỳ trước mặt. Bọn tù đang chờ ngày hành quyết, nay bỗng có lệnh giải đến trình quan, ngỡ bị đem hành hình nên cả bọn đều sợ xanh mặt. Nhưng khi đến nơi thấy nét mặt Tô Ký hiền hậu vui vẻ thì ai nấy yên lòng. Tô Ký ra lệnh tháo hết xiềng xích gông cùm ở tay chân tử tù rạ, rồi ôn tồn hỏi bọn tù:

- Các người bị giam nơi ngục tối có còn nhớ ngày tháng không?
Mấy tên quỳ ở hàng đầu nói:
- Bẩm quan, chúng tôi cần phải nhớ ngày tháng để xem ngày nào chịu chết đặng nhờ báo vợ con cúng giỗ.
Tô Ký hỏi:
- Thế hôm nay là ngày gì?
Cả bọn đồng thanh nói:
- Hôm nay là ngày trừ tịch hết năm cũ, sang năm mới!
- Vậy các ngươi có muốn về nhà cùng vợ con ăn tết không?
Nghe câu hỏi lạ lùng của một vị quan, cả bọn tù ngơ ngác nhìn nhau, họ nghĩ ràng vị quan ấy dùa cợt, mỉa mai mình nên ai nấy làm thinh. Tô Ký giục:
- Thế nào? Sao các ngươi không trả lời?

Một tên ấp úng nói:
- Bẩm quan! Chúng tôi đây cũng như mọi người, có cha mẹ, vợ con, chỉ vì lâm vào vòng tù tội nên phải dứt tình với những người thân yêu trong gia đình nên bây giờ có muốn hưởng cái diễm phúc sum họp ấy cũng không thể nào được nữa.
Câu nói đó làm cả bọn cảm động ứa nước mắt. Tô Ký nói:
- Nếu các ngươi muốn, ta sẽ cho về ăn tết đủ ba ngày với gia đình, nhưng có giữ lời trở lại đây đúng hẹn không?
Như còn nửa tin nửa ngờ, cả bọn đều ngơ ngác, chưa biết đáp ra sao thì Tô Ký nói:
- Giữ đúng lời hẹn, ta cho về ngay mà!

Cả bọn đồng thanh nói:
- Nếu quan lớn mở lòng trời bể cho chúng tôi được hưởng ba ngày đoàn viên gia đình thì không khác gì chúng tôi được sống thêm mấy chục tuổi nữa, có bao giờ chúng tôi lại phụ lòng đại đức, đại ân của ngài.
Chẳng ngần ngại, Tô Ký truyền thả cả bọn về nhà ăn tết và dặn sáng ngày mồng bốn thì tất cả phải tự đến trại chịu giam lại.

Thấy Tô Ký làm việc lộng quyền và nguy hiểm ấy các thuộc viên đều lấy làm lo sợ, cho rằng bọn tử tù ấy đều là bọn cướp của giết người, nay thả cho ra khác nào thả hổ về rừng. Thật là việc nguy hiểm, chỉ một đứa không trở lại cũng đủ mệt rồi, huống gì gần hai trăm đứa
.
Nghe tiếng than phiền lo lắng của thuộc hạ, Tô Ký chỉ mỉm cười không nói gì, nhưng trong lòng cũng hơi lo. Nhưng ông nghĩ ràng không lẽ ông làm một việc thi ân báo đức như vậy mà kẻ thọ ơn nỡ phụ lòng, và ông cũng tin tướng chắc chắn rằng lòng nhân từ của ông được trời phật độ trì.

Hết ba ngày tết, đến sáng mùng bốn, ai nấy đều nôn nao trông đợi xem bọn tử tù có trở lại đủ số không. Cả nha môn mọi người như tỉnh như mê trước cảnh tượng gần hai trăm tử tù, kẻ gần người xa đều tấp nập kéo đến công nha, xếp hàng trật tự, đi vào trước công đường lạy tạ.

Tô Ký cho điểm lại, thấy thiếu mất một người. Tra lại họ tên thì đó là một tên cường đạo. Chờ đến nửa ngày mà chẳng thấy tên này đến, ai nấy đều chắc nó đã cao chạy xa bay rồi và hắn sẽ nhiễu hại lương dân như trước, trừ phi quân lính bắt lại được. Chính Tô Ký cũng lấy làm lo.

Đương lúc mọi người lo lắng thì bỗng một người cao lớn đi vào vùn vụt như bay, cúi đầu nhận tội:
- Bẩm quan lớn, kẻ tiểu nhân này chậm trễ, làm cho quan lớn phải bận lòng. Đó là vì trong lúc đến đây, dọc đường qua một cánh rừng, tiểu nhân thấy một con cọp xám bắt một thiếu nữ cõng chạy. Nghe tiếng kêu khóc của nạn nhân, tôi phải xông vào cứu. Không ngờ lại có một con nữa nhảy chồm ra, một mình tôi phải liều mạng chống với hai ác thú, đến gần nửa ngày mới giết được cả hai. Sau đó tôi còn phải cứu thiếu nữ kia, đưa cô ấy về nhà nên mới đến chậm, xin quan lớn lượng thứ cho.

Tô Ký nhìn ngắm, thấy tên tử tù thật là một tay anh hùng hảo hớn, thân hình vạm vỡ mạnh mẽ khác thường, lại can đảm và nghĩa hiệp như vậy thì trong lòng cảm phục lắm. Ông làm sớ tâu lên vua đầu đuôi sự việc là thả tù cho về ăn tết, tù nhân nào cũng trở về y hẹn, cùng việc đánh cọp cứu người của Lưu Đại Chữ.

Sớ được dâng lên, Vua xem và ban khen rồi chiếu chỉ cho cả bọn tử tù ấy được miễn ở tù, giao họ cho Lưu Đại Chữ tổ chức lập một đội ấp, lo khai hoang trồng trọt, làm ruộng chăn nuôi để gia đình họ sống tự túc Nếu có giặc giã, họ sẽ là đội quân của triều đình, cùng chiến đấu như những đội quân khác.

Từ dó tất cả tử tù trở thành công dân lương thiện và trung thành với ông vua đức độ và quan Tô Ký nhân từ.

Lời bàn: Thực thi pháp luật như Tô Ký thì thật là lãng mạn. Coi pháp luật như là cái gì bay bổng để mà thử chơi. Tử tù mà bỏ đi cả thì chỉ có cách cười và đưa đầu chịu chết, phiêu lưu với mạng sống của mình như thế thì thật là siêu. Tô Ký vì tử tù nên tử tù cũng vì Tô Ký. Họ đã trở lại đủ để chịu chết chứ quyết không chịu thất tín với quan Tô Ký nhân từ. Vậy họ là những con người trung tín sao lại còn bị mang án tử? Chẳng phải luật pháp đã xử nhầm ư? Khiếm khuyết chỗ nào đó ư?
Pháp luật có khiếm khuyết, nhầm lẫn mà có quan thực thi pháp luật nhân từ, đức độ như Tô Ký thì cũng khắc phục được, đỡ hại dân lành. Nhưng nếu pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu chăng nữa mà không có người thực thi pháp luật nhân từ, liêm chính thì vẫn hại lắm thay. Pháp luật là cái hữu hạn và tĩnh, còn cuộc đời là cái vô hạn và động thì làm sao lấy cái tĩnh và hữu hạn úp vào cái động và vô hạn? Cần quan thực thi pháp luật như Tô Ký là nhằm khắc phục cái dôi ra của cuộc đời.
Bọn tử tù thật xứng đáng được tha! Nhưng cũng nhờ có vua đức độ nên mới tuyển chọn và sử dụng được quan Tô Ký nhân từ nên bọn tử tù kia mới gặp đại phúc. Suy cho cùng thì chính mẹ của Tô Ký mới là nguồn gốc đem lại đại phúc cho bọn tử tù kia.

