GIỮA TRỜI MÙ SƯƠNG
Tiếng chuông điện thoại reo buổi sáng sớm, rất sớm, lúc nhiều người ở bên miền Tây nước Mỹ còn đang ngủ say. Đầu giây, ông bạn tên Nhân thời trung học, gọi từ thành phố Montreal của nước Gia Nã Đại. Ngày xưa là bạn, sau đó bạn bè vẽ ra một chiến tuyến chống nhau kịch liệt, bây giờ thì xìu xìu ển ển, chẳng thân mà cũng không đến nỗi phải đề tên nhau vào danh sách kẻ thù. Ông bạn này là một thứ “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”. Được học bỗng của Việt Nam Cộng Hoà sang Gia Nã Đại học nghành Hoá. Mấy tháng sau khi ổn định chỗ ăn ở bắt đầu ngả theo cộng sản rồi sau đó công khai hoạt động cho Hà Nội. Gặp nhau vào muà Thu năm 1978 ở Mỹ, người bạn xưa lý luận “đám khố xanh khố đỏ Sài Gòn không đủ kích thước để đấm đá với những con hồ ly tinh ở Hà Nội, sớm muộn gì cũng thua, mình nhẩy vào xí phần, ăn cỗ đi trước mà”.
Đứng thuần lý về phương diện chộp giựt thì tôi phải vái thằng cha này mươi cái. Ít ra là nó đã đọc được cái vận mệnh của tổ quốc cả trước một thập niên, lúc tôi vắt giò lên cổ chạy trốn mấy anh chị mũ cối dép râu. Ngày Sài Gòn mới mở cửa, hắn ôm danh hiệu Việt kiều yêu nước về hòn ngọc Viễn Đông mua nhà mua đất. Hiện nay giá nhà đất ở gần trung tâm Sài Gòn đắt hơn dưới phố San Francisco nhiều lần. Ông Việt kiều yêu nước có bằng tiến sĩ hoá học trở thành nhà đại tư bản, một thứ tư bản đỏ lòm nhưng tiền Mỹ kim đã nhuộm xanh cả cuộc đời.
Ông bạn gọi khẩn trương nhờ tôi hướng dẫn và giúp đỡ một người quen từ Việt Nam qua khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm quốc nội trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở vùng Bắc Mỹ. Đó là một thiếu phụ gần bốn mươi tuổi rất dễ nhìn, thích tranh cãi và nói nhiều, đã ly dị và có một con gái mười hai tuổi. “Chiến sĩ gái” tốt nghiệp đại học Hà Nội và cũng đã có một thời gian nghiên cứu ở Hung Gia Lợi. Lá số tử vi của tôi có cung “vác ngà voi”, do vậy tôi đã mau mắn nhận lời. Nhất là lại được “hầu hạ” một người đẹp Hà Nội mà ông thân lúc sinh thời đã ngồi trong văn phòng chính phủ nhiều năm. Bây giờ người đẹp là chuyên viên kinh tế cao cấp, của chìm của nổi chạy dài từ Hà Nội vào đến Sài Gòn. Tiền bạc rải rác từ Thái Lan sang Hồng Kông.
Tôi mặc quần áo thật chỉnh tề, một chút kinh nghiệm bản thân đã nhắc nhở tôi về người Hà Nội luôn đặt chỉ tiêu quần áo giầy dép để cân đong thứ bậc xã hội. Người Hà Nội đánh giá đối tượng trước hết bằng bộ quần áo. Ngay như một tên trộm cắp nhưng ăn mặc bảnh bao, vàng đeo đầy người cũng được sắp xếp vào một ngôi thứ đặc biệt. Chuyện đơn giản là tên này phải là tay có tiền và không ai muốn đặt ra câu hỏi những đồng tiền đó từ đâu đến hay ở chỗ nào rơi xuống.
Tôi đến sân ga sớm hơn dự định. Cảnh đưa đón ở sân ga đã bao lần khiến văn nhân thi sĩ cám cảnh viết lên những vần thơ nát tan lòng người:
Lên xe tiễn anh đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
(Tiễn em, Cung Trầm Tưởng)
Tôi không ra ga để đưa tiễn người nên chẳng có nỗi buồn, nhưng sân ga vắng vẻ cũng làm cho tâm tư như chùng xuống dưới bầu trời xám ngắt của ngày vào đông. Vài ngọn đèn vàng hiu hắt lạc lõng giữa những cây phong trụi lá vẽ thêm nét buồn rười rượi của sân ga vắng khách. Cảnh đưa đón ở sân ga nào cũng có những tiếng cười và nước mắt. Những tiếng cười xum họp và nước mắt chia ly. Tôi ngồi trên một băng ghế dài gần ngay chỗ lên xuống của chuyến tầu. Hình dáng của người đến mà tôi đã được nghe trên điện thoại với những nét kiêu sa đài các cũng tạo nên một háo hức mong chờ. Tôi đã qua tuổi mộng mơ, tuổi vồ vập nhưng tuổi hững hờ vẫn còn nơi xa.
Chiếc đầu tầu đen thui máy nổ rầm rầm nghiến đường sắt lừng lững dừng lại. Hành khách từ Vancouver B.C. thưa thớt xuống sân ga, chậm chạp đến như lười biếng. Người phụ nữ dáng dấp Việt Nam thon thẻ có vẻ ngơ ngác, ánh mắt tìm kiếm. Tôi bước nhanh đến cười xởi lởi:
“ Cô Hoàng Yến ở Hà Nội…”
“ Chào anh ạ. Em đang lo không được gặp anh.”
“ Ông Nhân ra lệnh cho tôi hầu hạ cô. Tôi phải làm tốt bổn phận được giao phó.”
“ Gớm, anh khéo nói quá.”
Tôi giúp Hoàng Yến kéo một cái va-li khá lớn về bãi đậu xe, vừa đi vừa giới thiệu qua loa về thành phố mưa nhiều hơn nắng và những đặc sản địa phương, những nét đặc thù của cộng đồng Việt Nam ở đây và những nơi cần đi thăm nom cho bõ công bõ của. Người Hà Nội có vẻ đã rất quen thuộc với những chuyến đi, không tỏ ra lạc lõng hay ngỡ ngàng gì nơi xa lạ.
Xe chúng tôi đã lên xa lộ. Trong giờ làm việc nên xe cộ không phải nối đuôi nhau. Cũng đã gần đến trưa mà ngọn tháp Space Needle vẫn còn chìm trong sương mù, hứa hẹn một buổi chiều nắng đẹp.
“Anh ở đây lâu chưa?”
“Cũng gần hai mươi bẩy năm rồi cô à. Đây là Đà Lạt của tôi.”
“Nghe anh Nhân nói anh cũng mới về Đà Lạt mà?”
