Thursday, July 31, 2014

Alanblog

Sự Hấp Dẫn Của Nền Kinh Tế Pháp Trị


Sẽ không bao giờ có một đêm dài hay một vấn nạn đủ sức để chiến thắng một bình minh hay hy vọng – There was never a night or a problem that could defeat sunrise or hope – Bernard Williams)

Trong tháng vừa qua, một tin nhỏ từ Mỹ đã gây trận địa chấn trong giới đầu tư Trung Quốc. Một sự kiện mà giới tài chánh toàn cầu hoàn toàn không quan tâm, kể cả những mạng truyền thông lớn.kể cả những mạng truyền thông lớn.
 
 Câu chuyện bắt đầu từ năm 2012 khi công ty Ralls của Trung Quốc mua một miếng đất và tài sản của Terna Energy tại tiểu bang Oregon và đem trang thiết bị Trung Quốc qua Mỹ để vận hành một trang trại điện gió (wind farm). Dự án gặp sự phản đối của dân địa phương (có lẽ vì tự hào dân tộc) và vì toạ lạc quá gần một căn cứ hải quân Mỹ, nên ứng cử viên Tổng Thống Romney lợi dụng vụ việc để công kích đối thủ Obama về chánh sách đối đầu Trung Quốc. Trong thế phản đòn và xoa dịu dư luận, Obama ký một sắc lệnh hành pháp (executive order) cấm khai triển dự án trên căn bản an ninh quốc gia (national security) và bắt Ralls phải giải ngân, rút khỏi dự án trong vòng 9 tháng.
 
Theo lời khuyên của luật sư, Ralls đút đơn kiện TT Obama về lạm dụng quyền lực để vi phạm quyền hiến định (constitutional right) của công ty Trung Quốc Ralls. Sau 2 năm tranh nghị giữa 2 bên, tháng vừa qua, Toà Án Liên Bang đã đồng ý với Ralls và phán quyết là executive order của Obama không có hiệu lực.
 
Đây là một chiến thắng của một công ty cỡ trung của Trung Quốc trong tranh chấp với một người được coi như là “nhiều quyền lực nhất thế giới” có cả một chánh phủ siêu cường ở sân sau.
 
Vài nhà đầu tư Trung Quốc bình luận,” Nếu Ralls đút đơn kiện Tập Cận Bình, chắc toàn bộ quản lý đang chia phòng giam với Chu Vĩnh Khang”. Còn ông bạn Mỹ của tôi,” Bạn nghĩ có bao giờ Goldman Sachs hay Walmart thắng được trong một toà án xã (đừng nói đến Trung ương hay thành phố) tại Trung Quốc?”
 
Tuy vậy, các mạng truyền thông lớn của thế giới chỉ lướt qua tin này, vì chuyện một phó thường dân thắng kiện Tổng Thống Mỹ là chuyện hằng ngày ở huyện. Ngay cả trường hợp một người nước ngoài, đang bị Bộ Nội An (Homeland Security) coi là “thế lực thù địch”.
 
Tác động tài chánh của sự kiện gần như không đáng kể (khoảng 6 triệu đô la), nhưng câu chuyện đã trở thành một huyền thoại với các nhà đầu tư Trung Quốc. Nó trở thành một dấu ấn sâu sắc trên tư duy của người dân Trung Quốc, về một xã hội minh bạch, công bằng và pháp trị cho những người thấp kém yếu thế. Nó đẹp hơn cà tượng Nữ Thần Tự Do luôn dang tay chào đón những tù nhân tự nguyện của các chế độ phong kiến độc tài. Nó là biểu tượng cao quý nhất của sức mạnh mềm của một thế giới mới cho một thế hệ mới. Nó là lý do chính tại sao dòng tiền đầu tư tại Trung Quốc và mọi quốc gia khác dồn dập đổ về Mỹ.
 
Obama đã thua nhưng nước Mỹ và chủ nghĩa giẫy chết của Tây Phương sống mạnh; đem hy vọng hiếm quý cho mọi người dân trong những thiên đường đang mục nát.
 

Wednesday, July 30, 2014

Cờ vàng


Cờ vàng bay trên đỉnh núi Fuji

Mục đích chánh của tôi đến Nhật lần này là leo lên đỉnh núi Fuji để giương cờ Vàng , cho nên tôi phải tận dụng mọi thời gian đầu của holiday . Nhưng phải mất hai ngày tôi mới lên đến đỉn...h núi , vì lý do thời tiết .

      Ngày thứ nhất là thứ năm 10.07.14 . Chúng tôi ba người gồm Vợ tôi và thằng con Út khởi hành từ level 5 trạm Subaru Line theo đường mòn Yoshida Trail lên đỉnh núi lúc 6 giờ 30 sáng , với hy vọng hoàn thành chuyến đi trong ngày . Nhưng khi đến level 6 , thì mưa râm và bầu trời ảm đạm , Vợ tôi phải trở lại . Tôi và thằng con tiếp tục , khi đến level 7 gần nữa đường lên núi thì gió rất mạnh , và trời chuyển mưa to . Mặc dầu chúng tôi biết trước bảo sẽ đến từ phía nam của Nhật , ở trên núi cao thì bị ảnh hưởng cơn bão nhiều hơn , nhưng chúng tôi vẩn đi , có lẽ vì muốn thực hiện sớm chuyến leo núi và có lẽ vì chưa kinh nghiệm hay bị “ điếc “ .


Đến nơi đây Cha Con tôi đành phải trở lại vì nguy hiểm , hơn nửa có lệnh đóng đường lên đỉnh núi từ level 8 . Rất may mắn khi chúng tôi vừa trở lại level 5 thì cơn mưa lớn bắt đầu trút xuống . Vợ tôi chờ Cha Con tôi dưới hành lang từ lâu , nhưng vì sợ lạc nên chạy ra đón Cha Con tôi dưới cơn mưa . Đây là hình ảnh cảm động nhất khi tôi nghỉ lại .

     Ngày kế là ngày thứ sáu 11.07.14 . Vì nán chờ thời tiết tốt , cho đến 10 giờ 50 sáng tôi mới bắt đầu leo núi từ level 5 trạm Subaru line lần nửa . Lần này tôi quyết đi một mình cho nhanh hơn , vì tôi dự trù phải trở lại level 5 trước 10 giờ tối , và về đến hotel trước 11 giờ đêm . Nếu không kip thì ngủ trong đêm ở các nhà nghỉ , tại level 9, 8 , hay là level 7 . Vì không book trước chỗ ngủ , tôi có thể ngủ dọc đường , có thể ngủ dưới mưa với màn trời chiếu đất và gối đá .


