Sunday, May 31, 2015

Ngô Nhân Dụng

Tại sao Trung Cộng dại dột?


Vụ phi cơ thám thính P8-A Poseidon của Mỹ bay qua các hòn đảo Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm của nước ta khiến nhiều người đặt câu hỏi: Khi lập các “đảo nhân tạo” để xây dựng căn cứ quân sự, hải đăng, và phi trường, Cộng Sản Trung Quốc khôn hay dại?

Từ năm 2002 Trung Cộng đã thỏa thuận với các nước Ðông Nam Á là không thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo tranh chấp. Ðắp các đảo nhân tạo không những làm trái thỏa thuận này mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Cộng được lợi gì khi thay đổi nguyên trạng?

Về mặt quân sự, mấy phi trường và căn cứ mới chỉ có chút giá trị nếu Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam. Nhưng tất cả đều là những căn cứ cố định, phơi bày giữa biển chứ không giống những đoàn quân chui rúc trong rừng; cho nên có thể bị hỏa tiễn Mỹ xóa tan ngay trong một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng với Philippines hay Nhật Bản, là những nước được hiệp ước an ninh với Mỹ bảo vệ.

Về mặt kinh tế, Trung Cộng không cần phải có các căn cứ quân sự mới làm gì. Ðường tiếp tế dầu khí và nguyên liệu cho kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ bị de dọa bằng vũ lực; mà nếu bị đe dọa thì các căn cứ mới cũng không không ngăn cản được ai. Từ mấy chục năm nay Trung Cộng vẫn muốn chiếm các mỏ dầu khí trong vùng; các nước khác vẫn phản đối; tình trạng giằng co này sẽ còn kéo dài trong mấy chục năm nữa. Thế cân bằng quân sự của Trung Cộng không mạnh hơn nhờ mấy phi trường mới vội vàng xây lên và sức mạnh pháp lý cũng vậy. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, Dương Vũ Quân, mới nói rằng họ lập các căn cứ mới trên đảo để giúp cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và cứu nạn trên biển. Không ai tin rằng họ chỉ nghĩ đến việc phước thiện như vậy.

Cho nên, Trung Cộng không được lợi gì khi hấp tấp xây dựng các căn cứ mới trên các hải đảo của nước ta, như đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập. Ngược lại, họ tự gây ra nhiều điều bất lợi.

Tạo cơ hội cho phi cơ thám thính Mỹ biểu diễn bay qua các phi trường mới xây là một bất lợi. Khi Trung Cộng bắn các tàu đánh cá người Việt Nam, hay khi đem giàn khoan tới cắm trong hải phận nước ta, chính quyền Mỹ không làm gì để phản đối cả. Ðáng lẽ Bắc Kinh nên tiếp tục khuyến khích chính quyền Mỹ cứ đứng xa mà nhìn như vậy. Một tay cường hào đang lén lút chiếm đất của hàng xóm thì tốt nhất không nên để cho cả làng, cả nước chú ý đến việc mình làm. Gây sự khiến có người lên tiếng cảnh cáo, là dại. Trâng tráo nói các hòn đảo mới chiếm là của mình, rồi bị bác bỏ, càng dại nữa. Người nào đã nói lời bác bỏ đó, họ sẽ không thể ngoảnh mặt làm ngơ nếu tên cường hào ăn hiếp lối xóm hung bạo hơn. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Bành Quang Khiêm, giáo sư Học Viện Quân Sự, đả kích Mỹ “từ ngàn dặm bay tới trước cổng nhà, khiến Trung Quốc bắt buộc phải tự vệ!” Nhưng cả thế giới không ai tin luận điệu vừa ăn cướp vừa la làng đó

Mối bất lợi thứ hai là Trung Cộng đã khiến các nước trong vùng bị đặt trong tình trạng báo động. Họ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Australia. Càng có nhu cầu được cái dù quân sự Mỹ che chở. Sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới, những cuộc tập trận chung được tổ chức nhiều hơn, nhiều mặt hoạt động rộng hơn, so với trước năm 2014. Mỹ chính thức mời Nhật cùng bảo vệ vùng biển Ðông Nam Á. Phi cơ P-3C của không lực Nhật Bản đã bay tới Ðà Nẵng lần thứ hai, sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới.

Tóm lại, trong việc Trung Cộng xây thêm căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, lợi bất cập hại. Có phải giới lãnh đạo Bắc Kinh đã hành động dại dột hay không?
Phải giả thiết rằng họ không dại dột. Họ đầy đủ thông tin và đủ trí thông minh, nếu không hơn thì cũng không kém gì chúng ta. Họ phải biết những hành động gây sự mới này chẳng được lợi bao nhiêu trong khi gây nhiều hậu quả bất lợi.

Cho nên chỉ có thể giải thích những hành động “dại dột” của Trung Cộng nếu công nhận họ có những mục tiêu đặc biệt mà người ngoài không thấy

Việc xây dựng các căn cứ quân vừa qua của Trung Cộng có thể nhắm một mục tiêu nhỏ hơn các suy nghĩ của mọi người. Họ chỉ nhắm vào một nước Việt Nam. Họ chấp nhận những phản ứng bất lợi từ nước Mỹ và Philippines, Nhật Bản, trong một thời gian ngắn. Sau khi mục tiêu nhắm riêng vào Việt Nam đã đạt được, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ tỏ thái độ hòa hoãn, gây thiện cảm với các nước này bằng cách khác, để xóa bỏ những phản ứng xấu họ mới gây ra. Bắc Kinh chỉ cần ngưng các lời lẽ hiếu chiến đối với Tokyo và Manilla trong nửa năm thì cả chính quyền Mỹ cũng được thoa dịu, coi như Trung Cộng đã lùi bước.

Nhưng riêng với Việt Nam thì khác. Trung Cộng đã củng cố những hòn đảo chiếm được của nước ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Họ muốn tình trạng đó càng ngày càng được phơi bày trước thế giới một cách rõ ràng, cụ thể, hiển nhiên hơn. Họ muốn đặt dân tộc Việt Nam trước một “sự đã rồi” rõ ràng, chặt chẽ, hơn, khó tháo gỡ hơn. Trung Cộng sẽ phân trần với cả thế giới rằng họ không có ý khiêu khích Mỹ hay Nhật, không muốn “thay đổi nguyên trạng” trong cả vùng Ðông Nam Á,” liên can đến các nước khác. Họ sẽ chứng tỏ với mọi người rằng họ chỉ muốn “củng cố nguyên trạng” tại các hòn đảo đã cướp được của Việt Nam, trong viễn tượng một tương lai lâu dài và không thể đảo ngược lại

Ðể biện minh cho hành động này, Trung Cộng chỉ cần trưng ra một lần nữa những thứ như bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958, các sách giáo khoa và bản đồ do Cộng Sản Việt Nam ấn hành từng công nhận các quần đảo trên thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Khi Ðảng Cộng Sản Việt Nam không dám có một hành động nào mạnh hơn những lời phản đối chiếu lệ như trước đây, thì tình trạng “ván đã đóng thuyền” càng ngày càng khó đảo ngược. Nước Việt Nam sẽ tiếp tục bị cô lập. Các nước khác sẽ không có lý do nào, và cũng chẳng có quyền lợi nào, để phản đối mối quan hệ bang giao giữa Trung Cộng với Việt Nam, trong khi hai Ðảng Cộng Sản vẫn song ca bài Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng. Cuối cùng, việc xây dựng các căn cứ và phi trường mới chỉ xác nhận cụ thể hành động bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa của Ðảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.

Tiến trình chứng tỏ “ván đã đóng thuyền” này đã được tiến hành từ năm 1974 đến nay. Câu hỏi còn lại là tại sao giới lãnh đạo Bắc Kinh lại thực hiện các công trình mới một cách gấp rút trong thời gian chưa đầy một năm qua? Tại sao họ không tiếp tục đi từng bước nhỏ như trong bốn chục năm vẫn làm, qua những việc thành lập quận Tam Sa; việc đánh, giết các ngư dân người Việt; đưa giàn khoan lớn vào hải phận Việt Nam; hoặc lâu lâu ban hành các lệnh cấm tàu đánh cá Việt Nam hoạt động?

Chỉ có một lý do, là Bắc Kinh lo ngại Việt Nam sẽ thay đổi; và thay đổi nhanh chóng trước khi họ hoàn tất các biện pháp củng cố cần thiết. Xây dựng các căn cứ quân sự mới là một việc cụ thể, cần thiết để xác nhận chủ quyền của Trung Cộng.