Lương Vĩnh Kim
Trích trong tập"Pháp luật lãng mạn"
Nguồn :vnthuquan

Sunday, December 26, 2010

Communism


"Trại Giam Cổng Trời"

Trích đoạn phần 1

Trại giam Cổng Trời có lẽ là một địa danh ít người Việt biết đến trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.

Đây là nơi giam giữ các trọng tội hình sự và các tù nhân tôn giáo trong đợt xóa sổ năm 1959 và sau đó mở tung cánh cửa một lần nữa vào năm 1976 để đón những tù nhân cải tạo từ miền Nam gửi ra. Trại giam Cổng Trời dưới nhiều góc nhìn có thể nói không hề thua kém bất cứ trại giam nào trong tác phẩm “Quần Đào Ngục Tù” của văn hào người Nga Alexandre Soljenitsyne(Hình phải : Cổng Trời, Hà Giang). Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trân trọng giới thiệu loạt bài này do biên tập viên Mặc Lâm biên soạn sau đây với mục đích giở lại hồ sơ những cái chết oan khuất, những con người bị chà đạp và những tài liệu, nhân chứng cho biết trại Cổng Trời đã tra tấn, ngược đãi tù nhân như thế nào. Loạt bài này sẽ do chính nạn nhân của trại tù khắc nghiệt này kể lại mời thính giả theo dõi, bắt đầu từ bài thứ nhất sau đây:

Giáng sinh năm 1959

Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội giục giã vang lên chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh năm 1959. Không phải báo hiệu sự ra đời của Chúa Giê Su, mà tiếng chuông kêu cứu với giáo dân vì Nhà Thờ Lớn đang bị một nhóm người đến phá rối.

Cha xứ Nhà Thờ Lớn lúc bấy giờ là linh mục Trịnh Văn Căn, cũng chính là người ra lệnh giật chuông kêu giáo dân đến cứu nhà thờ khi một nhóm người tự xưng là quần chúng tự phát kéo đến dành phần trang trí nhà thờ trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1959.

Câu chuyện bắt đầu từ trước đó một năm, chính quyền Hà Nội muốn chứng tỏ Việt Nam khuyến khích tự do tôn giáo nên trong dịp Giáng sinh năm 1958 họ đã cho một đám đông đến Nhà Thờ Lớn tự ý chăng đèn kết hoa trang trí bên ngoài nhà thờ và sau đó đòi nhà thờ phải trả lại tiền công lẫn tiền mua vật liệu với tổng số tiền không ai tin nổi.

Giáng Sinh năm 1959 nhóm người này lại tiếp tục đến đòi trang trí nhà thờ nhưng gặp sự chống cự quyết liệt của linh mục chánh xứ Trịnh Văn Căn và linh mục Nguyễn Văn Vinh, còn được gọi là cha chính Vinh. Khi nghe tiếng chuông báo động, giáo dân kéo tới và ẩu đả xảy ra.

Chiến dịch xóa sổ

Câu chuyện vỡ lở ra sau đó cho thấy nhóm người đến phá nhà thờ do chủ trương quá khích của một nhóm người và kết quả là linh mục Trịnh Văn Căn, linh mục Nguyễn Văn Vinh cùng một số giáo dân bị quy tội phá rối trị an. Linh mục Căn chịu 12 tháng tù treo, linh mục Nguyễn Văn Vinh chịu 18 tháng tù giam vì tội “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân”

Sau phiên tòa, linh mục Nguyễn Văn Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau đó bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại giam “Cổng Trời” nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.

Ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy môn giáo sử văn chương trong chủng viện, người biết rõ vụ việc này kể lại:

“Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện. Trong khi trang trí nhà thờ Chính tòa để mừng Noel thì cha chính Vinh cùng với một số hội Hát, mà sau này đi theo cha chính Vinh, nhiều ca viên lên trại Cổng Trời. Thậm chí có nhiều anh chị em chỉ 15, 16 tuổi thôi.

Hôm đó Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo vào tranh dành việc trang trí nhà thờ. Quan điểm của Giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ và Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo như nước với lửa. Một là giữ đạo hai là theo người ta. Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh.”

Những nạn nhân đầu tiên


Linh Mục Nguyễn Văn Vinh. Có thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. LM Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó trong trại giam Cổng Trời(Hình phải:Linh Mục Nguyễn Văn Vinh) . Ông Phùng Văn Tại kể:

“Bắt cha chính Vinh xong họ bắt một số ca viên. Nó thành một cái môtif tức là cái mẫu chung của những người bị bắt. Bắt vào đây trước tiên vì những cái gì? và cuối cùng là chết thế nào. Cha chính Vinh bị bắt và cuối cùng ngài bị đày lên Cổng Trời. Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi, cùng với cha Lương Huy Hân. Cái chết của cha chính Vinh là như thế.”

Cổng Trời và Gulag

Trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù nổi tiếng thế giới, văn hào Aleksander I. Soltzhenitsyn kể lại chế độ Liên Xô lúc ấy đã tiêu diệt đạo công giáo một cách tỉ mỉ đến nỗi nếu so sánh tình trạng bách hại tôn giáo dưới thời Stalin và cộng sản Việt Nam thì người ta sẽ ngạc nhiên vì cách thức của chúng giống nhau như hai giọt nước. Soltzhenitsyn viết:

“Nguyên một hôm các viên chức địa phương đột nhập Tu viện Zvengiorod, cho đòi Cha Bề trên Ion. Ông này nổi danh trong Giáo hội Nga, nguyên là Firguf, sĩ quan kỵ binh trong đội Ngự lâm quân Nga hoàng, được ơn trên kêu gọi nên bỏ địa vị, phân phát hết của cải cho dân nghèo rồi xin vô nhà tu kín. Họ bảo: "Mời quá bộ ra đây có chút việc" và yêu cầu ông Cha Bề trên giao nạp cho họ bộ hài cốt của Thánh tử đạo Savva. Mấy người Nhà nước vô giáo đường vẫn phì phèo hút thuốc, ngay cả trước bàn thờ Chúa. Dĩ nhiên họ vẫn đội nón và một ông còn nhấc xương sọ của ông thánh lên, thử nhổ bãi nước bọt để coi Thánh có làm gì nổi. Họ còn xúc phạm nhiều nữa khiến các tu sĩ phải kéo chuông báo động. Giáo dân đổ xô tới và sau một chầu xung sát có 1 hay 2 ông thiệt mạng.”

