Anh Đỗ Phủ ở buồng nào?
Tối hôm đó, tại Trại Hàm Tân, mấy anh em trong một buồng “Nhà Đỏ” mừng Hà Chưởng Môn lên tuổi “Cổ Lai Hy” .Ông già Vỹ là tay cao cờ, bèn hầu tiếp chưởng môn ba ván. Được thua không thành vấn đề. Có tiếng Lê Huy Linh Vũ, tức Nguyễn Thượng Thọ:
- Tôi cũng xin góp một câu “chiệng dzui”, có liên quan đến cái “đài” của Nha Vô Tuyến Truyền Thanh mà ngày xưa Hà Chưởng Môn đã từng... “đứng đầu cơ quan”...
Mấy kẻ đang chầu rìa bàn cờ tướng,- trong đó có tôi, -nhao nhao:
- Tô Mát, kể luôn đi, khỏi... phi lộ!
Tô Mát, Succarbo, đều là những nít nêm mà õ Thọ, tự đặt cho mình. Chuyện kể rằng, ngày xưa Thọ học chữ Tây. Thày giáo người Pháp kêu Thọ là Tô. Mấy thằng “nhất quỷ nhì ma” cũng bắt chước kêu như vậy, cho nên Thọ nói:
- Ta có tên là Tô từ nhỏ. Bi giờ ta bị “chạm mát” nên cứ gọi ta là Tô Mát! Tụi bay đừng tưởng tầm thường. Tô Mát là tên Tây Thomas đấy.!
Còn cái tên có vẻ.... Nam Dương là Succarbo thì Thọ diễn tả hơi... tục, không tiện ghi ra đây. Thọ kể:
- Bữa đó, vài tuần sau khi Sè Goòng được “giải phóng”, trước bùng binh chợ Bến Thành, một anh bộ đội hỏi ông cụ người Miền Nam:
- Ở đâu có giỏ đài? Giọng nói của anh này hơi nặng, ông già nghe không rõ, bèn hỏi lại:
- Anh.. đồng chí nói gì?
Anh ta nhắc lại câu vừa nói.
Cụ già gật gù, chỉ tay qua mé bên kia đường:
- Anh lên xe buýt vô Chợ Lớn rồi biểu tài xế tốp gần sân Tinh Võ cho xuống. “Đồng chí” mừng lắm quên cả cảm ơn, rảo bước qua trạm xe bus.
Khi xe ngưng lại, anh ta vội bước xuống đường rồi kéo áo một “xếnh xáng” vừa đi tới:
- Ở đâu có giỏ đài?
Người được hỏi lắc đầu:
- Nị nói cái gì, ngộ không hiểu?
Anh gắt um lên:
- Tôi hỏi ở đâu có giỏ đài? “Xếnh xáng” chỉ tay vô sân Tinh Võ:
- Vỏ Đài đó chớ đâu nữa! Anh ta bực mình lớn tiếng:
- Tôi hỏi mua giỏ đài mà sao ông lại chỉ vô đó? Hai bên đang gây nhau thì may quá, một cụ già Việt Nam đi tới. Nghe qua câu chuyện, ông cụ cười ngất:
- Phải anh muốn mua cái bao đựng máy thâu thanh không? Anh qua đường Tổng Đốc Phương mà hỏi. Đây là sân Tinh Võ, đâu phải tiệm bán ra-đi-ô!
Câu chuyện khá hấp dẫn khiến mấy kẻ chầu rìa cười hô hố. Cụ Vỹ giơ tay:
- Ồn quá! Để coi bác Hà sắp bị chiếu bí đến nơi rồi đây nè! Phía giường bên có một trự lên tiếng:
- Cái gì mà... “Nhân sinh thất thập cổ lai hi?” Phải thơ của Lý Bạch không, Hà lão tiền bối? Hẳn lúc đó, chưởng môn đang muốn “câu giờ” đặng gỡ nước cờ bí, nên ông rung đùi ngâm:
-...Tửu trái tầm thường hà xứ hữu? Nhân sinh thất thập cô lai hi...
Đó là thơ Đỗ Phủ chứ đâu phải của Lý Bạch! Đừng có đem râu ông nọ cắm vô cằm bà kia!