Nhưng Trung Cộng có lo ngại chính Việt Cộng sẽ thay đổi hay không? Ðiều này khó xảy ra. Ðạo quân tình báo Trung Cộng vẫn nắm chắc Ðảng Cộng Sản Việt Nam trong tay. Giới lãnh đạo Việt Cộng vẫn tiếp tục để cho Trung Cộng thao túng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, không một cá nhân nào trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng đủ sức thay đổi.

Cho nên, mối lo thực của Trung Cộng là cả chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tan rã và sụp đổ trước khi Trung Cộng củng cố vững chắc việc mua đứt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tình báo của Bắc Kinh cũng biết chế độ Cộng Sản Việt Nam đang mong manh. Bất cứ một chính quyền mới nào ở Việt Nam mà không thuộc Ðảng Cộng Sản cũng có thể thay đổi quan điểm đối ngoại. Ðặc biệt là trong mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, một chính quyền không Cộng Sản có thể xóa bỏ trên danh nghĩa tất cả các cam kết đối với Trung Cộng, trong đó có lá thư của Phạm Văn Ðồng. Khi đó, tất cả công trình của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa thực hiện ở Biển Ðông sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác.

Tóm lại, Trung Cộng không dại dột. Họ chỉ lo xa, tính kỹ, “tiên hạ thủ vi cường” khi lo dân Việt Nam có thể thay đổi cuộc cờ, không biết lúc nào!


Ngô Nhân Dụng

Saturday, May 30, 2015

Thuốc lá

bienho thuocla 11
Tranh cổ động cho Ngày Thế giới Không hút Thuốc lá 31 tháng Năm


Cuộc Thánh chiến chống hút thuốc lá ở thời đại này vẫn tiếp diễn.

Bất chấp những tội đồ ngoan cố như tôi, không phải chỉ riêng hôm nay, 31 tháng Năm, mà toàn bộ những ngày còn lại trong năm sẽ là Ngày Thế giới Không hút Thuốc lá. Chúng tôi không có lựa chọn với ngày tháng. Chúng tôi những công dân hạng hai đã từ lâu không còn lựa chọn. Khi đi tầu hay ngồi máy bay, khi ăn tiệm hay mua sắm, khi trực công sở hay họp hành, khi nghe hòa nhạc hay ngắm tranh, khi dạo công viên hay tắm biển, khi nhảy nhót hay đàn đúm câu lạc bộ, khi đón con ở trường hay đưa cha mẹ vào bệnh viện, khi cầu nguyện hay thăm mộ... mọi chỗ đều loại trừ chúng tôi, và thậm chí trên ban-công nhà mình, trong chính bốn bức tường riêng tư nhất của mình, chúng tôi cũng nghiễm nhiên bị đào thải. Chuyện nghe như tiếu lâm, nhưng không có gì nghiêm túc hơn: lệnh cấm hút thuốc lá có hiệu lực trong cả các quán shisha khói mù ở Đức! Và nhà sản xuất Camel, tập đoàn Reynolds American, chiếm một phần ba thị trường thuốc lá Hoa Kỳ,cũng treo lệnh cấm hút thuốc tại chính các văn phòng của mình! Không ai cười, vì đã cuồng tín thì không hài hước.


Những kẻ cuồng tín tuổi thọ đã xây vững chắc một nền độc tài không khói, nơi thiểu số chống đối chết với lời nguyền rủa trên bia mộ: đáng đời một phần tử ngu xuẩn. Tôi không thể quên ông bác sĩ khoa hô hấp đã nhìn tôi đầy thương hại: "Bà Phạm, chắc bà biết là những người thông minh thì không hút thuốc." Một chân lý tuyệt đối. Một lập luận chắc nịch. Không nền độc tài nào xây trên những chân lý tương đối và những lập luận ngả nghiêng. Tôi đã nhả khói gần 40 năm. IQ của tôi thấp hơn của người thiểu năng trí tuệ.  
bienho thuocla 11
Bìa album Abbey Road, điếu thuốc trên tay Paul McCartney đã bị tẩy
bienho thuocla 11
Yoko Ono và John Lennon trong phỏng vấn trên giường
Chúng tôi đã chứng kiến điếu thuốc ở tay phải của Paul McCartney trên hình bìa của album Abbey Road lừng lẫy biến mất. Trong cảnh phỏng vấn trên giường huyền thoại, rồi trên tay John Lennon sẽ là một củ cà rốt sạch, phù hợp với cảnh giường chiếu và áo quần trắng tinh. Đã và sẽ bị thủ tiêu là cái vũ khí hành hung sức khỏe tối nguy hiểm ấy ở hình ảnh phổ biến của các thủ phạm nghiêm trọng khác: Albert Einstein, Sigmund Freud, Hannah Arendt, Salvatore Dalí, Susan Sontag, Thomas Mann, Václav Havel, Jean-Paul Sartre, Coco Chanel, Marlene Dietrich, Marlon Brando, Jack Nilcoson… và 100% các ca sĩ nổi tiếng. Bạn có thể hình dung Janis Joplin hát nhạc nicotine-free?

Những tín đồ đầy thiện tâm của cái tôn giáo hiện đại, nảy sinh từ phương Tây - hay nói chính xác hơn: từ nước Mỹ - mang tên Sùng bái Sức khỏe này sẽ nhiệt thành giúp Humphrey Bogart trong Casablanca ra khỏi tình trạng ám khói kinh niên, để chàng lột xác thành Nicolas Cage, mặt mũi lúc nào cũng đầy nỗ lực, và tôi sẽ nghe câu kết ai cũng thuộc lòng trong phim thành "I think this is the beginning of a disaster". Bộ phim Smoke mà Paul Auster viết kịch bản sẽ bị Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa vào danh mục các phương tiện truyền nhiễm nguy hiểm. Bức tranh Người đàn ông hút thuốc lá của Picasso thì dễ xử lí hơn, đổi tên thành Người đàn ông phun kẹo cao su cũng không khiến người xem ngơ ngác và không làm nó mất giá trị đầu tư trên thị trường nghệ thuật hiện thời. Đằng nào thì Trung Quốc cũng sẽ mua tất cả các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của phương Tây, sau khi mua châu Phi và mấy nước Đông Âu lặt vặt. Nhưng Người đàn ông hút tẩu của Paul Cézanne sẽ trở thành Người đàn ông không tẩu sau khi tẩu bị thanh trừng. Còn bức chân dung tự họa của Van Gogh với một bên tai quấn băng và chiếc tẩu ngậm miệng cùng những vòng khói vĩ đại thì sao? Chiếc tẩu sẽ được thay bằng một gọng kính Ray-Ban và khói sẽ nhường chỗ cho những đám mây không ô nhiễm. Đó sẽ là thế giới của nền độc tài của sức khỏe. Tôi không cường điệu. Mà nếu có thì chỉ là để tiến nhanh hơn về phía sự thật. Đó là tôi còn chưa nhắc đến bộ quần áo dạ tiệc nổi tiếng với tên Smoking sẽ bị cải tên thành No Smoking.

Vì sao chúng tôi ngoan cố?

