BÀI NÓI CHUYỆN CÔN MINH
Audio rfa
Trong vài ngày nay, tôi nhận được một bài nói chuyện của một ông tướng Trung Hoa vừa được một số báo điện tử đăng tải. Các bạn của tôi đọc được bài ấy và vì nhận thấy đây là một bài lạ và hiếm có cho nên đã chuyển bài ấy cho các bạn bè khác, trong đó có tôi, cùng đọc cho biết.
Có bạn đọc khen ngợi ông tướng này. Có người tỏ ra bội phục ông ấy và nhận xét rằng nếu hàng lãnh đạo của Trung quốc mà có những nhân vật tầm cỡ như thế này thì Trung Hoa sẽ làm bá chủ thế giới và như thế thì Việt Nam sẽ nguy vong.
Đây là bài nói chuyện của tướng chính trị Lưu Á Châu (Liu Yazhou) của Trường Đại Học Quốc Phòng Bắc Kinh vào năm 2002 trước các sĩ quan cấp tiểu đoàn trở lên của quân khu Bắc Kinh.
Người ta chú ý đến bài nói chuyện này vì nó lạ từ trước đến nay. Ông tướng này so sánh hai nền văn hóa Trung Hoa và Hoa Kỳ, Trung quốc và phương Tây, ghi nhận các khuyết điểm của Trung quốc và các ưu điểm của Mỹ và Tây phương. Người ta bảo là ông ấy can đảm và mạnh dạn nói lên sự thật.
Cách đây vài năm một người Trung Hoa là Bá Dương đã xuất bản một quyển sách với tựa đề "Người Trung quốc xấu xí". Ông này cũng là một người can đảm, dám phơi bày những cái khuyết điểm của người Trung Hoa cho người Trung Hoa và dân chúng các nước khác đọc cho biết. Có lẽ cái chủ đích của tác giả Bá Dương là thuốc đắng dã tật, cần phải phô ra cho mọi người thấy những đặc điểm xấu xa của người dân ông thì may ra họ mới cảm thấy ngượng, mắc cỡ mà sửa đổi chăng? Thông thường con người có khuynh hướng nhìn ra thay vì nhìn vào, thấy cái dở của người khác chứ không thấy cái tệ hại của bản thân. Chính vì thế cho nên người ta mới cần có người khác nhắc nhở để mà sửa đổi, điều chỉnh và cải thiện bản thân. Thói hư khó bỏ, tật xấu khó chừa. Qua bao nhiêu thế hệ, người ta đã quen với các thói hư tật xấu rồi thì không dễ gì mà dứt bỏ chúng cho được. Đã là con người, ai cũng có tự ái, người nào dù có ý tốt nói về cái xấu của ta và khuyên ta sửa đổi thì phản ứng đầu tiên của ta là phản kháng lại, mất cảm tình với người đó và cuối cùng có thể là không giao thiệp với người ấy nữa. Nhìn nhận khuyết điểm bản thân và quyết tâm sửa đổi nó là một thái độ can đảm không phải ai cũng làm được đâu.
Sau khi cuốn sách của ông Bá Dương được phát hành vài năm, tình trạng của người Trung quốc đâu lại vào đó, chẳng có thay đổi mảy may chút nào. Nếu có bạn đọc nào ghi nhận được sự tiến bộ nào bên Trung quốc từ sau ngày có quyển sách "Người Trung quốc xấu xí" xin vui lòng chia sẻ để mọi người cùng biết.
Nay mọi người lại có dịp đọc được bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu. Bài này đang được phổ biến khắp thế giới với một thái độ thán phục đối với tác giả của nó.
Nếu đây là bài viết của một người Trung Hoa đang sinh sống tại nước ngoài thì cũng không làm cho người đọc lưu ý nhiều. Ngược lại, đó là một bài nói chuyện của một trung tướng chính ủy thuộc một trường Quốc Phòng Trung quốc trước các hàng sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng trở lên mới khiến cho người đọc có ít nhiều thắc mắc.