Trong lúc chúng tôi đang sinh hoạt lành mạnh như vậy, dè đâu ngoài khung cửa có một tên “chèo” nghe lén.
Y lớn tiếng :
- Này!
Chúng tôi chú ý nghe y nói tiếp:
- Anh kia!
Y chỉ vô bàn cờ:
- Anh Linh phải không?
Hà Chưởng Môn, tức người tù Phạm Xuân Ninh gật đầu:
- Phải!
Tên chèo sẵng giọng:
- Anh vừa đọc cái gì thế?
- Thưa cán bộ, tôi đọc thơ Đỗ Phủ!
- Lại thơ phản động phải không? Anh Đỗ Phủ ở buồng nào? Đội mấy?
Nhiều khuôn mặt dài ra, ngơ ngác.
Cụ Ninh cố nén cười:
- Thưa, “anh” Đỗ Phủ là người Trung Hoa, đã tạ thế cách nay đã trên một ngàn hai trăm năm rồi!
Tên công an biết mình hố, nhưng vẫn lớn tiếng:
- À! Thì ra anh đọc tiếng nước ngoài!
Chưởng môn không chịu:
- Đâu phải tiếng nước ngoài, tôi đọc tiếng Việt Nam mà!
- Nói náo! Tiếng Việt Nam mà sao tôi nghe không hiểu gì cả?
- Đó là chữ Nho, cán bộ!
Tên chèo nạt liền:
- Chữ nho nà cái gì? Anh không chịu tiếp thu khi được... cán bộ ... giáo rục!
Cụ Ninh phì cười:
- Cán bộ giáo dục tôi?
Y gật đầu:
- Đúng, tôi thay mặt Đàng và nha nước giáo rục anh! Anh còn cười, ngoan cố hả? Anh viết ngay bản kiểm điểm, sáng mai mang theo lên phòng cán bộ trực trại... nàm việc!
Chưởng môn chán không thèm nói thêm. Tên công an hầm hầm bỏ đi.
Hà chường môn cười khà! Có nhiều tiếng cười theo.
Cụ Vỹ giục:
- Kìa, bác Hà ... đi... đi chớ! Bác thua ván cờ này là cái chắc rồi!
Lại một giọng “vịt đực” phát ra:
- Thế là ngày mai bố được nghỉ lao động, đúng là Happy Birthday! Hên đó, bố!
Hoàng Ngọc Liên
- Tôi cũng xin góp một câu “chiệng dzui”, có liên quan đến cái “đài” của Nha Vô Tuyến Truyền Thanh mà ngày xưa Hà Chưởng Môn đã từng... “đứng đầu cơ quan”...
Mấy kẻ đang chầu rìa bàn cờ tướng,- trong đó có tôi, -nhao nhao:
- Tô Mát, kể luôn đi, khỏi... phi lộ!
Tô Mát, Succarbo, đều là những nít nêm mà õ Thọ, tự đặt cho mình. Chuyện kể rằng, ngày xưa Thọ học chữ Tây. Thày giáo người Pháp kêu Thọ là Tô. Mấy thằng “nhất quỷ nhì ma” cũng bắt chước kêu như vậy, cho nên Thọ nói:
- Ta có tên là Tô từ nhỏ. Bi giờ ta bị “chạm mát” nên cứ gọi ta là Tô Mát! Tụi bay đừng tưởng tầm thường. Tô Mát là tên Tây Thomas đấy.!
Còn cái tên có vẻ.... Nam Dương là Succarbo thì Thọ diễn tả hơi... tục, không tiện ghi ra đây. Thọ kể:
- Bữa đó, vài tuần sau khi Sè Goòng được “giải phóng”, trước bùng binh chợ Bến Thành, một anh bộ đội hỏi ông cụ người Miền Nam:
- Ở đâu có giỏ đài? Giọng nói của anh này hơi nặng, ông già nghe không rõ, bèn hỏi lại:
- Anh.. đồng chí nói gì?
Anh ta nhắc lại câu vừa nói.
Cụ già gật gù, chỉ tay qua mé bên kia đường:
- Anh lên xe buýt vô Chợ Lớn rồi biểu tài xế tốp gần sân Tinh Võ cho xuống. “Đồng chí” mừng lắm quên cả cảm ơn, rảo bước qua trạm xe bus.