Tất nhiên chúng tôi có thể viện ra rằng Hitler, Mussolini và dường như cả Nhật hoàng Hirohito đều không hút thuốc, trong khi các nguyên thủ phe Đồng minh quang vinh, Churchill, Roosevelt và Stalin đều là những ống khói khổng lồ. Nhưng người tử tế thì không dùng đến những lập luận chí mạng kiểu đó. Nếu cần thì chúng tôi sẽ sử dụng cuốn sách The Nazi War on Cancer của Robert N. Proctor, giáo sư Stanford. Tác phẩm này nói về một cuộc chiến chớp nhoáng (Blitzkrieg) khác, cuộc chiến mà nhà nước Quốc xã tiến hành để thanh tẩy mọi độc hại khỏi thân thể, tâm hồn và trí óc của dân tộc Đức thượng đẳng, trong đó thuốc lá đóng một vai trò nổi bật cạnh những chất độc hại khác như Do Thái, nhạc jazz, cộng sản, đồng tính luyến ái… Nó thực sự đáng là cẩm nang trích dẫn để vô hiệu hóa ngay tức khắc mọi tham vọng tẩy trùng thế giới từ bất kì khuynh hướng, mầu sắc nào. Nhân tiện nói luôn, Hitler hút mỗi ngày hai bao, trước khi quẳng mẩu đầu thuốc lá cuối cùng xuống dòng Danube và bắt tay vào công cuộc hồi sinh dân tộc Đức. Sự nghiện ngập lúc trước chỉ làm vàng các đầu ngón tay ông ta. Sự cuồng tín thay thế nó đã kéo cả thế giới vào một cơn lốc nâu thảm khốc.
bienho thuocla 11
Charles Everett Koop
bienho thuocla 11
Winston Churchill
Chúng tôi cũng không dễ bị những ấn tượng bề ngoài chi phối, mặc dù tôi buộc phải nói rằng, hình thức chính là nội dung. Nội dung nào toát lên từ một gương mặt như của Charles Everett Koop, vị quốc y khét tiếng của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ, thành viên Giáo hội Trưởng lão, người đã tuyên bố liên minh giữa khoa học và Thượng đế và là đầu tầu trong việc biến quốc gia này thành lãnh thổ tự do cho khói súng nhưng cấm khói thuốc lớn nhất hoàn cầu? Hoa Kỳ, với 2,2 triệu tù nhân, tức gần một phần tư tổng số tù nhân toàn thế giới, trong đó có trên 3000 tử tù, đương nhiên từ chối ước nguyện cuối cùng của một tử tù trước giờ hành hình, nếu đó là một điếu thuốc lá. Và nội dung nào toát lên từ một gương mặt như của Winston Churchill, người nổi tiếng với hai câu nói bất hủ, một về nền dân chủ và một về việc hút thuốc: "Tôi đọc báo, thấy nói là hút thuốc có hại cho sức khỏe, nên tôi đã bỏ. Bỏ đọc báo."? Tôi chọn Churchill. Nhân tiện nói luôn, ông thọ 91 tuổi.

Một thuở, tôi đã viết để hút. Phần thưởng cho mỗi trang viết tay cuốn Thiên sứ là một điếu thuốc. Một điếu là cả một tài sản. Chưa bao giờ tôi thấy văn chương có ý nghĩa hơn. Càng về cuối, chữ càng to ra và tôi càng chăm xuống dòng, có trang toàn những lời thoại nôn nóng chờ một liều nicotine mới. Bây giờ tôi hút để viết. Mỗi điếu nhả ra được một câu là mừng. Song đó là chuyện phụ. Tôi vẫn hút thuốc, vì xác tín chính trị. Vì ác cảm tột độ với mọi hình thức độc tài và mọi thể chế cuồng tín. Khoan dung là nhựa sống của một nền dân chủ. Tôn trọng lựa chọn cá nhân là cốt tủy của một xã hội tự do. Thế quyền thay thần quyền là nguyên tắc của những nền văn minh hiện đại. Cả ba cột trụ đó đang lung lay bởi cuộc Thánh chiến phũ phàng chống những người hút thuốc. Tôi chấp nhận đứng nhả khói cô đơn trong chiếc cũi ngoài trời tuyết, không phải để nhân loại này sì sụp vái lạy thêm một Thượng đế nữa của tôn giáo Sùng bái Sức khỏe, với thánh đường là các fitness club và đội quân săn lùng những người phổi đen để gắp lên giàn thiêu.

Vâng, tôi sẽ yểu thọ hơn quý vị bảy năm, theo thống kê. Thì sao? Ai có thể nói rằng bảy năm cuối cùng với mắt mờ chân run và sự phế thải xã hội của mình là đỉnh cao cống hiến cho chính bản thân, chứ chưa nói cho gia đình hay nhân loại? Tôi vẫn hút thuốc, để khẳng định rằng chỗ thích đáng cho lời cảnh báo giết chóc không phải là trên vỏ bao thuốc mà trên vỏ hộp đạn. Rằng sự tồn tại bao la của mỗi chúng ta không thể bị giản ước vào hai chữ sức khỏe. Rằng ý nghĩa sâu xa của sự sống chẳng liên quan gì đến tổng số năm tháng dằng dặc trong một cuộc đời vô vị kiêng khem. Nói như Mark Twain, bỏ thuốc là việc quá thường, tôi đã nhiều lần bỏ. Không bỏ mới là một lựa chọn gian nan.

Phạm Thị Hoài -
31/5/2015

Biển Đông

Tiết lộ quy mô xây dựng ‘choáng váng’ của TQ


Mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2

Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A. Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”.
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Tướng Guillermo A. Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines. Ảnh: Hoàng Hường
Tướng Guillermo A. Molina cho biết, cập nhật mới nhất trong trong tháng 5/2015 của Bộ Quốc phòng Philippines cho thấy TQ đang gấp rút xây dựng nhiều công trình tại các hòn đảo tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua những tấm ảnh mới chụp trong tháng 5 của Bộ Quốc phòng Philippines, có thể thấy các hòn đảo đã bị  TQ “làm nở” gần 20 lần so với diện tích ban đầu, chỉ trong khoảng 3 năm. 
Cụ thể đảo Subi thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) có diện tích ban đầu là khoảng 1000m2, nay TQ đang khoanh vùng xây dựng với diện tích 76ha (760.000m2), gấp 760 lần diện tích ban đầu, bao gồm hạ tầng cảng biển. Đảo Mabini (Johnson, Gạc Ma)* cũng có diện tích xây dựng năm 2012 khoảng 4.128m2, nay TQ đã xây dựng lên 10.9ha (109.000m2), bao gồm 4.128m2 mặt sàn và 6 công trình khác nhau với một khu vực cảng có thể cho tàu có chiều dài 130m đỗ. 
Đá Calderon (Cuarteron, Châu Viên) phần TQ mới xây dựng là 24.6ha (246.000m2) trên diện tích 4,128m2,  bao gồm một cảng và một sân bay trực thăng. Đá Gaven (Ga Ven) có diện tích 4128m2 vào thời điểm 2012, nay TQ đã xây trên diện tích 13.5ha (135.000m2), gồm một cảng biển kiên cố. Đá Kagitingan (Flery Cross, Chữ Thập) có diện tích ban đầu là 1.000m2, nay TQ xây thêm 10ha (100.000m2) gồm tổ hợp sân bay, cảng biển dài 3000m. Đá Kennan (Chigua) có diện tích xây dựng năm 2012 là 4,128m2, nay là 7,2ha (72.000m2). Đá Panganiban (Mischief, Vành Khăn) từ diện tích xấp xỉ 1.000m2, giờ TQ đã cải tạo lên 27ha (270.000m2).
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đảo Mabini (Johnson, Gạc Ma) có diện tích xây dựng năm 2012 khoảng 4.128m2, nay TQ đã xây dựng lên 10.9ha. Ảnh chụp ngày 9/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đá Calderon (Cuarteron, Châu Viên) phần TQ mới xây dựng là 24.6ha (246.000m2) trên diện tích 4,128m2 ban đầu. Ảnh chụp ngày 7/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đá Gaven (Ga Ven) có diện tích 4.128m2 vào thời điểm 2012, nay TQ đã xây trên diện tích 13.5ha. Ảnh chụp ngày 9/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
Các hoạt động cải tạo, xây dựng của Trung Quốc đang được tiến hành ở tất cả 7 quần thể mà nước này chiếm lĩnh. Những thực thể này hoàn toàn chìm trong nước và không có sự sinh sống của con người”, tướng Guillermo A. Molina nói. Tướng Guillermo A Molina giải thích đây là một phần trong chiến lược và phương pháp tiếp cận quang phổ (Full-Spectrum), được hiểu là một chiến lược toàn diện, sâu rộng của Trung Quốc nhằm mục đích kiểm soát Biển Đông.
Trong lĩnh vực thông tin, Trung Quốc luôn thể hiện Biển Đông là lợi ích cốt lõi của mình và theo đuổi các mục tiêu chiến lược, như việc tuyên bố với thế giới vào năm 2012 về “thành phố Tam Sa”, với mục đích thực hiện quản lý trên toàn bộ Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh quyền sở hữu chính trị. Kể từ năm 1991, sau khi các căn cứ của Mỹ ở Philippines đóng cửa, Trung Quốc ngày càng được đà theo đuổi chiến lược tiếp cận toàn diện DIME (Diplomatic, Informational, Military, Economic/Ngoại giao, Thông tin, Quân sự, Kinh tế) để đạt được nền tảng vững chắc của họ trong khu vực Biển Đông”, tướng Guillermo A. Molina nói. 
Trung Quốc tích cực tuyên truyền để hỗ trợ, biện minh cho yêu sách ‘đường chín đoạn’ và các dự án xây dựng trên Biển Đông; đồng thời nước này cũng tận dụng nhiều phương tiện truyền thông như báo chí hay mạng xã hội đề tuyên truyền về chủ trương của họ trên Biển Đông. Đáng chú ý nhất là thông điệp của họ luôn là: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác đều nhỏ”, tướng Guillermo A. Molina giải thích lý do ‘bành trướng’ Biển Đông của Trung Quốc. 
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đá Kagitingan (Flery Cross, Chữ Thập) có diện tích ban đầu là 1.000m2, nay TQ xây thêm 10ha. Ảnh chụp ngày 7/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đá Kennan (Chigua) có diện tích xây dựng năm 2012 là 4,128m2, nay là 7,2ha. Ảnh chụp ngày 5/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đảo Zamora (Subi) có diện tích ban đầu là khoảng 1000m2, nay TQ đang khoanh vùng xây dựng với diện tích 76ha. Ảnh chụp ngày 6/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
Philippines, Trung Quốc, đảo nhân tạo, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa
Đá Panganiban (Mischief, Vành Khăn) từ diện tích xấp xỉ 1.000m2, giờ TQ đã cải tạo lên 27ha. Ảnh chụp ngày 5/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.