     Sau cơn bảo thì trời lại đẹp , cho nên giúp cho tôi đến đỉnh núi sớm hơn , khoảng 5 giờ 30 chiều . Tính ra hơn 6 tiếng rưởi leo núi là vượt chỉ tiêu . Vừa đến đỉnh mọi mệt mỏi hầu như biến mất . Thay vì ngồi nghỉ như bao người khác , tôi vội vả tiến nhanh đến trụ mốc cao bằng đá , lấy lá Cờ Vàng trong túi , cột vào cây gậy làm cán cờ . Nhóm leo núi người Âu khoảng trên 10 người ngồi gần đó chăm chú nhìn tôi , ông già kỳ lạ dương cao cờ Vàng như sắp đi diễu hành , họ cười và vỗ tay tán thưởng , làm tôi càng thêm khoái chí . Tôi cám ơn anh thanh niên tự nguyện giúp tôi chụp hình kỷ niệm tại cột mốc . Tôi giả từ đám đông , tôi muốn chạy nhanh đến chổ khác để chụp hình cho kip thời gian trở lại , nhưng đôi chân tôi chỉ bước nặng nề . Cuối cùng tôi chụp được những tấm hình mà tôi muốn , đặc biệt là cổng Trời tôi đặt tên , và bên cạnh miệng núi lửa . Xin cám ơn những người giúp tôi chụp hình , và dĩ nhiên tôi cũng giúp họ , làm một kỷ niệm đẹp của chuyến leo núi . 


    Tôi bắt đầu xuống núi lúc 6 chiều , nhìn lại chung quanh không còn ai , tôi là người già cô đơn đi xuống chót . Đến level 8.5 vừa nghỉ chân vừa mua quà kỷ niệm cho các cháu để khoe thành tích của Ông . Khoảng 5 phút sau tôi tiếp tục xuống núi . Nhờ người bán hàng lịch sự tận tâm , chỉ cho tôi xuống bằng con đường khác , nếu không thì tôi xuống bằng đường cũ , sẻ chậm khó khăn và nguy hiểm hơn . Có thể bị trầy trụa nhiều , và nếu về đến hotel là may mắn nhất . 


     Xuống gần level 8 bầu trời cũng vừa sẩm tối nhìn lại sau lưng chẳng có một bóng đèn nào , nhìn lên bầu trời thì thấy trăng chưa tròn vừa ló dạng , tôi vui vì có vầng trăng là bạn đồng hành . Tuy trời đẹp sau cơn bão , nhưng chỉ có hơn nửa vần trăng thì không đủ sáng soi đường xuống dốc , mà lại còn bị mây che , còn ánh đèn LED trên đầu của tôi củng không sáng hơn , vì cặp mắt già đẩm ước mồ hôi . Tôi lột mắt kiến cất kỷ vào túi , nếu có té thì chỉ lọi tay mà không bị mất thêm cặp kiến . Tôi dò dẫm xuống dốc khó khăn chậm chạp hơn , đôi gậy của tôi vừa chống , và củng vừa dọ đường như người mù , tôi cảm thông cho người mù hơn bao giờ hết.


     So sánh với đường lên đỉnh là con đường dốc đá còn nhiều đoạn thiên nhiên , dường như để thử thách . Qua khỏi level 7 đường lên đĩnh , cây cỏ không còn chỉ toàn là cát đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau . Càng lên cao thì độ dốc càng tăng , càng phải dùng sức tàn nhiều hơn nên càng mệt đuối , có lúc tôi phải dùng hai tay giống như bò thế đứng cho an toàn . Càng lên cao thì bị nhức đầu thêm vì không khí loảng hơn , tôi phải dùng hai lon oxy giống như lon gas , do thằng con út lo trước để trợ sức . 


     Con đường đi xuống là con đường khác bắt đầu từ khoảng level 8 , được ủi rộng hơn theo hình chữ zigzag để giảm nguy hiểm nên dễ hơn , nhưng đi trong đêm mờ độc hành và lần đầu , thì trở thành nguy hiểm và tệ nhất là bị lạc hướng sẽ đi đến town khác bên kia đỉnh núi . Tôi phải cẩn thận vì vợ con tôi trông chờ , nhưng nếu bị lạc thì tôi có dịp biết được town khác , tôi không muốn đến town khác một mình trong đêm tối . Ý nghỉ khôi hài pha trộn với niềm vui vì hoàn thành ý muốn , như làm tăng sức mạnh và tăng tự tin . Mổi lần tăng tự tin tôi bước xuống nhanh hơn thì bị trợt , nhưng nhờ có ba lô phía sau lưng làm air bag , tôi không bị đập đầu và cũng không bị đau , tôi cảm thấy thú như là trợt tuyết , thích thú cũng giúp cho tôi bớt mệt , và củng không sợ trong đêm mờ khi độc hành . Không sợ cũng có thể thói quen của thời lính còn lại trong tôi . Vì thế mà tôi cứ tiếp tục hành trình .


     Xuống gần level 5 thì tôi thấy từ phía xa , có hàng đèn nhỏ dài tiếp tục di chuyễn , giống như con sâu bò lên đỉnh núi , đó là những người leo núi trong đêm . Tôi mới nhận thức , không ai lên hay xuống núi trong đêm một mình , chỉ có tôi đúng là điếc không sợ súng . Khi tôi trở lại level 5 lúc gần 9 giờ 30 tối thì hàng người vẩn nối nhau đi lên có lẽ vì ngày đẹp bắt đầu .


    Về đến hotel lúc 10:25 tối . Gỏ cửa phòng , trong lúc vợ tôi và thằng con út đang bàn tán về tôi . Hai mẹ con ôm lấy tôi dù thân thể tôi còn đẩm mồ hôi , như mừng người về từ cuộc hành quân . Cảm giác đói bất chợt trở lại , vì tôi chỉ ăn nhẹ và uống nước từ buổi sáng khi lên núi . Tôi tắm thật vội vàng để được ăn . Bửa ăn tối “khải hoàn “ bằng tô mì nóng và vài món nhậu , do vợ tôi lo trước và dọn sẳn với chai rượu đỏ chưa khui mang từ bên Úc . Trước khi nâng ly , tôi thật cảm động và cám ơn em gái hậu phương và thằng con út lo cho Ba mọi thứ , và ủng hộ tôi trong hành trình thật độc đáo . Tôi biết chính xác hơn : “ sau lưng người đàn ông thành công nào , củng có người đàn bà thành phụng “ , tôi nói tiếu . Thật sự bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng phải có người hậu phuơng . Nâng ly lên , cánh tay bị đau , nhìn lại đang rướm máu . Nhưng sau hai ly rượu mừng làm tôi quên đau và ngon giấc .