Có bạn đọc khen ngợi ông tướng này. Có người tỏ ra bội phục ông ấy và nhận xét rằng nếu hàng lãnh đạo của Trung quốc mà có những nhân vật tầm cỡ như thế này thì Trung Hoa sẽ làm bá chủ thế giới và như thế thì Việt Nam sẽ nguy vong.
Đây là bài nói chuyện của tướng chính trị Lưu Á Châu (Liu Yazhou) của Trường Đại Học Quốc Phòng Bắc Kinh vào năm 2002 trước các sĩ quan cấp tiểu đoàn trở lên của quân khu Bắc Kinh.
Người ta chú ý đến bài nói chuyện này vì nó lạ từ trước đến nay. Ông tướng này so sánh hai nền văn hóa Trung Hoa và Hoa Kỳ, Trung quốc và phương Tây, ghi nhận các khuyết điểm của Trung quốc và các ưu điểm của Mỹ và Tây phương. Người ta bảo là ông ấy can đảm và mạnh dạn nói lên sự thật.
Cách đây vài năm một người Trung Hoa là Bá Dương đã xuất bản một quyển sách với tựa đề "Người Trung quốc xấu xí". Ông này cũng là một người can đảm, dám phơi bày những cái khuyết điểm của người Trung Hoa cho người Trung Hoa và dân chúng các nước khác đọc cho biết. Có lẽ cái chủ đích của tác giả Bá Dương là thuốc đắng dã tật, cần phải phô ra cho mọi người thấy những đặc điểm xấu xa của người dân ông thì may ra họ mới cảm thấy ngượng, mắc cỡ mà sửa đổi chăng? Thông thường con người có khuynh hướng nhìn ra thay vì nhìn vào, thấy cái dở của người khác chứ không thấy cái tệ hại của bản thân. Chính vì thế cho nên người ta mới cần có người khác nhắc nhở để mà sửa đổi, điều chỉnh và cải thiện bản thân. Thói hư khó bỏ, tật xấu khó chừa. Qua bao nhiêu thế hệ, người ta đã quen với các thói hư tật xấu rồi thì không dễ gì mà dứt bỏ chúng cho được. Đã là con người, ai cũng có tự ái, người nào dù có ý tốt nói về cái xấu của ta và khuyên ta sửa đổi thì phản ứng đầu tiên của ta là phản kháng lại, mất cảm tình với người đó và cuối cùng có thể là không giao thiệp với người ấy nữa. Nhìn nhận khuyết điểm bản thân và quyết tâm sửa đổi nó là một thái độ can đảm không phải ai cũng làm được đâu.
Sau khi cuốn sách của ông Bá Dương được phát hành vài năm, tình trạng của người Trung quốc đâu lại vào đó, chẳng có thay đổi mảy may chút nào. Nếu có bạn đọc nào ghi nhận được sự tiến bộ nào bên Trung quốc từ sau ngày có quyển sách "Người Trung quốc xấu xí" xin vui lòng chia sẻ để mọi người cùng biết.
Nay mọi người lại có dịp đọc được bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu. Bài này đang được phổ biến khắp thế giới với một thái độ thán phục đối với tác giả của nó.
Nếu đây là bài viết của một người Trung Hoa đang sinh sống tại nước ngoài thì cũng không làm cho người đọc lưu ý nhiều. Ngược lại, đó là một bài nói chuyện của một trung tướng chính ủy thuộc một trường Quốc Phòng Trung quốc trước các hàng sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng trở lên mới khiến cho người đọc có ít nhiều thắc mắc.
