BẤT ỔN TẠI THỔ NHĨ KỲ
Tính đến ngày hôm nay, tình trạng bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ(Turkey) đã kéo dài đến ngày thứ năm. Cảnh sát đã thẳng tay đàn áp các người biểu tình tại Quảng Trường Taksim bằng vòi rồng, hơi cay và nghe nói họ dùng đến cả chất hóa học. Có hai người đã bị chết, 300 người bị thương và gần 1800 người đã bị cảnh sát bắt giữ. Nguyên nhân nào đã đưa đến tình trạng này?
Vào Thứ Sáu tuần trước, dân chúng Thổ đã tụ tập chiếm cứ Quảng Trường
Taksim Square nhằm để phản đối chính phủ một cách ôn hòa về việc nhà
cầm quyền đã cho lệnh phá hủy công viên đầy cây cối xanh tươi Gezi để
mở đường cho một cuộc xây dựng khu thương xá buôn bán (mall). Thị
Trưởng Istanbul làm chủ một hệ thống buôn bán lẻ và người được ký giao
kèo để xây khu thương xá mới lại là người con rể của đương kim Thủ
Tướng Recep Tayyip Erdogan. Công viên Gezi Park nằm trong số vài nơi
xanh tươi công cộng còn sót lại tại Istanbul.
Cảnh sát được
lệnh đàn áp dã man dân chúng biểu tình.
Thế là sự phản đối của quần chúng đã lan rộng ra 67 thành phố tại Thổ.
Vấn đề bây giờ không chỉ giới hạn vào việc chính quyền muốn phá hủy
công viên Gezi và để thay vào đó một khu thương xá nữa, mà nó chuyển
hướng sang mục tiêu chống chính sách độc tài của ông Thủ Tướng. Nói
cách khác, những gì ông Thủ Tướng nói, chủ trương và hành động được
dân chúng đem ra soi rọi, phê bình và chống đối; từ việc ủng hộ phiến
quân Syria chống lại nhà độc tài Bashir Assad cho đến đạo luật mà ông
ấy yểm trợ với mục đích ngăn cấm việc uống rượu và hút thuốc lá, hạn
chế tự do của dân chúng, tiếp đến luật phá thai với việc kêu gọi phụ
nữ có ba con và trở lại truyền thống ăn mặc và mộ đạo của phụ nữ Thổ
Nhĩ Kỳ, và đặc biệt nhất là việc dân chúng cho rằng chính phủ của Thủ
Tướng Erdogan kiêu ngạo, không thèm đối thoại và lắng nghe ý kiến của
quần chúng.
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước tọa lạc ở giữa hai lục địa Âu và Á, trở thành
một vị trí chiến lược quan trọng. Được vây quanh bởi Địa Trung Hải,
Hắc Hải, Biển Aegean và tám quốc gia; Bulgaria, Hy Lạp, Georgia,
Armenia, Iran, Azerbaijani, Iraq và Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ bao trùm một diện tích khoảng 784.000 cây số vuông (302.000
dậm vuông) với một dân số gần 76 triệu người. Thủ đô là Ankara với hơn 4 triệu người.. Istanbul,với dân số gần 14 triệu người dinh thự và đền đài hoàng gia vẫn còn nằm trên các đồi của Istanbul rõ mồn một nhắc nhở người ta về cái vai trò chính của nó hồi trước . 71 phần trăm dân chúng sống tại đô thị.
Về chủng tộc, 75 phần trăm là người Thổ, 18 phần trăm là người Kurd,
phần còn lại gồm các chủng tộc khác.
Về phương diện hành chánh, Thổ
được chia ra 81 tỉnh, 7 vùng và 923 quận.
Đứng đầu là Tổng Thống được bầu với nhiệm kỳ năm năm. Tổng Thống hiện thời là Abdullah Gul được bầu bởi QH ngày 28/8/2007.Quyền hành pháp nằm trong tay tổng thống, thủ tướng và Hội Đồng Bộ. rưởng.......Thủ Tướng được chỉ định bởi Tổng Thống và chấp thuận bằng lá phiếu tín nhiệm của QH. Thủ Tướng do Tổng Thống chọn, được Quốc Hội bầu với số
phiếu tín nhiệm. Hiện nay là ông Recep Tayyip Erdogan. Ông này đã cầm
quyền được 10 năm, kể từ 2002, được bầu lại vào năm 2007 và lần sau
cùng là 2011 với tỉ lệ 49 phần trăm. Hai ông Tổng Thống và Thủ Tướng
sẽ trở thành đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Hai ông này
có quan điểm khác biệt về vụ biểu tình của dân chúng kỳ này.