Trong nhiều năm trời, các chủng viện khắp miền Bắc Việt Nam bị đàn áp một cách có hệ thống. Linh mục, tu sĩ cũng như chủng sinh và giáo dân đều là nạn nhân của chính sách này. Cha Nguyễn Thanh Đương, linh mục chánh xứ Quy Hậu, Nghệ An cho biết:

“Tôi bị bắt vào tháng 5 năm 1964. Bị bắt nhiều lần. Chủ trương của họ trong năm 60 khi quốc hội họp bắt tất cả các phần tử họ sợ trong miền Nam tổ chức Bắc tiến. Họ bắt tất cả phần tử công giáo bị nghi ngờ. Một số anh em biệt kích, những gia đình có người đi Nam, người thì địa chủ, phản động khi tình nghi thì họ sẽ tập trung.

Trong lúc đó có chủ truơng dẹp tất cả các chủng viện dần dần bằng cách này cách khác làm cho vấn đề đào tạo linh mục không còn nữa. Họ cũng có hướng cho rằng 40 năm sau thì trên đất Bắc không còn công giáo nữa. Các linh mục chết hết rồi. Ông linh mục nào vâng lời đi theo họ thì họ để cho hoạt động còn những linh mục có thái độ không cộng tác với họ thì nó bắt.

Họ có ý tập trung một số linh mục nào nghe họ thì họ để ở dưới xuôi, còn những cha không cộng tác thì họ tập trung ở những xứ trên rừng. Còn các thầy ở các chủng viện anh nào không về xây dựng gia đình thì họ sẽ tập trung cải tạo.”

Soltzhenitsyn kể lại trong Quần Đảo Ngục Tù của ông nhiều đoạn như được trích lại từ Việt Nam mặc dù ông không hề có một khái niệm nào về đất nước Việt Nam:

“Không địa phương nào không có một vụ án tôn giáo để "triệt hạ bằng hết phản động", nghĩa là tu sĩ, linh mục, con chiên hàng loạt bị đưa ra toà. Trước vụ tu viện Zvengiorod bị xâm nhập, Đức Giáo chủ Tikhon từng nhiều lần phản kháng Nhà nước cấm giảng đạo, bắt bớ tu sĩ hoàn toàn với tội danh mơ hồ "phản Cách mạng". Chỉ có một thời gian công tác triệt hạ Giáo hội tạm lơi vì Nhà nước còn lo lấy lòng tín đồ Chính thống giáo để rảnh tay thanh toán nội chiến. Dẹp xong Denikin và Kolchak là những phiên toà lại dồn dập như sóng trào.”

Cán bộ Nhà nước tỏ ra không thua kém Liên Xô về khoản bắt bớ. Không phải họ chỉ bắt linh mục, cả những người giảng dạy tại chủng viện hay các chủng sinh, giáo dân cũng đều chung số phận trong cuộc bách hại này. Ông Phùng Văn Tại là một trong những giáo sư giảng dạy tại chủng viện kể lại:

“Công việc của tôi từ năm 1952 cho tới khi tan chủng viện năm 1967 là dạy cho 6 lớp với 120 chủng sinh. Lớp tôi có 11 người, hai linh mục.

Mùng 5 tháng 6 năm 1960 thì tôi được mãn trường khi đang học ở tiểu chủng viện. Đức Cha phát bìa sai nó như một cái quyết định phân công. Tôi ở lại dạy chủng viện với hai người cùng lớp nữa cho đến 30 tháng 5 năm 1963 thì tôi bị bắt. Lý do là người ta không muốn có chủng viện người ta muốn xóa sạch những người làm việc Chúa thế thôi, không muốn chúng tôi làm linh mục.”

Không thể sống chung

Qua kinh nghiệm từ những nhân chứng khi viết Quần Đảo Ngục Tù, văn hào Soltzhenitsyn xác định người cộng sản không thể chung sống với tôn giáo, mà công giáo là tôn giáo nguy hiểm hàng đầu cần phải để ý. Trong một chương nói về công giáo ông viết:

“Không cần giữ theo luật! Đây là lúc vô cùng thích hợp để thanh toán cho xong vấn đề tôn giáo mấy năm nay vẫn phải tạm gác lại vì nỗ lực chấm dứt nội chiến. Đây cũng là lúc người Cộng sản phải minh định thế đứng trước người Công giáo, một thế đứng bất khả dung hợp ngay từ quan điểm căn bản "nhà thờ là nhà thờ và Nhà nước là Nhà nước". Không được.”

Cách thức mà người cộng sản Việt Nam theo đuổi lúc ấy không khác mấy với Liên bang Xô Viết trước đó. Miền Bắc xóa sổ đạo công giáo như thế nào sau hiệp định Geneve? Ông Trần Quốc Định tức nhà văn Đặng Chí Bình, một điệp viên nổi tiếng miền Nam được gửi ra Bắc hoạt động bị giam giữ nhiều năm trời tại miền Bắc, tác giả quyển Thép Đen viết về những người tù, kể lại những điều được chứng kiến mặc dù ông không phải là một tín hữu công giáo, ông kể:

“Tôi lúc đấy đã hiểu, trước đấy tôi cũng đã hiểu nhưng khi ra miền Bắc tiếp xúc với cán bộ và thỉnh thoảng lên trại trung ương lại gặp rất nhiều chủng sinh ở trại E này. Hội nghị Geneve 20 tháng 7 năm 1954 khi đến tay của họ, mặc dù trong hiến pháp nói tự do tín ngưỡng tự do ngôn luận …nhưng thực tế xã hội miền Bắc tất cả khi đến tay họ thì họ đóng kín mít, nội bất xuất ngoại bất nhập, do đó tất cả các đại chủng viện của Công giáo ngoài miền Bắc tất cả..xin mời các anh đi về nhà, họ lấy lý do thế này: Anh phải đồng ý với tôi dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có ai ăn bám ai…anh phải đồng ý thôi vì anh ở trong tay của họ!
Lúc ấy họ cầm vạt áo của anh họ hỏi: Anh có làm ra cái áo này không? Anh nói không. Họ chỉ xuống đôi dép của anh họ hỏi: anh có làm ra cái này không? Anh bảo không! Cái kính anh đeo trên mắt anh có làm không? Không thì vậy chính là xã hội làm cho anh vậy thì anh phải trả lại xã hội vì không ăn bám ai mà! Tóm lại anh vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự, đi kinh tế mới. Tất cả điều gì người công dân làm thì anh phải làm, anh ăn nhờ xã hội thì anh không thể phây phây đi tu được nữa!”

Đọc và nghe tiếp : Phần 1 - phần 2 - phần 3 - phần 4 - phần 5 - phần 6 - phần 7 - phần 8 - phần 9 - phần 10

Mặc Lâm
biên tập viên RFA
2010-12-24
Nguồn rfa.org
Đọc thêm : vantuyen.net

Friday, December 24, 2010

Thơ Trần Kiêu Bạc


Hồn quê bên tuyết trắng

Sáng nay cô giáo lên bục giảng
Bụi tuyết còn vương lấm gót giày
Trời lạnh ba mươi hai độ F

Trong lớp như chìm ngập nắng say!