     Ý nghỉ của tôi trương Cờ Vàng trên đỉnh núi Fuji .
Đến Nhật lần này mục đích chánh của tôi là lên đỉnh Fuji để giương cao Cờ Vàng . Vì nơi đây là nơi linh thiêng và nổi tiếng trên thế giới và có nhiều người muốn đến một lần trong đời . Tôi giương Cờ Vàng chính nghỉa trên đỉnh cao , tượng trưng cho đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam ở mức cao nhất có thể được , đây củng là dấu tín lạ từ trên cao tôi muốn gởi đến người Việt hải ngoại và trong nước và ngay cả người CSVN . Nơi đây cũng là nơi linh thiêng tôi dành một vài phút lắng động và cầu nguyện , tôi tin rằng các đấng Thần Linh và Thượng Đế sẽ nghe và đáp lại lời cầu nguyện của tôi người đến từ xa , cũng là nguyện vọng chánh đáng của những người Việt yêu nước .


     Tôi xin kính cẩn trước các đấng Thần Linh nơi đây và Thượng Đế trên cao . Cầu xin cho : “ Việt Nam sớm có tự do dân chủ . Công sản Việt Nam phải trả lại quyền cho Nhân Dân Việt Nam , cụ thể là bầu cử tự do có giám sát Quốc Tế để bảo đảm sự trong sạch “ . Lời cầu nguyện cũng là lời yêu cầu gởi đến đảng công sản Việt Nam .

Kính thưa Quý Vi và các Ban .
 Tại sao người Mỹ cấm Cờ trên mặt trăng , họ có cái nhìn cái lý do và cái quyết tâm của họ . Còn cá nhân nhỏ bé của tôi có lý do riêng khi giương Cờ Vàng trên đỉnh Fuji như đã trình bày . Khi mình quyết định và với ý chí thì sẽ đạt được mục tiêu . Có những thứ quá lớn đời mình không làm được , nhưng mình làm gương thì đời sau đạt được . Cuộc chống cộng để có Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam có thể lâu dài hơn , nhưng nếu đời mình không thắng , mình làm gương thì đời sau sẽ thắng . Nhưng sớm hay muộn là do cách của chúng ta làm , và do người có tâm có tầm lãnh đạo . Hiện nay chúng ta người Việt hải ngoại đang thiếu người lãnh đạo chung để gây thêm sức mạnh . Dù ai lảnh đạo và đấu tranh bằng cách nào nhưng phải đặt trên nền tảng công bằng lên trên hết . Công bằng là đạo đức , mà đạo đức không có hận thù , không hận thù thì sáng suốt , sáng suốt đưa tới tự tin làm tăng ý chí .

Nếu chúng ta chống bằng cách đó chúng ta sẽ thắng . Nhớ lời dậy của tiền nhân : Đem chí nhân thay cường bạo ...Thêm bạn bớt thù . Vẩn luôn luôn là chân lý .. 

Lê Văn Minh HQ21 
Ngày 22. 07.14 tại Nhật .
 Kỷ niệm ngày lên đến đỉnh núi Fuji 11.07.14

Tuesday, July 29, 2014

Thơ Nguyên Thạch

Đôi Dép Râu

Đôi dép ấy, anh mang vào cuộc chiến
Với bao muộn phiền theo chủ nghĩa đi hoang
Anh đổi máu xương để được thưởng đảng, thưởng đoàn
Vùi chôn lấp cả tuổi son mộng đẹp.


Đời chông gai theo bước chân cùng đôi dép
Lê khắp miền Nam nơi giặc kềm kẹp đói nghèo!.
Xã hội bưng bít nên anh đã nghe theo
Lời mụ mị của phường tuồng chèo diễn kịch.

Anh chiến đấu miệt mài cho mục đích
"Giải phóng miền Nam vì lợi ích toàn dân..."
Anh đặt trọn niềm tin... đảng ngời sáng vô ngần
Bác thúc giục "Đâu cần thanh niên có".

Đôi dép ấy, biến miền Nam thành đỏ
Vẫn khắc ghi "Đâu khó có thanh niên"
Sau bao năm, đôi dép chợt muộn phiền
Khi biết đảng đã gây bao đảo điên cho xã hội.

Đôi dép vô tri ngày nào, nay tìm đâu ra lối?
Đã nát tan...một lối đi về!
40 năm, ôi ngày tháng lê thê
Thật đau đớn... lời hẹn thề non nước!.

Đôi dép buồn cho một thời chiến chinh xuôi ngược
Để dựng nên một nhà nước tham tàn
Giam hãm dân lành...biển đảo tan hoang
Ôi băng đảng, một tập đoàn thống trị!.

Người lính già cùng đôi dép xưa thối chí
Còn sức đâu để dựng lũy xây hào?
Anh nhìn cuộc đời với bao trăn trở, khát khao...
Ôm đôi dép, với đớn đau hận tủi.

Anh đã nguyện trước khi về cát bụi
Lời tạ tình với sông núi, với Quê Hương
Hãy thứ lỗi cho anh cùng đôi dép lầm đường
Và cầu nguyện...mai Quê Hương ngời rạng

Tự Do Dân Chủ... chỉ có khi đất nước không còn cộng sản.


Nguyên Thạch
@internet

Trần Đức Thảo

Trần Đức Thảo Và
 Cuốn Sách Mang Xuống Tuyền Đài Chưa In


2014 JULY 23 tranducthao.jpg 300
Ngày 5/6/1946, trong buổi chiêu đãi “Phái bộ Hồ Chí Minh” vừa tới Paris để điều đình với Pháp, Trần Đức Thảo thân mật vồn vã chạy tới nắm tay ông Hồ một cách nồng nhiệt và nói : “ Tôi rất hân hạnh được gặp Cụ Chủ Tịch” và ông Hồ cũng vui vẻ đáp : “Chào chú Thảo”.  Nghe vậy, Thảo rất cảm động, nghĩ rằng ông Hồ đã thân mật coi mình như đứa em trong gia đình.

Cuối bữa ăn, ông Hồ kêu gọi Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Thảo hăng hái xin được về ngay để phục vụ cách mạng và quê hương và khoe với ông Hồ rằng : “Tôi đã bỏ công nghiên cứu về chũ nghĩa Marx và cuộc Cách Mạng tháng 10 ở Nga và tôi rất mong được về nước cùng Cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp cho quê hương ta”. Nghe Thảo nói ông Hồ chỉ mỉm cười nhạt. Tới lúc lần lượt bắt tay từ biệt mọi người thì ông Hồ bắt tay Thảo và nói : “Còn chú Thảo thì cách mạng chả cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn”.

Bị từ chối như vậy, Trần Đức Thảo thấy bị chạm tự ái và cương quyết vận động với Đảng Cộng Sản Pháp để được về nước. Qua Đảng Cộng Sản Pháp có cả sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Liên Xô nữa, cuối cùng Thảo được về nước năm 1951 qua ngà Liên Xô. Tuy nhiên khi về tới Việt Nam thì Trần Đức Thảo lại bị ông Hồ và các đồng chí trong Đảng nghi là gián điệp do thực dân Pháp muốn cài vào hàng ngũ cách mạng.