“Cách đây vài năm tôi có về Đà Lạt. Chán quá cô ơi, Đà Lạt cuả tôi đã bị một bọn thổ phỉ cầy xới nát bấy ra rồi. Cô gái Đà Lạt đã bị bọn cướp ngày tạt vào mặt một thùng át xít. Bây giờ thương tật khắp mình mẩy, mặt mũi lở loét…”
“Ngày xưa Đà Lạt đẹp lắm hả anh?”
“Đẹp lắm, thơ mộng lắm. Bây giờ tôi mời cô đi ăn phở và sau đó thì tôi sẽ đưa cô đến nhà nghỉ. Tôi đã dặn chỗ trước rồi.”
“Dạ. Anh cho em đi đâu cũng được.”
Chúng tôi đến một tiệm phở ở ngoại ô thành phố Seattle. Chỉ mới có vài năm nay mà khu vực này mọc lên tới năm tiệm phở. Khách “ghiền” phở tha hồ chọn lựa mà không phải đi xa, vất vả tìm chỗ đậu xe.
Quán phở vào giờ ăn trưa nhưng cũng thưa thớt. Trước đây chỉ mới mấy tháng, người Đại Hàn xếp hàng chờ đến lượt được xếp chỗ ngồi. Sau khi tin bánh phở ướp bằng chất hoá học được phổ biến rộng rãi, khách Đại Hàn vắng hẳn đi và những người Mỹ cũng không thấy trở lại.
Tôi đưa Hoàng Yến đến chỗ ngồi nhìn ra dòng xe cộ ngoài đường. Anh chạy bàn người Mễ mang đến hai tờ thực đơn, muốn nói câu chào hỏi nhưng ngôn ngữ cách biệt nên chỉ biết nở một nụ cười tươi.
“Hiệu phở này khá nhất ở đây. Cô ăn bát nhớn hay bát nhỏ.”
“Anh cho em xin bát nhỏ thôi ạ. Bát nhớn ở bên này to quá, gấp mười lần bát phở ở Hà Nội.”
“Tôi đã ăn phở Thìn ở ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm…”
“Phở ở Hà Nội làm sao bằng bên này được. Phở bên này ngon hơn nhiều.”
Chúng tôi gọi hai bát phở nhỏ và hai cà phê sữa, cái nồi ngồi trên cái cốc. Hoàng Yến có vẻ mệt mỏi nhưng cố giữ những nét thanh thản của một người phụ nữ có địa vị và sản nghiệp, một nét mặt và tư thái rất hiếm hoi trong xã hội cộng sản và hơn nữa là cộng sản Việt Nam. Những bộ mặt khó đăm đăm của đa số dân Hà Nội phải hàng ngày đánh vật với bát cơm manh áo vẫn còn như vật vờ đâu đó trong tiềm thức và tôi đã thật sự thoải mái với một người Hà Nội đang được Tây hoá. Chúng tôi nói chuyện về ông thân sinh của Hoàng Yến đã một thời làm việc bên cạnh ông Hồ trong Văn Phòng Chính Phủ. Vài lần tôi chê bai Ông Hồ và đám quần thần đã đưa cả một dân tộc vào chỗ binh đao máu lửa và cho đến bây giờ nước Việt Nam vẫn còn đứng đội sổ trong danh sách các quốc gia nghèo khó và chậm tiến nhất trên trái đất này. Hoàng Yến không tỏ ra một dấu hiệu khó chịu bực bội nào, vẫn nhỏ nhẹ:
“Tối nay em sẽ nói chuyện với anh về những cái lấn cấn của…người Sài Gòn. Hy vọng là sau đó chúng ta sẽ hiểu nhau hơn. Nhưng mà nói chuyện với một nhà văn thì chắc em thua to.”
“Sao cô lại gọi tôi là nhà văn?”
“Em đã được dịp xem vài truyện ngắn của anh. Không ngờ anh như thế này mà lại có đầu óc khôi hài quá lắm.”
“Thế thì tôi hãnh diện lắm. Tôi nghĩ đó là một sự công bằng tối thiểu vì sách báo của Hà Nội tràn ngập các hiệu sách và thư viện Mỹ thì sách báo ở hải ngoại ít ra cũng phải có một cơ hội nào đó góp mặt nơi quê nhà chứ.”
“Cũng có anh ạ, nhưng rất hạn chế, chỉ một số quan chức có nhiệm vụ mới được xem thôi.”
Chúng tôi bước ra khỏi quán phở. Nắng vỡ ra sau một buổi sáng đặc sương mù. Nắng mùa Đông êm dịu lởn vởn trên những ngọn thông già xanh đậm đặc. Thành phố như vừa dụi mắt tỉnh dậy sau một đêm ngủ quá giấc. Tôi lái xe đưa Hoàng Yến đi một vòng hồ Greenlake. Mặt nước trong veo lăn tăn gợn sóng, êm đềm trong an lành.
“Cô thấy hồ Hoàn Kiếm thế nào?”
“Đó chỉ là một vũng nước có di tích lịch sử thôi anh ạ.”
“Thì cũng chỉ vì di tích lịch sử nên người ta mới giữ lại cái vũng nước đó. Nếu không thì họ đã lấp đất làm nhà từ lâu rồi.”
“Anh ở xa tổ quốc mà sao chuyện gì anh cũng biết vậy?”
“Ngu dốt như tôi mà cũng biết đến vậy. Ở đây người ta còn biết Ông Nguyễn Tấn Dũng, Ông Phan Văn Khải có bao nhiêu tiền để ở nhà băng nước ngoài. Mấy tay bợm rượu còn kể tên được vài hiệu thịt chó ngon nhất ở Hà Nội.”
“Quả đất cứ ngỡ là to nhưng lại quá bé nhỏ anh nhỉ!”
Tôi đưa Hoàng Yến đến một nhà nghỉ nhỏ nhắn xinh đẹp, cách bờ hồ Greenlake mấy dẫy phố. Sau mấy câu chào hỏi bà quản lý xồ xề có nụ cười toe toét trong vành môi đỏ sẫm, Hoàng Yến được bà giúp đỡ mang hành lý lên phòng nghỉ. Tôi nói vài câu về tình hình an ninh tuyệt đối ở khu vực này để người Hà Nội an tâm nghỉ ngơi cho dãn xương dãn cốt và hẹn đến tối sẽ đón đi ăn ở một nhà hàng Mỹ.