Ông Tổng
Thống ủng hộ, còn ông Thủ Tướng gọi người biểu tình là quân khủng bố,
cực đoan và phá hoại. Ngoài ra, Tổng Thống biểu lộ sự cởi mở trong khi
Thủ Tướng lại bảo thủ.
Về đảng chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ có vài đảng vượt trội.
Đảng Công Lý và
Phát Triển (AKP Justice & Development Party) là đảng đang cầm quyền,
đạt được 341 ghế tại Quốc Hội, Đảng Cộng Hòa Nhân Dân (CHP Republican
People Party),
Đảng Phong Trào Quốc Gia (MHP Nationalist Movement
Party), Đảng Độc Lập (Independents) thường là có liên hệ với Đảng Xã
Hội Dân Chủ (Democratic Society Party), tức là thành phần tả phái thân
với người Kurd.
Vì sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình, chính phủ đã phải lên
tiếng nhìn nhận sai lầm của chính quyền nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của
dân chúng. Phó Thủ Tướng Bulent Arinc hôm nay đã nói về việc sử dụng
biện pháp mạnh của cảnh sát:"Thật là sai lầm, bất công về việc bạo lực
đã được sử dụng để chống lại những người hành động dựa trên sự nhạy
cảm đối với môi trường vào lúc đầu - Tôi xin lỗi các công dân ấy." (It
is wrong, unjust that excessive violence was used against those that
acted upon their envionmental sensitivities in the initial event - I
apologized to those citizens)
Thủ Tướng Thổ Erdogan là người ủng hộ phiến quân Syria chống lại chính
phủ của nước ấy. Thế nhưng phần lớn dân chúng Thổ lại không đồng ý
kiến với ông là vì họ không có cảm tình với cái đám quân phản loạn và
có lúc dã man này. Oái ăm thay, trong nội bộ đảng cầm quyền của ông
thủ tướng là đảng AKP có đến 32 phần trăm đảng viên cũng đã bác bỏ lập
trường này của ông thủ tướng.
Về đạo luật cấm uống rượu do chính phủ ban hành, phản ứng của quần
chúng là, có gần 61 phần trăm cho đó là hành động can thiệp vào đời
tư. Khoảng 35 phần trăm dân số uống rượu. Căn cứ vào cuộc thăm dò dư
luận hôm Chủ Nhật 2/6/13 của Yalcin Dogan đăng trên Huriyet Online: Để
trả lời cho câu hỏi, thế việc tiêu thụ rượu có tạo ra nguy hiểm nào
cho quí vị hay không, có đến 92 phần trăm số người đã trả lời "không"
trong khi chỉ có 7 phần trăm trả lời "có". Ông Thủ Tướng giải thích
luật này có mục đích bảo vệ sức khỏe dân chúng chứ không phải là bảo
vệ tôn giáo.
Việc ông Thủ Tướng muốn hạn chế sự sinh đẻ của phụ nữ, giới hạn quyền
của giới này và muốn kéo họ trở lại truyền thống ăn mặc và mộ đạo lỗi
thời đã bị các phụ nữ của thời hiện đại chống đối. Họ bảo là người nào
muốn tiếp tục đeo khăn choàng đầu là quyền tự do của người ấy, tuy
nhiên họ là những người làm kinh doanh và họ muốn mặc tây phục, không
đeo khăn choàng cũng là cái quyền tự do của họ và vì thế cần phải được
tôn trọng.
Các cuộc biểu tình này chứng tỏ thành phần trung lưu từng ủng hộ mạnh
mẽ ông thủ tướng trong thời gian trước đây đang từ từ sút giảm. Dựa
vào tình trạng này, chính phủ Syria đã nói móc ông Erdogan là, ông
từng nhắc nhở nhà lãnh đạo Syria phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng
của dân chúng nước ấy, mau rút lui tránh đổ máu, thì bây giờ cũng là
lúc ông nên làm theo sự kêu gọi của dân chúng Thổ đi là vừa!