Ngay từ buổi ban đầu đó Thảo bị đối xử như một “người có vấn đề” mặc dù ông không bị cộng sản triệt tiêu bằng bạo lực. Cũng như luật sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, triết gia thạc sĩ Trần Đức Thảo bị cộng sản cô lập và và gạt ra bên lề xã hội, bắt sống một cuộc sống vô gia cư vô địa sản trong suốt 40 năm liên tục.

Năm 1992 ông Thảo được chính quyền Hà Nội cho trở lại Paris bằng chiếc vé máy bay một chiều và cho trú ngụ tại nhà khách sứ quán, số 2 đường Le Verrier, quân 5 để tiện bề theo dõi. Lạc lõng giữa một thành phố đối với ông đã trở thành xa lạ., may sao ông làm quen được với nhà văn Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê và giáo sư Canh, và họ trở nên thân thiết. Mối giao hảo này ông giữ được cho đến ngày ông mất vào tháng tư năm 1993.

Vào những ngày thứ bảy hoặc chủ nhật rảnh rỗi, tại những quán cà phê ấm cúng và tĩnh lặng của thủ đô nước Pháp, họ họp mặt và có đủ thì giờ để trao đổi với nhau về những chuyện liên quan đến Việt Nam. Trần Đức Thảo thổ lộ là ông đang viết một cuốn sách về đất nước và chế độ, nhưng tác phẫm chưa hoàn tất thì ông đã lìa đời. Rất may nhờ những băng ghi âm còn giữ lại, nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê đã soạn và viết ra một công trình lưu niệm mang tên : “Trần Đức Thảo : Những Lời Trăn Trối”.

Công trình lưu niệm nói trên là một tài liệu rất quý báu cho lịch sử nước nhà. Hôm nay, những chích đoạn sau đây, lọc ra từ tài liệu quý hiếm đó có tham vọng mô tả được phần nào nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bàn của triết gia Trần Đức Thảo. Đọc những chich đoạn tiếp theo, quý độc giả hãy coi như đang nghe Trân Đức Thảo diễn thuyết trên những diễn đàn quen thuộc ở ngoài đời.


Nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bản



Trần đức Thảo nói (trích đoạn) : “Tôi sẽ xây dựng lâu đài bằng một cuốn sách. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như vậy, chỉ tiếc là có nhiều người khi từ lâu đài của Marx bước ra thì họ đã trở thành ác qủy. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại và cho dân tộc. Tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực để những ai từ đó đi ra thì sẽ không trở thành ác qủy.

Ác qủy ấy là ai ? Là gì ? Ác qủy ấy là đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác trong đầu óc con người, thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác để củng cố chế độ độc tài độc đảng. Những vinh quang của độc tài, độc đảng ấy đều chỉ là phù phiếm.

Chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của qủy. Qủy quậy trong đầu những người nắm quyền lực; qủy lộng hành vì không có cơ chế nào kiểm soát được nó. Bi kịch của chúng ta là qủy đã tạo ra niềm tin tất thắng khi nó tận dụng bạo lực và hận thù. Chính niềm tin tất thắng ấy đã đầy đọa con người và xóa đi tinh thần nhân bản trong chính sách.

Có lúc phải mở chiến tranh như để giành độc lập là đúng. Nhưng dùng con đường chiến tranh cách mạng một cách trường kỳ vô hạn để bành trướng chủ nghĩa, mưu tìm thế độc tôn cho ý thức hệ, cho đảng nắm độc quyền yêu nước, là sai. Là sai, vì đó là con đường của thảm họa và tội ác.

Những nhà lãnh đạo tài giỏi rút cuộc đều là những kẻ làm hỏng lịch sử. Những sự nghiệp dù là vinh quang thì cũng chỉ nhất thời, và di sản lâu dài của sự nghiệp ấy thì chỉ làm khổ dân. Sự nghiệp của Napoléon, của Hitler, của Stalin, của Mao Trạch Đông, của Hồ Chí Minh…trong thực chất chỉ là những sự nghiệp mang lại muôn vàn đau khổ cho dân, dù họ đã tạo ra những giờ phút vinh quang huy hoàng thoáng qua như tia chớp.

Di sản của Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Vịệt Nam là một di sản phong kiến kiểu mới, một đảng độc tài tham nhũng vô phương cứu chữa. Vậy mà những người cộng sản Việt Nam vẫn cứ có thái độ kiêu binh tự đắc, tưởng mình là thần thánh, là trí tuệ, là anh hùng. Đạo đức không phải là vấn đề được đặt ra trong chính trường. Nhưng những người lãnh đạo cộng sản ít học, vì không hiểu, cứ muốn gượng ép dạy dân về thứ “đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội của thời kỳ cộng sản, người dân rút ra bài học rằng muốn sống, muốn thành công như Bác Hồ thì phải sống muôn mặt, nghía là vừa nói đạo đức vừa dùng thủ đoạn gian xảo để thành đạt. Đó là lối “đạo đức thực tiễn” của cách mạng trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.

Đẩy mạnh lý luận cho tới tận cùng của trải nghiệm càng thấy rõ Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ba chọn lựa với những hậu quả vô cùng trầm trọng. Đó là :
1/ chọn chủ nghĩa Mác Lê để xây dựng chế độ;
2/ chọn chiến tranh và xé bỏ hiệp định hòa bỉnh để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước;
3/ chọn Mao Trạch Đông và Trung Cộng làm đồng minh đồng chí.
Và như thế là xã hội sẽ loạn. Bởi cho tới nay, tuy tổ quốc đã sạch bóng quân thù nhưng cái nếp dùng thủ đoạn gian xảo độc ác vẫn tồn tại trong sinh hoạt của xã hội. Nhà cầm quyền vẫn dùng thủ đoạn gian xảo trí trá để tiếp túc hành hạ, đàn áp con dân vì bất đồng chính kiến. Càng sống lâu trong thứ hòa bình nuôi dưỡng căm thù và bạo lực như thế Đảng càng bị suy yếu đi, càng bị dân ghét bỏ. Còn lâu mới rũ bỏ được nếp sống thủ đoạn mà những người cộng sản đã tích cực triển khai trong chiến tranh.

Công việc của tôi phải là công việc của trí tụê, không thể dùng thủ đoạn mưu trí. Tôi không đi tìm chiến thắng, tôi đi tìm con đường đưa tới gần sự thật và công lý. Đạt tới sự thật và công lý mới là thắng lợi bền vững.

Ở nước ta, tình hình thù hận cho tới nay vẫn còn phức tạp và nặng nề lắm. Nhiều người cộng sản vẫn còn tin rằng họ chỉ có thể tồn tại nếu biết nhận diện kẻ thù. Nếu làm được như vậy, họ tin rằng kẻ thù nào họ cũng đánh thắng, nhưng họ không biết rằng có một thứ kẻ thù họ không bao giờ thắng nổi. Kẻ thù đó là tâm thức tự giam minh trong vòng thù hận, lúc nào cũng để cho con qủy thù hận ngự trị trong đầu. Ta có thể lấy trường hợp sau đây vừa làm thí du, vừa làm bài học.