Buổi tối lúc tôi đến thì Hoàng Yến đã sẵn sàng, trang điểm kỹ lưỡng, quần áo lượt là như đi dự đại tiệc. Bộ dạ hội mầu đỏ rượu chát bên trong áo khoác ngoài tím than may thật khéo và thời trang. Các cụ mình vẫn nói “Ăn Bắc Mặc Kinh” nhưng tôi thấy hình như người miền Bắc có vẻ thích trưng diện và người Cố Đô lại có nhiều món ăn ngon hơn. Chuyện này thì tôi không được chắc bởi vì tôi không thích ăn uống rườm rà và chỉ mặc quần áo chững chạc nghiêm chỉnh những khi cần mà thôi. Do vậy mà tôi cũng rất lơ mơ về việc ăn mặc. Chúng tôi đến một tiệm ăn Mỹ nổi tiếng có món cá hồi nướng bằng những khúc gỗ thông già. Mùi khói thơm từ chất nhựa thông quyện vào miếng cá mầu đỏ xẫm là một đặc sản của thành phố sương mù mang tên vị tù trưởng da đỏ Seattle.
Cô hầu bàn tự giới thiệu tên là Cathy có mái tóc vàng óng ả, đôi mắt xanh mầu ngọc bích và khuôn mặt thật xinh xắn sắp cho chúng tôi một bàn ngay cửa kính nhìn ra vịnh nước Puget Sound. Ngọn nến lung linh trên bàn ăn bên cạnh một bình sứ có hai bông hoa hồng tươi tạo nên một cảnh trí lãng mạn trong tiếng đàn dương cầm điêu luyện của người nhạc công da đen vọng lên từ cuối phòng ăn, chỗ có một lò sưởi to lửa cháy bập bùng. Nhìn qua cửa kính trời tối đen, những ngọn đèn mờ trên chuyến phà chậm rãi đi trên mặt nước như lang thang trong cõi hư vô.
Tôi đã không cải chính khi Cathy mang thức ăn đặt lên bàn và “chúc Ông Bà Vu ăn ngon”. Hoàng Yến có vẻ quen thuộc với những muỗng nĩa lớn bé đủ loại. Nhà tư bản đỏ đâu có xa lạ gì với những yến tiệc lớn nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới và những phong tục văn hoá khác nhau. Tôi mở đầu câu chuyện cho thân mật:
“Cô cứ luôn phải đi đây đi đó như thế này mà có ông nào theo hầu hạ thì cũng đỡ vất vả?”
“Một lần rồi anh ạ. Em sợ đến chết luôn. Số em đen đủi, gặp toàn những loại thất học vũ phu. Người em thật sự yêu thương kính mến thì lại vợ con đùm đề. Éo le quá anh ạ.”
“Ông Trời nhiều khi cũng khó tính với những người tài sắc.”
Hoàng Yến khen món cá hồi nướng ám khói và khung cảnh lịch thiệp của tiệm ăn. Chúng tôi nói chuyện lan man về nhiều đề tài khác nhau nhưng cố gắng không đả động gì đến vấn đề chính trị. Trời đánh còn tránh bữa ăn. Tư bản hay cộng sản, quốc gia hay phi quốc giới…sẽ tranh luận sau, vào một thời gian và khung cảnh thuận tiện. Người phụ nữ được nuôi dưỡng và lớn lên rồi thành đạt bằng chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ không chịu im lặng trước những nhận định đôi khi quá khích của tôi, một nạn nhân của chủ thuyết sắt máu đã làm cả dân tộc điêu đứng trong hơn nửa thế kỷ qua.
Bữa ăn chậm chạp và chúng tôi bắt đầu nói về những chương trình đầu tư của các “con rồng Á châu” như Tân Gia Ba, Đại Hàn, Đài Loan và ngay cả Mã Lai, Thái Lan vào mảnh đất mà cha ông chúng tôi đã đổ bao xương máu gầy dựng cho con cháu. Ngày nay lại bị một bọn thực dân da vàng dầy xéo thảm thương. Tôi nói với người chuyên viên kinh tế cao cấp của Hà Nội “ đồng ý là mình cần vốn của ngoại quốc để tạo công ăn việc làm cho dân chúng nhưng mình cần phải có một bộ luật đầu tư khôn ngoan, biết đặt quyền lợi của tổ quốc và của người lao động lên trên hết. Trong ít nhất ba, bốn chục năm tới thì nước Việt Nam vẫn còn phải đặt mọi trọng tâm vào việc phát triển nông nghiệp, cải cách phương thức chăn nuôi, đánh bắt hải sản…Nếu tầng lớp thanh niên cứ rời bỏ ruộng đồng đi lên thành phố kiếm công việc tay chân sống qua ngày thì nền tảng kinh tế sẽ bị lung lay ngay từ gốc rễ. Thật là nguy hiểm! Cô biết là mình phải nuôi tám chục triệu miệng ăn hàng ngày mà. Tôi không có thể hiểu được tại sao mà xe gắn máy đủ hiệu đủ cỡ chạy đầy đường. Thuốc lá và những chai rượu ngoại đầy chợ!”
Hoàng Yến nghe chăm chú, thực trạng của nền kinh tế Việt Nam cũng là những xốn xang, những quan tâm của người đang suy tư về quê hương ở ngay bờ vực thẳm của một bản án phá sản. Tôi nói thêm “bọn tư bản quốc tế chỉ là đám người làm ăn chộp giật, nay ở mai đi, nhưng dân mình thì lúc nào cũng phải bám vào mảnh đất quê hương. Bởi vậy phải có những kế hoạch kinh tế lâu dài, lấy nông nghiệp và sức lực của tầng lớp lao động ở thôn quê làm căn bản”. Câu chuyện trở nên tương đắc. Người nói, người nghe trân trọng với niềm cảm thông, cởi mở. Chúng tôi chỉ thêm và bổ túc vào những nhận định, ý kiến cuả nhau chứ không có những chống đối rồi phải ngồi nhìn nhau ái ngại.
Bữa ăn qua đi chậm chạp. Trời tối và lạnh. Cơn gió từ vịnh nước thốc vào thành phố êm ả nhẹ nhàng. Ngoài đường vào ngày giữa tuần, xe cộ thưa thớt, sương mù đặc xệt như bức tường chắn cả lối đi:
“Sương mù tối đen như thế này, anh có nhìn thấy gì không?”
“Tôi quen rồi cô ạ. Cứ nhìn hai cái đèn đỏ của xe trước mặt mình rồi theo họ mà đi.”
“Anh đừng cho em xuống hồ nhé. Em không biết bơi đâu.”
“Cô xuống hồ thì tôi cũng xuống theo. Chúng mình cùng đi với nhau.”
Hoàng Yến quay sang nhìn tôi, ánh mắt trìu mến thiết tha. Chúng tôi ghé lại quán cà phê Starbucks mua hai ly “tương tư sầu”, loại nước mầu đen như một thứ ma trơi huyền hoặc.