Là một công dân gốc Trung Hoa sinh sống tại ngoại quốc như Âu châu hay Hoa Kỳ, được hưởng đầy đủ tự do dân chủ như người bản xứ, tác giả có toàn quyền tự do ngôn luận, và đó là việc bình thường. Thế nhưng một ông Trung Tướng mà lại là tướng chính trị phát biểu ở trong nước, bàn về cái khuyết điểm của nền văn hóa Trung Hoa và so sánh hai nền văn hóa Trung quốc và phương Tây thì phải xem đây là một chuyện lạ. Bài nói chuyện của ông tướng 58 tuổi này tại căn cứ Côn Minh, Vân Nam cách đây 8 năm mà cho đến nay ông tướng không nghe nói bị hạ tầng công tác và thuyên chuyển như thế cần được hiểu như thế này:
- Ông tướng này không có chân trong Bộ Chính Trị, cũng chẳng giữ một chức vụ gì thuộc hàng nội các cho nên các lời phát biểu của ông không phải là tiếng nói hay nhận xét chính thức của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
- Trong chế độ Cộng Sản một ông tướng nói chuyện với các sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng trở lên không được hoàn toàn tự do muốn nói cái gì thì nói. Mà ngay cả một ông tướng võ biền xông pha trận mạc muốn nói cái gì thì nội dung của bài nói chuyện đã được đảng và quân đội kiểm duyệt và cho phép trước. Tướng đánh trận thuần túy bảo là nói năng lơ mơ thì được chứ tướng cấp chính ủy, hướng dẫn và huấn luyện về chính trị cho các sĩ quan, cán bộ cao cấp là tuyệt đối không thể lơ mơ được. Như vậy, bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu đương nhiên phải có sự chấp thuận của đảng trước chứ không thể nào là bài viết do một mình ông tướng biết và chỉ một mình ông đọc như thế được. Ở một nước độc tài đảng trị như Trung quốc các nhà lãnh đạo của họ đâu có để một ông tướng muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm một cách thoải mái và tự do như thế được đâu!
- Một ông tướng chính trị chỉ bàn về văn hóa phương Đông và phương Tây, rồi làm một màn so sánh. Kết quả, Trung Hoa có toàn cái dở, Hoa Kỳ có toàn cái hay. Nếu người nào không sinh sống tại Hoa Kỳ thì không nhận ra, chứ nếu đã cư ngụ tại đây vài năm và để ý theo dõi sinh hoạt sở tại thì nhận ra ông tướng Trung Hoa họ Lưu này nói không rốt ráo. Ông ấy chọn lọc ra cái gì ông ấy muốn nói và ông ấy nói cũng không hết ý nữa. Nghe ông so sánh hai nền văn hóa xong, những người ở phương Tây tưởng thật như thế thì nguy tai đấy. Phương Tây có rất nhiều ưu điểm, chẳng thế mà Âu Mỹ mới tiến bộ vượt bực và nhanh chóng như ngày hôm nay. Trung Hoa có nhiều khuyết điểm chẳng thế mà xã hội tiến bộ chậm chạp hơn. Nhưng phải nói rằng cả hai xã hội đều có các ưu điểm và khuyết điểm cùng một lúc, chứ không thể nói Hoa Kỳ và Âu châu có toàn cái hay và Trung quốc có toàn cái dở được. Thí dụ, cái lối sống bạt mạng của nhiều người Mỹ, tập tành ăn xài từ hồi trung học đến nỗi nợ nần trở thành thói quen khi lớn lên và đi làm việc đến nỗi ngày nay các nhà lãnh đạo và dân chúng Hoa Kỳ xem đó là chuyện bình thường và không thấy cái hậu quả tai hại đến độ cần phải sửa đổi lại. Quốc gia hay cá nhân nợ nần như chúa chổm thế này không biết đến ngày nào nợ nần mới được thanh toán xong. Cái việc mất nhà, mất cửa, khủng hoảng tài chánh của ngày hôm nay là do kết quả của thái độ vung tay quá trán mà ra. Chế độ bầu cử tại phương Tây có cái hay là đân chúng được đại diện bởi những người do chính họ chọn ra để điều hành việc nước, nhưng cái dở là mỵ dân. Có những cái không hợp lý và có khi không hợp pháp nhưng các nhà lãnh đạo hay dân cử cứ làm tới với mục đích lấy lòng đân để kiếm phiếu và được tái đắc cử vào lần sau. Có người nói thẳng, nói đúng, làm mạnh đúng thủ tục, đúng luật nhưng mà nếu cử tri không hài lòng thì có triển vọng thất cử kỳ sau. Trường hợp điển hình hiện nay là cái thái độ của chính phủ liên bang đối với vấn đề cải cách di dân, lúng túng đến độ không có lối thoát. Xã hội Á Đông có truyền thống kính trọng và lo cho người già, duy trì sự liên hệ chặt chẽ, tương thân tương trợ giữa ba thế hệ với nhau. Ở Tây phương, người già cô đơn và lẻ loi hơn bao giờ hết. cái tình gia đình nó nhạt nhòa quá, ấy là vì lúc con cái được 18 tuổi cha mẹ đã muốn tiễn con ra khỏi nhà càng sớm càng tốt. Làm như thế chẳng trách lúc về già con cái cũng chẳng tha thiết đoái hoài đến cha mẹ già, ở đời có qua có lại là vậy.