Cô vẽ trái tim lên chữ S
Cả lớp nghiêm trang đứng dậy chào
Đâu đó vọng lên lời đất nước
Tròn xoe tia mắt ấm nhìn nhau

Bốn mươi chín trẻ ngồi hăm hở
Thêm cô giáo nữa chẵn năm mươi
Năm chục trái tim chung nhịp thở
Một trăm chân sáo rộn niềm vui

Cô giáo dường như còn trẻ lắm
Thoáng nhìn đôi chút nét Đông phương
Mà hồn Châu Á luôn tỏa sáng
Trong viên phấn trắng, khắp giảng đường

Quanh đây chỉ một sắc da vàng
Nên tình dân Việt vẫn mênh mang
Mạch thấm sông Hồng qua sông Cửu
Chảy len vào núi Ngự sông Hương

Cảm ơn người đã vui gieo hạt
Trên đất phì nhiêu tuổi thơ nầy
Thương từng đôi mắt tròn trong vắt
Giữ được hồn quê trong tuyết bay.

Trần Kiêu Bạc
Nguồn ngoquyen

Cộng đồng người Việt


Những điều thú vị về bộ trưởng gốc Việt ở Đức

Video : Hamburg - Philipp Roesler -
- youtube - MEDICA 2010 Opening Day


Bộ trưởng Y tế của Đức Philipp Roesler, một ngôi sao trong làng chính trị Đức, có những bí mật nho nhỏ thú vị. Dưới đây là những điều ít biết đến về tân bộ trưởng sinh ra ở Việt Nam này, được tờ Bild tiết lộ. (Hình phải:Bộ trưởng Philipp Roesler và vợ)

Vợ ông chính là người đỡ đầu. Roesler từng theo học ở một trường Công giáo. Ông cũng thường xuyên trò chuyện về tín ngưỡng với một người bạn học trong trường y. Ông được rửa tội năm 2000 và bạn gái lúc đó của ông chính là người đỡ đầu, một người họ hàng của ông. Đây cũng chính là vợ của Roesler – Wiebke, 31 tuổi.

Bộ trưởng rất thích âm nhạc. Roester từng tới ít nhất 10 buổi hòa nhạc của nhà soạn nhạc Đức nổi tiếng Udo Jürgens. Ông còn sở hữu tất cả các đĩa CD của ca sĩ Herbert Grönemeyer. Ông cũng thưởng thức âm nhạc đương đại vì vợ ông hâm mộ nhóm Fantastic Four. Lần gần đây nhất ông đi nghe nhạc là xem nhóm Coldplay, một ban nhạc rock nổi tiếng của Anh, biểu diễn.

Rosler mê Harry Potter và truyện về ma cà rồng. Rosler coi những câu truyện giả tưởng là thú thư giãn nhất của ông. Ông mê phim về cậu bé phù thủy Harry Potter và những câu chuyện về ma cà rồng cùng những cảnh máu me.

Ông thần tượng cha nuôi. Roesler được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Năm lên 4, cha mẹ nuôi của ông chia ly và ông sống với cha, một phi công lái trực thăng trong quân đội. Ông được giáo dục trở thành một người bao dung, cởi mở và tự do. Mục tiêu của Roesler là trở thành tấm gương cho hai cô con gái.

Roesler có thể lái tàu lượn. Một trong những thú vui của Rosler là lái tàu lượn vì ông thích bay trong không trung một cách êm ái.

Bộ trưởng rất thân thiện với đồng nghiệp. Những người cùng làm việc với Roesler ở bang Lower Saxony cho hay họ có thể trò chuyện với ông về bất cứ vấn đề gì.

Ông có thể giả vờ nói bằng bụng. Thực tế, ông không thể nói bằng bụng. Ông dùng một con búp bê tên là Willy để nói chuyện với trẻ nhỏ, lúc đó, ông nói qua kẽ răng và hạn chế mấp máy môi. Tất cả mọi chú ý của trẻ con đều tập trung vào búp bê Willy. Roesler dùng phương pháp này để nói chuyện với những trẻ em sợ chữa bệnh.

Mai Trang
Nguồn: vnexpress
Đọc thêm: nguoiviet.de - bbc -

Wednesday, December 22, 2010

Communism


Nga chuẩn bị tưởng niệm hàng triệu nạn nhân của chế độ Staline

Video youtube

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 131 của Staline, chính quyền Nga chuẩn bị kế hoạch tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại trong thời kỳ nhà độc tài này nắm nắm quyền. Gần hai thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ, hôm nay, 21/12/2010, một nhóm các đảng viên đảng Cộng sản Nga đã tập hợp tại ngôi mộ của Staline, dưới chân điện Kremlin để kỷ niệm ngày sinh của người mà họ gọi là « người Cha thân yêu của nhân dân ».

Trong khi đó, tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã có chủ trương tiến hành chiến dịch chống lại nạn sùng bái Staline rất dai dẳng tại Nga.

Hôm nay, trả lời phỏng vấn của AFP, người đứng đầu của Ủy ban tư vấn về nhân quyền của tổng thống Nga, Mikhail Fedotov, cho biết đang chuẩn bị một kế hoạch tưởng niệm hàng triệu nạn nhân của chế độ toàn trị.

Theo ông Mikhail Fedotov, một nội dung chính được dự kiến của kế hoạch này là giải mật các tài liệu lưu trữ bí mật dưới thời Xô Viết « nhằm chống lại việc bóp méo lịch sử và bảo trì các huyền thoại ». Ủy ban dự định, trong cuộc gặp tới ngày 14/1/2011 với tổng thống Nga, sẽ kêu gọi tổng thống Dimitri Medvedev đưa ra một đánh giá chính trị và pháp lý chính thức đối với các tội ác của chế độ toàn trị. Ông cũng cho rằng chính quyền Nga ý thức được đầy đủ về sự cần thiết của biện pháp này.

Theo nhà phân tích Alexei Makarine, được nhật báo Nezavisimaia Gazeta trích dẫn, hoài niệm nuối tiếc một thời Xô Viết vàng son vẫn còn mạnh tại Nga, sau khi chế độ này sụp đổ. Quá trình đánh giá lại lịch sử trong tâm thức tập thể bị những bất ổn chính trị và khó khăn kinh tế che lấp. Nhà nghiên cứu cho rằng, chính quyền Nga cần phải có quan điểm rõ ràng về Staline, người vừa được coi là một bạo chúa, vừa được nhìn nhận như một anh hùng chống phát xít.

Cuối tháng 11 vừa qua, Hạ viện Nga đã thông qua một văn bản thừa nhận vai trò của Staline trong vụ thảm sát hàng ngàn sĩ quan Ba Lan năm 1940 tại rừng Katyn, vụ việc lâu nay vẫn được quy cho quân đội phát xít. Tháng 5 năm nay, tổng thống Nga, thể hiện rõ quyết tâm hiện đại hóa nước Nga, đã tố cáo chế độ toàn trị của Liên bang Xô Viết, và các tội ác không thể tha thứ được của Staline.

Trọng Thành
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/
Đọc thêm : nguoivietboston

Tuesday, December 21, 2010

CSVN


Mô hình sụp đổ của chế độ Cọng sản tại Việt Nam.

youtube - daihoamatnuoc - youtube

Có rất nhiều chỉ dấu báo trước sự cáo chung của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Những thực trạng xãy ra tại VN hiện nay rất phù hợp và tương tự như tình hình ở Liên Sô và các nước Đông Âu trước khi tan rã. Ta thử lược qua vài chỉ dấu đưa đến sự sụp đổ của chế độ CS tại VN trước khi bàn đến sự sụp đổ này sẽ diễn ra trong bối cảnh như nào.