Lúc đi lên cầu thang để vào phòng nghỉ của Hoàng Yến, tôi đã nói về cái tượng Ông Lê Nin tạc bằng đồng trước kia được đặt ở phần mộ trong một địa thế trang trọng ở Mạc Tư Khoa. Sau khi Liên Bang Sô Viết xụp đổ thì tượng Ông Lê Nin cũng đổ theo và bây giờ đang nằm ở vườn sau nhà của một người Mỹ ở thị trấn Isaquah, cách thành phố Seattle chừng mươi dặm. Ông Mỹ này thừa tiền lắm bạc mua về mà cũng chẳng biết để làm gì! Có người kể chuyện, thỉnh thoảng ông ấy giận vợ buồn con, vác cái búa ra sau nhà đập vào đầu Lê Nin mấy búa cho hả giận. Những tượng hình Ông Hồ rồi cũng không thể nào thoát khỏi cái tiến trình của vòng quay lịch sử. Ngay khi chúng tôi bước vào phòng, Hoàng Yến đã nói một câu biện bạch thật yếu ớt:
“Chủ nghĩa cộng sản có thể có những sai trái, nhưng đó là một cần thiết cho một giai đoạn lịch sử.”
“Tôi không nghĩ đó là một cần thiết cho một giai đoạn lịch sử mà thực sự là một cần thiết cho những tham vọng của những cá nhân điên cuồng. Nhân dân Liên Bang Sô Viết đã nhận ra sự thật và họ đã đứng lên đạp đổ cái thành quách tưởng chừng như không bao giờ có thể lay chuyển được.”
“Theo anh nghĩ thì nước Việt Nam có nên từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không?”
“Tôi tin rằng nếu muốn theo kịp được phần nào mức độ tiến triển chung của thế giới thì nước Việt Nam phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Cô đã đi nhiều và đã thấy rõ, chính lý thuyết cộng sản đã lôi kéo nước mình vào cái vũng lầy của nghèo đói, dốt nát và bệnh hoạn.”
“Anh nghĩ là mình phải thay đổi tất cả?”
“Tất cả. Từ trên xuống dưới. Từ trong ra ngoài. Văn hoá, kinh tế, chính trị phải được hoàn toàn lột xác. Nói theo kiểu… người Sài Gòn chúng tôi là tắt đèn làm lại.”
“Nhưng mà những người đang nắm giữ quyền hành với đủ mọi thứ bổng lộc dễ gì họ chịu buông tha.”
“Nếu họ không kịp thời thức tỉnh thì họ sẽ chết vì hào khí và sức mạnh của toàn dân. Cô thấy không, người dân Sô Viết và khối Đông Âu đã không có lấy một tấc sắt trong tay, nhưng cuối cùng họ đã toàn thắng trong một thời gian quá ngắn ngủi. Sau khi chế độ cộng sản bị giải trừ trên phần đất này thì họ đã có những bước tiến rất đáng kể.”
Hoàng Yến nhìn lên trần nhà, vẻ mặt đăm chiêu. Mầu đỏ rượu chát của chiếc áo được may cắt thật khéo ôm gọn thân hình thon thẻ của người đang trì kéo những ngày tháng xuân thì chìm vào bóng tối của chiếc đèn trên bàn vừa đủ ánh sáng dễ chịu cho phòng ngủ. Người phụ nữ có trình độ học vấn lại được chế độ đặc biệt ưu đãi đang có những câu hỏi to lớn cho thân phận của quê hương và những người cùng dòng giống. Thực thể ngay trước mắt là siêu xa lộ xe cộ đủ loại nối đuôi nhau, những toà cao ốc giữa làn mây lãng đãng, những con người mạnh khoẻ xinh đẹp cười nói huyên thuyên ở tiệm ăn hay thương xá trong tự do và an bình. Hình ảnh sau lưng là đói khát nghèo khổ, dốt nát và bệnh tật, người nào cũng chộn rộn ngơ ngác như bị hành hình. Sự khác biệt đó đã được giải thích một cách đơn giản qua hai thể chế chính trị đối nghịch giữa cộng sản và tư bản, giữa độc tài đảng trị và dân chủ, giữa tự do và những kìm kẹp áp bức.
Con người là một tạo vật tự bản năng ham muốn hưởng thụ, ai cũng thích tự do, ăn ngon mặc đẹp và những tiện nghi vật chất và họ chỉ có thể phát triển nếu có những điều kiện căn bản và tối thiểu của quyền làm người. Bởi vậy trong mấy chục năm qua đã có rất nhiều quốc gia từ bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng không hề có một mảnh đất nào đạp đổ thành trì tự do dân chủ để khoác lên cái nhãn hiệu vô thần,vô gia đình, vô tổ quốc.
Chúng tôi ngồi lặng thinh thưởng thức cà phê Starbucks, nhìn nhau trong một khoảng cách tuy không quá xa nhưng cũng đủ để phải dè dặt. Hoàng Yến chắc còn những suy tư, những lấn cấn chưa được giải đáp. Chủ nghĩa cộng sản đã cho cô một cái ghế ngồi vững chắc với những cơ hội hái ra tiền, nhưng cảnh lầm than của đại đa số đồng bào nơi quê nhà vẫn là một khúc mắc .
“Anh nghĩ là người Việt Nam ở nước ngoài có thể làm gì được không?”
“Tôi tin là khối người trẻ tuổi học thức ở trong nước chính là những người phải nhận lãnh trách nhiệm với quê hương và dân tộc. Họ sẽ làm nên đại cuộc.”
“Tuổi trẻ bây giờ chỉ ăn chơi hưởng thụ thôi anh ạ.”
“Một số ít con cái của các ông bà cán bộ sa đọa nhưng phần đông những người trẻ vẫn còn sống trong vòng cương toả của lễ giáo và rất hiếu học. Những diễn biến trên thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lề lối suy nghĩ và sinh hoạt của tầng lớp ưu tú này và nhất định là họ sẽ hành động. Chỉ cần một que diêm ném vào đống củi khô là cơn bão lửa sẽ thiêu rụi tất cả.”
Câu chuyện trở nên thoải mái hơn với tiếng cười đậm đà. Chúng tôi bắt đầu kể tên những chỗ mua sắm trong thành phố và đỉnh núi Rainier quanh năm tuyết phủ. Tôi cũng nói về những người thơ phái nữ đông đảo ở Hà Nội, nhiều nữ thi sĩ có những bài thơ thật đáng nhớ. Trong khi đó những người viết văn thì đa số lại quá lủng củng, kể cả những ông văn sĩ đã có tiếng tăm. Cầm cuốn tiểu thuyết của một văn sĩ Hà Nội, đọc đã cả một chục trang mà cũng không hiểu tác giả muốn nói gì. Lối hành văn và các từ ngữ được người viết xử dụng quá giới hạn và tối nghĩa. Bởi vậy những cuốn sách của các nhà văn Hà Nội chỉ phơi mình mốc meo trên các kệ sách ở thư viện. Lớp người trẻ không thích đánh vật với những trang sách chữ nghĩa khó hiểu, người có chút kỷ niệm với Hà Nội lại tiếc nuối những ngày văn học trong sáng xa xưa.
