Trí thức NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Nói tới tên ông,
nhiều người Việt nghĩ ngay tới việc ông đỗ hai bằng tiến sĩ, Văn và Luật tại
Montpellier, Pháp trong một năm, lúc mới 23 tuổi. Ngoài ra, người ta không nhớ
ông đã làm được công nghiệp gì tương xứng với tài năng và công lao học tập! Điều đó không có chi lạ.Ông đã
theo “Hồ tặc ""đi kháng chiến, và kể từ lúc ấy, đời ông kể như đã đi vào ngõ cụt .Đã có
quá nhiều sách báo nói về ông Nguyễn Mạnh Tường và những tháng ngày thê thảm của
ông và gia đình ông,
dù bản thân ông chưa phải là trái chanh đã hết nước trong tay Cộng. Nếu không
đọc cuốn sách Un Excommunié do chính ông viết, chúng ta khó tưởng tượng ông
“lưỡng khoa tiến sĩ” này lại bị đau nhục dưới tay “vượn người” như thế! Nhưng vì
đâu nên nỗi?
Hoàn
cảnh lịch sử? Lòng yêu nước, hay sự bịp bợm của cộng sản đã đưa ông vào thảm
trạng?
Năm
1936, cậu thanh niên 27 tuổi, với hai bằng tiến sĩ từ mẫu quốc hồi hương, tương
lai sáng rỡ như mặt trăng mặt trời. Cậu trở thành giáo sư trường Lycée du
Protectorat tức trường Bưởi, rồi cậu mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự tại
thủ đô Hà Nội. Khi cộng sản cướp chính quyền, cậu hào hứng hiến luôn cả hai biệt
thự cho nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, cậu không ngại gian lao, xách khăn gói
vào Khu Tư, tức Thanh Hóa theo “Bác.”
Chiến
tranh tạm ngừng năm 1954, nhà trí thức lúc ấy đã mỏi mệt vì những điều tai nghe,
mắt thấy về Đảng và “bác”, nhưng cổ đã vướng tròng, khó bề thoát ra. Trở về Hà
Nội, ông được cộng sản ấn vào tay một lô chức tước “phó”, vô danh và… vô thực
luôn: Phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, phó Trưởng khoa Đại Học Sư Phạm, thành
viên Hội Hữu Nghị Việt-Xô, v…v..“ Đó
là các chức vụ hoàn toàn có tính cách lễ nghi, không hiệu năng mà cũng chằng có
thực quyền, đó là những chức vụ mà tôi chỉ là kẻ dư thừa
.”
Năm
1956, có phong trào Đòi tự do, dân chủ của các báo Nhân Văn, Giai Phẩm. Báo Nhân
Văn đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông vạch trần tính chất phản dân
hại nước của cộng sản:
“Đảng Viên đảng Lao Động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tính thần dân chủ, xa lìa quần chúng, tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình… ”
“Đảng Viên đảng Lao Động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tính thần dân chủ, xa lìa quần chúng, tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình… ”
Dĩ
nhiên, ông cũng còn tin cộng sản có thể sửa đổi được, và ông đề nghị những biện
pháp sửa đổi! Ngày nay, dù đã có một tay cộng sản gộc, chính tông, là Boris
Yelsin bỏ đảng và tuyên bố“Cộng Sản không thể sửa đổi ”,nhiều
ông trí thức của ta vẫn tin rằng có thể dùng kiến nghị, thư ngỏ… để thay đổi
chính sách của Cộng sản. Cộng sản dĩ nhiên không thèm đếm xỉa gì đến những đề
nghị của ông Tường; nhưng lãnh đạo Cộng sản lại dương những con mắt cú vọ quan
sát, nhằm “chiếu tướng” ông trí thức.
Ngày 30 tháng 10 năm 1956, ông luật sư,
giáo sư, kiêm luôn bao nhiêu chức Phó và Thành viên các hội, đọc một bài diễn
văn tại cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, phân tích những khốc hại đẫm máu của việc
Cải Cách Ruộng Đất, và đề ra phương hướng để tránh mắc lại! Ông Trí thức lúc ấy
chắc vẫn tin là cộng sản mắc “sai lầm”, chứ không phải là chúng chủ tâm và tỉ mỉ
hoạch định đủ phương kế để giết người và cướp đất ruộng. Sau bài diễn văn với
những đề nghị này, nọ của ông, dây thừng quanh cổ ông được cộng sản xiết chặt
lại. Bao nhiêu chức tước vớ vẩn của ông được gỡ sạch. Ông bị đưa ra đấu tố tại
trường Đại Học cho học trò ông xỉ vả, mắng mỏ; ông bị ra trước Mặt Trận Tổ Quốc
để các “đồng chí” của ông đấu đá. Ông bị các đảng viên đảng Xã Hội, một đảng bù
nhìn do cộng sản nặn ra để trang trí cho chế độ, đấu tố ông lần chót. Ông chống
trả rất can trường, với lập luận sắc bén của một luật sư có tài. Nhưng rồi ông
đau khổ nhận rằng:“Con
cừu thì không thể lý luận với một con chó
sói”.