Chúng tôi thật sự lo ngại
 
Vào thời điểm này, thậm chí tôi có thể dùng điện thoại Iphone cũng chụp được tất cả các tàu của Trung Quốc qua lại phục vụ công việc xây dựng, rõ ràng từng tên, hướng đi hay hàng hoá của các con tàu, tầu hết tàu đó của Trung Quốc, chở vật liệu xây dựng và cát”, ông Charles Jose, Vụ phó Vụ Hàng hải và Đại dương thuộc Bộ ngoại giao Philippines chia sẻ. 
Những vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông tác động đến tất cả các bên, không chỉ Philippines. Những gì Trung Quốc đang làm vượt xa những gì người ta có thể hình dung, đương nhiên chúng tôi lo lắng. Lúc nãy có phóng viên hỏi rằng nhiều nước cùng có yêu sách và hoạt động trên Biển Đông, thậm chí có nước có nhiều đảo ở Biển Đông hơn Trung Quốc, sao Philippines lại lo ngại Trung Quốc nhất. Tôi có thể nói rằng chúng tôi không quan tâm đến con số đảo, mà chúng tôi lo ngại vì Trung Quốc đang tìm cách thay đổi trạng thái và mục đích sử dụng đối với các đảo, khiến chúng tôi thật sự lo ngại”, ông Hon Roilo Golez, nghị sĩ Hạ viện Philippines tiếp lời. 
Trong Báo cáo hàng năm của Bộ quốc phòng Mỹ mới được công bố cuối tháng 4/2015 có mục ‘Chuyên đề đặc biệt’ dành cho vấn đề xây dựng và cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông. Báo cáo có đoạn: “Trong năm 2014, Trung Quốc nỗ lực cải tạo trong diện tích rộng tại quần đảo Trường Sa(Spratly Islands). Tính đến cuối tháng 12/2014, Trung Quốc đã mở rộng khoảng 500 mẫu (202.343ha) trong chiến dịch cải tạo này. Tại bốn điểm cải tạo, Trung Quốc chuyển từ hoạt động cải tạo để phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng nặng. Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng, có thể thấy các công trình xây dựng bao gồm bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống giám sát, hỗ trợ hậu cần, và ít nhất một phi trường. 
Tại các điểm cải tạo, Trung Quốc đào kênh sâu và xây dựng các khu vực đỗ mới cho phép các tàu lớn cập bến. Mục đích cuối cùng của dự án mở rộng vẫn chưa rõ ràng và Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố các dự án này chủ yếu là để cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của những người đóng quân trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc tin rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi tình hình thực địa bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng quốc phòng của mình ở Biển Đông”.
(Còn nữa)

Hoàng Hường
* Do mỗi nước và quốc tế có cách gọi khác nhau về các quần đảo trên Biển Đông, để tôn trọng nguồn tin và tính trung thực thông tin, chúng tôi đồng thời sử dụng tên quần đảo theo cách gọi của nguồn tin (tiếng Philippine) và của Việt Nam.

Thursday, May 28, 2015

VN vs China

Hỏa tiễn Trung Cộng đặt trên đảo Trường Sa

Sáng nay, 29 tháng 5, hàng loạt các hãng tin Mỹ đưa tin hai giàn hỏa tiễn của Trung Cộng được đặt tại một trong hai đảo mà Trung Cộng đang chiếm giữ trong quần đảo Trường Sa. Khám phá này được đăng đầu tiên trên tờ Wall Street Journal hôm qua, 28 tháng 5, kèm theo không ảnh cho thấy hàng trăm tàu bè Trung Cộng đang hoạt động trong vùng.
Điều này xác định sự nghi ngờ của Mỹ về việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo cho các mục đí...ch quân sự là đúng.

Cũng theo tờ Wall Street Journal, các giàn hỏa tiễn Trung Cộng không đe dọa trực tiếp đối với các phi cơ hay tàu bè của Mỹ, nhưng có khả năng bắn đến các quốc gia láng giềng đang tranh chấp với Trung Cộng. Trung Cộng không bình luận gì về những tố cáo do phía Mỹ đưa ra.
Hành động của Trung Cộng vừa qua cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” để làm chủ Á Châu của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ đã quá rõ ràng.

Không giống như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào những kẻ được Đặng Tiểu Bình chọn lựa và rèn luyện, Tập Cận Bình không muốn núp dưới bóng Đặng Tiểu Bình. Với y, Đặng thuộc về một giai đoạn của quá khứ và trong thời đại Trung Cộng ngày nay chỉ có Tập Cận Bình sau Mao Trạch Đông.
Gốc gác của Tập Cận Bình không phải là nhà kinh tế hay chuyên viên kỹ thuật mà là con người của tư tưởng chính trị. Suốt thời gian trước khi gia nhập đảng CSTQ vào tháng Giêng 1974 đến cho khi nắm quyền chủ tịch đảng, Tập Cận Bình được trui rèn trong lý luận Mác Xít. Hầu hết hoạt động chính trị của y đều gắn liền với hệ thống đảng, từ chức vụ bí thư huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc cho đến Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Đảng CSTQ. Bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên của y cũng về Tư tưởng và Lý luận Mác. Trước khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung Ương.

Họ Tập chủ trương từng bước xây dựng bộ máy chiến tranh tại Á Châu như là lối thoát và biện pháp phản công trước Chính sách Ngăn ngừa Trung Cộng (China Containment Policy) của Mỹ.
Chủ trương của họ Tập là bản sao chủ trương của Hitler đã thực hiện tại châu Âu trong những năm đầu thập niên 1930. 
 
Nhắc lại, năm 1936, trước khi đưa quân vào vùng Rhineland, Hitler chỉ thị các tướng lãnh Đức nếu quân đội Pháp can thiệp, không được đánh trả mà phải lập tức rút quân về. Quân Pháp không ngăn chận và thử nghiệm của Hitler thành công. Sau đó y tiếp tục thử nghiệm Áo, rồi Tiệp cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 1 tháng 9, 1939.

Câu hỏi mà nhiều sử gia, nhiều nhà phân tích đặt ra rằng Thế chiến Thứ hai có thể đã tránh được không? Phần lớn các nhà phân tích cho rằng có thể tránh được nếu các lãnh đạo thế giới thời đó kịp thời ngăn chận tham vọng của Hitler. Các lãnh đạo châu Âu đã không ngăn chận Hitler nên sau đó phần lớn châu Âu bị tàn phá và khoảng 80 triệu người bị giết. Và tương tự, Trung Cộng sẽ thiêu đốt Á châu nếu tham vọng bành trướng của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ không kịp thời bị ngăn chận.

Trần Trung Đạo

Wednesday, May 27, 2015

VN/KT

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM ĐÃ RẤT NGUY KỊCH

Không phải là đoán bừa, hiện nay kinh tế Trung Quốc xuống thê thảm, không còn đủ sức cứu Đảng CSVN nữa. Kinh tế Trung Quốc tụt dốc theo chiều hướng rơi tự do.
Hôm chủ Nhật vừa qua, chính phủ TQ đã nhìn nhận nền kinh tế đang kiệt quệ này. Kinh tế TQ đã giảm 16% lợi tức trên mỗi đầu người (GDP), mất 30% hàng xuất khẩu. Trung Quốc báo cáo con số giả là 4.10% thất nghiêp, thật ra con số chính thức là 20%.