Khi xe ngưng lại, anh ta vội bước xuống đường rồi kéo áo một “xếnh xáng” vừa đi tới:
- Ở đâu có giỏ đài?
Người được hỏi lắc đầu:
- Nị nói cái gì, ngộ không hiểu?
Anh gắt um lên:
- Tôi hỏi ở đâu có giỏ đài? “Xếnh xáng” chỉ tay vô sân Tinh Võ:
- Vỏ Đài đó chớ đâu nữa! Anh ta bực mình lớn tiếng:
- Tôi hỏi mua giỏ đài mà sao ông lại chỉ vô đó? Hai bên đang gây nhau thì may quá, một cụ già Việt Nam đi tới. Nghe qua câu chuyện, ông cụ cười ngất:
- Phải anh muốn mua cái bao đựng máy thâu thanh không? Anh qua đường Tổng Đốc Phương mà hỏi. Đây là sân Tinh Võ, đâu phải tiệm bán ra-đi-ô!
Câu chuyện khá hấp dẫn khiến mấy kẻ chầu rìa cười hô hố. Cụ Vỹ giơ tay:
- Ồn quá! Để coi bác Hà sắp bị chiếu bí đến nơi rồi đây nè! Phía giường bên có một trự lên tiếng:
- Cái gì mà... “Nhân sinh thất thập cổ lai hi?” Phải thơ của Lý Bạch không, Hà lão tiền bối? Hẳn lúc đó, chưởng môn đang muốn “câu giờ” đặng gỡ nước cờ bí, nên ông rung đùi ngâm:
-...Tửu trái tầm thường hà xứ hữu? Nhân sinh thất thập cô lai hi...
Đó là thơ Đỗ Phủ chứ đâu phải của Lý Bạch! Đừng có đem râu ông nọ cắm vô cằm bà kia!
Trong lúc chúng tôi đang sinh hoạt lành mạnh như vậy, dè đâu ngoài khung cửa có một tên “chèo” nghe lén.
Y lớn tiếng :
- Này!
Chúng tôi chú ý nghe y nói tiếp:
- Anh kia!
Y chỉ vô bàn cờ:
- Anh Linh phải không?
Hà Chưởng Môn, tức người tù Phạm Xuân Ninh gật đầu:
- Phải!
Tên chèo sẵng giọng:
- Anh vừa đọc cái gì thế?
- Thưa cán bộ, tôi đọc thơ Đỗ Phủ!
- Lại thơ phản động phải không? Anh Đỗ Phủ ở buồng nào? Đội mấy?
Nhiều khuôn mặt dài ra, ngơ ngác.
Cụ Ninh cố nén cười:
- Thưa, “anh” Đỗ Phủ là người Trung Hoa, đã tạ thế cách nay đã trên một ngàn hai trăm năm rồi!
Tên công an biết mình hố, nhưng vẫn lớn tiếng:
- À! Thì ra anh đọc tiếng nước ngoài!
Chưởng môn không chịu:
- Đâu phải tiếng nước ngoài, tôi đọc tiếng Việt Nam mà!
- Nói náo! Tiếng Việt Nam mà sao tôi nghe không hiểu gì cả?
- Đó là chữ Nho, cán bộ!
Tên chèo nạt liền:
- Chữ nho nà cái gì? Anh không chịu tiếp thu khi được... cán bộ ... giáo rục!
Cụ Ninh phì cười:
- Cán bộ giáo dục tôi?
Y gật đầu:
- Đúng, tôi thay mặt Đàng và nha nước giáo rục anh! Anh còn cười, ngoan cố hả? Anh viết ngay bản kiểm điểm, sáng mai mang theo lên phòng cán bộ trực trại... nàm việc!
Chưởng môn chán không thèm nói thêm. Tên công an hầm hầm bỏ đi.
Hà chường môn cười khà! Có nhiều tiếng cười theo.
Cụ Vỹ giục:
- Kìa, bác Hà ... đi... đi chớ! Bác thua ván cờ này là cái chắc rồi!
Lại một giọng “vịt đực” phát ra:
- Thế là ngày mai bố được nghỉ lao động, đúng là Happy Birthday! Hên đó, bố!
Hoàng Ngọc Liên
(Trích Viên Đạn Cuối Cùng)
Nguồn ĐaiViet