Hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam
Theo hãng tin AP, hôm nay, 08/08/2010, hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ đã cập bến cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Về mặt chính thức, chuyến viếng thăm này nằm trong khuôn khổ đợt kỷ niệm 15 năm bình thường hóa bang giao Mỹ -Việt, nhưng nó cũng cho thấy mối quan tâm ngày càng lớn của Hoa Kỳ đến việc duy trì ổn định và an ninh ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.(Hình phải:Hàng không mẫu hạm USS George Washington cập cảng Busan hôm 21/7 chuẩn bị cho cuộc tập trận chung Mỹ -Hàn Quốc Ảnh: Reuters)
Sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS George Washington tại một bến cảng của Việt Nam nhằm cho thấy là Mỹ không để cho Trung Quốc tự do tung hoành trong khu vực.
Đậu thường trực ở Nhật Bản, hàng không mẫu hạm USS George Washington được ví như là một thành phố nổi, vì nó có thể chở được đến 70 phi cơ, hơn 5 ngàn thủy thủ và phi công, cộng thêm một khối lượng bom khoảng 1,8 triệu kg. Hàng không mẫu hạm khồng lồ này đến Việt Nam sau khi tham gia tập trận với Hàn Quốc trong bốn ngày vào tháng trước. Cuộc tập trận này đã khiến Bắc Triều Tiên phẫn nộ và đã bị Trung Quốc chỉ trích liên tục.
Xét về quan hệ Mỹ-Việt thì chuyến viếng thăm lần này của USS George Washington có tính biểu tượng rất cao, bởi vì Đà Nẵng từng là căn cứ lớn của quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Nhưng về mặt hành chính, Đà Nẵng cũng là nơi đặt trụ sở huyện đảo Hoàng Sa với tư cách là thành phố quản lý quần đảo này.
USS George Washington đến Đà Nẳng vào lúc mà vấn đề chủ quyền Biển Đông ngày càng nóng bỏng. Trong số các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa với Trung Quốc, Việt Nam vẫn lên tiếng mạnh nhất, phản đối kế hoạch của Bắc Kinh phát triển du lịch ở khu vực này và cách đây vài ngày đã phản đối việc Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn gần Hoàng Sa.
Trong hồ sơ này, Việt Nam có vẻ đang có sự hậu thuẫn ngày càng mạnh của Hoa Kỳ, với việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội vào tháng trước, đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á. Bà Clinton còn tuyên bố rằng giải quyết những đòi hỏi chủ quyền nói trên cũng là vấn đề quyền lợi quốc gia đối với Hoa Kỳ. Lời kêu gọi nói trên của Ngoại trưởng Mỹ đã khiến Trung Quốc giận dữ.
Chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS George Washington diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Việt ngày càng được tăng cường trong nhiều lĩnh vực. Hiện giờ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vào năm ngoái đã trở thành nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Quan hệ quân sự cũng đã phát triển mạnh kể từ khi chiến hạm đầu tiên của Mỹ viếng thăm Sài Gòn vào năm 1993.
Mối quan hệ này cũng đang được mở rộng trong lĩnh vực hạt nhân, với thông tin báo chí Mỹ, theo đó, Hoa Kỳ đang đàm phán với Việt Nam một hiệp định về việc chia sẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân dân sự. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh trước thông tin này, bởi vì hiệp định nói trên sẽ cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Phía Mỹ đã xác nhận tin đó, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ sáu vừa qua đã lên tiếng cải chính.
Nhưng một điều chắc chắn là việc Hoa Kỳ ngày càng khẳng định sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á là một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam, vốn không thể một mình chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc, mà cũng không thể dựa vào các đối tác ASEAN.
Thanh Phương
Nguồn rfi
Đọc thêm vnexpress - tuanvietnam
Sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS George Washington tại một bến cảng của Việt Nam nhằm cho thấy là Mỹ không để cho Trung Quốc tự do tung hoành trong khu vực.
Đậu thường trực ở Nhật Bản, hàng không mẫu hạm USS George Washington được ví như là một thành phố nổi, vì nó có thể chở được đến 70 phi cơ, hơn 5 ngàn thủy thủ và phi công, cộng thêm một khối lượng bom khoảng 1,8 triệu kg. Hàng không mẫu hạm khồng lồ này đến Việt Nam sau khi tham gia tập trận với Hàn Quốc trong bốn ngày vào tháng trước. Cuộc tập trận này đã khiến Bắc Triều Tiên phẫn nộ và đã bị Trung Quốc chỉ trích liên tục.
Xét về quan hệ Mỹ-Việt thì chuyến viếng thăm lần này của USS George Washington có tính biểu tượng rất cao, bởi vì Đà Nẵng từng là căn cứ lớn của quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Nhưng về mặt hành chính, Đà Nẵng cũng là nơi đặt trụ sở huyện đảo Hoàng Sa với tư cách là thành phố quản lý quần đảo này.
USS George Washington đến Đà Nẳng vào lúc mà vấn đề chủ quyền Biển Đông ngày càng nóng bỏng. Trong số các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa với Trung Quốc, Việt Nam vẫn lên tiếng mạnh nhất, phản đối kế hoạch của Bắc Kinh phát triển du lịch ở khu vực này và cách đây vài ngày đã phản đối việc Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn gần Hoàng Sa.
Trong hồ sơ này, Việt Nam có vẻ đang có sự hậu thuẫn ngày càng mạnh của Hoa Kỳ, với việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội vào tháng trước, đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á. Bà Clinton còn tuyên bố rằng giải quyết những đòi hỏi chủ quyền nói trên cũng là vấn đề quyền lợi quốc gia đối với Hoa Kỳ. Lời kêu gọi nói trên của Ngoại trưởng Mỹ đã khiến Trung Quốc giận dữ.
Chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS George Washington diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Việt ngày càng được tăng cường trong nhiều lĩnh vực. Hiện giờ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vào năm ngoái đã trở thành nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Quan hệ quân sự cũng đã phát triển mạnh kể từ khi chiến hạm đầu tiên của Mỹ viếng thăm Sài Gòn vào năm 1993.
Mối quan hệ này cũng đang được mở rộng trong lĩnh vực hạt nhân, với thông tin báo chí Mỹ, theo đó, Hoa Kỳ đang đàm phán với Việt Nam một hiệp định về việc chia sẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân dân sự. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh trước thông tin này, bởi vì hiệp định nói trên sẽ cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Phía Mỹ đã xác nhận tin đó, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ sáu vừa qua đã lên tiếng cải chính.
Nhưng một điều chắc chắn là việc Hoa Kỳ ngày càng khẳng định sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á là một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam, vốn không thể một mình chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc, mà cũng không thể dựa vào các đối tác ASEAN.
Thanh Phương
Nguồn rfi
Đọc thêm vnexpress - tuanvietnam