Cứ 4 người đi làm thì 1 người thất nghiệp, đây là sự tụt dốc chưa từng có kể từ 2002.

 Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, mỗi năm giao thương khoảng 24 tỷ USD về các mặt hàng may mặc, trái cây, hải sản. Con số 24 tỷ USD này không tính đến hằng ngàn tấn thực phẩm và hàng hóa tuồn sang biên giới giữa hai nước mỗi ngày. Có thể ước lượng thêm tới hằng chục tỷ đô mỗi năm.

Khi kinh tế Trung Quốc mất đà thì sẽ kéo theo Đảng CSVN xuống hố. Đảng CSVN hiện nay sống còn nhờ vào kinh tế THIÊN TRIỀU và đồng tiền của "KHÚC RUỘT NGÀN DẶM".

Hiện nay con số gửi tiền về VN ngày càng ít đi vì những người TỊ NẠN còn rất ít thân nhân ở lại VN. Những người lứa tuổi 45-50, lúc tị nạn sang nước ngoài từ năm 1975 nay đã qua đời gần hết.

Con số lao động nước ngoài bị giảm trầm trọng vì không còn việc làm nhiều, vì vậy số tiền gửi về nước giúp cho thân nhân mỗi ngày một giảm chứ không tăng.

Đảng CSVN hiện bước vào đường cùng vì kinh tế bước vào thời kỳ khủng hoảng, tiền dự trữ trong ngân khố quốc gia đã cạn kiệt. Hằng năm thua lỗ thêm trong mọi ngành kinh doanh. Công ty điện lực EVN lỗ 16 ngàn tỷ, lỗ cũ chưa dứt thì nay EVN lại tiếp tục lồi thêm khoản lỗ khủng chưa biết khi nào mới cân bằng được.

Thủy sản bán sang Nhật lỗ mỗi năm 43,5 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán VN NOS lỗ sau thuế 106,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ trước đó lỗ 81,3 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm Công ty lỗ ròng 225,8 tỷ đồng, tăng gấp đôi lỗ so với cùng kỳ 2013. Vinalines lỗ thêm 1.625 tỷ đồng trong năm 2014 và dự án Bô Xít lỗ trắng 37,4 triệu USD mỗi năm ....

Để bù đắp con số lỗ khủng này cho Kinh tế, chính phủ CSVN không có lối thoát là tăng 7,5% giá giá điện từ ngày 16/3; Dự báo giá gas trong tháng 3 tăng 4.500 đồng/bình 12 kg; Giá thực phẩm và khí đốt trong tháng 3 cũng tăng cao.

Doanh nghiệp xăng dầu được tăng giá bán lẻ kể từ 15h chiều ngày 11/3 với mức tăng cao nhất tới 1.616 đồng/lít đối với xăng. Chính phủ tìm các cướp tiền hưu cả ngàn tỷ đồng của Công Nhân đưa đến biểu tình lớn trong 5 ngày vừa qua tại SG.

Đảng CSVN hiện nay đang thoi thóp như con cá bị đem ra khỏi nước, cho dù có tìm cách mượn đầu này, trả nợ đầu kia thì cũng không đủ để bù đắp con số thất thoát quá lớn từ ngân quỹ của đám tham quan ngày thêm lộng hành. Theo chiều hướng kinh tế tụt dốc này thì khoảng thời gian rất gần, nguy cơ tan rã Đảng CSVN là điều khó tránh khỏi.

Nguyễn Thùy Trang

Tuesday, May 26, 2015

CCRĐ

CHUYỆN VỀ BÀ CÁT HANH LONG


Bà Cát Hanh Long tức bà Nguyễn Thị Năm, bị cách mạng vô sản quy là địa chủ cường hào gian ác, lôi ra xử bắn năm 1953. Hôm nay 13.3, tôi may mắn được đọc trên tờ báo An ninh thế giới số mới nhất (12.3) bài viết về bà Năm của nhà báo Xuân Ba bạn tôi. Chỉ mong sao cái chính quyền này biết cúi đầu thừa nhận những sai phạm tày trời của họ để chiêu tuyết cho những nạn nhân mà họ đã đày ải oan ức khốn cùng. Nhưng tôi (và có lẽ cả bạn tôi nữa) đều hiểu rằng điều ấy rất khó.

Giờ thì anh Xuân Ba mới lên tiếng chứ tôi và em gái tôi, cô Người Làng Trà đã viết về bà Năm từ năm 2007 cơ, trong lần đi tìm mộ người chú ruột hy sinh và được chôn cất tại đồn điền của bà Năm ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Chính chú tôi là một trong hàng nghìn người được bà Năm cưu mang thời kháng chiến, vì vậy gia đình tôi rất biết ơn bà.

Xin biên lại đây một phần liên quan đến bà Năm trong những ghi chép ngày ấy:
Chiều 6.8, nhớ câu nói của bà cụ Vãn “những người chết tại đồn điền trong khoảng những năm 1950 - 1953 đều chôn ở khu vực ao sen” nên chúng tôi dò hỏi và tập trung tìm kiếm tại nơi này. Trên thực địa mênh mông, nhà cửa chen lẫn rừng cây, chỗ nào chẳng giống chỗ nào. Ao sen ở đâu, liệu có còn?

 Theo lối mòn cạnh tường rào UBND huyện Đồng Hỷ, đến nơi cách đường lớn khoảng ba bốn trăm mét chúng tôi chỉ thấy một bờ cây gai góc rậm rạp. Gặp bà cụ ngoài 70 đang chăn trâu, cụ hỏi ngay “chắc cô chú đi tìm mộ?”. Chúng tôi lại một phen kinh ngạc liền hỏi thăm bà cụ ao sen chỗ nào. Cụ chỉ tay “ngay cạnh chỗ cô chú đứng chứ đâu”. Nhìn kỹ thấy đúng là có cái ao thực, hình bầu dục, vẫn còn những bậc đá lên xuống. Phía bên phải ao, nhà cửa cây cối sầm uất, rậm rạp. Vạch cây rẽ lá, chúng tôi dò tìm quanh quẩn một lúc thì phát hiện đằng góc ao có đống đá nhỏ, trong đó một hòn to hơn và có vẻ trắng hơn. Chả biết có phải cô đồng Hà nói vậy mà mình cảm thấy vậy chăng? Nửa phân vân, nửa hy vọng, chúng tôi lại gần đống đá và thắp hương khấn mong chú Liễn về phù hộ.

Đi thêm một đoạn chợt thấy ngôi nhà xây tường gạch bao quanh, chúng tôi gõ cửa. Một phụ nữ ngoài 40 đẹp hiền hậu ra mở cửa đưa chúng tôi vào nhà mặc dù chưa biết khách là ai. Nhìn những huân huy chương treo trên tường, tôi biết đây là nhà đại tá Mai Trung Lâm, nguyên tư lệnh trưởng Quân khu 2, đã mất. Sau khi con dâu (người phụ nữa ấy) vào báo tin, bà Lâm ra tiếp. Kha thưa với bà mục đích chuyến đi, bà tỏ vẻ rất xúc động khi nghe chuyện về ông Liễn bởi bà từng là cán bộ kháng chiến hoạt động tại vùng này. Hỏi về khu đồn điền, bà Lâm bùi ngùi kể cho chúng tôi về bà Cát Hanh Long - Nguyễn Thị Năm và những đóng góp to lớn của bà Năm với cách mạng; bà khuyên chúng tôi kiên nhẫn tìm kiếm, đừng bỏ dở chừng. Bà lại giới thiệu sang gặp cụ Quỳ, người thân thiết với gia đình bà Năm, nhà cũng gần đó.

Sang gặp cụ Quỳ. Chuyện trò một hồi, khi chúng tôi khoe đã gặp bà Vãn, cụ Quỳ thoáng nhíu mày, im lặng không nói gì chỉ khuyên chúng tôi nên tìm gặp ông Hanh, con trai cụ Nguyễn Thị Năm, lại cho cả địa chỉ và số điện thoại nhà ông Hanh ở Hà Nội.