Đã gần nửa đêm, Hoàng Yến tiễn tôi ra về. Tôi cầm tay đỡ người đẹp Hà Nội đi xuống cầu thang. Lúc nhìn vào gương chiếu hậu để lùi xe ra, tôi đã thấy đôi mắt lạc lõng với theo, bơ vơ giữa trời mù sương.
Đứng thuần lý về phương diện chộp giựt thì tôi phải vái thằng cha này mươi cái. Ít ra là nó đã đọc được cái vận mệnh của tổ quốc cả trước một thập niên, lúc tôi vắt giò lên cổ chạy trốn mấy anh chị mũ cối dép râu. Ngày Sài Gòn mới mở cửa, hắn ôm danh hiệu Việt kiều yêu nước về hòn ngọc Viễn Đông mua nhà mua đất. Hiện nay giá nhà đất ở gần trung tâm Sài Gòn đắt hơn dưới phố San Francisco nhiều lần. Ông Việt kiều yêu nước có bằng tiến sĩ hoá học trở thành nhà đại tư bản, một thứ tư bản đỏ lòm nhưng tiền Mỹ kim đã nhuộm xanh cả cuộc đời.
Ông bạn gọi khẩn trương nhờ tôi hướng dẫn và giúp đỡ một người quen từ Việt Nam qua khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm quốc nội trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở vùng Bắc Mỹ. Đó là một thiếu phụ gần bốn mươi tuổi rất dễ nhìn, thích tranh cãi và nói nhiều, đã ly dị và có một con gái mười hai tuổi. “Chiến sĩ gái” tốt nghiệp đại học Hà Nội và cũng đã có một thời gian nghiên cứu ở Hung Gia Lợi. Lá số tử vi của tôi có cung “vác ngà voi”, do vậy tôi đã mau mắn nhận lời. Nhất là lại được “hầu hạ” một người đẹp Hà Nội mà ông thân lúc sinh thời đã ngồi trong văn phòng chính phủ nhiều năm. Bây giờ người đẹp là chuyên viên kinh tế cao cấp, của chìm của nổi chạy dài từ Hà Nội vào đến Sài Gòn. Tiền bạc rải rác từ Thái Lan sang Hồng Kông.
Tôi mặc quần áo thật chỉnh tề, một chút kinh nghiệm bản thân đã nhắc nhở tôi về người Hà Nội luôn đặt chỉ tiêu quần áo giầy dép để cân đong thứ bậc xã hội. Người Hà Nội đánh giá đối tượng trước hết bằng bộ quần áo. Ngay như một tên trộm cắp nhưng ăn mặc bảnh bao, vàng đeo đầy người cũng được sắp xếp vào một ngôi thứ đặc biệt. Chuyện đơn giản là tên này phải là tay có tiền và không ai muốn đặt ra câu hỏi những đồng tiền đó từ đâu đến hay ở chỗ nào rơi xuống.
Tôi đến sân ga sớm hơn dự định. Cảnh đưa đón ở sân ga đã bao lần khiến văn nhân thi sĩ cám cảnh viết lên những vần thơ nát tan lòng người:
Lên xe tiễn anh đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
(Tiễn em, Cung Trầm Tưởng)
Tôi không ra ga để đưa tiễn người nên chẳng có nỗi buồn, nhưng sân ga vắng vẻ cũng làm cho tâm tư như chùng xuống dưới bầu trời xám ngắt của ngày vào đông. Vài ngọn đèn vàng hiu hắt lạc lõng giữa những cây phong trụi lá vẽ thêm nét buồn rười rượi của sân ga vắng khách. Cảnh đưa đón ở sân ga nào cũng có những tiếng cười và nước mắt. Những tiếng cười xum họp và nước mắt chia ly. Tôi ngồi trên một băng ghế dài gần ngay chỗ lên xuống của chuyến tầu. Hình dáng của người đến mà tôi đã được nghe trên điện thoại với những nét kiêu sa đài các cũng tạo nên một háo hức mong chờ. Tôi đã qua tuổi mộng mơ, tuổi vồ vập nhưng tuổi hững hờ vẫn còn nơi xa.
Chiếc đầu tầu đen thui máy nổ rầm rầm nghiến đường sắt lừng lững dừng lại. Hành khách từ Vancouver B.C. thưa thớt xuống sân ga, chậm chạp đến như lười biếng. Người phụ nữ dáng dấp Việt Nam thon thẻ có vẻ ngơ ngác, ánh mắt tìm kiếm. Tôi bước nhanh đến cười xởi lởi:
“ Cô Hoàng Yến ở Hà Nội…”
“ Chào anh ạ. Em đang lo không được gặp anh.”
“ Ông Nhân ra lệnh cho tôi hầu hạ cô. Tôi phải làm tốt bổn phận được giao phó.”
“ Gớm, anh khéo nói quá.”
Tôi giúp Hoàng Yến kéo một cái va-li khá lớn về bãi đậu xe, vừa đi vừa giới thiệu qua loa về thành phố mưa nhiều hơn nắng và những đặc sản địa phương, những nét đặc thù của cộng đồng Việt Nam ở đây và những nơi cần đi thăm nom cho bõ công bõ của. Người Hà Nội có vẻ đã rất quen thuộc với những chuyến đi, không tỏ ra lạc lõng hay ngỡ ngàng gì nơi xa lạ.
Xe chúng tôi đã lên xa lộ. Trong giờ làm việc nên xe cộ không phải nối đuôi nhau. Cũng đã gần đến trưa mà ngọn tháp Space Needle vẫn còn chìm trong sương mù, hứa hẹn một buổi chiều nắng đẹp.
“Anh ở đây lâu chưa?”
“Cũng gần hai mươi bẩy năm rồi cô à. Đây là Đà Lạt của tôi.”
“Nghe anh Nhân nói anh cũng mới về Đà Lạt mà?”
“Cách đây vài năm tôi có về Đà Lạt. Chán quá cô ơi, Đà Lạt cuả tôi đã bị một bọn thổ phỉ cầy xới nát bấy ra rồi. Cô gái Đà Lạt đã bị bọn cướp ngày tạt vào mặt một thùng át xít. Bây giờ thương tật khắp mình mẩy, mặt mũi lở loét…”
“Ngày xưa Đà Lạt đẹp lắm hả anh?”
“Đẹp lắm, thơ mộng lắm. Bây giờ tôi mời cô đi ăn phở và sau đó thì tôi sẽ đưa cô đến nhà nghỉ. Tôi đã dặn chỗ trước rồi.”