Sai Lầm Về Chủ Nghĩa Đưa Đến Chính Sách Khinh Miệt Toàn Dân

Từ ngàn xưa trong đạo trị quốc, từ Đông sang Tây bao giờ một quốc gia muốn cường thịnh, xã tắc cơ đồ muốn bền vững, cấp lãnh đạo đều phải lấy dân làm trọng. Do đó mà Mạnh Tử hơn 2.300 năm trước đã có câu “Dân vi quý, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Câu nói trên có ý rằng Dân là quý (trọng) nhất, kế đến là Sơn Hà Xã Tắc (Quốc Gia) và sau cùng mới đến Vua (Người Lãnh Đạo). Đế quốc La Mã được hùng cường trong một thời gian dài cũng là nhờ biết tổ chức xã hội theo mô thức dân chủ và lấy ý kiến của dân (Citizen) làm chính sách.

Chủ nghĩa Cộng Sản, về căn bản đã không tôn trọng con người. Lý tưởng Cộng Sản là mục tiêu tối thượng trong khi con người chỉ là phương tiện thực hiện cải tạo xã hội. Phối hợp với Biện Chứng Pháp, con người rõ ràng chỉ là công cụ để thực hiện chủ nghĩa không tưởng đó mà thôi.

Vì quá quen thuộc với cách hành xử độc đoán và coi rẽ người dân, Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm trầm trọng nguyên tắc lấy dân làm gốc mà tất cả các nước Dân Chủ Tự Do đều tôn trọng. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc là một văn kiện xiển dương nhân quyền quan trọng nhất của nhân loại ngày nay. Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc nhưng hoàn toàn không tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. Đó là sự khinh miệt các quyền căn bản của toàn dân Việt Nam và lừa dối thế giới.

Từ nguyên thủy, đảng CSVN nắm quyền cai trị toàn dân không qua bất cứ một cuộc bầu cử dân chủ nào. Không một chức vụ công quyền từ thượng tầng đến cơ sở mà người dân được quyền ứng cử, ngoài trò hề “Đảng cử, Dân bầu”, kể cả Quốc Hội đại diện cho dân. Điều 83 của Hiến pháp CSVN 1992 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam... Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Nhưng người dân có được quyền tự ứng cử làm Đại Biểu Quốc Hội hay không?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã từng nạp đơn xin ứng cử làm Đại Biểu Quốc Hội nhưng không bao gìờ được đảng cầm quyền chấp thuận. Không cho người dân thường được quyền tham chính, đó là một sự khinh miệt trầm trọng nhất vai trò của người dân trong hệ thống công quyền của CSVN.

Những quyền căn bản khác của người dân như quyền được biết những Hiệp Ước ký kết với ngoại bang về biên giới lãnh thổ và lãnh hải, quyền được thể hiện lòng yêu nước qua việc biểu tình phản đối ngoại bang chiếm cứ biển đảo của Việt Nam đều bị cấm đoán. Những quyền công dân khác như quyền có ý kiến về việc khai thác Bauxite gây nguy hại môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến ngưới dân, chưa kể đến vấn đề an ninh quốc gia.

Việc cho ngoại bang thuê rừng đầu nguồn làm thiệt hại tài nguyên và có nguy cơ mất đất biên giới vĩnh viễn. Dự án Đường Cao Tốc vay mượn tốn kém phải trả hàng mấy thế hệ. Thất thoát tài sản quốc gia qua tập đoàn Vinashin hàng chục tỷ USD v..v… Người dân thường lúc nào cũng bị cấm đoán không được bàn tới vì đó là “bí mật quốc gia” hoặc “vấn đề nhạy cảm”. Đây là sự khinh miệt vai trò của người công dân trước sự tồn vong của đất nước. Quyền tự quyết tối thượng của dân tộc để được bảo vệ tổ quốc và bảo vệ các thế hệ tiếp nối mai sau bị ngăn cấm một cách trắng trợn.

Những quyền căn bản khác được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền luôn luôn bị chà đạp. Chẳng hạn quyền Tự Do Ngôn Luận: Cả một xã hội hơn 80 triệu con người Việt Nam tuyệt đối không có lấy một tờ báo hay cơ quan truyền thông tư nhân nào! Những quyền khác như Tự Do Tín Ngưỡng, Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Phát Biểu, Tự Do Lập Hội v..v… hoàn toàn bị kềm chế! Đó là sự kinh miệt quốc dân và lừa dối dư luận.

Khủng Hoảng Kinh Tế Gây Ra Bởi Tập Đoàn Bất Tài Tham Nhũng

Việt Nam được cai trị bởi 15 Ủy Viên Bộ Chính Trị và 160 Ủy Viên Trung Ương đảng CSVN. Đây là một tập đoàn hoàn toàn được bè phái cất nhắc dựa trên lòng trung thành và phe cánh nên khả năng và học vấn chỉ là yếu tố phụ thuộc. Không một Ủy Viên nào được người dân tín nhiệm bầu lên nên điều hiển nhiên là các Ủy Viên này không có bổn phận phải phục vụ nhân dân mà chỉ có nghĩa vụ với bè phái và người đở đầu mà thôi!

Đại đa số trong 15 thành viên Bộ Chính Trị đều có trình độ học vấn rất thấp và không thông hiểu các định luật kinh tế, không có khả năng ngoại ngữ để nghiên cứu. Hầu hết chưa vượt qua trình độ Trung Học Phổ Thông nhưng theo danh sách cung cấp bởi đảng CSVN cho biết trong 15 thành viên này, 5 người có bằng Tiến Sĩ, 10 người còn lại đều có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Thật ra hầu hết đều là những bằng cấp được gọi là “Tại Chức”, có nghĩa là vừa công tác vừa học thêm. Một cán bộ cao cấp càng cần giữ thể diện với nhân dân và thuộc cấp nên vấn đề bằng cấp cũng ưu tiên thuộc về diện “chính sách”.

Với một tập đoàn lãnh đạo toàn “trí thức” của Bộ Chính Trị đảng CSVN như vừa kể, cộng thêm quyền lực tuyệt đối không một cơ quan nào kiểm soát được, kể cả Quốc Hội, guồng máy tham nhũng mặc tình vơ vét. Từ tài sản công biến thành của riêng qua chính sách “Hoá Giá” (bán rẽ cho cán bộ), đất đai tài sản nhân dân bị “Quy Hoạch” (bồi thường rẻ mạt giống như xung công) chuyển giao cho “Tập Đoàn” gồm toàn thân nhân giòng họ của Lãnh Đạo. Cho thuê biển, thuê rừng. Đơn cử một thí dụ: Dự án “đường cao tốc Bắc Nam” sau khi hoàn tất tốn khoảng 56 đến 60 tỉ USD, nếu tính theo lạm phát phí tổn có thể cao hơn. Như vậy hợp đồng khi duyệt ký Thủ Tướng được bao nhiêu phần trăm? Nên nhớ chỉ 1% thôi cũng đã là 600 triệu USD rồi. Đó cũng là lý do vì tranh ăn nên phe “Thủ Tướng” bị thất thế tại Quốc Hội.

Với trình độ kém cỏi và lòng tham lam vô độ như thế, nền kinh tế Việt Nam XHCN không “Xuống Hố Cả Nước” mới thật là chuyện lạ!