Biết có ở lại Thái Nguyên cũng chưa thể tìm được mộ vì thông tin còn quá ít ỏi, hôm sau 8.8.2003 chúng tôi quay trở về Hà Nội. Đến nhà số 117 Hàng Bạc, bé tí chỉ khoảng hai chục mét vuông, may mắn gặp bà Hanh, con dâu trưởng cụ Năm. Ấn tượng đầu tiên về bà là sự gần gũi cởi mở nhưng vẫn toát lên vẻ lịch lãm sang trọng. Chúng tôi xin phép thắp hương cho cụ Năm, chạnh buồn nghĩ đến người phụ nữ mà cuộc đời gắn liền với một giai đoạn cực kỳ hào hùng nhưng cũng đầy đau thương của dân tộc. Cụ Năm là người đầu tiên bị xử bắn khi cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất” năm 1953 mở màn, cái chết của “bà địa chủ” này đã thành tấn bi kịch không chỉ của một con người, một gia đình mà của cả một thời kỳ lịch sử. Mặc dù ngay sau đó Nhà nước đã tiến hành “sửa sai”, nhìn nhận lại những ấu trĩ, sai lầm của “cải cách ruộng đất” nhưng có những nỗi đau vẫn cứ dai dẳng.

Trò chuyện, bà Hanh bảo: Gia đình tôi rất buồn vì đến giờ cụ (cụ Năm) vẫn chưa được công nhận là người có công với kháng chiến. Mẹ tôi nuôi dưỡng, che chở cho cả sư đoàn bộ đội, cán bộ, hiện rất nhiều người còn sống biết chuyện nhưng đều đã cao tuổi, mai sau họ mất đi thì mọi chuyện sẽ rơi vào quên lãng. Bà kể thêm, giọng đượm buồn: “Cô chú biết không, cô Đăng (tức bà Vãn mà chúng tôi đã gặp trên Thái Nguyên) là người giúp việc cho cụ Năm, cụ rất thương yêu, tin cậy. Vậy mà chả hiểu làm sao tự dưng cô ấy lại chính là người đấu tố cụ nhà tôi hăng nhất”. Tôi chợt nhớ sự im lặng, trầm ngâm của bà Quỳ lúc trên Thái Nguyên và thưa lại những điều tốt đẹp mà bà Vãn nói về cụ Năm trong cuộc gặp vừa qua, bà Hanh nghe nhưng vẫn buồn.

Sau cuộc gặp này, việc liên lạc với gia đình cụ Năm được giao lại cho Nguyễn Ngọc Trai (con anh Trác), sĩ quan đang công tác tại Cục Bản đồ (Bộ Quốc phòng). Trước đó ông Hanh có kể cho tôi nghe về chuyện tìm mộ mẹ mình. Sau khi xử bắn, người ta đã đem xác “địa chủ” Nguyễn Thị Năm đi chôn giấu nơi nào đó mà thân nhân không hề biết. Kể từ hòa bình lập lại 1954, gia đình rất nhiều lần tổ chức tìm mộ cụ nhưng không thành, thất vọng đến mức đành phải lấy tạm một ít đất ở khu vực đồn điền, nơi bà bị bắn cho vào cái tiểu sành đem về, thay cho hài cốt.

Năm 1993, nghe người ta kể về nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên ở xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), ông Hanh tìm đến. Lúc ấy mặc dù rất bận nhưng ông Liên vẫn sốt sắng giúp; có lẽ với một người, một số phận như cụ Nguyễn Thị Năm chả ai nỡ từ chối. Lúc tiến hành tìm kiếm, ông Liên vẫn ở Hải Dương, chỉ hướng dẫn qua điện thoại. Cả đoàn nhất nhất làm theo lời nhà ngoại cảm, ông Liên bảo hãy đến khu vực sân bay cũ bỏ hoang, thấy cây nào có lá nhỏ nhất thì đào. Mọi người chia nhau tìm trên cả vùng rộng lớn, cây cối um tùm và thật lạ cả khu vực mấy cây số vuông chỉ duy nhất một cây phượng lá nhỏ.

Chưa kịp gọi điện báo về thì nhà ngoại cảm chủ động gọi, nói chính nơi đó, ngay gốc cây, hãy đào đi. Đào xuống sâu hơn một mét quả nhiên thấy có bộ hài cốt chôn sơ sài đã nát vụn, duy chỉ còn mấy chiếc cúc áo của chiếc áo mà cụ Năm mặc khi bị bắn là con cháu nhận ra ngay. Mọi người òa khóc. Và may làm sao, không thể nào nhầm được khi lẫn trong đám xương vụn đó chiếc vòng tay ngọc thạch cụ Năm thường đeo. Cả nhà bùi ngùi xót thương đưa cụ về. Ông Hanh cùng con cháu đắp thêm đất vào gốc cây phượng. Suốt 40 năm trên nấm mồ hoang không hương khói, cây phượng vĩ vẫn nở những chùm hoa đỏ rực viếng hương hồn người đàn bà chịu nhiều oan khiên.

Tháng 8.2007


VN vs China

Ảnh hưởng Trung Quốc
tại các vùng địa lý Việt Nam hiện nay

Sunday, May 24, 2015

US vs China

Ba tình huống có thể dẫn đến
chiến tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông


Trong bối cảnh căng thẳng xoay quanh vấn đề Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, một chuyên gia nghiên cứu về an ninh và chính trị Châu Á đã đưa ra dự đoán 3 tình huống có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa hai bên.
tinhhuong2
Tàu sân bay USS George H.W. Bush của Hải quân Mỹ - Ảnh : Hải quân Mỹ

Trong bài xã luận đăng trên trang tin The Commentator (Anh) ngày 23/5, ông Michael Auslin, chuyên gia về an ninh và chính trị Châu Á thuộc viện nghiên cứu chính sách AEI (trụ sở tại Washington, Mỹ), bình luận rằng sau nhiều năm là đề tài bàn luận của các chuyên gia, Biển Đông đang tập trung sự chú ý của giới truyền thông.

Hôm 20/5, Hải quân Trung Quốc ngang ngược thách thức, 8 lần ra cảnh báo xua đuổi khi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ đang tuần tra những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, theo đài CNN (Mỹ).

Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông như đã từng làm tại biển Hoa Đông hồi năm 2013.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định sẽ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh để "bảo vệ tự do hàng hải". Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa Bắc Kinh và Washington đang lớn hơn bao giờ hết trong vòng 20 năm qua, theo bài viết trên The Commentator.

Ông Michael Auslin đưa ra 3 tình huống có thể dẫn đến chiến tranh giữa hai cường quốc này :

1. Xuất phát từ tai nạn

Hải quân Mỹ được cho đang cân nhắc điều tàu áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km), tức tiến vào giới hạn mang tính "chủ quyền" mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập cho các đảo này. Washington muốn thể hiện rằng Mỹ không công nhận đây là lãnh thổ của Trung Quốc.

Chuyên gia Auslin nhận định với việc tàu hải quân và tàu tuần duyên Trung Quốc có mặt tại khu vực đó, hành động dọa nạt hoặc quấy rối tàu Mỹ của phía Trung Quốc có thể "dẫn đến một vụ va chạm".

"Đây là điều mà Trung Quốc từng làm với tàu thuyền của các nước khác, và một tai nạn như thế có thể dẫn đến đối đầu. Phần không phận bên trên quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển phía nam Trung Quốc khoảng 1.288 km, tức ngay trong tầm chiến đấu của tiêm kích hiện đại nhất của Trung Quốc", ông Auslin bình luận, nhưng không nói rõ loại máy bay chiến đấu này là gì.

Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng một khi đường băng trên đảo nhân tạo hoàn thành, quân đội Trung Quốc sẽ sớm có thể cho máy bay tuần tra khu vực.
"Tương tự, khi tàu sân bay Liêu Ninh đã có khả năng hoạt động cùng máy bay, nó có thể dễ dàng tuần tra trong vùng. Hai yếu tố này sẽ làm tăng mạnh nguy cơ xảy ra va chạm trên không, giống như vụ máy bay Trung Quốc và máy bay Mỹ đâm vào nhau ở Biển Đông hồi năm 2001", ông Auslin nhận định.

2. Xuất phát từ kế hoạch từ trước của hai nước

"Bắc Kinh đã gầy dựng ảnh hưởng địa chính trị của mình tại Đông Nam Á từ các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và giờ nước này đang xây dựng các đảo nhân tạo, với tổng diện tích hơn 8 km2… Họ có thể chịu nhượng bộ và đối mặt với nguy cơ mất ảnh hưởng ở Châu Á, còn không thì lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ cho rằng ngăn sự can thiệp của Mỹ ngay từ sớm sẽ là cơ hội tốt nhất để khiến Washington nhận thấy mình đang đối mặt với các hiểm nguy quá lớn", chuyên gia Auslin dự đoán.