Hình ảnh cảnh sát Thổ đàn áp người biểu tình dã man, và có vài nạn
nhân đã chết. Có những hình ảnh cho thấy nạn nhân bị xịt hơi cay hóa
học ngoài đường phố lại là các phụ nữ mỹ miều trong bộ áo đầm đẹp đẽ
đầy mầu sắc khiến cho dư luận các nước nhìn vào thấy rằng lời nói của
Thủ Tướng Erdogan cho rằng đám biểu tình là những tên cực đoan khủng
bố là không đúng. Vì việc này mà Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu và LHQ đã
bày tỏ sự quan tâm của họ về việc chính phủ Thổ đã dùng võ lực để đối
phó với những người biểu tình ôn hoà. Ngoài ra, tổ chức nhân quyền
quốc tế của LHQ tại Geneve, Thụy Sĩ, đã kêu gọi mở cuộc điều tra về
việc chính phủ Thổ đã trắng trợn vi phạm nhân quyền.
Dân chúng Thổ tham gia biều tình chống chính phủ là vì họ chống độc
tài và muốn tranh đấu bảo vệ cho dân chủ và tự do.
Một nữ sinh viên đã nói cô muốn có một tương lai tại nước cô, một sự
nghiệp, một sự tư do sống cuộc đời của cô. Nhưng tất cả những thứ này
đang bị đe dọa. Cô muốn ông Erdogan cần hiểu điều đó. Có sinh viên
khác nói rằng, tham gia cuộc biểu tình làm cho họ hồi hộp và gặp nguy
hiểm, thế nhưng không có gì nguy hiểm hơn cái việc mất đi Cộng Hòa Thổ
Nhĩ Kỳ, các tự do và tinh thần đi đôi với cộng hòa.
Ông Thủ Tướng, một người mộ đạo, ngược lại, từ chối là ông có các tham
vọng Hồi giáo dành cho nước ông. Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng ông
đang lừa phỉnh dân chúng hướng về tôn giáo, trong khi việc làm của ông
là có ích lợi thực tế cho quần chúng.
Quần chúng bực mình cho rằng nếu chính phủ chịu lắng nghe nguyện vọng
của nhân dân vào lúc đầu thì tình hình đã không trở nên nặng nề như
hiện nay.
Trong thời gian gần đây dân chúng thấy rõ các nhà lãnh đạo nhiều nước
có khuynh hướng bấu víu vào quyền lực, không chịu nhả ra, nhường lại
chức vụ cho người khác, mặc dù họ đã nắm quyền khá lâu. Còn một số mới
lên, thời gian chưa được bao lâu, đã manh nha thu tóm quyền lực, tập
trung, củng cố quyền hành, ló cái mòi độc tài ra, chẳng hạn như Tổng
Thống Morsi của Ai Cập bây giờ, khiến dân chúng lại nổi lên chống đối.
Dân chúng đổ xương máu, hy sinh mạng sống, lật đổ độc tài để rồi nếu
không khéo, sẽ dẫn đến tình trạng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Nhưng nếu
thực sự quân chúng thực tâm tranh đấu cho dân chủ tự do và sẵn sàng hy
sinh, kể cả mạng sống, thì họ sẽ tiếp tục đi tiếp để đạt cho được mục
tiêu tối hậu. Và cuối cùng, các lãnh tụ độc tài hay chế độ phản dân
chủ cũng phải nhường bước hoặc tiêu vong. Kỳ này sự việc xảy ra lúc
đầu xem giản dị nhưng với đà này tiếp tục kéo dài không khéo nó sẽ làm
cho chính phủ của Thủ Tướng Erdogan lật nhào.
"Nền cộng hòa là một hình thức duy nhất của chính phủ mà không bao giờ
có chiến tranh công khai hay bí mật với các quyền của nhân loại."
(The republican is the only form of government which is not eternally
at open or secret war with the rights of mankind. -Thomas Jefferson)
"Nếu bạn muốn có an ninh hoàn toàn, hãy vào tù. Ở đó bạn sẽ được ăn,
được mặc, được săn sóc y tế, v.v...Chỉ có một thứ duy nhất bị
thiếu...là tự do."
(If you want total security, go to prison. There you're fed, clothed,
given medical care and so on. The only thing lacking...is freedom. -
Dwight D. Eisenhower)
Nguyễn Văn Huy
4 June 2013