Hoa Kỳ coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ đã biết ngưng hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư sức mạnh để chiến thắng, nhưng Hoa Kỳ đã không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hoa Kỳ đổi chiến lược là sẽ tìm chiến thắng trong hòa bình, khi VIệt Nam bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ ép Việt Nam phải mở cửa mời Mỹ trở lại. Trí tụê khác với mưu trí là ở chỗ đó.

Trong nước hiện nay người ta vẫn tiếp tục gây oán nuôi thù và kể lể công lao chiến thắng. Kẻ nọ, người kia vẫn tiếp tục nhìn nhau như quốc gia và cộng sản. Còn kẻ thù vô cùng tham lam và độc ác đứng ngay trước mắt thì không ai nhìn thấy.

Trong chính quyền, đặc biệt là nhóm “công an”, vẫn dùng thủ đoạn chụp mũ vu oan để gây thêm kẻ thù trong dân chúng. Thù hận là do đó. Tội ác là do đó. Tình trạng này càng này càng bế tắc. Làm sao gỡ bỏ được gông cùm của sự chia rẽ, chia cắt. Đó là một thử thách cực kỳ nan giải. Tình trạng thực tại của đất nước đã mở tâm mở trí cho tôi để tôi biết phân biệt đâu là trí tụê, đâu là mưu trí. Thực tại đã định hướng cho tôi trở thành một người biết tôn trọng sự thật. Những gì tôi nói ra, viết ra chỉ là tiếng nói của lương tri.


Đánh giá lại tư tưởng của Marx



Trong cuốn sách tôi thẳng thắn đánh gía lại tư tưởng của Marx khi ông soạn ra phương pháp cách mạng “Đấu Tranh Giai Cấp”, khi ông dùng hận thù giai cấp để đánh gục tư bản và xây dựng một thế giời đại đồng không có giai cấp bóc lột.

Với những kinh nghiệm lịch sử tôi đã trải qua và những di sản thảm khốc đã được chứng kiến, tôi đã giải mã Marx, Lenin. Mao, Hồ… để chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx.

Tôi đã nói rõ cuộc Cách Mạng tháng 10 của Liên Xô đã dựng lên môt hệ thống chính trị chuyên quyền, đàn áp, giam hãm, kìm kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư bản. Và quyền lực chuyên chính trong hệ thống chính trị đó không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy.

Các mô hình thế giới đại đồng của Marx chưa hề thấy ở đâu trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai. Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó trước hiện tại để dùng nó như một nền tảng lý luận siêu hình. Thật đúng là thứ biện chứng không có một chút gì là duy vật sử quan nữa.
Lấy lý thuyết hận thù giai cấp làm động lực cách mạng thì không cần lý luận sâu xa, chỉ cần nghe qua, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng thấy là đúng. Để rồi họ trở thành cuồng tín đến mức sùng bái ý thức hệ đó như một thánh kinh, một tôn giáo, và sẵn sàng hy sinh cho nó, vì nó.

Thế nhưng ngày nay thì ai cũng đã thấy kết quả tồi tệ nó mang lại. Kết quả đó là trong công cuộc đấu tranh giai cấp con người không hề được giai phóng. Đau đớn hơn hết là con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Thành phần công nông vẫn là thành phần bị thiệt thòi nhất. Và cuộc cách mạng “long trời lở đất” của cộng sản đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín vừa cuồng tín.

Trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp “tư bản đỏ”, phát sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp chính quyền. Đồng thời nó cũng trở thành một “nhà nước chuyên chính”, tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, để độc quyền lũng đọan nền kinh tế quốc gia.


Giai cấp “tư bản đỏ” tự do chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia đình, họ hàng, đồng chí, đảng viên bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ. Và Marx không ngờ rằng giai cấp “tư bản đỏ” lại ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế.

Trong chế độ vô sản này có một ông chủ lớn nhất, sở hữu tất cả từ vật chất đến tinh hần. Đó là Đảng Cộng Sản. Đảng đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý. Đảng tự tuyên xưng Đảng lả “nhân dân”. Chống lại Đảng là chống lại “nhân dân”. Hai từ “nhân dân” là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản. Đó là một hiện tượng kinh khủng mà Marx không thể tiên liệu. Chính Marx đã là thủ phạm gây ra mọi sai lầm và tội ác.

Ngày nay các lãnh tụ cộng sản thật ra là những nhà đại tư sản. Họ dẫm lên chủ nghĩa tập thể để sống, nhưng họ lại bắt dân tôn thờ chủ nghĩa ấy. Phát động hận thù giai cấp là đẩy lùi con người về với bản năng muông thú. Lý thuyết “đấu tranh giai cấp” ấy thực tế là một sự phản tiến bộ, phản văn minh, phản văn hóa.

Qua hiểu biết về vận động của “sự kiện thời gian hóa” ( mouvement de la temporisation ) tôi sẽ sọan ra một cuốn sách để cho thấy con người và xã hội đã biến thái tồi tệ như thế nào trong ý thức đấu tranh giai cấp.

Sự thực ở nước ta ngày nay, người ta không phải đang áp dụng chính sách “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà là đang thi hành một thứ “xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường”. Đây là một thứ tư bản mới rất tàn nhẫn, nhưng nó vẫn ở trong lý luận của chủ nghĩa xã hội.

Ở Mỹ không có thứ tư bản chủ nghĩa mới man rợ này. Vì ở đó dân có quyền của dân. Dân được phép phê phán, thay đổi đảng cai trị bằng lá phiếu. Còn ở Việt Nam thì lá phiếu chỉ là trò đùa dân chủ của Đảng Cộng Sản để tô đẹp bề ngoài cho chế độ. Về mặt kinh tế, sự đứng dậy ngoạn mục của Trung Quốc và Việt Nam cũng là do việc thành phần tư bản, tư sản đỏ vùng lên cấu kết với tư bản man rợ nước ngoài để tung hoành. Vì thế nó đã phát triển rất nhanh, rất ngoạn mục, nhưng cũng vô cùng tại hại.

Chân lý phát triển ở Trung Quốc và Việt Nam ngày nay là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà người dân lao động phải trả gía : thợ thuyền bị bóc lột với đồng lương rẻ mạt, nông dân bị bóc lột với hành động cướp đất đuổi nhà. Nhà nước “tư bản đỏ” bóc lột bằng cách tận thu lợi nhuận cho chính mình mà không lo gì cho đời sống khổ cực của đám dân nghèo ở nông thôn hoặc ở vùng sâu, vùng xa.

Sự sai lầm của Marx là dẹp bỏ giai cấp mà vẫn còn giai cấp. Dẹp bỏ giai cấp bóc lột này thì lại mọc ra thứ giai cấp khác tàn nhẫn hơn, kinh khủng hơn bao giờ hết. Sự bùng phát đó của “tư bản đỏ” là một tội hình của Đảng, nhưng Đảng thì bất trị, vì không có một cơ chế nào hoặc một đạo luật nào trừng trị được Đảng. Đó là cái gốc của xã hội chủ nghĩa, cái ý thức thô bạo của đấu tranh giai cấp.