Ông cho rằng một khi máy bay Trung Quốc có thể đồn trú tại các đảo nhân tạo, "họ có thể giám sát máy bay Mỹ và ngăn không cho chúng bay vào vùng trời ‘cấm’… Khi đó, họ có thể sẽ buộc Mỹ phải đối đầu nhằm cố ép chính quyền Obama nhượng bộ và không can thiệp vào một vấn đề quân sự khác, trong khi vẫn đang phải giải quyết xung đột ở Trung Đông và Ukraine".

3. Xuất phát từ xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng

Chuyên gia Auslin cũng đưa ra tình huống Trung Quốc cho rằng đối đầu trực diện với tàu và máy bay Mỹ là quá mạo hiểm, nhưng nước này vẫn có thể thể hiện vị thế của mình qua việc ngăn chặn, xua đuổi tàu thuyền, máy bay của các quốc gia khác, chẳng hạn đã từng làm với máy bay tuần tra biển của Philippines mới đây.

Theo ông Auslin, Trung Quốc có thể sẽ ngăn tàu thuyền nước ngoài băng ngang các đảo nhân tạo ở Biển Đông, hoặc xua đuổi máy bay nước ngoài kém hiện đại hơn ra khỏi vùng trời bên trên các hòn đảo.
"Và một cuộc xung đột trực tiếp giữa Trung Quốc với bất kỳ quốc gia láng giềng nào vào thời điểm hiện tại cũng sẽ là cơ hội tốt để Mỹ, với lý do bảo vệ luật pháp quốc tế (hoặc lý do bảo vệ đồng minh, trong trường hợp Trung Quốc có xung đột với Philippines), nhảy vào", ông Auslin viết.

"Với việc vẫn chưa có cơ chế giảm căng thẳng leo thang (tại Biển Đông), cộng với mối nghi ngờ thâm sâu giữa hai nước, Trung Quốc càng cố bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình bao nhiêu, thì càng có nguy cơ Mỹ sẽ thách thức các tuyên bố này bấy nhiêu", theo ông Auslin.

"Đó là lý do vì sao mỗi nước đều đang cố tạo ra các lằn ranh và thiết lập các quy tắc ứng xử trước nước kia. Điều này có thể không chắc chắn sẽ gây ra xung đột quân sự, nhưng chắc chắn làm gia tăng nguy cơ dẫn đến chiến tranh", chuyên gia Auslin kết luận.

@internet

Saturday, May 23, 2015

Photography

Nice picture


Friday, May 22, 2015

Biển Đông

Biển Đông : Mỹ kiên quyết
ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc

media


Không ảnh cho thấy cảnh Trung Quốc bồi đắp các đảo ở Trường Sa, 11/05/2015.


Sau vụ hải quân Trung Quốc nhiều lần cảnh báo máy bay do thám của Mỹ trên không phận Biển Đông ngày 20/05/2015, Washington tuyên bố vẫn tiếp tục các chuyến bay tuần tra này, tỏ quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thể hiện qua việc xây dựng các đảo nhân tạo ở vùng này.

Khi tường thuật về vụ nói trên, đài truyền hình Mỹ cũng đã chiếu một số hình ảnh Trung Quốc đang ráo riết bồi đắp, xây dựng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Những hoạt động này gây lo ngại không chỉ các nước láng giềng mà cả Hoa Kỳ. Đặc biệt Lầu Năm Góc rất lo ngại khi thấy các cơ sở quân sự được xây trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được dùng làm nơi phóng các vũ khi địa, hải, không, mà như vậy sẽ làm tăng chi phí mọi hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng này để đối phó. Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ có thể sẽ không có đủ nguồn lực để chống lại các hoạt động nói trên của Trung Quốc. 

Bên cạnh mốì quan ngại về quân sự, Hoa Kỳ còn lo ngại về quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhất là Bắc Kinh có vẻ như cũng muốn thiết lập tại đây một vùng nhận dạng phòng không tương tự như ở vùng biển Hoa Đông. 

Để đối phó với hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, kể từ tháng Giêng năm nay, Hoa Kỳ đã gia tăng các chuyến bay giám sát và các chuyến tuần tra trên biển ở khu vực Biển Đông. Đặc biệt gần đây Mỹ đã cho tiến hành các chuyến bay tuần tra của máy bay giám sát hiện đại nhất P-8A Poseidon bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng. Bất chấp những cảnh báo của hải quân Trung Quốc ngày 20/05 và bất chấp phản đối của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/05, Washington tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra bên trên những đảo nhân tạo này, vì đối với Mỹ, đó là không phận quốc tế. 

Rất có thể là máy bay giám sát P-8A Poseidon sẽ tiếp tục được sư dụng để bay tuần tra trên khu vực này, vì đây là một loại phi cơ đa năng, không chỉ có chức năng ghi các hình ảnh, thu thập các dữ liệu, mà còn có chức năng săn tàu ngầm và bắn tên lửa diệt hạm. Hải quân Mỹ đã tiếp nhận 21 chiếc P-8 vào tháng 01/2015 và có thể đặt mua tổng cộng đến 117 chiếc. 

Ngoài ra Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang xem xét phương án gởi các chiến hạm đến vùng biển gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng, cụ thể là trong phạm vi 12 hải lý chung quanh các đảo này, vì đối Washington, đó cũng là vùng biển quốc tế, mà tất cả các nước đều có quyền tự do lưu thông. 

Như vậy là sau khi các lãnh đạo Mỹ, từ Tổng thống Obama đến Ngoại trưởng Kerry đã ra những tuyên bố quan ngại về các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, Washington nay quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông. Nguy cơ đụng độ giữa hai cường quốc ở khu vực này ngày càng tăng.

Thanh Phương

Thursday, May 21, 2015

Ls.Lê Công Định

30/4/1975 - Ngày Giải phóng?

Nhiều người Việt sau 1975 còn giữ thói quen dùng từ “giải phóng” trong các cụm từ “giải phóng Sài Gòn”, “ngày giải phóng”, “trước giải phóng”, “sau giải phóng”, “quân giải phóng”, v.v…, đó cũng là cách gọi có chủ đích tuyên truyền của chế độ này sau khi Bắc Việt thôn tính toàn bộ miền Nam.

Từ trước đến nay, chính quyền cộng sản vẫn luôn lập luận rằng nước Việt Nam là một dải thống nhất từ Bắc chí Nam, tạm thời bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 do kết quả hội nghị Geneva 1954, đồng bào miền Nam gánh chịu ách nô lệ và áp bức của “Đế quốc Mỹ xâm lược” và “ngụy quyền tay sai”; do vậy, quân dân miền Bắc có nhiệm vụ “giải phóng” miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, lập luận nêu trên tự mâu thuẫn và hiển nhiên bị bác bỏ bởi các sự kiện lịch sử hiện đại mà chúng ta đều đã biết. Dưới đây là một số nhận định xung quanh cái gọi là “giải phóng” nhân dịp chính quyền đang khơi gợi quá khứ, mà chính họ luôn hô hào gác lại, bằng các buổi lễ kỷ niệm và diễu binh chướng mắt trên các đường phố Sài Gòn.


Sau khi đánh bại quân Pháp tại Điện Biên Phủ, chính ông Hồ Chí Minh và đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dưới áp lực của Trung Quốc, đã đồng ý ký kết Hiệp định Geneva 1954 chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền, trong lúc đại diện của chính phủ quốc gia Việt Nam do ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng hoàn toàn bác bỏ sự phân cắt đó. Nói cách khác, những người cộng sản đã góp tay vào việc chia đôi đất nước, nên việc tự trao cho mình nhiệm vụ thống nhất đất nước chỉ là hành động đạo đức giả, che đậy ý đồ chính trị và quân sự riêng.

Gắp lửa bỏ tay người

Thoạt đầu, sau năm 1954, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế và giúp huấn luyện các đơn vị vũ trang của chính quyền Sài Gòn với mục đích tái lập trật tự xã hội sau chiến tranh với Pháp. Đến khi chiến sự leo thang do Bắc Việt lén lút chuyển quân vào Nam, Hoa Kỳ mới chính thức can dự quân sự từ năm 1965. Tuy nhiên, sự tuyên truyền về “Đế quốc Mỹ xâm lược” đã được những người cộng sản tung ra ngay từ lúc Hiệp định Geneva còn chưa ráo mực, tức có sự hoạch định cố ý từ trước nhằm chuẩn bị nguyên cớ phát động chiến tranh. Một hành động “gắp lửa bỏ tay người” không hơn không kém của giới lãnh đạo Bắc Việt lúc ấy.