“Dạ. Anh cho em đi đâu cũng được.”
Chúng tôi đến một tiệm phở ở ngoại ô thành phố Seattle. Chỉ mới có vài năm nay mà khu vực này mọc lên tới năm tiệm phở. Khách “ghiền” phở tha hồ chọn lựa mà không phải đi xa, vất vả tìm chỗ đậu xe.
Quán phở vào giờ ăn trưa nhưng cũng thưa thớt. Trước đây chỉ mới mấy tháng, người Đại Hàn xếp hàng chờ đến lượt được xếp chỗ ngồi. Sau khi tin bánh phở ướp bằng chất hoá học được phổ biến rộng rãi, khách Đại Hàn vắng hẳn đi và những người Mỹ cũng không thấy trở lại.
Tôi đưa Hoàng Yến đến chỗ ngồi nhìn ra dòng xe cộ ngoài đường. Anh chạy bàn người Mễ mang đến hai tờ thực đơn, muốn nói câu chào hỏi nhưng ngôn ngữ cách biệt nên chỉ biết nở một nụ cười tươi.
“Hiệu phở này khá nhất ở đây. Cô ăn bát nhớn hay bát nhỏ.”
“Anh cho em xin bát nhỏ thôi ạ. Bát nhớn ở bên này to quá, gấp mười lần bát phở ở Hà Nội.”
“Tôi đã ăn phở Thìn ở ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm…”
“Phở ở Hà Nội làm sao bằng bên này được. Phở bên này ngon hơn nhiều.”
Chúng tôi gọi hai bát phở nhỏ và hai cà phê sữa, cái nồi ngồi trên cái cốc. Hoàng Yến có vẻ mệt mỏi nhưng cố giữ những nét thanh thản của một người phụ nữ có địa vị và sản nghiệp, một nét mặt và tư thái rất hiếm hoi trong xã hội cộng sản và hơn nữa là cộng sản Việt Nam. Những bộ mặt khó đăm đăm của đa số dân Hà Nội phải hàng ngày đánh vật với bát cơm manh áo vẫn còn như vật vờ đâu đó trong tiềm thức và tôi đã thật sự thoải mái với một người Hà Nội đang được Tây hoá. Chúng tôi nói chuyện về ông thân sinh của Hoàng Yến đã một thời làm việc bên cạnh ông Hồ trong Văn Phòng Chính Phủ. Vài lần tôi chê bai Ông Hồ và đám quần thần đã đưa cả một dân tộc vào chỗ binh đao máu lửa và cho đến bây giờ nước Việt Nam vẫn còn đứng đội sổ trong danh sách các quốc gia nghèo khó và chậm tiến nhất trên trái đất này. Hoàng Yến không tỏ ra một dấu hiệu khó chịu bực bội nào, vẫn nhỏ nhẹ:
“Tối nay em sẽ nói chuyện với anh về những cái lấn cấn của…người Sài Gòn. Hy vọng là sau đó chúng ta sẽ hiểu nhau hơn. Nhưng mà nói chuyện với một nhà văn thì chắc em thua to.”
“Sao cô lại gọi tôi là nhà văn?”
“Em đã được dịp xem vài truyện ngắn của anh. Không ngờ anh như thế này mà lại có đầu óc khôi hài quá lắm.”
“Thế thì tôi hãnh diện lắm. Tôi nghĩ đó là một sự công bằng tối thiểu vì sách báo của Hà Nội tràn ngập các hiệu sách và thư viện Mỹ thì sách báo ở hải ngoại ít ra cũng phải có một cơ hội nào đó góp mặt nơi quê nhà chứ.”
“Cũng có anh ạ, nhưng rất hạn chế, chỉ một số quan chức có nhiệm vụ mới được xem thôi.”
Chúng tôi bước ra khỏi quán phở. Nắng vỡ ra sau một buổi sáng đặc sương mù. Nắng mùa Đông êm dịu lởn vởn trên những ngọn thông già xanh đậm đặc. Thành phố như vừa dụi mắt tỉnh dậy sau một đêm ngủ quá giấc. Tôi lái xe đưa Hoàng Yến đi một vòng hồ Greenlake. Mặt nước trong veo lăn tăn gợn sóng, êm đềm trong an lành.
“Cô thấy hồ Hoàn Kiếm thế nào?”
“Đó chỉ là một vũng nước có di tích lịch sử thôi anh ạ.”
“Thì cũng chỉ vì di tích lịch sử nên người ta mới giữ lại cái vũng nước đó. Nếu không thì họ đã lấp đất làm nhà từ lâu rồi.”
“Anh ở xa tổ quốc mà sao chuyện gì anh cũng biết vậy?”
“Ngu dốt như tôi mà cũng biết đến vậy. Ở đây người ta còn biết Ông Nguyễn Tấn Dũng, Ông Phan Văn Khải có bao nhiêu tiền để ở nhà băng nước ngoài. Mấy tay bợm rượu còn kể tên được vài hiệu thịt chó ngon nhất ở Hà Nội.”
“Quả đất cứ ngỡ là to nhưng lại quá bé nhỏ anh nhỉ!”
Tôi đưa Hoàng Yến đến một nhà nghỉ nhỏ nhắn xinh đẹp, cách bờ hồ Greenlake mấy dẫy phố. Sau mấy câu chào hỏi bà quản lý xồ xề có nụ cười toe toét trong vành môi đỏ sẫm, Hoàng Yến được bà giúp đỡ mang hành lý lên phòng nghỉ. Tôi nói vài câu về tình hình an ninh tuyệt đối ở khu vực này để người Hà Nội an tâm nghỉ ngơi cho dãn xương dãn cốt và hẹn đến tối sẽ đón đi ăn ở một nhà hàng Mỹ.
Buổi tối lúc tôi đến thì Hoàng Yến đã sẵn sàng, trang điểm kỹ lưỡng, quần áo lượt là như đi dự đại tiệc. Bộ dạ hội mầu đỏ rượu chát bên trong áo khoác ngoài tím than may thật khéo và thời trang. Các cụ mình vẫn nói “Ăn Bắc Mặc Kinh” nhưng tôi thấy hình như người miền Bắc có vẻ thích trưng diện và người Cố Đô lại có nhiều món ăn ngon hơn. Chuyện này thì tôi không được chắc bởi vì tôi không thích ăn uống rườm rà và chỉ mặc quần áo chững chạc nghiêm chỉnh những khi cần mà thôi. Do vậy mà tôi cũng rất lơ mơ về việc ăn mặc. Chúng tôi đến một tiệm ăn Mỹ nổi tiếng có món cá hồi nướng bằng những khúc gỗ thông già. Mùi khói thơm từ chất nhựa thông quyện vào miếng cá mầu đỏ xẫm là một đặc sản của thành phố sương mù mang tên vị tù trưởng da đỏ Seattle.