Cuốn sách của tôi mới chỉ giải quyết xong vấn đề tư tưởng. Theo tôi thì vấn đề cơ bản và lớn nhất hiện nay là phải biết thay thế triệt để cái chế độ hiện hữu. Bởi những cái cũ đó đều mang trong nó bản chất sai lầm, dối trá, gian xảo, giấu giếm. Những tội lỗi đó đều là những tội ác của “đấu tranh giai cấp” mà Marx đã đề ra và phổ biến.

Cuốn sách này là món nợ tôi phải trả cho triết học, cho dân tộc. Tôi phải gấp rút hoàn thành cuốn sách này. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng để tôi chuộc tội trước moi người. Không làm được việc này thì chết cũng không thề yên nghỉ”.
* * *

Tin triết gia Trần Đức Thảo chọn tự do và cái chết đột ngột



Đầu tháng 4/1993, tin triết gia Trần Đức Thảo chuẩn bị họp báo để chính thức tuyên bố chọn tự do, được loan truyền khắp Paris, thủ đô nước Pháp. Nghe tin này nhà văn Trí Vũ-Phan Ngọc Khuê gọi điện thoại thông báo cho một số bạn bè thân hữu. Một lát sau một người bạn gọi lại : “Này ông ơi ! Tin ấy làm cho tôi suy nghĩ và đâm lo cho ông ta. Nếu ông thân với Trần Đức Thảo thì bảo ông ta “zọt” ngay cho lẹ. Nguy lắm đấy ! Phải thúc ông ta ra thoát nơi ấy ngay đi kẻo quá trễ mà nguy đến tính mạng đấy. Với những con người của chế độ ấy thì không thể coi thường”. Phan Ngọc Khuê trả lời : “Không đến nỗi như vậy đâu. Nhưng mà tôi sẽ cố gắng tìm ông ta để nói rõ sự lo lắng của anh”.

Phan Ngọc Khuê không tin, nhưng mối lo lắng của người bạn ông đã trở thành sự thật. Tối hôm 23/4/1993 tại nhà khách của sứ quán Việt Nam, số 2 Le Verrier, quận 5, triết gia Trần Đức Thảo bỗng nhiên thượng thổ hạ tả như bị trúng độc. Bác sĩ cấp cứu đưa ông vào bệnh viên đa khoa Les Broussais. Ông nằm bất tỉnh, ngủ li bì.

Đến khoảng 5 giờ 30 sáng ngày 24/4/1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh của bệnh viện ghi nhận bệnh nhân Trần Đức Thảo đã trút hơi thở cuối cùng và bệnh viện đang làm thủ tục để đưa người quá cố xuống nhà xác.

Thế là “cuốn sách” ấp ủ suốt cả một đời người sẽ không bao giờ được xuất bản. Triết gia Trần Đức Thảo phải ôm xuống tuyền đài một mối hận không bao giờ tiêu tan được

Nguyễn Cao Quyền
Tháng 7 năm 2014

Sunday, July 27, 2014

Trần Ðức Thảo

Chuyện vui về
triết gia Trần Đức Thảo (1917 -1993)


Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay. Anh vừa là học trò, vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ở ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên.

Anh kể:

Triết gia Trần Ðức Thảo
- Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi giật: "Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?". Anh Thảo giật mình vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: "Cháy à? Cái gì cháy; ở đâu nhỉ? Ờ… ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?". "Thì khói ngay trong buồng anh chứ đâu". Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu nằm khuất sau tủ sách, trên bếp một cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc mùi mù khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy có thể dùng tay không mà bê cái xoong… "Anh đang làm gì mà mải mê thế?". Mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: "Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của Hê-ghen…". Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đốn vụ hỏa hoạn chết người suýt nữa xáy ra.

Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống, mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào; cửa buồng của thầy cũng thường khép hờ như vậy.

Người đãng trí thì thi thoáng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn: "Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để ý?". Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói: "Xin lỗi chị, tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị đến chiều…". "Nhưng đây là phòng nhà em kia mà?". Thầy hốt hoảng ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác: "Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…".

"Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái này, rồi em góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa"… Mình chuẩn bị để nghe một thiên khảo luận triết học.

Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh đạo khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: "Sau khi bố tôi mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố ốm không thuốc men; chăm sóc không chu đáo nên bệnh tình ngày càng trầm trọng… Tôi xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng bố tôi rất tận tình, lúc bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ, mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người đến điều tra các hộ hàng xóm để xác minh ý kiến trình bày của tôi v.v…". Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự hỏi: "Không biết thầy đã điên chưa đây?". Mình hỏi: "Nhưng việc này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến như vậy?". Thầy nhìn mình, mắt chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói: "Việc này theo tôi rất cần thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm đạo đức của người trí thức".

Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường dùng của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân.

Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát ngồi túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị: "Tôi có một số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi muốn nhờ các chị khiêng giúp, có được không?".

Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế tựa, chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất. Thầy rất cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói: "Tôi muốn phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang ở đó, bà con trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh công cộng. Tiền công bao nhiêu, các chị cho tôi biết". Các chị nói: "Chị em chúng tôi thấy hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải công xá gì đâu ạ". Một giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ đạc dưới sân, tiếc ngẩn người: "Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao ông ấy lại không nhờ mình khiêng giúp!". Còn thầy thì phấn khởi ra mặt vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà giải quyết được một việc sức mình không sao giải quyết nổi.

Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc gật gù đắc ý: "Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính trọng".

Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen… "Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy đang chiếu cảnh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to được tặng huân chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá đến dự… Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp "Pơ-giô con vịt" mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: "Ông đi đâu về mà nắng nom vất vả thế… ế… ế…". Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái "poócbaga", mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo một đằng thì chết danh, chết giá, còn Thảo này thì sống cơ cực trần ai". Bà cụ chép miệng thương cảm: "Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…".

Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: "Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…". Bà già bĩu môi: "Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!".

Phùng Quán

Saturday, July 26, 2014

Vladimir Putin

Cuộc sống của Vladimir Putin như thế nào?


Nhà lãnh đạo Nga khởi sự ngày làm việc vào buổi trưa, bắt đầu từ việc đọc các tờ báo lá cải. Ông chỉ ăn rau được gửi tới từ Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Nga, còn trong các chuyến công du nước ngoài ông mang theo những container đồ dự trữ. Các bạn hãy đọc để biết cuộc sống của Putin như thế nào.
 