Khát Vọng Dân Chủ Của Toàn Dân

Khát vọng Dân Chủ là bản năng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc trên hoàn vũ, không riêng gì dân tộc Việt Nam. Trong lúc cả thế giới đang tiến dần đến Toàn Cầu Hóa, internet được sử dụng rộng rãi khắp mọi nhà thì tại Việt Nam và Trung Quốc tường lửa hiện diện khắp mọi nơi. Yahoo và Google bị ép buộc phải cung cấp tin tức của các nhà bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, khát vọng Dân Chủ tại Việt Nam lúc nào cũng bỏng cháy qua các nhà hoạt động Dân Chủ, đa số là trí thức gồm Bác Sĩ, Luật Sư, Nhà Văn, Ký Giả, Linh Mục, Thượng tọa... Nhiều nhà tranh đấu bị bắt bớ, tù đày và bị quản thúc tại gia như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ… Tội của họ là yêu nước và đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho dân tộc Việt Nam.

Các Bloggers mấy năm gần đây gần như không còn sợ hãi. Nhiều người bị bắt giam như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, anh Ba Sàigòn tức luật sư Phan Thanh Hải v..v…hoặc bị hăm dọa như Mẹ Nấm Lê Thị Như Quỳnh, Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu…

Qua những nhận định trên về tính cách độc tài toàn trị đưa đến kinh miệt người dân, tập đoàn bất tài tham nhũng khiến đất nước cạn kiệt tài nguyên, kinh tế càng khủng hoảng đời sống người dân càng khốn khó, cộng thêm với khát vọng Dân Chủ của toàn dân… Tất cả sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Câu hỏi đặt ra là:

CSVN Sẽ Sụp Đổ Theo Cách Thế Của Liên Sô Năm 1990?

Tình hình Việt Nam ngày càng gần giống như tình trạng Liên Sô trước khi sụp đổ. Sự đổi mới nửa vời, thiếu cởi mở chính trị, tham nhũng lan tràn, đồng tiền mất gía và nạn lạm phát trầm trọng, nhất là gía cả thực phẩm lên cao cùng cực. Sự phẩn nộ của toàn dân, kể cả một số cán bộ đảng CS, gần như không còn kềm chế nổi.

Tháng 5 năm 1990 gió đổi chiều trên Liên Bang Sô Viết. Boris Yeltsin được bầu làm chủ tịch chủ tịch đoàn Sô Viết Tối Cao (chủ tịch Quốc Hội Liên Bang) và Mikhail Gorbachev đang làm Tổng Bí Thư đảng kiêm Chủ Tịch nước. Do chính sách Glasnost (cởi mở và tự do phát biểu) và Perestroika (tái cấu trúc) mà nhóm bảo thủ chống lại Gorbachev và muốn làm đảo chánh. Trước đó một năm, Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ cấp tiến Trung Hoa Đỏ, vào tháng 6-1989 đã ra lệnh cho quân đội thẳng tay tàn sát phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.

Tháng 8-1991 khi Gorbarchev bị giữ tại Crimea. Boris Yeltsin và đám đông dân chúng can đảm chống lại phe “đảo chánh". Đài truyền hình ABC phát hình toàn thế giới cảnh Diane Sawyer phỏng vấn Boris Yeltsin bên trong toà nhà Sô Viết Tối Cao trong khi đoàn chiến xa bao vây bên ngoài sẵn sàng nhả đạn. Tình hình cực kỳ căng thẳng. Một vụ Thiên An Môn thứ nhì sắp sửa xãy ra trong cái nôi Cộng Sản? Nhưng sau đó, lực lượng “đảo chánh” rút lui trước khí thế của đám đông dân chúng quyết tâm bảo vệ nền Dân Chủ non trẻ vừa mới thành hình.

Chế độ Cộng Sản coi như cáo chung! Trước ống kính truyền hình, Boris Yeltsin đứng trên chiến xa bên ngoài toà nhà Quốc Hội đọc bài diễn văn trong đó có một câu để đời “Cộng Sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó”. Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm. Thành trì Cộng Sản đã thực sự sụp đổ từ đây! Chấm dứt 40 năm chiến tranh lạnh mấy lần suýt hủy diệt nhân loại bởi vũ khí hạt nhân.

Hiện nay Hoa Kỳ đang thay đổi chính sách tại Á Châu và nhất là tại Đông Nam Á. Hoa Kỳ đã có thái độ cứng rắn hơn với Trung Cộng trong khi xích lại gần hơn với Việt Nam. Mọi người Việt từ quốc nội cho đến khắp mọi nơi trên thế giới cùng bày tỏ niềm hân hoan và hy vọng cho cuộc liên minh và đối đầu mới này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoài nghi về tính khả thi này của CSVN. Đây là một chế độ chuyên chế, độc tài toàn trị và cực kỳ tham nhũng.

CSVN muốn kéo dài thời gian thống trị hết đời con sang đến đời cháu vinh thân phì gia nên ngày càng lệ thuộc Trung Cộng và càng tỏ ra nhu nhược đớn hèn. CSVN chấp nhận thà mất Nước chứ không để mất Đảng!!! Rất khó cho cấp lãnh đạo CSVN phải hy sinh quyền lực và đời sống vương giả để chịu hy sinh cho nền độc lập vững bền cho dân tộc bằng cách bước ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng. Sau đại hội 11, đảng CSVN cũng vẫn ở vào vị trí chư hầu như từ trước đến nay vì các lý do sau:

- Chưa có một lãnh tụ CSVN nào đủ tầm vóc thực hiện đổi mới như Mikhail Gorbachev qua Perestroika và Glasnost. Người lãnh đạo đó phải dám nói “không” với CS Trung Hoa và thực hiện đúng mức chính sách liên kết với Hoa Kỳ và Đông Nam Á để bảo vệ tổ quốc. Phải chấp nhận có tiếng nói đối lập và lắng nghe đối lập. Phải bỏ điều 88 bộ luật hình sự dùng để khép tội những nhà bất đồng chính kiến và để đàn áp các Bloggers. Người lãnh tụ đó phải có bản lãnh và can đảm từ chức như Gorbachev đã làm khi Liên Bang Sô Viết tan rã. Một vài nhà phân tích ngoại quốc cho rằng Nguyễn Chí Vịnh có thể đóng được vai trò này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều rất hoài nghi về tâm địa và thủ đoạn của Vịnh. Không khéo đây là một Lê Chiêu Thống tân thời sẳn sàng đem dâng sơn hà cho giặc... Phải chờ sau đại hội 11 để Vịnh chính thức vào Trung Ương đảng và sau đó được đề cử vào Bộ Chính Trị. Nhưng phần chắc là vận mạng dân tộc sẽ thê thảm hơn nhiều trước thành tích của Vịnh trong Tổng Cục 2 (tình báo quân đội) và những thập thò trao đổi tin tức với Cục Tình Báo Hoa Nam.