Cần lưu ý, gần mười năm trước khi Hoa Kỳ gửi quân sang chiến đấu chống cộng sản tại miền Nam, quân đội Trung Quốc đã hiện diện ở miền Bắc. Sau đó lần lượt Liên Sô và Bắc Triều Tiên cũng cử quân nhân sang trực chiến. Vậy nếu sự kiện Mỹ đưa quân tham chiến, dù được sự chấp thuận của chính quyền Sài Gòn, bị xem là “xâm lược”, thì hành động của Trung Quốc, Liên Sô và Bắc Triều Tiên nên gọi là gì? Phải chăng giới lãnh đạo Bắc Việt đã thiếu sáng suốt trong nhận định về "địch ta" hay vì lý do nào khác?

(Hình : Hòa đàm Paris 1973 mở đường cho 'hòa bình' và Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến ở Việt Nam, nhưng chỉ hai năm sau, miền Bắc đã 'giải phóng' miền Nam bằng biện pháp chiến tranh.)

Trong giai đoạn từ 1955 đến 1974, Trung Quốc đã liên tiếp xác lập chủ quyền và chiếm đóng các hải đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng vì lý do nào hành động của Trung Quốc lại không được bộ máy tuyên truyền Bắc Việt đương thời gọi là “xâm lược”? Cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” vì sao chỉ tập trung vào miền Nam mà bỏ qua mục tiêu giải phóng các hải đảo, vốn cũng là một phần lãnh thổ thiêng liêng và quan trọng của tổ quốc? Chiến thắng đang được ca ngợi thiết nghĩ hãy còn dang dở, và liệu có thể hãnh diện với một chiến thắng như vậy?

Đặt ngược vấn đề

Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị và hành chính hợp pháp trên phương diện công pháp quốc tế, tương tự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mọi hành động chính trị và quân sự của bất kỳ nhà nước nào đều phải đặt trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, nên việc tự trao nhiệm vụ “giải phóng miền Nam” không đương nhiên biện minh quyền sử dụng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền khác. Đặt ngược lại vấn đề, nếu cách hành xử của Bắc Việt là đúng, thì đương nhiên quân đội Sài Gòn cũng có quyền tương tự là mang quân xâm chiếm miền Bắc? Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không hành xử như vậy, không phải vì thiếu khả năng, mà do họ tôn trọng luật pháp quốc tế.


Ngay trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đương thời đã có nhiều tiếng nói phản đối chiến tranh và đề xuất giải pháp hòa bình hợp tác giữa hai miền Nam Bắc. Lịch sử thế giới hiện đại cũng cho thấy sự thống nhất nước Đức bằng con đường thương lượng ôn hòa đã mang lại kết quả tốt đẹp cho dân tộc Đức. Tuy vậy, chủ trương hòa bình trong Đảng Cộng sản bị dập tắt, phe chủ chiến thắng thế và muốn tiến hành chiến tranh bằng mọi giá. Và cái giá phải trả để thống nhất đất nước bằng giải pháp chiến tranh là sinh mạng của hàng triệu người Việt ngã xuống vô nghĩa, nỗi đau ấy vẫn còn đến tận ngày nay.

Tuy chiến tranh diễn ra khốc liệt, song những đô thị miền Nam vẫn luôn duy trì sự phát triển phồn thịnh. Điều đó một mặt nói lên rằng chính quyền Sài Gòn đã duy trì bộ máy quản lý quốc gia rất tốt về phương diện dân sự, bất chấp hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác, liệu có thể tin rằng đoàn quân đói rách đến từ vùng đất nghèo nàn hơn về kinh tế lại mang sứ mệnh “giải phóng” xứ sở phồn thịnh hơn? Tình huống đó lẽ ra nên gọi là “cướp” hoặc “chiếm đoạt”, thì thích hợp hơn. Tất nhiên, chẳng ai tin, trừ phi bị lừa dối, và chính các chiến sĩ Bắc Việt đã ngây thơ nghĩ rằng đồng bào miền Nam đang rên xiết ngày đêm trong cảnh nghèo đói và nô lệ (!).

Sự lố bịch của giải phóng

Kẻ “được giải phóng” lẽ ra phải hàm ơn người "giải phóng", nhưng ngoại trừ những gia đình sống bám hoặc kiếm tiền nhờ vào chế độ cộng sản, khó tìm thấy thường dân nào ở miền Nam đang chật vật mấy bữa cơm hàng ngày cảm thấy mang ơn đoàn quân “giải phóng” mỗi khi có dịp nhắc lại biến cố bi thảm đó. Đấy là chưa nói, nhiều năm sau 1975 hàng triệu kẻ “được giải phóng” đã phải tự giải phóng mình một lần nữa bằng cách vượt biên, gây nên thảm cảnh thuyền nhân nhức nhối trong lòng dân tộc. Vậy sự ly tán của các gia đình Việt Nam tưởng đã chấm dứt khi chiến tranh kết thúc, nhưng lại vẫn tiếp diễn một cách đáng buồn vì "giải phóng".


Giải phóng bao hàm sự bao dung đối với bên thua cuộc, nhưng thay cho chính sách hòa giải dân tộc là các trại cải tạo mọc lên như nấm sau cơn mưa để giam cầm không qua xét xử hợp pháp các quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn. Mang hận thù và chia rẽ đến giữa lòng dân tộc thì giải phóng ai và vì cái gì? 40 năm sau biến cố "giải phóng", xã hội ngày càng trở nên vô đạo đức nghiêm trọng, vậy phải chăng con người đã bị giải phóng khỏi đức hạnh và văn minh để quay trở về thời kỳ hoang dã?

Thời trung học, tôi cũng quen dùng từ "giải phóng" một cách vô thức như bao người. Song từ lúc vào đại học, do ngán ngẩm lối giáo dục đầy dối trá, tôi bắt đầu tự tìm hiểu sự thật lịch sử để trang bị lại kiến thức cho mình và nhờ đó nhận ra sự lố bịch của hai chữ "giải phóng".

Tất nhiên, lịch sử không có chữ nếu, nhưng giá mà không có cái gọi là "giải phóng" ấy từ năm 1954, rồi 1975, hẳn đất nước không trì trệ và lạc hậu như ngày nay, mà thay vào đó người Việt ở các giai tầng xã hội khác nhau đã cùng nắm tay đưa con thuyền tổ quốc đến bến bờ mới của nền thịnh trị và xã hội thịnh vượng từ lâu.


@BBC

Wednesday, May 20, 2015

Lifestyles

Cậu bé nhân hậu


Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp , hãy dạy con cháu những điều nhân hậu .

Cậu bé Josiah Duncan , 5 tuổi , đi tiệm ăn với mẹ . Bước vào tiệm cậu để ý thấy 1 người đàn ông ăn mặc rách rưới , nghèo khổ ngồi ở trước cửa tiệm với bảng đề chữ " Tôi không có nhà ở , không có gia đình , tôi bị bệnh , xin hãy giúp tôi " .

Cậu bé Josiah hỏi người đàn ông " Ông có đói không ? " , khi người đó gật đầu thì Josiah quay ra xin mẹ " Mẹ ơi , mẹ mua cho ông này 1 bữa cơm nhé ? " . Mẹ cậu ...bé đồng ý và người đàn ông đi theo cậu vào tiệm ăn .


Thấy người này nghèo nàn dơ bẩn nên khi ông ta vào ngồi thì nhân viên chạy bàn làm lơ không đến tiếp . Cậu bé bèn đi lấy tờ thực đơn cho ông chọn . Người đàn ông đọc qua thực đơn rồi chọn món ăn rẻ nhất . Mẹ cậu bé liền bảo " Không sao đâu , ông cứ kêu thêm đi , kêu nhiều 1 chút ăn cho no " .

Và khi đĩa đồ ăn được bưng ra thì cậu Josiah nói với người đàn ông nghèo đó : " Tôi hát cho ông nghe nhé , mẹ tôi hay hát cho tôi nghe khi tôi buồn " , và ngay giữa tiệm ăn , cậu bé 5 tuổi hát " Thiên Chúa trên trời , Thiên Chúa của tôi , xin cám ơn Người về những ơn phước Người ban cho tôi , xin cám ơn , xin cám ơn , Amen .. Amen .. "

Người đàn ông khóc , mẹ cậu bé rơi nước mắt , tất cả khách hàng trong tiệm ăn chứng kiến cảnh này đều khóc ... Chỉ có cậu bé Josiah là mỉm cười rạng rỡ !


@internet