- Ông tướng họ Lưu nói rất dài nhưng tuyệt nhiên ông tránh đụng tới đảng và giới lãnh đạo. Ông chỉ bàn những cái vô thưởng vô phạt mà thôi. Muốn thay đổi một xã hội, muốn tiến đến dân chủ tự do, và để mưu cầu hạnh phúc ấm no cho toàn dân, xã hội phải được thay đổi từ thượng tầng kiến trúc cho đến hạ tầng cơ sở và hành động cần phải được đi tiếp theo sau lời nói. Còn không thì nói chỉ để mà nói, nói cho xì hơi đỡ tức bụng mà thôi, và như thế chỉ là nói suông chẳng có kết quả gì hết và bài nói chuyện kết cục cũng chẳng đáng bàn đến nữa.
Nếu có thực tâm thay đổi xã hội nhằm mục đích tiến bộ những việc sau đây cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt:
- Sửa đổi hiến pháp. Những trở ngại làm cho xã hội không tiến bộ nằm trong hiến pháp của một nước. Điều khoản đầu tiên cần phải bãi bỏ ngay là điều khoản công nhận và duy trì độc đảng.
- Thiết lập và chấp nhận một nền tư pháp độc lập.
- Chấp nhận một nền báo chí tư nhân.
- Lập các cơ quan giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền và hoạt động của các giới chức liên hệ trong phạm vi hoạt động của họ.
- Cho công bố tất cả tài sản, lương bổng và thu hoạch của các cấp lãnh đạo và dân cử.
- Phải có một hệ thống luật pháp và hình phạt rõ ràng, không thiên vị.
- Hệ thống tuyển dụng nhân viên công sở phải dựa vào thi cử rõ rệt. Sự tuyển chọn nhân viên được căn cứ vào kết quả của các kỳ thi tuyển, tránh bè phái.
Còn nhiều cải tổ khác cần phải thực hiện giúp cho xã hội tiến bộ, nhưng nếu chỉ cần làm cho được các việc trên thì kết quả sẽ đáng kể lắm rồi. Con người nói chung Âu hay Á đều giống nhau. Người ta dễ trở thành lịch sự và văn minh khi có mức sống cao hay ít nhất là được no đủ. Đói rách dễ sinh ra đạo tặc. Thưởng phạt phải công minh, áp dụng cho đồng đều đối với mọi người, từ cấp lãnh đạo xuống đến thứ dân, không ngoại lệ. Lãnh đạo trộm cắp, tham nhũng công khai nhưng vẫn thơ thới trong khi dân nghèo chỉ ăn cắp vặt thì lại vào tù. Lãnh đạo mà không có tư cách, không có được sự kính trọng của dân chúng và cũng chẳng do dân bầu ra mà chỉ là trong nội bộ đảng, một thành phần thiểu số của một nước, tự bầu ra với nhau, tự động thay phiên nhau cỡi đầu cỡi cổ dân chúng, ngồi xổm trên luật pháp, hà khắc với chính đồng bào của mình, và rồi vẫn tiếp tục... lãnh đạo dài dài thì ai cũng đoán được là đất nước sẽ đi về đâu rồi.
Tôi ngờ là ông tướng Lưu Á Châu chỉ nói cho vui thôi chứ rồi ra đâu lại vào đấy. Xã hội đầy rẫy khuyết điểm mà các khuyết điểm quan trong và cần được sửa đổi liên quan đến đảng, lãnh đạo và nhà nước thì ông lờ tịt đi, thế thì không phải là chỉ bàn về ngọn chứ không phải gốc là gì!