Số phận
ông đã được Cộng đảng quyết định: Bỏ cho chết đói giữa một sa mạc hận thù không
lối thoát. Ông than thở:
“Tôi
đã là kẻ lữ hành trong chuyến đi qua sa mạc kéo dài từ năm 1958 đến năm 1990,
hơn ba mươi năm dài đằng đẵng! Chìm trong vùng cát của sa mạc tuyệt vọng làm cạn
khô dòng nước mắt, tôi đã lê tấm thân bị tra tấn bởi thiếu thốn cô đơn với quả
tim rướm máu bởi nỗi buồn chua cay và vị đắng của mật!” Trong ba mươi năm
dài ấy, nhà trí thức sống ra sao?
Ông kể
lại:
“Trước
tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen xa hoa của những người tư sản.
Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tố́i. Khẩu phần cơm
rau mỗi ngày một ít đi, và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát cháo để ăn.
Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất trên khuôn
mặt dài ra vì ốm đói.”
Trong
cơn khốn cùng như thế, gia đình ông Tiến sĩ “may mắn” có được một con gà
mái “mắn đẻ một cách đáng ngạc nhiên ”. Mỗi ngày con gà cho một trái
trứng, và mỗi người trong gia đình thay phiên nhau hưởng. Muốn cho gà đẻ trứng,
thì phải cho nó ăn. Khốn nỗi người còn sắp chết đói, lấy đâu gạo, bắp cho gà!
Nhà trí thức ‘phát huy sáng kiến’:
“mỗi
ngày, vào lúc hoàng hôn, khi chợ đã vắng người mua bán, tôi lượn quanh để lén
nhặt những mảnh rau vụn, tránh không để người qua đường nhìn thấy, mang về nuôi
nó”
Thê
thảm không còn gì để nói! Nhưng con gà, dù mắn đẻ, tất cũng không nuôi sống nổi
cả gia đình của ông tiến sĩ. Ông phải đau khổ, năn nỉ những kẻ có tiền để họ mua
những thứ ông có thể vơ vét ở trong nhà: sách vở, quần áo của ông, son phấn ,
tóc giả của bà, muỗng nĩa trong bếp… Giống hệt tình cảnh của toàn dân miền Nam
năm 1975 khi được cộng “giải phóng.” Ba mươi năm vật lộn mỏi mòn, chỉ để khỏi
chết đói!
Cộng sản
đã trả công cho sự nhiệt thành và công lao hạn mã của ông bằng cái đói và
nhục. Nhiệt
thành, say sưa, vì khi Cộng mới nổi lên, ông đã đem tất cả nhà cửa hiến dâng cho
đảng. Công lao hãn mã, vì ông đã lặn lội sang tận thủ đô Bruxelles của Bỉ, năm
1956, đem tài hùng biện, chứng minh với Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ thế giới, là
Bắc cộng có “chính nghĩa” khi dùng súng đạn để “giải
phóng miền Nam ”
Nhưng xem tư cách và sự phản ứng can trường của ông trong suốt 30 năm bị cộng
mưu dìm cho chết, chúng ta ngậm ngùi thương ông hơn là oán giận. Ông đã lạc
đường vào lịch sử và bị vây bọc trong hoàn cảnh khó khăn. Không khuất phục được
ông, bọn cộng vô học ghen, tức, đầy đọa và hạ nhục
ông.
So sánh
với những anh “trí thức” hải ngọai ngày nay, từng kinh hoàng bỏ chạy khi cộng
sản tới, lại được chứng kiến sự tan rã tận gốc của cái chủ thuyết giết người tàn
độc, mà vẫn xun xoe đưa đầu cho cộng sai khiến, chúng ta phải kinh ngạc về sự
“khả úy” của các “trí thức” hậu sinh. Ông Nguyễn Mạnh Tường có lẽ đã trả được
mối thù với bọn việt cộng bằng cách mô tả sự tàn độc của chúng trong hai cuốn
Hồi Ký mà ông để lại cho đời.
Ông đã
thảnh thơi từ giã cuộc đời ngày 13 tháng 6 năm 1997.