- Cấp lãnh đạo CSVN chưa sẵn sàng từ bỏ quyền lực để chấp nhận một lãnh tụ kiểu “Boris Yeltsin Việt Nam”. Điểm qua các thành phần lãnh đạo CSVN tham gia đại hội 11 sắp tới, ta chỉ thấy xoàng xỉnh, không một khuôn mặt sáng gía nào có thể mạnh dạn đứng ra bảo vệ sự độc lập của Quốc Hội (dù đó chỉ là Quốc Hội bù nhìn được đề cử bởi Mặt Trận Tổ Quốc). Quốc Hội CSVN phải thực sự giám sát việc làm của đảng CSVN. Phải có kiến thức để hiểu biết vấn đề quốc gia. Phải lắng nghe ý kiến của giới trí thức và chuyên gia Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Các vấn đề lớn như dự án Bauxite rất nguy hại cho an ninh quốc phòng, môi trường và cả về kinh tế. Cho thuê đất đai biên giới và rừng đầu nguồn, hủy diệt thảm thực vật gây ngập lụt cho hạ lưu và có nguy cơ mất luôn phần đất cho thuê vì dân Tàu định cư vĩnh viễn trên đất đó. Dự án Đường Cao Tốc vay mượn phải trả đến đời con cháu cũng chưa dứt... Quốc Hội đó phải có trách nhiệm và biện pháp bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo như Hoàng Sa và Trường Sa, vô hiệu hoá các công hàm ngoại giao và hiệp định biên giới mà chính quyền CSVN đã ký kết với Trung Cộng…Tóm lại Quốc Hội đó phải có thực quyền để bảo vệ quyền lợi cho dân tộc Việt Nam chứ không phải làm bình phong cho đảng CSVN dể bề thao túng.

Chắc chắn là chế độ CSVN phải sụp đổ. Nhanh hay chậm tùy hoàn cảnh và thời cơ. Nhưng nếu CSVN không sụp đổ một cách ôn hòa theo cách thế của Liên Sô vì thiếu lãnh đạo tầm cở và có bản lĩnh. Vậy mô thức sụp đổ tương tự nào có thể xãy ra cho CSVN ? Sau đây là những vấn nạn của chế độ này và các hệ quả của nó đưa đến mô hình sụp đổ:

1. Lòng dân căm phẩn vì “Đại Họa Mất Nước

Chúng ta vẫn có lý do khi tin rằng tập đoàn lãnh đạo CSVN từ thượng tầng cho đến các cấp vẫn "mũ ni che tai", lo tom góp tài sản riêng cho gia đình, dòng tộc để chuyển ra nước ngoài. Họ ý thức rất cao một phong trào quần chúng trên địa bàn rộng lớn sẽ nổ ra bất cứ lúc nào. Lòng dân đang nung nấu là vấn đề không thể chối cãi hay che dấu được. Với bản chất ươn hèn với ngoại bang nhưng lại tham tàn và bạo ngược với quần chúng nhân dân, đảng CSVN sẽ không đủ can đảm chọn thái độ tích cực bảo vệ tổ quốc và cải tổ chế độ cho một nền móng Dân Chủ Pháp Trị vững bền. Chắc chắn sau Đại Hội 11, CSVN lại càng thêm bộc lộ tính nô bộc đối với người thầy và cũng là ông chủ lớn Trung Quốc. Đảng CSVN không có những cá nhân đầy đủ bản lĩnh như Gorbachev và Yeltsin nên vấn đề chuyển giao quyền lực êm thấm sẽ vô phương xãy ra. Sẽ có một sự liên kết rộng rãi để hình thành một khối đại thể dân tộc trước “Đại Họa Mất Nước”

2. Cuộc sống người dân ngày càng lầm than khốn khổ

Do nạn lạm phát phi mã, tình hình đời sống của giới bình dân và quãng đại quần chúng cực kỳ bi thảm (. Thống kê chính thức của nhà nước CSVN cho biết lạm phát tăng 11% các mặt hàng, riêng thực phẩm tăng 15%. Nhưng thực ra theo thống kê không chính thức của người dân cho thấy nhiều mặt hàng đặc biệt là thực phẩm đã tăng lên đến 50%. Nạn lạm phát tại Việt Nam phần lớn do dân chúng không tin tưởng vào thị trường và giới chức có thẩm quyền cấu kết gian thương đầu cơ tích trữ tạo lợi nhuận riêng. Cộng thêm hối xuất đô la lên do các “đại gia” bỏ tiền thu mua đô la nên tiền Việt Nam xuống gía 17% (gía chính thức ngân hàng công bố nhưng không có đô la để đổi), thị trường chợ đen chênh lệch trên dưới 30%.

Chính phủ vội vã tăng lãi xuất lên (thông báo chính thức 9% và có thể cao hơn nữa) để chận đứng lạm phát. Đây là quyết định sai lầm tệ hại nhất khi bắt chước FED của Hoa Kỳ, thay vì chận đứng tệ nạn đầu cơ. Hành động tăng lãi xuất đó cũng chận luôn đà tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đã èo uột rồi! Đời sống nhân dân càng khó khăn gấp bội bởi sự tối tăm của các chính sách kinh tế ngu muội và sai lầm. Hố cách biệt giàu nghèo giữa giới đặc quyền đặc lợi và quảng đại quần chúng càng chênh lệch hơn bao giờ hết. Đại đa số người dân lao động nghèo khó đang vật vã bán thân vì miếng cơm manh áo. Lòng căm phẩn dâng cao đến mức độ người dân khó thể nào tiếp tục chấp nhận được.

Hàng triệu công nhân làm việc cho các công ty cả nội địa lẫn ngoại quốc đang bị bóc lột sức lao động một cách tàn tệ và bị chèn ép, hành hạ bởi giới chủ nhân ngoại quốc hàng ngày. Dưới sự giám thị và tiếp tay đàn áp của chính quyền, qua sự móc ngoặc giữa “công đoàn nhà nước” với giới chủ nhân, nhân công chịu đựng không khác gì một cổ hai tròng. Trắng trợn nhất là đạo luật cấm công nhân đình công đi ngược lại mọi công pháp quốc tế và là đòn chí mạng đánh vào công nhân vì sự tự vệ duy nhất của họ là đình công!!! Bảo vệ chủ nhân ngoại quốc đàn áp chính người dân của mình: Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện hình là đảng Mafia phản dân hại nước.

Thêm vào đó, mấy chục triệu nông dân đang khốn khổ vật vã đói khát trên vựa lúa do chính công sức mình tạo nên. Tại sao nông dân nghèo túng và đói khổ như vậy? Đó là do chính sách cho vay khắc nghiệt của ngân hàng nhà nước và chính sách thu mua đầy dẫy bất công. Khi cho nông dân vay vốn để mua giống, phân bón, thuốc sâu rầy và nhiên liệu v..v... nông dân phải chịu tiền lời cao và các hợp đồng ràng buộc. Khi thu hoạch, gía cả bị kềm lại có chủ ý và nông phẩm được thu mua rẽ mạt bởi tư nhân vì tập đoàn nhà nước… không đủ kho chứa! Chưa kể lề thói quan liêu vô trách nhiệm của các “Tổng Công Ty” khi ký hợp đồng cung cấp gạo và nông phẩm gía rẽ cho ngoại quốc làm thiệt hại nông dân mình. Góp phần đánh gục nông dân là thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu rầy mà không được chính quyền quan tâm trợ giúp. Có thời đại nào trong lịch sử Việt Nam mà con cái của nông dân phải bị bán đi làm tì thiếp, nô lệ tình dục và làm lao nô khắp nơi trên thế giới vì nghèo đói? Duy nhất chỉ có thời đại Cộng Sản mới sản sinh những tai họa quái đản cho dân lành.