Nhà văn Mỹ Ben Judah trong thời gian suốt ba năm đã phỏng vấn những người xung quanh Putin, thu thập tài liệu cho cuốn sách "Fragile Empire: How Russia Fell In and Out of Love With Vladimir Putin" (tạm dịch: Đế chế mỏng manh: Nuớc Nga đã yêu và không yêu như thế nào với Vladimir Putin). Ông đã đến gặp các bộ trưởng hiện tại và trước đây, các cố vấn, thư ký, những người từ môi trường xung quanh và những nguời phục vụ. Nhiều người đồng ý nói về nhà lãnh đạo nhưng chỉ nặc danh vì sợ bị trả thù. Tuy nhiên, Judah đã công bố trên "Newsweek" ấn bản tiếng Anh, mô tả cuộc sống hàng ngày của Vladimir Putin. Dưới đây là phần trích của các tài liệu về cuộc đời của một người gieo rắc nỗi sợ hãi ở châu Âu.
 
Từ những phát hiện của Judah cho thấy Putin thức dậy muộn và ăn sáng trong vài phút vào lúc trưa. Các món ăn khá giản dị: luôn luôn phải có sữa đông, món trứng ốpla - Tổng thống Nga có vẻ thích trứng chim cút, đôi khi bột yến mạch. Nhấm nháp nước ép trái cây. Tất cả các sản phẩm trên bàn ăn được giao từ một trang trại thuộc tộc trưởng Giáo hội Chính thống Nga.
 
Sau khi ăn sáng xong, Putin triệu tập các bộ trưởng, còn ông đi vào hồ bơi. Ông tập thể dục một mình: đầu tiên khởi động, sau đó tập trong phòng thể dục, nơi ông nhất thích đẩy tạ. Thông thường ông tập hai giờ đồng hồ. Tổng thống thích tắm lâu. Đắm mình luân phiên trong nước nóng và lạnh. Ông mặc quần áo cẩn thận. Luôn luôn phù hợp, những bộ veston cắt vừa vặn với màu sắc bảo thủ. Ông cũng chọn cà vạt có màu sắc hợp thời.
 
Tổng thống bắt đầu buổi sáng khá mất một thời gian, bởi vì Putin thường thích làm việc đến đêm khuya - Những nói người tiếp chuyện nói với Judah.
 
Nhà lãnh đạo điện Kremlin đọc gì
 
Trong khi ông Putin đang tập cơ bắp và tái tạo sức lực thì ở ngoài phòng chờ ốp gạch tráng men của cung điện nằm ngoài Moscow các "cận thần" tập hợp lại. Hiếm khi họ được nói về thời gian. Thường ông lệnh cho họ chờ đợi. Ba, có khi bốn giờ và quan sát hành vi của họ qua các camera ẩn.
 
Ông ngồi xuống để làm việc bên chiếc bàn gỗ lớn. theo "Newsweek", Putin bị ám ảnh bởi thông tin, do đó đầu tiên ông chú trọng ba cặp da khắc nổi một con đại bàng hai đầu. Cái thứ nhất, do Cơ quan An ninh liên bang (FSB) chuẩn bị, đề cập đến tình hình trong nước. Cái thứ hai, thông tin từ thế giới được cơ quan tình báo nước ngoài SVR chuẩn bị. Cuối cùng, là cặp nói về tình hình trong quân đội và lực lượng đặc biệt.
 
Tuy nhiên, như chúng ta đọc trong "Newsweek", nhà lãnh đạo điện Kremlin chú ý nhất không phải các báo cáo tình báo, mà là những thứ từ báo chí. Ông ưu tiên các phương tiện truyền thông của Nga. Bắt đầu bằng việc xem những tờ báo lá cải được đọc bởi hàng triệu người Nga: "Komsomolsk Truth" và "Moscow Komsomolets". Tổng thống muốn biết những gì họ viết trong các cột tin đồn, tâm trạng xã hội, mọi người phản ứng với các sự kiện đó như thế nào. Sau đó, ông đọc các nhật báo ít bị kiểm duyệt như​​"Wiadomosti" và "Kommersant". Có vẻ ông rất quan tâm đến những gì mà nhà báo Andrei Kolesnikov viết trên "Kommersant". Sau cùng, ít quan trọng nhất - báo chí nước ngoài. Những mẩu báo cắt ra được văn phòng tổng thống và Bộ Ngoại giao chuẩn bị. Họ không che giấu tin xấu và những ý kiến ​​không thuận lợi. Tổng thống cần phải biết mình ông bị phỉ báng ở nước ngoài ra sao. Tư liệu từ báo chí Đức không cần dịch, vì Putin - cựu sĩ quan tình báo KGB ở Dresden - thông thạo ngôn ngữ này.
 
Điều kiện làm việc
 
Putin không phải là một người hâm mộ công nghệ hiện đại. Ông sử dụng các thư mục đựng tài liệu màu đỏ, gọi điện thoại được mã hóa kết nối trực tiếp đến đường dây với người gọi vẫn còn nhớ thời gian của Liên Xô.
 
Putin rất ít sử dụng Internet, bởi vì như những người nói chuyện với "Newsweek", ông không ứng xử thành thạo máy vi tính. Mỗi lần có hàng chục cửa sổ hiện ra, ông bị lạc trong tìm kiếm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các cố vấn chỉ cho ông những clip video châm biếm về những các vấn đề của ông. Để ông biết nó được nhái lại như thế nào.
 
Những người xung quanh nhà lãnh đạo điện Kremlin cho rằng cuộc sống của Putin trong những năm qua bị che phủ trong các nghi lễ. Đó là những cuộc gặp mặt 15 phút hàng ngày, được lên kế hoạch hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước đó. Ông thực hiện nó chẳng tha thiết gì. Hầu hết các cuộc gặp mặt như vậy không có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì đìều này có thể rút ra từ chuyến thăm của Hoàng tử Bahrain, khen thưởng huy chương đồng cho các anh hùng lao động hay là xem xét chương trình hỗ trợ cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ?
 
Tất cả các cuộc gặp mặt mà nếu có thể, Putin tổ chức tại nhà riêng - được bao quanh bởi công viên của cung điện ở làng Novo-Ogarjowo, 24 km về phía tây của Moscow. Putin không thích thủ đô nuớc Nga. Vì vậy, các cuộc họp ở Moscow được giảm đến mức tối thiểu - ông ở trong điện Kremlin chỉ khi cần gây ấn tượng hoành tráng: nội thất rất lớn, đèn chùm pha lê và những tấm gương lớn. Khi cần thiết, ông có thể đến điện Kremlin trong 25 phút. Bởi vì sẽ có lằn đường được dọn dẹp riêng cho xe ông.
 
Putin cũng làm việc vào ngày thứ bảy và chủ nhật, nhưng lịch trình các cuộc gặp mặt hàng ngày ít đi. Ông dành thời gian cho việc học tiếng Anh vào buổi chiều. "Dường như một trong những phương pháp học bài là hát chung với thầy giáo những bài hát, bởi vì nó giúp tổng thống làm chủ được cách phát âm khó khăn của một số từ" - Newsweek viết.
 