Nguyễn văn Huy
- Ông tướng này không có chân trong Bộ Chính Trị, cũng chẳng giữ một chức vụ gì thuộc hàng nội các cho nên các lời phát biểu của ông không phải là tiếng nói hay nhận xét chính thức của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
- Trong chế độ Cộng Sản một ông tướng nói chuyện với các sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng trở lên không được hoàn toàn tự do muốn nói cái gì thì nói. Mà ngay cả một ông tướng võ biền xông pha trận mạc muốn nói cái gì thì nội dung của bài nói chuyện đã được đảng và quân đội kiểm duyệt và cho phép trước. Tướng đánh trận thuần túy bảo là nói năng lơ mơ thì được chứ tướng cấp chính ủy, hướng dẫn và huấn luyện về chính trị cho các sĩ quan, cán bộ cao cấp là tuyệt đối không thể lơ mơ được. Như vậy, bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu đương nhiên phải có sự chấp thuận của đảng trước chứ không thể nào là bài viết do một mình ông tướng biết và chỉ một mình ông đọc như thế được. Ở một nước độc tài đảng trị như Trung quốc các nhà lãnh đạo của họ đâu có để một ông tướng muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm một cách thoải mái và tự do như thế được đâu!
- Một ông tướng chính trị chỉ bàn về văn hóa phương Đông và phương Tây, rồi làm một màn so sánh. Kết quả, Trung Hoa có toàn cái dở, Hoa Kỳ có toàn cái hay. Nếu người nào không sinh sống tại Hoa Kỳ thì không nhận ra, chứ nếu đã cư ngụ tại đây vài năm và để ý theo dõi sinh hoạt sở tại thì nhận ra ông tướng Trung Hoa họ Lưu này nói không rốt ráo. Ông ấy chọn lọc ra cái gì ông ấy muốn nói và ông ấy nói cũng không hết ý nữa. Nghe ông so sánh hai nền văn hóa xong, những người ở phương Tây tưởng thật như thế thì nguy tai đấy. Phương Tây có rất nhiều ưu điểm, chẳng thế mà Âu Mỹ mới tiến bộ vượt bực và nhanh chóng như ngày hôm nay. Trung Hoa có nhiều khuyết điểm chẳng thế mà xã hội tiến bộ chậm chạp hơn. Nhưng phải nói rằng cả hai xã hội đều có các ưu điểm và khuyết điểm cùng một lúc, chứ không thể nói Hoa Kỳ và Âu châu có toàn cái hay và Trung quốc có toàn cái dở được. Thí dụ, cái lối sống bạt mạng của nhiều người Mỹ, tập tành ăn xài từ hồi trung học đến nỗi nợ nần trở thành thói quen khi lớn lên và đi làm việc đến nỗi ngày nay các nhà lãnh đạo và dân chúng Hoa Kỳ xem đó là chuyện bình thường và không thấy cái hậu quả tai hại đến độ cần phải sửa đổi lại. Quốc gia hay cá nhân nợ nần như chúa chổm thế này không biết đến ngày nào nợ nần mới được thanh toán xong. Cái việc mất nhà, mất cửa, khủng hoảng tài chánh của ngày hôm nay là do kết quả của thái độ vung tay quá trán mà ra. Chế độ bầu cử tại phương Tây có cái hay là đân chúng được đại diện bởi những người do chính họ chọn ra để điều hành việc nước, nhưng cái dở là mỵ dân. Có những cái không hợp lý và có khi không hợp pháp nhưng các nhà lãnh đạo hay dân cử cứ làm tới với mục đích lấy lòng đân để kiếm phiếu và được tái đắc cử vào lần sau. Có người nói thẳng, nói đúng, làm mạnh đúng thủ tục, đúng luật nhưng mà nếu cử tri không hài lòng thì có triển vọng thất cử kỳ sau. Trường hợp điển hình hiện nay là cái thái độ của chính phủ liên bang đối với vấn đề cải cách di dân, lúng túng đến độ không có lối thoát. Xã hội Á Đông có truyền thống kính trọng và lo cho người già, duy trì sự liên hệ chặt chẽ, tương thân tương trợ giữa ba thế hệ với nhau. Ở Tây phương, người già cô đơn và lẻ loi hơn bao giờ hết. cái tình gia đình nó nhạt nhòa quá, ấy là vì lúc con cái được 18 tuổi cha mẹ đã muốn tiễn con ra khỏi nhà càng sớm càng tốt. Làm như thế chẳng trách lúc về già con cái cũng chẳng tha thiết đoái hoài đến cha mẹ già, ở đời có qua có lại là vậy.
