Các đại học Mỹ nhận hiến tặng
gần $34 tỉ năm 2013
Trị giá hiến tặng từ các nhà hảo tâm cho các trường đại học Mỹ đã lên tới gần $34 tỉ trong năm 2013, một con số kỷ lục, theo bản báo cáo đưa ra mới đây và cũng là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế đang trên đường phục hồi.
Ðây là một tin tốt đẹp cho các đại học ở đủ mọi tầm cỡ, theo lời bà Ann Kaplan, giám đốc Hội Ðồng Trợ Giúp Học Vấn (CAE) trong bản báo cáo trợ giúp học vấn được thực hiện thường niên (VSE). Cơ quan CAE, vốn đã thực hiện các cuộc thăm dò VSE mỗi năm kể từ năm 1957 tới nay, công bố kết quả của năm 2013 hôm Thứ Tư tuần qua.(Right : Stanford University, một trong những đại học nhận được tiền hiến tặng nhiều nhất. (Hình: C. Flanigan/Getty Images)
Ðây là một tin tốt đẹp cho các đại học ở đủ mọi tầm cỡ, theo lời bà Ann Kaplan, giám đốc Hội Ðồng Trợ Giúp Học Vấn (CAE) trong bản báo cáo trợ giúp học vấn được thực hiện thường niên (VSE). Cơ quan CAE, vốn đã thực hiện các cuộc thăm dò VSE mỗi năm kể từ năm 1957 tới nay, công bố kết quả của năm 2013 hôm Thứ Tư tuần qua.(Right : Stanford University, một trong những đại học nhận được tiền hiến tặng nhiều nhất. (Hình: C. Flanigan/Getty Images)
Tuy là các trường danh giá thuộc nhóm Ivy League vẫn tiếp tục đứng đầu bảng về số tiền nhận được, người ta thấy nhiều trường khác có được sự gia tăng lớn lao trong mức hiến tặng từ năm 2012 đến 2013 là những trường đại học cộng đồng.
Các dữ kiện CAE có được cũng giống như kết quả nghiên cứu khác về việc hiến tặng của giới hảo tâm nói chung cũng như về lãnh vực tặng cho các trường đại học.
Trên tổng thể, mức hiến tặng cho mọi mục tiêu tăng gần 5% trong năm 2013, theo bản báo cáo mang tên Charitable Giving Report, do công ty Blackbaud Inc. ở thành phố Charleston, tiểu bang South Carolina thực hiện. Blackbaud chuyên cung cấp nhu liệu và dịch vụ cho các tổ chức thiện nguyện.
Các nhà nghiên cứu tại trường Lilly Family School of Philanthropy thuộc đại học Indiana University ở thành phố Indianapolis và viện Giving Institute ở thành phố Chicago cũng nhìn thấy sự gia tăng đều đặn của mức độ hiến tặng từ năm 2009 tới nay.
Sự kiện này không làm ngạc nhiên các chuyên gia về từ thiện và các kinh tế gia.
“Việc hiến tặng cho các trường đại học thay đổi tùy theo tình hình kinh tế,” bà Kaplan cho biết. “Nếu chúng ta trong tình trạng suy trầm và thị trường chứng khoán tuột dốc, mức độ hiến tặng sẽ giảm xuống. Và đây thật sự là thời gian duy nhất mà người ta nhìn thấy có sự sút giảm.”
Tuy các nhà hảo tâm cỡ lớn, những người có khả năng cho hàng trăm ngàn hay hàng triệu đô la, có khi lên cả tỉ đô la, sẽ không thật sự cảm thấy bị nghèo đi trong thời gian có suy trầm kinh tế, họ vẫn ngần ngại trong việc cho món quà lớn trong hoàn cảnh kinh tế đen tối, theo bà Kaplan. Hơn thế nữa, nhiều món hiến tặng thường dưới hình thức cổ phiếu. Khi thị trường chứng khoán đi xuống, các cổ phiếu đó không có trị giá nhiều cho trường được tặng hay cho người hiến tặng về mặt giảm thuế.
Nhưng điêu đó không có nghĩa là lòng hảo tâm hoàn toàn đóng băng trong thời gian suy trầm kinh tế, theo Una Osili, giám đốc nghiên cứu của Lilly Family School of Philanthropy.
Trong thời buổi khó khăn, các nhà hảo tâm thường chú trọng đóng góp cho các tổ chức chuyên giúp cho những nhu cầu căn bản của cuộc sống thường ngày.
Sự kiện mức hiến tặng cho các đại học tăng lên cho thấy giới hảo tâm nay cảm thấy tự tin hơn về tình hình tài chánh của họ cũng như nền kinh tế nói chung để quay trở lại những mục tiêu có trước khi suy trầm kinh tế.
“Những mục tiêu đó thường chú trọng vào việc ‘tạo ảnh hưởng thay đổi một điều gì đó,’” theo lời Tiến Sĩ Osili.
“Người ta có thể tặng tiền cho trường y khoa để nghiên cứu cách chữa trị ung thư,” theo lời bà Osili. “Hay người ta cũng có thể giúp chương trình dạy âm nhạc hoặc tặng học bổng cho các gia đình nghèo để giúp giảm tình trạng nghèo khó. Những người hiến tặng cho các đại học thường có nhiều cơ hội khác nhau để có ảnh hưởng vào đời sống.”
Ðầu tư vào những chương trình này không chỉ cho thấy là tình hình kinh tế hiện khá hơn, nhưng cũng tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở vững chắc cho tương lai, theo bà Kaplan.