Cô hầu bàn tự giới thiệu tên là Cathy có mái tóc vàng óng ả, đôi mắt xanh mầu ngọc bích và khuôn mặt thật xinh xắn sắp cho chúng tôi một bàn ngay cửa kính nhìn ra vịnh nước Puget Sound. Ngọn nến lung linh trên bàn ăn bên cạnh một bình sứ có hai bông hoa hồng tươi tạo nên một cảnh trí lãng mạn trong tiếng đàn dương cầm điêu luyện của người nhạc công da đen vọng lên từ cuối phòng ăn, chỗ có một lò sưởi to lửa cháy bập bùng. Nhìn qua cửa kính trời tối đen, những ngọn đèn mờ trên chuyến phà chậm rãi đi trên mặt nước như lang thang trong cõi hư vô.
Tôi đã không cải chính khi Cathy mang thức ăn đặt lên bàn và “chúc Ông Bà Vu ăn ngon”. Hoàng Yến có vẻ quen thuộc với những muỗng nĩa lớn bé đủ loại. Nhà tư bản đỏ đâu có xa lạ gì với những yến tiệc lớn nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới và những phong tục văn hoá khác nhau. Tôi mở đầu câu chuyện cho thân mật:
“Cô cứ luôn phải đi đây đi đó như thế này mà có ông nào theo hầu hạ thì cũng đỡ vất vả?”
“Một lần rồi anh ạ. Em sợ đến chết luôn. Số em đen đủi, gặp toàn những loại thất học vũ phu. Người em thật sự yêu thương kính mến thì lại vợ con đùm đề. Éo le quá anh ạ.”
“Ông Trời nhiều khi cũng khó tính với những người tài sắc.”
Hoàng Yến khen món cá hồi nướng ám khói và khung cảnh lịch thiệp của tiệm ăn. Chúng tôi nói chuyện lan man về nhiều đề tài khác nhau nhưng cố gắng không đả động gì đến vấn đề chính trị. Trời đánh còn tránh bữa ăn. Tư bản hay cộng sản, quốc gia hay phi quốc giới…sẽ tranh luận sau, vào một thời gian và khung cảnh thuận tiện. Người phụ nữ được nuôi dưỡng và lớn lên rồi thành đạt bằng chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ không chịu im lặng trước những nhận định đôi khi quá khích của tôi, một nạn nhân của chủ thuyết sắt máu đã làm cả dân tộc điêu đứng trong hơn nửa thế kỷ qua.
Bữa ăn chậm chạp và chúng tôi bắt đầu nói về những chương trình đầu tư của các “con rồng Á châu” như Tân Gia Ba, Đại Hàn, Đài Loan và ngay cả Mã Lai, Thái Lan vào mảnh đất mà cha ông chúng tôi đã đổ bao xương máu gầy dựng cho con cháu. Ngày nay lại bị một bọn thực dân da vàng dầy xéo thảm thương. Tôi nói với người chuyên viên kinh tế cao cấp của Hà Nội “ đồng ý là mình cần vốn của ngoại quốc để tạo công ăn việc làm cho dân chúng nhưng mình cần phải có một bộ luật đầu tư khôn ngoan, biết đặt quyền lợi của tổ quốc và của người lao động lên trên hết. Trong ít nhất ba, bốn chục năm tới thì nước Việt Nam vẫn còn phải đặt mọi trọng tâm vào việc phát triển nông nghiệp, cải cách phương thức chăn nuôi, đánh bắt hải sản…Nếu tầng lớp thanh niên cứ rời bỏ ruộng đồng đi lên thành phố kiếm công việc tay chân sống qua ngày thì nền tảng kinh tế sẽ bị lung lay ngay từ gốc rễ. Thật là nguy hiểm! Cô biết là mình phải nuôi tám chục triệu miệng ăn hàng ngày mà. Tôi không có thể hiểu được tại sao mà xe gắn máy đủ hiệu đủ cỡ chạy đầy đường. Thuốc lá và những chai rượu ngoại đầy chợ!”
Hoàng Yến nghe chăm chú, thực trạng của nền kinh tế Việt Nam cũng là những xốn xang, những quan tâm của người đang suy tư về quê hương ở ngay bờ vực thẳm của một bản án phá sản. Tôi nói thêm “bọn tư bản quốc tế chỉ là đám người làm ăn chộp giật, nay ở mai đi, nhưng dân mình thì lúc nào cũng phải bám vào mảnh đất quê hương. Bởi vậy phải có những kế hoạch kinh tế lâu dài, lấy nông nghiệp và sức lực của tầng lớp lao động ở thôn quê làm căn bản”. Câu chuyện trở nên tương đắc. Người nói, người nghe trân trọng với niềm cảm thông, cởi mở. Chúng tôi chỉ thêm và bổ túc vào những nhận định, ý kiến cuả nhau chứ không có những chống đối rồi phải ngồi nhìn nhau ái ngại.
Bữa ăn qua đi chậm chạp. Trời tối và lạnh. Cơn gió từ vịnh nước thốc vào thành phố êm ả nhẹ nhàng. Ngoài đường vào ngày giữa tuần, xe cộ thưa thớt, sương mù đặc xệt như bức tường chắn cả lối đi:
“Sương mù tối đen như thế này, anh có nhìn thấy gì không?”
“Tôi quen rồi cô ạ. Cứ nhìn hai cái đèn đỏ của xe trước mặt mình rồi theo họ mà đi.”
“Anh đừng cho em xuống hồ nhé. Em không biết bơi đâu.”
“Cô xuống hồ thì tôi cũng xuống theo. Chúng mình cùng đi với nhau.”
Hoàng Yến quay sang nhìn tôi, ánh mắt trìu mến thiết tha. Chúng tôi ghé lại quán cà phê Starbucks mua hai ly “tương tư sầu”, loại nước mầu đen như một thứ ma trơi huyền hoặc.
Lúc đi lên cầu thang để vào phòng nghỉ của Hoàng Yến, tôi đã nói về cái tượng Ông Lê Nin tạc bằng đồng trước kia được đặt ở phần mộ trong một địa thế trang trọng ở Mạc Tư Khoa. Sau khi Liên Bang Sô Viết xụp đổ thì tượng Ông Lê Nin cũng đổ theo và bây giờ đang nằm ở vườn sau nhà của một người Mỹ ở thị trấn Isaquah, cách thành phố Seattle chừng mươi dặm. Ông Mỹ này thừa tiền lắm bạc mua về mà cũng chẳng biết để làm gì! Có người kể chuyện, thỉnh thoảng ông ấy giận vợ buồn con, vác cái búa ra sau nhà đập vào đầu Lê Nin mấy búa cho hả giận. Những tượng hình Ông Hồ rồi cũng không thể nào thoát khỏi cái tiến trình của vòng quay lịch sử. Ngay khi chúng tôi bước vào phòng, Hoàng Yến đã nói một câu biện bạch thật yếu ớt:
“Chủ nghĩa cộng sản có thể có những sai trái, nhưng đó là một cần thiết cho một giai đoạn lịch sử.”