- Ông tướng họ Lưu nói rất dài nhưng tuyệt nhiên ông tránh đụng tới đảng và giới lãnh đạo. Ông chỉ bàn những cái vô thưởng vô phạt mà thôi. Muốn thay đổi một xã hội, muốn tiến đến dân chủ tự do, và để mưu cầu hạnh phúc ấm no cho toàn dân, xã hội phải được thay đổi từ thượng tầng kiến trúc cho đến hạ tầng cơ sở và hành động cần phải được đi tiếp theo sau lời nói. Còn không thì nói chỉ để mà nói, nói cho xì hơi đỡ tức bụng mà thôi, và như thế chỉ là nói suông chẳng có kết quả gì hết và bài nói chuyện kết cục cũng chẳng đáng bàn đến nữa.
Nếu có thực tâm thay đổi xã hội nhằm mục đích tiến bộ những việc sau đây cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt:
- Sửa đổi hiến pháp. Những trở ngại làm cho xã hội không tiến bộ nằm trong hiến pháp của một nước. Điều khoản đầu tiên cần phải bãi bỏ ngay là điều khoản công nhận và duy trì độc đảng.
- Thiết lập và chấp nhận một nền tư pháp độc lập.
- Chấp nhận một nền báo chí tư nhân.
- Lập các cơ quan giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền và hoạt động của các giới chức liên hệ trong phạm vi hoạt động của họ.
- Cho công bố tất cả tài sản, lương bổng và thu hoạch của các cấp lãnh đạo và dân cử.
- Phải có một hệ thống luật pháp và hình phạt rõ ràng, không thiên vị.
- Hệ thống tuyển dụng nhân viên công sở phải dựa vào thi cử rõ rệt. Sự tuyển chọn nhân viên được căn cứ vào kết quả của các kỳ thi tuyển, tránh bè phái.
Còn nhiều cải tổ khác cần phải thực hiện giúp cho xã hội tiến bộ, nhưng nếu chỉ cần làm cho được các việc trên thì kết quả sẽ đáng kể lắm rồi. Con người nói chung Âu hay Á đều giống nhau. Người ta dễ trở thành lịch sự và văn minh khi có mức sống cao hay ít nhất là được no đủ. Đói rách dễ sinh ra đạo tặc. Thưởng phạt phải công minh, áp dụng cho đồng đều đối với mọi người, từ cấp lãnh đạo xuống đến thứ dân, không ngoại lệ. Lãnh đạo trộm cắp, tham nhũng công khai nhưng vẫn thơ thới trong khi dân nghèo chỉ ăn cắp vặt thì lại vào tù. Lãnh đạo mà không có tư cách, không có được sự kính trọng của dân chúng và cũng chẳng do dân bầu ra mà chỉ là trong nội bộ đảng, một thành phần thiểu số của một nước, tự bầu ra với nhau, tự động thay phiên nhau cỡi đầu cỡi cổ dân chúng, ngồi xổm trên luật pháp, hà khắc với chính đồng bào của mình, và rồi vẫn tiếp tục... lãnh đạo dài dài thì ai cũng đoán được là đất nước sẽ đi về đâu rồi.
Tôi ngờ là ông tướng Lưu Á Châu chỉ nói cho vui thôi chứ rồi ra đâu lại vào đấy. Xã hội đầy rẫy khuyết điểm mà các khuyết điểm quan trong và cần được sửa đổi liên quan đến đảng, lãnh đạo và nhà nước thì ông lờ tịt đi, thế thì không phải là chỉ bàn về ngọn chứ không phải gốc là gì!
Nguyễn văn Huy