Bản thân Putin nói rằng ông làm việc nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Moscow kể từ Stalin. Thực tế là bầu đoàn của tổng thống luôn chạy từ dinh thự đến điện Kremlin và sân bay.
 
Công du
 
Không có người tiền nhiệm nào công du mà chịu thương lượng và biết nhiều về nước Nga như ông đã làm. Khi Putin bắt tay vào một cuộc hành trình, có ba máy bay cất cánh. Một máy bay trinh sát trước đó chuẩn bị cho chuyến thăm, một máy bay vận tải mang đồ dùng, và máy bay cuối cùng chở tổng thống với đoàn tháp tùng. Cả hạm đội này rời sân bay khoảng năm lần một tháng. Putin muốn có mặt ở khắp mọi nơi: trong khu công nghiệp Omsk, trong các khu rừng Karelia,hay tại một cuộc họp ở  Astana.
 
Tuy nhiên, như "Newsweek" viết, các cuộc viếng thăm của chủ nhà được tổ chức rất chu đáo. Thống đốc các tỉnh làm tất cả mọi thứ để vừa mắt ông chủ và thường tương phản với màu sắc thực tế. Oh, lần cuối cùng ở  Suzdal, nơi những ngôi nhà gỗ mục nát được bao phủ bởi vải bạt màu sắc và mặt tiền được sơn phết.
 
Trong các chuyến thăm Putin ít nói. Ông cũng không cần phải mỉm cười, không rảo bộ, không uống rượu. Luôn luôn có khoảng 10 người xung quanh, không có ai có thể tiếp cận ông gần hơn 3 mét. Khi ông ngồi trong phòng, những người khác nói chuyện chính sách thì thầm.
 
Tuy nhiên, những chuyến đi nước ước ngoài thì khác. Các phòng ban thích ứng và tình báo lập kế hoạch với một khoảng cách thời gian rất lớn. Nhóm chuẩn bị cho chuyến đi của tổng thống đến truớc một tháng. Khách sạn, nơi Putin ở, được kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm cả khả năng phòng tắm có thể ngộ độc sinh học. Sau đó, một phần lớn các thân cận của tổng thống đến hiện trường một vài tuần trước. Các đầu bếp Nga, phục vụ dọn dẹp, bồi bàn và hai tấn lương thực sẽ tới khách sạn. Thông thường bầu đoàn của Putin lấy khoảng 200 phòng, khách sạn có một thang máy đặc biệt dùng riêng. Phòng mà tổng thống ở được kiểm ra và niêm phong. Khăn mặt, đồ vệ sinh, đồ ăn nhẹ của khách sạn được loại bỏ. Mỹ phẩm và các loại trái cây mang tới từ điện Kremlin được kiểm tra kỹ lưỡng. Không ai có quyền vào phòng tổng thống. Điều này được đảm bảo bởi nhóm bảo vệ đặc biệt.
 
Trong các cuộc gặp mặt, Tổng thống không thể được mời ăn bởi chủ nhà hay tổng thống khác. Có nhiều vấn đề với một đất nước có truyền thống ẩm thực phong phú. Nhưng cuối cùng cũng đã sẽ xảy ra việc là các sản phẩm mang đến từ Nga được các đầu bếp địa phương nấu ăn, nhưng cơ quan an ninh FSB, tình báo SVR và các chuyên gia phải xét nghiệm.
 
Thời gian rỗi
 
Những lúc không làm việc Putin thường đọc sách. Nhất là lịch sử. Ông nghiên cứu kỹ các tập sách cồng kềnh nói về  Ivan, Catherine II, Peter Đại đế. Hình như trong năm 2006, ông đọc cuốn tiểu thuyết "Sankja" của Zahar Prilepin với sự tôn kính lớn. Cuốn tiểu thuyết kinh dị này, trong đó đại diện của giai cấp công nhân chiến đấu với quân Chechnya, và cuối cùng đã dọn văn phòng của tay thống đốc trộm cướp bằng một khẩu súng máy. Những người xung quanh cũng cho rằng ông thích cuốn "Đế chế thứ ba" tiểu thuyết nói về năm 2054, trong đó mô tả Sa hoàng Vladimir II, người thống nhất các vùng đất Nga.
 
Nhưng - "Newsweek" nhấn mạnh - ông thích thể thao hơn là đọc. Ông rất thích khúc côn cầu và chới nó bất cứ khi nào có thể. Bấy giờ ông đội mũ, cầm gậy và ra sân. Từ các cuộc toạ đàm của những nguời nói chuyện với "Newsweek" cho thấy, tổng thống tổ chức chơi dường như cứ mỗi vài tuần. Người chơi là đội vệ sĩ - ông và Medvedev (mặc dù vị khách này hiếm xuất hiện). Những người chơi mặc những chiếc áo giống như Putin, trong khi chơi có thể la hét lên với ông bằng tên.
 
Trò chơi nhiều khi tính đến sự hiện diện trên khán đài nhiều hơn. Những người được mời thường có mối quan hệ chặt chẽ với tổng thống. Vì vậy, đến xem là những người đáng tin cậy nhất. Đa số là các đồng chí cũ, đã được kiểm nghiệm qua nhiều năm bạn bè, từ thời còn ở St Petersburg. Có thể nói rằng ông tin tưởng, bởi vì họ đã cùng với ông khi ông là phó thị trưởng St Petersburg. Thưở mà sự kết nối họ là đường dây điện ưu tiên cho nhà nghỉ ngoại ô và nướng những vỉ thịt rẻ tiền. Giờ đây họ được hưởng tất cả các đặc quyền mà họ xứng đáng. Trước đây họ gọi Putin là "sếp". Bây giờ gọi ông là "Sa hoàng". Các đồng chí hôm nay là những người đứng đầu các tập đoàn nhà nước. Một số trong số họ nằm trong danh sách bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Oh, như anh em Arkady và Boris Rotenberg hay Gennady Timchenko.
 
Gia đình
 
Putin không có một cuộc sống gia đình. Cha mẹ ông đã chết, và ông đã ly dị vợ sau một thời gian ly hôn dài, hai con gái của ông sống ở nước ngoài. Có tin đồn rằng những người mẫu và các cô gái thể dục thẩm mỹ ban đêm vẫn đến với ông, nhưng không ai trong số các cận thần muốn xác nhận.
 
Nhưng có một điều ai cũng biết, Putin rất yêu động vật. Đặc biệt là những con không ngoan ngoãn. Ông thích con chó màu đen của mình. Ông thích đi săn, đặc biệt bằng máy bay trực thăng trên vùng cao  nguyên để tìm kiếm hổ và gấu, được xem là vẻ đẹp vĩ đại nhất của Nga.

* Bài được dịch từ tiếng Ba Lan đăng trên Newsweek ấn bản Ba Lan ngày 24/07/2014 tại link:

Lê Diễn Đức