“Tôi không nghĩ đó là một cần thiết cho một giai đoạn lịch sử mà thực sự là một cần thiết cho những tham vọng của những cá nhân điên cuồng. Nhân dân Liên Bang Sô Viết đã nhận ra sự thật và họ đã đứng lên đạp đổ cái thành quách tưởng chừng như không bao giờ có thể lay chuyển được.”
“Theo anh nghĩ thì nước Việt Nam có nên từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không?”
“Tôi tin rằng nếu muốn theo kịp được phần nào mức độ tiến triển chung của thế giới thì nước Việt Nam phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Cô đã đi nhiều và đã thấy rõ, chính lý thuyết cộng sản đã lôi kéo nước mình vào cái vũng lầy của nghèo đói, dốt nát và bệnh hoạn.”
“Anh nghĩ là mình phải thay đổi tất cả?”
“Tất cả. Từ trên xuống dưới. Từ trong ra ngoài. Văn hoá, kinh tế, chính trị phải được hoàn toàn lột xác. Nói theo kiểu… người Sài Gòn chúng tôi là tắt đèn làm lại.”
“Nhưng mà những người đang nắm giữ quyền hành với đủ mọi thứ bổng lộc dễ gì họ chịu buông tha.”
“Nếu họ không kịp thời thức tỉnh thì họ sẽ chết vì hào khí và sức mạnh của toàn dân. Cô thấy không, người dân Sô Viết và khối Đông Âu đã không có lấy một tấc sắt trong tay, nhưng cuối cùng họ đã toàn thắng trong một thời gian quá ngắn ngủi. Sau khi chế độ cộng sản bị giải trừ trên phần đất này thì họ đã có những bước tiến rất đáng kể.”
Hoàng Yến nhìn lên trần nhà, vẻ mặt đăm chiêu. Mầu đỏ rượu chát của chiếc áo được may cắt thật khéo ôm gọn thân hình thon thẻ của người đang trì kéo những ngày tháng xuân thì chìm vào bóng tối của chiếc đèn trên bàn vừa đủ ánh sáng dễ chịu cho phòng ngủ. Người phụ nữ có trình độ học vấn lại được chế độ đặc biệt ưu đãi đang có những câu hỏi to lớn cho thân phận của quê hương và những người cùng dòng giống. Thực thể ngay trước mắt là siêu xa lộ xe cộ đủ loại nối đuôi nhau, những toà cao ốc giữa làn mây lãng đãng, những con người mạnh khoẻ xinh đẹp cười nói huyên thuyên ở tiệm ăn hay thương xá trong tự do và an bình. Hình ảnh sau lưng là đói khát nghèo khổ, dốt nát và bệnh tật, người nào cũng chộn rộn ngơ ngác như bị hành hình. Sự khác biệt đó đã được giải thích một cách đơn giản qua hai thể chế chính trị đối nghịch giữa cộng sản và tư bản, giữa độc tài đảng trị và dân chủ, giữa tự do và những kìm kẹp áp bức.
Con người là một tạo vật tự bản năng ham muốn hưởng thụ, ai cũng thích tự do, ăn ngon mặc đẹp và những tiện nghi vật chất và họ chỉ có thể phát triển nếu có những điều kiện căn bản và tối thiểu của quyền làm người. Bởi vậy trong mấy chục năm qua đã có rất nhiều quốc gia từ bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng không hề có một mảnh đất nào đạp đổ thành trì tự do dân chủ để khoác lên cái nhãn hiệu vô thần,vô gia đình, vô tổ quốc.
Chúng tôi ngồi lặng thinh thưởng thức cà phê Starbucks, nhìn nhau trong một khoảng cách tuy không quá xa nhưng cũng đủ để phải dè dặt. Hoàng Yến chắc còn những suy tư, những lấn cấn chưa được giải đáp. Chủ nghĩa cộng sản đã cho cô một cái ghế ngồi vững chắc với những cơ hội hái ra tiền, nhưng cảnh lầm than của đại đa số đồng bào nơi quê nhà vẫn là một khúc mắc .
“Anh nghĩ là người Việt Nam ở nước ngoài có thể làm gì được không?”
“Tôi tin là khối người trẻ tuổi học thức ở trong nước chính là những người phải nhận lãnh trách nhiệm với quê hương và dân tộc. Họ sẽ làm nên đại cuộc.”
“Tuổi trẻ bây giờ chỉ ăn chơi hưởng thụ thôi anh ạ.”
“Một số ít con cái của các ông bà cán bộ sa đọa nhưng phần đông những người trẻ vẫn còn sống trong vòng cương toả của lễ giáo và rất hiếu học. Những diễn biến trên thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lề lối suy nghĩ và sinh hoạt của tầng lớp ưu tú này và nhất định là họ sẽ hành động. Chỉ cần một que diêm ném vào đống củi khô là cơn bão lửa sẽ thiêu rụi tất cả.”
Câu chuyện trở nên thoải mái hơn với tiếng cười đậm đà. Chúng tôi bắt đầu kể tên những chỗ mua sắm trong thành phố và đỉnh núi Rainier quanh năm tuyết phủ. Tôi cũng nói về những người thơ phái nữ đông đảo ở Hà Nội, nhiều nữ thi sĩ có những bài thơ thật đáng nhớ. Trong khi đó những người viết văn thì đa số lại quá lủng củng, kể cả những ông văn sĩ đã có tiếng tăm. Cầm cuốn tiểu thuyết của một văn sĩ Hà Nội, đọc đã cả một chục trang mà cũng không hiểu tác giả muốn nói gì. Lối hành văn và các từ ngữ được người viết xử dụng quá giới hạn và tối nghĩa. Bởi vậy những cuốn sách của các nhà văn Hà Nội chỉ phơi mình mốc meo trên các kệ sách ở thư viện. Lớp người trẻ không thích đánh vật với những trang sách chữ nghĩa khó hiểu, người có chút kỷ niệm với Hà Nội lại tiếc nuối những ngày văn học trong sáng xa xưa.
Đã gần nửa đêm, Hoàng Yến tiễn tôi ra về. Tôi cầm tay đỡ người đẹp Hà Nội đi xuống cầu thang. Lúc nhìn vào gương chiếu hậu để lùi xe ra, tôi đã thấy đôi mắt lạc lõng với theo, bơ vơ giữa trời mù sương.
VŨ LỤC BÌNH
April-2001