3. Chính sách sai khiến, đàn áp trí thức và tôn giáo

Đảng CSVN lo sợ giới trí thức và tôn giáo lãnh đạo toàn dân nổi dậy chống lại chính quyền nên đã sử dụng triệt để công an và những phần tử bất hảo, vô thần, đàn áp những nhà trí thức bất đồng chính kiến và các lãnh tụ tôn giáo, làm cho nhân tâm càng thêm công phẩn. Sức chống đối càng thêm được tập trung và quyết liệt hơn khi thời cơ đưa tới. Sẽ có một cuộc Cách Mạng Toàn Dân! Một phong trào quần chúng liên kết nhau lan rộng trên bình diện toàn quốc chống lại bạo quyền để bảo vệ đất nước. Đảng CSVN sẽ bị phân hóa và bị vỡ ra làm hai hay nhiều mảnh là chuyện hoàn toàn có thể xãy ra.

Ta có thể nhìn thấy được rõ ràng, chỉ cần một biến cố gây tác động nhân tâm rộng lớn, hoặc một sự đàn áp thô bạo sẽ như một mồi lửa dấy động mọi thành phần nhân dân. Những người đang bất mãn đời sống nhọc nhằn nghèo khó và căm ghét chính quyền. Giới trí thức và những nhà hoạt động Dân Chủ cùng tập thể thanh niên sinh viên nếu biết vận dụng quần chúng nhân dân thì các lực lượng công nhân, nông dân sẽ là nòng cốt đứng lên lật đổ bạo quyền.

Tiếp tay để tạo cuộc Cách Mạng Quần Chúng là các khối giáo dân Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo…Lực lượng sinh viên học sinh HS-TS-VN, các tổ chức Dân Oan và quảng đại quần chúng sẽ cùng tham gia. Tổ chức chính đảng Quốc Gia sẽ cùng sát cánh với các lực lượng nhân dân để tạo nên cuộc Cách Mạng Toàn Dân. Các chính đảng và tổ chức đấu tranh tại Hải Ngoại sẽ vận động Quốc Tế yểm trợ phong trào Dân Chủ của nhân dân Việt Nam, vận động Quốc Tế để cùng áp lực Trung Cộng không được can dự vào nội bộ Việt Nam giải cứu đàn em. Đồng bào Hải Ngoại sẽ sát cánh cùng Quốc Nội yểm trợ mọi phương tiện đấu tranh giải trừ quốc nạn Cộng Sản…

Xem ra cuộc Cách Mạng Toàn Dân của Việt Nam sẽ mang màu sắc tương tự một cuộc nổi dậy của nhân dân Romania chống chế độ độc tài Cộng Sản, lật đổ và xử tử hình nhà độc tài Nicolae Ceausescu. Rất khó cho Việt Nam có được cuộc cách mạng nhung như là một diễn biến hòa bình, hay một cuộc cách mạng màu do bởi sự ngoan cố và tham lam vô độ của đảng CSVN. Một cuộc Cách Mạng Toàn Dân có lẽ sẽ là giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ giang sơn gấm vóc do cha ông để lại. Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.

Quốc Phùng
Dec. 2010
Nguồn canhthep
Đọc thêm : uminhcoc

Saturday, December 18, 2010

Võ thuật Việt Nam


Hình Ảnh Lễ Cúng Tổ Tại Boston của Trung tâm
Huấn luyện Võ Cổ Truyền Bình định – Việt Nam
ngày 4 tháng 12 năm 2010







Nguồn nguoivietboston

Lá Cờ Vàng


Mẹ Tôi và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Mẹ tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30/04/1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, Mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá Cờ Quốc Gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai hoạ cho gia đình, huống chi là lá Cờ Quốc Gia, nên Mẹ tôi phải đốt đi ; nhưng những điều mà Mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi nói :
- « Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng ! ».

Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết “chiến dịch đổi tiền”, “chính sách lương thực, hộ khẩu”, đến “chính sách học tập cãi tạo đối với nguỵ quân, nguỵ quyền”, “chiến dịch đánh tư sản mại bản”, «chính sách kinh tế mới» … và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hoá, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm ! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến tận bùn đen.

Đầu tiên là «chiến dịch đổi tiền», họ phát cho mỗi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mỗi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai được. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu.

Kế đến là «chính sách hộ khẩu», tức là mỗi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mỗi người (mà họ gọi là «nhân khẩu») được 13 kg lương thực mỗi tháng.

Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố ; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm …

Như vậy là họ đã hình thành một cái chuồng gia-súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chỗ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc «các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà» như Việt cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.

Ba tôi rồi cũng đi tù «cãi tạo» như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, Mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn chãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không ? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho Mẹ tôi và những phụ nữ như Mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.

Từ một công chức cạo giấy Mẹ tôi trở thành “bà bán chợ trời” (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã “tiến lên” thành một « bà bán vé số, thuốc lá lẽ » đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có «chiến dịch làm sạch lòng, lề đường», công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như Mẹ tôi, thì phải đợi qua “chiến dịch” rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi Mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài, hỏi ra mới biết Mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.

Thời bấy giờ, do chính sách «bần cùng hoá nhân dân» của Việt cộng đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt Mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là Mẹ tôi cụt vốn ; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau Mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả !

Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ Mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công an hay chính trị viên …

Anh bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói :
- « Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn ».

Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng :
- « Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được ! ».

À, thì ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền ! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, Mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe :
- «Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt … Hắn mặc cái quần … làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sĩ nhục người ta làm chi nữa, con hí ? ».

Thì ra Mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá Cờ Quốc Gia và điều mà Mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách !

Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đoạ đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng « vẻ vang » và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.


Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, Mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau Mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể :
- « Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo Cờ Quốc Gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là Cờ Quốc Gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi ! ».

Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là Mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.

Thời gian trôi mãi không ngừng … Cuối cùng rồi Ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, Mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẽ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình ! ? « Mọi người sinh ra đều bình đẳng … và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc… » câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.

Một ngày khoảng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho Ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn “đến làm việc”. Gia đình tôi lo sợ là Ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, Ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông «sĩ quan học tập» về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tuỳ ý.

Rồi Ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu Ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi được Nhà Nước “nhân đạo” cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới ! Những ngày sau đó lại cũng là Mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ “Ra Trại” của Ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho “Dịch Vụ”… để làm thủ tục xuất cảnh.

Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm ! Tôi quay lại nhìn thấy Ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn Mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và Mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, Mẹ tôi mới nói :
- “Bây giờ mới tin là mình thoát rồi !”.

Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.

Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, Mẹ tôi nói :
- « Úi chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái Cờ Quốc Gia của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí? ».

Rồi Mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá Cờ Quốc Gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.

Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, Mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language) ; đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).

Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là « Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn » thì Mẹ tôi lại viết về lá Cờ Quốc Gia. Ý Mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng ; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt,và tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của Mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà Mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của Mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ : « interesting ! », « narrative», «I can’t believe it !” … . và cuối cùng bà cho một điểm “D” vì … lạc đề !

Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá Cờ Quốc Gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi:

- “Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết !”

Ý Mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng Cờ Quốc Gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.

Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở Mẹ tôi đi học ESL nữa nên Mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, Mẹ tôi nói :
- “Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hoà bình rồi thì mẹ mới về !”

Ý mẹ nói “hoà bình” nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.

Rồi Mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán Mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.

Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tuỳ thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước … Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.

Nguyễn Kiến
Nguồn :tredeponline