“Các đại học là nơi khởi sự các thay đổi xã hội, nghiên cứu y khoa và tiến bộ về khoa học trên cả nước, và hạ tầng cơ sở đó rất cần thiết,” bà Kaplan nói.
Tại Palo Alto, tiểu bang Califoria, các nỗ lực gây quỹ tại đại học Stanford University đã giúp tài trợ việc tái xây dựng bệnh viện Stanford Hospital, một bệnh viện cộng đồng quan trọng trong vùng Bay Area nhưng cũng giúp các bệnh nhân ở khắp nơi tại Mỹ.
Stanford nhận được đóng góp khoảng $931 triệu trong năm ngoái, cao hơn so với bất cứ trường nào khác. Trong số này, $60 triệu sẽ được dùng để hỗ trợ cho các sinh viên được nhận vào trường nhưng không có đủ khả năng đóng tiền học.
Các dữ kiện CAE có được cũng giống như kết quả nghiên cứu khác về việc hiến tặng của giới hảo tâm nói chung cũng như về lãnh vực tặng cho các trường đại học.
Trên tổng thể, mức hiến tặng cho mọi mục tiêu tăng gần 5% trong năm 2013, theo bản báo cáo mang tên Charitable Giving Report, do công ty Blackbaud Inc. ở thành phố Charleston, tiểu bang South Carolina thực hiện. Blackbaud chuyên cung cấp nhu liệu và dịch vụ cho các tổ chức thiện nguyện.
Các nhà nghiên cứu tại trường Lilly Family School of Philanthropy thuộc đại học Indiana University ở thành phố Indianapolis và viện Giving Institute ở thành phố Chicago cũng nhìn thấy sự gia tăng đều đặn của mức độ hiến tặng từ năm 2009 tới nay.
Sự kiện này không làm ngạc nhiên các chuyên gia về từ thiện và các kinh tế gia.
“Việc hiến tặng cho các trường đại học thay đổi tùy theo tình hình kinh tế,” bà Kaplan cho biết. “Nếu chúng ta trong tình trạng suy trầm và thị trường chứng khoán tuột dốc, mức độ hiến tặng sẽ giảm xuống. Và đây thật sự là thời gian duy nhất mà người ta nhìn thấy có sự sút giảm.”
Tuy các nhà hảo tâm cỡ lớn, những người có khả năng cho hàng trăm ngàn hay hàng triệu đô la, có khi lên cả tỉ đô la, sẽ không thật sự cảm thấy bị nghèo đi trong thời gian có suy trầm kinh tế, họ vẫn ngần ngại trong việc cho món quà lớn trong hoàn cảnh kinh tế đen tối, theo bà Kaplan. Hơn thế nữa, nhiều món hiến tặng thường dưới hình thức cổ phiếu. Khi thị trường chứng khoán đi xuống, các cổ phiếu đó không có trị giá nhiều cho trường được tặng hay cho người hiến tặng về mặt giảm thuế.
Nhưng điêu đó không có nghĩa là lòng hảo tâm hoàn toàn đóng băng trong thời gian suy trầm kinh tế, theo Una Osili, giám đốc nghiên cứu của Lilly Family School of Philanthropy.
Trong thời buổi khó khăn, các nhà hảo tâm thường chú trọng đóng góp cho các tổ chức chuyên giúp cho những nhu cầu căn bản của cuộc sống thường ngày.
Sự kiện mức hiến tặng cho các đại học tăng lên cho thấy giới hảo tâm nay cảm thấy tự tin hơn về tình hình tài chánh của họ cũng như nền kinh tế nói chung để quay trở lại những mục tiêu có trước khi suy trầm kinh tế.
“Những mục tiêu đó thường chú trọng vào việc ‘tạo ảnh hưởng thay đổi một điều gì đó,’” theo lời Tiến Sĩ Osili.
“Người ta có thể tặng tiền cho trường y khoa để nghiên cứu cách chữa trị ung thư,” theo lời bà Osili. “Hay người ta cũng có thể giúp chương trình dạy âm nhạc hoặc tặng học bổng cho các gia đình nghèo để giúp giảm tình trạng nghèo khó. Những người hiến tặng cho các đại học thường có nhiều cơ hội khác nhau để có ảnh hưởng vào đời sống.”
Ðầu tư vào những chương trình này không chỉ cho thấy là tình hình kinh tế hiện khá hơn, nhưng cũng tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở vững chắc cho tương lai, theo bà Kaplan.
“Các đại học là nơi khởi sự các thay đổi xã hội, nghiên cứu y khoa và tiến bộ về khoa học trên cả nước, và hạ tầng cơ sở đó rất cần thiết,” bà Kaplan nói.
Tại Palo Alto, tiểu bang Califoria, các nỗ lực gây quỹ tại đại học Stanford University đã giúp tài trợ việc tái xây dựng bệnh viện Stanford Hospital, một bệnh viện cộng đồng quan trọng trong vùng Bay Area nhưng cũng giúp các bệnh nhân ở khắp nơi tại Mỹ.
Stanford nhận được đóng góp khoảng $931 triệu trong năm ngoái, cao hơn so với bất cứ trường nào khác. Trong số này, $60 triệu sẽ được dùng để hỗ trợ cho các sinh viên được nhận vào trường nhưng không có đủ khả năng đóng tiền học.
Lê Tâm
@ Higher Education - @nguoiviet